Phật độ và các yếu tố trang nghiêm tịnh độ

28/03/20204:59 SA(Xem: 5013)
Phật độ và các yếu tố trang nghiêm tịnh độ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
HỌ VÀ TÊN: TRẦN THỊ SƯƠNG
MHV: CQ2224
Môn: Khái Niệm PhậtLý Tưởng Bồ Tát
ĐỀ TÀI:
PHẬT ĐỘ VÀ CÁC YẾU TỐ TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ
 Giảng viên phụ trách:
TT. TS. Thích Giác Hiệp
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

MỤC LỤC

I. DẪN NHẬP
II. NỘI DUNG
1. Khái Quát Chung
1.1. Phật Độ

1.2. Tịnh Độ
2. Các Yếu Tố Hình Thành Trang Nghiêm Tịnh Độ
2.1. Tịnh Độ Chư Phật

Di Lặc Phật Tịnh Độ
Dược Sư Phật Tịnh Độ
A Súc Phật Tịnh Độ
Tây Phương Phật Tịnh Độ
2.2. Yếu Tố Hình Thành Trang Nghiêm Tịnh Độ

3. Một Số Nhận Định Về Tịnh Độ
III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

I. DẪN NHẬP

Phật pháp tiêu biểu cho sự giác ngộ giải thoát an vui; thế gian biểu thị cho phiền não buộc ràng sanh tử. Do đó, vấn đề xa lìa khổ đau ràng buộc, dứt trừ phiền não nhiễm ô, hóa giải vô minh lầm lạcviệc làm chính yếu của người học Phật. Chính vì vậy để hiểu về tịnh độ hay tên gọi khác của Phật đó cũng là vấn đề nan giải cho người học Phật.

Tịnh độ, trong kinh có khi gọi là Phật Sác hoặc Phật quốc, Phật giới, Phật độ, hoặc còn nói là Tịnh Sác, Tịnh giới, Tịnh quốc, Tịnh độ.[1] Lại nữa, Phật tùy việc hóa độ mà mỗi nơi ở đều khác, cũng gọi là cõi giới riêng biệt, đứng về Phật mà phân biệt cõi giới gọi là Phật thế giới. Phật quốc là, chỗ để thâu nhiếp người gọi là quốc, đứng về Phật để nói về cõi nước nên gọi là Phật quốc. Phật Độ là chỗ để an thân gọi là Độ, đứng về Phật để nói về Độ (cõi) gọi là Phật độ. Nếu nói về quốc, có vua cai trị mới có, không có vua thì không. Độ (cõi nước) thì không phải như vậy, có thân người đều có cõi nước. Các cõi nước này đều không uế tạp nên đều gọi là Tịnh, Tịnh Sác, tánh hải, liên hoa, Tu di, những danh như thế rộng hẹp đều có tên gọi riêng.

Và khi nói đến tịnh độ, người học Phật thường liên tưởng đến cảnh giới Tây Phương tịnh độ, của đức Phật A Di Đà. Nhưng theo thế giới quan của Phật giáo Đại thừamười phương tịnh độmười phương chư Phật. Tuy vậy, trên phương diện Kinh điển thường đề cập đến bốn cõi tịnh độ: Di Lặc Phật tịnh độ, Dược Sư Phật tịnh độ, A Súc Phật tịnh độ, A Di Đà Phật tịnh độ. Từ đó, học giả cũng để tâm đến những khuất tất cũng như khai thác nguồn gốc trong kinh điển để đi đến sự nghiên cứu và làm rõ đề tài mà học giả quan tâm đó là; “Phật Độ Và Các Yếu Tố Hình Thành Trang Nghiêm Tịnh Độ”. Điểm đặc thù của đề tài này mang đến cho những hành giả tu học đạo Phật có được cái nhìn tổng quan về Tịnh độ qua những nghiên cứu ngắn gọn vào những điểm cốt tủy, đúng với lời Phật dạy, đồng thời đề tài này cũng có đưa ra một số quan điểm của các vị Tổ sư, các nhà Thiền sư… đối với Tịnh độ có cái nhìn khác như thế nào?. Từ đó đưa ra những nhận định về Tịnh độ, những tư tưởng mới và đó là điểm nổi bật của đề tài giúp cho người học dễ nắm vững giáo nghĩa của tông Tịnh Độ thuần chánh rồi khởi tín tâm.

II. NỘI DUNG

Tông Tịnh Độ được thành lập là do y cứ vào ba Kinh và một Luận nói về Tịnh Độ của Đức Phật A-di-đà ở phương Tây. Ba kinh Tịnh Độkinh Vô Lượng Thọ[2], kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, kinh Phật thuyết A-di-đà[3] và một Luận Vãng sanh. Ba kinh này trải qua thời gian, từ xưa đến nay được chú sớ rất nhiều. Thời Tùy, Đường, có các bản chú sớ nổi tiếng của các ngài Tịnh Ảnh Huệ Viễn (523-592), Thiên Thai Trí Giả (561-632), Gia Tường Cát Tạng (549-623), Từ Ân Khuy Cơ (632-682). Các bản này đều căn cứ vào các tông như Thiên Thai, Tam Luận, Duy Thức mà lập nghĩa giải thích nên đều theo đường lối nan hành của Thánh Đạo môn. Đến đời Đường, Đại sư Thiện Đạo (613-681) biên soạn Quán kinh tứ thiếp sớ “khải định cổ kim” mới đem pháp môn Tịnh Độ trở về đúng với tông chỉ Tịnh Độ thuần chánh và bắt đầu thành lập tông Tịnh Độ. Ngoài ba kinh này, còn có một bộ luận là luận Vãng sanh của Bồ-tát Thế Thân được Đại sư Đàm Loan chú, nên mang tên Vãng sanh luận chú.[4]

Tuy Đức Phật Thích-ca nói ba kinh vào các thời điểm khác nhau và nêu ra các sự kiện khác nhau, nhưng cũng đều quy nạp vào một việc là khuyên tu Nhất hướng chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật, nguyện sanh Cực Lạc phương Tây. Được Pháp sư Huệ Tịnh giảng theo pháp hệ truyền thừa của tông Tịnh Độ từ Phật Thích-ca, qua các Bồ-tát Long Thọ, Thế ThânẤn Độ truyền sang Trung Quốc với các vị Đại sư Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo khiến cho pháp môn niệm Phật trở nên đạo dễ hành, ai nấy cũng đều có thể tu được

 

1. Khái Quát Chung.

1.1. Phật Độ

Phật độ được gọi với các tên khác nhau. Theo Đại Thừa Nghĩa Chương, Quyển 19[5], nói về Tịnh độ các kinh gọi với những tên, như: Phật sát, Phật giới, Phật quốc, Phật độ. Đây là tên gọi địa phương, quốc độ thanh tịnh, trang nghiêm, cảnh giới của Phật, bồ tát, bậc giác ngộ cư trú giáo hóa chúng sanh.

