Hội Văn Bản Pali - Nơi Lưu TrữPhiên Dịch Kinh Điển Quan Trọng Của Phật Giáo

14/09/201112:00 SA(Xem: 27269)
Hội Văn Bản Pali - Nơi Lưu Trữ Và Phiên Dịch Kinh Điển Quan Trọng Của Phật Giáo

HỘI VĂN BẢN PALI 
nơi lưu trữphiên dịch kinh điển quan trọng của Phật giáo

Quảng Trí

Hội Văn bản Pali (Pali Text Society) do học giả Thomas William Rhys Davids, một chuyên gia ngôn ngữ người Anh, sáng lập vào năm 1881 tại Luân Đôn, Anh quốc. Mục đích của Rhys Davids khi sáng lập Hội là để khuyến khích và thúc đẩy việc nghiên cứu các kinh điển bằng tiếng Pali và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy. Hội tiến hành xuất bản kinh điển Pali bằng ký tự La Mã, xuất bản những bản dịch bằng tiếng Anh và những tác phẩm liên quan như là từ điển Pali - Anh, thư mục, các sách giáo khoa dành cho học viên học tiếng Pali và một tờ tập san của Hội.

 

Pali là một cái tên được đặt cho loại ngôn ngữ dùng để ghi chép các kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy. Tuy nhiên, theo cách lập luận truyền thống của các nhà nghiên cứu thuộc Phật giáo Nguyên thủy thì ngôn ngữ trong kinh điển là tiếng Magadhi, một loại ngôn ngữ đã được chính Đức Phật Thích Ca sử dụng để giảng dạy vào thời bấy giờ. Thuật ngữ “Pali” sơ khởi dùng để nói đến một bản kinh hay một đoạn văn chứ không phải là một loại ngôn ngữ. Cách dùng hiện tại bắt nguồn từ việc hiểu nhầm về nó xuất hiện cách đây vài thế kỷ. Ngôn ngữ trong kinh điển Nguyên thủy là một phiên bản của một loại phương ngữ của vùng Trung Ấn - Aryan, chứ không phải Magadhi. Ngôn ngữ ấy được tạo ra từ sự đồng hóa các phương ngữ mà ở đấy những lời dạy của Đức Phật được ghi nhớ và truyền lại bằng miệng. Điều này trở nên cần thiết khi Phật giáo đã được truyền bá rộng ra khỏi khu vực khởi thủy của nó, và khi Tăng đoàn tiến hành việc hệ thống hóa kinh điển.

Cho tới nay thì hầu hết các kinh điển và những tác phẩm luận giải đã được Hội biên tập và nhiều tác phẩm đã được dịch sang tiếng Anh. Hội muốn hầu hết các công trình của Hội đều được in ra và mỗi năm thì cho ra đời ít nhất hai quyển sách mới và một tập san của Hội.

Hội Văn bản Pali là một tổ chức phi lợi nhuận, ngân quỹ cho sự hoạt động chủ yếu dựa vào các ấn phẩm xuất bản, vào việc đặt mua dài hạn của các thành viên và dựa vào sự ủng hộ của các nhà hảo tâm. Cùng với các hoạt động xuất bản, Hội còn cấp các suất học bổng cho một vài nghiên cứu sinh nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ Pali ở một số quốc gia. Đồng thời Hội cũng hỗ trợ dự án Kinh lá bối, một dự án nhằm nhận dạngbảo tồn những bản kinh được ghi chép trên lá bối ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á. 

Ông Rhys Davids là một trong ba viên chức của chính quyền Hoàng gia Anh, được cử qua Tích Lan vào thế kỷ thứ 19. Hai viên chức khác là ông George Turnour và ông Robert Caesar Childers (1838-1876). Vào thời bấy giờ, Phật giáoTích Lan đang phải đấu tranh để tồn tại và phát triển trước những áp lực, điều lệ của ngoại bang và trước hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các đoàn truyền đạo Thiên Chúa giáo.

Trong chính sách thống trị của thực dân Anh, có một yêu cầu đối với tất cả các viên chức nhà nước là họ phải làm quen với ngôn ngữ, văn họcvăn hóa của vùng đất mà họ được điều đến làm việc. Chính vì chính sách này cho nên ba viên chức trên đã học với các vị Tăng sĩ lỗi lạcTích Lan. Cùng với việc học văn hóangôn ngữ Sinhala, họ còn được học kinh điển Phật giáo bằng tiếng Pali. Qua đó, họ đã hiểu về giáo lý đạo Phật và hứng thú trong việc nghiên cứu, tu học theo Phật giáo.

