Tóm tắt kinh Trung Bộ

01/10/20153:31 CH(Xem: 23838)
Tóm tắt kinh Trung Bộ
THÍCH MINH CHÂU
TÓM TẮT 
KINH TRUNG BỘ
(MAJJHIMA NIKAYA)
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn 2011

LỜI THƯA

tom-tat-kinh-trung-boChúng tôi, hàng môn đệ của Hòa thượng thượng Minh hạ Châu, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả một tác phẩm nữa của Hòa thượngchúng tôi vừa sưu tập: “Tóm Tắt Kinh Trung Bộ”.

Tập sách có khoảng 400 trang nhưng quá trình hình thành nó lại là một sự chuẩn bị và thực hiện công phu.

Thực vậy, Hòa thượng khởi sự nghiên cứu chuyên sâu Kinh Trung Bộ vào năm 1952, lúc ngài đang du học ở Sri Lanka, nhưng cho đến những năm đầu thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, ngài mới bắt đầu dịch bộ kinh này từ nguyên bản Pāli ra tiếng Việt. Bộ kinh được xuất bản lần thứ nhất gồm ba tập, hoàn tất vào năm 1978.

Ba tập này được tái bản vào năm 1986, lần này Hòa thượngsửa chữa một số từ ngữ đã dùng cho đúng. Cuối cùng, toàn bộ bản dịch Kinh Trung Bộ của Hòa thượng được in xong vào Đại tạng kinh Việt Nam năm 1992.

Bên cạnh đó, từ năm 1978 đến năm 1992, Hòa thượng đã mở nhiều khóa giảng Kinh Trung Bộ cho Tăng Ni Phật tử tại Thiền viện Vạn Hạnh Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cho Tăng Ni sinh Trường Cao cấp Phật học tại chùa Quán Sứ – Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hẳn ngài đã đánh giá rất cao Kinh Trung Bộ trong công trình dịch thuật lớn nhất của ngài, đó là toàn thể năm bộ Nikāya được dịch từ nguyên bản Pāli sang Việt ngữ.

Nhân lần tái bản bộ kinh này vào năm 1986, Hòa thượng đã viết trong Lời Giới Thiệu: “Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa nắm được tinh hoa của đạo Phật Nguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên sâu trong đạo Phậtđức Phật đã dày công định nghĩa mỗi khi Ngài thuyết giảng giáo lý của Ngài”.

Trong quá trình thuyết pháp và giảng dạy kinh điển Pāli, Hòa thượng Bổn sư chúng tôi vẫn đặc biệt chú trọng đến Kinh Trung Bộ. Ngài đã dành thì giờ nhiều nhất cho bộ kinh này. Cũng do đó, ngài đã đem công sức tóm tắt toàn bộ 152 kinh của bộ kinh này, nhằm trang bị cho hàng Phật tử kiến thức căn bản để vững tiến trên con đường tu học. Chúng tôi còn nhớ mỗi khi giao cho chúng tôi đánh máy bản thảo, ngài đều dặn dò phải cẩn thận đối với từng chữ, từng câu và sau đó ngài tự tay chấp bút chỉnh sửa những chỗ ngài chưa vừa ý. Ngay khi chúng tôi tìm được bản thảo đã được đánh máy và được sửa chữa cẩn thận, chúng tôi vội xin ngài cho phép thực hiện việc xuất bản. Chúng tôi rất hoan hỷ làm công việc này, vì ngoài ý định sưu tập và phát hành, toàn bộ các công trình nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy và thuyết pháp của Hòa thượng còn đáp ứng yêu cầu của rất nhiều Tăng Ni Phật tử muốn có được một bản Tóm Tắt Kinh Trung Bộ do chính Hòa thượng thực hiện.

Đây là lần xuất bản và phát hành đầu tiên của tập sách “Tóm Tắt Kinh Trung Bộ”, chúng tôi đê đầu đảnh lễ Hòa thượng Bổn sư đã một lần nữa để lại cho chúng tôi một tài liệu giá trị liên hệ đến những gì mà suốt nhiều chục năm qua Hòa thượng vẫn tận tâm giảng dạy cho chúng tôi; đồng thời chúng tôi nghĩ rằng tập sách này cũng rất cần thiết, bổ ích cho những ai muốn đến với giáo lý nguyên thủy của đức Phật.