Theo Phật Quang Đại Từ Điển – Tập 4: Phật độcõi Phật giáo hóa, chẳng những chỉ cho Tịnh độbao gồm cả uế độ (thế giới hiện hữu) của phàm phu. Theo ý nghĩa đó thì cung trời Đâu suất của Bồ Tát Di Lặc và núi Phổ đà lạc ca (Phạm: Potalaka) của Bồ tát Quan thế âm, tuy là Tịnh độ nhưng chẳng phải là Phật độ. Trong Đại thừa huyền luận quyển 5, ngài Cát Tạng thuộc tông Tam luận có nêu ra 5 loại “Độ” là: Bất tịnh, Bất tịnh tịnh, Tịnh bất tịnh, Tạp và Tịnh. Năm loại Độ này do nghiệp lực chúng sinh mà có, cho nên gọi là Chúng sinh độ. Lại vì chúng là những cõi nước do đức Phật giáo hóa, nên cũng gọi Phật độ. Phật độ này cũng được chia làm 4 loại.[6]

Phật Độ là chỗ để an thân gọi là Độ, đứng về Phật để nói về Độ (cõi) gọi là Phật độ. Nếu nói về quốc, có vua cai trị mới có, không có vua thì không. Độ (cõi nước) thì không phải như vậy, có thân người đều có cõi nước. Sác và Giới nghĩa của chúng giống nhau. Các cõi nước này đều không uế tạp nên đều gọi là Tịnh, Tịnh Sác, Tánh hải, Liên hoa, Tu di, những danh như thế rộng hẹp đều có tên gọi riêng.

v Hình Thành Và Phát Triển[7]

Khái niệm về Phật độ trong kinh điển Nguyên thủy chưa hình thành một hệ thống rõ ràng, những ý tưởng về cảnh giới, quốc độ có thấy trong cách dùng từ trong một số kinh. Theo kệ pháp cú 179,180:

Vị chiến thắng không bại,

Vị bước đi trên đời,

Không dấu tích chiến thắng,

                     Phật giới rộng mênh mông…(PC.179)

Ai giải tỏa lưới tham

Ai phược hết dắt dẫn

                  Phật giới rộng mênh mông. (PC 180)

Trong Kinh Trung A-hàm, kinh số 32, Vị Tằng Hữu[8] tương đương với Kinh 123, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp[9], là kinh nền tảng Đại Chúng Bộ để phát triển khái niệm PhậtPhật quốc. Triết học Đại chúng bộ phát triển khái niệm một đức Phật siêu việt, với những khả năng siêu phàm. Triết học Đại chúng bộ là nền tảng của khái niệm Phật độ.

Ngài  Buddhaghosa là vị tu sĩ Theravada đầu tiên hình thành tư tưởng Phật độ (con đường thanh tịnh, 179). Dựa trên khả năng hiểu biết vô lượng của đức Phật về vô lượng thế giới (thế gian giải). Đức Phật đã trải nghiệm, biết và thâm nhập với trí tuệ vô lượng của chư Phật.

Trong Thập Trụ Tỳ-bà-sa luận[10] (Đ.26, no. 1521) của ngài Long Thọ, cõi tịnh được định nghĩa là nơi không còn sự ô nhiễm, ô nhiễm do sự yếu kémnghiệp lực của chúng sinh tạo ra. Sự nhiễm ô này có thể loại trừ, chuyển hóa khi hành giả nhận rõ được tính không của các pháp. Cúng ta bị nghiệp chi phối vì chấp vào có, không của các pháp, nghiệp đưa đẩy chúng ta đến cảnh giới bất tịnh. Cho nên muốn hình thành cõi Phật thanh tịnh cần diệt trừ các ác.

Đức Phật dạy có nhiều pháp môn, như ở thế giancon đường khócon đường dễ. con đường bộ, phải đi bộ, nên khó khan. Con đường thủy đi bằng thuyền nên dễ. cũng vậy, con đường của chư Bồ tát có dễ và khó. Các ngài có thể đi theo con đường tự lực với nhiều tinh tấn cần khổ, hoặc theo con đường đức tin để dễ dàng chứng nhập địa vị Bất thoái.[11]

Long Thọ Bồ-tát phát triển tịnh độ Đại thừa dựa trên quan điểm tính không. Đại thừa Phật giáo luôn sử dụng mọi phương tiện để đáp ứng mọi nhu cầu của số đông quần chúng. Đại thừa mở ra cho tất cả trình độ cao, thấp.

1.2. Tịnh Độ

Trong Phật Quang Đại Tự Điển giải thích về Tịnh Độ như sau: 淨土 gọi đủ là; Thanh tịnh độ, Thanh tịnh quốc độ, Thanh tịnh Phật sát. Cũng gọi là: Tịnh sát, Tịnh giới, Tịnh phương, Tịnh vực, Tịnh thế giới, Tịnh diệu độ, diệu độ, Phật sát, Phật quốc.

Tịnh độ là giáo thuyết nói trong các kinh Đại thừa, còn Tiểu thừa thì lấy Niết-bàn vô dư thân tro trí bặt làm lý tưởng nên không có thuyết này. Vì Phật giáo Đại thừa cho rằng Niết-bàn có tác dụng tích cực, chư Phật đã được Niết-bàn, mỗi vị đều ở Tịnh độ của mình giáo hóa chúng sanh, cho nên hễ nơi nào có Phật an trụ thì nơi đó có Tịnh độ.[12]

Tông Tịnh Độ 淨土宗: Tông phái lấy việc vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc làm mục đích. Tông này do ngài Huệ Viễn đời Đông Tấn, Trung Quốc sáng lập. Và mỗi vị Bồ-tát phát nguyện khi thực hành Hạnh Bồ Tát để hình thành cõi tịnh của mình, tùy theo sở nguyện. Như đức Phật A Di Đà khi còn là Tỳ Kheo Pháp Tạng, phát 48 đại nguyện hình thành cõi Tây phương. Tịnh độ là một trong những điểm giáo lý quan trọng nhất của Phật giáo đại thừa.

