3. Nhận biết chính mình

03/03/20153:56 SA(Xem: 11321)
3. Nhận biết chính mình
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

NHẬN BIẾT CHÍNH MÌNH

( 認識自己 )

Thông thường chúng ta có hai con mắt, có thể nhìn thế gian, nhìn vạn vật, nhìn người khác chính xác, rõ ràng. Nhưng lại không nhìn được chính mình.

Nói rõ hơn, con người có tầm thức phân biệt, có thể nhận thức người khác, nhận thức sự vật, nhận thức thế giới, nhưng không nhận thức được chính mình. Lại nữa, con người chúng ta có thể nhìn thấy được lỗi lầm sai trái của người khác rất rõ ràng, nhạy bén, nhưng lại không nhìn thấy được khuyết điểm của chính mình. Nhìn thấy được sự tham muốn của người khác mà không nhìn thấy được các tập khí, các tiểu khí của chính mình. Nhìn thấy được tà kiến của người khác, nhưng không thấy được cái ngu si của chính mình.

Chúng ta có thể nhận thức được sự hoạt động của thế giới; có thể nhận thức được lịch sử, nhận thức được xã hội, nhận thức được thân thích bằng hữu, nhưng rồi cũng không thể nhận thức được chính xác chính mình.

Làm người nếu chúng ta biết tự mình soi gương quán sát. Trong gương có thể nhìn thấy được mắt, tai, mũi, lưỡi, ngũ quan của chính mình, Nhìn thấy tường tận đường nét xinh đẹp hay diện mạo xấu xí của thân mình, nhưng nào có thể soi thấy được nội tâm của chính mình. Nếu có được mặt gương tinh vi mà có thể soi chiếu thấy được nội tâm của chính mình, thì tâm tham, sân, si, tật đố, tình sầu oán khúc v.v... kia chắc hẳn sẽ rùng rợn khó coi đến cực điểm!

Người, có người hiền lành, Từ Bi; có người hung ác nham hiểm. Người, có người luôn luôn sống với tâm bao dung, Hỷ Xả; nhưng lại có người luôn sống với tâm tham thủ, ích kỷ chỉ biết đòi hỏi được người khác bao dung, cung phụng. Bạn đã tự nhận ra bạn thuộc loại người nào chăng?  Người, có người biết vì người quên mình, nhưng cũng có người chỉ biết tổn hại người, lợi mình. Bạn có thể tự xét ra được mình là thuộc chủng người nào chăng?

Làm người cần phảilễ nghĩa, có tàm quí, có tín nghĩa hòa bình, có trung hiếu, nhân ái, có từ bi hỷ xả. Bạn đã kiểm tra qua chính mình chưa? Bạn kiểm điểm chính mình xem có được những điều kiện làm người đó chưa?

Làm người chúng ta cần phải biết tự bồi dưỡng năng lực đảm đang gánh vác trách nhiệm. Đầu tiên, cần phải tự nhận thức được chính mình, nhất là không sợ đối diện với những lời “trung ngôn nghịch nhĩ”, hoặc lẫn trốn khuyết điểm xấu dở của chính mình, thì mới có thể tiến bộ nhanh, và mới có thể tự mình trưởng thành.

Trong Phật môn thường nhắc nhở chúng ta câu: “Nhận thức bản lai diện mục của chính mình.” Chúng ta đã nhận thức được bản lai diện mục của chính mình chưa?

Trong cuộc sống nhân gian, biết bao người ngày ngày chỉ có bận rộn với những tính toán so đo về sự được mất, sự hơn thua của người khác, rồi chỉ biết chê trách người khác là vô ý thức, vô giáo dục mà quên mất quan tâm về sự khởi tâm động niệm của chính mình. Con người chúng ta đối với lý tưởng, trách nhiệm xứ mạng của chính mình là luôn luôn trái ngược với sự thật, trái ngược với tương lai. Do nhân đó mà làm chướng ngại pháp thân huệ mạng của chính mình. Chúng ta học Phật chính là để khai phát chơn tâm của chính mình. Và lột bỏ đi cái mặt nạ của chính mình, thành khẩn phân giải chính mình, nhận thức được chính mình.

Nhận biết được chính mình, chính là một đề tài lớn của xứ mạng, đâu thể xem thường, hoặc buông lung tùy tiện!
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2022(Xem: 3019)
28/09/2015(Xem: 6964)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.