Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

01/03/20155:35 CH(Xem: 7685)
Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)
Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Fear Of Death, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source:
www.bps.lk)

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ 

 

Một lần kia, có vị Bà-La-Môn tên là Jāṇussoṇi, đến gần Đức Phật, rồi thưa hỏi ngài như sau:

"Kính thưa Thầy Gotama (Cồ Đàm), tôi vẫn giữ ý nghĩ, cho rằng không ai mà không sợ cái chết, và không ai mà không sợ bị chết."

"Nầy Bà-La-Môn, quả thật có người sợ cái chết, và có người sợ bị chết. Tuy nhiên, cũng có người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết. Câu hỏi là: ai sợ chết và ai không sợ chết?

"Nầy Bà-La-Môn, đã có người hãy còn tham muốn khoái lạc nhục dục, hãy còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, hãy còn tính khao khát và sôi nổi, hãy còn đói khát dục lạc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, thú vui nhục dục đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người hãy còn tham muốn cái thân thể nầy, hãy còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, hãy còn tính khao khát và sôi nổi, hãy còn đói khát cái thân thể nầy. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, cái thân thể đẹp đẽ nầy đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người mà không làm điều gì tốt và lành mạnh, người mà không tự làm nhà để an trú; người mà chỉ làm những điều ác, dữ tợnxấu xa. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, ta đã không làm điều gì tốt và lành mạnh, ta đã không tự làm nhà để an trú; ta chỉ làm những điều ác, dữ tợnxấu xa. Kiếp sau, ta sẽ bị đi về cõi dành cho những người làm ác như thế.' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người bối rốinghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên không có niềm tin. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình đang có một căn bệnh hiểm nghèo. Cho nên, người nầy khổ sở và đau đớn, rồi nghĩ rằng: 'Ôi, ta đã bối rốinghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên ta không có niềm tin!' Rồi, người nầy đau buồn, rên rỉ, than vãn, vừa khóc và lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy như thành người điên loạn. Đây cũng là người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, đấy là bốn loại người sợ cái chết, và cũng sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thế thì, ai là người không sợ chết?

"Nầy Bà-La-Môn, đã có người không còn tham muốn khoái lạc nhục dục, không còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, không còn tính khao khát và sôi nổi, không còn đói khát dục lạc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy không có ý nghĩ: 'Ôi, thú vui nhục dục đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không còn tham muốn cái thân thể nầy, không còn lòng ham muốn và thích sự trìu mến, không còn tính khao khát và sôi nổi, không còn đói khát cái thân thể nầy. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy không có ý nghĩ: 'Ôi, cái thân thể đẹp đẽ đang xa lìa ta, và ta sẽ phải lìa xa chúng!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không làm điều gì ác, dữ tợnxấu xa, mà chỉ làm những điều tốt và lành mạnh, và tự làm nhà để an trú. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy có ý nghĩ: 'Ta đã không làm điều gì ác, dữ tợnxấu xa, mà chỉ làm những điều tốt và lành mạnh, và ta đã tự làm nhà để an trú. Kiếp sau, ta sẽ đi về cõi dành cho những người làm điều thiện như thế.' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, thêm vào đó, đã có người không bối rối và không nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp nên có niềm tin vững chắc. Rồi đột nhiên, người nầy biết ra, mình vừa có một căn bệnh hiểm nghèo, người nầy có ý nghĩ: 'Ta đã không bối rối và không nghi ngờ về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, nên ta có niềm tin vững chắc!' Rồi, người nầy sẽ không đau buồn, rên rỉ, than vãn, không vừa khóc và không lấy tay đấm vào ngực, rồi người nầy cũng không thành người điên loạn. Đây cũng là người không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết.

"Nầy Bà-La-Môn, đấy là bốn loại người mà không sợ cái chết, và cũng không sợ bị chết."

"Thật là tuyệt vời! Kính thưa Thầy Gotama (Cồ Đàm)... kính xin Thầy Gotama nhận con làm Phật Tử, con xin quy y ngài từ ngày hôm nay, và cho đến trọn đời."

67. Fear Of Death, Anguttara Nikaya 

 

Once the brahmin Jāṇussoṇi approached the Blessed One and addressed him thus:

“I maintain, Master Gotama, and hold the view that there is no mortal who does not fear death, who is not afraid of death.”

“There is indeed, brahmin, such a mortal who fears death, who is afraid of death. But there is also a mortal who has no fear of death, who is not afraid of death. And who is the one who fears death and the other who does not fear death?

“There is, brahmin, a person who is not free from lust for sensual pleasures, not free from the desire and affection for them, not free from thirsting and fevering after them, not free from craving for sensual pleasures. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, those beloved sensual pleasures will leave me, and I shall have to leave them!’ Thereupon he grieves, moans, laments, weeps beating his breast, and becomes deranged. This mortal is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who is not free from lust for this body, not free from desire and affection for it, not free from thirsting and fevering after it, not free from craving for the body. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, this beloved body will leave me, and I shall have to leave it.’ Thereupon he grieves … and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has not done anything good and wholesome, who has not made a shelter for himself; but he has done what is evil, cruel and wicked. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, I have not done anything good and wholesome, I have not made a shelter for myself; but I have done what is evil, cruel and wicked. I shall go hereafter to the destiny of those who do such deeds.’ Thereupon he grieves … and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has doubts and perplexity about the good Dhamma and has not come to certainty in it. Then it happens that a grave illness befalls him. Thus afflicted by a grave illness, he thinks: ’Oh, I am full of doubts and perplexity about the good Dhamma and have not come to certainty in it!’ Thereupon he grieves, moans, laments, weeps beating his breast and becomes deranged. This mortal too is one who fears death, who is afraid of death.

“These, brahmin, are the four mortals who fear death and are afraid of death.

“But which mortal, brahmin, does not fear death?

“There is, brahmin, a person who is free from lust for sensual pleasures, free from desire and affection for them, free from thirsting and fevering after them, free from craving for sensual pleasures. When a grave illness befalls him, no such thoughts come to him: ’Oh, these beloved sensual pleasures will leave me and I shall have to leave them!’ Hence he does not grieve or moan, lament or weep beating his breast, nor does he become deranged. This mortal is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who is free from lust for this body …. When a grave illness befalls him, no such thoughts come to him: ’Oh, this beloved body will leave me and I shall have to leave it!’ Hence he does not grieve … nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has not done anything evil, cruel or wicked, but has done what is good and wholesome, who has made a shelter for himself. When a grave illness befalls him, these thoughts come to him ’I have not done anything evil, cruel, or wicked, but have done what is good and wholesome, I have made a shelter for myself. I shall go hereafter to the destiny of those who do such deeds.’ Hence he does not grieve … nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“Further, brahmin, there is a person who has no doubts and perplexity about the good Dhamma and has gained certainty in it. When a grave illness befalls him, this thought comes to him: ’I am free of doubt and perplexity about the good Dhamma and have gained certainty in it.’ Hence he does not grieve or moan, lament or weep beating his breast, nor does he become deranged. This mortal too is one who does not fear death, who is not afraid of death.

“These, brahmin, are the four mortals who do not fear death and are not afraid of death.” [143]

“Excellent, Master Gotama! … Let Master Gotama accept me as a lay follower who has gone for refuge from today until life’s end.”

 

[143] For more of the same theme, fear of death, see Sāriputta’s two discourses of the ailing lay disciple Anāthapiṇḍika at SN 55.26, 27.


Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S67

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2017(Xem: 11294)
27/03/2014(Xem: 24505)
06/08/2010(Xem: 40815)
14/12/2010(Xem: 231377)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.