Hiện tại người tu học Tịnh Độ rất nhiều, nhưng mấy ai có thể hiểu rõ và nắm vững được nghĩa lý chân thật của Tịnh Độ, tâm thẳng như dây đàn, không lệch lạc, không phóng túng, nhất hướng chuyên xưng, vào thẳng bảo sở, người như vậy quả thật rất ít. Mỗi khi thấy có người lúc đầu học pháp môn Tịnh Độ, rồi sau đó lại thay đổi pháp môn khác; hoặc bề ngoài dường như chuyên tu, nhưng tâm thật đa nghi, suốt ngày tu hành, suốt ngày hoảng sợ, trong tâm tôi không tránh khỏi thương tiếc đau buồn: Tại sao con đường to lớn cứu độ của Đức Phật A-di-đà mở ra rộng rãi, an lạc dễ đi, mà tâm của nhiều người tự xưng tu học Tịnh Độ, lại quanh co, mù mờ, gập ghềnh khó đi như vậy? Nhìn lại quá trình con đường nơi tâm của chính mình, biết được nguyên nhân chính là thiếu sự hướng dẫn sáng suốt của các vị thiện tri thức![13]

Pháp môn Tịnh độ không chỉ là niệm Phật mà còn phát tâm Bồ-đề, làm các công đức, tin sâu nhân quả, thọ Tam quy, trì Ngũ giới, hành Thập thiện (kinh Quán Vô Lượng Thọ). Chưa kể phát Bồ-đề tâm, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh; chưa kể công đức niệm Phật, chỉ cần thọ Tam quy, hành Thập thiện trọn vẹn cũng đã gieo nhân làm nền tảng để sau này thành tựu đạo quả Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật (kinh Thập thiện nghiệp đạo). Luận về niệm Phật, trong Khóa hư lục, Trần Thái Tông (Thiền sư Việt Nam thời Trần) có viết: “Niệm Phật do tâm khởi. Tâm khởi thiện là thiện niệm. Khởi thiện niệm tất báo thiện nghiệp. Tâm khởi ác là ác niệm. Sinh ác niệm tất ứng ác nghiệp. Như gương hiện ảnh, tựa bóng theo hình”.

Xin mượn hai câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của vua Trần Nhân Tông kết thúc bài này: “Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương. Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc”

 

2. Các Yếu Tố Hình Thành Trang Nghiêm Tịnh Độ

Trong Kinh A Súc Phật Quốc Quyển Thượng, Kinh Phóng Quang Bát Nhã Quyển 19, Kinh Vô Lượng Thọ Quyển Thượng,… đều cho rằng Tịnh độthế giới thanh tịnh trang do chư Phật kiến lập bằng những công đức đã được tích lũy trong vô lượng vĩnh kiếp khi các ngài hành đạo Bồ tátđịa vị tu nhân, đã khởi tịnh nguyện ở Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh. Phẩm Phật quốc trong kinh Duy ma quyển thượng thì cho rằng hễ tâm thanh tịnh độ, thế giới Sa bà tức là Tịnh độ Thường tịch quang.[14] Nếu tâm chúng sanh bất tịch thì cõi này chính là cõi uế ác bất tịnh, còn chỗ Phật thấy thanh tịnh thì trở thành vô lượng công đức trang nghiêm. Tịnh độ Linh sơn của kinh Pháp hoa, thế giới Liên hoa tạng của kinh Hoa nghiêm, tịnh độ Mật nghiêm của kinh Đại thừa mật nghiêm… đều lấy thuyết Tâm tịnh độ tịnh làm gốc. Còn kinh Vô lượng thọ thì nói rằng còn các giới Sa bà ra còn có các Tịnh độ khác, cũng có tịnh độvị lai thành tựu mỗi khi có vị Bổ xứ Bồ tát thành Phật, 2 loại Tịnh độ này đều là cõi nước được hoàn thành sau khi có vị Bổ xứ Bồ tát thành Phật qua giai đoạn tu nhân theo bản nguyện của mình, là nơi chúng sanh nguyện về sinh về.

cảnh giới Tịnh độ, là cõi nước an lạc không có phiền não, khổ đau, có nhiều tên gọi khác nhau như: Thanh Tịnh quốc độ, Thanh Tịnh Phật sát, Tịnh Lưu Ly quốc[15] Đó là trụ xứ của chư Phật chư Bồ tát tiếp độ và giáo hóa chúng sanh. Tùy theo công đứcnguyện lực của các Ngài, đối với căn cơ của chúng sanh mà mỗi vị Phật tùy nguyện ứng thành mỗi cõi nước tịnh độ khác nhau.

Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ VI, các cao tăngcư sĩ Tây Vực tiếp tục đến Trung Hoa, dịch các bộ kinh như: Phật thuyết Vô Lượng Thọ, Đại A Di Đà kinh, Phật thuyết A Di Đà kinh, Phật thuyết quán Vô Lượng Thọ kinh, Vãng sinh Tịnh độ luận v.v... là những kinh về tư tưởng Tịnh độĐức Phật A Di Đà ở phương Tây.

 

2.1. Tịnh Độ Chư Phật

Trong Phật Quang Đại Từ Điển - tập 5 có nói về các Tịnh độ ở các phương khác thì có thế giới Cực lạc ở phương Tây của đức Phật A Di Đà, thế giới Diệu Hỉ ở phương Đông của đức Phật A Súc, thế giới Tịnh lưu ly ở phương Đông của đức Phật Dược sư,… vì các Tịnh độ của chư Phật nói trên cách thế giới Sa bà với một phương vị nhật định nên gọi là Thập phương tịnh độ.

Ấn Độ, thời ngài Long Thọ (thế kỷ thứ III Tây lịch) đã phổ biến ba dòng tư tưởng vãng sinh Tịnh độ: Thứ nhất là cầu sinh về Tịnh độ Đâu-suất, nơi Bồ-tát Nhất sinh bổ xứDi Lặc đang giáo hóa chúng sinh. Thứ hai là cầu sinh về cõi Tịnh độ Diệu hỷ của Phật A Sơ (Aksobhya-Bất Động Phật) ở phương Đông. Thứ ba là cầu sinh về cõi Tịnh độ Cực lạc của Phật A Di Đà ở phương Tây. Tuy vậy, trên phương diện Kinh điển thường đề cập đến bốn cõi tịnh độ: Di Lặc Phật tịnh độ, Dược Sư Phật tịnh độ, A Súc Phật tịnh độ, A Di Đà Phật tịnh độ.

