Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

27/12/20181:00 SA(Xem: 19150)
Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

 

NGUYÊN GIÁC
DỊCH VIỆT & CHÚ GIẢI
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation
cover-book-bia-sach_Kinh-Nhat-Tung-So-Thoi_Nguyen-Giac

 

MỤC LỤC

Lời nhà xuất bản 
Về Kinh Nhật Tụng Sơ Thời 

PHẨM TÁM

Sn 4.1 -- Kama Sutta: Kinh về tham dục 
Sn 4.2 - Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động 
Sn 4.3 - Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến 
Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta - Kinh Về Thanh Tịnh 
Sn 4.5 - Paramaṭṭhaka Sutta Kinh Về Tối Thượng  
Sn 4.6 – Jara Sutta Kinh Về Tuổi Già 
Sn 4.7 – Tissametteyya Sutta Kinh dạy Tissa Metteyya 
Sn 4.8 – Pasura Sutta Kinh Pasura -- Chớ Tranh Cãi 
Sn 4.9 – Magandiya Sutta Kinh về Không Giữ Quan Điểm Nào 
Sn 4.10 – Purabheda Sutta Kinh Trước Khi Thân Tan Rã  
Sn 4.11 – Kalaha-vivada Sutta Kinh Cội Nguồn Tranh Cãi 
Sn 4.12 – Culaviyuha Sutta Tiểu Kinh về Tranh Cãi
Sn 4.13 – Mahaviyuha Sutta Đại Kinh về Tranh Cãi 
Sn 4.14 – Tuvataka Sutta Kinh Lối Đi Nhanh Chóng 
Sn 4.15 – Attadanda Sutta Kinh về Bạo Lực 
Sn 4.16 – Sariputta Sutta Kinh về Sariputta 

PHẨM QUA BỜ BÊN KIA  

Phẩm Qua Bờ Bên Kia – Các bài kệ giới thiệu 
Sn 5.1: Ajita-manava-puccha Ajita's Questions Các Câu Hỏi của Ajita 
Sn 5.2  Tissa-metteyya-manava-puccha Các Câu Hỏi của Tissa-metteyya 
Sn 5.3 Punnaka-manava-puccha Các Câu Hỏi của Punnaka 
Sn 5.4 Mettagu-manava-puccha Các Câu Hỏi của Mettagu
Sn 5.5 Dhotaka-manava-puccha Các Câu Hỏi của Dhotaka
Sn 5.6 Upasiva-manava-puccha Các Câu Hỏi của Upasiva
Sn 5.7 Nanda-manava-puccha Các Câu Hỏi của Nanda
Sn 5.8 Hemaka-manava-puccha Câu Hỏi của Hemaka
Sn 5.9 Todeyya-manava-puccha Các Câu Hỏi của Todeyya
Sn 5.10 Kappa-manava-puccha Các Câu Hỏi của Kappa 
Sn 5.11 Jatukanni-manava-puccha Các Câu Hỏi của Jatukanni 
Sn 5.12 Bhadravudha-manava-puccha Các Câu Hỏi của Bhadravudha
Sn 5.13 Udaya-manava-puccha Các Câu Hỏi của Udaya
Sn 5.14 Posala-manava-puccha Các Câu Hỏi của Posala
Sn 5.15 Mogharaja-manava-puccha Các Câu Hỏi của Mogharaja 
Sn 5.16 Pingiya-manava-puccha Các Câu Hỏi của Pingiya
Sn 5: EPILOGUE Verses in Praise of the Way to the Beyond PHẦN KẾT Các Bài Kệ Ngợi Ca Pháp Qua Bờ Kia 165

 

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

  

Đạo PhậtCon Đường, là phương pháp đưa chúng ta tới giác ngộgiải thoát, giải thoát con người khỏi khổ đau phiền não, khỏi sinh tử luân hồi. Đức Phật đã tìm ra con đường giác ngộ giải thoát ấy cho chính Ngài và chỉ dạy cho những ai muốn thực hành lời dạy của Ngài, đều có thể giác ngộthoát khỏi sinh tử luân hồi như Ngài.

Sinh thời, Đức Phật dùng ngôn từ để thuyết giảng, không ghi chú thành văn tự, và cũng không có đệ tử nào viết lại tại chỗ vì thời đó chưa có chữ viết. Những lời dạy của Ngài chỉ được truyền miệng và ghi nhớ bằng cách học thuộc lòng qua đọc tụng nhiều lần. Theo các nguồn sử liệu Tích Lan, thì những lời dạy của Ngài được viết thành văn vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên để hình thành kinh điển Pali.

