Quyển Thứ Hai Mươi Sáu

29/04/201012:00 SA(Xem: 14414)
Quyển Thứ Hai Mươi Sáu
KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập - Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
 Viện Phật Học Phổ Hiền Xuất Bản PL. 2530 DL 1986 (Trọn bộ 3 tập)
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn hành P.L 2539 DL. 1995 (Trọn bộ 3 tập)

 QUYỂN THỨ HAI MƯƠI SÁU

 PHẨM LỤC DỤ
 THỨ BẢY MƯƠI BẢY


 Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là ở trong các pháp vô tướng tự tướng không chẳng phân biệttrọn vẹn tu sáu ba la mật, đó là Thí la ba la mật, Giới ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tiến ba la mật, Thiền ba la mậtBát nhã ba la mật?

 Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là ở trong pháp không biệt dị mà phân biệt nói tướng dị biệt?

 Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bát nhã ba la mật nhiếp lấy thí, giới, nhẫn, tiến và thiền?

 Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là hành pháp có tướng biệt dị rồi dùng đạo nhứt tướng mà đắc quả?”.

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ trong năm ấm như mộng, như hưởng, như ảnh, hư diệm, như huyễn, như hóa mà thật hành bố thí, trì giới, mà tu nhẫn nhục, tinh tiến, mà nhập thiền định, mà rèn trí huệ, biết năm ấm này như mộng, như hưởng, như ảnh, như diệm, như huyễn, như hóa, biết năm ấm vô tướng như mộng cho đến biết năm ấm vô tướng như hóa.

 Tại sao? Vì mộng không tự tánh, hưởng, ảnh, diệm, huyễn, hóa đều không tự tánh. Nếu pháp không tự tánh thì là pháp vô tướng. Nếu pháp vô tướng thì là pháp nhứt tướng, đó là vô tướng.

 Này Tu Bồ Đề! Do nhơn duyên như vậy nên biết Bồ Tát bố thí vô tướng: người thí vô tướng, người thọ cũng vô tướng. Có thể biết bố thí như vậy thì hay đầy đủ Bố thí ba la mật nhẫn đến hay đầy đủ Bát nhã ba la mật, hay đầy đủ tứ niệm xứ đến bát thánh đạo, hay đầy đủ nội không đến vô pháp hữu pháp không, hay đầy đủ không, vô tướng, vô tác tam muội, hay đầy đủ bát bội xả, cửu thứ đệ định, năm thần thông, năm trăm môn đà la ni, hay đầy đủ mười trí lực, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng.

 Bồ Tát này an trụ trong pháp báo đắc vô lậu hay quán vô lượng cõi nước phương Đông, nhẫn đến bay qua vộ lượng cõi nước mười phương, cúng dường chư Phật và lợi ích chúng sanh. Chúng sanh nào nên dùng bố thí để nhiếp thì dùng bố thí nhiếp họ, nên dùng trì giới để nhiếp thì dùng trì giới để dạy họ, nên dùng nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ để nhiếp thì dạy họ nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ, nhẫn đến nên dùng các thứ pháp lành để nhiếp thì dùng các thứ pháp lành để nhiếp lấy họ.

 Bồ Tát này thành tựu tất cả pháp lành như vậy thọ thân thế gian chẳng bị thế gian sanh tử làm vô tướng, vô tác, vô đắc nhiễm. Do vì chúng sanh nên Bồ Tát ở trên trời, trong Người thọ sự tôn quý giàu vui, đem sự tôn quý giàu vui này nhiếp lấy chúng sanh.

 Vì Bồ Tát này biết tất cả pháp vô tướng nên biết quả Tu Đà hoàn mà chẳng an trụ trong đó, biết quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật mà chẳng an trụ trong đó. Tại sao? Vì Bồ Tát này dùng nhứt thiết chủng trí biết tất cả pháp rồi sẽ phải được nhứt thiết chủng trí nên chẳng cùng đồng với hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát biết tất cả pháp vô tướng như vậy rồi biết sáu ba la mật vô tướng nhẫn đến biết tất cả Phật pháp vô tướng.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ trong năm ấm như mộng, như hưởng, như ảnh, như diệm, như huyễn, như hóa thì hay đầy đủ Giới ba la mật vô tướng. Giới này chẳng thiếu, chẳng hư, chẳng tạp, chẳng chấp, là giới vô lậu mà thánh nhơn khen ngợi vào tám phần thánh đạo. An trụ trong giới này trì tất cả giới, đó là danh tự giới, tự nhiên giới, luật nghi giới, tác giới, vô tác giới, oai nghi giới, phi oai nghi giới.

 Đại Bồ Tát này thành tựu các giới chẳng nguyện cầu sanh vào dòng lớn Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Cư Sĩ, cung chẳng nguyện cầu sanh vào nhà Tiểu Vương hay Chuyển Luân Thánh Vương, chẳng nguyện cầu sanh các cõi Trời, chẳng nguyện cầu được quả Thanh Văn, đạo Bích Chi Phật. Tại sao? Vì tất cả pháp vô tướng đó là nhứt tướng, pháp vô tướng không thể được pháp vô tướng, pháp hữu tướng không thể được pháp hữu tướng, pháp hữu tướng không thể được pháp vô tướng, pháp vô tướng không thể được pháp hữu tướng.

 Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát này lúc hành Bát nhã ba la mật như vậy hay đầy đủ Giới ba la mật mà vào Bồ Tát vị, vào Bồ Tát vị rồi được sanh vô pháp nhẫn, hành đạo chủng trí, được báo đắc năm thần thông, an trụ năm trăm môn đà la ni, được bốn trí vô ngại, từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường chư Phật, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, dầu vào trong năm đường chúng sanhnghiệp báo sanh tử không làm nhiễm vô tướng, vô tác, vô đắc được.

 Này Tu Bồ Đề! Ví như hóa Chuyển Luân Thánh Vương dầu ngồi, nằm, đi, đứng chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy chỗ đứng, chỗ ngồi, chỗ nằm mà hay lợi ích chúng sanh, cũng chẳng thấy có chúng sanh. Bồ Tát này cũng như vậy.

 Này Tu Bồ Đề! Ví như Tu Phiến Đa Phật được Vô Thượng Bồ Đềba thừachuyển pháp luân, không có ai được thọ ký Bồ Tát, hóa làm Phật rồi xả thọ mạng nhập vô dư Niết Bàn. Bồ Tát lúc hành Bát nhã ba la mật cũng như vậy, hay đầy đủ Giới ba la mật. Đầy đủ Giới ba la mật rồi nhiếp tất cả pháp lành.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Đại Bồ Tát an trụ trong năm ấm như mộng, như hưởng, như ảnh như diệm, như huyễn, như hóa, đầy đủ Nhẫn ba la mật vô tướng.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ trong hai thứ nhẫn thì có thể đầy đủ Nhẫn ba la mật, đó là sanh nhẫnpháp nhẫn. Từ lúc mới phát tâm đến lúc ngồi đạo tràng, nếu có bất luận chúng sanh nào đến mắng chửi, đánh đập, chém giết Bồ Tát, Bồ Tát này vì muốn đầy đủ Nhẫn ba la mật nên chẳng sanh lòng giận thù, dầu chỉ một niệm.

 Bồ Tát này suy nghĩ như vầy: Ai mắng ta? Ai đánh ta? Ai chém ta?

 Tại sao vậy? Vì Bồ Tát này ở trong tất cả pháp được vô tướng nhẫn, nên chẳng bao giờ nghĩ rằng người đó mắng ta, hại ta.

 Nếu thật hành như vậy, Đại Bồ Tát hay đầy đủ Nhẫn ba la mật. Do đầy đủ Nhẫn ba la mật nên được vô sanh pháp nhẫn”.

 Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là vô sanh pháp nhẫn? Nhẫn này đoạn dứt những gì và biết những gì?”.

 Đức Phật bảo Ngài tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề! Được pháp nhẫn, nhẫn đến chẳng sanh mảy may pháp chẳng lành nên gọi là vô sanh pháp nhẫn. Tất cả phiền não sở đoạn của Bồ Tát đều hết, đó gọi là đoạn dứt. Dùng trí huệ biết tất cả pháp chẳng sanh, đây gọi là biết”.

 - Bạch đức Thế Tôn! Vô sanh pháp nhẫn của hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật cùng vô sanh pháp nhẫn của Bồ Tát có gì khác nhau?
 - Này Tu Bồ Đề! Hoặc trí hoặc đoạn của Tu Đà Hoàn gọi là nhẫn của Bồ Tát, hoặc trí hoặc đoạn của Tư Đà Hàm gọi là nhẫn của Bồ Tát, hoặc trí hoặc đoạn của A Na Hàm gọi là nhẫn của Bồ Tát, hoặc trí hoặc đoạn của A La Hán gọi là nhẫn của Bồ Tát, hoặc trí hoặc đoạn của Bích Chi Phật gọi là nhẫn của Bồ Tát, đó là sai khác.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thành tựu nhẫn này hơn cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật.

 An trụ trong báo đắc vô sanh nhẫn này, Đại Bồ Tát hành Bồ Tát đạo đầy đủ đạo chủng trí. Vì đầy đủ đạo chủng trí nên thường chẳng rời lìa ba mươi bảy phẩm trợ đạo nhẫn đến không, vô tướng, vô tác tam muội, thường chẳng rời lìa năm thần thông. Vì chẳng rời lìa năm thần thông nên hay thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ. Thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ xong sẽ được nhứt thiết chủng trí.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát đầy đủ Nhẫn ba la mật vô tướng như vậy.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát an trụ trong năm ấm vô tướng như mộng, như hưởng, như ảnh như diệm, như huyễn, như hóa mà thật hành tinh tiến và tâm tinh tiến.

 Do thân tinh tiến mà khởi thần thông. Do khởi thần thông mà đến thế giới mười phương cúng dường chư Phật, lợi ích chúng sanh. Dùng sức thân tinh tiếngiáo hóa chúng sanh cho họ an trụ nơi ba thừa.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật hay đầy đủ Tinh tiến ba la mật vô tướng như vậy.

 Bồ Tát này do tâm tinh tiến, tinh tiến vô lậu của bực thánh mà nhập trong tám phần thánh đạo, hay đầy đủ Tinh tiến ba la mật. Tinh tiến ba la mật này nhiếp hết tất cả pháp lành, những là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, bát bội xả, cửu thứ đệ định, mười trí lực, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng. Bồ Tát thật hành những pháp lành trong đây tất phải đầy đủ nhứt thiết chủng trí.

 Đầy đủ nhứt thiết chủng trí rồi dứt tất cả tập chủng phiền não, đầy đủ ba mươi hai tướng, thân phóng vô lượng vô đẳng quang minh.