     Di Lặc Phật Tịnh Độ

Di Lặc Phật Tịnh độ tức chỉ đức Phật Di Lặc đang ở cõi trời Đâu Suất, một vị Phật tương lai của chúng ta đang sống. Tôn thờ một vị Phật tương lai tức là tạo nhân duyên phước đức trong cuộc sống.[16] Ở trong trường phái Duy Thức học của Phật giáo do Ngài Vô Trước khai sáng, Ngài đã viết những bộ Luận nổi tiếng như: Du Già Sư Địa Luận, Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, Phân Biệt Du Già LuậnKim Cang Bát Nhã Luận. Tất cả những công đứctrí tuệ này do Ngài tiếp nhận được sự giáo hóa của Bồ Tát Di Lặc. Về sau có nhiều hành giả trong trường phái Duy Thức học phát nguyện sanh về cõi Đâu Suất Tịnh độ. Đâu Suất Tịnh độ thuộc tầng trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi dục.[17] Do đó mà tín ngưỡng Di Lặc Tịnh độ xuất hiện.

Tín ngưỡng Di Lặc tịnh độ có hai loại: Một tin rằng hiện nay Bồ Tát Di Lặc ở trên cung trời Đâu Suất và thường thuyết pháp tại đó và chúng ta sau khi chết được sinh về cõi trời Đâu Suất. Tín ngưỡng này được gọi là Di Lặc Tịnh Độ và đã một thời trở thành Tịnh Độ Vãng Sanh Quan được thực hành tại Trung Quốc, Ấn ĐộNhật Bản[18]. Một loại khác tin rằng trong tương lai Phật Di Lặc sẽ xuất hiện trên cõi này và cùng hiệp lực với Chuyển Luân Vương cải tạo để biến cõi này thành Tịnh Độ về hai phương diện văn hóatinh thần. Tín ngưỡng này từ xưa đã được các bậc cao tăng đại đức tin mạnh. Tại Ấn Độ có nhiều vị la hán vì tin như thế nên đã nhập định để chờ ngày Di Lặc xuất thế. Ở Nhật Bản thì có Hoằng Pháp Đại-sư cũng nói rằng khi nào Di Lặc giáng sinh thì Ngài cũng xuất hiện trở lạihiện giờ thì đang nhập định. Cho đến nay, ít ra là vùng Cao Dã Sơn vẫn tin như thế.[19]

Trong kinh văn thường nói về Tịnh Độ như sau: "Đất toàn bằng lưu ly, hàng rào toàn bằng giây vàng, bảy hàng cây báu, đủ các màu sắc và có hoa trái tứ thời". Nghĩa là tư cách Tịnh Độ còn là một cõi rất hoàn bị về phương diện văn hóa nữa. Đọc qua kinh điển ta thấy trong thế giới của Di Lặc sau này đường sá bằng phẳng như mặt gương, tất cả mọi người trong toàn thế giới nói chung một ngôn ngữ duy nhất chứ không có những ngôn ngữ khác biệt như Anh, Pháp, Nhật, v.v…

Tóm lại, nếu đứng về phương diện lịch sử mà nói thì tư tưởng Di Lặc hạ sinh phát xuất trước Quán Chiếu Tịnh Độ quan và Di Đà Tịnh Độ quan rất sớm. Ở nhiều điểm, tư tưởng Di Lặc hạ sinh còn chất phác và chưa triệt để, nhưng chính như thế mới thực tế ấy mới có điểm thích thú, bởi lẽ nó phù hợp vời những điều kiện hiện thực. Cho nên, về mặt văn hóađạo đức Tịnh Độ, Kimura Taiken hy vọng nhiều ở Di Lặc Tịnh Độ. Nhưng ở đây vấn đề được đặt ra là: nếu như thế thì cái đại tiền đề của Phật Giáogiải thoát sinh tử nên phải nghĩ như thế nào cho đúng? Nếu phải đợi đến 56 triệu năm để thực hiện Tịnh Độ thì trong khoảng thời gian sinh tử của Phật Giáo nên được xử lý ra sao? Riêng ý kiến này Kimura Taiken cho rằng: nếu người đã chí nguyện kiến thiết Tịnh Độ Di Lặc thì cái thời luân hồi sinh tử vô cùng tự nó đã là giải thoát rồi, bởi thế nếu đi tìm cầu giải thoát sinh tử ở bên ngoài thì không thể có được. Chúng ta, do tạo nghiệp mà phải lưu chuyển trong dòng sinh tử ở bên ngoài thì không thể có được. Chúng ta, do tạo nghiệp mà phải lưu chuyển trong dòng sinh tử vô hạn để kiến thiết Tịnh Độ Di Lặc thì sinh tử tự nó biến thành hoạt dụng của đạo Bố-Tát. Và sự sinh tử ấy có thể gọi là Nguyện sinh luân hồi, hoặc là Bất Trụ Niết-bàn. Cái gọi là giải thoát là không do người khác cưỡng bách, chi phối, mà do ý chí tự do của mình, tự nguyện làm như thế, theo ý nghĩa đó thì sinh tửgiải thoát, là Niết-bàn.

Vãng sinh Tịnh độ Đâu Suấttư tưởng có trong Phật giáo nguyên thuỷ. Đây cũng chính là nền tảng của tư tưởng vãng sinh Tịnh độ của Phật giáo Đại thừa. Và tiếp đễn là Dược Sư Phật Tịnh Độ.

     Dược Sư Phật Tịnh Độ

Dược Sư Phật Tịnh độ đó là cảnh giới của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, cũng gọi là thế giới Tịnh Lưu Ly. Khi ngài đang còn hành đạo Bồ tát đã phát 12 lời nguyện để cứu khổ chúng sanh. Chúng sanh nào khổ đau, hoạn nạn, bệnh tật biết niệm danh hiệu của ngài thì sẽ được tai qua nạn khỏi, đời sống an ổn[20]. Do vậy chúng ta thường trì tụng kinh Dược Sư để cầu an giải khổ là ý nghĩa đó. Nếu phát tâm Bồ đề tu tập trau dồi thân tâm trong sáng thanh tịnh, không nhiễm ô đắm trước và có ý nguyện cầu vãng sanh thì sẽ được Ngài tiếp độ. Nhờ thệ nguyện ấy mà ngài được thành Phật, trụ ở thế giới tịnh lưu ly, cõi nước của Ngài đẹp đẽ trang nghiêm như nước Cực lạc.

