Thuật ngữ, Thư mục, Vài nét về Dịch giả của Bản dịch Tiếng Anh

04/04/20199:06 SA(Xem: 3108)
Thuật ngữ, Thư mục, Vài nét về Dịch giả của Bản dịch Tiếng Anh


BÁT-NHà
BA-LA-MẬT-ĐA
TÁM NGÀN CÂU & KỆ TÓM LƯỢC
Anh dịch: Edward Conze
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

 

THUẬT NGỮ

do William Powell biên soạn

 

Ác tri thức (papa-mitra, bad friend): Người xao lãng pháp. Vị thầy xấu.

 

An trụ, người (araṇā-vihārin, one who dwells in peace): Người làm cho sự giải thoát khỏi ô nhiễm xảy ra và do đó thoát khỏi đam mê và không đam mê. Tu-bồ-đề được xem là đã đạt cảnh giới này.

 

A-la-hán (arhan): Nghĩa đen: ‘đáng kính trọng’ [ứng cúng]. Vị

Thánh toàn hảo của Tiểu thừa (Hinayana). Người biết cái gì

hữu dụng cho sự cứu dộ của riêng mình và bằng lòng đạt giác ngộ

cho một mình mình.

 

A-nan-đa (ānanda): Nổi tiếngniềm tin và sự sùng mộ. Ông được cho là người đã đọc lại những lời dạy của Phật theo trí nhớ của mình tại Hội nghị của 500 vị A-la-hán. Ông cũng được hiểu là người đã nói ở đầu mỗi Kinh bằng câu, “Tôi đã nghe như vầy một thời.”

 

A-súc (akśobhya): Nghĩa đen: ‘bất động.’ Vị Phật trị vì nước Phật Diệu Hỉ, ở phương Đông.

 

A-tu-la (asura): Thần hiếu chiến, luôn đánh nhau với các thần

khác.

 

Avakīrṇakusuma, (Covered with flowers): ‘Phủ Hoa,’ nói về một nhóm các vị Phật vị lai.

 

Ba-la-mật (pāramitā, perfection): Có sáu: 1), bố thí, 2) trì giới, 3) nhẫn nhục, 4) tinh tấn, 5) thiền định, 6) trí tuệ [bát-nhã].

 

Ba thời (tryadhva, three periods of time): Quá khứ, vị lai, và hiện

tại.

 

Ba-tư-nặc, vua (prasenajit raja): Vua xứ Cô-tát-la (Kośala).

 

Ba-xà-ba-đề (prajāpati): Tàu dịch là Sinh chủ. ‘Chúa Sáng Tạo,’ tên cho các thần nổi bật của Ấn độ giáo.

 

Bà-la-môn trẻ (mānava, young Brahmin): Thành viên của giai cấp theo truyền thống được xem là người tín nhiệm và người truyền đạt tri kiến thiêng liêng. Trong một đời trước kia, đức Phật là một thành viên của giai cấp này.

 

Bánh xe pháp (dharma-cakra, wheel of the dharma): Do đức Phật chuyển khi ngài thuyết giảng pháp của ngài lần đầu tiên.

 

Bảo (ratna, jewels): Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng-già.

 

Bát Niết-bàn (parinirvāṇa, final nirvana): vô dư niết-bàn, niết-bàn cuối cùng.

 

Bát-nhã (prajñā, wisdom): Dịch: trí tuệ. Căn thứ năm trong năm căn. Trong Phật giáo nguyên thủy đây gồm có sự quán các pháp theo phương pháp và nội kiến tự tánh của chúng. Xem Bát-nhã ba-la-mật

 

Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā, perfect(ion of) wisdom): Ba-la-mật thứ sáu. Ba-la-mật quan trọng nhất trong các ba-la-mật trong giáo thuyết Đại thừa, nó được nhân cách hóa như là một nữ thần. Cái dụng của nó là thuần tinh thần và đưa đến nội kiến tất cả các pháp đều ‘rỗng không.’

 

Bậc Chiến Thắng (jina, conqueror): danh hiệu của Phật.

 

Bất lai (anāgāmin, never-returner): Còn gọi là bất hoàn. Một vị

thánh sau khi chết sẽ không bao giờ trở lại thế gian này, nhưng đạt Niết-bàn ở một nơi khác. Đạo quả thứ ba trong Bốn Đạo quả.

 

Bi (karunā, compassion): Vô lượng thứ nhì trong bốn vô lượng. Một đức hạnh chỉ về mặt xã hội trong truyền thống Trưởng lão, là lòng ham muốn giúp đỡ chúng sinh bởi vì không thể chịu đựng được sự đau khổ của họ. Trong Đại thừa, nó được xếp bậc với trí, tự phát sinh, và không phát khởi từ bên ngoài.

 

Bích-chi Phật (Pratyekabuddha): Xem Duyên giác.

 

Bì-xá-xà (piśāca): Một ác quỉ.

 

Biên tế của thực tướng (thực tại) (bhūta-koṭi, reality limit): Điểm mà thực tại như chúng ta biết nó đến chỗ chấm dứt; từ đồng nghĩa cho Niết-bàn của Tiểu thừa.

 

Bồ-đề đạo tràng (bodhi-maṇḍa, terrace of enlightenment): Tên đặt cho địa điểm dưới cây bồ-đề mà đức Phật đã ngồi trên đó khi ngài giác ngộ. Còn gọi là nơi giác ngộ.

 

Bồ-đề phần (bodhipakṣa, wings of enlightenment): Có ba mươi bảy phần: 1) bốn niệm xứ, 2) bốn chánh cần, 3) bốn như ý túc, 4) năm căn, 5) năm lực, 6) bảy giác chi, 7) tám thánh đạo.  

 

Bồ-tát hay Bồ-đề-tát-đỏa (bodhi-sattva, enlightenment-being):

Nghĩa đen: ‘người giác ngộ.’ Lý tưởng của Đại thừa, người do Bi tâm vô lượng cầu tìm giác ngộ của tất cả chúng sinh hơn là của một mình mình.

 

Bồ-tát, thừa (bodhisattva, Bodhisattva vehicle): Một tên khác     của Đại thừa. Xem Thừa.

 

Bố thí (dāna, giving): Ba-la-mật thứ nhất trong sáu ba-la-mật. Gồm

bố thí vật chất, chỉ dạy pháp, thân, sinh mạng, và công đức tích lũy của mình cho lợi ích của những chúng sinh khác.

 

Bốn (Đại) Thiên Vương: Xem Bốn Hộ Thế.

 

Bốn Hộ Thế (cātur loka-pāla, Four World-guardians): Bốn thiên vương của Thích-đề trú ở bốn bên của núi Tu-di trong cõi thứ nhất của sáu cõi thuộc dục giới. Họ phòng chống những cuộc tấn công thế gian của các quỉ thần ác độc. Phía Đông là Trì Quốc Thiên Vương (Dhṛtarāṣṭra), phía Nam là Tăng Trưởng Thiên Vương (Virūḍhaka), phía Tây là Quảng Mục Thiên Vương (Virūpākṣa), phía Bắc là Đa Văn Thiên Vương (Vaiśravana).

