Tập 21 (Quyển 501-513)

09/05/201012:00 SA(Xem: 30379)
Tập 21 (Quyển 501-513)

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

TẬP 21 (Quyển 501-513)

 02

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào có thể đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này ở đời hiện tại hay vị lai sẽ được pháp lợi ích thù thắng. Các vị hãy chú ý lắng nghe và khéo suy nghĩ. Ta sẽ vì các vị mà phân tích giải thuyết.

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Cúi xin Ngài giảng thuyết, chúng con rất muốn nghe.

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu có ngoại đạo, Phạm chí, hoặc ác maquyến thuộc của chúng, hoặc những kẻ hung bạo tăng thượng mạn có các việc xấu ác, đối với Đại Bồ-tát này mà muốn làm những điều không được lợi ích, thì kẻ kia vừa khởi tâm hại thì tự chuốc lấy họa, tất sẽ tiêu diệt, không thực hiện được điều mong muốn. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Đại Bồ-tát này đem tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, thường tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, đem tâm nguyện đại bi làm đầu.

Nếu các hữu tình nào bị xan tham, phát khởi các đấu tranh lâu dài, thì Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp trong ngoài đều xả bỏ, dùng phương tiện giúp cho hữu tình kia được an trụ bố thí Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình nào phá giới tạo các nghiệp ác lâu dài, thì Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp trong và ngoài đều xả bỏ, dùng phương tiện giúp cho hữu tình kia được an trụ nơi tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình nào bị sân giận làm tổn hại lẫn nhau lâu dài, thì Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp trong ngoài đều xả bỏ, dùng phương tiện giúp cho hữu tình kia được an trụ nơi an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình nào giải đãi, bỏ các nghiệp lành lâu dài, thì Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp trong ngoài đều xả bỏ, dùng phương tiện giúp cho hữu tình kia được an trụ nơi tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình nào bị tâm tán loạn, chuyên làm náo động lâu dài, thì Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp trong ngoài đều xả bỏ, dùng phương tiện giúp cho hữu tình kia được an trụ nơi tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình nào bị ngu si, không biết phân biệt tốt xấu lâu dài, thì Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp trong ngoài đều xả bỏ, dùng phương tiện giúp cho hữu tình kia được an trụ nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nếu các hữu tình nào tâm bị ràng buộc bởi tham, sân, si v.v... trôi lăn trong vòng sanh tử, tạo nhiều việc không lợi ích, thì Đại Bồ-tát này khéo dùng phương tiện giúp cho hữu tình kia diệt trừ tham, sân, si v.v... nhân duyên của sanh tử. Hoặc làm cho an trụ nơi bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc làm cho an trụ nơi bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Hoặc làm cho an trụ nơi pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Hoặc làm cho an trụ nơi tám giải thoát, chín định thứ đệ. Hoặc làm cho an trụ nơi các địa vị Bồ-tát. Hoặc làm cho an trụ nơi pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Hoặc làm cho an trụ nơi chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Hoặc làm cho an trụ nơi cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi. Hoặc làm cho an trụ nơi Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Hoặc làm cho an trụ nơi Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Hoặc làm cho an trụ nơi năm loại mắt, sáu phép thần thông. Hoặc làm cho an trụ nơi mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc làm cho an trụ nơi pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Hoặc làm cho an trụ nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Hoặc làm cho an trụ nơi trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Hoặc làm cho an trụ nơi quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề. Hoặc làm cho an trụ nơi tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Hoặc làm cho an trụ nơi quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Hoặc làm cho an trụ nơi các thiện pháp khác ở thế gianxuất thế gian.

Kiều-thi-ca! Như vậy gọi là đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các Đại Bồ-tát hiện tại gặp pháp lợi ích thù thắng.

Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này mà Đại Bồ-tát kia ở đời vị lai mau chóng chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, cứu độ chúng sanh vô lượng, tùy theo sở nguyện của các loài hữu tình mà làm cho họ được tu học an trụ rốt ráo ba thừa, cho đến chứng đắc Vô dư Niết-bàn.

Kiều-thi-ca! Như vậy gọi là đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các Đại Bồ-tát này ở đời vị lai sẽ gặp pháp lợi ích thù thắng.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, ở địa phương đó, nếu có ác maquyến thuộc ma, hoặc các ngoại đạo, Phạm chí và kẻ hung bạo, tăng thượng mạn khác, hiềm khích Bát-nhã ba-la-mật-đa muốn làm trở ngại, gây chướng nạn, chống trái, đều khiến mau chóng ẩn mất, sở nguyện của họ hoàn toàn không thành. Những người ác kia vừa nghe tiếng Bát-nhã là các điều ác tiêu diệt từ từ, công đức phát sanh lần lần. Về sau nương vào ba thừa được chấm dứt khổ, hoặc thoát khỏi đường ác sanh trong cõi trời, người.

Kiều-thi-ca! Như có loại thuốc kỳ diệu tên Mạt-kỳ, công hiệu của thuốc này có thể làm tiêu tan các chất độc. Thuốc kỳ diệu như thế dù ở chỗ nào các loại trùng độc cũng không dám đến gần. Có loài rắn độc lớn đói đi kiếm ăn, gặp thấy sanh vật nhỏ muốn cắn nuốt chúng, sanh vật nhỏ kia sợ chết, vội chạy trốn đến chỗ thuốc thần. Rắn ngửi được mùi thuốc liền bỏ chạy. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì thuốc thần đó có đầy đủ vị hay, có thể làm cho thân mạng được lợi íchtiêu trừ các chất độc. Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng có đầy đủ oai thế lớn như vậy. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các ác ma v.v... ở chỗ Đại Bồ-tát này, muốn gây các việc ác, nhưng nhờ sức oai thần của Bát-nhã ba-la-mật-đa khiến cho các việc ác ở chỗ ấy tự phải tiêu diệt, không làm gì được. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì do Bát-nhã ba-la-mật-đa đầy đủ đại oai lực, có thể đẩy lùi các điều ác và tăng trưởng các thiện pháp.

Tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể đẩy lùi các điều ác và tăng trưởng các thiện pháp? Nghĩa là Bát-nhã ba-la-mật-đa này diệt trừ vô minh tham, sân, si, cho đến tất cả nhóm khổ uẩn lớn, chướng cái, tùy miên, triền cấu kiết phược, ngã kiến, hữu tình kiến cho đến kiến giả kiến, đoạn kiến, thường kiến, vô kiến, hữu kiến cho đến các ác kiến thú, xan tham, phá giới, sân nhuế, giải đãi, tán loạn, ngu si. Tưởng thường, tưởng lạc, tưởng ngã, tưởng tịnh, và ngoài ra tất cả tham, sân, si, mạn, nghi, kiến hành v.v... đều có thể diệt trừ. Cũng diệt trừ sắc chấp cho đến thức chấp. Cho đến cũng diệt trừ trí nhất thiết tướng chấp, Bồ-đề, Niết-bàn chấp.

Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế có thể diệt trừ tất cả pháp ác này, và có thể tăng trưởng tất cả các việc lành. Vì vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đavô số, vô lượng đại oai thần lực.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì Đại Bồ-tát này thường được bốn Đại thiên vương, và trời Đế Thích, Đại Phạm thiên vương, chủ cõi Kham nhẫn, Tịnh cư thiên v.v… ở ba ngàn đại thiên thế giới v.v... và các vị Thiên thần cùng đến ủng hộ, ngăn chặn tất cả tai họa ngang trái làm não hại, như pháp sở cầu đều được đầy đủ. Lại được Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giáchiện tại mười phương thế giới cũng thường hộ niệm, khiến cho việc ác từ từ tiêu diệt, pháp lành dần dần tăng trưởng. Nghĩa là làm tăng trưởng bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho tăng trưởng. Dùng vô sở đắc làm phương tiện, nên việc tu, việc trụ thường không tổn giảm, thối lui.

Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này mà lời lẽ Đại Bồ-tát oai nghiêm, người nghe đều kính mến, lời nói phát ra đầy đủ uy lực, ôn hòa, không ồn ào xen tạp, thân cận bạn lành, rất biết báo ơn, không bị san tham, tật đố, sân giận, phú não, cuống siễm, kiêu mạn v.v... che khuất nơi tâm.

Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát này tự có thể viễn ly, chấm dứt sanh mạng, cũng có thể khuyến hóa người khác viễn ly, chấm dứt sanh mạng. Không ca ngợi một cách điên đảo về pháp chống trái sự viễn ly, chấm dứt sanh mạng. Hoan hỷ tán thán người viễn ly, chấm dứt sanh mạng. Như vậy cho đến tự xa lìa tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa tà kiến. Không ca ngợi một cách điên đảo về pháp xa lìa tà kiến, hoan hỷ tán thán người xa lìa tà kiến.

Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát này tự hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Không ca ngợi một cách điên đảo pháp chống trái hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Hoan hỷ tán thán người hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến tự tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng khuyên người khác tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Không ca ngợi một cách điên đảo pháp chống trái tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Hoan hỷ tán thán người tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát này tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đại Bồ-tát này thường suy nghĩ: Nếu ta không tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, sẽ sanh vào hạng bần cùng, hạ tiện. Nếu ta không tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì cánh cửa cõi người, trời sẽ đóng kín và rơi vào các đường ác. Nếu ta không tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, thì các căn sẽ thiếu xót, hình dung xấu xí, không đầy đủ sắc thân viên mãn của Bồ-tát. Nếu ta không tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, thì chẳng thể tu đạo Bồ-tát, tâm thường giải đãi, các việc không thành. Nếu ta không tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, thì không thể tu thắng định của Bồ-tát, tâm luôn tán loạn, mong muốn điều gì cũng không thành. Nếu ta không tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì không thể được phương tiện thiện xảo, vượt các bậc Thanh văn, Độc giác v.v... Nếu có các việc bần cùng v.v… như vậy thì không đủ thế lực giáo hóa hữu tình, cũng không thể trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, huống gì đắc trí nhất thiết trí.

Đại Bồ-tát này thường suy nghĩ: Ta không nên theo lệ thuộc thế lực của sự xan tham. Nếu lệ thuộc thế lực ấy thì việc bố thí Ba-la-mật-đa của ta không được viên mãn. Ta không nên lệ thuộc thế lực của sự phá giới, nếu lệ thuộc thế lực ấy thì tịnh giới Ba-la-mật-đa của ta không được viên mãn. Ta không nên lệ thuộc thế lực của sự sân giận, nếu lệ thuộc thế lực ấy thì an nhẫn Ba-la-mật-đa của ta không được viên mãn. Ta không nên lệ thuộc thế lực của sự giải đãi, nếu lệ thuộc thế lực ấy thì tinh tấn Ba-la-mật-đa của ta không được viên mãn. Ta không nên lệ thuộc thế lực của sự tán loạn, nếu lệ thuộc thế lực ấy thì tịnh lự Ba-la-mật-đa của ta không được viên mãn. Ta không nên lệ thuộc thế lực của sự ngu si, nếu lệ thuộc thế lực ấy thì Bát-nhã ba-la-mật-đa của ta không được viên mãn. Nếu sáu pháp Ba-la-mật-đa của ta không được viên mãn, thì hoàn toàn không thể đắc trí nhất thiết trí, không làm lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình.

Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát này không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, biết dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Được như thế thì đến đời vị lai sẽ gặp pháp, làm lợi ích thù thắng, tạo công đức cho thế gianxuất thế gian.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa này thật là kỳ lạ, hy hữu, có thể điều phục Đại Bồ-tát xa lìa tâm cống cao, lại hồi hướng về trí nhất thiết trí.

Khi ấy, Phật dạy trời Đế Thích:

- Kiều-thi-ca! Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa thật là kỳ lạ, hy hữu, có thể điều phục Đại Bồ-tát xa lìa tâm cống cao, lại hồi hướng về trí nhất thiết trí?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Khi các Đại Bồ-tát hành bố thí Ba-la-mật-đa thế gian, nếu đối với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, kẻ côn đơn, bần cùng, già yếu, bệnh tật, lỡ đường, ăn xin mà thực hành bố thí, lại suy nghĩ: Ta có thể cúng dường cho chư Phật cho đến bố thí người ăn xin, thì Đại Bồ-tát này không dùng phương tiện thiện xảo, tuy có hành bố thí Ba-la-mật-đa mà lại khởi tâm cống cao, không thể hồi hướng về trí nhất thiết trí.