Lục tìm trong ba tạng kinh điển, các nhà nghiên cứu Phật học thời hiện đại đã phát hiện một số kinh có mặt trong thời kỳ đầu hoằng pháp của Đức Phật (tiền Theravada). Những kinh này được gọi là cổ xưa nhất, trong đó bao gồm Phẩm Tám (Atthaka Vagga) và Phẩm Qua Bờ Bên Kia (Parayanavagga) nằm trong Kinh Tập, tạng Pali. Sở dĩ cho là cổ xưa nhất vì nội dung kinh: (1) không chứa yếu tố thần thông, vốn là một đặc tính của những văn kinh về sau, (2) không nói gì về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Thất Giác ChiTứ Thiền, (3) không có dạng hệ thống hóa kinh như các kinh điển ngày nay, (4) lời kinh tuy giản dị nhưng rất sâu sắc, và (5) đối tượng nghe pháp là các vị du tăng thâm niên tu tập, sống không nhà, nay đây mai đó.

Rất may mắn, các bản kinh cổ này đều đã được dịch từ văn bản Pali ra Việt ngữ và Anh ngữ. Bản Việt ngữ được dịch bởi Hòa Thượng Thích Minh Châu. Bản Anh ngữ được dịch bởi các Thiền sư Gil Fronsdal, Tỳ khưu Thanissaro Bhikkhu và Tỳ khưu Bhikkhu Anandajoti.

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời” mà quý độc giả đang cầm trên tay được Cư sĩ Nguyên Giác dịch thẳng toàn bộ Phẩm Tám và Phẩm Qua Bờ Kia từ các bản Anh ngữ dịch từ Tạng Pali với lời tóm lược và chú giải từng bài kinh. Mỗi phẩm gồm 16 bài kinh, tổng cộng là 32 bài kinh.

Nội dung kinh tuy giản dị nhưng rất thâm sâu, chỉ thẳng tâm người, không nhuốm mầu sắc tín ngưỡng, siêu việt trên chủ nghĩa giáo điều, các quan điểm, các biên kiến, và xa lìa mọi khái niệm, mọi kiến thức, và mọi nghi lễ. Đây chính là tư tưởng Trung Đạo đầu tiên được Đức Phật nói đến.

Toàn bộ lời kinh là giáo pháp thực hành, do chính Đức Phật giảng dạy vào những năm đầu hoằng pháp, nên nội dung kinh không được sắp xếp theo từng chủ đề, tuy nhiên mỗi bài kinh là một pháp hành và tất cả không ngoài nghĩa giải thoát và giải thoát ở đây chính là vô sở trụ, là xa lìa mọi khái niệm, mọi kiến thức, mọi nghi lễ… là người không tạo tác gì, là người buông bỏ hết, kể cả tâm buông bỏ.

Có thể nói Kinh Nhật Tụng Sơ Thời là kinh cốt tủy của Đạo Phật mà tất cả kinh điển Nam Truyền, Bắc Truyền, Tạng truyền, và các luận giải đều xuất nguồn từ tư tưởng kinh này.

Có một câu được nói nhiều lần trong kinh như là một mệnh lệnh cho những ai muốn đi theo con đường giác ngộ giải thoát của Đức Thế Tôn. Đó là Đừng để dính mắc vào bất cứ gì cả. Tăng đoàn của Ngài từ thời xưa cho đến thời nay đều thực hành sự chẳng để dính mắc. Đây là một pháp hành rất gọn và thẳng tắp, được cho là tuyệt hảo. Nếu còn dính mắc, ngay cả vào điều lành, ngay cả vào ý niệm “đừng dính mắc” này là trong tâm sẽ dấy lên tư tưởng nhiễm ô và tâm liền trở nên bất tịnh. Dính mắc vào bất cứ gì là mang gánh nặng trên mình. Dù gánh bên vai hay đội trên đầu một bao vàng bạc kim cương đá quý cũng nặng y như đang vác một bao cát đá. Vậy thì, theo lời Phật dạy, đừng mang cát đá, cũng đừng mang vàng bạc, châu báu, kim cương. Hãy buông chúng xuống. Đừng để bất cứ vật gì dù nặng như kim cương, đá quý hay nhẹ như sợi tơ trời trong tâm. Hãy buông cả thân và tâm. Hãy xa lìa cả ba thời quá khứ, hiện tại, và vị lai. Hãy vô sở trụ.

Trân trọng kính giới thiệu.

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation


 

VỀ KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI

 

Có thể nêu câu hỏi rằng, trong những năm đầu hoằng pháp, Đức Phật yêu cầu chư Tăng học và tụng gì?

Chúng ta có thể nhận ra rằng, trong thời Đức Phật sinh tiền, chỉ có tiếng nói, nhưng chưa có chữ viết, do vậy Kinh Nhật Tụng viết theo thể thơ là nhu cầu cần thiết để hoằng pháp.

Theo một số cuộc nghiên cứu, hai nhóm Kinh Nhật Tụng xưa cổ nhất nhận ra trong Tạng Pali là:

-- 16 Kinh trong Phẩm Tám (Atthaka Vagga) trong Kinh Tập (The Suttanipata).

