Mục Đích Của Cuộc Sống

10/11/201112:00 SA(Xem: 30823)
Mục Đích Của Cuộc Sống

Mục đích của cuộc sống
Minh Nguyên dịch

mucdich-300x271Để biết được mục đích của cuộc sống , trước hết ta phải quan sát cuộc sống thông qua kinh nghiệm và sự sáng suốt của mình . Sau đó , ta sẽ tự khám ph1 ra ý nghĩa chân thực của nó . Có thể có những sự chỉ dẫn , nhưng ta phải tạo những điều kiện cần thiết cho việc phát sinh sự nhận thức của chính mình .

Có một vài điều kiện tiên quyết cần cho việc khám phá mục đích của cuộc sống . Trước hết ta phải hiểu về bản chất của cuộc sống con người . Tiếp đó , ta phải giữ cho tâm trạng tĩnh lặng và an lạc bằng cách tiếp nhận việc thực hành về tôn giáo. Khi những điều kiện này đã hội đủ , câu trả lời mà ta tìm kiếm sẽ tự nhiên đến như cơn mưa nhẹ dưới bầu trời .

Hiểu biết vế bản chất của con người

Con người có thể đủ thông minh để đáp lên mặt trăng và khám phá những điếu kỳ diệu trong vũ trụ . Nhưng người ta chưa tìm tòi vào những diễn biến trong nội tâm của chính mính . Người ta chưa tìm hiểu làm thế nào làm thế nào để cho tâm của họ được phát triển đến mức hoàn hảo nhất về những tiềm năng của nó , để cho bản chất đích thực của nó được hiển hiện .

Cho đến bây giờ , con người vẫn được boa bọc trong lớp vỏ vô minh . Người ta họ thực sự là ai và điếu gì mong đợi họ . Như là một hệ quả , người ta hiểu sai mọi thứ và hành động theo sự tưởng tượng của mình . Phải chăng việc toàn thể nền văn minh loài người đang được xây dựng trên sự hiều lầm và điều này không thể hiểu được ? Việc thất bại trong việc hiểu đúng về sự hiện hữu khiến ta thừa nhận một bản ngã giả tạo đầy tự cao tự lợi và ngụy tạo những điều bản thân mình không có , hoặc không thể đạt tới được .

Con người cần phải được nỗ lực để vượt qua sự cô minh này nhằm đạt được sự thực chứnggiác ngộ . Mọi bậc vĩ nhân đều được sinh ra từ bào thai như một con người bình thường , nhưng họ đã biết sống để trở thành người vĩ đại . Sự thực chứnggiác ngộ không thể được rát vào tâm thức con người như việc rót nước vào bể chứa được . Ngay đức Phật cũng đã phải rèn luyện tâm thức của Ngài để thấu hiểu được bản chất thực của cuộc sống con người .

Con người có thể giác ngộ , thành một vị Phật , nếu con người thức tỉnh khỏi giấc mộng được tạo nên bởi chính sự vô minh của mình và trở nên chính thức hoàn toàn . Ta ý thức được rằng , những gì chúng ta có hôm nay là kết quả của vô số tư tưởnghành vi được lặp đi lặp lại trong quá khứ . Người ta không phải là con người được tạo lập sẵn , mà là đang trong quá trình chuyển biến liên tục và luôn luôn thay đổi . Và nhờ vào đặc điểm của sự thay đổi này mà tương lai của ta được thiết lập , điều này có nghĩa rằng chúng ta có thể tạo lập nhân cách và số phận của mình nhờ sự kiểm soát hành động , lời nóitư tưởng của bản thân . Thật vậy con người trở thành tư tưởng và hành động của mình chọn thể hiện . Con người là hoa trái cao nhất trong nấc thang của cây tiến hóa . Đấy là yếu tố giúp con người có thể hiểu được vị thế của mình trong tự nhiên và hiểu được ý nghĩa đích thực của cuộc sống .