Các Đại Bồ-tát hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa của thế gian, lại nghĩ như vầy: Ta có thể hành tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cũng lại nghĩ: Ta có thể viên mãn tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì Đại Bồ-tát này không dùng phương tiện khéo léo, tuy hành tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa mà lại khởi tâm cống cao, không thể hồi hướng trí nhất thiết trí.

Như vậy cho đến khi các Đại Bồ-tát tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lại nghĩ như vầy: Ta có thể tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cũng lại nghĩ: Ta có thể viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát này không dùng phương tiện thiện xảo, tuy tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà còn khởi tâm cống cao, không thể hồi hướng trí nhất thiết trí.

Khi các Đại Bồ-tát thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, nếu có suy nghĩ: Ta có thể thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, người khác không làm được điều này, thì Đại Bồ-tát này không biết dùng phương tiện thiện xảo, tuy thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật mà còn khởi tâm cống cao, không thể hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Chúng Đại Bồ-tát như thế, chỉ đem tâm thế giantu hành các thiện pháp, chứ không biết dùng phương tiện thiện xảo, nên còn chấp ngã, ngã sở. Tâm trí rối loạn, nên tuy có tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nhưng chưa chứng đắc, vì không điều phục được tâm cống cao, cũng không hồi hướng về trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Khi các Đại Bồ-tát tu hành bố thí Ba-la-mật-đa xuất thế, khéo tu Bát-nhã ba-la-mật-đa nên không thấy người cho, không thấy người nhận, không thấy có vật để cho, thì Đại Bồ-tát này biết y chỉ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa mà hành bố thí, vì thế điều phục được tâm cống cao, và hồi hướng về trí nhất thiết trí.

Nếu khi Đại Bồ-tát hành tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa xuất thế, khéo tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên không thấy đắc tịnh giới cho đến Bát-nhã và tất cả pháp, thì Đại Bồ-tát này biết y chỉ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã, vì thế điều phục được tâm cống cao, và hồi hướng về trí nhất thiết trí.

Như vậy cho đến, nếu khi Đại Bồ-tát tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà khéo tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên không thấy đắc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tất cả pháp, thì Đại Bồ-tát này biết y chỉ vào Bát-nhã ba-la-mật-đatu tập trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, vì thế điều phục được tâm cống cao, và hồi hướng về trí nhất thiết trí.

Nếu khi Đại Bồ-tát thành thục các hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, khéo tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên không thấy có việc thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật và tất cả pháp, thì Đại Bồ-tát này biết y chỉ vào Bát-nhã ba-la-mật-đathành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, vì thế điều phục được tâm cống cao, và hồi hướng về trí nhất thiết trí.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này nên con nói: Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thật là kỳ lạ, hy hữu, có thể điều phục chúng Đại Bồ-tát xa lìa tâm cống cao, lại có thể hồi hướng về trí nhất thiết trí.

Phật dạy trời Đế Thích:

- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà không rời tâm trí nhất thiết trí, biết dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này thân tâm an lạc, không bị những tai họa ngang trái não hại. Hoặc nếu có ở trong trận đấu giao chiến nhau, mà chí tâm tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa, từ bi hộ niệm các hữu tình, thì không bị gươm đao làm tổn thương. Đối với phía oán địch đều khởi từ tâm, nếu khởi ác tâm thì tự nhiên bị thua trận. Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nếu ở trong trận chiến mà bị thương bởi gươm tên, hoặc mất mạng, thì điều đó không có. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, biết dùng vô sở đắc làm phương tiện, luôn luôn tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, có thể chiến thắng tham, sân, si, mạn, ác kiến, tùy miên, ác nghiệp, triền cấu, các loại đao trượng; cũng có thể trừ khử tham, sân, si, mạn, ác kiến, tùy miên, ác nghiệp, triền cấu, các loại đao trượng của người khác.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, biết dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này không bị tổn hại bởi tất cả thuốc độc, trùng độc, quỷ mị, trù ếm, chú thuật, đao trượng, ác thú, oán tặc, ác thần, nước không nhận chìm, lửa không đốt được, và các tà mà yêu quái không làm tổn thương được. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đại thần chú. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là đại minh chú. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là vô thượng chú. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là vô đẳng đẳng chú. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là vua trong tất cả chú, tối thượng, tối diệu, không có gì bằng, đầy đủ đại oai lực, có thể điều phục tất cả. Vì thế các thiện nam, thiện nữ v.v… phải tinh cần tu học vua chú này thì mình không bị hại, người khác không bị hại, cả hai không bị hại. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… học Bát-nhã ba-la-mật-đa này, hiểu rõ mình, người và cả hai đều bất khả đắc.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này khi học Đại vương chú Bát-nhã ba-la-mật-đa đó mà không thấy ngã cho đến người thấy. Không thấy sắc cho đến thức. Như vậy cho đến không thấy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì đối với ngã v.v... vô sở đắc, nên mình không bị hại, người khác không bị hại, cả hai không bị hại.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này khi học Đại vương chú Bát-nhã ba-la-mật-đa đó, đối với ngã và pháp, dùng vô sở đắcchứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, quán tâm hành sai khác của các hữu tình, tùy theo căn cơchuyển pháp luân vô thượng, giúp ai tu hành theo lời thuyết giảng sẽ được lợi ích lớn. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì chúng Đại Bồ-tát ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại đều đối với vua đại thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy mà tinh tấn tu học, đã, đang và hiện tại chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vị diệu, cứu độ vô lượng chúng sanh.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, biết dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này dù cư trú nơi thành ấp nào, nước nào, cũng không bị người chẳng phải người làm tổn hại bởi tất cả tai họa ngang trái hay bệnh tật. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này, dù ở chỗ nào đều được chư Thiên nơi ba ngàn đại thiên thế giới khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới như Tứ đại thiên vương, cho đến chư Thiên trời Sắc cứu cánh cùng với các rồng, thần, A-tu-la v.v... thường đến ủng hộ, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, không để cho Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa bị tai nạn.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào viết Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa đem để nơi thanh tịnh, luôn luôn cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, mặc dù không lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, cũng không vì người khác mà khai thị, phân biệt, nhưng tại thành ấp, đô thành nước đó không bị người chẳng phải người làm tổn thương bởi tất cả tai họa ngang trái hay bệnh tật. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế dù ở chỗ nào cũng được Tứ đại thiên vương ở ba ngàn đại thiên thế giớichư thiên ở khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới, cho đến trời Sắc cứu cánh cùng với các rồng, thần, A-tu-la v.v... thường đến ủng hộ, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, không để cho Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa bị tai nạn.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này chỉ viết chép Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa để ở nơi thanh tịnhcung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, hiện tại còn được pháp lợi ích thù thắng như thế, huống chi là lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý và khai thị, phân biệt cho người khác, nên biết công đức này vô biên, mau chứng đắc Bồ-đề, làm lợi ích tất cả.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào sợ hãi oan gia, ác thú, tai họa, trù ếm, tật dịch, thuốc độc, bùa chú v.v... thì nên viết Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa, tùy theo nhiều hay ít để trong đãy sạch sẽ, thơm tho, hoặc để trong ống quí báu, luôn luôn đem theo bên mình mà cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, thì các điều sợ hãi ấy tự nhiên tiêu trừ, còn được trời, rồng, quỷ thần thường hộ trì.

Kiều-thi-ca! Ví như có người hoặc loài bàng sanh đến chỗ cây Bồ-đề, hoặc bên cạnh cây Bồ-đề, thì không bị người chẳng phải người làm tổn hại. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì chư Phật ở quá khứ, vị lai, hiện tại đều ngồi ở đó mà chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Chứng đắc Bồ-đề rồi mới đem ban bố cho các hữu tình không hoảng hốt, không sợ sệt, không oán thù, không tổn hại, thân tâm được an vui. An lập vô lượng, vô số hữu tình, làm cho họ được an trụ nơi diệu hạnh cao quí ở trời, người. An lập vô lượng, vô số hữu tình, làm cho họ trụ nơi ba thừa, được diệu hạnh an vui. An lập vô lượng, vô số hữu tình, làm cho họ hiện chứng đắc hoặc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán. An lập vô lượng, vô số hữu tình, làm cho họ sẽ chứng đắc Độc giác Bồ-đề. An lập vô lượng, vô số hữu tình, làm cho họ tu tập hạnh Đại Bồ-tát, sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Các điều tối thắng như thế đều do sức oai thần của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Những nơi này đều được tất cả trời, rồng, A-tu-la v.v... đồng ủng hộ, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Nên biết kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tùy theo sự xuất hiện ở đâu cũng lại như vậy, tất cả trời, rồng, A-tu-la v.v... thường đến ủng hộ, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, không để cho Bát-nhã ba-la-mật-đa bị tai nạn.

Kiều-thi-ca! Kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, dù ở chỗ nào nên biết chỗ ấy chính là Bảo tháp, tất cả hữu tình đều phải kính lễ. Phải dùng các tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, cờ đèn, hương hoa, trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, dùng các loại trang nghiêm để cung kính, cúng dường tôn trọng, ngợi khen. Lại dùng các thứ tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, hương hoa, trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… mà cúng dường.

Lại có các thiện nam, thiện nữ v.v… sau khi Phật nhập Niết-bàn, xây dựng Bảo tháp, dùng bảy báu phục sức trang nghiêm, đựng Xá-lợi Phật trong hòm ngọc đặt vào tháp để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, trân kỳ, kỹ nhạc đèn sáng v.v… mà cúng dường. Hai loại phước đó, loại nào được phước nhiều hơn?

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Ta hỏi lại ông, cứ theo ý nghĩ ấy mà trả lời. Ý ông thế nào? Như Lai chứng đắc trí nhất thiết tríthân tướng hảo thì Ta dựa vào pháp tu học gì mà chứng đắc?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Như Lai đã chứng đắc trí nhất thiết tríthân tướng hảo, là dựa vào kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này để tu họcchứng đắc.

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Như Lai y vào kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà tu học, nên chứng đắc trí nhất thiết tríthân tướng hảo. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì không học kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đachứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề là điều không có.

Kiều-thi-ca! Chẳng phải chỉ được thân tướng hảo mà gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, mà cốt yếu là do chứng đắc trí nhất thiết trí nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Kiều-thi-ca! Như Lai đã chứng đắc trí nhất thiết trí cốt yếu là do Bát-nhã ba-la-mật-đa làm nhân để phát khởi. Còn thân hảo của Phật chỉ là chỗ nương tựa, nếu không y chỉ vào thân tướng hảo của Phật thì trí nhất thiết trí không do đâu mà khởi. Cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa chính là nhân để sanh trí nhất thiết trí. Vì muốn làm cho trí này tương tục hiện tiền nên tu tập thân tướng hảo của Phật. Thân tướng hảo này nếu không phải nương tựa trí tuệ của Phật thì tất cả trời, rồng, A-tu-la v.v... không thành tâm khao khát cung kính, cúng dường. Nếu dùng thân tướng hảo cùng với trí tuệ Phật làm chỗ nương tựa, thì các trời, rồng, thần, A-tu-la v.v... cung kính, cúng dường. Do duyên cớ này nên sau khi Ta nhập Niết-bàn, các trời, rồng, thần, người chẳng phải người v.v... đều cung kính, cúng dường Xá-lợi Ta.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… chỉ đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa bằng cách cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, tức là cúng dường trí nhất thiết tríy chỉ vào thân tướng hảo Phật, cùng với Xá-lợi Phật sau khi nhập Niết-bàn. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì trí nhất thiết tríthân tướng hảo cùng với Xá-lợi đều dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa làm căn bản.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… chỉ đối với thân Phật và Xá-lợi bằng cách cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, thì chẳng phải là cúng dường trí nhất thiết tríBát-nhã ba-la-mật-đa này. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì di thể thân Phật chẳng phải là căn bản của trí nhất thiết tríBát-nhã ba-la-mật-đa này.

Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này, nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… muốn cúng dường Phật, hoặc thân, hoặc tâm và công đức khác, thì trước tiên phải lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải tuyên thuyết kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, phải dùng đúng như vậy.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào viết kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, dùng các loại trang nghiêm để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, lại dùng các tràng hoa thượng diệu, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… mà cúng dường. Lại có các thiện nam, thiện nữ v.v… sau khi Phật nhập Niết-bàn, xây dựng Bảo tháp, lấy bảy báu trang sức, dùng hòm ngọc đựng Xá-lợi Phật để trong tháp ấy rồi cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Tiếp đến, dùng các tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… mà cúng dường. Hai việc phước đức đã tạo đó thì phước trước nhiều hơn vô lượng, vô số. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, nên có thể mau chóng thành tựu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi. Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tám giải thoát, chín định thứ đệ. Pháp môn giải thoát không, vô, tướng, vô nguyện. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Năm loại mắt, sáu phép thần thông. Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Cũng có thể thành tựu tộc tánh viên mãn, sắc lực viên mãn, tài bảo viên mãn, quyến thuộc viên mãn của các Đại Bồ-tát. Cũng có thể thành tựu mười thiện nghiệp đạo thuộc thế gian, cúng dường Sa-môn, cha mẹ, sư trưởng, bố thí, trì giới, tu tập v.v... vô lượng thiện pháp. Cũng có thể thành tựu đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cũng có thể thành tựu quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, tất cả hạnh Đại Bồ-tát và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Cũng có thể thành tựu Thanh văn, Độc giác Bồ-đề, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Cũng có thể thành tựu không thể nghĩ lường, không thể giảng nói, vô thượng, vô thượng thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng về trí nhất thiết trí.

Lúc Bấy giờ, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Có người ở châu Thiệm-bộ đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này không cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen; người kia chẳng lẽ không biết rằng cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được nhiều công đức lợi ích thù thắng sao?

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Ta hỏi lại ông, ông tùy ý nghĩ mà trả lời. Ý ông thế nào? Trong châu Thiệm-bộ có bao nhiêu người thành tựu chứng tịnh đối với Phật, thành tựu chứng tịnh đối với Pháp, thành tựu chứng tịnh đối với Tăng? Có bao nhiêu người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi? Có bao nhiêu người đối với Phật rốt ráo, đối với Pháp rốt ráo, đối với Tăng rốt ráo? Có bao nhiêu người tu mười thiện nghiệp đạo? Có bao nhiêu người tu hành bố thí, trì giới? Có bao nhiêu người chứng đắc ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần? Có bao nhiêu người đắc ba môn giải thoát? Có bao nhiêu người đắc tám giải thoát? Có bao nhiêu người đắc chín định thứ đệ? Có bao nhiêu người đắc bốn sự hiểu biết thông suốt? Có bao nhiêu người đắc sáu phép thần thông? Có bao nhiêu người chấm dứt ba kiết sử, đắc quả Dự lưu? Có bao nhiêu người bào mòn tham, sân, si, đắc quả Nhất lai? Có bao nhiêu người đoạn hạ phần kiết sử, đắc quả Bất hoàn? Có bao nhiêu người đoạn năm thượng phần kiết sử, đắc quả A-la-hán? Có bao nhiêu người phát tâm nhất định vào Độc giác Bồ-đề? Có bao nhiêu người phát tâm nhất định vào quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Trong châu Thiệm-bộ có ít người thành tựu chứng tịnh đối với Phật, thành tựu chứng tịnh đối với Pháp, thành tựu chứng tịnh đối với Tăng. Như vậy cho đến, ít có người phát tâm quyết định chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Phật dạy trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Kiều-thi-ca! Trong châu Thiệm-bộ rất ít người thành tựu chứng tịnh đối với Phật, thành tựu chứng tịnh đối với Pháp, thành tựu chứng tịnh đối với Tăng. Càng ít người đối Phật không nghi, đối với pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Như vậy lại càng ít người phát tâm quyết định chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Lại càng ít người đã phát tâm rồi lại siêng năng tu tập hạnh Bồ-đề. Lại càng ít người siêng năng tu tập hạnh Bồ-đề, được Bất thối chuyển để chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các hữu tình trôi lăn trong vòng sanh tử từ vô lượng kiếp đến nay, phần nhiều không được thấy Phật, không nghe Chánh pháp, không thân cận chúng Tăng. Phần nhiều không tu hành mười thiện nghiệp đạo và tu tập bố thí, trì giới. Không nghe bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, không tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến không nghe trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, không tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này nên biết, trong châu Thiệm-bộ rất ít người thành tựu chứng tịnh đối với Phật, thành tựu chứng tịnh đối với Pháp, thành tựu chứng tịnh đối với Tăng. Càng ít người đối Phật không nghi, đối với pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Như vậy cho đến, càng ít người phát tâm quyết định chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Càng ít người đã phát tâm rồi mà siêng năng tu tập hạnh Bồ-đề. Càng ít người siêng năng tu tập hạnh Bồ-đề, được Bất thối chuyển để chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Ta nay hỏi ông, ông tùy ý nghĩ mà trả lời. Ý ông thế nào? Nhơn loại thuộc châu Thiệm-bộ này, ở trong ba ngàn đại thiên thế giới có bao nhiêu hữu tình cung kính, cúng dường cha mẹ, sư trưởng? Có bao nhiêu hữu tình cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn? Có bao nhiêu hữu tình tu tập bố thí, trì giới, tạo các nghiệp phước? Có bao nhiêu hữu tình tu hành mười thiện nghiệp đạo? Có bao nhiêu hữu tình đối với các dục lạc mà thường an trụ nghĩ tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm chán vật thực, tưởng tất cả thế gian không cò gì đáng vui? Có bao nhiêu hữu tình tu tập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc? Có bao nhiêu hữu tình thành tựu chứng tịnh đối với Phật, thành tựu chứng tịnh đối với Pháp, thành tựu chứng tịnh đối với Tăng? Như vậy cho đến, có bao nhiêu hữu tình phát tâm quyết định đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật? Có bao nhiêu hữu tình đã phát tâm, rồi siêng năng tu tập hạnh Bồ-đề? Có bao nhiêu hữu tình rèn luyện, trưởng dưỡng tâm Bồ-đề? Có bao nhiêu hữu tình dùng phương tiện thiện xảo để tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa? Có bao nhiêu hữu tình an trụ địa vị Bồ-tát Bất thối chuyển? Có bao nhiêu hữu tình mau chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Trong ba ngàn đại thiên thế giới này có ít hữu tình cung kính, cúng dường cha mẹ, sư trưởng. Như vậy cho đến, có ít hữu tình mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Trong ba ngàn đại thiên thế giới này rất ít hữu tình cung kính, cúng dường cha mẹ, sư trưởng. Càng rất ít hữu tình cung kính, cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy cho đến, càng rất ít hữu tình được an trụ địa vị Bồ-tát Bất thối chuyển. Càng rất ít hữu tình mau chóng chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Ta dùng Phật nhãn thanh tịnh không chướng ngại, xem thấy mười phương thế giới vô biên, tuy có vô lượng, vô số hữu tình phát tâm Bồ-đề tu Bồ-tát hạnh, nhưng vì xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên chỉ có một, hai hay ba hữu tình an trụ địa vị Bồ-tát Bất thối chuyển. Còn phần nhiều rơi vào Thanh văn, Độc giác bậc hạ ý, phẩm hạnh kém, địa vị thấp. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì công đức quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật vô biên, khó có thể đắc. Hữu tình nào mà ác tuệ, giải dãi, tinh tấn hạ liệt, thắng giải hạ liệt thì hữu tình đó hạ liệt, không thể chứng đắc được. Vì vậy, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào phát tâm Bồ-đề, tu Bồ-tát hạnh muốn an trụ địa vị Bồ-tát Bất thối chuyển, để mau chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà không gặp chướng nạn, thì nên đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này luôn luôn lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, siêng năng thỉnh vấn pháp sư, vui vẻ vì người giảng thuyết; lại còn phải viết chép, dùng các vật trang nghiêm cung kính, cúng dường tôn trọng, ngợi khen, dùng các tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… mà cúng dường.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này đối với việc nhiếp thọ các thiện pháp thù thắng khác của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cũng nên lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, siêng năng thỉnh vấn Pháp sư, vui vẻ vì người giảng thuyết, lại còn viết chép cung kính, cúng dường, nhiếp thọ thiện pháp thù thắng của Bát-nhã ba-la-mật-đa là gì? Đó là bố thí cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa. Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi. Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tám giải thoát, chín định thứ đệ. Ba pháp môn giải thoát. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Năm loại mắt, sáu phép thần thông. Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Hoặc vô lượng, vô biên Phật pháp khác. Đây gọi là nhiếp thọ các thiện pháp thù thắng khác của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này đối với uẩn, xứ, giới v.v... vô lượng pháp môn tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cũng nên lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, không nên hủy báng đến nỗi đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà gặp phải chướng nạn. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này nên suy nghĩ như vầy: Khi xưa, đức Như Lai lúc còn an trụ Bồ-tát, thường siêng năng tu học tùy thuận pháp Bồ-đề, đó là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, cùng với uẩn, xứ, giới v.v... vô lượng pháp môn tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Do đó đã chứng đắc sở cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Chúng ta ngày nay vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng nên theo học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và các thiện pháp thù thắng tùy thuận, quyết địnhĐại Sư chơn thật của chúng ta. Chúng ta theo đó tu học thì sở nguyện thường viên mãn, nhất địnhPháp ấn chơn thật của chư Phật. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác theo học điều đó mà chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Cũng vậy, Pháp ấn chơn thật của tất cả Thanh văn, Độc giác đều theo việc học đó mà đạt đến cứu cánh, rốt ráo Niết-bàn.

Vì vậy, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào khi Phật còn tại thế hay sau khi Phật nhập Niết-bàn, nên y chỉ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác, uẩn, xứ, giới v.v... vô lượng pháp môn, thường phải siêng năng tu học. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, cho đến trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác, uẩn, xứ, giới v.v... vô lượng pháp môn đều là chỗ nương tựa lợi ích an lạc của tất cả Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và trời, người, A-tu-la v.v...

Quyển thứ 501
HẾT

03

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển thậm thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, vì các hữu tình tuyên thuyết lưu truyền, hoặc viết chép, dùng các vật báu trang sức, lại đem các tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… dù chỉ trong chốc lát để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này được bao nhiêu phước đức?

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Ta hỏi lại ông, tuỳ theo ý ông mà đáp. Có các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với chư Như Lai sau khi Niết-bàn, vì cúng dường Xá-lợi Phật nên dùng bảy báu xây tháp, trang sức các loại trân kỳ hòa lẫn, tháp đó cao lớn một du-thiện-na, rộng bằng nửa chiều cao. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, các ngọc lạ quý, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… trọn đời cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Theo ý ông, các thiện nam, thiện nữ v.v… này nhờ nhân duyên đó mà được phước báu nhiều không?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Phước đức đó rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Phước đức đó rất nhiều!

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… đó đạt được phước đức nhiều hơn việc làm kia vô lượng, vô biên.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Tạm gác việc này lại. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với chư Như Lai sau khi Niết-bàn, vì muốn cúng dường Xá-lợi Phật nên dùng bảy báu để xây tháp, trang sức bằng các loại trân kỳ hòa lẫn, tháp đó cao lớn một du-thiện-na, rộng bằng nửa chiều cao. Như vậy, cho đến đầy khắp một châu Thiệm-bộ, bốn Đại châu, Tiểu thiên giới, Trung thiên giới, hoặc ba ngàn đại thiên thế giới, đều dùng các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, trọn đời cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Theo ý ông thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này nhờ nhân duyên ấy được phước nhiều không?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Phước đức đó rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Phước đức đó rất nhiều!

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… đó được phước đức hơn vô lượng, vô biên.

