Nhu Cầu Hạnh Phúc

19/02/20224:24 SA(Xem: 3044)
Nhu Cầu Hạnh Phúc

NHU CẦU HẠNH PHÚC
Tuệ Thiện

 

binh an hanh phucHạnh phúc là một ước vọng, một nhu cầu muôn đời của con người. Nhưng Hạnh phúc là gì? Thế nào là Hạnh phúc? Có chăng một Hạnh phúcý nghĩa phổ quát chung cho tất cả loài người? Chúng ta cũng biết rằng sự tầm cầu hạnh phúc đã được ghi nhận trong bản tuyên ngôn độc lập của Hoa-kỳ năm 1776 như một quyền không thể thiếu nơi con người.

 

Chúng ta có thể có hàng trăm định nghĩa về hạnh phúc, mỗi người cảm nhận một cách khác nhau. Chữ hạnh phúc bao gồm 4 khía cạnh: vật thể, tinh thần, tâm linhxã hội. Con ngườisung sướng chăng với một thân thể bịnh hoạn, một tinh thần nhu nhược, một tâm linh khô cạn và trong một xã hội thối nát?

 

Về vật thể chúng ta có nhiều trạng thái thể hiện sự khoái cảm như: khỏe khoắn, khoan khoái, hoan lạc, khoái lạc, sướng khoái, lạc thú, thỏa mãn...Về tinh thần có những tâm trạng diễn tả hạnh phúc như vui vẻ, hớn hở, mừng rỡ, hoan hỉ, hân hoan, sung sướng, thoả thích, thỏa ý, mãn nguyện, toại lòng, toại nguyện... Về tâm linh chúng ta có những trạng thái tâm như hỉ lạc, an lạc, định tĩnh, buông xả, dứt khổ, giải thoát... Về xã hội chúng ta có những dân tộc sống trong nền văn minh nhân bản có đầy đủ an bình, an ninh, công bình, công lý, tự do, bình đẳng, tương trợ...Tất cả những cảm giác, những tâm trạng, những thực tại trên đều có thật, nhưng chúng không bền vững, chóng qua. Một cá nhân với một cơn nóng giận có thể làm đỗ vỡ hạnh phúc gia đình mà hai người đã dày công xây dựng. Ngay cả một chế độ một sớm một chiều bị lật đỗ và áp đặt một nền độc tài khát máu như ở Campuchia, Á Phú Hãn, Hồng Kông...Vậy có thể có một Hạnh phúc bền vững không?

tôn giáo cho rằng cõi trần gian là địa ngục, chúng ta xuống đây để đền tội, Hạnh phúc bền vững chỉ đạt được sau khi chết. Emmanuel Kant cũng nói như thế: hạnh phúc sâu đậm, lâu bền chỉ có ở cõi trên, và được qui định bởi cuộc sống đạo đức, thoát tục ở cõi trần.

 

Chữ hạnh phúc bao hàm một tình cảm thỏa mãn với 4 sắc thái:

-có những thỏa mãn thoáng qua như thụ hưởng những lạc thú qua các giác quan hay qua tinh thần như thú vui nghe nhạc,đọc sách;

-cũng có những trãi nghiệm thoáng qua thật tuyệt diệu xuất thần của các thiền gia hay những trạng thái chứng đắc của các nhà tu làm đánh dấu và thay đổi cả một cuộc đời tu tập.

-có những thỏa mãn lâu bền gắn liền với một phần của cuộc đời hay trong một lảnh vực nào đó của cuộc sống như thành công nổi tiếng trong sự nghiệp hay để lại một công trình lưu danh hậu thế.

-Sau cùng có những thỏa mãn bao trùm trọn vẹn cuộc sống mà nhà nghiên cứu R. Veenhoven dùng để định nghĩa chữ Hạnh phúc.

 

Những nghiên cứu khoa học cho biết Hạnh phúc con người được quyết định bởi 3 điều kiện sau đây: sự Di truyền chi phối 50%, có những người sinh ra đã có xu hướng tiền địnhsung sướng hay đau khổ. Điều nầy nhờ những khảo cứu trên những trẻ em sinh đôi thật (có cùng yếu tố di truyền) bị tách ra nuôi dưỡng trong hai gia đình khác nhau. Sau đó là những điều kiện ngoại cảnh như: vị thế xã hội, hoàn cảnh gia đình, quốc gia và môi trường sinh sống...(10-15%). Sau cùng là yếu tố nội tại như ý chí để thay đổi hoàn cảnh, thay đổi cách sống, cách suy nghĩ, thái độ nhìn đời chi phối 40-35% còn lại. (Ruut Veenhoven, bibliography of happiness)

 

