Thức Ăn Tinh Thần Của Người Tu

26/06/201312:00 SA(Xem: 18600)
Thức Ăn Tinh Thần Của Người Tu

THỨC ĂN TINH THẦN CỦA NGƯỜI TU
Thích Trí Quảng

khat_thuc_01Tu theo Phật, và thấu hiểu được ý Phật dạy, trân trọng, tuân thủ những điều giúp chúng ta thăng hoa đạo đức, trí tuệ, hoặc sửa đổi cho thích hợp với sinh hoạt của thời hiện đại mà vẫn giữ được nếp sống của người xuất gia. Điển hình như chư Tăng Phật giáo Nam tông ở các nước Thái Lan, Campuchia, v.v… vẫn giữ truyền thống khất thực, mỗi sáng các ngài đi khất thực, nhưng việc sử dụng thực phẩm được cúng có thay đổi. Trước kia, tu sĩ khất thực phải dùng hết thức ăn trong bình bátPhật tử cúng gì thì dùng nấy. Với cách này, việc ăn uống không điều độ và dùng những thức ăn không thích hợp nên sanh ra bệnh hoạn. Vì lý do đó mà Phật giáo Nam tông đã phải cải tiến, tất cả đồ dùng do Phật tử cúng dường khi đi khất thực được gom lại, sau đó, mỗi thầy chọn thức ăn thích hợp và số lượng vừa đủ với cơ thể mình; không phải ăn tất cả thực phẩm được cúng.

Vì cơ thể của mỗi người có nhu cầu khác nhau, phát xuất từ nghiệp khác nhau, theo tôi nên tổ chức cho đại chúng ăn theo cách tự chọn, vừa hợp vệ sinh, vừa hợp khẩu vị mỗi người, mà lại không tốn kém. Nếu những vị nào muốn giữ nghi thức cúng dường cũng vẫn làm món ăn tự chọn được. Quý vị dọn thức ăn ra bàn, đến giờ quả đường, mỗi người cầm bình bát đến lấy thức ăn theo ý mình và gắp vừa đủ vào bát; sau đó vào bàn, cúng dường như thường. Riêng tôi, nhờ sớm biết điều chỉnh thức ăn và số lượng thích hợp với thể trạng, tôi khỏe mạnh, không bị “bệnh tùng khẩu nhập”.

Nói về thức ăn, Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng; theo Ngài, người tu có bốn món ăn là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Đoàn thựcthức ăn vật chất để nuôi cơ thể sống còn mà tu hành. Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy rằng không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngài Thiên Thai dạy thêm rằng không ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là kinh nghiệm của Phật và Tổ sư đã thể nghiệm, mới đưa ra pháp tu tương ưng nhằm duy trì mạng sống của chúng Tăng được khỏe mạnh.

Ngoài thức ăn vật chất, thức ăn của tinh thần mới thực sự quan trọng đối với người tu. Thật vậy, thức ăn nuôi dưỡng tinh thần chúng tathiền thựcpháp hỷ thực mà mỗi ngày trước khi ăn, đại chúng luôn nhắc nhở nhau rằng “Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”. Vì vậy, bằng mọi cách, phải làm cho thiền và pháp trở thành món ăn tinh thần thực sự của chúng ta. Người tu mà không thích ăn cơm thiền, uống nước pháp, không thể sống trong đạo. Chùa thiếu món ăn tinh thần thì chúng đói, tìm những thức ăn không tốt sẽ bị nhiễm độc. Nếu nhiễm chất độc của thực phẩm, bị chết thân mạng, nhưng bị nhiễm độc tinh thần, sẽ chết giới thân huệ mạng, dù còn trong đạo, nhưng không dùng được. Trên thực tế, các tu viện sinh hoạt tốt đẹp nhờ Thiền chủ và các vị lãnh đạo đều sống phạm hạnh thanh tịnh, đại chúng mới nương theo đó thăng hoa được.

