CÔNG LÍ LÀ CÔNG BẰNG, TÂM ĐẠI BI, VÀ
NỖI KINH HOÀNG MANG TÊN ‘THỦY ĐIỆN’ Đặng Hữu Phúc (trích:gocnhinalan.com)
____________________________ Subject: RE: 60 năm vào Nam Khoảng cuối năm 80s tôi về thăm quê ở Hà Đông trước khi đi Mỹ. Có chút chuyện xích lô miền Bắc kể chơi. Từ sân bay Nội Bài tôi về Hà Nội bằng một chiếc xe khá sang hiệu gì thì không rõ nhưng của Liên Xô chế tạo, có cả máy lạnh đàng hoàng. Ngồi lên xe tôi mới biết đây là xe của một đồng chí cao cấp. Đồng chí ấy giao cho anh lái xe đi đón khách, kiếm thêm. Anh tài xế khá bẻm mép, kể chuyện lung tung. Có lúc anh ta hỏi tôi:” Anh từ trong Lam ra thăm Hà Lội à?”. Tôi tỉnh khô đáp:” Ấy mình mới vào trong Nam coi vài việc lại phải vội vàng ra họp cấp ủy khẩn.” Tôi lúc ấy có nhan sắc xã hội chủ nghĩa, nghĩa là gầy ốm hom hem và đen, nói tiếng Bắc tôi sửa lại cho có âm sắc cao, Đồng chí lái xe tái mặt và im luôn cho đến khi về tới khách sạn Métropole. Tôi chạy một chiếc mô tô về thăm quê, dọc đường hỏi thăm một thằng bé khoảng 12 tuổi đang đạp xe đạp:” Này cháu, từ đây về thị xã Hà Đông còn xa không?” Thằng bé lạnh lùng:” Còn xơi”. Tôi hơi ngẩn ra một chút để thấm cái nghĩa “còn xơi” là gì. Và mới đây nghe chuyện kể của các bạn tôi nhớ lại là mình còn may, chưa gặp cháu ngoan bác Hồ “biết nhưng đéo chỉ”. Có hôm tôi ra trước cửa khách sạn đứng chờ người quen đến đón, chờ khá lâu vì người Hà Nội không có việc gì phải vội vàng cả. Có một tay xích lô chờ khứa ở bên kia đường cũng từ lâu, đẩy xe qua tôi mời đi và bắt chuyện:” Em nghe nói mấy anh em xích lô ở trong Nam cứ đến buổi trưa là đi nhậu phải không?” Tôi:” Việc gì phải chờ đến buổi trưa. Sáng sớm là đã làm vài cốc cà phê trắng. Sao cậu không vào trong ấy đạp xe?” Anh ta than:” Ngoài này khó khăn lắm anh ạ. Ai cũng đi bộ, ấy anh xem cái con đang đi đến kìa, diện quần bò đưa cả cái nồn ra nhưng em dám nói là nó không có một đồng trong túi.” Chiếc xích lô Hà Nội trông kềnh càng như cái xe ba bánh trong Nam, không có đệm, trải một manh chiếu rách cho khách ngồi. Đang chở khách, xích lô tụ đen lại ở một góc phố để ngển cổ vào xem một đám hát rong từ Sài Gòn ra, đang diễn. Gánh hát này sử dụng “hi-tech”, gồm cả microphone và guitar điện, chưa từng thấy. Cả xích lô lẫn khách đi đều hăm hở xem màn trình diễn, đi đâu mà phải vội vàng? Trong không gian của Hà Nội năm ấy, có nắng mùa thu nhạt, có mùi ổi chín, có một cái gì hết sức quyến rũ… Nếu bạn không nhìn thấy người ta đứng tắm tỉnh bơ trên hè phố, nếu không thấy một bãi cứt nổi bập bềnh ven hồ Gươm, nếu bạn không nghe thấy tiếng đàn bà văng tục như máy, nếu bạn không thấy các “dược sĩ” mù vốn là thương binh nay đi bán thuốc tây lẻ ngoài phố Hàng Đào cạnh một cái cống lộ thiên đen ngòm chạy suốt phố. Khung cảnh Hà Nội là tàn tạ, chỉ có những cái cũ đang cũ thêm. Chỉ có một cuộc sống dữ dội của những người đang lo bóp cổ lẫn nhau, trói buộc lẫn nhau, dối trá và vờ vịt. Đó là cuộc “cách mạng quan hệ sản xuất” đang tạo ra kiểu mẫu “quan hệ người với người”. Tôi nhớ lại, Hà Nội là khung cảnh của buổi chiều ngày tận thế giống như
trong cuốn truyện I Am Legend của Richard Matheson, sau trở thành kịch bản của
cuốn phim nổi tiếng The Omega Man. Tâm trạng của tôi lúc về Hà Nội giống như
tâm trạng “doomsday” trên chuyến xe lửa vận tốc 15 km/giờ từ Nha Trang về Sài