Những nghiên cứu tâm lý xã hội cho thấy là người dân sống trong những nước mà an ninh được bảo đảm, có tự do dân chủ, có luật pháp bảo vệ, có nền giáo dục khai phóng và thông tin rộng rãi thì người dân được hạnh phúc hơn; 80% dân Mỹ tuyên bốsung sướng. Nhưng trong các quốc gia phát triển số bịnh trầm cảm tăng lên gấp 10 lần so với năm 1960. Ở Thụy Điển con số tự tử tăng 260% trong thành phần sinh viên từ năm 1950 (Andrew Solomon, Le démon intérieur)

Năm 2015, Nhật Bổn có 24.025 người tự tử, xếp hạng thứ 17 trên thế giới bởi OMS, đa số vì bịnh hoạn, công ăn việc làm và chính sách kinh tế (5,8 lần cao hơn chết vì tai nạn giao thông)(nippon.com).

 

Năm 2013, giáo sư Martin Seligman, cha đẻ của thuyết Tâm lý học Tích cực, đưa ra mô hình PERMA với 5 yếu tố căn bản của Hạnh phúc chân thực như sau:

 

1-Cảm xúc tích cực (Émotions Positives) như hân hoan, lạc thú, biết ơn, nồng nhiệt...nghĩa là phải nuôi dưỡng tình cảm lạc quan trong mọi tình huống sẽ giúp cho con người trở nên cởi mỡ, sáng tạo, đủ kiên nhẫn để đối phó với những thử thách. Các nghiên cứu cho thấy là sống thường xuyên với tâm trạng tích cựctác động hiệu quả trên tình trạng phúc lạc của con người.

2-Dấn thân (Engagement) là sự trải nghiệm tối ưu trong công việc, thể thao, âm nhạc...quên mình, quên cả thời gian, bị cuốn hút vào trạng thái chú tâm tỉnh giác trong hiện tại.

3-Liên hệ tích cực (Relations positives): những sự liên hệ tốt đẹp với bạn bè, thân quyến, đồng nghiệp là nguồn gốc của hạnh phúcsức khỏe tinh thần. Những người lớn tuổi mất dần những liên hệ nầy do già yếu, bịnh tật hoặc do thay đổi tính tình, tự cô lập. Sự nâng đở của tập thể là cần thiết để vượt qua những khó khăn nhất thời. Sự gần gủi thân mật trong tình yêu, hay tình bạn làm tăng sự điều tiết chất ocytocine là kích tố của sự trung thành, của thiện cảmhợp tác.

4-Ý nghĩa cuộc đời (Meaning of life): bình thường chúng ta ít khi đặt câu hỏi «cuộc đời có ý nghĩa gì chăng?», nhưng khi đứng trước cái chết của một người, nhứt là người trẻ tuổi câu hỏi đó hiện ra trong trí não ta. Có lẽ vì cuộc đời quá ngắn ngủi mà vũ trụ lại bao la và ước muốn của con người thì vô hạn.

Đi tìm thú vui hoan lạc hay tiền của vật chất sẽ không bao giờ được thỏa mãnlòng ham muốn ngày càng gia tăng, rồi có một lúc «ngoảnh mặt lại» thấy đời là một khoảng trống không! Lúc đó con người muốn đi tìm một hạnh phúc bền vững, trường cửu.

 

Theo văn hóa Đông phương, có ba con đường để xây dựng sự nghiệp cuộc đờiLập công, Lập ngôn, Lập Đức:

 

-Lập công dành cho những ai muốn ra làm quan, làm chính trị để giúp nước, giúp dân hay mỡ rộng ra xã hội ngày nay cho những người làm trong các ngành nông, công, thương mà thành công trong sự nghiệp của mình (nhất nghệ tinh, nhất thân vinh)

 

-Lập ngôn dành cho các giáo sư, văn, thi, nghệ sĩ viết sách, dạy học, sáng tạo những tác phẩm giá trị để đời:

                              Trăm năm bia đá cũng mòn,

                              Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

 

-Lập đức dành cho những vị đi vào con đường xã hội, y khoa, tôn giáo, tâm linh để trước hết chuyển hóa cho chính mình rồi sau đó đem ra giáo huấn cho thiên hạ, quần chúng.

Tam Lập này có thể phối hợp từng 2 cái hoặc cả 3 như trường hợp Nguyễn Công Trứ hay vua Trần Nhân Tông...

Tây phương thì nhấn mạnh trên 3 chiều hướng mà con người thường đi tìm ý nghĩa cuộc sống :

               -Tình cảm và sự Liên hệ: tình thương, tình bạn, gia đình.

               -Nhận thức (cognitive): tín ngưỡng, triết lý đời sống và các giá trị.

               -Hành xử (comportement): hành động, cư xử trong đời sống thích hợp với những giá trị.