Xúc thực, tư niệm thựcthức thực được coi là ba món ăn tinh thần của người tu. Xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày của chúng ta với cuộc đời. Nếu sống trong tu viện, mỗi ngày đọc kinh, được gần gũi các bậc tu hành kiểu mẫu, trông thấy đức hạnh của họ, chúng ta sẽ tốt theo. Tôi được như ngày nay nhờ may mắn trong thời còn là học Tăng, bên cạnh có hai bậc thầy, Hòa thượng Thiện Hoa và Thiện Hòa là hai biểu tượng mà tôi tôn thờ. Tôi sống chung với các ngài, nghe lời khuyên bảo và thấy việc làm tốt đẹp của các ngài, nên học được đức hạnh của các ngài.

Nếu hàng ngày, Tăng Ni thường tiếp xúc với người phải trái hơn thua. Do năm giác quan tiếp xúc với tiền trần, đưa vào ý thức thì bắt đầu suy nghĩ theo đường thế tục, dẫn đến hư hỏng đời tu là tất yếu. Tôi có kinh nghiệm về việc này. Thời còn đi học ở Nhật, vì học luật, nên tôi phải học thuộc lòng những điều luật, điều ước. Khi đem những điều này vào tiềm thức rồi, đưa nó ra khó vô cùng. Hễ thiền, nhắm mắt lại là chúng xuất hiện liền. Vì thế, chư vị Tổ sư nhận rõ tầm quan trọng của xúc thực, mới dạy rằng “Bất dữ chư trần tác đối”, nghĩa là không cho sáu căn tiếp xúc với sáu trần, để không bị nhiễm ô và không lưu giữ phiền não. Tuy nhiên, cần cân nhắc ý của Tổ dạy để không trở thành người vô dụng, gọi là củi mục than nguội mà Tổ thường quở trách. Cần biết chọn lựa những gì nên tiếp xúc và những gì phải ngăn cấm.

Chúng ta còn nhớ câu chuyện thầy Mạnh Tử thuở nhỏ rất ham học và thích bắt chước. Nhà thầy ở khu lao động, gần lò sát sanh, nên thường qua coi người đồ tể giết heo. Về nhà, thầy đã bắt chước, lấy củ khoai để tập mổ. Mẹ của thầy sợ con tiếp xúc việc đó mỗi ngày, sau này cũng sẽ làm nghề mổ heo, nên bà đã dọn nhà đến gần một ông thầy đồ dạy học. Lần này thầy Mạnh Tử trông thấy bọn trẻ học, cũng bắt chước lấy lá làm giấy, lấy cây làm viết để học, mẹ thầy rất mừng. Câu chuyện này cho thấy ảnh hưởng của xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày rất quan trọng. Nếu Mạnh Tử không được người mẹ cho tiếp xúc với môi trường đạo đức, học hành, thì thầy đã không trở thành Thánh hiền.

Trên bước đường hướng dẫn đại chúng tu hành, chúng ta không nên hạn chế tuyệt đối, cần biết rõ điều gì nên cho, việc nào nên cấm. Con đường Thánh hiền không mở ra, làm sao xây dựng được Hiền Thánh Tăng. Con đường tội lỗi không đóng lại, làm sao tránh khỏi những việc sai phạm, hư xấu. Theo Phật, chúng ta luôn sử dụng trí tuệ để quán sát, dòng nước ví như sức sống của dòng đời rất có lợi, từ bỏ cuộc sống làm sao tu được; phải bảo vệ cuộc sống mình cho tốt. Nhưng dòng nước chảy xuôi thường gây ra lũ lụt, người ta phải ngăn nó lại bằng cách mở đập cho nước chảy vào để chuyển nó thành dòng điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Dòng đời cũng thế, phải biết đóng cửa thế gian, mở ra con đường nhân thiên, con đường Bồ-tát hạnh cho đại chúng đi theo. Suy nghĩ của con người không thể ngăn được, nhưng chúng ta nên cho tiếp xúc với những gì tốt đẹp, cao quý, nhưng phải thích hợp với trình độnghiệp lực của chúng. Có nhiều chùa bắt chúng khuya công phu, trưa quả đường, tối Tịnh độ, Thiền, cứ như vậy trở thành công thức. Ngồi thiền, nhưng không biết làm gì, người gục, người ngủ, đợi cho hết giờ. Tu như vậy, làm sao có kết quả tốt. Theo tôi, không tu thì thôi, tu thì phải cho ra hồn; dứt khoát như vậy. Riêng tôi, đọc sách, đọc kinh, nhận ra ý nào hay thì thích giữ lại trong tâm để vào thiền quán chiếu lời Phật dạy. Càng thiền, trí tuệ càng phát sanh, hôm sau đọc lại thấy pháp sáng hơn. Vì vậy, đọc kinh, tham thiền thấy thú vị mới thích thiền, thích đọc kinh, không thích tiếp xúc với người. Điển hình như Hòa thượng Trí Tịnh trước kia mỗi ngày đến hai giờ trưa là ngài không tiếp khách để sống với kinh. Tôi thì sáu giờ chiều “bế quan” để dùng pháp Phật rửa sạch nhiễm ô trong ngày. Tất cả sự việc mà người đời đem đến cho chúng ta, dùng pháp tẩy sạch, làm cho tâm sáng, mới giữ được bản chất của người tu. Nếu không, tiếp nhận bao nhiêu việc thế gian phiền toái mà họ trút cho ta, một lúc ta cũng đủ sức sân hận, buồn phiền, đau khổ như người đời. Tôi làm nhiều việc liên tục được là nhờ sử dụng được thiền thựcpháp thực trên bước đường hành đạo. Giảng được nhiều năm liền, vì tiềm thức của tôi đã chứa sẵn pháp Phật.

Xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày giữa ta và cuộc đời, nếu chứa đầy pháp Phật, tất cả nhiễm ô thế gian sẽ được pháp Phật tiêu hóa, chuyển đổi thành hiểu biết, trí giác để cho những lời khuyên tương ưng với hoàn cảnh của người, giúp họ giải quyết việc một cách nhẹ nhàng; còn chấp vào lập trường riêng để áp đặt, chắc chắn không đúng. Nói cách khác, lóng nghe quần chúng, tiếp thu khổ đau mà họ đưa vào tiềm thức chúng ta và sẽ có Phật pháp hóa giải, chỉ đạo được cho họ con đường sống tốt đẹp, tức chế tác được pháp tu thích hợp. Đối với tôi, tìm những pháp thích hợp cho nhiều người tu được, còn pháp của chúng ta tu, họ không thể sử dụng. Tôi thường nghe một số người nói rằng thời của chúng ta khó khăn mà tu được, thời này tu dễ quá mà họ không tu, tức chết. “Tức chết” là bị đọa. Tu lâu, tâm chúng ta phải chứa đầy pháp Phật và những kinh nghiệm quý báu của chư vị Tổ sư. Không có “Tức chết”, mà phải thấy rõ yêu cầu của nhiều người và hóa giải khó khăn cho họ, chế ra pháp tu thích hợp với họ.

Ngoài xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày qua sáu giác quan của chúng ta với Phật, pháp, Bồ tát, còn có món ăn tinh thần là tư niệm thực, tức thiền. Chúng ta đưa hình ảnh Phật, pháp, Bồ-tát vào an trụ trong tâm ta, mới có huệ. Vạn Hạnh thiền sư an trụ thiền mà cố vấn cho vua Lý Thái Tổ dựng nước, an dân và rất nhiều tấm gương sáng chói của các thiền sư còn lưu danh thơm muôn thuở trong sử sách. Nhờ xúc thực, đọc kinh mở rộng tri thức theo Phật và tư niệm thực, suy nghĩ áo nghĩa Phật dạy trong thiền định, hai thức ăn tinh thần này cho chúng ta hiểu biếtthức thực. Ngài Huyền Trang gọi đó là Đại viên cảnh trí, một sự thông minh tuyệt đỉnh, một sự hiểu biết xác thực hoàn toàn mọi việc như ảnh hiện trong gương và việc qua rồi, tâm người tu hoàn toàn thanh thản, tự tại, giống như gương sáng chẳng lưu lại hình ảnh của vật nào cả.

Trong mùa An cư, mong rằng Tăng Ni an trụ trong phạm hạnh thanh tịnh, tiến bước trên con đường Hiền thánh.

HT.Thích Trí Quảng

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2011(Xem: 70496)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.