Chương 2: Kinh Tạng Sanskrit

02/12/20154:08 CH(Xem: 6734)
Chương 2: Kinh Tạng Sanskrit
LỊCH SỬ VĂN HỌC PHẬT GIÁO TIẾNG SANSKRIT 
LITERARY HISTORY OF SANSKRIT BUDDHISM
J. K. NARIMAN
Thích Nhuận Châu dịch

CHƯƠNG II
 KINH TẠNG SANSKRIT

 

Về kinh tạng Sanskrit nầy, hoàn toàn không tìm thấy bản sao nào. Chúng tôi chỉ biết được từ các bản rời rạc hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn từ các bản Udana-varga, Pháp cú (Dharmapada), Tăng nhất A-hàm (Ekottarāgama) và Trung A-hàm(Madhya-āgama) đã được phát hiện từ các bản khắc gỗ và các thủ bản phục hồi từ miền đông Turkistan do các ông Stein, Grunwedel và Le Coq, cũng như từ những trích dẫn trong những kinh văn Phật giáo bằng tiếng Sanskrit khác như Đại sử(Mahavastu),[9] Divyavādāna và Phổ diệu kinh (Lalitavistara)[10] và sau cùng là từ các bản dịch tiếng Hán và Tây Tạng.

Văn học thuộc những phát hiện ở vùng Trung Á vốn phần lớn là tái tạo. Những tham khảo khá quan trọng là: Pischel,Fragments of a Sanskrit Canon of the Buddhist from Idykutsari in Chinese Turkistan, SBA 1904, p. 807. New Fragments, ibid p. 1138; và bản The Turfan Recensions of the Dhammapada, SBA 1908, p. 968. Tuy vậy, Pischel xem duyệt bản Pháp cú trên thực sự là bản chưa hoàn chỉnh từ bản Udanavarga của Dharmatrata, là phiên bản Tây Tạng từ bản được nêu ra do Rokhill dịch sang Anh ngữ năm 1883, và có nguồn gốc Sanskrit của bản mà Luders đang biên tập từ bản Thổ-phồn (Turfan) phát hiện được. Valleé de  Poussin đã phát hiện các bản chưa hoàn chỉnh của cùng một tác phẩm trong bộ sưu tập của ông mang về từ Trung Á bởi Stein. Và trong đó tìm thấy bản Udana tương đương với bản Udana tiếng Pāli (JA, 1912, p. 10, vol. xix, p. 311). Levi, JA, 1910, p. 10 vol. xvi, p. 444. Mặt khác, bản thảo cổ xưa Kharoshti do Dutreuil de Rhins phát hiện được ở Khotan, có tầm quan trọng tương đương như quan niệm Cổ ngữ học (paleography) và lịch sử văn học, tiêu biểu cho một bộ sưu tập được mô phỏng theo Kinh Pháp cú [11] bằng tiếng Prakrit.[12]

 Những bộ kinh Phật tiếng Sanskrit khắc trên đá đã được V. A. Smith và W. Hoey phát hiện trong tàn tích của Gopalpur cùng với văn bia (inscriptions) ước định vào khoảng từ năm 250–400 stl. (JASB proceedings, 1896, p. 99). Về bản dịch tiếng Hán và Tây Tạng, xin xem Oldenberg ZDMG 52, pp. 654, 662; Anesaki Le Muscon, new series xx, vi 1905, pp. 23-37. Về bản dịch tiếng Hán kinh Niết-bàn (Nirvanasutra), xin xem JRAS 1881, p. 66.

Về Luật tạng (Vinayapiṭaka) cũng thuộc cùng dạng đó, còn có những bản rời của nghi lễnghi thức truyền giới cho chư Tăng bằng tiếng Sanskrit do Bendall tìm thấy ở Nepal cũng như là Giới bản Ba-la-đề-mộc-xoa (Prātimokṣasutra) được rút ra từ một bản dịch tiếng Tây Tạng và bốn bản dịch tiếng Hán, bộ mà Kern, p. 373, và OC xiii, Hamburg, 1902, p. 58. S. Levi phát hiện những bản rời Luật tạng (Vinayapiṭaka) của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda) ở Tokharian (JA 1912, p. 10, vol. xix, p. 101, Oldenberg ZDMG 52, p. 645.)

 Những bản văn chính trong tạng kinh của Căn bản Thuyết Nhất thiết hữu bộ (Mūla-sarvāstivāda)–đây là tên gọi của tạng kinh tiếng Sanskrit theo truyền thống–được ngài Nghĩa Tịnh (I-tsing),[13] nhà chiêm bái Trung Hoa dịch từ tiếng Sanskrit sang tiếng Hán từ năm 700-712.