Thệ nguyện của đức Phật Dược sư không thể nghĩ bàn, nếu có người bị bệnh nặng, hiện tướng tử vong, lúc sắp chết họ hàng thân thuộc của người này, đêm ngày dốc lòng cúng dường lễ bái đức Phật Dược sư, thắp 49 ngọn đèn, làm 49 lá phan trời năm màu, tụng 49 biến kinh Dược sư Như lai bản nguyện công đức, thì người ấy sẽ được sống lại[21]. Tín ngưỡng Phật Dược sư đã rất thịnh hành từ xưa đến nay. Ngoài ra, Dược sư Như lai là cùng thể với các đức Như lai A-súc, Đại nhật hoặc Thích ca.

     A Súc Phật Tịnh Độ

Theo Phật Quang Đại Từ Điển – Tập 1 giải thích như sau: trong Đại chánh tạng tập 11; nội dung trình bày việc Bồ tát A súc lúc còn ở nhân địa đời quá khứ, tại pháp hội đại mục như lai, được nghe pháp lục độ vô cực, bèn lập thệ nguyện lớn, tu hạnh không tức giận, không dâm dục, trãi qua nhiều kiếp tu hành, sau thành đạo dưới cây thất bảo, nay ở thế giới Diệu hỉ phương Đông. Đông thời khuyên những ai muốn sinh về cõi tịnh độ phương đông thì phải tu hành sáu độ và phát nguyện.

A Súc Phật Tịnh độ được đề cập trong Kinh Duy Ma Cật, một bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Tịnh độ theo nghĩa này là pháp tu thực tiễn được các tông phái Phật giáo Đại thừa rất chú trọng. Tư tưởng của Kinh Duy Ma tương ứng với tư tưởng Bát Nhã, đặc biệt là mang tinh thần nhập thế rất tích cực. Trong kinh đề cao bồ tát hạnhkiến lập tịnh độ ngay tại tâm. Kinh Duy Ma Cật nhấn mạnh rằng thanh tịnh hóa thân tâm đức là tịnh độ. Duy Ma Cật cư sĩ được xem là hiện thân của hành giả từ Quốc độ Diệu Hỉ đến cõi này tuyên dương chánh pháp, hộ trì cho Phật Thích Ca giáo hóa chúng sanh.[22]

Theo kinh điển Đại thừa được dịch sang tiếng Hán sớm nhất giảng về Tịnh độ là kinh: "A Súc Phật Quốc Kinh” - Chi Lâu Ca Sấm dịch; phẩm “Bất Động Như Lai Hội” trong “Đại Bảo Tích Kinh” - Bồ Đề Lưu Chi dịch[23], có nội dung như sau; “Trong thuở quá khứTỳ kheo tên là A-súc, trước Phật Đại Nhật phát thệ vĩnh đoạn tham, sân, si… và tu hành lục độ, trãi qua vô lượng thời gian, và cuối cùng thành Phậtthế giới Diệu Hỉ phương Đông, ai tu tập lục độ sẽ vãng sinh về cõi này”.

Trong các kinh đó đều thuyết minh về Phật A Súc, khi ở nhân địa tu Bồ tát hạnh làm một vị Tỷ kheo, đối trước Đức Phật Đại Nhật phát 39 đại nguyện, rồi chứa công góp đức, hoàn mãn đại nguyện đó mà thành Phật, xây dựng nên cõi Tịnh độ Diệu Hỷ ở phương đông.

Căn cứ vào kinh văn, đức A Súc Phật (Akshobya/Bất động) ở phương Đông, Ngài xuất hiện nơi thế giới đó, giáo hóa lòng tin cho chúng sanh, y căn bản của bổn kinh là tường thuật bổn nguyện của Phật Đà trong thời kỳ tu Bồ Tát Hạnh cùng với trạng thái Phật Độ của kết quả thành tựa bổn nguyện và phong cách giáo hóa của ngài cho đến trạng thái Niết Bàn. Vì vậy, tín ngưỡng A Súc Phật là bước kế tiếp của đương lai Phật Di Lặc của thời kỳ tín ngưỡng cổ sơ. Phật Di Lặctín ngưỡng của Tiểu Thừa Giáo. A Súc Phật lấy bối cảnh tư tưởng Bát nhã mà lập, đương nhiên là tín ngưỡng thuần đại thừa, đức Phật này là một vị Phật có thế lực rất lớn trong giới tín ngưỡng của sơ kỳ Phật giáo đại thừa.[24]

Thực chất Tịnh độ của Phật A Súc có quan hệ mật thiết với kinh Bát Nhã, kinh Duy Ma Cật v.v... Kinh Bát Nhã xuất hiện ở đông Ấn Độ, trong kinh bàn đến Bồ tát Thường Đề hướng về phương Đông cầu học Diệu pháp Bát Nhã Ba La Mật (cõi Diệu Hỷ của Phật A Súc ở phương đông).

Bổn nguyện của đức Phật A Súc khi còn là nhân vị Bồ Tát ở kiếp quá khứ, đối trước đức Như Lai Đại Nhật mà thệ ước. Thệ ước đó chủ yếu thiết lập nơi tự thân làm phương châm cho việc tu hành, như chỗ tôi tinh toán, cộng lại có 21 điều, nhưng trung tâm của chúng là 12 điều, bốn điều trước chưa có tên A Súc, tức là Bất Động, thuộc hệ ngôn dự bị, năm điều sau lấy từ văn thể Kinh Điển, năm điều này thiết nghĩphụ lục, hạt nhân của nó phải là 12 điều[25] trung gian.

Nếu như lấy trung tâm của 12 lời nguyện này thì đây chỉ đơn thuần là những tuyên thệ riêng cho việc tu hành của bản thân hành giả, không phải thệ nguyện kiến tạo nên Phật độ để tiếp dẫn chúng sanh về. Như vậy, quan điểm tích cực của Tịnh độ là gì? Lại kế đến 18 thệ nguyện sau lại 24 thệ nguyện, kế đến 39 đại nguyện[26]. Mà trong kinh Vô Lượng Thọ, thuyết minh bổn nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng (tên Bồ Tát của Phật A Di Đà) thuở ban sơ tu hành. Vì vậy, liên quan đến khởi nguồn tư tưởng của đức Phật A Di Đà, tuy có rất nhiều dị luận. Qua đó, cho thấy tử tưởng này so với tư tưởng Phật A Súc chậm hơn, nhưng làm cho tư tưởng Phật di đà tác động mà kích phát. Cuối cùng, cực lạc thế giới của đức A Di Đà phối tríTây phương, cũng không ngoài ý nghĩa khiến Đông phương A Súc Phật đối lập với cõi này.