 Phóng quang minh rồi chuyển ba lần mười hai hành pháp luân.

 Do chuyển pháp luân nên Đại Thiên thế giới chấn động sáu cách, quang minh chiếu khắp Đại Thiên thế giới.

 Chúng sanh trong Đại Thiên thế giới nghe âm thanh thuyết pháp đều được do ba thừa mà được độ thoát.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ trong Tinh tiến ba la mật hay lợi ích lớn cho chúng sanh, hay đầy đủ nhứt thiết chủng trí như vậy.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Bồ Tát an trụ trong năm ấm vô tướng như mộng, như hưởng, như ảnh như diệm, như huyễn, như hóa, hay đầy đủ Thiền ba la mật.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát nhập sơ thiền nhẫn đến nhập đệ tứ thiền, nhập tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỉ, xả, nhập hư không vô biên xứ nhẫn đến nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập không tam muội đến nhập vô tướng, vô tác tam muội, nhập điện quang tam muội, nhập như kim cang tam muội, nhập thánh chánh tam muội. Trừ tam muội của chư Phật, những tam muội khác, hoặc những tam muội cùng đồng Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ Tát này đều chứng, đều nhập. Dầu nhập nhưng cũng chẳng thọ mùi vị tam muội, cũng chẳng thọ quả tam muội.

 Tại sao? Vì Bồ Tát này biết những tam muội ấy không tướng, không tánh sở hữu thì có đâu lại ở trong pháp không tướng mà thọ mùi vị pháp không tướng mà thọ mùi vị pháp không tướng, ở trong pháp vô sở hữu mà thọ mùi vị pháp vô sở hữu.

 Nếu chẳng thọ mùi vị thì chẳng theo sức của thiền định sanh trời cõi Sắc hay Vô sắc.

 Tại sao? Vì Bồ Tát này chẳng thấy hai cõi ấy, cũng chẳng thấy thiền định ấy, cũng chẳng thấy người nhập thiền, cũng chẳng thấy ngươi dùng pháp ấy nhập thiền, chẳng thấy chỗ nhập thiền.

 Nếu ở nơi pháp ấy mà chẳng có được. Bấy giờ Bồ Tát liền hay đầy đủ Thiền na ba la mật vô tướng.

 Bồ Tát dùng Thiền na ba la mật vô tướng này có thể vượt hơn bực Thanh Văn, Bích Chi Phật.

 - Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát do đầy đủ Thiền ba la mật vô tướng mà hay vượt hơn bực Thanh Văn, Bích Chi Phật.

 - Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát này khéo học nội không, khéo học ngoại không, nhẫn đến khéo học vô pháp hữu pháp không. Nơi các thứ không ấy, không có pháp để làm chỗ an trụ được, như hoặc là quả Tu Đà Hoàn, hoặc là quả Tư Đà Hàm, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí. Những pháp không này cũng không.

 Đại Bồ Tát thật hành những pháp không như vậy hay vào trong bực Bồ Tát.

 - Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là bực đại Bồ Tát? Thế nào là chẳng phải bực?

 - Này Tu Bồ Đề! Tất cả sở hữu đắc là chẳng phải bực Bồ Tát. Tất cả vô sở đắc là bực Bồ Tát.

 - Bạch đức Thế Tôn! Những gì là hữu sở đắc? Những gì là vô sở đắc?

 - Này Tu Bồ Đề! Sắc là hữu sở đắc, thọ, tưởng, hành, thức là hữu sở đắc. Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý là hữu sở đắc, nhẫn đến nhứt thiết chủng tríhữu sở đắc. Đây là chẳng phải bực Bồ Tát.

 Này Tu Bồ Đề! Bực Bồ Tát là các pháp ấy chẳng chỉ bày được, chẳng nói phô được.

 Các pháp nào chẳng chỉ bày được? Đó là sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.

 Tại sao?

 Này Tu Bồ Đề! Sắc tánh là chẳng chỉ được, chẳng nói được, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tánh là chẳng chỉ được, chẳng nói được. Như thế gọi là Bồ Tát.

 Bồ Tát vào trong bực Bồ Tát rồi, tất cả thiền định tam muội đầy đủ còn chẳng theo sức của thiền định để sanh, huống là an trụ trong tham, sân, si, để sanh khởi những tội nghiệp ư?

 Bồ Tát an trụ trong pháp như huyễn lợi ích cho chúng sanh, nhưng cũng chẳng thấy có chúng sanh, cũng chẳng thấy có huyễn. Nếu tất cả không thấy có được thì hay thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ.

 Này Tu Bồ Đề! Như thế gọi là Bồ Tát đầy đủ Thiền ba la mật vô tướng hay chuyển pháp luân, đó là pháp luân không có được.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật biết tất cả pháp như mộng, như hưởng, như ảnh, như diệm, như huyễn, như hóa.

 - Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ Tát biết tất cả pháp như mộng, như hưởng, như ảnh như diệm, như huyễn, như hóa?

 - Này Tu Bồ Đề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Đại Bồ Tát chẳng thấy mộng, chẳng thấy người thấy mộng, chẳng thấy hưởng, chẳng thấy người nghe hưởng, chẳng thấy ảnh, chẳng thấy người thấy ảnh, chẳng thấy diệm, chẳng thấy người thấy diệm, chẳng thấy huyễn, chẳng thấy hóa, chẳng thấy người thấy hóa.

