Kinh Thừa Tự Pháp

29/08/20143:19 SA(Xem: 24006)
Kinh Thừa Tự Pháp

KINH THỪA TỰ PHÁP
(Dhammadāyāda Sutta)
Thích Nhật Từ

I. ĐẠI Ý KINH

kinh thua tu phap
Đức Phật khuyên tất cả đệ tử của Ngài hãy trở thành những người kế thừa gia tài chánh pháp mà Ngài đã dầy công dạy dỗ; chứ không nên trở thành những người thừa kế gia tài vật chất. Trên tinh thần lời dạy này, tôn giả Xá-lợi-phất đã giải thích sơ lược nội dung của thừa tự pháp cho các vị hiền giả, thượng toạ, trung toạ và tân tỳ-kheo có mặt.

II. NỘI DUNG KINH

1. Đức Phật dạy: “Hãy là người thừa tự chánh pháp của ta, chớ đừng làm người thừa tự tài vật.” Đức Phật khẳng định lời khuyên “thừa tự pháp” của Ngài phát xuất từ tình thương và lòng quan tâm đến các đệ tử. Lợi ích của thừa tự pháp là: 1) không để người đời đàm tiếu đạo Phật, 2) mang lại lợi ích lâu dài cho người thừa tự.

2. Đức Phật kể rằng có lần ngài dùng ngọ, còn thừa lại một số thức ăn. Hai vị tỳ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Để thử trình độ tu của hai vị ấy, đức Phật nói: “Nếu hai vị muốn thì có thể lấy ăn. Còn nếu không muốn ăn, Như Lai sẽ bỏ phần ăn thừa này ở chỗ không có cỏ xanh, hoặc ở chỗ có nước mà không có chúng sanh trong ấy.” Một vị tỳ-kheo đã tâm niệm lời khuyên thừa tự pháp của đức Phật nên quyết để bao tử trống qua đêm. Vị tỳ-kheo thứ hai tiếc phần thức ăn còn thừa sẽ bị quăng bỏ nên gắng ăn để chống kiệt sức. Đức Phật tán thán vị thứ nhất là hạng người biết cách sống với thái độ ít dục, biết đủ, chịu đựng khổ hạnh, dễ nuôi dưỡngtinh chuyên, đặc biệt là biết kế thừa tài sản chánh pháp.

Khi Phật vào Tịnh xá, tôn giả Xá-lợi-phất đã triển khai nội dung của thừa tự pháp như sau:

3. Người thừa tự pháp là người tích cực học ba đức tính của Đạo sư: a) Noi gương bậc đạo sư sống hạnh viễn ly; b) Quyết tâm từ bỏ những gì phải từ bỏ; c) Không sống quá xa hoa, có khuynh hướng sa đoạ, quyết không bỏ rơi đời sống thanh cao. Đệ tử Như Lai không làm được ba điều này là đáng bị quở trách.

4. Thừa tự phápthực hành con đường trung đạo tám ngành (chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định), có khả năng từ bỏdiệt trừ 16 tâm lý xấu (ác pháp): tham, sân, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan lẫn, man trá, phản bội, ngoan cố, bồng bột, ngã mạn, tăng thượng mạn, tự kiêu, và phóng dật. Con đường trung đạo này có khả năng làm phát sinh tịnh nhãn (về tứ đế), trí tuệ, hướng đến tịch tịnh (nhổ gốc tham ái, rāga), đạt được trí tuệ siêu việt, giác ngộ (sambodho ti maggo) và niết-bàn.

III. THUẬT NGỮ

Thừa tự pháp (Dhammadāyāda): sự thừa hưởng hay kế thừa gia tài Phật pháp hay tâm linhđức Phật đã dày công dạy dỗ trong suốt 45 năm. Khái niệm pháp ở đây được hiểu là những lời dạy về đạo đức, tuệ giác, con đường hạnh phúcgiác ngộ mà tất cả những ai yêu chuộng đời sống thanh cao cần phải tiếp hưởng, bảo vệtruyền bá. Gia tài Phật pháp không thuộc về quyền sở hữu của bất kỳ ai. Do đó, người xuất gia và người tại gia đều có khả năng kế thừasử dụng để mang lại an lạchạnh phúc cho bản than, gia đình, cộng đồngxã hội.

Thừa tự tài vật (āmisadāyāda): sự thừa hưởng hay kế thừa gia tài vật chất, nói chung các tài sản thế gian, như vàng bạc, ngọc ngà, châu báu, nhà cửa, sàng toạ, ruộng vườn, máy móc, công cụ sinh hoạt, y phụcthực phẩm v.v... Đối với người xuất gia, thừa tự tài vật là điều cấm kỵ, vì tài vật trói buộc con người trong sự hưởng thụ, quyến luyếnchấp thủ.

Đạo sư: Chỉ cho đức Phật, bậc hướng dẫn con đường tâm linh.

Hiền giả: Bậc hiền, chỉ chung cho những người đã dự vào dòng họ thánh (dự lưu) đang đi trên con đường cao thượng, thăng tiến đời sống tâm linh, hướng đến giải thoát.

Thượng tọa = Tỳ-kheo Thượng toạ: vị tu sĩ Phật giáo đã thọ lãnh giới pháp làm thầy (tỳ-kheo) với tối thiểu 20 tuổi Hạ và 40 tuổi đời.

Trung toạ = Tỳ-kheo Trung toạ: vị tu sĩ Phật giáo đã thọ lãnh giới pháp làm thầy (tỳ-kheo) với tối thiểu 10 tuổi Hạ và 30 tuổi đời.

