Quan Hệ Thầy Trò Trong Kinh, Luật Phật Giáo - Ht.thích Trí Quảng

03/04/201212:00 SA(Xem: 7321)
Quan Hệ Thầy Trò Trong Kinh, Luật Phật Giáo - Ht.thích Trí Quảng

Quan hệ thầy trò
trong kinh, luật Phật giáo

HT.Thích Trí Quảng

thayvatroMối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo…

Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiếtquy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.

Ngày nay, Đức Phật đã vắng bóng trên cuộc đời, trên bước đường tu học theo lời di huấn của Ngài, người đệ tử Phật được sự dạy dỗ, uốn nắn, giáo dưỡng của nhiều vị thầy như thầy truyền Tam quy Ngũ giới, thầy thế phát xuất gia, thầy giáo thọ, thầy A xà lê, v.v… Tuy nhiên, trong các vị thầy này, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn được hàng đệ tử tôn kính và ngưỡng vọng như bậc thầy tối thượng, vì chính Đức Phật đã khai mở con đường cho mọi người thoát khỏi kiếp trầm luân sanh tử luân hồi, đến bến bờ giác ngộ, giải thoát trọn vẹn.

Theo Phật giáo, tri thứcđạo đức là hai điều cần thiết tối ưu mà một người thầy nhất định phải có. Vì có tri thức thì mới truyền trao tri thức cho người được và không phải chỉ có tri thức, điều quan trọng không kém là tri thức của người thầy trong đạo phải đặt nền tảng trên đời sống phạm hạnh. Thật vậy, theo kinh Cụ túc giới trong kinh Tăng chi, tiêu chuẩn trước tiên của một bậc thầy là phải thể hiện được giới hạnh trong cuộc sống của mình. Giới nói theo ngày nay là những nguyên tắc sống đạo đức căn bản theo thế gian và siêu xuất thế gian được mọi người kính phục. Đức Phật là bậc thầy điển hình vẹn toàn cả tri thứcđời sống thánh thiện tuyệt đối, cho nên Ngài giáo hóa thành công một cách nhẹ nhàng mọi người từ vua chúa cho đến hàng trưởng giả, hay thứ dân trong xã hội đương thời.

Chẳng những có tri thứcđạo đức, kinh điển ghi rõ phẩm chất của người thầy còn thể hiện tuyệt đối lòng từ bi vô ngã vị tha trong việc dạy dỗ, “Xem học trò như đứa con một của mình mà không cần sự trả ơn, không vì tiếng tăm, không vì lợi dưỡng, cũng không cầu sự vui cho chính mình” (Kinh Ưu bà tắc giới, phẩm 13, Thâu phục đệ tử, HT.Tịnh Nghiêm dịch). Điều này cho thấy tính cách thiêng liêng của tình Thầy trò trong đạo thậtcảm động.

Ngoài ra, để thành công trong việc dạy dỗ học trò, người thầy còn phải biết rõ căn tánh, hành nghiệp và khả năng của học trò, tức là biết rõ khả năng, tâm lý và động cơ phát xuất từ nội tâm của học trò. Điều này tất nhiên không đơn giản, vì căn tánh, hành nghiệp và khả năng của mỗi người học trò đều khác nhau. Và một khi đã hiểu rõ như vậy, thì người thầy sẽ có phương cách giáo hóa tương ưng, để bảo vệ Chánh pháp. Khi Phật tại thế, có một số người xấu ác len lỏi vào hàng cư sĩ tín tâm để chỉ trích, phá hoại sự hòa hợp của chư Tăng. Đức Thế Tôn đã kiên quyết đuổi họ ra khỏi đoàn thể. (Theo Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ IV, phẩm Niệm, phần Bình bát, VNCPHVN ấn hành 1997, trang 55). Chẳng những dạy dỗ về tri thứcđạo đức, Đức Thế Tôn còn chăm lo sức khỏeđời sống vật chất cho các Tỳ-kheo bệnh hoạn.

Cũng như người thầy có tri thức, người học trò cũng phải gieo trồng và phát huy tri thức của mình bằng cách đặt hết tâm trí vào việc học tập; vì đi theo con đường Phật dạy thì trí tuệsự nghiệp của người tu. Chẳng những hiểu biết những gì người đời biết, mà còn phải nỗ lực tiến xa hơn, hiểu biết những gì mà chỉ có Thánh nhân và Phật biết.

Song song với việc mở mang trí tuệ, người học trò phải tiếp nối được nếp sống đạo hạnh mà Phật và Thầy, Tổ đã thể hiện, nói lên tinh thần thừa kế chân chính là “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Thật vậy, khi ta có việc làm tương ưng với vị thân giáo sư, thì người thầy mới thích thú và truyền trao những điều sở trường để ta thừa kế tiếp sự nghiệp tinh thần mà cả một đời của thầy dày công xây dựng. Đó là kinh nghiệm của tôi khi trình luận án tiến sĩ với Giáo sư Viện trưởng Viện Đại học Rissho, Nhật Bản. Nhờ có mối quan hệ tri thứctâm linh với vị thân giáo sư này, cho nên ông đã chỉ dạy tôi một cách tường tận phương hướng nghiên cứu và làm đạo sau này. Thầy trò có tâm đắc trong việc truyền trao và tiếp thu như vậy, nên ông hy sinh cả thì giờ quý báu để dạy tôi và còn dành cảm tình đặc biệt cho tôi vì đã tìm được người thừa kế được sự nghiệp của ông. Thiết nghĩ đó là tâm lý tự nhiên của tất cả giáo sư dù là đạo hay đời.

Tóm lại, mối quan hệ thầy trò hoàn toàn tốt đẹp qua chính tấm gương giáo hóa ngời sáng của Đức Phật và chư vị Thánh Tăng, chư vị Tổ sư còn lưu lại trong kinh điển đã nêu rõ tính chất hoàn mỹ của sự giáo dục theo Phật giáo. Điều này chẳng những có giá trị từ nghìn xưa mà cho đến ngày nay, nhất là trong thời hiện đại, mối quan hệ thầy trò trong đạo nói riêng và sự giáo dục theo Phật giáo nói chung, hẳn sẽ là đáp số vô cùng cần thiết cho những vụ việc phi đạo đức đang diễn ra như học trò chửi mắng thầy cô, học trò đánh thầy cô trọng thương, hoặc giáo viên uống rượu đánh nhau và những cảnh bạo lực trong học đường… đang gây nhiều bức xúc trong xã hội chúng ta.

Thiết nghĩ cuộc sống con ngườivô số mối tương quan tương duyên, mà trong đó, mối quan hệ thầy trò đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành tư cách đạo đứctrí tuệ cho mỗi người, từ đó xây dựng được sự học tập tốt đẹp ở học đường, xây dựng được gia đình có nề nếp, hạnh phúc và tạo dựng được xã hội trật tự kỷ cương và phát triển bền vững. Để đạt được thành quả như vậy, thì mối quan hệ thầy trò theo Phật giáo là mô hình thực sự có giá trị đáng được quan tâm, học tập và làm theo trong thời đại ngày nay.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2011(Xem: 70494)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.