 Tại sao? Vì những mộng, hưởng, ảnh, diệm, huyễn và hóa ấy là pháp điển đảo của kẻ phàm, người ngu vậy.

 A La Hán chẳng thấy mộng, chẳng thấy người thấy mộng, nhẫn đến chẳng thấy hóa, chẳng thấy người thấy hóa.

 Bích Chi Phật, Đại Bồ Tát và chư Phật đều cũng chẳng thấy mộng, chẳng thấy người thấy mộng, nhẫn đến chẳng thấy hóa, chẳng thấy người thấy hóa.

 Tại sao? Vì tất cả pháp không có tánh sở hữu, chẳng sanh, chẳng định.

 Nếu là pháp không có tánh sở hữu, chẳng sanh, chẳng định thì thế nào Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật lại ở trong ấy nắm lấy tướng sanh, tướng định, việc ấy chẳng phải vậy.
 
 Thiệt vậy, này Tu Bồ Đề! Hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát chẳng trước chấp nơi sắc nhẫn đến chẳng trước chấp nơi thức, chẳng trước chấp Dục, Sắc, Vô sắc ba cõi, chẳng trước chấp các thiền, các giải thoát tam muội, chẳng trước chấp tứ niệm xứ nhẫn đến bát thánh đạo, chẳng chấp trước không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội, chẳng chấp trước Đàn na ba la mật nhẫn đến Bát nhã ba la mật.

 Do vì chẳng chấp trước nên hay đầy đủ Bồ Tát sơ địa. Trong sơ địa cũng chẳng trước chấp.

 Tại sao? Vì Bồ Tát này còn chẳng thấy có được địa ấy, huống là sanh lòng trước chấp! Nhẫn đến thập địa cũng vậy.

 Đại Bồ Tát này hành Bát nhã ba la mật cũng chẳng thấy có được Bát nhã ba la mật.

 Nếu lúc hành Bát nhã ba la mật chẳng thấy có được Bát nhã ba la mật, thì lúc ấy thấy tất cả pháp đều vào trong Bát nhã ba la mật, cũng chẳng thấy có được các pháp ấy. Vì các pháp ấy cùng Bát nhã ba la mật không hai, không khác.

 Tại sao? Vì các pháp vào trong như, pháp tánh, thiệt tế nên là vô phân biệt.

 - Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp vô tướng, vô phân việt sao lại nói là thiện, là bất thiện, là hữu lậu, là vô lậu, là thế gian, là xuất thế gian, là hữu vi là vô vi?

 - Này Tu Bồ Đề! Theo ý ông thế nào? Trong thiệt tướng của các pháp, có pháp nào nói được là thiện, là bất thiện, nhẫn đến hữu vi, vô vi chăng? Có pháp nào nói được là quả Tu Đà Hoàn, nhẫn đến A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Vô Thượng Bồ Đề chăng?

 - Bạch đức Thế Tôn! Chẳng nói được.

 - Này Tu Bồ Đề! Vì nhơn duyên như vậy nên phải biết tất cả pháp vô tướng, vô phân biệt, không sanh, không định, chẳng chỉ bày, nói phô được.

 Này Tu Bồ Đề! Ngày trước lúc ta hành Bồ Tát đạo, cũng không có pháp nào có tánh được hoặc là sắc, hoặc là thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến hoặc là hữu vi hoặc là vô vi, hoặc là quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến Vô Thượng Bồ Đề.
 Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật từ lúc mới phát tâm đến lúc thành Vô Thượng Bồ Đề phải khéo học các pháp tánh.

 Vì khoa học các pháp tánh nên gọi là đạo Vô Thượng Bồ Đề.

 Hành đạo ấy hay đầy đủ sáu ba la mật, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ.

 An trụ trong pháp ấy được Vô Thượng Bồ Đề, dùng pháp tam thừa độ thoát chúng sanh, cũng chẳng chấp trước pháp tam thừa.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát dùng pháp vô tướng phải học Bát nhã ba la mật như vậy”.
 
 

 PHẨM TỨ NHIẾP
 THỨ BẢY MƯƠI TÁM

 Ngài Tu Bồ Đề bạch đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp như như mộng, như hưởng, như ảnh, như diệm, như huyễn, như hóa, không có thiệt sự, không có tánh, tự tướng rỗng không, thì làm thế nào phân biệt là pháp lành, pháp chẳng lành, là pháp thế gian, là pháp xuất thế gian, là pháp hữu lậu, là pháp vô lậu, là pháp vô lậu, là pháp hữu vi, là pháp vô vi, là pháp hay được quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, là pháp hay được đạo Bích Chi Phật, là pháp hay được Vô Thượng Bồ Đề?”

 Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: “Kẻ phàm, người ngu có mộng, có người thấy mộng, nhẫn đến có hóa, có người thấy hóa. Họ phát khởi thân, khẩu, ý gây nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký, nghiệp phước, nghiệp tội, nghiệp bất động.

 Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật an trụ trong hai thứ không: tất cánh không và vô thỉ không, vì chúng sanhthuyết pháp rằng:

 Các chúng sanh này! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức rỗng không, không có sở hữu; thập nhị thập, thập bát giới rỗng không, không có sở hữu.

 Sắc thọ, tưởng, hành, thức, thập nhị thập, thập bát giới là mộng, là hưởng, là ảnh, là diệm, là huyễn, là hóa.