 

Càn-thát-bà (gandharva): 1) Một chúng sinh sắp vào thai cung, 2) nhạc thần.

 

Căn (indriya, faculty): Năm căn: 1) tin, 2) tinh tấn, 3) niệm, 4) định, 5) huệ. Những đức hạnh chính của Phật giáo nguyên thủy.

 

Câu-lị (koṭi): tên số: một trăm vạn.

 

Cây bồ-đề (bodhi-vṛkṣa, tree of enlightenment): Cây vả thiêng liêngđức Phật đã đạt giác ở bên dưới nó.

 

Cõi Phạm-thiên (brahma-kāyika, Realm of Brahma): Cũng gọi là ‘Nhóm Phạm-thiên,’ các thần thấp nhất của sắc giới.

 

Công đức (puṇya, merit): Quả của những hành vi thiện và điều kiện để được hạnh phúc nhiều hơn hay để được sự tiến bộ tinh thần.

 

Cửa giải thoát (vimokṣa-dvāra, doors of deliverance): Ba cửa: 1) không, 2) vô tướng, 3) vô nguyện. Khi đắc Đạo, ba cửa này là phương pháp tiếp cận Niết-bàn.

Chánh tinh tấn (samyak-prahāṇa, right efforts): Có bốn: phát khởi ý chí, tạo nỗ lực, đưa ra khí lực, làm tâm ý căng lên, tự tận lực đúng cách: 1) như làm cho các pháp ác và bất thiện chưa sinh không sinh (vị lai), 2) bỏ những pháp ác và bất thiện đã sinh, 3) làm cho sự sinh của những pháp bất thiện chưa sinh không sinh, 4) duy trì, không làm biến mất, phát triển thêm nữa và hoàn thành toàn hảo những pháp thiện đã sinh.

 

Chân đế (paramārtha, supreme object):

 

Chiên-đà-la Bồ-tát (bodhisattva-candala): Một Bồ-tát hành xử

như một người chiên-đà-la [giai cấp cùng đinh].

 

Chim cánh vàng (garuda): Tàu dịch là kim xí điểu. Một loại chim bắt mồi thần thoại, kẻ thù của loài rắn.

 

Chúng sinh (sattva, being): sinh vật hữu tình.

 

Chuyển công đức (pariṇāmanā, dedication): Sự chuyển công đức của mình đến phúc lợi và sự giác ngộ tột cùng của tất cả chúng sinh.

 

Chướng ngại (nīrvaraṇa, hindrances): Có năm: 1) tham dục, 2) ác ý, 3) uể oải và mê mệt, 4) bất anlo âu, 5) nghi ngờ.

 

Dạ-xoa (yakṣa, fairy): Một chúng sinh nửa là thần (tiên), thường là từ thiện. Một ‘gnome’ (thần lùn giữ cửa). Đầu tiên là những thần cây, hiện diện trong nhựa cây, làm cho phì nhiêu và trưởng thành.

 

Di-lặc (maitreya): Vị Phật kế tiếp Phật Thích-ca Mâu-ni.

 

Diêm-phù-đề (jambuvīpa): Tên Phật giáo cho Ấn độ.

 

Diệu Hỉ (abhirati, Delightful): Cõi Phật ở phương Đông do Phật

A-súc (akshobhya) trị vì.

Diệu pháp (saddharma, good law): Giáo thuyết Phật giáo.

 

Du sĩ (parivrājaka, wanderer): một khất sĩ du phương không phải Phật giáo, sở hữu trí tuệgiới hạn.

 

Dục giới (kāma-dhātu, realm of sense desire): giới thấp nhất trong ba giới.

 

Dục lạc (kāma-guṇa, sensous pleasures): Có năm: đến từ cảnh, âm thanh, mùi, vị, và xúc.

 

Duyên giác (pratyekabuddha): Độc giác Phật. Tự giác ngộ, nhưng không muốn hay không thể dạy người khác. Cũng gọi là Bích-chi Phật.

 

Đà-la-ni (dharani): Chú, mật chú, chơn ngôn, tổng trì… những công thức ngắn gọn giúp chúng ta nhớ những điểm quan trọng của pháp.

 

Đại (mahābhūta, great element): Bốn đại (yếu tố): đất, nước, gió, lửa. Hư không và thức đôi khi được thêm vào tạo thành sáu. 2) Mười tám giới, tức là, sáu trần, sáu căn, và sáu thức. 3) Pháp tánh, 4) Như Lai tánh.

 

Đại bi (mahā-kuruṇā, great compassion): Toàn diện hơn bi tâm thông thường trong đó nó 1) phát sinh không chỉ do sự đau khổ hiển nhiên mà còn do bị che giấu nữa, 2) trải qua bên kia dục giới đến sắc giớivô sắc giới, và 3) cảm thấy bình đẳng cho tất cả chúng sinh, 4) bỏ rơi, thêm nữa là ghét và mê hoặc, 5) không chỉ thương xót mà còn bảo vệ nữa.

 

Đại đệ tử (mahā-śravaka, great disciples): Tám mươi đệ tử quan trọng hơn của đức Phật.

 

Đại địa ngục (mahā-niraya, great hells): Những nơi trừng phạt, được đánh dấu bằng những hành hạ như quá nóng hay quá lạnh hay nhiều thứ khác.

 

Đại sĩ (mahā-sattva, Great being): Danh hiệu chuẩn của một Bồ-tát. Cũng là ‘anh hùng có tinh thần vĩ đại’ bởi vì những nguyện vọng của ngài ấy ở mức anh hùng.

 

Đại Long (mahā-nāga, Great serpents): Danh hiệu của các đệ tử của đức Phật, chỉ đại trí tuệ của họ. Xem Thanh văn.

 

Đại thừa. Xem Thừa.

 

Đảo Táo Hồng (jambudvīpa, Rose-apple Island): Tên Phật giáo cho Ấn độ.

 

Đạo quả, bốn (Paths, Four): Nhập lưu, Nhất hoàn hay Nhất lai, Bất hoàn hay Bất lai, và A-la-hán.

 

Đạo phần (mārgāṅga, limbs of the Path): Những bước của Bát Chánh Đạo.

 

Đâu-suất thiên (tuṣita deva, tushita gods): Các thiên hay thần ở cõi trời Đâu-suất. Các thần Hỷ túc này trú ở tầng thứ tư của các cõi dục. Một Bồ-tát sống đời cuối cùng ở đây trước khi ngài ấy trở thành Phật. 

 

Đế-thích (indra, Chief of gods): Một thần Aryan vĩ đại, thường được biết như là Śkra (Thích-đề) hay Kauśika (Kiều-thi-ca).

 

Địa bất thối chuyển của Bồ-tát (avanivartanīya bodhisattva-bhūmi, Irreversible stage of a Bodhisattva): Giai đoạn mà một Bồ-tát không còn rơi lại, hay quay trở lại, trên cuộc hành trình đến giác ngộ viên mãn của một vị Phật.

Địa ngục (niraya, hell): hay ‘Luyện ngục,’ một nơi trừng phạt và thanh tẩy.

 

Điều ngự (vaśibhūta, fully controlled): Một phẩm hạnh được qui cho A-la-hán.