Chính vì vậy mà vào năm 1881, Rhys Davids cùng với vợ là bà Caroline Augusta Davids thành lập Hội Văn bản Pali tại Luân Đôn. Đây là một tổ chức Phật giáo đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng ở Âu châu và Á châu.

Rhys Davids có đến bốn bằng tiến sĩ (triết học, sử học, ngôn ngữ học và văn chương). Kể từ khi thành lập hội, ông đã dành trọn thời gian còn lại của đời mình cho công việc nghiên cứu, phiên dịchấn hành Tam tạng Văn bản Pali (Pali Tipitaka). Ngoài việc tham gia công tác phiên dịch, biên tập…, ông còn biên soạn những sách Phật giáogiá trị như: Từ điển Pali - Anh (Pali - English Dictionary), in lần thứ nhất vào năm 1921, được tái bản vào các năm 1925, 1992 và 1995; Những câu hỏi của vua Milinda, phần I (Questions of King Milinda, Part 1), xuất bản năm 1890; Lịch sửvăn học của Phật giáo (The History and Literature of Buddhism) xuất bản năm 1896; Những pháp thoại của Đức Phật, tập I (Dialogues of The Buddha, V.1), xuất bản năm 1899; Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (History of Indian Buddhism), xuất bản năm 1903; Giáo lý về nghiệp trong Phật giáo (The Buddhist Theory of Karma), xuất bản năm 2005; Bí mật của đạo Phật (The Secret of Buddhism), xuất bản năm 2005...

Bên cạnh việc điều hành hoạt động của Hội, biên tập, phiên dịch, viết sách báo, Rhys Davids còn đi diễn thuyết nhiều nơi trong nước cũng như nước ngoài. Trong đó, Tích Lan và Hoa Kỳ là hai quốc gia mà ông thường xuyên đến. Ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến cuối đời và tạ thế vào năm 1922. Vào thời điểm đó, Hội Văn bản Pali đã in được 70 quyển kinh sách các loại (cả bản gốc Pali và bản dịch).

Cho đến nay, Hội Văn bản Pali đã trải qua hơn 130 năm, với chín đời chủ tịch, lần lượt như sau:

1. 1881-1922: Ông Thomas William Rhys Davids (1843-1922) (người sáng lập).

2. 1922-1942: Bà Caroline Augusta Foley Rhys Davids (1857-1942) (vợ của ông Rhys Davids).

3. 1942-1950: Ông William Henry Denham Rouse (1863-1950).

4. 1950-1958: Ông William Stede (1882-1958).

5. 1959-1981: Bà Isaline Blew Horner (1896-1981).

6. 1981-1994: Ông Kenneth Roy Norman (1925).

7. 1994-2002: Ông Richard Francis Gombrich (1937).

8. 2002-2003: Ông Lance Selwyn Cousins.

9. 2003-hiện tại: Ông Rupert Mark Lovell Gethin (1957).

Với tôn chỉ phi lợi nhuận, ngay từ những ngày đầu của Hội, Rhys Davids đã nhanh chóng tập hợp được một nhóm học giả, các chuyên gia ngôn ngữ học để biên tập lại Tam tạng kinh điển tiếng Pali. Nổi bật trong nhóm này có các vị như R. Morris, E. Hardy, M. Hunt, E. Muller, J. Minayeff, E. R. Gooneratne, J. E. Carpenter, E. Windisch, W. Trenckner, R. Chalmers, L. Feer, H. Bode, H. Oldenberg, Wilhelm Geiger, E. B. Cowell, P. S. Jaini, E. W. Burlingame, James Gray, J. S. Speyer, Pe Paung Tin… đồng thời công bố danh sách các mạnh thường quân trên khắp thế giới tài trợ cho công trình vĩ đại này, mà một trong những nhà tài trợ chính cho Hội lúc bấy giờ là vua của Thái Lan.

Công việc của Hội khởi đầu được chia thành hai phần: Một là in lại toàn bộ Tam tạng Pali để bảo tồn giá trị nguyên thủy của nó và hai là chuyển ngữ ra tiếng Anh để cho thế giới phương Tây tiện bề học hỏi. Để cho mọi giới biết rõ mục đích của Hội, vào năm 1882, Rhys Davids đã cho xuất bản tập san của Hội (Journal of the Pali Text Society), tờ báo đã nhanh chóng thu hút giới trí thức ở châu Âu.