 

5-Tâm trạng Mãn nguyện (sentiment d'Accomplissement): có những mục tiêu rõ ràng trong cuộc sốngcố gắng thực hiện thành công những mục tiêu ấy giúp ta hân hoan, sung sướngcủng cố lòng tin trong khả năng của chính mình. Nhưng cuộc sống trải qua nhiều giai đoạn, sự thành công cũng như sự thất bại ở mỗi giai đoạn đưa đến kết quả cuối cùng. Thất bại cho ta kinh nghiệm để vươn lên. Thành công cho ta sự mãn nguyện về cuộc sống của mình. Mục tiêu càng khó khăn thì chiến thắng càng vinh quang, nhưng đừng quên những chiến thắng nhỏ ban đầu, chúng góp phần kiến tạo tâm trạng mãn nguyện chung của cuộc sống.

Theo luật gia và đạo-đức-gia người Anh Jeremy Bentham đã tiên liệu thì yếu tố thứ 5 nầy là tiêu chuẩn cao nhứt của hạnh phúc vì nó phản ảnh mức độ dung hợp giữa những điều kiện bên ngoài và khả năng bên trong của con người. Theo ông thì « hạnh phúc là tổng cộng của những khoái lạc và khổ đau »

 

PHẬT GIÁO NÓI GÌ VỀ HẠNH PHÚC ?

 

Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.

 

Phật giáo coi đời là bể khổ nhưng không vì đó mà cấm đoán con người hưởng thụ những phúc lạc đến một cách tự nhiên do quả phước mà con người đã tạo ra trong kiếp này hay từ những kiếp trước. Con người sống không phải chỉ có một kiếp mà là vô lượng kiếp. Số kiếp của chúng sinhvô thủy vô chung nếu không biết làm cách nào để vượt thoát khỏi vòng luân hồi.

 

Phật đã chỉ dạy cho con người con đường để chấm dứt sự tái sanh, con đường mà ngài đã trải nghiệm và bao nhiêu các vị thánh đã đi qua. Đó là Bát Chánh Đạo, không còn con đường nào khác. Nếu bảo rằng có một con đường khác (như tụng niệm chẳng hạn) thì đó là sai lầm, là ngụy biện và không phải của Phật giáo.

 

Phật giáo không chủ trương tầm cầu hưởng lạc hay lợi dưỡng như trong khoái lạc chủ nghĩa (hédonisme) của Épicure cũng không chủ trương khổ hạnh vì trên đường đi tìm hạnh phúc vĩnh viễn Đức Phật đã trải qua những giai đoạn ấy và ngài thấy cả hai con đường ấy đều sai lầm, vô ích. Ngài đã chọn con đường trung đạo, lấy ý chítrí tuệ để đạt tới sự giải thoát vĩnh viễn khỏi khổ đau, luân hồi. Sau này Aristote ở Hy Lạp cũng suy nghĩ giống ngài "Hạnh phúc là một sinh hoạt của tâm hồn phù hợp với đạo đức" (Éthique à Nicomaque, VII, 14). Ông thuộc trường phái Duy Hạnh Phúc (Eudémonisme) cùng với những triết gia khác như Sénèque, Épictète, xem hạnh phúcđạt được mục đích sống đúng theo những giá trị mà mình đã chọn lựa.

 

Đức Phật đưa ra 3 mức độ hạnh phúc xếp hạng từ thấp lên cao tùy theo khả năng và sự dấn thân của người Phật tử trên con đường tu tập :

 

  1. An lạchạnh phúc thể hiện ngay trong đời sống hiện tại (dittha-dhamma -hitasukha) đạt được bằng cách phát triển những khả năng nội tại như chú tâm, tỉnh giác, an định tâm hồn, rèn luyện tri giáctrí thông minh cảm xúc để biết mình,  hiểu người, buông xả (lâcher-prise) và điều chỉnh tâm…
  2. Hạnh phúc cho đời sau (samparayika - hitasukha) đạt được bằng sự dấn thân làm những việc công đức và các trách nhiệm xã hội để dành phước báo cho các kiếp sau.
  3. Cuối cùng hạnh phúc cao cả tối thượngNiết Bàn, là sự giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đạt được bằng cách tu tập theo Bát Chánh Đạo.(1)

 