 

Định hay tam-muội (samādhi, concentration): Một cách thu hẹp sự chú ý kết quả trong tĩnh lặng. Bước thứ tám trong tám chánh đạo. Theo truyền thống gồm có ba loại tu tập: 1) tám thiền (dhyāna), 2) bốn vô biên, 3) các thần lực.

 

Đường đến Thần túc thông (ṛddhi-pāda, roads to psychic power): Có bốn: 1) ham muốn làm, 2) khí lực, 3) tâm, 4) khám phá. Cũng là ‘Những căn bản của thần túc thông.’

 

Gia chủ (gṛhapati, householder): Một cư sĩ Phật giáo, không phải là một sát-đế-lị (ksatriya) hay một bà-la-môn (brahmin).

 

Giác chi (bodhy-aṅga, limbs of enlightenment): Cũng gọi là ‘Giác ý.’ Có bảy: 1) niệm, 2) phân biệt pháp, 3) tinh tấn, 4) tĩnh lặng, 5) hỉ lạc, 6) định, 7) xả. 

 

Giác ngộ viên mãn (anuttara-saṃyak-saṃbodhi, full enlighten-ment): Nghĩa đen: vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đặc biệt dối với các Phật. Mục đích của Đại thừa chiếm chỗ của mục đích Niết-bàn riêng tư của A-la-hán.

 

Giới (dhātu, element): Mười tám giới: sáu trần, sáu căn, và sáu thức.

 

Giới luật (śīla, morality): Ba-la-mật thứ nhì trong sáu ba-la-mật, nó cũng gồm trong mười thiện đạo hay năm giới.

 

Ghê tởm (aśubha, repulsive): Đặc trưng của tất cả mọi khía cạnh của kinh nghiệm khoái cảm. Nó thường được thêm vào ba tướng.

Hành 1 (abhisaṃskāra, formative influence): ‘Nghiệp hành’ là khoen thứ nhì trong sợi xích tùy thuộc phát sinh.

 

Hành 2 (samskārā, impulses): Uẩn thú tư trong năm uẩn. Có năm mươi lăm hành, phát sinh từ sáu căn, là tham, sân, si, và những cái đối nghịch của chúng.

 

Hành hương khó khăn, cuộc (duṣkara-cārika, difficult pilgrimace): Một thuật ngữ chỉ sự nghiệp của một Bồ-tát với nhiều khó khăn và hành động tự hy sinh.

 

Hỉ (muditā, sympathetic joy): hoan hỉ trong sự thành công về vật chất hay tinh thần của người khác. Vô lượng tâm thứ ba trong Bốn Vô lượng tâm.

 

Hiền kiếp (bhadrakalpa): Kiếp cát tường trong đó một ngàn đức Phật xuất hiện. Tiểu thừa chỉ chấp nhận năm.

 

Hình ảnh của Như Lai (tathāgata-vigraha, tathāgata-frame): hình ảnh hay hình dáng của một Như Lai.

 

Hộ pháp (sudharmā, Maintaining Justice): Hội trường của chư thiên.

 

Hội chúng (Assembly) xem Tăng-già.

 

Huệ nhãn (prajñā-cakṣus, wisdom eye): Tri kiến chân tướng của các pháp khác nhau.

 

Huyễn hóa (māyā, illusion): Lừa dối, lừa gạt, bản tánh của hiện tượng.

 

Hướng đạo của chư Phật (buddha-netri, guide of the Buddhas): Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Hữu (bhava, becoming): Tiếp tục đi vào hiện hữu. Khoen thứ

mười trong mười hai khoen của duyên sinh.

 

Ῑṣāṇa: Một trong những tên cũ của thần Śiva-Rudra, vừa là kẻ sáng tạo vừa là kẻ hủy diệt.

 

Kiếp (kalpa, aeon): thời kỳ của thế giới.

 

Kiếp như tinh tượng (tārakôpama-kalpa, starlike aeon): Tên của một kiếp vị lại.

 

Kiết sử (saṃyojana, fetters): Có mười: 1) thấy có thân (ngã), 2) chấp làm giới cấm (giới cấm thủ), 3) nghi, 4) tham dục, 5) sắc ái, 6) vô sắc ái, 7) oán giận, 8) bất an, 9) mạn, 10) vô minh.

 

Kiều-thi-ca (kauśika): Tên của Đế-thích (Indra).

 

Kim Cương Thủ (varjapāṇi): ‘Với chày kim cương trong tay,’ một vị hộ thần Dạ-xoa (yakṣa) hùng tráng ở thành Vương xá (rājagṛha). Có thể là do một vị Bồ-tát triệu gọi để trấn uy những kẻ làm ác. Thường thấy ở các bức vẽ trên tường tùy tùng một vị Phật.

 

Kim Hoa (suvarṇa-puṣpa, golden flower): Tên của một vị Phật vị lai đã được thọ ký.

 

Kinh (sūtra): Một bản văn tuyên bố là đã do chính đức Phật nói.

 

Kinh văn (sūtrantā): Một bản văn Phật giáo, hay các giáo thuyết chứa trong đó.

 

Khẩn-na-la (kiṇṇara): Những chúng sinh kỳ lạ, nửa thân trên là người, nửa thân dưới là chim.

 

Kos (krośa): Một khoảng cách khoảng hai dặm rưỡi.

Không chấp tất cả các pháp (sarva-dharmaparigṛhīta, non-appropriation of all dharmas): Không bám vào bất cứ tâm cảnh nào.

 

Không tác dụng (anabhisaṃskāra, unaffected): Điều không do phản ứng đối với nguyên nhân tác động sinh ra.

 

Không tùy thuộc (asaṃskṛta, unconditioned): Không tùy thuộc vào nhân hay duyên để hiện hữu. Thường là một danh hiệu cho Niết-bàn. Cũng dịch là ‘vô vi.’

 

Khổ (duḥkha, ill): Tướng thứ nhì trong ba tướng [vô thường, khổ, và vô ngã].

 

La-sát (rākṣasa): Một loại quỉ bạo ác.

 

Linh hồn (jīva, soul): Lực hợp nhất và sinh động trong một sinh vật.

 

Long (nāgā): Thần nước, mãng xà hay rồng, hoặc bảo vệ hoặc phá hoại.

 

Luật tạng (vinaya): Một trong ba tạng kinh điển. Nóí về giới luật của tu sĩ, tu viện.

 

Lưu ly (vaiḍurya, lapis lazuli): ngọc lưu ly.

 

Lực (bala) của Như Lai, (power) of a Tathgata): Có mười, ví dụ: tuệ tri, như thực, những gì có thể có là những gì có thể có, và những gì không thể có là những gì không thể có.

 

Lý do không sợ hãi (vāiśāradya, grounds of self-confidence): Có bốn: sự tự tin của Như Lai đến từ 1) đã biết đầy đủ tất cả các pháp, 2) đã khô hết rỉ lậu, 3) đã miêu tả đúng những chướng ngại đối với giải thoát, 4) đã chỉ cho người ta cách vào con đường đưa đến giải

thoát. [Đây là bốn lý do không sợ hãi (vô úy) của đức Phật].

 

Ma-ha Ca-chiên-diên (mahākātyāyana): Một đệ tử của Phật.