Kiều-thi-ca! Lại như một ba ngàn đại thiên thế giới, giả sử các hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới, mỗi người đều đối với chư Như Lai sau khi Niết-bàn, cúng dường Xá-lợi Phật, dùng bảy báu để xây tháp, trang sức bằng các loại trân kỳ hòa lẫn, tháp đó cao lớn một du-thiện-na, rộng bằng nửa chiều cao. Đầy khắp trong ba ngàn đại thiên thế giới không chỗ nào trống, rồi đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, trọn đời cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Theo ý ông thì các hữu tình trong ba ngàn đại thiên thế giới như vậy nhờ nhân duyên ấy được phước có nhiều không?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Phước đức đó rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Phước đức đó rất nhiều!

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… kia phước đức đã đạt được nhiều hơn vô lượng, vô biên.

Trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Đúng vậy! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên biết đó là cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại. Giả sử tất cả hữu tình trong mười phương hằng hà sa thế giới đều đối với Như Lai sau khi Niết-bàn, vì muốn cúng dường Xá-lợi Phật, nên dùng bảy báu để xây tháp, trang sức bằng các loại trân kỳ hòa lẫn, tháp đó cao lớn một du-thiện-na, rộng bằng nửa chiều cao, đầy khắp trong mười phương hằng hà sa v.v… thế giới chư Phật không chỗ nào trống, mỗi người đều dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, trải qua một kiếp, hoặc hơn một kiếp, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Bạch Thế Tôn! Các hữu tình này nhờ nhân duyên ấy mà được phước đức có nhiều không?

Phật dạy:

- Rất nhiều.

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển thậm thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết rộng rãi cho hữu tình, hoặc có người viết chép, dùng nhiều vật quí báu để trang sức, lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, dù chỉ trong khoảnh khắc để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này do nhân duyên đây mà thành tựu nhiều phước đức hơn người kia vô lượng, vô biên, không thể nghĩ bàn, không thể tính kể. Vì sao?

Bạch Thế Tôn! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này có thể thâu nhiếp, tổng hợp, cất chứa tất cả thiện pháp. Đó là mười thiện nghiệp đạo. Hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, hoặc ba môn giải thoát. Hoặc tám giải thoát, chín định thứ đệ. Hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông. Hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Hoặc pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Hoặc chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Hoặc Cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi. Hoặc quán bốn Thánh đế, hoặc quán mười hai duyên khởi. Hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Hoặc mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Hoặc vô lượng, vô biên các Phật pháp khác, đều thâm nhập vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là pháp ấn chơn thật của chư Như Lai, cũng là pháp ấn chơn thật của tất cả Thanh văn, Độc giác. Tất cả Như Lai Ứng chánh Đẳng Giác nhờ việc học này nên đã chứng, sẽ chứng, đang chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tất cả Thanh văn, Độc giác nhờ việc học này nên đã chứng, sẽ chứng, đang chứng đến bờ Niết-bàn. Do nhân duyên này, nếu các Thiện nam, thiện nữ v.v… này không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết rộng rãi cho hữu tình, hoặc viết chép với trang sức bằng vật quý báu. Lại dùng các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, sẽ được vô lượng, vô biên phước báo, không thể nghĩ bàn, không thể tính kể, các phước báo khác không thể sánh bằng.

 
VI. PHẨM XƯNG DƯƠNG CÔNG ĐỨC

01

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết rộng rãi cho hữu tình. Hoặc viết chép, dùng nhiều vật báu trang sức, lại đem tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, sẽ được vô lượng, vô biên phước đức không thể nghĩ bàn, không thể tính kể. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa này có thể thành tựu tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Cũng có thể thành tựu năm Ba-la-mật-đa là bố thí v.v...

Cũng có thể thành tựu pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

Cũng có thể thành tựu chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Cũng có thể thành tựu cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi.

Cũng có thể thành tựu Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.

Cũng có thể thành tựu ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần.

Cũng có thể thành tựu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Cũng có thể thành tựu tám giải thoát, chín định thứ đệ.

Cũng có thể thành tựu ba môn giải thoát.

Cũng có thể thành tựu Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa.

Cũng có thể thành tựu Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa.

Cũng có thể thành tựu năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Cũng có thể thành tựu mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Cũng có thể thành tựu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Cũng có thể thành tựu pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

Cũng có thể thành tựu việc giáo hóa hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.

Cũng có thể thành tựu Thanh văn, Độc giácVô thượng thừa.

Cũng có thể thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Do đó, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết rộng rãi cho hữu tình, hoặc viết chép, dùng nhiều vật báu trang sức. Lại đem tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Đem phước xây dựng tháp ở trên so với phước đức này thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, cho đến không bằng một phần cực nhỏ. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì nếu kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà an trụ trong lòng người ở châu Thiệm-bộ, thì Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảothế gian thường còn không bị mai một.

Do nhân duyên này, ở thế gian thường xuất hiện mười thiện nghiệp đạo, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Hoặc đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ. Hoặc trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hoặc Thanh văn, Độc giác, Vô thượng Đại thừa. Hoặc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề. Hoặc Đại Bồ-tát giáo hóa hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, và tu các hạnh nguyện của Đại Bồ-tát. Hoặc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chuyển pháp luân vi diệu độ thoát loài hữu tình. Như vậy, cho nên thắng sự thường không bị mai một.

Lúc bấy giờ, trời Tứ đại thiên vương ở ba ngàn đại thiên thế giớichư Thiênthế giới Kham Nhẫn, cho đến trời Sắc cứu cánh đồng thanh bạch với trời Đế Thích:

- Đại tiên! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này thường nên lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Vì sao? Vì nếu có thể đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, thì tất cả ác pháp sẽ bị tổn giảm, thiện pháp được tăng trưởng lợi ích; cũng làm cho tất cả chúng trời được tăng trưởng, còn bè đảng A-tu-la bị tổn giảm. Cũng làm cho tất cả con mắt Phật, Pháp, Tăng thường không bị tổn giảm, làm cho tất cả hạt giống Phật, Pháp, Tăng thường không bị đoạn tuyệt.

Đại tiên! Nên biết, do hạt giống Tam bảo không bị đoạn tuyệt nên thế gian mới có bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cũng có pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Cho đến cũng có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cũng có quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề. Cũng có Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Cũng có Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Vì vậy, Đại tiên! Thường nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Kiều-thi-ca! Ông nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Vì sao? Vì nếu A-tu-la và bè đảng ác của chúng khởi ý nghĩ như vầy: Chúng ta phải chiến đấu với chư Thiên. Thì lúc đó, chư Thiênquyến thuộc của các ông phải nên chí thành tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, và cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen. Khi ấy, A-tu-la và bè đảng ác của chúng vừa khởi ác tâm liền tự tiêu diệt. Còn nếu năm tướng suy của các Thiên tử hoặc Thiên nữ hiện ra, tâm họ hoảng hốt kinh hãi, lo sợ lúc chết sẽ đọa vào các đường ác. Bấy giờ, chư Thiênquyến thuộc các ông phải đến trước những vị ấy mà chí thành tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Lúc ấy, các Thiên tử hoặc Thiên nữ kia nghe sức mạnh thiện căn của Bát-nhã ba-la-mật-đa này, sanh lòng tin thanh tịnh đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này thì năm tướng suy mất, thân tâm được an ổn. Giả sử họ có qua đời cũng được sanh trở về chỗ cũ, hưởng sự giàu sang sung sướngcõi trời hơn lúc trước bội phần. Vì sao? Vì phước lực nghe đọc và tin tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa này rất lớn.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v…, hoặc các Thiên tửThiên nữ dù chỉ nghe qua một lần sức thiện căn của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, nhất định chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì chư Phật và các đệ tử trong ba đời đều học Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, đã, đang, sẽ thật sự chứng đắc sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhập vào cảnh giới Vô dư y Niết-bàn. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thâu nhiếp khắp tất cả, thâu nhiếp đầy đủ pháp phần Bồ-đề, pháp Thanh văn, pháp Độc giác, pháp Bồ-tát, pháp Như Lai.

Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xađại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, là vua của tất cả chú, tối tôn, tối thắng, tối thượng, tối diệu. Có thể điều phục tất cả, nhưng không bị tất cả hàng phục. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xathể diệt trừ tất cả pháp ác bất thiện, có thể viên mãn tất cả thiện pháp thù thắng.

Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Vì chư Phật ba đời đều nương vào Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, mà chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các hữu tình. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo, hoặc tu hành bố thí, trì giới. Hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc bố thí Ba la mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Hoặc cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Hoặc Quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề. Hoặc các hạnh Đại Bồ-tát. Hoặc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên có Đại Bồ-tát. Nương vào Đại Bồ-tát nên có mười thiện nghiệp đạo. Cho đếnquả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Cũng có Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Chánh Đẳng Giác xuất hiệnthế gian. Ví như thuốc, sao, núi, biển đều nhờ vào sự luân chuyển của trăng tròn mà được tăng trưởng. Như vậy “dược liệu” công đức của mười thiện nghiệp đạo, cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật đều dựa vào các Đại Bồ-tát mà được tăng thịnh. Tất cả “ngôi sao” Hiền Thánh, hữu học, vô học, trời, người, Thanh văn, Độc giác cũng được tăng thịnh. Tất cả “núi, biển cả” Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng được tăng thịnh.

Khi chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chưa xuất hiện ở đời, chỉ có chúng Đại Bồ-tát đầy đủ sức phương tiện thiện xảo vì các hữu tình tuyên thuyết pháp thế gian, xuất thế gian nhưng không bị đảo lộn. Vì sao? Vì Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô Thượng thừathế gian đều từ chúng Đại Bồ-tát, dùng phương tiện thiện xảo mà được thành tựu. Phương tiện thiện xảo của Bồ-tát đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được thành tựu.

Các Đại Bồ-tát thành tựu sức phương tiện thiện xảo, nên có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến có thể viên mãn mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Có thể đạt được ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp, không rơi vào địa vị Thanh văn, Độc giác, giáo hóa các hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Giữ gìn thọ mạng Bồ-tát viên mãn, viên mãn đầy đủ chúng hội, viên mãn tịnh độ, viên mãn chủng tánh, viên mãn sắc lực, cho đến chứng đắc trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, giảng thuyết cùng khắp, sẽ đạt được công đức lợi ích thù thắng xuất thế gian ở đời hiện tạivị lai.

Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này vì sao thành tựu được công đức lợi ích thù thắng xuất thế gian ở đời hiện tại và vị lai?

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này ở đời hiện tại không bị tổn hại vì tất cả độc dược, trù ếm, chú thuật; không bị lửa đốt cháy, không bị nước nhận chìm, không bị tổn thương vì các dao gậy v.v... Cho đến không bị chết yểu vì bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh; chỉ trừ định nghiệp đời trước chín muồi nên đời hiện tại phải lãnh chịu hậu quả.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nếu gặp việc quan, hoặc oán tặc bức bách thì nên chí tâm tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, dù có đến chỗ tai nạn kia, cũng không bao giờ bị gia hại, khiển phạt. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì thế lực oai đức của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa là vậy.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nếu muốn đến chỗ quốc vương, vương tử, đại thần mà chí tâm tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì chắc chắn được các vị vua hoan hỷ, hỏi thăm, cung kính, cúng dường. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này thường đối với hữu tình không xa lìa tâm từ, bi, hỷ, xả. Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ được thành tựu công đức lợi ích thù thắng ở đời hiện tại cũng như vậy.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sanh chỗ nào, thường không xa lìa mười thiện nghiệp đạo, hoặc tu hành bố thí, trì giới. Hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc sáu pháp Ba-la-mật-đa, cho đến hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Hoặc ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Không rơi vào cảnh giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Trừ khi vì nguyện lực thọ sanh mà đến chốn kia để làm lợi ích cho các hữu tình. Dù sanh ở chỗ nào, thường đầy đủ các căn, tướng mạo đoan nghiêm, không khuyết chi phần. Và tuyệt đối không sanh vào hạng bần cùng hạ tiện, công thương tạp loạn, hàng thịt, thợ săn, trộm cướp, quan ngục, nhà chiên-trà-la, nhà gánh thây chết, các dòng họ thấp hèn. Phần nhiều sanh trong cõi Phật nghiêm tịnh, từ hoa sen hóa sanh. Không tạo các điều ác, thường không xa lìa thần thông nhanh chóng, tùy theo ý thích mà đến các cõi Phật để thân cận cúng dường chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, lắng nghe chánh pháp, tu hành đúng như lời nói, dần dần chứng đắc trí nhất thiết trí. Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ được thành tựu công đức lợi ích thù thắng ở đời vị lai cũng như thế.