Gòn sau khi ra khỏi trại tù binh quân khu 5 ở Cung Sơn, Phú Yên. Tôi cũng thân gửi các bạn GNA lá thư thứ nhì của bạn Hoa Xanh, sau khi HX viết lá thư trên, để các bạn thấy chiều sâu tâm tư của những đứa bé di cư 1954 và trưởng thành trong xã hội tự do VNCH. (Thư của Hoa Xanh) Trong bản Kinh Lăng Già (Lankavatara Sutra) dịch thẳng từ Phạn ngữ, mở đầu Kinh có đoạn Đức Thế Tôn từ lâu đài Lanka trên đỉnh núi Malaya giảng kinh cho Ravana là chúa công của Rhakshasas (Dạ Xoa Vương). Đoạn này không có trong các bản Hán ngữ, có lẽ vì tinh thần thực tiễn của các thiền sư Trung quốc. Tuy nhiên các bạn có khuynh hướng Phật giáo có lẽ không cần làm học giả mà nên là hành giả Phật giáo thì hơn. Không có thực hành thì không thành Phật giáo, đọc nhiều cũng vô ích. Kinh điển liễu nghĩa chỉ một câu cũng đủ. Bản Hán ngữ mở đầu bằng bài kệ của bồ tát Đại Huệ tán thán Đức Phật, tôi ghi lại bằng âm Hán Việt, nguyên văn như sau: Thế gian li sanh diệtDo như hư không hoa Tri bất đắc hữu vô Nhi hưng đại bi tâm Nhất thiết pháp như huyễn Viễn li ư tâm thức Tri bất đắc hữu vô Nhi hưng đại bi tâm Viễn li ư đoạn thường Thế gian hằng như mộng Tri bất đắc hữu vô Nhi hưng đại bi tâm Tri nhân pháp vô ngã Phiền não cập nhĩ diệm Thường thanh tịnh vô tướng Nhi hưng đại bi tâm Nhất thiết vô niết bàn Vô hữu niết bàn Phật Vô hữu Phật niết bàn Viễn li giác sở giác Nhược hữu nhược vô hữu Thị nhất thiết câu li Mâu Ni tĩnh tịch quan Thị tắc viễn li sanh Thị danh vi bất thủ Kim thế hậu thế tịnh Tôi thường tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh và bài kệ này trong công phu hàng ngày bằng âm Hán Việt vì chữ Hán rất cô đọng và chuẩn xác. Bài kệ trên thâu tóm toàn bộ tinh hoa của Kinh Lăng Già. HX Bản dịch Việt (Thích Duy Lực) (ĐHP ghi): “Thế gian lìa sanh diệt Tất cả pháp như huyễn Xa lìa chấp đoạn thường Biết nhơn pháp vô ngã Niết Bàn chẳng thể lập ____________________________ Thân gửi các bạn một đoạn văn trong lá thư tôi viết tháng 3/2013 “Ba ngày nữa là ngày phụ nữ . Các lí thuyết về luật , lí thuyết về công lí — tỉ dụ của Giáo Sư Rawls —
trong sách Theory of Justice , mà các trường Luật đều giảng dạy là — Justice is
Fairness. Nói tóm tắt — Chỉ có công lí khi có tự do . Hiện nay phụ nữ Việt Nam không có độc lập , không có tự do , không có hạnh phúc . Tuy rằng chúng ta xấp ngửa theo đời — nhưng chắc không quên hiện trạng
của người phụ nữ VN miền Bắc, trước đây đem thân đi bỏ chiến trường như không ,
trong rừng núi trong chiến tranh và đến ngày về , như kí sự báo mạng trong nước
có ghi — không chồng , không con , không nhà cửa , không chính sách . Nếu trên cõi đời này chúng ta chỉ nhìn thấy vòng số 1 , số 2 , số 3 khi
“rót tràn những cốc bia to sủi bọt , long lanh trong tia nắng muộn của chiều” (
Thơ Rimbaud) — là chúng ta bị vô minh (= ngu si = vô trí = phi hiện quán = hôn
muội = hắc ám ) che lấp rồi đó. “Hãy đến với dòng suối thơ luôn luôn tươi mát, chắt lọc và tuôn chảy từ những mạch nước ngầm của nhân sinh và cuộc sống chan hòa lý tưởng, tình thương, khát khao, hoài bão, cuồng nộ, đam mê, thất chí, tuyệt vọng…(Nguyễn Đăng Thường).” Mong các bạn hiểu , những gì tôi viết , hoặc tôi copy , forward tới diễn đàn — không phải là do tôi oán , giận nhóm người này , nhóm người kia . Tôi thấy mọi người từ khi mới được sinh ra , đã được cha mẹ , họ hàng , hàng xóm , và người bình thường đều vui vẻ đón nhận , vui mừng , hân hoan , chúc mừng — nhưng rồi sau đó nhóm người này , nhóm người kia nhào dô sử dụng mọi người như là sử dụng đồ vật họ có quyền sở hữu , — thế nên tôi viết đôi điều , gửi vài lá thư forward , copy — mục đích là để diễn tả điều này. Cuối thư thân chúc tất cả các bạn vui với ngày phụ nữ.