 

Ma-ha Ca-diếp (mahākāśyapa): Cũng gọi là ‘Đại Ca-diếp’. Một đệ tử của Phật, hàng đầu trong những người tu khổ hạnh.

 

Ma-ha Câu-hi-la (mahākoṣṭhila): Một đệ tử của Phật.

 

Ma-hầu-la-già (mahoragas, Great serpents): Tàu dịch: Đại mãng thần. Một nhóm quỉ thần.

 

Ma vương (māra): Thần chết. Sát thủ và kẻ thù của những gì thiện và xảo. ‘Kẻ cám dỗ,’ cách nhân hóa của tất cả những cái ác và đam mê, mồi nhử và cạm bẫy là những khoái lạc nhục cảm. Đôi khi được đồng hóa với năm uẩn, với những gì vô thường, khổ và vô ngã.

 

Ma vương, đám quân của (māra-sena, army of Māra): Một đám quân quỉ thần ghê tởm và thô bạo tấn công các Bồ-tát. Chúng biểu thị những đam mê cuồng nhiệt của con người.

 

Mãng xà (serpents): Xem Đại long.

 

Mắt (cakṣus, eyes): Năm chiều kích của cái thấy, phần vật lý, phần

tâm linh: 1) mắt thịt (nhục nhãn), 2) mắt trời (thiên nhãn), 3) mắt trí (huệ nhãn), mắt pháp (pháp nhãn), mắt Phật (Phật nhãn).

 

Mẹ của chư Bồ-tát (bodhisattva-mātā, Mother of the Bodhi-sattvas): Bát-nhã ba-la-mật.

 

Na-do-tha (niyuta): Tên số: muôn ức hay ngàn vạn.

 

Nam cư sĩ (upāsaka, layman): Người tự nhận là tin vào trí tuệ của

đức Phậtchính thức qui y Phật, Pháp, và Tăng-già. Có thể là một gia chủ và không cần đưa ra sự đồng ýtính cách tín điều đối với những giáo lý như Bốn Đế.

 

Niết-bàn (nirvana): ‘Thổi tắt, mãn hạn.’ Tĩnh lặng, cao cả, thực sự hiện hữu, không điên đảo.

 

Niệm (smṛti, mindfulness): Căn thứ ba của năm căn, bước thứ bảy trong tám bước của Tám Thánh Đạo, chi thứ nhất trong bảy giác chi. Hành động ghi nhớ ngăn chận những ý tưởng khỏi ‘trôi đi,’ và chống lại sự quên lãng, bất cẩn và rối loạn.

 

Nơi tái sinh (gati, places of rebirth): Xem Sáu nẻo.

 

Nữ cư sĩ (upāsikā, laywoman): Xem Nam cư sĩ.

 

Núi Linh thứu (gṛdhra-kūṭā-parvata, Vulure Peak): Một ngọn núi gần thành Vương xá.

 

Nữ thần sông Hằng (gāṇgadevī-bhaginī, Goddess of the Ganges): Một hình ảnh được biết nhiều trong thần thoại Ấn độ.

 

Ngã (ātman, self): Một thực thể thực chất nó vẫn là một, không thay đổi và tự do.

 

Ngã mạn (māna, conceit): Một trong mười kiết sử (saṃyojana).

 

Ngạ quỉ (preta, hungry spirit): Loài ma đói thường lui tới trần gian. Một trong sáu loại chúng sinh luân hồi.

 

Ngũ nghịch, tội (ānantaryāṇi, five deadly sins): Năm hành động đem lại quả báo tức thời: 1) giết mẹ, 2) giết cha, 3) giết A-la-hán, 4) gây bất hòa trong tăng giới, 5) làm Như Lai đổ máu.

Ngục A-tì hay Vô gián (Avīchi): Một địa ngục nóng trong đó sự đau khổ liên tục ‘không gián đoạn.’

 

Người (pudgala, person): Một thực thể thường hằng luân hồi từ lần đầu thai này đến lần đầu thai khác.

 

Người con trai của gia đình thiện lương (kulaputra, son of a good family): Hình thức nói một cách lễ phép cho những tín đồ Phật giáo ám chỉ sự phú bẩm tinh thần tốt, hay một địa vị xã hội tốt, hay cả hai.

 

Người phàm (pṛthag-jana, common people): Người tầm thường

chưa đạt được Đạo, và bị tham, sân, si chế ngự.

 

Nghiệp (karma): Hành động có ý muốn, dù thiện hay bất thiện, nó là cái đi qua trong sự liên tục không gián đoạn từ một khối các uẩn nhất thời này đến một khối khác, hoặc trong đời sống hiện thời của một người hay sau khi người ấy chết, cho đến khi kết quả (vipāka) của mọi hành viý muốn của thân, ngữ hay ý, đã làm, đến.

 

Nghiệp hành (saṃskāra, karma-formations): Những kết hợp phức tạp, những sự vật hữu vi, những xung lực. 1) uẩn thứ tư trong ngũ uẩn, 2) duyên thứ năm của tùy thuộc phát sinh, 3) cái đối lập của vô vi.

 

Nhập (āyatana, sense-fields): Có mười hai nhập, tương ứng với sáu căn và sáu trần.

 

Nhập lưu, quả (srotâpatti, treamwinner): Người đã nhập Đạo. Nghĩa đen: ‘vào dòng.’ Đây là giai đoạn thứ nhất trong bốn giai đoạn phát triển đạo của Tiểu thừa.

 

Nhẫn nhục (kṣānti, patience): Ba-la-mật thứ ba trong sáu ba-la-mật. Không oán giận và không bất an đối với đau đớn, khó nhọc,

bạo hành, và những giáo pháp khó khăn và không tương đắc. 

 

Nhất lai (sakṛdāgāmin, Once Returner): Đã được định trước là sẽ có một lần đầu thai nữa. Đạo quả thứ nhì trong bốn Đạo quả.

 

Nhất thiết trí (sarva-jñatā, all-knowledge): Trí biết tất cả của

một vị Phật.

 

Nhiên Đăng (dīpaṃkara, Lighter Bringer): Còn dịch là Đính Quang. Một vị Phật, bậc tiền bối thứ 24 của Phật Cồ-đàm, đã thọ ký cho Phật Cồ-đàm rằng một ngày kia ngài sẽ thành Phật.

 

Nhiên Đăng, thành (dīpaṃvatī): Kinh đô của Nhiên Đăng.

 

Nhiếp pháp (saṃgraha-vatsu, means of conversion): Có bốn: 1) bố thí, 2) ái ngữ, 3) lợi hành, và 4) đồng sự.

 

Nhục nhãn (māṃsa-cakṣus, fleshly eye): Nghĩa đen: mắt thịt. Mắt người thường với nó những vật hữu hình có thể thấy được; phạm vi của nó rất giới hạn.

 

Như Lai (tathā-gata hay tathā-āgata, tathāgata): Một danh hiệu của đức Phật có nghĩa là ‘Như Đến’ hay ‘Như Đi.’

 

Chân như (tathatā, suchness): Cũng là như thế (thusness), thực tướng, không thêm hay bớt.

 

Oai Âm Vương (Bhīṣma-garjita-nirghoṣa-svara): Một Như Lai.

