Cải Thiện Giao Tiếp Giữa Cha Mẹ Và Con Cái Bằng Chánh Niệm | Huỳnh Kim Quang

04/11/20243:46 SA(Xem: 554)
Cải Thiện Giao Tiếp Giữa Cha Mẹ Và Con Cái Bằng Chánh Niệm | Huỳnh Kim Quang

CẢI THIỆN GIAO TIẾP GIỮA CHA MẸ
VÀ CON CÁI BẰNG CHÁNH NIỆM

Huỳnh Kim Quang

 

 

Làm sao để có sự giao tiếp trong cảm thông và đầm ấm giữa cha mẹ và con cái là mối quan tâm sâu xa đối với những người làm cha mẹ! Điều này lại càng quan trọng hơn đối với những gia đình di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ, nơi mà họ vừa đối diện với sự chênh lệch tuổi tác giữa hai thế hệ dẫn đến sự xa cách về cảm thônghiểu biết lẫn nhau, vừa phải sống trong một xã hội mà trong đó con cái của họ được giáo dụctrưởng thành trong một nền văn hóa khác đưa đến sự dị biệt trong cuộc sống gia đình.

Tất nhiên, đó không chỉ là thực trạng đối với người Việt di cư ở Mỹ mà còn là thực trạng chung đối với tất cả mọi gia đình di dân trong đất nước Hoa Kỳ.

Một trong những phương cách giúp cải thiện sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã và đang được áp dụng phổ biếnchánh niệm. Nhiều nghiên cứu cho thấy áp dụng phương cách giao tiếp chánh niệm giúp cho cha mẹ và con cái rất nhiều. Chẳng hạn, nó giúp cha mẹ ít cáu kỉnh, thất vọng và bất lực; nó cải thiện sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái; nó giúp tình cảm giữa cha mẹ và con cái đậm đà hơn; nó sửa đổi những sai sót trong hành xử; và nó làm cho cha mẹ giảm bớt căng thẳng.

Chính những điều vừa nêu trên là động lực thôi thúc những người làm cha mẹ và ngay cả con cái đi tìm phương thức cải thiện giao tiếp bằng chánh niệm. Đó cũng là lý do có cuộc hội thảo với đề tài “Giao Tiếp Chánh Niệm Dành Cho Cha Mẹ Và Con Cái Vị Thành Niên” do Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ chủ trì vào trưa Thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024 tại Trường Bodhi Academy, 12072 Knott Street, Unit A, Garden Grove, CA 92841.

Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ hiện đang dạy Hóa Học tại Trường Mira Loma High School ở Thủ Phủ Sacramento, miền Bắc California, Hoa Kỳ. Ông là một hành giả thực hành chánh niệm. Ông cũng là đệ tử tại gia của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và được Thầy Bổn Sư cho Pháp Danh là Tâm Thường Định. Ông đã và đang dạy cho các nhà giáo dục trong tiểu bang California về Chánh NiệmLãnh Đạo Chánh Niệm kể từ năm 2014. Ông đã xuất bản nhiều sách và nghiên cứu về việc áp dụng chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày.

Trong phần tự giới thiệu của những người tham dự cuộc hội thảo. Tôi nghe được nhiều tâm tình và hoàn cảnh của nhiều người. Có người nói đã từng đi nghe Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ hướng dẫn thực hành chánh niệm và đã thực hành một cách hiệu quả rất bất ngờ, nên hôm nay lại đến để học hỏi thêm. Có người cho biết rất thích thú với phương thức chánh niệm. Có người nói vì muốn học chánh niệm để dạy dỗ con cái. Có người nói muốn học chánh niệm để hiểu biết thêm về giới trẻ hầu nối lại khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Có người nói muốn hiểu chánh niệm để học cách cởi mở hơn, vân vân và vân vân…

Mở đầu của buổi hội thảo, Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đã giải thích ý nghĩa của chánh niệm. Ông nói rằng chánh niệm là có mặt ngay trong khoảnh khắc hiện tại mà không phán xét. Còn giao tiếp chánh niệm, theo ông cho biết là mang sự tỉnh thức chánh niệm này vào các cuộc nói chuyện, lắng nghe sâu sắc, và nói rõ ràng và có chủ đích. Ông nhấn mạnh rằng phải chánh niệm trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động. Ông cho biết cách tốt nhất để thực hành chánh niệmđể tâm theo dõi hơi thở của mình. Ông nói hơi thở là sự nối kết giữa thân và tâm. Chính vì vậy, ngay từ đầu khi bước vào cuộc hội thảo Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đã cho mọi người hít thở 5 phút. Ông hướng dẫn mọi người cách hít vào thật sâu và biết mình đang hít vào thật sâu. Rồi thở ra chầm chậmbiết mình đang thở ra chầm chậm.