Kinh Bát Nhã coi trọng đại trí của Bồ tát, bàn đến tha phương Tịnh độ, tức lấy đông phương Tịnh độ làm đạt biểu. Trong phẩm "A Súc Phật Quốc” của kinh Duy Ma có chép: "Có nước tên Diệu Hỷ, Đức Phật hiệu là Vô Động (A Súc). Đó là nơi mà Duy Ma Cật ở đó sinh xuống cõi này”. Lại nói: “Bấy giờ Đức Phật Thích Ca bảo đại chúng rằng: Các ngươi nên quan sát thế giới Diệu Hỷ và Bất Động Như Lai. Cõi nước đó trang nghiêm. Bồ tát thanh tịnh, đệ tử thanh bạch v.v… Nếu Bồ tát muốn được cõi nước Phật thanh tịnh như thế thì nên học cách hành đạo tu tập của Đức Bất Động Như Lai (A Súc)”.

Điều đó chứng tỏ kinh Bát Nhãkinh Duy Ma Cật có quan hệ mật thiết với Tịnh độ của Phật A Súc. Đức Thế Tôn phổ khuyến đại chúng vãng sinh cõi nước Diệu Hỷ kia và thuyết minh sự thanh tịnh trang nghiêm thù thắng của cõi Tịnh độ A Súc.

     Tây Phương Phật Tịnh Độ

Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thư VI, các cao tăngcư sĩ Tây Vực tiếp tục đến Trung Hoa, dịch các bộ kinh như: Phật thuyết Vô Lượng Thọ, Đại A Di Đà kinh, Phật thuyết A Di Đà kinh, Phật thuyết quán Vô Lượng Thọ kinh, Vãng sinh Tịnh độ luận v.v... là những kinh về tư tưởng Tịnh độĐức Phật A Di Đà ở phương Tây.

Tây Phương Tịnh độ còn gọi là Cực Lạc thế giới, An Dưỡng quốc, Cõi Lạc Bang... Y cứ kinh điển Đại thừa thường khen ngợi cảnh giới thù thắng của Tây phươngcông đức bổn nguyện của Phật A Di Đà, Đức Phật A Di Đàchánh báo, cảnh Tây phươngy báo. Lối tu này bao gồm cả tự lựctha lực. Tự lực là tự mình y theo giáo pháp tu học để lấy chút ít căn lành và phước đức được sanh về cõi cực lạc. Đức Phật dạy phải tự mình tinh tấn mới tiếp nhận được năng lực của ngài. Niệm Phật phát sanh công đức, tiêu trừ vọng nghiệp, ma chướng dẫn đến thành tựu tam muội. Người tu tập phải có đầy đủ ba điều kiện quan trọng: Tín, Hạnh, Nguyện; tinh tấn tu trì nhất định sẽ được chứng nhập Tịnh độ Phật quốc.[27]

Khoảng cuối thế kỷ thứ II Tây lịch, sau khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa chưa bao lâu (Phật giáo đến Trung Hoa vào khoảng thế kỷ thứ I Tây lịch), có Đại sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Đại-nhục-chi đến kinh thành Lạc Dương (khoảng từ năm 178-189) tham gia vào công việc phiên dịch kinh điển. Với hai bản dịch Phật thuyết ban chu tam muội kinh và Ban chu tam muội kinh, Đại sư được xem là người đầu tiên phổ biến tư tưởng niệm Phật A Di Đàthế giới Tây phương Cực lạc, làm cơ sở cho tín ngưỡng Tịnh độ sau này (theo Phật Quang đại từ điển).

2.2. Yếu Tố Hình Thành Trang Nghiêm Tịnh Độ.

Trong Thập Trụ Tỳ-bà-sa luận[28] (Đ.26, no. 1521) của ngài Long Thọ, cõi tịnh được định nghĩa là nơi không còn sự ô nhiễm, ô nhiễm do sự yếu kémnghiệp lực của chúng sinh tạo ra. Sự nhiễm ô này có thể loại trừ, chuyển hóa khi hành giả nhận rõ được tính không của các pháp. Cúng ta bị nghiệp chi phối vì chấp vào có, không của các pháp, nghiệp đưa đẩy chúng ta đến cảnh giới bất tịnh. Cho nên muốn hình thành cõi Phật thanh tịnh cần diệt trừ các ác.

Và cũng trong bộ Luận này quyển 5, phẩm 9 “Dị hành” (Dễ hành), tạng Đại chánh tập 26: Dựa vào kinh điển giáo pháp đã dạy, những ai tích lũy huân tu các công đức, đoạn trừ mê lầm chứng đạt chân lý, tu nhân đắc quả ở cõi này thì đều thuộc về con đường khó hành (nan hành đạo). Còn những ai nương theo pháp môn niệm Phật, cầu vãng sanh Tịnh độ, nương thần lực của Phật, thành tựu quả vị Chánh giác ở cõi kia thì thuộc về con đường dễ hành (dị hành đạo). Như vậy, trong các tông môn, ngoài tông Tịnh độ thì các tông môn khác đều thuộc về pháp môn khó hành.[29]