Thưa các bạn Câu hỏi của Kinh Lăng già : Ai bị trói? Ai mở?. Chúng ta bị trói. Chúng ta mở. Chúng ta hãy nhận thức rằng:”Mọi người đều có quyền sống, tự do, và an toàn thân thể “ (Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Điều 3) Điều này hoà hợp với tính Phật , tính Bản Phật Phổ Hiền, tính hiếu sinh , tính ban vui cưú khổ, tính hoà hợp ta với người không phải là hai , ta với môi trường sinh sống không phải là hai , tất cả hoà hợp trong nhất chân pháp giới. Nay xin giới thiệu các bạn lời nhập đề bài viết của Tiến sĩ Hoàng Xuân Hào, cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH, năm 2010 , khi tác giả trên 70 tuổi: : Ảnh hưởng Phật giáo trên Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người dưới thời Lí Trần: “Trước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689, Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp Quốc và luật Dân Quyền Hoa Kỳ năm 1791. Nhưng năm 1980 hai học giả Nguyễn Ngọc Huy và Tạ Văn Tài tại Đại Hội Luật Khoa Harvard đã chứng minh trong bộ sách ba tập The Le Code Law in Traditional Vietnam (Bộ luật Hồng Đức luật tại nước Việt Nam cổ truyền, Ohio: Ohio University Press, 1987) là nước Việt Nam cổ đã có truyền thống nhân quyền. Năm 1988 riêng học giả Tạ Văn Tài trong sách The Vietnamese Tradition of Human Rights (Truyền thống nhân quyền Việt Nam) (Berkeley, California: Institute of East Asia Studies, University of California Berkeley, 1988) đã chứng minh rằng: “Tổ tiên người Việt chúng ta đã tiến gần những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay” (trg 44), và truyền thống ấy đã có từ thời Lý – Trần. Khám phá mới mẻ này đã thu hút sự chú ý và lòng khâm phục nước Việt Nam cổ của học giới Tây phương. Học giả Oliver Oldman, Giáo sư Luật học kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Luật Pháp Đông Á của Đại Học Luật Khoa Harvard, trong Lời Nói Đầu sách The Le Code nêu trên đã nhìn nhận Việt Nam cổ tiến trước Âu Châu bốn thế kỷ trong việc lập nhà nước hiện đại. Ông viết: “Trong khi tại Âu Châu vào cuối thế kỷ 15, Ferdinand và Isabelle của Tây Ban Nha, Henry VII và Charles VIII của Pháp chỉ mới sắp sửa hoàn thành việc cải cách nhà nước Trung Cổ của họ thành nhà nước hiện đại (Triều đại Hapsburgs của Đức vẫn chưa có thể thống nhất xong chánh trị và lãnh thổ), thì người Việt Nam đã đạt đến giai đoạn phát triển thành một nhà nước hiện đại dưới hai đời Lý (1010 – 1225) và Trần (1225 – 1400) và về sau này đã củng cố vững vàng hơn nữa nhà nước hiện đại và hệ thống luật pháp khá hiện đại dưới đời Lê (1428 – 1788)” (trg VIII). Hơn nữa, Oliver Oldman còn nhiệt liệt ca ngợi truyền thống nhân quyền Việt Nam khi viết trong Lời Nói Đầu sách The Vietnamese Tradition of Human Rights rằng sách này sẽ không những hấp dẫn giới luật gia, học giả và những nhà hoạt động nhân quyền, mà còn là biểu tượng tự hào của dân Việt, đặc biệt là trên một triệu người Việt sống ở hải ngoại (trg XI). Tiếp nối những khám phá mới mẻ về truyền thống nhân quyền Việt Nam, bài này phân tích đại cương ảnh hưởng của Phật giáo trên Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người dưới thời Lý – Trần. Vì các sách hai đời Lý – Trần đã bị giặc Minh sang nước ta thế kỷ 15 vơ vét sạch đem về Trung