Hạ toạ = Tỳ-kheo Hạ toạ: vị tu sĩ Phật giáo đã thọ lãnh giới pháp làm thầy (tỳ-kheo) từ 09 tuổi Hạ trở xuống.

Tùy học: noi gương học tập và thực hành theo lời dạy của vị đạo sư.

Trung đạo: không phải là con đường giữa hai thái cực hưởng thụ và khổ hạnh, mà là con đường vượt lên trên hai thái độlối sống cực đoan đó, nói chung là con đường siêu vượt khỏi các nhị nguyênđối đãi. Con đường trung đạo trong kinh điển Pali chính là con đường thánh gồm tám yếu tố: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ý nghĩa của con đường này sẽ được trình bày trong bài kinh Chánh Tri Kiến, thứ 9.

Sống viễn ly (pavivitassa viharato): nền tảng của đời sống xuất gia, giúp cho hành giả đạt được các giá trị tâm linh. Về phương diện địa lý, sống viễn ly là sống ở nơi thanh vắng (thân viễn ly), thường là ở rừng núi, nhằm hỗ trợ cho đời sống nội tâm được phát triển. Về phương diện tâm lý, sống viễn ly là sống ít muốn biết đủ (tâm viễn ly), viễn ly tất cả những gì thuộc về phàm tục, hướng tâm về niết-bàn.

Nhãn sinh (cakkukaraṇī): Sự sanh khởi con mắt tuệ giác về các sự vật hiện tượng được nhận thức. Sống với gia tài tâm linhđức Phật đã để lại có khả năng giúp cho hành giả phát khởi con mắt tuệ giác. Quán chiếu nguyên lý duyên khởi, nhân quả, vô thườngvô ngã là nền tảng phát sinh trí tuệ giải thoát.

Trí sinh (ñāṇakariṇī) làm sinh khởi trí tuệ về sự vật và các đối tượng được nhận thức. Sống với gia tài tâm linhđức Phật đã để lại có khả năng giúp cho hành giả phát khởi trí tuệ về duyên khởivô ngã.

IV. NHẬN XÉT

Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dườngcung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định.

Không có gì quý bằng chánh pháp, con đường giác ngộgiải thoátđức Phật đã để lại trong kinh điển. Nếu đời sống đạo đức (luật) được quan niệm là bậc thầy của người tu, thăng hoa đời sống cao đẹp của người tu thì chánh pháp được xem là gia tài vô giá mà tất cả mọi người cần phảiý thức kế thừa hợp pháp, làm giàu đẹp đời sống và phẩm hạnh của mình.

Đức Phật khẳng định sở dĩ ngài khuyên dạy các vị đệ tử xuất gia hãy sống theo tinh thần thừa tự gia tài tâm linh là vì ngài thương yêu họ và muốn họ đạt được các giá trị tâm linh như chính ngài đã được. Tương tự, các bậc cha mẹ nên truyền trao cho con truyền thống đẹp, gia tài đạo đứctrí khôn để cho con cái trưởng thành trong thành công, hạnh phúcan lạc.

V. CÂU HỎI THẢO LUẬN

1) Tại sao chánh pháp được quan niệm là một gia tài?

2) Nếu là cha mẹ, bạn sẽ truyền lại cho con bạn gia tài gì?

3) Theo bạn, gia tài chánh pháp đối với người tại gia là gì? Gia tài đó có thể giúp bạn được gì trong cuộc sống đầy khổ đau?

4) Bạn học được gì từ kinh nghiệm dạy đệ tử của đức Phật trong việc kế thừa sự nghiệp tâm linh ?

Nguyên văn kinh:

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

trungbo-bia

3. Kinh thừa tự Pháp
(Dhammadàyàda sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", --"Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:

-- Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự Pháp, thì không những các Người trở thành những người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp".


Và này các Tỷ-kheo, nếu các Người là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các người trở thành những người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Người và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?".

Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ. Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: "Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Người muốn, hãy ăn đi. Nếu các Người không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy". Rồi một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: "Nay Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật". Đây là loại tài vật; món đồ ăn này, ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay, bị đói lả và kiệt sức". Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức. Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: "Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy". Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy. Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá. Lúc ấy, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: "Này các Hiền giả Tỷ-kheo!" --"Thưa vâng Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói:

"Này các Hiền giả, như thế nào vị Đạo sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly? Và như thế nào vị Đạo sư sống viễn ly và các đệ tử tùy học viễn ly?" --"Này Hiền giả, chúng tôi từ xa lại để được hiểu nghĩa lý câu nói này từ Tôn giả Sariputta. Lành thay, nếu Tôn giả Sariputta thuyết giảng nghĩa lý câu nói ấy. Sau khi được nghe Tôn giả Sariputta thuyết giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì" --"Chư Hiền, vậy hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng" --"Thưa vâng, Hiền giả", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:

-- Này chư Hiền, ở đây vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử không tùy học viễn ly. Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ, và họ sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly.

Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp, đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này đáng bị quở trách.

Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách, ... (như trên)...

Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng bị quở trách.

Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly.

Và như thế nào, vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạcdẫn đầu về sống viễn ly.

Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạcdẫn đầu về sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Thượng tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

Này chư Hiền, các Trung tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. ... (như trên)...

Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạcdẫn đầu về viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly.

Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dốiác phápnão hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man tráác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cốác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháptăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác phápphóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
http://thuvienhoasen.org/a786/03-kinh-thua-tu-phap





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2017(Xem: 11825)
27/03/2014(Xem: 25172)
06/08/2010(Xem: 41316)
14/12/2010(Xem: 234504)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.