Vì vậy, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này muốn được công đức lợi ích thù thắng của thế gian hay xuất thế gianhiện tạivị lai, cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thường không xa lìa, thì phải đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tâm không xa lìa trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại đem các loại tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, tràng phan, bảo cái, trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… mà cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen.

Lúc bấy giờ, nhiều Phạm chí ngoại đạo muốn tìm lỗi Phật. Khi ấy, trời Đế Thích thấy điều đó liền nghĩ: Hiện giờ nhiều Phạm chí ngoại đạo đến pháp hội rình tìm chỗ sai sót của Phật, sẽ gây tai nạn cho Bát-nhã chăng? Ta phải tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà đã thọ trì nơi Phật, để bọn tà đạo kia bỏ đi. Nghĩ như vậy, trời Đế Thích liền tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Khi đó nhiều Phạm chí ngoại đạo từ xa đã kính lễ và nhiễu quanh bên phải của Thế Tôn, đồng thời quay trở lui.

Lúc này, Xá-lợi Tử thấy vậy bèn nghĩ: Ngoại đạo kia do duyên cớ gì vừa đến rồi lại quay đi?

Phật biết ý nghĩ của Xá-lợi Tử, Ngài bảo:

- Các ngoại đạo kia muốn tìm lỗi của Ta, nhưng vì trời Đế Thích tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa, khiến họ trở về.

Xá-lợi Tử! Ta hoàn toàn không thấy các ngoại đạo kia có chút bạch pháp nào, chỉ ôm lòng xấu vì muốn tìm lỗi của Ta nên đến đây.

Xá-lợi Tử! Ta hoàn toàn không thấy tất cả chư Thiên, quỷ, ngoại đạo, hữu tìnhthế gian, khi nghe thuyết Bát-nhã mà ôm lòng độc ác đến tìm cách phá hoại. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì tất cả chư Thiên hoặc các Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, Phật và tất cả trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v... đầy đủ đại oai lực ở ba ngàn đại thiên thế giới này đều chung giữ gìn, ủng hộ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không để cho bọn tà đạo gây tai nạn. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì chư Thiên v.v... đều dựa vào oai lực của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà phát sanh.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, trời, rồng, thần, Dược-xoa, A-tu-la v.v... ở mười phương hằng hà sa thế giới đều cùng nhau giữ gìn, ủng hộ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không để cho bọn tà đạo gây tai nạn. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì chư Như Lai v.v... đều dựa vào oai lực của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà phát sanh.

Lúc bấy giờ, ác ma trộm nghĩ: Bây giờ bốn chúng vây quanh trước sau Phật. Lại có chư Thiên ở cõi Dục và cõi Sắc đến vân tập tại chúng hội, tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Ở đây nhất định các Đại Bồ-tát được nhận lời thọ ký ở trước Phật, sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, cõi của ta sẽ bị trống không. Ta phải đến đó phá hoại con mắt của họ. Suy nghĩ như vậy rồi, ác ma liền hóa thành bốn quân oai hùng, dũng mãnh đến chỗ Phật.

Khi ấy, trời Đế Thích thấy vậy, bèn nghĩ: Ác ma làm những việc đó vì muốn đến não hại Phật, gây tai nạn cho Bát-nhã ba-la-mật-đa? Vì sao? Vì bốn đội quân trang bị hùng mạnh, tinh nhuệ như thế, thì bốn đội quân hùng mạnh của vua Ảnh Kiên nước Ma-yết-đà cũng không sánh bằng. Bốn đội quân hùng mạnh của vua Thắng Quân nước Kiều-tát-la cũng không sánh bằng. Bốn đội quân hùng mạnh của Thích Chủng đại vương nước Kiếp-tỷ-la cũng không sánh bằng. Bốn đội quân hùng mạnh của vua Lật-chiếp-tỳ nước Phệ-xá-ly cũng không sánh bằng. Bốn đội quân hùng mạnh của vua Lực Sĩ nước Cát Tường Mao cũng không sánh bằng. Do đây, xem xét thì bốn đội quân như thế nhất định là do ác ma hóa ra. Ác ma luôn luôn rình tìm lỗi của Phật, phá hoại sự tu hành thắng sự của hữu tình, ta phải tụng niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa đã được học ở Phật, để ác ma kia tìm đường thối lui. Khi trời Đế Thích nghĩ như vậy liền tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, bọn ác ma liền thối lui. Đây là do sức mạnh của Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xabức bách được ác ma vậy.

Bấy giờ, trong hội chúng có trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Sắc cứu cánh, cùng lúc hóa các hoa trời vi diệu, các loại tràng hoa v.v… và phẩm vật để cúng dường. Các vị ấy bay trên hư không, chấp tay cung kính bạch Phật:

- Nguyện cầu Bát-nhã ba-la-mật-đa này an trụ lâu dài ở trong lòng người châu Thiệm-bộ. Vì sao? Vì khi Bát-nhã ba-la-mật-đa truyền khắp nhân gian ở châu Thiệm-bộ, thì nên biết Phật, Pháp, Tăng bảo ở nơi ấy không bị mai một. Ở ba ngàn đại thiên thế giới cho đến mười phương vô lượng, vô số, vô biên cõi Phật cũng lại như vậy. Do nhân duyên này nên biết việc việc tu hành thắng hạnh của các Đại Bồ-tát cũng có thể biết rõ. Tùy theo nơi nào, chỗ nào có các thiện nam, thiện nữ v.v… dùng lòng tin thanh tịnh mà viết chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa bằng cách cung kính, cúng dường, thì nên biết chỗ ấy có hào quang vi diệu, trừ diệt được u ám, sanh ra các phước đức thù thắng.

Lúc bấy giờ, đức Phật bảo chư Thiên:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời các vị nói. Khi Bát-nhã ba-la-mật-đa truyền khắp nhân gian ở châu Thiệm-bộ, thì nên biết Phật, Pháp, Tăng bảo ở nơi ấy thường không bị mai một. Cho đến tùy theo ở các nơi chốn nào, hễ có các thiện nam, thiện nữ v.v… dùng lòng tin thanh tịnh mà viết chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa bằng cách cung kính, cúng dường, thì nên biết chỗ ấy có hào quang vi diệu, diệt trừ được u ám, sanh ra các phước đức thù thắng.

Khi ấy, chư Thiên lại hóa làm các hoa trời vi diệu và hương tràng hoa rải lên Phật, cùng bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì tất cả ác maquyến thuộc của chúng không thể làm hại được. Vì chư Thiên chúng con thường theo dõi ân cần hộ trì để người đó không bị tổn não. Vì sao? Vì chư Thiên chúng con rất tôn trọng Pháp bảo, nên cung kính vị ấy như kính Phật, hoặc giống như tôn trọng đệ tử của Thế Tôn.

Lúc đó, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này chẳng phải do ít căn lành mà thành tựu được việc này, nhất định là vào đời trước ở vô lượng chỗ Phật, đã tu tập nhiều căn lành, phát nhiều hạnh nguyện chơn chánh, cúng dường nhiều vị Phật, phụng sự nhiều bạn lành, cho đến đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi.

Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào muốn chứng đắc trí nhất thiết trí của chư Phật, phải học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Muốn chứng đắc Bát-nhã ba-la-mật-đa phải học trí nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì sự chứng đắc trí nhất thiết trí của chư Phật đều phát khởi từ Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tất cả Bát-nhã ba-la-mật-đa đều phát khởi từ trí nhất thiết trí của chư Phật. Vì sao? Vì sự chứng đắc trí nhất thiết trí của chư Phật không khác Bát-nhã ba-la-mật-đa; tất cả Bát-nhã ba-la-mật-đa không khác trí nhất thiết trí của chư Phật. Nên biết, sự chứng đắc trí nhất thiết trí của chư Phật cùng với Bát-nhã ba-la-mật-đa này không hai, không hai phần.

Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Oai lực công đức của Bát-nhã ba-la-mật-đa thật là kỳ lạ, hi hữu.

Lúc ấy, cụ thọ Khánh Hỷ bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không xưng tán công đức tên gọi bố thí v.v..., năm Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, mà chỉ xưng tán công đức tên gọi của Bát-nhã ba-la-mật-đa thứ sáu?

Phật bảo Khánh Hỷ:

- Khánh Hỷ! Bát-nhã ba-la-mật-đa thứ sáu đối với năm Ba-la-mật-đa trước, cho đến trí nhất thiết tướng là tôn quí, là đạo sư. Cho nên Ta chỉ xưng tán công đức tên gọi của Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Khánh Hỷ! Ý ông thế nào? Nếu không hồi hướng về trí nhất thiết trítu hành bố thí, cho đến trí nhất thiết tướng thì có gọi là chơn thật tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng không?

Khánh Hỷ đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không có! Bạch Thiện Thệ! Không có!

Phật dạy:

- Khánh Hỷ! Điều cốt yếu là do hồi hướng về trí nhất thiết trítu hành bố thí, cho đến trí nhất thiết tướng mới có thể gọi là chơn thật tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng. Cho nên Ta nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thứ sáu đối với năm Ba-la-mật-đa trước, cho đến trí nhất thiết tướng là tôn quí, là bậc đạo sư. Do vậy mà Ta chỉ xưng tán công đức tên gọi của Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng trí nhất thiết trí mà có thể tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng?

Phật dạy:

- Khánh Hỷ! Vì dùng pháp không hai làm phương tiện, pháp không sanh làm phương tiện, pháp vô sở đắc làm phương tiện để hồi hướng trí nhất thiết trí, nên có thể tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng.

Cụ thọ Khánh Hỷ bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sao lại dùng pháp không hai làm phương tiện, pháp không sanh làm phương tiện, pháp vô sở đắc làm phương tiện để hồi hướng trí nhất thiết trí, nên có thể tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng?

Phật dạy:

- Khánh Hỷ! Vì dùng sắc cho đến trí nhất thiết tướng không hai làm phương tiện, không sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện để hồi hướng trí nhất thiết trí, nên có thể tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng.

Khánh Hỷ lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao dùng sắc cho đến trí nhất thiết tướng không hai làm phương tiện, không sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện để hồi hướng trí nhất thiết trí, nên có thể tu hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng.

Phật dạy:

- Khánh Hỷ! Sắc, sắc là tánh Không; cho đến trí nhất thiết tướng, trí nhất thiết tướng là tánh Không. Vì sao? Vì dùng sắc cho đến trí nhất thiết tướng là tánh Không, cùng với bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng đều không hai, không hai phần.

Khánh Hỷ nên biết! Do Bát-nhã ba-la-mật-đa nên có thể hồi hướng trí nhất thiết trí. Do hồi hướng trí nhất thiết trí nên có thể làm cho bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng được rốt ráo viên mãn. Vì vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với bố thí v.v... Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng là tôn quí, là bậc đạo sư. Cho nên Ta chỉ xưng tán Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khánh Hỷ nên biết! Ví như rải hạt giống xuống mặt đất, do các duyên hòa hợp hạt giống được sanh trưởng. Nên biết, mặt đất là nơi để hạt giống dựa vào sanh trưởng và có thể đứng vững được. Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa là chỗ nương tựa, chỗ xây dựng, chỗ sinh trưởng cho sự hồi hướng về trí nhất thiết trí cùng với bố thí v.v... Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng. Thế nên Bát-nhã ba-la-mật-đa này đối với bố thí v.v... Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng là tôn quí, là bậc đạo sư, vì vậy Ta chỉ xưng tán Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nay Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với công đức thù thắng lợi ích của Bát-nhã ba-la-mật-đa này nói không cùng tận. Vì sao? Vì từ khi con theo Thế Tôn thọ học công đức lợi ích thù thắng của Bát-nhã ba-la-mật-đa rất sâu, rất rộng, không bờ bến. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại đem các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cúng dường, thì sẽ đạt được công đức cũng không bờ bến. Còn nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết cùng khắp, thì đó là giữ gìn tất cả Phật pháp. Do nhân duyên này cho nên thế gian liền có mười thiện nghiệp đạo, hoặc tu hành bố thí, trì giới. Hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng. Hoặc quả Dự lưu cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Hoặc đại tộc Sát-đế-lợi cho đến đại tộc Cư sĩ. Hoặc trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tất cả thắng sự khác của thế gian đều xuất hiện.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Kiều-thi-ca! Ta không thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, chỉ có thuyết công đức lợi ích thù thắng trên. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đầy đủ vô biên công đức lợi ích thù thắng, dù có phân biệt diễn thuyết cũng không thể hết.