Một vị có giọng nói gây kính sợ.

 

Ô nhiễm (kleśa, defilement): Sự bất tịnh hay ô nhiễm, ‘đam mê’ hay ‘tật xấu.’

 

Phạm hạnh (brahma-caryā, holy life): Làm tăng hay ni. Sống đức

hạnh, sống thánh thiện.

 

Phạm-thiên (bhramā): Một vị thần thuộc hàng rất cao. Được cho

cho là thần sáng tạo thế giới theo truyền thống đạo Ba-la-môn. 

 

Phạm-thiên trụ xứ (brahma-vihārā, Brahma dwellings): tức bốn Tâm Vô lượng.

 

Pháp (dharma): 1) Thực tại tối hậu duy nhất; 2) một sự biến có thực tối hậu; 3) như được phản chiếu trong đời sống: chính trực, đức hạnh; 4) như được giải thích trong lời dạy của Phật: Giáo thuyết, Kinh, Chân lý; 5) đối tượng của giác quan thứ sáu, tức là của tâm; 6) một sở hữu, thí dụ, các trạng thái của tâm, vật, phẩm tính.

 

Pháp bất cộng (Dharmas peculiar to a Buddha): Pháp đặc biệt của một vị phật. Xem Phật pháp.

 

Pháp giới (dharma-dhātu, dharma-element): 1) Pháp Tuyệt Đối hay một cách đơn giảnTuyệt đối thể, 2) lãnh vực của đạo, 3) lãnh vực đối tượng của tâm.

 

Pháp nhãn (dharma-cakṣus, dharma eye): Nghĩa đen: mắt pháp.

Có khả năng biết, về cá nhân, do đó họ có thể tạo ra quyền giáo để tìm đường cứu độ.

 

Pháp thân (dharma-kāya): 1) Thân tuyệt đối của Phật tánh, không

có tất cả những phẩm tính nhất định, hay 2) kết tập tất cả các giáo lý của Phật.

 

Phân biệt (vikalpa, discrimination): Xem là sai và tưởng tượng vô ích.

 

Phẫn nộ (krodha, wrath): Một trong mười ô nhiễm thứ cấp.

 

Phật địa (buddha-kṣetra, Buddha-field / Buddha land): Hệ thống

thế giới trong đó một vị Phật dạy pháp và đưa chúng sinh đến

sự thuần thục về tinh thần. Như thế có nhiều địa.

 

Phật lực (buddha-nubhāva, power of the Buddha): Sức lôi cuốn hay uy lực của Phật.

 

Phật nhãn (buddha-cakṣus): Nghĩa đen: mắt phật. Trực giác về

tất cả các pháp, không ngoại trừ.

 

Phật pháp (buddha-dharmas): Những phẩm tính hay đức tính của một vị Phật. Cũng là lời dạy (dharma) của đức Phật.

 

Phật, Uy lực của (buddha dhiṣṭhāna, authority of the Buddha):

Sự truyền cảm hứng hay sức lôi cuốn của đức Phật qua đó

ngài truyền ý niệm vào tâm người và duy trì sự ủng hộ pháp.

 

Phi nhân (amanuṣya, ghost): ‘Không phải người,’ siêu nhân, quỉ.

 

Phú-lâu-na (pūrṇa): Con trai của Maitrāyanī, một đệ tử của Phật.

 

Phương (diś, directions): Có mười: bốn phương chính, bốn phương giữa, và hai phương trên và dưới.

 

Quả (phala, fruit): Quả kết thành của hành động tốt và xấu.

 

Rỉ lậu (āsvara, outflows): Có bốn:1) tham dục, 2) hữu, 3) vô minh, 4) thấy sai. Rỉ lậu diệt tạo thành A-la-hán quả.

 

Rỗng không (śūnya, empty): 1) Tầm phào và vô ích khi áp dụng vào sự vật của thế gian này, 2) sự không hiện hữu của ngã, 3) pháp vô vi.

 

Sa-môn (śramaṇa): người nỗ lực, độc thân, khổ hạnh. Một tu sĩ

khất thực.

 

Sahāpati: ‘Chúa tể của Thế giới Loài người.’ Tên Phật giáo cho Phạm-thiên (Brahmā).

 

Sát-đế-lị (kśatriya, warrior class): Một thành viên của giai chấp chiến sĩ.

 

Sáu nẻo (gati, destinies): Sáu nẻo của chúng sinh là: 1) thiên (thần), 2) người, 3) a-tu-la, 4) súc sinh, 5) ngạ quỉ, 5) địa ngục.

 

Sắc (rūpa, form): Uẩn thứ nhất trong năm uẩn: vật chất.

 

Sắc giới (rūpa-dhātu, realm of form):

 

Sắc thân (rūpa-kāya, form-body): Thân vật chất, thân có thể thấy được bằng mắt thịt. Trái với Pháp thân (Dharma-body).

 

Sân (dveṣa, hate): Căn thứ nhì của ba căn (độc). Thuốc giải độctrí tuệ.

 

Si hay mê hoặc (moha, delusion): Căn thứ ba trong ba căn [độc]. Sự nhầm lẫn, ngu xuẩn, bối rối, ngu si.

 

Sinh tử hay sinh-và-tử (saṃsāra, birth-and-death): chịu sự luân hồi. Không khác với Niết-bàn trong giáo lý Đại thừa (Maha

-yana).

 

Sông Diêm-phù (jambu-nadī, Jambu river): Một con sông nổi tiếng chảy từ núi Tu-di, do nước trái cây Diêm-phù (táo hồng) trên núi đó tạo thành.

 

Súc sinh (tiryagyoni, animal): Nẻo thấp nhất thứ ba trong sáu nẻo luân hồi, gồm Rồng (Naga), dã thú và những chim thần thoại khác.

Tà kiến (viparyāsa, perverted views): Thấy sai có bốn: Vô minh

phân tích như là tìm cầu hay tìm thấy: 1) thường trong những gì cốt yếu là vô thường, 2) dễ chịu nơi những gì không thể tách rời với khổ, 3) có ngã trong những gì không dính mắc với bất cứ một ngã nào, và 4) hoan hỉ trong những gì cốt yếu là ghê tởm và gớm ghiếc.

 

Tam bảo (tri-ratna, triple jewel): 1) Phật, 2) Pháp, 3) Tăng-già. Đây cũng là những nơi qui y của nam và nữ cư sĩ.

 

Tam giới (traidhātutuka, triple world): 1) dục giới, 2) sắc giới, 3) vô sắc giới.

 

Tam-ma-đề (samāpatti, attainments): Nói chung về ‘chín địa

vị kế tiếp nhau,’ tức là, bốn thiền, bốn định vô sắc, và định của diệt thọ và tưởng.

 

Tam-muội pháp môn (samādhi-mukha, concentration doors): Sự

tập trung vào các chân lý khác nhau mở ra những cánh cửa đến

bình an.

 

Đại thiên thế giới hay Tam thiên Đại thiên thế giới (trisāhasra-mahāsāhasra-lokadhātu, great trichiliocosm): Một vũ trụ gồm 1.000 triệu mặt trời, 1.000 triệu mặt trăng, 1.000 triệu thiên đàngđịa ngục, v.v…

 

Tội không thể miễn thứ (mūlāpatti, unforgivable offences): Có bốn: 1) gian dâm, 2) trộm cắp, 3) giết người, 4) khai gian về sự chứng đắc tâm linh. Phần của giới luật (prātimokṣa) tự viện nguyên thủy.