 Trong đó không có năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, không có mộng cũng không có người thấy mộng, không có hưởng cũng không có người nghe hưởng, không có ảnh cũng không có người thấy ảnh, không có diệm cũng không có người thấy diệm, không có huyễn cũng không có người thấy huyễn, không có hoá cũng không có người thấy hóa.


 Tất cả pháp không có căn bổn, thiệt tánh vô sở hữu.

 Các người ở trong không có ấm lại thấy có ấm, không có nhập lại thấy có nhập, không có giới lại thấy có giới.

 Tất cả pháp ấy đều từ nhơn duyên hòa hợp mà sanh. Do tâm điên đảo mà khởi, thuộc nghiệp quả báo.

 Tại sao các người ở trong những pháp rỗng không, không có căn bổn mà lại nắm lấy tướng căn bổn?

 Lúc bấy giờ Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật dùng sức phương tiện ở trong pháp xan thamcứu thoát chúng sanh ra, dạy họ thật hành Đàn na ba la mật, giữ công đức bố thí này được phước báo lớn. Từ nơi phước báo lớn cứu thoát ra, dạy họ trì giới, nương công đức trì giới, được sanh chỗ tôn quý trên Trời. Rồi lại cứu thoát ra, dạy họ an trụ sơ thiền, do công đức sơ thiền, sanh Trời Phạm Thiên, nhẫn đến dạy họ an trụ nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ cũng như vậy.

 Chúng sanh thật hành bố thí ấy và quả báo bố thí, trì giớiquả báo trì giới, thiền địnhquả báo thiền định, từ nơi đó mà cứu thoát họ, đặt họ nơi vô dư Niết Bàn, đó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không, vô tướng, vô tác giải thóat môn, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp.

 Bồ Tát làm an ổn chúng sanh, cho họ an trụ trong pháp vô lậu của bực thánh, không sắc, không hình, không đối.

 Có ai có thể được quả Tu Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật thì Bồ Tát an ổn giáo hóa, làm cho họ an trụ quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật.

 Có ai có thể được Vô Thượng Bồ Đề thì Bồ Tát an ổn giáo hóa làm cho họ an trụ Vô Thượng Bồ Đề”.

 - Bạch đức Thế Tôn! Chư Đại Bồ Táthi hữu khó theo kịp. Các Ngài hay thật hành Bát nhã ba la mật sâu xa này.

 Các pháp không có tánh là rốt ráo không, vô thỉ không, mà các ngài phân biệt các pháp là thiện, là bất thiện, là hữu lậu, là vô lậu, nhẫn đến là hữu vivô vi.

 - Đúng như vậy. Này Tu Bồ Đề! Chư Đại Bồ Tát rất là hi hữu khó theo kịp, hay thật hành Bát nhã ba la mật sâu xa này. Các pháp không có tánh, rốt ráo không, vô thỉ không, mà các Ngài phân biệt các pháp.

 Này Tu Bồ Đề! Nếu các ông biết pháp của Đại Bồ Tát này là rất hi hữu khó theo kịp, thì biết rằng tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng có thể được, huống là người khác.

 - Bạch đức Thế Tôn! Những gì là pháp hi hữu khó theo kịp của Đại Bồ Tát mà tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật không thể có được?

 - Này Tu Bồ Đề! Nên nhứt tâm lắng nghe. Có Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật an trụ trong báo đắc sáu ba la mật, và an trụ rong báo đắc ngũ thần thông, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, các đà la ni, các trí vô ngại, đi qua đến cõi nước mười phương, có ai đáng dùng bố thí được độ thì dùng bố thí nhiếp họ, có ai dùng trì giới được độ thì dùng trì giới nhiếp họ, có ai đáng dùng nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí huệ để nhiếp họ. Có ai đáng dùng sơ thiền được độ thì dùng sơ thiền để nhiếp họ. Có ai đáng dùng nhị thiền, tam thiền nhẫn đến phi phi tưởng xứ được độ thì theo chỗ thích ứng mà nhiếp lấy họ. Có ai nên dùng từ, bi, hỉ, xả được độ thì dùng từ bi hỉ xả để nhiếp họ. Cá ai nên dùng tứ niệm xứ, tứ chánh cần, có ai nên dùng tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không tam muội, vô tác tam muội được độ thì theo chỗ thích ứng để nhiếp lấy họ.

 - Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát dùng bố thí lợi ích chúng sanh thế nào?

 - Này Tu Bồ Đề! Lúc hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát bố thí tùy chỗ chúng sanh cần dùngcung cấp tất cả cho họ, như là thức ăn, món uống, Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, y phục, xe ngựa, hương hoa, anh lạc v.v… đồng như cúng dường chư Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà hàm, Tu Đà Hoàn không khác. Hoặc bố thí cho bực đã nhập chánh đạo, người phàm, dưới đến chim thú đều không phân biệt sai khác, bố thí đồng đẳng.

 Tại sao? Vì tất cả pháp chẳng khác, chẳng phân biệt nên Bồ Tát này không khác, không phân biệt.

 Bố thí như vậy rồi sẽ được báo pháp vô phân biệt, đó là nhứt thiết chủng trí.

 Này Tu Bồ Đề! Nếu Đại Bồ Tát thấy kẻ ăn xin mà quan niệm rằng: Phật là phước điền, ta nên cúng dường, chim thú chẳng phải là phước điền, ta chẳng nên bố thí thì chẳng phải là pháp Bồ Tát.