Tập sách “Tóm Tắt Kinh Trung Bộ” này là tập thứ 10 do chúng tôi sưu tập để kính tặng Tăng Ni Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 của Hòa thượng Bổn sư chúng tôi.

Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cám ơn gia đình Phật tử Nguyễn Ngọc Hà Pháp danh Diệu Phương đã phát tâm tôn kính ấn tống Pháp bảo này.

Phật lịch 2554 – Dương lịch 2010
Tp. Hồ Chí Minh, Trọng hạ Canh Dần 2010
Môn đồ của Hòa thượng Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh


LỜI GIỚI THIỆU

Thể theo lời yêu cầu của Tăng Ni Phật tử, bước đầu chúng tôi cho soạn bản tóm tắt các kinh thuộc KINH TRUNG BỘ (Majjhima Nikāya) để giúp các Tăng Ni Phật tử nghiên cứu Kinh tạng Pāli.

Bộ Majjhima Nikāya có tất cả 152 kinh, đã được in và phát hành. Ở đây, chúng tôi xin ghi ơn Ni sư Trí Hải và một số học viên lớp Pāli đã giúp chúng tôi ghi chép lại bản tóm tắt này để sớm hoàn thành sách này như hiện có.

Nếu có những thiếu sót gì trong công tác này, mong Tăng Ni, Phật tửđộc giả lượng thứ cho, vì nhân sự có hạn, thời gian lại không có nhiều.

Viết tại Viện Phật học Vạn Hạnh
nhân ngày lễ Thành Đạo theo truyền thống Bắc tông
(8.12. Kỷ Mùi), tức ngày 25.1.1980.
Viện trưởng,
Tỷ-kheo Thích Minh Châu

pdf_download_2
Tóm Tắt Kinh Trung Bộ - Thích Minh Châu 2010

MỤC LỤC
Tập I (Kinh số 1-50)

(1) Kinh Pháp môn căn bản (a)
(2) Kinh Tất cả lậu hoặc 
(a)
(3) Kinh Thừa tự Pháp
(4) Kinh Sợ hãi và khiếp đảm 
(a)
(5) Kinh Không uế nhiễm
(6) Kinh Ước nguyện
(7) Kinh Ví dụ tấm vải 
(a)
(8) Kinh Đoạn giảm 
(a)

(9) Kinh Chánh tri kiến 
(a)
(10) Kinh Niệm xứ (a)
(11) Tiểu kinh Sư tử hống 
(a)
(12) Đại kinh Sư tử hống
 (a)
(13) Đại kinh Khổ uẩn (a)
(14) Tiểu kinh Khổ uẩn
(15) Kinh Tư lượng
(16) Kinh Tâm hoang vu
(17) Kinh Khu rừng
(18) Kinh Mật hoàn 
(a)
(19) Kinh Song tầm 
(a)
(20) Kinh An trú tầm 
(a)
(21) Kinh Ví dụ cái cưa 
(a)
(22) Kinh Ví dụ con rắn
 (a)
(23) Kinh Gò mối
(24) Kinh Trạm xe 
(a)
(25) Kinh Bẫy mồi
(26) Kinh Thánh cầu
(27) Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
(28) Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
(29) Đại kinh Ví dụ lõi cây
(30) Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
(31) Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
(32) Đại kinh Khu rừng sừng bò
(33) Đại kinh Người chăn bò

(34) Tiểu kinh Người chăn bò
(35) Tiểu kinh Saccaka
(36) Đại kinh Saccaka 
(a)
(37) Tiểu kinh Đoạn tận ái
(38) Đại kinh Đoạn tận ái
(39) Đại kinh Xóm ngựa
(40) Tiểu kinh Xóm ngựa

(41) Kinh Saleyyaka (a)
(42) Kinh Veranjaka
(43) Đại kinh Phương quảng
(44) Tiểu kinh Phương quảng 
(a)
(45) Tiểu kinh Pháp hành 
(a)
(46) Đại kinh Pháp hành
(47) Kinh Tư sát
(48) Kinh Kosampiya
(49) Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
(50) Kinh Hàng ma

Tập II (Kinh số 51-100)

(51) Kinh Kandaraka
(52) Kinh Bát thành
(53) Kinh Hữu học
(54) Kinh Potaliya
(55) Kinh Jivaka