Hiểu biết về bản chất của cuộc sống

Hầu hết mọi người đều không thích những sự thật của cuộc sống và thích ru ngủ bản thân họ trong nghĩa sai lầm của sự an toàn bởi mơ mộng và tưởng tượng . Họ nhận lầm hình bóng làm thực chất . Họ không hiểu là cuộc sống là không chắc thật , mà sự chết mới chắc thật . Một cách hiểu về cuộc sống là đối mặt và hiểu rằng cái chết không gì hơn là một sự kết thúc tạm bợ đối voi sự tồn tại tạm bợ . Tuy nhiên , nhiều người không muốn nghe ngay cả từ “chết”. Họ quên rằng cái chết sẽ đến, dù họ thích hay không . Suy tư về cái chết với một tâm lý đúng đắn có thể mang đến cho người ta sự khích lệ và bình tĩnh cũng như sự thấu hiểu về bản chất của cuộc sống .

Bên cạnh sự hiểu biết về cái chết , ta cần có một sự hiểu biết đầy đủ hơn về cuộc sống của ta . Ta đang sống một cuộc sống không luôn diễn tiến một cách êm ả như ta mong muốn . Ta thường đối diện với những khó khăn trở ngại . Ta không nên lo ngại về chúng , bởi vì sự trải nghiệm về bản chất thật của những khó khăn , trở ngại ấy có thể đem đến cho chúng ta sự thấu hiểu sâu sắc hơn về sự sống . Hạnh phúc trần thế với những giàu sang xa hoađịa vị đáng kính trong xã hội , mà hầu hết mọi người tìm cầu chỉ là ảo ảnh . Thực tế về sự tiêu thụ thuốc ngủ , thuốc an thần , số người có mặt trong bệnh viện tâm thầntỷ lệ tự tử ngày càng tăng tỷ lệ với sự tiến bộvật chất hiện đại đủ minh chứng rằng chúng ta cần phải vượt lên trên những lạc thú vật chất trần tục để tìm đến hạnh phúc chân thật .

Nhu cầu về tôn giáo

Để hiểu mục đích thật sự của cuộc sống , ta nên chọn và tuân theo một hệ thống đạo đức ngăn cản thực hiện những hành vi xấu , khuyến khích ta làm điều thiện , và cho phép ta thanh tịnh tâm mình . Để cho đơn giản , ta sẽ gọi hẹ thống náy là ‘tôn giáo’.

Tôn giáo là một sự thể hiện về sự phấn đấu của con người : đấy là sức mạnh vĩ đại nhất dẫn con người đến sự hoàn thiện bản thân . Nó có sức mạnh chuyển hóa con người với những phẩm chất tiêu cực thành những người có phẩm chất tốt . Nó chuyển sự thấp hèn thành cao quý , sự ích kỷ thành không ích kỷ , tự hào thành khiêm tốn , kiêu căng thành nhẫn nại , tham lam thành rộng lượng , thô lỗ thành tế nhị , chủ quan thánh khách quan . Nói theo nghĩa tương đối , mọi tôn giáo đếu hướng đến một bình diện cao hơn của sự sống . Từ thới xa xưa nhất , tôn giáo đã là nguồn cảm hứng nghệ thuật và văn hóa của nhân loại .

Mặc dầu nhiều hình thức tôn giáo xuất hiện trong suốt chiều dài của lịch sử , nay đã không còn và bị quên lãng , trong thời gian hiện hữu của nó mỗi tôn giáo đã có những đóng góp nhất định vào sự tiến độ chung của nhân loại . Thiên Chúa giáo đã làm cho Phương Tây trở nên văn minh , và ảnh hưởng suy yếu của nó đã đánh dấu xu hướng đi xuống của tinh thần phương Tây . Phật giáo vốn mang lại sự văn minh cho phần lớn xã hội phương Đông trước đây khá lâu , vẫn còn là một nguồn lực sống động , và trong thời đại trí thức khoa học này , có nhiều khả năng phát triển và tăng cường ảnh hưởng . Dù xét ở khía cạnh nào đi nữa ,Phật giáo cũng không hề mâu thuẫn với tri thức hiện đại mà còn bao hàm và vượt trội hơn tất cả những tri thức đó với một cáh thức mà không một hệ thống tư tưởng nào khác có thể làm được trong quá khứ cũng như trong tương lai . Người phương Tây tìm cách chinh phục vũ trụ cho những mục đích vật chất . Phật giáoTriết học phương Đông cố gắng đạt đến sự hài hòa với tự nhiên và đề cao sự thỏa mãn tâm linh