Quốc nên ngày nay ta chỉ biết được rất sơ sài luật lệ nhân quyền thời đại vàng son này của dân tộc Việt Nam qua bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sách Đại Việt Thông Sử cùng những sách khác của Lê Quý Đôn và sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc. Nhân quyền toàn vẹn con người (the right to the integrity of the person) được điều 3 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền quy định: “Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn thân thể”. Quyền này là một loại nhân quyền căn bản nhất và quan trọng nhất trong bốn loại nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế của Liên Hiệp Quốc: quyền toàn vẹn con người, quyền bình đẳng trước pháp luật, các quyền dân sự và chánh trị và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Sở dĩ quyền này là căn bản nhất và quan trọng nhất bởi vì không được hưởng nhân quyền này thì ba loại nhân quyền kế tiếp sẽ trở nên hoàn toàn bấp bênh và lý thuyết suông. Nói cách khác, khi con người không được toàn vẹn và thân thể đã không thể an toàn thì không có cách nào để hưởng các quyền khác được. Ta có đủ những lý do vững chắc để quả quyết rằng giáo lý hiếu sinh, từ bi và cứu khổ của Đạo Phật đã có ảnh hưởng quyết định trên việc hình thành và thực thi chính sách nhân quyền nói chung và nhân quyền toàn vẹn con người nói riêng dưới thời Lý – Trần (Đoạn I). Những lời nói đi đôi với việc làm giàu lòng từ bi và đức hiếu sinh của các vị vua thời Lý – Trần là bằng chứng hùng hồn của việc tôn trọng nhân quyền toàn vẹn con người (Đoạn II).” Và cũng xin giới thiệu các bạn hai bài viết về nhân quyền trên thuvienhoasen.org 1. Ảnh hưởng Phật giáo trên Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người dưới thời Lí Trần. 2. Nhân quyền và các giá trị Á Đông ***** Cuối thư thân chúc các bạn nỗ lực làm các pháp lành, và tự chiếu soi lòng mình :“Phải chăng vó ngựa ghê đường quan san” (Hoàng Công Khanh. Bến nước Ngũ Bồ. Kịch Thơ) . Và các bạn lên đường với tính Phật của mình “vui về mãi mãi”.
Nỗi kinh hoàng mang tên ‘thủy điện’
trích: gocnhinalan.com October 10, 2013 By Guest15 Comments Nỗi kinh hoàng mang tên ‘thủy điện’ (Theo Báo Lao Động 7/10/2013) “Dân chúng tôi như sống dưới “bẫy nước” chứ chẳng ai vui sướng gì với thủy điện nữa”. Kết quả: hàng ngàn hộ dân các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An
đã bị nhấn chìm trong dòng lũ do thủy điện xả lũ. Nội dung nổi bật: Bão không vào, mưa không lớn, song lũ lụt tại Quảng Nam đã dâng trên mức báo động 3 với ít nhất 2 người chết, hàng ngàn người chạy loạn, hàng trăm hộ dân khác phải sơ tán trong đêm… Nguyên nhân: - Không chấp hành quy chế xả đập thủy điện đảm bảo an toàn, tiến hành xả đồng thời nhiều hồ thủy điện gây ra lũ nhân tạo. - Thông báo trước khi xả lũ 20 phút, vô trách nhiệm và không kịp thời gian để địa phương và nhân dân chuẩn bị ứng phó. ____________________________Đến hôm nay, (7.10), lũ vùng hạ du Thu Bồn, Vu Gia đã rút, nhưng nhà cửa, vườn tược, ruộng đồng vẫn xơ xác, tiêu điều. Người dân tại các xã Đại Đồng, Đại Lãnh… huyện Đại Lộc (Quảng Nam) vẫn nguyên sự hoảng loạn, thất thần khi nhắc đến… lũ thủy điện. Dân hoảng loạn Ông Trà Quang Bảy – tổ trưởng tổ 6, thôn Tân An – bức