 

Tạo ra tôi (ahaṃ-kāra, i-making): Quan niệm về cá thể của một người, nghĩ về mình.

 

Tăng-già (saṃgha, community): bốn chúng: tỳ-kheo, tỳ-kheo ni,

 nam cư sĩ, nữ cư sĩ. Một trong tam bảo.

 

Tâm (citta, thought): 1) sự hoạt động của tâm, hay 2) ‘ý nghĩ,’ tinh thần.

 

Tâm bình đẳng (sama-citta, equalled thought): Cái tâm hiểu tính nhất như của tất cả sự vật và nguyên lý. Đạt được ở địa thứ bảy của Bồ-tát địa.

 

Tâm bồ-đề (bodhi-citta, thought of enlightenment): Tâm trong đó vị Bồ-tát lần đầu tiên quyết định đạt giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác (anuttarasaṃyaksaṃbodhi) của một vị Phật.

 

Tâm hành (manasikāra, acts of mind): Tập trung chú ý, định tâm.

 

Tần-bà-sa-la, vua (bimbisāra rāja): Vua của nước Ma-kiệt-đà

(Magadha) vào thời đức Phật.

 

Tịch diệt (nirvṛti, blessed rest): Niết-bàn của Tiểu thừa, sự chứng

đắt tối hậu của A-la-hán.

 

Tiên-ni (śreṇika): Tên của một du sĩ khất thực. Xem Du sĩ.

 

Tiểu thiên thế giới (sāhasra-cūḍika-lokadhā, small chiliocosm):

Một vũ trũ gồm 1.000 mặt trời, mặt trăng, thiên đường, địa

ngục, v.v…

 

Tiểu thừa: Xem Thừa.

 

Tin (śraddhā, faith): Căn đầu tiên trong năm căn. Một trạng thái tạm thời mà nó sẽ trở nên ít quan trọng hơn khi ý thức tinh thần gia tăng. Nó có bốn đối tượng: 1) tin nghiệp và tái sinh, 2) chấp nhận những giáo lý căn bản về bản tính của thực tướng, như là tùy thuộc phát sinh, 3) tin tam qui: Phật, Pháp, và Tăng-già, 4) tin hiệu quả của những pháp tu được qui định trước, và Niết-bàn như là con đường cuối cùng ra khỏi những       khó khăn.

 

Tinh tấn (vīrya, vigour): Căn thứ nhì trong năm căn. Phát xuất từ chữ vīra (anh hùng) và ám chỉ sự gắng sứctính cách anh hùng làm lợi ích cho những chúng sinh khác cũng như sự nỗ lực không ngừng để vượt những lỗi lầm và trau dồi đức hạnh của mình.

 

Tịnh cư (súddhāvāsa, pure abode): Xem Thiên hay Thần ở cõi Trời Tịnh cư.

 

Tôn giả (āyuṣmat, venerable): Cách gọi kính trọng một tỳ kheo.

 

Tu-bồ-đề (subhūti): Một trong những đại đệ tử của Phật, ngài ấy nổi bậtlòng từ bi theo truyền thống Trưởng lão. Trong Đại thừa ngài ấy được xem là đệ tử hàng đầu. Ngài ấy là người đàm thoại chính trong kinh Bát nhã Ba-la-mật-đa, nói không có lỗi nhờ uy lực của Phật.

 

Tu-di, núi (sumeru): Núi nằm ở giữa thế giới và có bảy vòng đồng tâm và những rặng núi vây quanh. Cũng gọi là Meru.

 

Tuệ tri (jñāna, gnosis): Biết bằng tuệ tri đưa đến cứu độ.

 

Tùy thuộc phát sinh (pratīya-samutpāda, conditioned coproduct-

ion): Mười hai nhân duyên, bắt đầu với vô minhkết thúc với già chết, làm cho mọi sự vật xảy ra trong thế giới này.

 

Từ tâm (maitrī, friendliness): Vô lượng thứ nhất trong bốn Vô

lượng. Gồm có ban cho người khác những lợi ích, đặt căn bản trên khả năng thấy bên thích thú của họ, và kết quả trong sự tĩnh lặng oán giận và ác độc.

 

Tự tánh (sva-bhāva, own-being): Điều kiện tự nhiên hay vốn có

của một vật đang hiện hữu do một mình năng lực của riêng nó, có tướng bất biến và không thể trở thành xa lạ, và có yếu tánh bất di bất dịch. Trong ‘tự tánh,’ một vật là chính nó, và không chỉ là nó liên quan với chúng ta, hay với những vật khác.

 

Tướng 1 (lakṣaṇa, mark): 1) Đặc tính của thực thể. Theo nghĩa này, người ta phân biệt các tướng biệt và chung. Biệt tướng là nét đặc trưng của những vật khác nhau, tướng ‘chung’ tìm thấy trong tất cả những sự vật hữu vi, tức là, khổ và sự vắng mặt của ngã. 2) 32 tướng của một siêu nhân. Những cái đặc biệt thấy nơi thân của Phật, cũng như nơi thân của một Chuyển Luân Thánh Vương.

 

Tướng 2 (nimitta, sign): 1) Đối tượng của chú ý, 2) căn bản của nhận biết, 3) cơ hội để nhập vào.

 

Tưởng (saṃjñā, perception): Khái niệm, quan điểm, ý niệm. Có sáu tưởng, tương ứng với sáu giác quan. Uẩn thứ ba trong năm uẩn.

 

Tỳ-kheo (bhikṣu, monk): Tăng nhân, người xuất gia và nhận thệ

nguyện làm tu sĩ.

 

Tham (raga, greed): Căn thứ nhất của ba căn (độc). Thuốc giải độc là tin.

 

Thanh văn (śrāvaka, disciple): Người lắng nghe; về mặt thuật ngữ chỉ những người nghe pháp trực tiếp từ đức Phật, nhưng chỉ áp dụng cho những người theo Tiểu thừa trong các bản văn Đại thừa.

 

Tháp miếu (stūpa): rương chứa thánh tích, ụ đá hình tháp, cái miếu, thường có hình cái chuông và xây trống để chứa xá-lợi của Phật và của những đệ tử của ngài hoặc để tưởng niệm những hành động của họ.

 

Thần chú (mantram, spell, incantation): thần chú, chân ngôn.

Thần thông (abhijñā, superknowledges): 1) Thần túc thông (ṛddhividhi, psychic power), 2) thiên nhĩ thông (divyaśrotra, heavenly ear), 3) tha tâm thông (paracittājñāna, cognition of others’ thoughts, 4) túc mệnh thông (pūvanivāsānusmṛti, recollection of past lives, 5) thiên nhãn thông (divyacakṣus, heavenly eye), 6) lậu tận thông (āsravakṣayajñāna, cognition of outflows). Đôi khi thần thông thứ năm bị bỏ. Các A-la-hán đạt tất cả sáu thần thông.