Có một hạnh phúc bền vững thật sự chăng ? Tiến sĩ khoa học Pháp đồng thờinhà sư tu theo Phật giáo Tây Tạng Matthieu Ricard xác nhận là có. Chính ông đã đạt được Hạnh phúc chân thậtbền vững nhờ tu tập thiền định học hỏi và noi gương hai vị thầy là ngài Khyentsé Rinpoché và Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Ông Ricard nói «tôi có thể xác nhận không phải để khoe khoang rằng tôi là một người hạnh phúc, vì việc đó cũng bình thường  như tôi nói là tôi biết đọc hay tôi khỏe mạnh đó thôi»... «Hạnh phúc mà tôi cảm nhận hiện nay trong từng giây phút sống, cho dù phải trải qua mọi hoàn cảnh, được hình thành với thời gian trong những điều kiện phù hợp với sự hiểu rõ nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau». Rồi ông nêu ra thí dụ về những người đã đạt được hạnh phúc bền vững như ông Tendzin Tcheudrak, là bác sĩ của đức Đạt-lai Lạt-ma, đã bị tra tấn dã man trong tù và những trại lao động cưỡng bách của Trung cộng, chỉ còn lại ông và 4 người nữa được sống sót sau hơn 20 năm, tưởng đã chết vì đói và bị tra tấn.  Sau khi được thả tự do, ông được một bác sĩ tâm thần theo dõi, ông nói rằng đôi lúc ông cũng cảm thấy thù hận những tên tra tấn, nhưng sau đó luôn luôn trở về với thiền từ bitrạng thái tâm an lạc. Chính nhờ vậy mà ông còn sống sót bình yên, tâm an tịnh, không sợ hãi, không ác mộng  và không bị hội chứng hậu-chấn-thương. Khi hỏi trong những năm tháng ấy, cái gì làm ông sợ nhứt, ông nói rằng tôi sợ nhất là đánh mất lòng từ bi đối với những người tra tấn mình.(8)

Một vị thầy tâm linh chứng đắc là một bằng chứng cho thấy là não bộ của vị ấy đã thay đổi một cách bền vững, có thể là vĩnh viễn. Khoa học cũng đã chứng minh sự biến đổi lâu bền của não bộ những vị thiền sư kinh nghiệm lâu năm, trong sự vận hành và cả trong cấu trúc như sự gia tăng quan trọng các sóng não với tần số gamma (25-42 Hz) và sự phối hợp rung động đồng-bộ của những vùng não khác nhau (une connectivité et une synchronisation entre diverses zones cérébrales) cũng như sự tăng thể tích của vỏ não.(12)

               Như vậy hạnh phúc có thể là sự thỏa mãn những cảm giác vật thể qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, như khi ta được nghe một bản nhạc truyền cảm hay một bài thơ diễn tả đúng tâm trạng của mình, nhưng những cảm giác nầy lại chóng qua; cũng có thể là một  tình cảm sung sướng được sống trong một môi trường lành mạnh, một nước nên sống; hay một tâm trạng mãn nguyện khi ta thành công trong mục đích sống; hoặc là một trạng thái xuất thần được giải thoát khỏi nổi thống khổ triền miên, đọa đày của người nô lệ được phóng thích, của một con người thoát khỏi được vòng sanh tử luân hồi. Cho dù trong hoàn cảnh nào, nên nhớ rằng một hạnh phúc thực sự bền vững là có thực, nhưng có thể đạt được hay không là do ý chí con người có muốn thực hiện hay không và gương sáng của những người đạt được chân hạnh phúc vẫn hiễn hiện sờ sờ trước mắt chúng ta.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 1)  Bhikkhu Bodhi, "An anthology of discourses from the Pali Canon". dịch giả Nguyên Nhật Trần Như Mai, "Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh tạng Pâli", Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, nxb Hồng Đức.

 2)  Tỳ kheo Giới Nghiêm, "Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta)", Hội PGNT Kỳ Viên Tự, Fontenay-Sous-Bois.

 3)   Tỳ kheo Maha Thông Kham, "38 Pháp Hạnh Phúc", nxb Tôn Giáo.

 4)   Trang Tử, "Nam Hoa Kinh", người dịch và bình chú Nguyễn Duy Cần, nxb Xuân Thu.

 5)   Trần Quang Thuận, "Hành trình tâm linh", nxb Phương Đông.

 6)   François Durpaire, "Histoire mondiale du Bonheur", nbx Cherche-Midi.

 7)   Frédéric Lenoir, "Du bonheur, Un voyage philosophique", nxb Fayard.

 8)   Matthieu Ricard, "Plaidoyer pour le Bonheur ", nxb Pocket.

 9)   Christophe André, Odile Jacob, "Et n'oublie pas d'être heureux".

10)  Davina Delor, "Le bonheur selon Bouddha", nxb Michel Lafon.

11)   Ruut Veenhoven, "Happiness as an aim in public policy". @

12)   Wolf Singer, Matthieu Ricard, «Cerveau & Méditation», Allary Éditions.

                                                                                                                                                TUỆ THIỆN

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2022(Xem: 2882)
28/09/2015(Xem: 6868)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.