 Tại sao? Đại Bồ Tát phát tâm Vô Thượng Bồ Đề chẳng nghĩ rằng: Chúng sanh này nên bố thí lợi ích, chúng sanh này chẳng nên bố thí, do vì bố thí chúng sanh này được sanh dòng lớn Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Cư Sĩ, nhẫn đến do vì bố thí nên dùng pháp tam thừa độ họ vào vô dư Niết Bàn.

 Nếu có chúng sanh đến xin, Bồ Tát chẳng sanh lòng phân biệt sai khác: nên cho người này, không nên cho người này.

 Tại sao? Vì Bồ Tát vì những chúng sanh này mà phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, nếu còn phân biệt chọn lựa thì sa vào chỗ quở trách của chư Phật, Bồ Tát, Bích Chi Phật, Thanh Văn và tất cả Trời, Người, thế gian.

 Ai thỉnh Ngài cứu tất cả chúng sanh! Ngài là nhà của tất cả chúng sanh, là chỗ hỗ trợ tất cả chúng sanh, là chỗ nương tựa của tất cả chúng sanh mà lại phân biệt, lựa chọn nên cho, chẳng nên cho.

 Lại nữa, lúc Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, hoặc có người hay Phi Nhơn đến muốn cầu xin thân thể, tay chưn của Bồ Tát, bấy giờ Bồ Tát chẳng nên sanh hai lòng: nên cho hay chẳng nên cho.

 Tại sao? Vì Đại Bồ Tátchúng sanh mà thọ thân, nay chúng sanh đến lấy đâu nên chẳng cho. Bồ Tát phải quan niệm rằng tôi vì lợi ích chúng sanh mà thọ thân này, chúng sanh chẳng xin còn phải cho họ, huống là xin mà lại chẳng cho!

 Đại Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật phải học như vậy.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Nếu thấy có người đến xin, Đại Bồ Tát phải quan niệm: Trong đây ai cho, ai nhận, gì là vật cho? Tất cả pháp ấy đều không có tự tánh, vì là rốt ráo không vậy. Pháp không tướng thì không có cho, không có giựt. Tại sao? Vì là rốt ráo không, là nội không, là ngoại không, là nội ngoại không, là đại không, là đệ nhứt nghĩa không, là tự tướng không. An trụ trong các thứ không ấy mà bố thí thì đầy đủ Đàn na ba la mật. Vì đầy đủ Đàn na ba la mật nên nếu bị đâm chém thân thể hay bị cướp giựt tài vật, Bồ Tát này liền nghĩ rằng: Chặt chém ta là ai? Cướp giựt của ta là ai?

 Này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai dùng Phật nhãn thấy phương Đông có hằng sa Đại Bồ Tát, vào địa ngục làm cho lửa tắt, nước sôi lạnh, dùng ba sự để giáo hóa: một là thần thông, hai là biết tâm niệm kẻ khác, ba là thuyết pháp.

 Bồ Tát này dùng sức thần thông làm cho trong Địa ngục lửa tắt, nước sôi lạnh, biết tâm niệm kẻ khác, dùng từ bi hỉ xả tùy ý thuyết pháp. Những chúng sanh ấy ở nơi Bồ Tát sanh lòng thanh tịnh, thoát khỏi địa ngục rồi lần lần do pháp tam thừa mà được hết khổ sanh tử.

 Như phương Đông, chín phương kia cũng vậy.

 Này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai dùng Phật nhãn quan sát trong hằng sa quốc độ mười phương, thấy chư Bồ Tát hầu hạ chư Phật, cung cấp đồ cần dùng, mến kính chư Phật. Nếu chư Phật có dạy bảo thì chư Bồ Tát ấy đều hay thọ trì tất cả nhẫn đến lúc thành Vô Thượng Bồ Đề trọn chẳng quên sót.

 Này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai dùng Phật nhãn quan sát mười phương hằng sa quốc độ, thấy chư đại Bồ TátSúc sanhxả thân thể phân tán các nơi, có Súc sanh nào ăn thịt của Đại Bồ Tát ấy đều sanh lòng mến kính. Do có lòng mến kinh Bồ Tát nên thoát ly loài Súc sanh, được gặp chư Phật, nghe pháp tu hành, do ba thừa Thanh Văn, Bích Chi PhậtPhật pháp mà nhập vô dư Niết Bàn.

 Như vậy, này Tu Bồ Đề! Chư Đại Bồ Tát làm lợi ích chúng sanh rất nhiều, giáo hóa chúng sanh khiến phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đúng pháp tu hành nhẫn đến nhập vô dư Niết Bàn.

 Lại này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai dùng Phật nhãn thấy chư Đại Bồ Tát trong hằng sa quốc độ mười phương trừ những khổ đói khát của hàng Ngạ quỉ. Hàng Ngạ quỉ này đều kính mến Bồ Tát. Do sự kính mến Bồ Tát này mà được thoát ly Ngạ quỉ, gặp Phật nghe pháp, tu hành đúng pháp, lần lần do ba thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật, Phật thừa mà nhập vô dư Niết Bàn.

 Đại Bồ Tát vì độ chúng sanh mà thật hành tâm đại bi như vậy.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai dùng Phật nhãn thấy chư Đại Bồ Tát ở trên Trời Tứ Thiên Vương thuyết pháp. Cũng thuyết pháp tại cung trời Đao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa. Chư Thiên nghe Bồ Tát thuyết pháp, lần lần do ba thừa mà được diệt độ.