Nói về “Tịnh độ” tức là chỉ một nơi rất thanh tịnh, một quốc độ cực kỳ an lạc, một thế giới hết sức trang nghiêm. Cõi an lạc này là một cõi lý tưởng cho toàn thể nhân loại mong cầu hướng đến. Vì bản tánh của nhân loại vốn mong cầu ham muốn an lạc, chỉ khác nhau là nhiệt thành hay chưa nhiệt thành, hoàn thiện hay chưa hoàn thiện mà thôi. Đây chính là đánh vào tâm lý của nhân loại nên Phật giáo mới nói đến một đất nước an lạc, thanh tịnh. Điều này cả hai truyền thống Đại thừaTiểu thừa đều chấp nhận.[30] Trong kinh A-hàm nói, “tâm thanh tịnh nên chúng sanh thanh tịnh, tức tư tưởng Phật giáo nguyên thủy cho rằng, thân tâm chúng sanh được thanh tịnh là nhờ cắt đứt mọi phiền não dơ bẩn”. Còn Thánh điển Đại thừa lại dạy: “Tâm tịnh tức quốc độ tịnh”. Bởi vì cái đặc sắc của Đại thừa là chú ý cả thế giới hữu tình, làm sao được nhiêu ích, cho nên không những thân tâm chánh báo được thanh tịnh, mà ngay cả y báo quốc độ trang nghiêm cũng được xem trọng. Hiện nay ngài Ấn Thuận được mệnh danh là sao Bắc đẩu, núi Thái sơn của Tam luận. Ngài đã dung hợp giữa hai cái nhìn Đại thừaTiểu thừa, rồi chiết trung lại chủ trương “Tâm tịnh chúng sanh tịnh, tâm tịnh quốc độ tịnh, Phật pháp vô lượng nghĩa, tất cả đều lấy tịnh làm gốc”. Đó là điểm chính của Phật pháp, lấy một chữ “Tịnh” làm căn bản. Giống như Khổng Phu Tử bảo Tăng Tử: “Đạo của ta chỉ có một mà thông suốt hết tất cả”. Cái một của Phật đạo xuyên suốt tất cả, đó là chữ “Tịnh”. Kinh luận Đại thừa cũng dạy: “Chớ làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh, chính là điều Phật dạy”, cũng là “Giữ tâm ý thanh tịnh”. Như thế, chữ “Tịnh” không phải là chủ đề chính hay sao? Còn “Cái một thông suốt hết tất cả” của đạo Nho là chữ “Nhân”, chỉ cho lòng trung hậu tha thứ mà thôi!.

3. Một Số Nhận Định Về Tịnh Độ

Nhật Bản, Ngài Nguyên Không (1133-1212) có soạn bộ Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập, trong sách này Ngài đã dự định tuyên ngôn khai tông. Đặc biệt tôn sùng Tam kinh nhất luận (ba bộ kinh Tịnh độ và luận Tịnh độ) và giáo thuyết của ngài Thiện đạo thuộc Tịnh độ giáo Trung quốc, cho nên đề cao luận thuyết “Thiên y Thiện đạo”[31] (nương riêng vào ngài Thiện đạo). Và trong ba cặp đối lập: Nan hànhDị hành, Thánh đạoTịnh độ, Tự lựcTha lực thì chỉ chọn lấy Dị hành, Tịnh độTha lực niệm Phật. Tông nghĩa này lấy hành nghiệp trong tâm hành giả (người tu Tịnh độ) làm nhân bên trong, lấy nguyện lực của Phật Di Đà làm duyên bên ngoài, nếu nhân trong duyên ngoài ứng hợp nhauu thì sinh về cõi nước an lạc.

Các kinh về Tịnh độ đều dạy không chỉ có niệm Phật, quán tưởng Đức Phật A Di Đà và cõi Cực lạc, mà còn dạy hành giả thọ trì Tam quy, Ngũ giới, hành Thập thiện, phát Bồ-đề tâm, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp, tu tạo các công đức phước lành như hộ trì Tam bảo, hoằng truyền Chánh pháp, cúng dường, từ thiện-bố thí, phóng sinh v.v.. Nếu nội dung tu tập của hành giả Tịnh độ không đúng những gì kinh điển đã dạy thì chỉ có danh chứ không thực, hành giả đã đi sai đường. Phần lớn người tu Tịnh độ ngày nay chỉ y cứ theo một số luận giải của chư vị Tổ sư Trung Quốc, hay học và hành theo vị thầy mình ngưỡng mộ mà ít lưu tâm đối chiếu đến kinh luận căn bản của tông Tịnh Độ. Nếu so sánh, đối chiếu chỗ thực hành và truyền thụ của một số trào lưu Tịnh độ ngày nay với các kinh điển Tịnh độ nguyên bản thì cách xa nhau nhiều. Đáng nói là một số giáo lý từ các kinh luận Tịnh độ gốc đã bị thêm bớt, sửa đổi và nhào nặn theo trình độ tu học của mỗi vị thầy, mỗi vị giảng sư và theo quan điểm chủ quan của họ, từ đó sở học và sở hành của một số hành giả Tịnh độ có nhiều thiếu sót.

 

 

 

 

 

 

III. KẾT LUẬN

Pháp môn tịnh độ đã thù thắng như vậy rồi, tại sao Như Lai lại sáng lập thêm tám vạn bốn nghìn pháp môn nữa làm gì? Vì Như Lai thấy được căn cơ chúng sinh phần lớn đều không giống nhau, nhân duyên lại thiên sai vạn biệt. Nếu như không phương tiện tạo nên nhiều pháp môn thì không thể nào độ hết tất cả chúng sanh được.

Như vậy, thế giới tịnh độ có thật không? Như chúng ta hiện nay đang ở thế giới Ta Bà, đều nhận thức thế giới này là có thật, thì thế giới Tịnh độ bằng bảy báu trang nghiêm cũng chính xác là có thật[32]. Điều đó đã được Phật nói trong các kinh Tịnh độ như: kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, kinh Phật thuyết A-di-đà, ngoài ra các kinh Đại thừa, cũng như lịch đại tổ sư cũng đều tán than và khuyên răn chúng sinh nên về thế giới đó mà tu hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- HT. Thích Đức Niệm, “Tịnh Độ Đại Thừa Tư Tưởng Luận”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2006.

- Pháp Sư Tuệ Viễn Soạn, Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Tạng, “Đại Thừa Nghĩa Chương-Số 1851, Quyển 19”.

- Pháp Sư Huệ Tịnh - Người Dịch: Nhuận Hà - Hiệu Định: Định Huệ, “Đại Ý Ba Kinh Một Luận Tịnh Độ, Lời Giới Thiệu”, Nxb Hồng Đức - Hà Nội, Năm 2016.

- Sa-Môn Thích Quảng Độ (Dịch), “Phật Quang Đại Từ Điển-Tập 4”, Nxb Phương Đông, Năm 2014.

- Bài Giảng của TT.TS Thích Giác Hiệp, “Khái Niệm PhậtLý Tưởng Bồ Tát-bài 5 Phật độ”, Khóa II Cao Học.

- Sa-Môn Thích Tịnh Hạnh Dịch, “Kinh Trung A-Hàm I”, Năm 2000.

- HT. Thích Minh Châu (Dịch), “Kinh Trung Bộ II-Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp”, VNCPHVN Ấn Hành, Năm 2012.

- Thích Trí Hải Biên Soạn, “Luận Đường Về Tịnh Độ - Tập 1”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2015.

- Kimura Taiken, HT. Thích Quảng Độ (dịch), “Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2012.