Tôn giáo dạy cho con người cách làm dịu các cảm giác và khiến cho tâm thức an lạc . Bí quyết của việc làm dịu các cảm giácdiệt trừ sự ham muốn vốn là gốc rễ của mọi đau khổ . Điều rất quan trọng đồi với con người là có được sự hài lòng . Kẻ càng khao khát tài sản thì kẻ đó càng đau khổ . Tài sản không đem lại hạnh phúc đến cho con người . Rất nhiều kẻ giàu có lớn trên thế giới ngày nay đều đang chịu khổ đau với vô số những vấn đề cả về tinh thần lẫn vật chất .Với tất cả tiền bạc đang có , họ vẫn không thể nào mua được một giải pháp cho những bản thân của bản thân . Thế mà có những người nghèo nhất đã tu tập để có được sự hài lòng vẫn có thể tận hưởng cuộc sống , hơn hẵn những người giàu có nhất có thể hưởng . Như bài kệ sau :

Ai kia đã có nhiều
 Lòng vẫn đầy ham muốn
 Tôi đây tuy có ít
 Nhưng lòng không mong cầu
 Dù có nhiều hơn nữa
 Họ vẫn mãi nghèo thiếu
 Với một ít tài sản
 Tôi vẫn thấy giàu sang
 Họ nghèo tôi giàu có
 Họ xin tôi bố thí
 Họ túng thiếu, tôi đủ
Họ héo mòn tôi sống

Tiềm kiếm một mục đích trong cuộc đời

Mục đích trong cuộc đời thay đổi tùy theo mỗi cá nhân . Một họa sĩ có thể nhắm đến việc vẽ một kiệt tác sống mãi sau khi anh ta đã qua đời . Một nhà khoa học có thể mong muốn khám phá một hiện tượng mới , xây dựng một học thuyết mới , hoặc phát minh một loại máy móc mới . Một chính trị gia có thể ước muốn trở thành thủ tướng hay tổng thống . Một nhà quản trị trẻ có thể nhắm đến việc trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty đa quốc gia . Khi được hỏi tại sao họ nhắm đến những điều đó, người họa sĩ , nhà khoa học , người chình trị gia và nhà quản trị trẻ đều sẽ trả lời rằng việc thành tựu những việc ấy sẽ đem đến cho họ một mục đích trong cuộc sống và khiến họ hạnh phúc . Nhưng phải chăng những thành tựu đó sẽ mang lại hạnh phúc lâu dài ? Mọi người đều nhắm đến hạnh phúc trong cuộc sống , nhưng họ đau khổ hơn trong quá trình đó . “ Giá trị của cuộc đời không nằm ở khoảng thời gian của những ngày , nhưng trong sự hưởng dụng mà ta làm ra chúng . Người ta có thể sống thọ mà chẳng giúp ích gì cho ai và như thế đã sống rất ít ”.