xúc: “Dân chúng tôi như sống dưới “bẫy nước” chứ chẳng ai vui sướng gì với thủy điện nữa”. Từ năm 2008, khi các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Vu Gia, Thu Bồn, Quảng Nam được xây dựng, đi vào hoạt động, cũng chính là thời điểm người dân vùng hạ du liên tiếp gánh những hậu quả nặng nề. Năm 2009, hàng ngàn hộ dân các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An… đã bị nhấn chìm trong dòng lũ do thủy điện xả lũ. Liên tiếp các năm sau đấy, một bộ phận nông dân người Quảng Nam và gần 1 triệu dân Đà Nẵng lại tiếp tục “chịu trận” hậu họa khô hạn, thiếu nước sinh hoạt khi Nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 xây dựng, cắt tiệt nước ở thượng nguồn sông Vu Gia để đổ nước về Thu Bồn, phát điện. Bão số 10 được xác định là không đổ bộ trực tiếp vào Quảng Nam, Đà Nẵng, mưa cũng không thuộc diện lớn so mật độ trong năm. Thế nhưng lũ lụt đã dâng bất ngờ, xấp xỉ báo động 3 trong điều kiện nắng tạnh. Đập không vỡ, nhưng do thủy điện xả lũ với lưu lượng lớn, nước hạ du dâng nhanh đến 4 mét trong tích tắc. Trong khi đó, chính quyền không thông báo kịp thời đến dân. Khi người dân tin lời đồn, hoảng loạn bỏ chạy, chính quyền mới dùng loa phóng thanh… đuổi theo, loan tin trấn an. Đến chiều và tối 2.10, lũ đã đổ về gây ngập lụt thật sự ở hạ du sông Thu Bồn, Vu Gia, người dân huyện Đại Lộc đã phải sơ tán 416 hộ dân với 1.602 nhân khẩu trong đêm 2.10. Những sai phạm ngược đời và vô trách nhiệm Quy trình xả lũ liên hồ (trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành từ năm 2010, nhưng đến nay, khi hữu sự thì việc vận hành lại lúng túng, lộ diện những bất cập, sai phạm. Cụ thể ngày 2.10, trên cùng hệ thống sông Vu Gia, trong lúc thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ với lưu lượng lớn 1.800m3/s- 2.744m3/s (sau đó giảm xuống còn dưới 1.000m3/s), thì thủy điện sông Bung 4A cũng xả tràn với lưu lượng 500 – 1.000m3/s, thủy điện A Vương cũng xả lưu lượng 50 – 150m3/s. Rõ ràng, nhiều hồ thủy điện xả cùng lúc, hạ du sẽ bị ngập lụt là điều không tránh khỏi. Mặc dù quy chế vận hành liên hồ có quy định phải vận hành theo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên, làđảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện trước tiên, sau đấy đến “góp phần giảm lũ cho hạ du đồng thời đảm bảo hiệu quả phát điện”. Tuy nhiên, thực tế, thủy điện Đắk Mi 4 đã làm ngược, “ưu tiên phát điện” trước, gây lũ cho 3 thôn Phước Hòa, Phước Hiệp của huyện Phước Sơn, đồng thời “góp thêm lũ” trên sông Thu Bồn cùng với thủy điện Sông Tranh 2, khiến các xã thuộc huyện Nông Sơn, Quế Sơn bị ngập sâu vì lũ nhân tạo. Theo BCH PCLB TP.Đà Nẵng, Đắk Mi 4 xả lũ lúc 9 giờ sáng 2.10, song đến 8 giờ 40 thì Đà Nẵng mới nhận được bản fax thông báo. Nghĩa là địa phương hạ du chỉ có được 20 phút. Thời gian này sẽ không triển khai được bất cứ hoạt động ứng phó kịp thời nào. Ngoài ra, thông báo xả lũ này còn “chơi chữ” bởi ghi là “nhà máy dự kiến điều tiết nước về các cửa tràn với lưu lượng 500 – 1.000m3/s”. Đây là bản thông báo vô trách nhiệm, không trung thực, gây hậu quả nặng nề, làm tổn thương, bất an hàng triệu dân vùng hạ du. * Phần tô mầu hàng chữ là do người phụ trách cuả BBT post bài lên mạng Nguyên văn bài báo:
|