(J. Takakusu, a record of Budqlhist religion by I-tsing, translated, Oxford 1896, p. XXXVII. See Anesaki JRAS 1901, p. 895; Ed. Huber in BEFEO VI 1906, p: 1, Sylvain Levi in the Toung Pao, V. 1904, p. 297; VIII, 110).

Một nhánh phụ của Căn bản Thuyết Nhất thiết hữu bộ (Mūla-sarvāstivāda) là Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda), phái có riêng bộ Luật của mình cũng như ba phân nhánh khác của cùng bộ phái nầy, đó là Đàm-vô-đức (Dharmagupta), Hoá địa bộ (Mahiśāsaka; p: Mahiṃsāsaka; Di-sa-tắc 彌沙塞) và Ca-diếp-di bộ (Kāśyapiya) (Levi, ibid p. 114, 1907). Nhưng tạng Kinh tiếng Hán Trung Hoa không có nội dung giống như tạng Pāli, mà còn có những bản kinh ngoại giáo và thậm chí có những luận giải triết học của đạo Bà-la-môn (Takakusu, JEAS 1896, p. 415.)

Tương tự như vậy, tạng Cam-châu-nhĩ (Kanjur)[14] của Tây Tạng cũng được gọi là Tam tạng (Tripiṭaka), có nhiều bản kinh trong đó không đối chiếu được với tạng Pāli và nghi ngờ bản ấy là không thuộc vào kinh điển nguyên thuỷ. Vì những kinh nầy cũng có các bản dịch tiếng Hán và Tây Tạng, nên có những phân nhánh thành Kinh (Sutra) Luật (Vinaya) và Luận (Abhidharma).

Tạng kinh tiếng Sanskrit từ bản dịch tiếng Hán nầy tiết lộ về văn bản và sự sắp xếp cấu trúc của nó có nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên với tạng Pāli, và mặt khác, có nhiều sai lệch với tạng Pāli. Điều nầy được giải thích với giả định rằng tạng Pāli ban đầu được dịch một vài phần ở Ấn Độ từ một nguồn thông dụng, có lẽ từ tạng Magadhi đã thất lạc, và về sau, ở các tỉnh khác, dịch từ tạng tiếng Sanskrit, ở các chi phái xuất phát từ chính nó.

Theo Sylvain Levi (Toung Pao 1907, p. 116) Luật tạng tiếng Sanskrit đầu tiên được hệ thống hoá là thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 4 stl. Trong tạng tiếng Sanskrit, kinh A-hàm (Āgama) tương đương với kinh Nikāya trong tạng Pāli, Trường A-hàm(dīrghāgama)[15] tương ứng với Trường bộ kinh (dīgha-nikāya), Trung A-hàm tương ứng với Trung bộ kinh,[16] kinh Tăng nhất A-hàm tương ứng với Tăng chi bộ kinh[17] và Tạp A-hàm (saṃyuktāgama) tương đương Tương ưng bộ kinh.[18] Còn có Ksudraka [19] tương đương với Tiểu bộ kinh (Khuddaka-nikāya).[20]

Các bản kinh trong hệ Nikāya sau nầy có bao gồm đầy đủ trong tạng Pāli  hay không chúng ta chưa được rõ, nhưng chúng ta biết được rằng trong tạng kinh tiếng Sanskrit cũng tương đương với tạng Pāli của phần Kinh Tập (Suttanipata) với Sutranipata, Tự thuyết (udana) tương đương với Udāna, Pháp cú (法 句; Dhammapada) tương đương với Dharmapada; Trưởng lão tăng kệ (長 老 僧 偈; thera-gāthā) tương đương Sthaviragāthā; Thiên cung sự (天 宮 事; vimāṇa-vatthu) tương đương với Vimanavastu; Phật chủng tính (佛 種 性; buddha-vaṃsa) tương đương với Buddha Vamsha. Có mối nghi ngờ bộ Bảy bộ luận[21] được dịch trong Hán tạng là cũng phát xuất từ tạng nguyên thuỷ như những bộ Luận Abhidharma nầy không có cùng đặc điểm với tạng Abhidharma bằng tiếng Pāli, ngoại trừ số 7 và một vài nhan đề.[22]

Như vậy, nếu kinh luận của Căn bản Thuyết Nhất thiết hữu bộ chỉ được lưu giữ một cách chưa hoàn chỉnh,  thì tương tự như vậy, tạng kinh tiếng Sanskrit là không bảo thủ, mỗi bộ đều có chỉ một hay nhiều bản kinh tuỳ thuộc tính thiêng liêng đặc biệt của nó như là một dạng Kinh thánh (Bible) và  dung nhiếp các bản kinh cổ xưa trong Tam tạng đã được công nhận trên nguyên tắc như thế và loại đi các bản khác.  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/08/2017(Xem: 9139)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.