Nhận thức rõ về hiện thực của cuộc sống

Khi chúng ta nhận rõ ra bản chất của cuộc sống ( được đặc tả bởi những sự bất mãn , sự thay đổi và tính không tự thể ) cũng như bản chất của lòng tham muốn và những phương tiện để thỏa mãn lòng ham muốn đó , thì chúng ta có thể hiểu được tại sao hạnh phúc mà nhiều người tìm kiếm một cách cuồng dại lại quá khó nắm bắt , hệt như dùng tay chộp lấy ánh trăng . Họ cố gắng tạo dựng hạnh phúc bằng cách tích lũy . Khi họ không thành công trong việc tích lũy tài sản , giành lấy địa vị ,quyền lực , danh dự và trong việc tỏa mản thú vui nhục dục , họ héo mòn và đau khổ trong sự ghen tức với những kẻ thành công trong việc đạt được những thứ ấy . Họ cũng vẫn khổ đau vì lúc ấy họ lo sợ bị mất đi những gì họ giành được hoặc là họ muốn giàu hơn, có địa vị cao hơn , có nhiều quyền lực hơn , nhiều khaoi1 lạc hơn . Những mong muốn của họ dường như lhong6 bao giớ chán . Đây là lý do tại sao sự hiểu biết về cuộc sống lại quan trọng hơn khiến ta đừng lãng phí quá nhiều thời gian làm những chuyện không thể làm được . Đây chính là lúc mà sự tiếp nhận một tôn giáo trở nên quan trọng vì nó khuyến khích sự bắng lòng và thúc đẩy người ta hướng lên trên những nhu cầu về xác thịt và bản ngã của họ . Trong một tôn giáo như Phật giáo , người ta được nhắc nhở rằng họ là kẻ thừa tự nghiệp và là người chủ vận mệnh của họ . Để đạt được niềm hạnh phúc lớn hơn , ta phải sẵn sàng từ bỏ những thú vui tạm bợ . Đối với một người không tin vào sự sống sau khi chết , thì điều đó vẫn đủ để hướng người ấy đến một cuộc sống tốt đẹp và cao thượng trên thế gian này , tận hưởng niềm an bìnhhạnh phúc của cuộc sống ngay bây giờ và ở đây , cũng như việc thực hiện những hành động đem lại hạnh phúclợi ích cho người khác . Hướng đến một đời sống tích cựclành mạnh như thế trong giới này và tạo dựng hạnh phúc cho mình và người là điều tốt hơn nhiều so với đời sống vị kỷ , chỉ cốt để thỏa mãn những tham muốnbản ngã của mình . Nếu ta không biết cách sống hướng đến những hy vọng của người khác làm sao chúng ta có thể trông đợi người khác hướng theo những trông đợi của ta ? Tuy nhiên , nếu một người tin vào đời sống sau khi chết , thì theo luật nghiệp báo , sự tái sinh sẽ diễn ra tùy thuộc vào phẩm chất của những hành vi của người đó . Một người đã từng làm nhiều việc thiện thì có thể được sinh vào những nơi thuận tiện , nơi đó , người ấy tận hưởng sự giàu cóthành công , sắc đẹp và khỏe mạnh , và gặp được những vị thiện hữu trí thức cùng với những vị thầy giỏi . Những hành vi tốt cũng có thể đưa đến sự tái sanh ở những cõi trời và những cảnh giới tốt đẹp . Trong khi đó những hành vi xấu , sẽ dẫn tới việc tái sinh vào những cảnh giới đau khổ . Khi một người đã hiểu luật nghiệp báo , người ấy sẽ cố gắng kềm chế việc thực hiện những hành động xấu , và cố gắng để trau dồi những việc thiện . Làm như thế , người ấy đạt được những lợi ích không chỉ trong kiếp này mà còn trong nhiều kiếp sống về sau nữa .

Khi hiểu về bản chất của đời sống con người , một số nhận thức quan trọng sẽ sinh khởi . Ta nhận thấy được rằng không giống như viên đá hay tảng đá , con người sở hữu tiềm năng bẩm sinh để trưởng dưỡng trí tuệ từ bi và sự tỉnh thức – và được chuyển hóa bởi sự tự phát triển và trưởng thành này . ta cũng hiểu được rằng được sinh ra làm thân người là điều không phải dễ , đặc biệt là người có cơ hội để nghe Phật pháp . Hơn nữa , ta cũng ý thức rõ rằng cuộc sống là vô thường và vì thế ta nên cố gắng thực hành Chánh pháp khi ta còn đủ điều kiện để làm việc đó . Ta cũng nhận thức rằng sự thực hành Chánh pháp là quá trình rèn luyện cả đời cho phép ta thoát khỏi những khả năng thực sự bị giam hãm trong tâm thức bởi vô minhtham ái . Để trãi nghiệm những lạc thú trần thế phải có những đối tượng và đồng sự ngoại giới nhưng để đạt tới hạnh phc1 của tâm thức ta không cần đến các đối tượng bên ngoài .