Kiều-thi-ca! Ta cũng không thuyết đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cúng dường. Các thiện nam, thiện nữ v.v… Ta chỉ có thuyết công đức lợi ích thù thắng trên. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… nào không xa lìa tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cúng dường thì các thiện nam, thiện nữ v.v…. này thành tựu vô lượng thù thắng giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn.

Kiều-thi-ca! Nên biết, các thiện nam, thiện nữ v.v… này giống như Phật. Vì sao? Vì thọ trì đạo Vô thượng của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại, nên quyết định hướng đến quả Bồ-đề của Phật, làm cho tất cả hữu tình được lợi ích an lạc không cùng tận, vượt hẳn các bậc Thanh văn, Độc giác.

Kiều-thi-ca! Giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của Thanh văn, Độc giác so sánh với giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của các thiện nam, thiện nữ v.v… này, thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, cho đến không bằng một phần cực nhỏ. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này vượt khỏi tâm tưởng thấp kém của tất cả Thanh văn, Độc giác. Đối với pháp của Thanh văn, Độc giác thừa thì không bao giờ xưng tán, đối với tất cả pháp thì điều gì cũng biết rõ, nghĩa là có thể biết việc vô sở hữu một cách đúng đắn.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào tâm không xa lìa trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, Ta nói người đó sẽ được vô lượng, vô biên công đức lợi ích thù thắng ở đời hiện tại, vị lai.

Trời Đế Thích liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Chư Thiên chúng con thường theo ủng hộ các thiện nam, thiện nữ v.v… này, không để cho tất cả người chẳng phải người v.v… và các duyên xấu ác làm tổn hại.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đem tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà thọ trì, đọc tụng thì khi ấy có vô lượng trăm ngàn Thiên tửnghe pháp nên đều đến vân tập trong hội chúng cùng hoan hỷ vui mừng, cung kính thọ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đem tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khi tuyên thuyết pháp tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, thì có vô lượng các Thiên tử v.v… đều đến vân tập trong hội chúng, họ dùng oai lực của trời, làm cho pháp sư tăng trưởng biện tài, tuyên dương không cùng tận trong lúc thuyết pháp.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đem tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khi tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, thì có vô lượng các Thiên tử v.v... vì kính trọng pháp nên đến vân tập trong hội chúng, họ dùng oai lực của trời, làm cho pháp sư biện tài lưu loát trong lúc thuyết pháp, giả sử có gặp chướng nạn cũng không bị gián đoạn.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đem tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cúng dường, sẽ được vô biên công đức lợi ích thù thắng ở đời hiện tại. Ma và quân ma không thể làm não hại được.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào ở giữa bốn chúngtuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đatâm không khiếp sợ, không khuất phục trước tất cả câu hỏi, là vì vị ấy nhờ sự hỗ trợ của Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Lại nữa, trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa này, có đầy đủ tất cả pháp phân biệt đó là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp cộng, pháp bất cộng, pháp Thanh văn, pháp Độc giác, pháp Bồ-tát, pháp Như Lai. Các pháp như thế vô lượng, vô biên pháp môn phân biệt đều thâu nhiếp vào đây.

Lại do các thiện nam, thiện nữ v.v… này khéo an trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Cho nên hoàn toàn không thấy có người luận nạn, không thấy có chỗ luận nạn, cũng không thấy có thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này nhờ sự hộ trì của Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên không khuất phục tất cả luận nạn của các học phái khác.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này tâm thường không kinh hãi, không hoảng hốt, không sợ sệt, tâm không chìm đắm, cũng không hối hận ưu sầu. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này không thấy có pháp có thể làm cho kinh hãi, sợ sệt cho đến ưu sầu, hối hận.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào muốn được vô biên công đức lợi ích thù thắng ở đời hiện tại, phải nên đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, không được tạm bỏ.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đem tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thì chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này luôn luôn được sự kính mến của cha mẹ, sư trưởng, bạn bè, quốc vương, đại thần và các Sa-môn, Bà-la-môn v.v… Cũng được sự hộ niệm của chư Phật, Bồ-tát, Độc giác, Thanh vănmười phương vô biên thế giới. Lại được sự bảo vệ của chư Thiên, Ma phạm, người chẳng phải người, A-tu-la v.v... ở thế gian. Các thiện nam, thiện nữ v.v.. này thành tựu biện tài tối thắng không gián đoạn. Ở tất cả thời tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng không bao giờ giải đãi, phế bỏ việc giáo hóa hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.

Các thiện nam, thiện nữ v.v… này thành tựu thần thông thù thắng của Bồ-tát, du hành đến các cõi Phật một cách tự tại vô ngại. Các thiện nam, thiện nữ v.v… này không bị tất cả luận sư ngoại đạo khác hàng phục. Ngược lại, họ có thể hàng phục tất cả luận sư ngoại đạo khác.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào muốn được công đức lợi ích thù thắng không đoạn, không tận ở đời hiện tại, vị lai như thế, thì phải đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, đem tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nhờ viết chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, dùng các loại trang nghiêm để chỗ thanh tịnhcung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen.

Khi ấy, ở ba ngàn đại thiên thế giớimười phương vô lượng, vô biên thế giới khác, trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Quảng quả, có người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thường đến chốn này chiêm ngưỡng, lễ bái đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, nhiễu quanh bên phải, chấp tay lễ bái rồi lui.

Trời Tịnh cư cũng thường đến đây chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, nhiễu quanh bên phải, chấp tay lễ bái rồi lui. Có các loài rồng, Dược-xoa đầy đủ oai đức lớn, cho đến người chẳng phải người v.v... cũng thường đến đây chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, nhiễu quanh bên phải, chấp tay lễ bái rồi lui.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nên nghĩ như vầy: Hiện giờ ba ngàn đại thiên quốc độmười phương vô biên thế giới khác, tất cả trời rồng, cho đến người chẳng phải người v.v... thường đến đây chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do ta viết chép, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen, nhiễu quanh bên phải, chấp tay lễ bái rồi lui, như vậy là ta đã làm việc pháp thí rồi. Nghĩ như vầy rồi, hoan hỷ, vui mừng làm cho phước đã được càng tăng trưởng bội phần.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nhờ trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v... ở ba ngàn đại thiên quốc độmười phương vô biên thế giới khác, thường theo ủng hộ, không bị tất cả người chẳng phải người v.v… làm não hại. Ngoại trừ đời trước do tạo ác nghiệp nên bây giờ phải chịu quả báo, hoặc chuyển tội nặng thành tội nhẹ trong đời hiện tại.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nhờ đại oai thần lực của kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà được các loại công đức lợi ích thù thắng ở đời hiện như thế. Nghĩa là được chư Thiên v.v... vị nào đã phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hoặc đã quy y theo Phật pháp, được lợi lạc thù thắng, vì kính trọng pháp nên những vị ấy thường theo ủng hộ, tăng trưởng thế lực cho các thiện nam, thiện nữ kia. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này đã phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, luôn luôn cứu giúp các hữu tình, luôn luôn làm thành thục các hữu tình, luôn luôn vì các hữu tình không bao giờ lìa bỏ, luôn luôn làm lợi lạc cho các hữu tình. Chư Thiên v.v... kia cũng lại như thế. Nhờ nhân duyên này thường đến ủng hộ nên các tai họa ngang trái không thể xâm tổn não hại được.

Quyển thứ 502
HẾT

02

Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này lấy gì nghiệm biết có trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v... ở ba ngàn đại thiên thế giới khác đến chốn này để chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay nhiễu quanh bên phải, hoan hỷ hộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa của vị kia đã viết ra thọ trì.

Khi ấy, Phật bảo trời Đế Thích:

- Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nếu thấy chỗ để kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hào quang vi diệu chiếu sáng, hoặc ngửi chỗ ấy có mùi hương thơm lạ kỳ lạ, hoặc lại nghe có âm nhạc êm diệu, nên biết lúc ấy có trời, rồng v.v… đầy đủ oai đức thần lực hùng mạnh đến chỗ ấy để chiêm ngưỡng, lễ bái, đọc tụng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay nhiễu quanh bên phải, hoan hỷ hộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa của vị kia đã viết chép thọ trì.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này tu hạnh thanh tịnh, sửa sang chỗ kia trang nghiêm, chí tâm cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Nên biết, lúc ấy có các trời, rồng v.v... đầy đủ oai đức, thần lực hùng mạnh đến chốn ấy để chiêm ngưỡng lễ bái, đọc tụng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay nhiễu quanh bên phải, hoan hỷ hộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa của vị kia đã viết chép thọ trì.