-- 16 Kinh trong Phẩm Qua Bờ Bên Kia (Parayanavagga) cũng trong Kinh Tập.

Trong Kinh Sona Sutta (Kinh Ud 5.6), có nói về Kinh Nhật Tụng 16 Chương mà ngài Sona đọc, khi được Đức Phật yêu cầu đọc Phật Pháp, trích dịch:

“…Đức Thế Tôn mời Thượng tọa Maha Sona, và nói, "Tỳ khưu, tôi muốn ông đọc lên Chánh Pháp."

Trả lời Đức Phật rằng, "Xin vâng lời," Thượng tọa Maha Sona đọc toàn bộ 16 chương Atthaka Vagga.”

Bản Anh dịch Kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya -- Chương 005. Mahāyaññavaggo, Kinh 5.10 Nandamātāsuttaṃ) của Ni Trưởng Sister Upalavanna cũng có một kinh ghi rằng nữ cư sĩ Velukantaki Nanda mỗi rạng sáng đều tụng đọc lớn tiếng nhóm 16 kinh trong Phẩm Qua Bờ Bên Kia.

Các kinh này đều đã được dịch ra Việt ngữ. Nhóm 16 Kinh dùng làm Kinh Nhật Tụng trong các năm đầu Đức Phật truyền pháp được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch trong "Chương Bốn - Phẩm Tám" (Atthakavagga) và "Chương Năm - Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia" (Parayanavagga).

Trong sách “The Buddha Before Buddhism” (Đức Phật Trước Thời Phật Giáo) Giáo sư Gil Fronsdal, cũng là một thiền sư nổi tiếng, đã dịch Phẩm Tám ra Anh ngữ, và ghi nhận nơi trang 141 (ấn bản sách giấy, chưa thấy bản điện tử) rằng điều kinh ngạc nhận ra là trong các năm đầu hoằng pháp, nhóm kinh nhật tụng Phẩm Tám này không nói gì về Tứ Thiền, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thất Giác Chi…

Trong khi đó, Giáo sư Luis O. Gomez trong bài viết “Proto-Maadhyamika in the Paali canon” (Tiền Thân Trung Quán Luận Trong Tạng Pali) nhận thấy nhóm các kinh trong hai phẩm (Phẩm Tám và Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia) nhiều thế kỷ sau đã xuất hiện lại trong văn học hệ Bát Nhã, Trung Quán Luận, và Thiền Tông Trung Hoa.

Sách này sẽ dịch toàn bộ Phẩm Tám và Phẩm Qua Bờ Kia từ các bản Anh dịch từ Tạng Pali, với tham khảo từ bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Phẩm Tám nơi đây dịch từ các bản Anh dịch của quý ngài Laurence Khantipalo Mills (di cảo, do Bhikkhu Sujato hiệu đính), Bhikkhu Bodhi, Bhante Varado, Thanissaro Bhikkhu, Gil Fronsdal, V. Fausboll, John D. Ireland.

Phẩm Qua Bờ Kia nơi đây dịch từ các bản Anh dịch của quý ngài Laurence Khantipalo Mills (di cảo, do Bhikkhu Sujato hiệu đính), Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Anandajoti, Thanissaro Bhikkhu, V. Fausboll, John D. Ireland.

Tất cả các bản Anh dịch đều có trên mạng, chỉ trừ 2 bản trên sách giấy là của Bhikkhu Bodhi (The Suttanipata) và Gil Fronsdal (The Buddhism before Buddhism).

Các chữ viết tắt: DN (Kinh Trường Bộ), MN (Kinh Trung Bộ), SN (Kinh Tương Ưng), AN (Kinh Tăng Chi), Ud (Kinh Phật Tự Thuyết), Sn (Kinh Tập).

Từng dòng chữ nơi đây được viết xuống với lòng biết ơn vô cùng tận, để trân trọng cúng dường Phật, Pháp, Tăng và tất cả pháp giới chúng sinh.

cover-book-bia-sach_Kinh-Nhat-Tung-So-Thoi_Nguyen-Giac
pdf_download_2
Kinh Nhật Tụng Sơ Thời Final Draft - 6 x 9 (PDF)


Sách đã được phát hành trên mạng Amazon và Lulu.com
https://www.amazon.com/gp/product/0359163130/ref=dbs_a_def_rwt_hsch_vapi_taft_p1_i0 

http://www.lulu.com/shop/nguy%C3%AAn-gi%C3%A1c/kinh-nh%E1%BA%ADt-t%E1%BB%A5ng-s%C6%A1-th%E1%BB%9Di/paperback/product-23857145.html?utm_source=GeniusMonkey_VT 


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2017(Xem: 11169)
27/03/2014(Xem: 24383)
06/08/2010(Xem: 40699)
14/12/2010(Xem: 230895)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.