Vào năm 1994, Hội Văn bản Pali đã khởi động dự án Kinh lá bối. Đây là một dự án nhằm phân loại và bảo tồn những bản kinh Phật giáo được chép trên lá bối ở các nước thuộc vùng Đông Nam Á. Trước khi biết đến việc in ấn và những kỹ thuật in ấn trên giấy của phương Tây, những văn bản ở Đông Nam Á, bao gồm cả những bản kinh bằng tiếng Pali, đã được bảo tồn một cách đặc biệt bằng việc ghi lại trên lá được lấy từ cây cọ dừa. Những chiếc lá ấy được kết lại với nhau để tạo nên một bản thảo hoàn chỉnh.

Mặc dù việc ghi chép trên lá bối chắc chắn đã được sử dụng trước thế kỷ thứ 5, nhưng những bản mẫu hiện còn chỉ có niên đại từ thế kỷ thứ 18 hoặc sau đó, với một số lượng lớn được tạo ra trong suốt thế kỷ thứ 19. Bởi vì chất liệu được dùng để ghi chép là lá bối, và do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, những bản thảo từ thời kỳ đầu phần lớn không còn được nguyên vẹn, nhiều bản văn bị hư hại nghiêm trọng. Trong thời kỳ thuộc địa, nhiều bản văn trên lá bối đã bị tháo gỡphá hủy, một số trang trong các văn bản đã bị gỡ bán làm đồ trang trí nghệ thuật cho những người sưu tầm đồ cổ ở phương Tây.

Hội Văn bản Pali đã xây dựng dự án Kinh điển lá bối để thu thập, phân loại và bảo tồn những kinh điển này, bao gồm cả việc scan những bản kinh ấy sang phiên bản điện tử để cho các nhà nghiên cứu dễ dàng tiếp cận và tránh nguy cơ bị hư hại. Vào năm 2001, dự án này đã được đăng ký chính thức như là một tổ chức phi lợi nhuận ở Thái Lan. Hiện tại, trong bộ sưu tập của tổ chức này có hơn 5.000 bản thảo với hơn 10.000 đề tài khác nhau. Các bản thảo này đang được scan với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Quốc tế Lumbini, Nepal. Việc nhập cơ sở dữ liệu thì được Hội Văn bản Pali hỗ trợ.

Theo thông báo chính thức trên trang web của Hội, hiện tại Hội Văn bản Pali đã in và phát hành nhiều nội dung thuộc Kinh, Luật, Luận bằng tiếng Pali. Bên cạnh đó, hội cũng đã tiến hành chuyển ngữ sang tiếng Anh, và đã xuất bản nhiều kinh điển giá trị, điển hình như: “Trường Bộ Kinh” (3 tập), “Trung Bộ Kinh” (3 tập), “Tăng Chi Bộ Kinh” (5 tập), “Tương Ưng Bộ Kinh” (5 tập), “Tiểu Bộ Kinh”, “Chuyện tiền thân của Đức Phật” (6 tập), “Thắng pháp tập yếu luận”, “Pháp Cú sớ giải” (5 tập); “Kinh Bổn Sám” (6 tập), “Truyện cổ Phật giáo” (3 tập), “Kinh Pháp Cú” (tập 1), “Kinh Na Tiên vấn đáp” (2 tập), “Luật Tỳ kheoTỳ kheo ni”, “Luận giải về Luật tạng”, “Lịch sử Đức Phật Thích Ca”... Đồng thời Hội đã tiến hành xuất bản được 28 số tạp chí và nhiều sách tham khảo, sách giáo khoa có giá trị, như: “Từ điển Pali-Anh”, “Từ điển tiếng Pali”, “Từ điển những danh từ riêng trong tiếng Pali”,...

Hiện tại, Hội đang đẩy mạnh việc phát triển và mở rộng chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, Hội đã có các văn phòng đại diện ở Mỹ, New Zealand, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Với những thành quả đáng khâm phục sau 130 năm hoạt động như thế, cho nên mọi thành viên của Hội Văn bản Pali tại Anh quốc luôn nhìn về tương lai, với một niềm tin lớn lao trong quá trình đóng góp công sức của Hội vào việc truyền bá lời Phật dạy đến cho nhân loại, đặc biệt là đến với người phương Tây. Hội Văn bản Pali đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật ở phương Tây cũng như trong việc bảo tồn và lưu giữ kinh điển bằng tiếng Pali. 

(NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 186)
(Thư Viện Hoa Sen)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2011(Xem: 71629)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.