Kiều-thi-ca! Tùy theo các trời, rồng v.v... có đầy đủ oai đức, thần lực hùng hậu như vậy đến chỗ ấy, thì chốn ấy nếu có ác ma, tà thần, liền kinh hãi, sợ sệt, tan rã, không dám ở đó. Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ v.v… liền phát khởi tâm quảng đại thắng giải thanh tịnh, việc tu hành thiện nghiệp tăng trưởng sáng rỡ bội phần, làm việc gì cũng không bị chướng ngại. Vì vậy, chỗ nào để Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa phải dọn dẹp những ô uế chung quanh, phủi quét lau chùi, rưới nước hương thơm, trải bày tòa báu rồi đặt kinh lên đó. Đốt đèn dâng hoa, xông trầm, treo cờ, đèn, chuông xen lẫn với nhau, trang hoàng bằng các loại trân kỳ, vàng bạc, quý báu, y phục, anh lạc, kỹ nhạc, đèn sáng, các loại tơ lụa. Nếu có thể cúng dường kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, liền được các trời, rồng v.v... đầy đủ oai đức, thần lực hùng hậu đến nơi đó, chiêm ngưỡng, đọc tụng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay nhiễu quanh bên phải, hoan hỷ hộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa của vị đó chép ra thọ trì.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nếu cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, nhất định thân tâm không mỏi mệt, được an lạc, điều hòa thân tâm, nhẹ nhàng thân tâm. Do buộc tâm vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, khi ban đêm ngủ không thấy ác mộng, chỉ gặp mộng lành. Nghĩa là thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, sắc thân hoàng kim, tướng hảo trang nghiêm, phóng hào quang sáng rỡ, chiếu khắp tất cả. Thanh văn, Bồ-tát vây quanh trước sau, trong chúng nghe Phật thuyết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến pháp tương ưng với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Lại nghe phân biệt bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến nghĩa tương ưng với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Hoặc ở trong mộng thấy cây Bồ-đề, cây đó cao rộng, với các thứ báu trang nghiêm, có Đại Bồ-tát đến ngồi kiết già dưới đó và chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các loài hữu tình. Hoặc ở trong mộng thấy vô lượng trăm ngàn muôn ức số chúng Đại Bồ-tát luận nghị, chọn lựa nghĩa của các pháp, nghĩa là phải nên thành thục hữu tình, trang nghiêm cõi Phật, tu Bồ-tát hạnh, hàng phục quân ma, đoạn trừ phiền não tập khí, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Hoặc ở trong mộng lại thấy mười phương thế giới, đều có vô lượng muôn ức chư Phật, và cũng nghe âm thanh của chư Phật, nghĩa là thế giới nào thì có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ấy, hoặc trăm ngàn muôn ức Đại Bồ-tát, Thanh văn đệ tử đều cung kính vây quanh Phật, nghe thuyết pháp. Hoặc ở trong mộng lại thấy vô lượng trăm ngàn muôn ức chư Phật ở mười phương thế giới nhập Niết-bàn. Sau khi mỗi vị Phật nhập Niết-bàn đều có thí chủ cúng dường Xá-lợi Phật. Họ dùng bảy báu vi diệu, xây dựng vô lượng trăm ngàn muôn ức tháp lớn. Lại nữa, mỗi mỗi tháp đó dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, cờ đèn, hương hoa, các loại trân kỳ, kỹ nhạc, đèn sáng v.v… đến vô lượng tháp cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này, thấy các điềm mộng lành như vậy, thì trong lúc ngủ hay thức, thân tâm đều được an lạc, được các thiên thần v.v… cho thêm năng lực, làm người kia tự nhiên cảm thấy thân thể nhẹ nhàng. Do nhân duyên này nên không tham đắm nhiều trong việc ăn uống, thuốc men, y phục, ngọa cụ, đối với bốn loại cúng dường đó, tâm thường coi nhẹ. Giống như thầy Du-già nhập vào định thắng diệu, nhờ sức mạnh của định thấm nhuần thân tâm, xuất định rồi, tuy gặp thức ăn ngon nhưng trong lòng vẫn coi thường. Đây cũng vậy, vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này được đầy đủ oai đức, thần lực của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Bồ-tát, trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v... ở ba ngàn đại thiên quốc độmười phương thế giới khác, từ bi hộ niệm, dùng năng lực vi diệu truyền vào thân tâm, làm cho người ấy ý chí dũng mãnh, thân thể cường tráng.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào muốn được các công đức lợi ích thù thắng hiện tại như vậy, thì nên phát tâm trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tuy không lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết rộng rãi cho các hữu tình, nhưng chỉ viết chép, dùng các báu trang sức, lại đem vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, thì cũng đạt được các công đức lợi ích thù thắng như trên đã nói. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này có thể làm lợi lạc khắp vô lượng, vô biên hữu tình.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đem tâm tương ưng với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại mang các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cúng dường, thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ gặt được vô lượng, vô biên phước đức, hơn các hữu tình trọn đời dùng vô lượng thức ăn nước uống, y phục, ngọa cụ, thuốc men và các vật dụng riêng để cúng dường chư Phật, Bồ-tát và chúng Thanh văn ở tất cả mười phương thế giới. Cũng hơn người dùng bảy báu thượng diệu xây tháp cúng dường Xá-lợi của Phật và đệ tử sau khi Niết-bàn, đem vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, trọn đời cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì chư Phật và chúng đệ tửmười phương đều nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy mà sanh trưởng.
VII. PHẨM XÁ-LỢI PHẬT

Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Kiều-thi-ca! Giả sử đem Xá-lợi Phật khắp châu Thiện-bộ này là một phần, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm được viết chép là một phần. Trong hai phần đó, ông lấy phần nào?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Vì sao? Vì đối với Xá-lợi của chư Phật, con luôn tin tưởng, sung sướng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Nhưng thân và Xá-lợi của chư Phật đều nhờ kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm mà phát sanh, và đều do công đức thế lực Bát-nhã ba-la-mật-đa đã huân tu được, nên mới được tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v... cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bảo trời Đế Thích:

- Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, gọi là vô tướng. Pháp vô tướng đã không thể giữ, ông làm sao lấy được? Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không giữ, không bỏ, không tăng, không giảm, không họp, không tan, không ích, không tổn, không nhiễm, không tịnh, không cùng với pháp của chư Phật, Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, không bỏ pháp phàm phu ngu muội; không cùng với cảnh giới vô vi, không lìa bỏ cảnh giới hữu vi; không cùng với các Không, không lìa bỏ các hữu; không cùng với Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, không lìa bỏ tất cả pháp tạp nhiễm?

Trời Đế Thích trả lời Xá-lợi Tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Thật đúng như lời ông nói. Bạch Đại đức! Nếu như thật biết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, gọi là vô tướng, không giữ, không bỏ, cho đến không cùng với trí nhất thiết tướng, không lìa bỏ tất cả pháp tạp nhiễm, đó là chơn thật giữ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, cũng là chơn thật tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Vì sao? Vì Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa không thuộc hai hạnh, không thuộc hai tướng.

Lúc bấy giờ, Phật khen trời Đế Thích:

- Lành thay! Lành thay! Đúng như lời ông nói. Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến bố thí Ba-la-mật-đa không thuộc hai hạnh, không thuộc hai tướng.

Kiều-thi-ca! Có người muốn làm cho Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến bố thí Ba-la-mật-đa có hai tướng, đồng thời cũng muốn làm cho chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì có hai tướng. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, cùng với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì đều không hai, không hai phần.

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thế gian, trời, người, A-tu-la v.v... đều phải chí thành lễ bái, nhiễu bên phải mà cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Vì sao? Vì tất cả chúng Đại Bồ-tát đều tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bạch Thế Tôn! Giống như khi con ngồi trên tòa Thiên Đế, trong điện Thiện Pháp tại cung trời Ba mươi ba, vì các Thiên chúng tuyên thuyết Chánh pháp, có vô lượng các Thiên tử v.v… đến chỗ con để lắng nghe lời giảng của con và cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, nhiễu quanh bên phải, chấp tay lễ bái rồi lui. Nếu khi con không ngồi ở pháp tòa đó, các Thiên tử v.v… cũng đến chỗ ấy, tuy không thấy con nhưng họ vẫn cúng dường, cung kính y như khi con đang hiện diện, hoặc nói: Chỗ này là tòa mà trời Đế Thích đã thuyết pháp cho chư Thiên v.v… nghe, chúng ta nên chấp tay, cúng dường, lễ bái, nhiễu quanh bên phải rồi lui như khi có Thiên chủ.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, nếu có người viết chép, thọ trì, đọc tụng, tuyên thuyết cùng khắp cho các hữu tình thì nên biết chỗ ấy thường có vô lượng, vô biên trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v... ở cõi này và mười phương vô biên thế giới khác đều đến tập họp. Nếu không có người thuyết pháp, nhưng chư Thiên v.v… vì cung kính, tôn trọng pháp cũng đến chốn ấy mà cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, lễ bái rồi lui. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các Đại Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, tất cả hữu tình được sự an lạc đầy đủ, đều nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có. Xá-lợi Phật cũng nhờ công đức huân tu, thọ trì, cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cùng với chư Đại Bồ-tát và sự chứng đắc trí nhất thiết trí làm nhân, làm duyên, làm chỗ y chỉ, làm sự hướng dẫn phát sanh. Cho nên con nói, giả sử Xá-lợi Phật khắp cõi châu Thiệm-bộ này là một phần, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm được viết chép cũng là một phần, trong hai phần đó, con thà lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Bạch Thế Tôn! Nếu con đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ chơn chánh, tâm hòa nhập với pháp nên hoàn toàn không thấy có các tướng hoảng hốt, sợ sệt. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không tướng trạng, không ngôn từ, không thuyết giảng. Do Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không tướng trạng, không ngôn từ, không thuyết giảng, nên tịnh lự v.v... năm Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng cũng không tướng trạng, không ngôn từ, không thuyết giảng.

Bạch Thế Tôn! Nếu Bát-nhã ba-la-mật-đa có tướng trạng, có ngôn từ, có thuyết giảng, chẳng phải không tướng trạng và ngôn từ thuyết giảng, thì không phải Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết tất cả pháp không tướng trạng, không ngôn từ, không thuyết giảng, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì các hữu tình thuyết tất cả pháp không tướng trạng, không ngôn từ, không thuyết giảng.

Bạch Thế Tôn! Do Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không tướng trạng, không ngôn từ, không thuyết giảng, chẳng phải có tướng trạng và ngôn từ, thuyết giảng, nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết tất cả pháp không tướng trạng, không ngôn từ, không thuyết giảng, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì các hữu tình thuyết tất cả pháp không tướng trạng, không ngôn từ, không thuyết giảng.

Bạch Thế Tôn! Kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, nên được tất cả thế gian trời, người, A-tu-la v.v... dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.

Bạch Thế Tôn! Nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi. Lại dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, thì nhất định người này không đọa vào các đường ác, không ở trong chốn biên địa hạ tiện, không rơi vào hàng Thanh văn, Độc giác v.v… chắc chắn hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thường thấy chư Phật, luôn nghe Chánh pháp, không xa lìa bạn tốt, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, dùng đầy đủ vô lượng vật cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn và chúng Đại Bồ-tát.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Giả sử Xá-lợi Phật khắp cả ba ngàn thế giới là một phần, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm được viết chép là một phần. Trong hai phần đó, con sẽ lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Vì sao? Vì Xá-lợi của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và Xá-lợi chư Phật ở ba ngàn thế giới đều phát sanh từ Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại Xá-lợi Phật ở ba ngàn thế giới đều nhờ sự huân tu oai đức, thế lực của Bát-nhã ba-la-mật-đa, được các trời, người, A-tu-la v.v... cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Do nhân duyên này, nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Xá-lợi Phật, quyết định không rơi vào các đường hiểm nạn, thường sanh cõi lành, hưởng thọ nhiều sự phú quí an vui, tùy theo tâm nguyện, ở pháp ba thừa, hoàn toàn chứng đắc Niết-bàn của ba thừa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào nếu thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc thấy kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thì hai công đức này bình đẳng không khác. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cùng với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bình đẳng không hai, không hai phần.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ba lần chỉ dạy, hướng đạo vì các hữu tình tuyên thuyết Chánh pháp, đó là Khế kinh cho đến Luận nghị; hoặc các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng cho người, thì hai công đức này bình đẳng không khác. Vì sao? Vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc ba lần chỉ dạy, hướng đạo, sự tuyên thuyết mười hai phần giáo đều dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa mà phát sanh.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu hằng hà sa chư Phật Thế Tônmười phương thế giới, ba lần chỉ dạy, hướng đạo, vì các hữu tình tuyên thuyết Chánh pháp, đó là Khế kinh cho đến Luận nghị; hoặc các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng cho người khác thì hai công đức này bình đẳng không khác. Vì sao? Vì hằng hà sa chư Phật Thế Tônmười phương thế giới, ba lần chỉ dạy, hướng đạo, sự tuyên thuyết mười hai phần giáo đều dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa mà phát sanh.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen hằng hà sa chư Phật Thế Tônmười phương thế giới; cũng có các Thiện nam tử, thiện nữ v.v… viết chép, thọ trì kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, thì hai công đức này bình đẳng không khác. Vì sao? Vì chư Phật Thế Tôn đều dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa mà phát sanh.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmchí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì người đó không đọa vào cảnh giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, ở đời vị lai không rơi vào Thanh vănĐộc giác. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này quyết định sẽ an trụ ở địa vị Bất thối chuyển, xa lìa tất cả tai nạn, ngang trái bệnh tật, phiền não, hoảng hốt, sợ sệt. Giống như người mắc nợ, hoảng hốt, run sợ khi gặp chủ nợ, người ấy liền thân cận phụng thờ nhà vua, dựa vào thế lực của vua, thoát khỏi sự run sợ. Vua là dụ cho Bát-nhã ba-la-mật-đa, người mắc nợ dụ cho các thiện nam, thiện nữ v.v… dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được xa lìa tất cả khổ não, hoảng hốt, sợ hãi.

Bạch Thế Tôn! Ví như có người dựa vào nhà vua, được vua bảo hộ, nên cũng được người ở thế gian cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Xá-lợi Phật cũng lại như thế, nhờ sự huân tu của Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm nên được các trời, người, A-tu-la v.v... cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Vua dụ cho Bát-nhã ba-la-mật-đa, Xá-lợi Phật dụ cho người dựa vào vua.