 

Thấu thị (rishis, Seers): Những bậc trí tuệ huyền thoại, những nhà sáng tác thánh ca Vệ-đà, được đưa lên đến tận trời và với địa vị có thể sánh với địa vị của các thần.

 

Thầy (śāstar, teacher): Một vị Phật.

 

Thấy (dṛṣṭi, view): Cái thấy, ý kiến, hầu như luôn luôn sai.

 

Theo đuổi (carati, to course): Động từ trong Phạn ngữ (Sanskrit) có ngữ căn car, có nghĩa là di động, và theo nghĩa rộng là, sống, thực hành, thực hiện, hay quan sát.

 

Thế gian giải (loka-vid, world knower): Một danh hiệu của đức Phật.

 

Thế giới bốn châu (cāturdvīpaka lokadhātu, four-continent world system): Trái đất được xem như là chứa bốn châu huyền thoại, trong đó châu Diêm-phù-đề là quan trọng nhất.

 

Thế Tôn (bhagavan, Lord, Blessed One): Một danh hiệu của Phật.

 

Thích-ca (śākyas): Một bộ tộc địa chủ và chiến sĩ (kśatryas) ở Ca-tì-la vệ (Kapila-vastu) mà đức Cồ-đàm hạ sinh từ đó.

 

Thiên hay thần (deva, god): Nghĩa đen: ‘vị chiếu sáng.’ Không có nghĩa là tạo hóa, cũng không có nghĩa toàn tri hay toàn năng; một

cách đơn giản chỉ là một cư dân ở cõi trời.

 

Thiên hay thần ở cõi Trời Tịnh cư (śuddhāvāsa, gods of the Pure Abode): Năm loại thiên ở trong năm cõi Trời Tịnh cư. Đây là những loại cao nhất trong 18 loại thiên trú trong sắc giới (rūpa-dhātu), và được cho là ở trong tầng thứ tư và cao nhất của cõi đó.

 

Thiên hay thần của tầng ba mươi ba (trayastriṃśakāyikā deva-putrā, gods of the thirty-three): Kết hợp với Đế-thích (Indra) và trú ở ba mươi ba đỉnh của núi Tu-di trong các cõi thứ nhì và thứ sáu của dục giới (karma-dhātu).

 

Thiên hay thần trong cõi trung gian (antarīkṣa-deva, gods in the intermediate realm): Các thần xuất hiện trên bầu trời.

 

Thiên nhãn (divya-cakṣus, heavenly eye): Xem xét sự chết và tái sinh của chúng sinh trong vũ trụ trong tất cả sáu nẻo luân hồi, mà không gặp bất cứ trở ngại nào và vẫn vô ngại đối với núi, rừng và tường vách.

 

Thiên thế giới (loka-dhātu, world-system): Một thế giới với tất cả thiên đườngđịa ngục mà nó có thể chứa.

 

Thiền định (dhyāna, trance): Bốn cảnh giới tiến bộ: cảnh giới thiền thứ nhất, cảnh giới thiền thứ nhì, cảnh giới thiền thứ ba, và cảnh giới thiền thứ tư.

 

Thiện căn (kuśala-mūla, wholesome roots): Một thuật ngữ chỉ công đức quá khứ sẽ mang đến thiện báo.

 

Thiện nghiệp đạo (kuśalakarmapatha, wholesome ways of acting): Có mười: 1) không sát sinh, 2) không lấy của không cho, 3) không

tà dâm, 4) không nói dối, 5) không nói lời ly gián, 6) không nói lời

thô ác, 7) không nói lời nhơ bẩn, 8) không tham dục, 9) không sân

hận, và 10) không tà kiến.

 

Thiện Thệ (sugata, Well-gone): Một danh hiệu của đức Phật người đi đúng đường và đến đúng chỗ.

 

Thiện tri thức (kalyāṇa-mitra, good friend): Người trợ giúp chuyển hóa hay tiến bộ trong pháp. Đạo sư hay bậc thầy tâm linh.

 

Thiện xảo trong phương tiện (upāya-kauśalya, skill in means): sự thiện xảo của Bồ-tát trong khi làm bất cứ việc gì cần thiết để cứu độ chúng sinh.

 

Thọ (vedanā, feelings): Có thể phân tích các thọ [cảm giác] thành thích thú, không thích thú, và trung tính. Uẩn thứ nhì của năm uẩn.

 

Thuần chủng (ājāneya, thoroughbreds): thuộc chủng cao quí, thường nói về loài vật, nhưng đã được nới rộng sang người, đặc biệt là các Phật và các Bồ-tát.

 

Thù địch (upanahā, enmity): Một trong mười ô nhiễm phụ.

 

Thủ uẩn (upādāna-skandha, grasping aggregates): Năm uẩn.

 

Thừa (yāna, vehicle): Những phương pháp cứu độ như được Đại thừa phân tích. Có ba: 1) Thanh văn, 2) Duyên giác. Hai thừa này tạo thành Tiểu thừa, thừa kém hơn hay nhỏ hơn: có nghĩa xấu cho những người Phật giáo không chấp nhận giáo lý mới của Đại thừa. 3) Đại thừa, nghĩa đen: chiếc xe lớn: Phong trào Phật giáo phát khởi vào khoảng đầu kỷ nguyên Ki-tô giáo tán thành giáo thuyết Bồ-tát, mục đích của nó là Phật tánh hay là sự giác ngộ viên mãn, vô thượngkết hợp với một giáo thuyết siêu hình về tánh không phổ quát.

 

Thức (vijñāna, consciousness): Tùy theo văn mạch nó có nghĩa: 1)

uẩn thứ năm của năm uẩn. (Bốn uẩn khác tùy thuộc vào nó trong đó nó làm duyên và quyết định, và nó là cái ý thức về sự vận hành của bốn uẩn kia, 2) ý thức thuần túy, 3) ý nghĩ, 4) tâm, hay 5) yếu tố vật chất thứ sáu.

 

Thương chủ (sāthavāha, caravan leader): Một danh hiệu của Phật.

 

Trí phân tích (pratisaṃvid, analytical knowledge): Có bốn: phân

tích nghĩa, các pháp, ngôn ngữ, lời nói.

 

Trụ cột của niệm (Bốn) (smṛtyupasthā, pillars of mindfulness): Có bốn: áp dụng niệm vào: 1) thân, 2) thọ, 3) tâm, 4) pháp (những điều kiện của hiện hữu)

 

Trời Sắc-cứu-cánh (akaniśṭhā devā): Trời cao nhất trong năm

trời của Tịnh cư thiên, trời cao nhất trong sắc giới (rūpa-dhātu).

 

Trung thiên thế giới (devisāhasra-madhyama lokadhātu, medium dichiliocosm): Một vũ trụ gồm một triệu mặt trời, mặt trăng, thiên đường, địa ngục, v.v…

 

Trưởng lão (sthavira, elder): 1) Danh hiệu chỉ tính chính thống, 2) thành viên của bộ phái nguyên thủy chấp vào ‘giáo thuyết của các Trưởng lão.’

 

Uẩn (skandas, aggregates): Nghĩa đen: ‘chứa nhóm.’ Có năm: 1) sắc, 2) thọ 3) tưởng, 4 hành, 5) thức. Đây là những thành phần cấu tạo cái gì bị nhầm cho là ngã hay một người.