- Pháp Hiển (Dịch), “Tịnh Độ Tư Tưởng Luận”, Nhà Sách Thiện Tri Thức Ấn Hành Và Xuất Bản, Năm 2002.

- HT. Thích Đỗng Minh, Thích Quảng Hạnh (dịch), “Tịnh Độ Tông Khái Luận-Lời Tựa”, Nxb Văn Hóa Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013.

- Tâm An (Dịch), “Triết Lí Và Thực Tiễn Của Pháp Môn Niệm Phật”, Chùa Hoằng Pháp Ấn Hành Và Xuất Bản, Năm 2003.

 



[1] Pháp Sư Tuệ Viễn Soạn, Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Tạng, “Đại Thừa Nghĩa Chương-Số 1851, Quyển 19”.

[2] (Phật thuyết) Vô Lượng Thọ kinh 佛說無量壽經, Khang Tăng Khải 康僧鎧 dịch, 2 quyển. Taishō 12 No 360. Kinh cũng thuộc hội thứ năm “Vô Lượng Thọ Như lai Hội” Đại bảo tích, Taishō 12 No 310 (5). Cũng còn thêm bốn bản trùng dịch nữa, trong đó, bản dịch của Chi Lâu- ca-sấm cũng khá phổ biến: Phật thuyết Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, 4 quyển, Taishō 12 No 361. TS

[3] Phật thuyết A-di-đà kinh 佛說阿彌陀經, Cưu-ma-la-thập dịch, 1 quyển, Taishō 12 No 366. Cũng gọi là Vô Lượng Thọ kinh, Vô Lượng Thọ Phật kinh, hay Tiểu kinh (Tiểu Di-đà) để phân biệt với Đại kinh hay Đại Di-đà. TS.

[4] Pháp Sư Huệ Tịnh - Người Dịch: Nhuận Hà - Hiệu Định: Định Huệ, “Đại Ý Ba Kinh Một Luận Tịnh Độ, Lời Giới Thiệu”, Nxb Hồng Đức - Hà Nội, Năm 2016, Trang 7.

[5] Pháp Sư Tuệ Viễn Soạn, Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Tạng, “Đại Thừa Nghĩa Chương-Số 1851, Quyển 19”.

[6] Xem thêm: Sa-Môn Thích Quảng Độ (Dịch), “Phật Quang Đại Từ Điển-Tập 4”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 4714.

[7] Bài Giảng của TT.TS Thích Giác Hiệp, “Khái Niệm PhậtLý Tưởng Bồ Tát-bài 5 Phật độ”, Khóa II Cao Học.

[8] Sa-Môn Thích Tịnh Hạnh Dịch, “Kinh Trung A-Hàm I”, Năm 2000, Trang 259.

[9] HT. Thích Minh Châu (Dịch), “Kinh Trung Bộ II-Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp”, VNCPHVN Ấn Hành, Năm 2012, Trang 449.

[10] Thập trụ tì-bà-sa luận 十住毘婆沙論, Thánh giả Long Thọ tạo, Cưu- ma-la-thập dịch, 17 quyển. Taishō 26 No 1521. TS

[11] Đ. 26. 41. 1.

[12] Sa-Môn Thích Quảng Độ (Dịch), “Phật Quang Đại Từ Điển-Tập 5”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 6814.

[13] Pháp Sư Huệ Tịnh - Người Dịch: Nhuận Hà - Hiệu Định: Định Huệ, “Đại Ý Ba Kinh Một Luận Tịnh Độ-Lời Giới Thiệu”, Nxb Hồng Đức - Hà Nội, Năm 2016, Trang 14.

[14] Sa-Môn Thích Quảng Độ (Dịch), “Phật Quang Đại Từ Điển-Tập 5”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 6814.

[15] Thích Trí Hải Biên Soạn, “Luận Đường Về Tịnh Độ - Tập 1”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2015, Trang 5.

 

[16] Thích Trí Hải Biên Soạn, “Luận Đường Về Tịnh Độ - Tập 2”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2015, Trang 5

[17] Như đã trích dẫn trên.

[18] Kimura Taiken, HT. Thích Quảng Độ (dịch), “Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2012, Trang 551.

[19] Như đã trích dẫn trên.

[20] Thích Trí Hải Biên Soạn, “Luận Đường Về Tịnh Độ - Tập 2”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2015, Trang 5.

[21] Sa-Môn Thích Quảng Độ (Dịch), “Phật Quang Đại Từ Điển-Tập 1”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 1520~1521.

 

[22] Thích Trí Hải Biên Soạn, “Luận Đường Về Tịnh Độ - Tập 2”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2015, Trang 6.

[23] Đ.11, no. 313.

[24] Pháp Hiển (Dịch), “Tịnh Độ Tư Tưởng Luận”, Nhà Sách Thiện Tri Thức Ấn Hành Và Xuất Bản, Năm 2002, Trang 234~235.

[25] Xem thêm: Pháp Hiển (Dịch), “Tịnh Độ Tư Tưởng Luận”, Nhà Sách Thiện Tri Thức Ấn Hành Và Xuất Bản, Năm 2002, Trang 236~240.

[26] Xem thêm: Như đã trích dẫn trên.

[27] Thích Trí Hải Biên Soạn, “Luận Đường Về Tịnh Độ - Tập 2”, Nxb Tôn Giáo, Năm 2015, Trang 6.

[28] Thập trụ tì-bà-sa luận 十住毘婆沙論, Thánh giả Long Thọ tạo, Cưu-ma-la-thập dịch, 17 quyển. Taishō 26 No 1521. TS

[29] HT. Thích Đỗng Minh, Thích Quảng Hạnh (dịch), “Tịnh Độ Tông Khái Luận-Lời Tựa”, Nxb Văn Hóa Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013, Trang 18.

[30] HT. Thích Đỗng Minh, Thích Quảng Hạnh dịch, “Tịnh Độ Tông Khái Luận-IV. Hiện Thực Và Phân Loại Tịnh Độ”, Văn Hóa Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013, Trang 267.

 

[31] Sa-Môn Thích Quảng Độ (Dịch), “Phật Quang Đại Từ Điển-Tập 5”, Nxb Phương Đông, Năm 2014, Trang 6814.

[32] Tâm An (Dịch), “Triết Lí Và Thực Tiễn Của Pháp Môn Niệm Phật”, Chùa Hoằng Pháp Ấn Hành Và Xuất Bản, Năm 2003, Trang 91~92.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.