 Này Tu Bồ Đề! Trong hàng Thiên chúng này, nếu có ai say mê ngũ dục, Bồ Tát hiện lửa nổi dậy đốt cháy cung điện họ rồi thuyết pháp cho họ: Này chư Thiên! Tất cả pháp hữu vi đều vô thường, đâu có an ổn được.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Đức Như Lai dùng Phật nhãn thấy hàng Phạm Thiên trong hằng sa quốc độmười phương thế giới chấp lấy tà kiến. Chư Bồ Tát dạy họ xa rời tà kiến mà bảo rằng: Sao các Ngài ở trong các pháp hư vọng không tướng mà lại sanh tà kiến!

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát an trụ tâm đại từchúng sanhthuyết pháp.

 Này Tu Bồ Đề! Đó là pháp hi hữu khó theo kịp của Đại Bồ Tát vậy.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Đức Như lai dùng Phật nhãn thấy chư Đại Bồ Tát trong hằng sa quốc độ mười phương thế giới dùng bốn sự để nhiếp lấy chúng sanh. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi íchđồng sự.

 Thế nào là Bồ Tát dùng bố thí để nhiếp lấy chúng sanh?

 Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát dùng hai thứ bố thí để nhiếp lấy chúng sanh. Đó là tài thípháp thí.

 Những gì là tài thí nhiếp lấy chúng sanh?

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát đem các thứ bảo vật: vàng, bạc, lưu ly, pha lê, chơn châu, kha bối, san hô v.v…, hoặc đem đồ uống ăn, Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý phục, mền mùng, phòng nhà, đèn đuốc, hoa hương, anh lạc, hoặc con trai, con gái, hoặc bò, dê, voi, ngựa, xe cộ, hoặc đem thân thể mình mà cung cấp cho chúng sanh. Bồ Tát bảo chúng sanh rằng: Các ngươi nếu có cần dùng gì thì đến lấy như đến lấy vật của mình chớ có nghi ngại. Bố thí xong, Bồ Tát này dạy cho họ pháp tam quy: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Hoặc dạy họ thọ ngũ giới, thọ bát trai giới, hoặc dạy sơ thiền, nhẫn đến phi tưởng, phi phi tưởng định, hoặc dạy từ bi hỉ xả, hoặc dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm Thiên, hoặc dạy quán bất tịnh, quán xuất nhập tức, hoặc tướng hoặc xúc, hoặc dạy họ tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp, đại từ đại bi, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, hoặc dạy quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, đạo Bích Chi Phật, hoặc dạy Vô Thượng Bồ Đề.

 Như vậy, này Tu Bồ Đề! Hành Bát nhã ba la mật, Đại Bồ Tát dùng sức phương tiện giáo hóa chúng sanh: tài thí xong lại dạy cho họ được Niết Bàn an ổn vô thượng. Đây gọi là pháp hi hữu khó theo kịp của Đại Bồ Tát.

 Này Tu Bồ Đề! Thế nào là Bồ Tát dùng pháp thí nhiếp chúng sanh?

 Này Tu Bồ Đề! Pháp thí có hai thứ: một là thế gian, hai là xuất thế gian?

 Những gì là pháp thí thế gian?

 Trình bày dạy rõ pháp thế gian như là quán bất tịnh, quán xuất nhập tức, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định. Những pháp thế gian như vậy với những pháp cùng đồng với pháp sở hành của phàm phu, thì gọi là pháp thí thế gian.

 Bồ Tát này pháp thí thế gian như vậy rồi dùng nhiều các giáo hóa cho họ xa rời pháp thế gian. Xa rời pháp thế gian xong, Bồ Tát dùng sức phương tiện làm cho họ được pháp vô lậu của bực Thánh và quả vô lậu của bực Thánh.

 Những gì là pháp vô lậu của bực Thánh?

 Những gì là quả vô lậu của bực Thánh?

 Pháp vô lậu của bực Tháh là ba mươi bảy phẩm trợ đạoba môn giải thoát.

 Quả vô lậu của bực Thánh là quả Tu Đà Hoàn, nhẫn đến quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, Vô Thượng Bồ Đề.

 Lại nữa, này Tu Bồ Đề! Pháp Thánh vô lậu của Đại Bồ Tát còn có trí huệ trong quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến trí huệ trong quả A La Hán, trí huệ trong đạo Bích Chi Phật, trí huệ trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, trí huệ trong sáu ba la mật nhẫn đến trí huệ trong đại từ đại bi.

 Tất cả pháp như vậy, hoặc pháp thế gian, xuất thế gian, trí huệ, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, nhứt thiết chủng trí trong pháp ấy thì gọi là pháp Thánh vô lậu của Đại Bồ Tát.

 Những gì là quả Thánh vô lậu?

 Dứt tất cả chủng tập phiền não thì gọi quả Thánh vô lậu.

 - Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát có được nhứt thiết chủng trí chăng?

 - Này Tu Bồ Đề! Đúng như vậy, Đại Bồ Tát được nhứt thiết chủng trí.

 - Bạch đức Thế Tôn! Bồ Tát với Phật có những gì khác?

 - Này Tu Bồ Đề! Có khác. Đại Bồ Tát được nhứt thiết chủng trí thì gọi là Phật.

 Tại sao? Vì tâm Bồ Tát cùng tâm Phật không khác.