Đi vào nội dung chính của buổi hội thảo, Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ nêu ra 3 trụ cột chính trong sự giao tiếp chánh niệm giữa cha mẹ và con cái: Có mặt, lắng nghe sâu và ái ngữ.

1/ Có mặt (presence): Tập trung vào khoảnh khắc hiện tại không xao lãng. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi của chánh niệm. Bạn phải để toàn tâm ý vào giây phút hiện tại, không quay về quá khứ, không chạy tới tương lai. Ngay ở đây và bây giờ. Điều đó có nghĩa là khi cha mẹ giao tiếp với con cái của mình thì phải để toàn tâm ý vào sự giao tiếp và câu chuyện đang nói với con cái hay đang nghe con cái mình nói. Bạn không thể vừa giao tiếp mà lại vừa nghĩ tới những chuyện khác đã xảy ra hay chuyện sắp tới. Bạn không thể phân tâm. Bạn phải cho con cái của mình biết rằng bạn đang giao tiếp với chúng bằng cả thân và tâm của bạn. Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đề nghị các bậc cha mẹ nên nói chuyện với con cái của mình ít nhất 10 phút một ngày và có mặt 100%. Khi cha mẹ làm được điều này thì cũng có thể yêu cầu con cái của mình làm theo. Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ kể rằng mỗi khi ông nói chuyện với con cái ông đều không gắn earphone và ông cũng yêu cầu con mình lấy earphone ra để cùng nhau nói chuyện.  

2/ Lắng nghe (listening deeply): Cho người đang nói chuyện với bạn thấy rằng bạn đang để tâm trọn vẹn đến việc họ đang nói mà không chuẩn bị đáp trả. Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ giải thích rằng những bậc cha mẹ cần học cách lắng nghe. Giữ tâm lắng sâu khi nghe mà không phản ứng, không phán xét. Nghe nỗi khổ đau của con cái. Đặt mình trong vị trí của con cái để nghe chứ không phải vị trí của mình. Thường ngày chúng ta không lắng tâm xuống để nghe mà vừa nghe, vừa nghĩ, vừa nói, vừa làm chuyện khác khiến cho chúng ta không thể nghe một cách trọn vẹn câu chuyện. Như vậy làm sao cha mẹ có thể thấu cảm được điều gì con cái mình muốn nói.

3/ Ái ngữ (compassionate speech): Nói với sự tử tế, thành thật, và không phán xét. Ái ngữ là nói lời thương yêu, lời hòa nhã, là biểu hiện của tâm từ bi. Cha mẹ khi giao tiếp với con cái bằng những lời yêu thương thì sẽ làm cho con cái cảm nhận được tình thương yêu sâu thẳm đối với họ. Nếu cha mẹ giao tiếp với con cái bằng những lời tục tĩu, bằng lời chửi thề, bằng giọng giận dữ lớn tiếng thì sẽ làm cho con cái sợ hãi hoặc tiêm nhiễm tính nết hung dữ, thô bạo và điều đó sẽ biến con cái mình thành nạn nhân mà đáng lý ra có thể tránh được.

Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ cũng đã nói đến 5 điều mà những bậc cha mẹ cần suy nghĩ trước khi nói điều gì. Năm điều này được ông viết tắt bằng chữ THINK và đã giải thích như sau:

1/ Chữ T = True: Thật, tức là điều mình sắp nói có thật không, hay là điều không thật.

2/ Chữ H = Helpful: Ích lợi, tức là điều mình sắp nói có ích lợi cho con cái của mình không.

3/ Chữ I = Inspiring: Cảm hứng, tức là điều mình sắp nói có gây sự cảm hứng cho con cái hay không.

4/ Chữ N = Necessary: Cần thiết, tức là điều mình sắp nói có cần thiết hay không. Nếu cần thì nên, nếu không cần thì thôi.

5/ Chữ K = Kind: Tử tế, tức là điều mình sắp nói có tử tể, có thương yêu hay không.

Nếu những gì mình sắp nói là thật, ích lợi, gây cảm hứng, cần thiết và tử tế thì nói, ngược lại thì đừng. Làm được như vậy cũng sẽ giúp cải thiện sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ lưu ý mọi người về những trở ngại thông thường nhất trong sự giao tiếp chánh niệm, bao gồm:

-         Phán xét: Đưa ra những khẳng định trước khi lắng nghe trọn vẹn.