 

Vô lượng (apramāṇa, unlimited): Có bốn: 1) từ, 2) bi, 3) hỉ, và 4)

 xả. Những đức tính này được xem là những đức tính xã hội và có

tầm quan trọng thứ nhì trong giáo thuyết Tiểu thừa, nhưng chúng

được nhấn mạnh nhiều hơn trong Đại thừa.

 

Vô minh (avidyā, ignorance): Nguyên nhân tối hậu của luân hồi, nó là hệ quả tiêu cực của tuệ giác (gnosis); nhân thứ nhất của mười hai nhân duyên tùy thuộc phát sinh. Cũng gọi là ‘thiếu trí tuệ.’

 

Vô Năng Thắng (ajita, Invincible): A-dật-đa. Danh hiệu của Bồ- tát Di-lặc.

 

Vô ngã (anātman, not-self): Tướng thứ ba của ba tướng. Được diễn đạt theo công thức, ‘Bất cứ cái gì có, tất cả đó không phải cái của tôi, tôi không phải cái này, cái này không phải ngã của tôi.’

 

Vô nguyện (apraṇihita, wishless): ‘Không đặt cái gì ra phía trước,’ một cảnh giới trong đó người ta không lập kế hoạch cho vị lai. Từ này cũng có thể dịch là ‘vô mục đích.’ Nó là cửa thứ ba trong ba cửa giải thoát.

 

Vô sắc định (ārūpya-samāpatti, formeless attainments): Có bốn: 1) định hư không vô biên xứ, 2) định thức vô biên xứ, 3) định vô sở hữu xứ, 4) định phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 

Vô tướng (a-nimitta, signless): Cửa thứ nhì trong ba cửa giải thoát. Cảnh giới đoạn diệt tất cả dục tưởng, là cửa vào Niết-bàn. Người ta nói đó là sự đắc thành của A-la-hán.

 

Vui sướng (anumodanā, jubilation): Biểu hiện sự cảm ơn, mãn nguyện, hay chứng nhận sự đạt đạo của người khác (tùy hỷ).

 

Vương xá (rājagṛiha): Thủ đô của nước Ma-kiệt-đà (Magadha).

 

Xá-lợi-phất (śāriputra): Một trong các đại đệ tử của Phật. Nổi tiếng trong hàng Trưởng lãotrí tuệthiện xảo trong A-tỳ-đạt-ma. Tuy nhiên, Đại thừa xem trí tuệ của ngài là trí tuệ kém.

 

Xả (upekṣā, evenmindedness, impartiallity): ‘bỏ qua.’ Tâm vô

lượng thứ tư. Thái độ bình thản hay thư thái đối với tất cả những sự vật hữu vi, tự phản ánh như thái độ không thiên lệch về tất cả chúng sinh.

 

 

 

THƯ MỤC

Edward Conze:

-The Large Sutra on Perfect Wisdom with the Division of the Abhisamayàlankàra, translated from Sanskrit, University of California Press, Berkley, CA, 1975.

-The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines & Its Verse Summary, translated from Sanskrit, published by Four Seasons Foundation, CA 1995.

-Perfect Wisdom, The Short Prajñāpāramitā Texts, translated from Sanskrit, Buddhist Publishing Group, Totnes, UK, 2002.

-Buddhist Wisdom, The Diamond Sutra and The Heart Sutra, translation from Sanskrit and commentary by E. Conze, published by Vintage Spiritual Books, Random House, Toronto, Canada, 2001.

-Budhist Scriptures, translated from various sources by E. Conze, published by The Penguin Classics, 1959.

-Buddhist Texts, translated from various sources by E. Conze,   published by Bruno Cassirer (Publishers) LTD, Oxford, England, 1954.

-Buddhist Thought in India, published by Routlegde Library, Canada & U.S.A., 2008.

-Buddhist Meditation, published by Harper & Row, NY, 1969.

-Buddhism, A Short History, published by OneWorld, Oxford, England, 2008.

-Buddhism, Its Essence and Development, published by Bruno Cassirer (Publishers) LTD, Oxford, England, 1967.

-The Way of Wisdom, The Five Spiritual Faculties, published by BPS Online Edition © (2008).

-Thirty Years of Buddhist Studies, Selected Essays, published by Bruno Cassirer (Publishers) LTD, Oxford, England, 1953.

-The Buddha’s Law Among the Birds, translation from Tibetan and

commentary by E. Conze, published by Motilal Banarsidass, Deli,

India, 1975.

Nāgārjuna:

-The Treatise on the Great Virtue of Wisdom of Nāgārjuna, Volumes: I, II, III, IV, & V, translated from French Translation of Etienne Lamotte by Gelongma Karma Migme Chodron, Gampo Abbey, Online PDF Files.

-Nāgārjuna on The Six Perfections, translated from Chinese by Bhikshu Dharmamitra, published by Kalavinka Press, U.S.A., 2009.

 

Kinh & Luận:

-Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Tập I, II, & III, Thích Trí Tịnh dich dịch, Phật Học Viện Quôc Tế xuất bản, CA, USA 1989.

-Chư Kinh Tập Yếu, Đoàn Trung Còn dịch, Nguyên Minh Hiển và Nguyễn Minh Tiến hiệu đính, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội, Việt Nam 2003.

-Luận Đại Trí Độ Tập 1-9, Bồ-tát Long Thọ, Thích Trung Quán dịch, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, CA, USA 1990-1993.

-Trung Luận & Hồi Tranh Luận, Bồ-tát Long Thọ, Đỗ Đình Đồng dịch, Nhà xuất bản Hồng Đức, VN, 2015.

 

 

 

Vài Nét về Dịch giả của Bản dịch Tiếng Anh

  

Edward Conze

(1904-1979)

 

Edward_ConzeTiến sĩ Edward Conze sinh ở Anh quốc, từ nhỏ đã học thông thạo nhiều thứ tiếng. Tiến sĩ Conze là tác giả của nhiều sách và là dịch giả nhiều bản văn Bát-nhã Ba-la-mật-đa của Phật giáo Đại thừa. Ông phục vụ các phân khoa của nhiều trường đại học ở Anh và Hoa Kỳ gồm cả Oxford, London, và California. Ông không những là một học giả lớn về Phật giáo mà còn là một hành giả nghiêm túc, và các dịch phẩm của ông cũng được đánh giá cao. Nói chung, ông đã nghiên cứu Phật giáo trong thời gian ba mươi năm. Có lẽ ông là người đầu tiên và duy nhất cho đến nay đã nghiên cứu và dịch các kinh Bát-nhã của Phật giáo Đại thừa sang tiếng Anh.
Các dịch phẩm và tác phẩm của ông về Phật giáo gồm có: The Large Sutra on Perfect Wisdom, The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines & Its Verse Summary, The Diamond Sutra and the Heart Sutra, Perfect Wisdom: The Short Prajñāpāramitā Texts, Buddhist Meditation, Buddhism: Its Essence and Development, A Short History of Buddhism, Thirty Years of Buddhist Studies, v.v…



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/08/2017(Xem: 9043)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.