 Bồ Tát an trụ trong nhứt thiết chủng trí, đối với tất cả pháp không pháp nào chẳng soi sáng.

 Đây gọi là Đại Bồ Tát thế gian pháp thí.

 Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát nhơn thế gian pháp thí mà được xuất thế gian pháp thí.

 Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát giáo hóa chúng sanh cho họ được pháp thế gian, dùng sức phương tiện dạy cho họ được pháp xuất thế gian.

 Này Tu Bồ Đề! Những gì là pháp xuất thế gian của Bồ Tát? Những pháp chẳng cùng đồng với pháp phàm phu. Đó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, tám giải thoát môn, bát bội xả, cửu thứ đệ định, thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại trí, thập bát bất cộng pháp, ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hình hảo, năm trăm đà la ni môn. Đây gọi là pháp xuất thế gian.

 Này Tu Bồ Đề! Thế nào là tứ niệm xứ?

 Đại Bồ Tát quán nội thân theo thân mà quán sát, quán ngoại thân theo thân mà quán sát, siêng năng tinh tiến dùng nhứt tâm trí huệ quán sát, quán tập nhơn của thân do nhơn duyên sanh, quán thân diệt, quán sát hành sanh diệt của thân tập, đạo này không sở Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, nơi thế gian không sở thọ. Đó là thân niệm xứ.

 Thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ cũng như vậy.

 Này Tu Bồ Đề! Thế nào là tứ chánh cần?

 Những pháp ác bất thiện chưa sanh nên siêng năn tinh tiến.

 Những pháp ác bất thiện đã sanh, vì dứt trừ nên siêng năng tinh tiến.

 Những pháp thiện chưa sanh, vì sanh khởi nên siêng năng tinh tiến.

 Những pháp thiện đã sanh, vì thêm lớn đầy đủ nên siêng năng tinh tiến. Đây gọi tứ chánh cần.

 Này Tu Bồ Đề! Thế nào là tứ như ý túc?

 Nguyện dục tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.

 Tinh tiến tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.

 Nhứt tâm tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.

 Tư duy tam muội quyết đoán thật hành thành tựu.

 Đây gọi là tứ như ý túc.

 Này Tu Bồ Đề! Thế nào là ngũ căn? Đó là tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định cănhuệ căn.

 Này Tu Bồ Đề! Thế nào là ngũ lực? Đó là tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực và huệ lực.

 Thế nào là thất giác phần? Đó là niệm giác phần, hỉ giác phần, khinh an giác phần, định giác phầnxả giác phần.

 Thế nào là bát thánh đạo phần? Đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệmchánh định.

 Thế nào là tam tam muội? Đó là không tam muội môn, vô tướng tam muội môn và vô tác tam muội môn.

 Thế nào là không tam muội? Dùng không hành và vô ngã hành để nhiếp tâm gọi là không tam muội.

 Thế nào là vô tướng tam muội? Dùng tịch diệt hành và ly hành để nhiếp tâm gọi là vô tướng tam muội.

 Thế nào là vô tác tam muội? Dùng vô thường hành và khổ hành để nhiếp tâm gọi là vô tác tam muội.

 Thế nào là bát bội xả?

 Trong có tướng sắc, ngoài quán sắc là bội xả thứ nhứt.

 Trong không tướng sắc, ngoài quán sắc là bội xả thứ hai.
 Tịnh bội xả là bội xả thứ ba.

 Qua khỏi tất cả tướng sắc, diệt tướngđối ngại, vì chẳng nghĩ đến tất cả tướng dị biệt mà quán hư không vô biên, nhập vô biên hư không xứ, là bội xả thứ tư.

 Nhẫn đến qua khỏi phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhập diệt thọ tưởng bội xả, là bội xả thứ tám.

 Thế nào là cửu thứ đệ định?

 Hành giả rời lìa pháp ái dục, ác bất thiện có giác, có quán, ly dục, sanh hỉ lạc, nhập sơ thiền, nhẫn đến qua khỏi phi phi tưởng xứ, nhập diệt thọ tưởng định, gọi là cửu thứ đệ định.

 Thế nào là mười trí lực của Phật?

 Sức trí biết đúng thiệt phải chỗ, chẳng phải chỗ.

 Sức trí biết đúng thiệt về những nghiệp, những thọ, biết chỗ tạo nghiệp, biết nhơn duyên, biết quả báo suốt thuở quá khứ, hiện tạivị lai của chúng sanh.

 Sức trí biết đúng thiệt tất cả thiền định, giải thoát tam muội.

 Sức trí biết đúng thiệt căn tánh thượng, trung hay hạ của tất cả chúng sanh.

 Sức trí biết đúng thiệt những tri kiến hiểu biết và chỗ thích muốn của tất cả chúng sanh.

 Sức trí biết đúng thiệt những cảnh giới sai khác của tất cả chúng sanh.

 Sức trí biết đúng thiệt chỗ đục đến của tất cả đạo hạnh.

 Sức trí biết đúng thiệt đời trước của tất cả chúng sanh từ một kiếp đến vô lượng kiếp.

 Sức trí biết đúnh thiệt, dùng thiên nhãn thấy chúng sanh sanh về đường lành, đường dữ nhẫn đến nhập Niết Bàn.

 Sức trí biết đúng thiệt vô lậu tam giải thoát.

 Đây là mười trí lực của Phật”.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/08/2017(Xem: 9138)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.