-         Phản ứng: Nói với sự giận dữ hay chống đối.

-         Làm nhiều thứ: Không để tâm trọn vẹn trong lúc nói chuyện.

Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ cũng đề cập đến việc giải quyết xung đột bằng chánh niệm. Ông nói đến những bước chính cần làm một cách chánh niệm để kiềm chế những bất đồng trong lúc nói chuyện.

-         Trước khi phản ứng thì nên dừng lại và hít thở vài lần.

-         Thừa nhận mỗi cảm xúc của nhau trước khi đưa ra giải pháp.

-         Tập trung vào vấn đề, không phải nhắm vào cá nhân và tránh dùng ngôn từ đổ lỗi.

Buổi hội thảo dù kéo dài 2 tiếng đồng hồ, nhưng Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đã có cách làm cho mọi người không cảm thấy mỏi mệt, uể oải, buồn chán bởi vì ông đã thực hiện các trò chơi mà cũng là những trắc nghiệm những gì đã được thảo luận xen kẽ vào các đề mục mà ông đang hướng dẫn. Ngoài ra ông còn cho các người tham dự đặt câu hỏi hay phát biểu cảm nghĩ hoặc kinh nghiệm cá nhân trong những vấn đề mà ông đang nói đến. Đó là phương pháp sư phạm chuẩn mực và sáng tạo mà Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đã đem ra áp dụng trong cuộc hội thảo.

Khi cuộc hội thảo chấm dứt, mọi người đã chào đón cô Mỹ Hạnh là người điều hành Trường Bodhi Academy, nơi mà cuộc hội thảo diễn ra. Cô Mỹ Hạnh đã có lời chào mừng mọi ngườigiới thiệu sơ qua về Trường Bodhi Academy. Cô cho biết rằng Trường Bodhi Academy đã khai giảng từ tháng 8 năm nay và hiện Trường có 14 học sinh theo học các lớp dạy kèm sau giờ học và thực tập chánh niệm để giúp các em nâng cao khả năng tập trung trong việc học nhiều hơn. Cô Mỹ Hạnh kêu gọi mọi người giúp quảng bá chương trình dạy kèm sau giờ học và thực hành chánh niệm. Cô cũng cho biết Trường đang rất cần sự trợ giúp tài chánh để trang trải các chi tiêu.

Được biết Bodhi Academy là trung tâm bất vụ lợi dạy kèm sau giờ học duy nhất tập trung vào việc giáo dục trẻ em trong cách liên kết toàn diện qua việc thêm vào thực hành chánh niệm trong học đường. Trung tâm này được sáng lậpđiều hành bởi các chuyên gia giáo dục tự nguyện có học vị sau đại họctiến sĩ cống hiến cho việc nuôi dưỡng khả năng tích cực trong mỗi trẻ em để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, an lạcthành công. Chương Trình Sau Giờ Học Chánh Niệm kết hợp (iMAP) của Bodhi Academy cung cấp nơi vui thíchan toàn cho các học sinh tiểu học, lớp 7 và lớp 8. Các chương trình của Trường gồm dạy kèm, giúp làm bài tập ở nhà, phát triển sinh hoạt trong lớp học tích cực, thực hành các kỹ thuật chánh niệm, và cải thiện các kỹ năng xã hội-cảm xúc bổ sung mà không được dạy tại các trường truyền thống

Lịch học trong niên khóa 2024-2025 như sau:

-         Từ ngày 12 tháng 8 năm 2024 đến ngày 30 tháng 5 năm 2025;

-         Mở cửa từ 2:30 chiều tới 6 giờ chiều vào các ngày Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Năm, Thứ Sáu, và Thứ Tư mở cửa từ 1 giờ chiều tới 6 giờ chiều.

Độc giả muốn biết thêm chi tiết về Trường Bodhi Academy, xin liên lạc qua điện thoại: (657) 549 – 4627; hoặc qua Email: academy@bodhiyouth.org; hoặc vào trang Web của Trường: https://academy.bodhiyouth.org.

 

+++++

 

Chanh niem 01Chụp hình lưu niệm sau cuộc hội thảo tại Bodhi Academy.

 

Chanh niem 02Một phần quang cảnh những người tham dự trong cuộc hội thảo tại Bodhi Academy.

 

Tạo bài viết
19/04/2014(Xem: 26370)
30/01/2014(Xem: 11888)
11/12/2014(Xem: 19959)
05/02/2013(Xem: 16467)
02/10/2022(Xem: 3479)
09/09/2012(Xem: 24636)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…