(56) Kinh Ưu-ba-ly
(57) Kinh Hạnh con chó 
(a)
(58) Kinh Vương tử Vô-úy 
(a)
(59) Kinh Nhiều cảm thọ
(60) Kinh Không gì chuyển hướng

(61) Kinh Giáo giới La-hầu-la ở Am-bà-la (a)
(62) Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
(63) Tiểu kinh Malunkyaputta 
(a)
(64) Đại kinh Malunkyaputta
(65) Kinh Bhaddali

(66) Kinh Ví dụ con chim cáy
(67) Kinh Catuma
(68) Kinh Nalakapana
(69) Kinh Gulissani
(70) Kinh Kitagiri
(71) Kinh Vacchagotta về tam minh
(72) Kinh Vacchagotta về lửa 
(a)
(73) Đại kinh Vacchagotta
(74) Kinh Trường Trảo
(75) Kinh Magandiya 
(a)
(76) Kinh Sandaka
(77) Đại kinh Sakuludayi
(78) Kinh Samanamandika
(79) Tiểu kinh Sakuludayi
(80) Kinh Vekhanassa

(81) Kinh Ghatikara
(82) Kinh Ratthapala 
(a)
(83) Kinh Makhadeva
(84) Kinh Madhura
(85) Kinh Vương tử
 Bồ-đề
(86) Kinh Angulimala
(87) Kinh Ái sanh 
(a)
(88) Kinh Bahitika
(89) Kinh Pháp trang nghiêm
(90) Kinh Kannakatthala

(91) Kinh Brahmayu
(92) Kinh Sela
(93) Kinh Assalayana
(94) Kinh Ghotamukha
(95) Kinh Canki

(96) Kinh Esukari
(97) Kinh Dhananjani
(98) Kinh Vasettha
(99) Kinh Subha
(100) Kinh Sangarava 

Tập III (Kinh số 101-152)

(101) Kinh Devadaha
(102) Kinh Năm và Ba
(103) Kinh Nghĩ như thế nào?
(104) Kinh Làng Sama
(105) Kinh Thiện tinh
 (a)
(106) Kinh Bất động lợi ích
(107) Kinh Ganaka Moggalana 
(a)
(108) Kinh Gopaka Moggalana 
(a)
(109) Đại kinh Mãn nguyệt
(110) Tiểu kinh Mãn nguyệt
(111) Kinh Bất đoạn
(112) Kinh Sáu thanh tịnh
(113) Kinh Chân nhân
(114) Kinh Nên hành trì, không nên hành trì
(115) Kinh Đa giới
(116) Kinh Thôn tiên

(117) Đại kinh Bốn mươi (a)
(118) Kinh Nhập tức Xuất tức niệm 
(a)
(119) Kinh Thân hành niệm 
(a)
(120) Kinh Hành sanh

(121) Kinh Tiểu không (a)
(122) Kinh Đại không
(123) Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
(124) Kinh Bạc-câu-la
(125) Kinh Điều ngự địa 
(a)
(126) Kinh Phù-di (a)

(a) Việt-Anh

(127) Kinh A-na-luật
(128) Kinh Tùy phiền não
(129) Kinh Hiền ngu
(130) Kinh Thiên sứ

(131) Kinh Nhất dạ hiền giả (a)
(132) Kinh A-nan nhất dạ hiền giả
(133) Kinh Đại Ca-chiên-diên nhất dạ hiền giả
(134) Kinh Lomasakangiya nhất dạ hiền giả
(135) Tiểu kinh Nghiệp phân biệt 
(a)
(136) Đại kinh Nghiệp phân biệt (a)
(137) Kinh Phân biệt sáu xứ
(138) Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết
(139) Kinh Vô tránh phân biệt
(140) Kinh Giới phân biệt 
(a)
(141) Kinh Phân biệt về sự thật
(142) Kinh Phân biệt cúng dường

(143) Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc
(144) Kinh Giáo giới Channa
(145) Kinh Giáo giới Phú-lâu-na
(146) Kinh Giáo giới Nandaka
(147) Tiểu kinh giáo giới La-hầu-la
(148) Kinh Sáu sáu 
(a)
(149) Đại kinh Sáu xứ 
(a)
(150) Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda
(151) Kinh Khất thực thanh tịnh
(152) Kinh Căn tu tập 
(a)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.