Dựa vào những nhận thứchiểu biết này , ta sẽ cố gắng ý thức hơn về những điều ta suy nghĩ , nói năng và hành động . Ta sẽ cân nhắc xem những tư tưởng , ngôn ngữ và hành động của ta có hữu ích hay không , có dược thực hiện bởi tâm từ và đem lại những ảnh hưởng tích cực cho ta và cho tha nhân hay không . Ta sẽ nhận ra được giá trị đích thực của việc tu tập theo phương pháp chuyển hóa tự ngã một cách triệt để , được các Phật tử gọi là Bát chánh đạo . Con dường này có thể giúp con người phát triển sức mạnh đạo đức của bản thân ( giới ) thông qua việc hạn chế những hành vi tiêu cực và sự rèn luyện phẩm chất tích cực , có lợi cho sự trưởng thành của cá nhân, tâm thứctâm linh . Hơn nữa , Bát chánh đạo còn chứa đựng nhiều kỹ thuật mà ta có thể áp dụng để tịnh hóa tư tưởng , mở rộng năng lực tâm thức , và đem đến sự thay đổi hoàn toàn hướng đến một nhân cách lành mạnh . Sự trau dồi tâm thức này có thể mở rộngđào sâu vào tâm thức để đạt tới một sự hiểu biết sâu sắc hơn về đặc tínhbản chất của các hiện tượng , đời sốngvũ trụ . Nói một cách ngắn gọn , điều này dẫn đến sự trau dồi trí tuệ phát triển , tình yêu thương , lòng từ , thiện tâm , và niềm vui của ta cũng tăng trưởng . Con người sẽ có nhận thức rõ rệt hơn đối với mọi hình thức của sự sống và hiểu rõ hơn về những tư tưởng , cảm xúc , và động cơ của chính mình .

Trong tiến trình tự chuyển hóa , ta sẽ không còn khao khát được sinh ra ở thiên giới như là một mục đích tối hậu trong cuộc sống . Ta sẽ đặt ra những mục đích cao hơn và noi theo gương của Đức Phật , người đã đến được đỉnh ca về sự hoàn hảo của loài người và đạt tới trạng thái không thể nghĩ bàn mà chúng ta gọi Giác-ngộ hay Niết-bàn . Chính là ở đây ta phát triển được một niềm tin sâu sắc vào Tam bảochấp nhận Đức Phật là mô hình tâm linh lý tưởng của mình . Ta sẽ cố gắng diệt trừ tham dục , phát triển trí tuệtừ bi , và hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc của luân hồi sinh tử .

Nguồn : What is the purpose of Life , trích từ What Buddhists believe , K .Sri Dhammananda , ấn bản mở rộng năm 2002 . NXB Buddhits Missionary Society Malaysia

K.Sri Dhammananda ( March 18, 1919- August 31 , 2006 )là một tu sĩhọc giả Phật giáo Therevada , người Tích Lan thọ sa-di giới năm 12 tuổi , Cụ túc giới năm 21 tuổi và dành phần lớn cuộc đời hoằng pháp của ngài ở Malaysia . Ngài đến Malaysia năm 1952 , được coi là một vị Tăng sĩ Theravada lỗi lạc nhất ớ Malaysia và Singapore . Ngài viết nhiều sách được phổ biến rộng rãi trong giới sử dụng tiếng Anh , có những đóng góp lớn lao trong việc giới thiệu Phật giáo cho người phương Tây .

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2022(Xem: 2868)
28/09/2015(Xem: 6865)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.