Bạch Thế Tôn! Sự chứng đắc trí nhất thiết trí của chư Phật cũng dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được thành tựu. Cho nên con nói: Giả sử Xá-lợi Phật khắp ba ngàn thế giới này gom lại một phần, hoặc kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm được người viết chép gom lại thành một phần. Trong hai phần đó con xin chọn Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì Xá-lợi Phật vững chắc như kim cương, đầy đủ màu sắc, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp để trang nghiêm thân Như Lai mười phương, cho đến trí nhất thiết tướng đều nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đathành tựu. Bố thí v.v... năm Ba-la-mật-đa đều nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa, gọi là đáo bỉ ngạn. Vì sao? Vì nếu khôngBát-nhã ba-la-mật-đa thì bố thí v.v... thì không thể đáo bỉ ngạn được.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đất nước, đô thị, thành phố, thôn ấp, tụ lạc ở ba ngàn đại thiên thế giới này hoặc thế giới khác, trong đó, nếu có người thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng thuyết, cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thì hữu tình nơi ấy không bị tất cả người chẳng phải người v.v… làm não hại, chỉ trừ ác nghiệp quyết định phải lãnh thọ. Hữu tình trong đây lần lượt tu học chánh hạnh ba thừa, tùy theo sở nguyện của họ cho đến chứng đắc Niết-bàn của ba thừa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, đầy đủ đại thần lực, làm lợi ích lớn ở ba ngàn đại thiên thế giới. Dù ở chỗ nào cũng là có Phật, làm các Phật sự, gọi là lợi ích an lạc tất cả hữu tình.

Bạch Thế Tôn! Ví như Đại bảo thần châu vô giá, đầy đủ vô lượng các oai đức thù thắng vi diệu, dù ở chỗ nào mà có thần châu này thì người và chẳng phải người không bao giờ làm não hại. Giả sử có người nam hoặc người nữ bị quỷ nhập, làm não hại thân tâm, có người đem thần châu này đến, nhờ oai lực của thần châu quỷ liền bỏ đi. Còn có các bệnh sốt, hoặc gió, hoặc đàm, hoặc sốt, phong, đàm tập hợp làm bệnh, nếu đeo thần châu này để nơi thân, thì các bệnh như vậy sẽ được lành. Châu này ở chỗ tối thì làm cho sáng lên, nóng thì mát mẻ, lạnh thì ấm áp. Tùy theo chỗ nào có thần châu này thì thời tiết nơi ấy sẽ điều hòa, không lạnh, không nóng.

Chỗ nào có thần châu này thì rắn độc, bò cạp v.v... không dám núp ở. Nếu như có người nam hay người nữ nào bị trúng độc, đau đớn khó chịu, có người cầm thần châu đến cho xem. Nhờ oai lực của thần châu chất độc tự tiêu diệt. Nếu các hữu tình nào thân bị bệnh hủi, mụt nhọt, ghẻ lở, mắt mù lòa v.v..., hoặc bệnh mắt, bệnh tai, bệnh mũi, bệnh lưỡi, bệnh yết hầu, bệnh thân, bệnh các lóng đốt, mà đeo thần châu này thì các bệnh đều lành.

Nếu các ao, hồ, sông, suối, giếng v.v... nước bị đục dơ, hoặc sắp khô cạn, đem thần châu này thả vào, nước liền tràn đầy, thơm tho, trong sạch, đủ tám công đức. Nếu đem các sắc phục thêu dệt đủ màu xanh, vàng, đỏ, trắng mà gói thần châu này thả xuống nước, nước sẽ theo sắc màu của y phục đổi thành nhiều màu. Đại bảo thần châu vô giá như thế, oai đức vô biên, nói không hết được. Nếu đựng trong rương, đãy cũng làm cho vật kia thành tựu đầy đủ vô biên oai đức. Nếu rương, đãy trống không, nhưng nhờ đựng thần châu nên vật ấy cũng được nhiều người kính mến.

Cụ thọ Khánh Hỷ hỏi trời Đế Thích:

- Thần châu như thế chỉ độc nhất ở cõi trời, còn cõi người có không?

Trời Đế Thích thưa:

- Trong cõi ngườicõi trời đều có châu này. Nếu ở trong cõi người thì hình nó nhỏ mà nặng, còn ở cõi trời thì hình nó lớn mà nhẹ. Lại nữa, trong cõi người viên thần châu này khiếm khuyết, ở cõi trời thì viên thần châu tròn đầy. Thần châu trên trời oai đức thù thắng hơn ở cõi người gấp vô lượng, vô số.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cũng lại như vậy, vốn đầy đủ các oai đức, có thể diệt trừ vô lượng pháp ác bất thiện. Dù ở chỗ nào cũng làm cho các khổ não thân tâm của hữu tình đều được trừ diệt, người chẳng phải người v.v… không thể làm hại được.

Bạch Thế Tôn! Đại bảo thần châu vô giá mà con đã nói không những chỉ dụ cho Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, mà còn dụ cho trí nhất thiết trí của Như Lai. Cũng dụ cho tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Cũng dụ cho pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Cũng dụ cho bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng dụ cho chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Cũng dụ cho pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Cũng dụ cho trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cũng dụ cho tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Cũng dụ cho vô lượng, vô biên Phật pháp. Vì sao? Vì công đức như thế đều do sự chỉ dẫn hiển thị của đại Vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa, công đức ấy sâu rộng vô lượng, vô biên. Xá-lợi Phật là do sự huân tu các công đức nên sau khi Phật Niết-bàn, thọ nhận sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian trời, người, A-tu-la v.v...

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Xá-lợi Phật là rất viên mãn, tối thắng, thanh tịnh, Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến đoạn trừ hẳn sự tương tục của tập khí phiền não và làm chỗ nương tựa cho vô lượng, vô biên Phật pháp khác. Cho nên sau khi Phật nhập Niết-bàn được thọ nhận sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian trời, người, A-tu-la v.v...

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Xá-lợi Phật là rất viên mãn, tối thắng, thanh tịnh, đầy đủ công đức, trân bảo, là chỗ nương tựa Ba-la-mật-đa. Xá-lợi Phật là rất viên mãn, tối thắng, thanh tịnh, không nhiễm, không tịnh, không sanh, không diệt, không nhập, không xuất, không tăng, không giảm, không đến, không đi, không động, không dừng, không này, không kia, là chỗ nương tựa Ba-la-mật-đa. Xá-lợi Phật là rất viên mãn, tối thắng, thanh tịnh, là chỗ nương tựa Ba-la-mật-đa của thật tánh các pháp. Cho nên sau khi Phật Niết-bàn được thọ nhận sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian trời, người, A-tu-la v.v...

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Xá-lợi Phật ở ba ngàn thế giới, giả sử đem hằng hà sa Xá-lợi Phật ở khắp mười phương gom lại thành một phần; kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm được viết chép cũng đem gom lại thành một phần. Trong hai phần đó, con sẽ lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và Xá-lợi đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa mà phát sanh, đều do sự huân tu Bát-nhã ba-la-mật-đa, đều là chỗ nương tựa của Bát-nhã ba-la-mât-đa, nên được thọ nhận sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian trời, người, A-tu-la v.v...

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Xá-lợi Phật, thì được hưởng mọi điều an lạc, phú quý không cùng tận ở trong cõi trời và người. Trong cõi người thì thuộc về đại tộc Sát-đế-lợi cho đến đại tộc Cư sĩ. Ở cõi trời thì được gọi là trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Tha hóa tự tại. Tức là do thiện căn thù thắng dứt được khổ não đến cuối đời mình.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmchí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, viết chép, giảng giải, suy nghĩ đúng lý thì mau chóng được viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Được viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm nên được viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa và ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Do đó nên có thể vượt lên bậc Thanh vănĐộc giác, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, đạt được thần thông thù thắng vi diệu của Bồ-tát. Dùng thần thông này qua lại các cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.

Tự phát nguyện thọ các thân, vì muốn lợi ích các hữu tình nên làm Đại luân vương, hoặc Tiểu luân vương, hoặc Đại quốc vương, hoặc Tiểu quốc vương, hoặc Sát-đế-lợi, hoặc Bà-la-môn, hoặc Tỳ-sa-môn, hoặc trời Đế Thích, hoặc Phạm vương, hoặc làm các loài khác chỉ để lợi ích an lạc cho vô lượng hữu tình.

Vì vậy, bạch Thế Tôn! Con đối với Xá-lợi Phật thường tin tưởng an lạc, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Nhưng đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen thì đạt được công đức nhiều hơn việc kia. Do nhân duyên này nên con sẵn sàng chọn giữ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thì tất cả Phật, Pháp được tăng trưởng. Cũng được hưởng thọ phú quí an lạc, tự tạithế gianxuất thế gian. Như vậy là đã cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Xá-lợi Phật và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
VIII. PHẨM PHƯỚC TỤ

01

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào muốn thường được thấy sắc thân, pháp thân của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácmười phương vô lượng, vô số thế giới thì nên đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải, tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, là các thiện nam, thiện nữ v.v… này đã thường được thấy sắc thân, pháp thân của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácmười phương, lần lần tu hành mau chóng viên mãn Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Khi ấy phải nên đem pháp tánh tu tập này quán niệm Phật.

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp tánh tóm lược có hai loại: Một là hữu vi, hai là vô vi.

Sao gọi là pháp tánh hữu vi? Đó là trí pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; trí bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; trí pháp thiện, pháp bất thiện; trí pháp hữu ký, pháp vô ký; trí pháp hữu lậu, pháp vô lậu; trí pháp hữu vi, pháp vô vi; trí pháp có tội, pháp không tội; trí pháp thế gian, pháp xuất thế gian; trí pháp tạp nhiễm, pháp thanh tịnh. Các môn trí vô lượng như thế đều gọi là pháp tánh hữu vi.

Tại sao gọi là pháp tánh vô vi? Đó là tất cả pháp không sanh, không diệt, không trụ, không khác, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, vô tướng vô vi, không tánh tự tánh. Như vậy gọi là pháp tánh vô vi.

Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nên dùng hai loại pháp tánh như thế đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mà tùy tu niệm Phật.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Kiều-thi-ca! Chư Phật ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại, đều nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà đã chứng, sẽ chứng, hiện chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Thanh văn đệ tử chư Phật ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại đều nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà đã chứng, sẽ chứng, hiện chứng quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Độc giác ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại đều nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà đã chứng, sẽ chứng, hiện chứng Độc giác Bồ-đề. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, cho đến pháp tương ưng với ba thừa như đã nói đây đều dùng vô sở đắc làm phương tiện; dùng vô tánh vô tướng làm phương tiện; dùng vô sanh, vô diệt làm phương tiện; dùng vô nhiễm, vô tịnh làm phương tiện; dùng vô tạo, vô tác làm phương tiện; dùng không nhập, không xuất làm phương tiện; dùng không tăng, không giảm làm phương tiện; dùng không thủ, không xả làm phương tiện. Nói như thế đều y vào thế tục, không y vào thắng nghĩa. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không phải Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng phải là phi Bát-nhã ba-la-mật-đa. Chẳng phải bờ này, chẳng phải bờ kia, chẳng phải giữa dòng, chẳng phải đất liền, chẳng phải nước, chẳng phải cao, chẳng phải thấp. Chẳng bình đẳng, chẳng bất bình đẳng. Chẳng hữu tướng, chẳng vô tướng. Chẳng thế gian, chẳng xuất thế gian. Chẳng hữu lậu, chẳng vô lậu. Chẳng hữu vi, chẳng vô vi. Chẳng thiện, chẳng bất thiện. Chẳng hữu ký, chẳng vô ký. Chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại.

Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không cùng với pháp chư Phật, không cùng với pháp Bồ-tát, không cùng với pháp Độc giác, không cùng với pháp Thanh văn, cũng không lìa bỏ các pháp phàm phu.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là đại Ba-la-mật-đa, là vô thượng Ba-la-mật-đa, là vô đẳng đẳng Ba-la-mật-đa. Khi các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tuy biết cảnh giới sai biệt tâm hành của tất cả hữu tình, nhưng không đắc ngã, không đắc hữu tình, cho đến không đắc người biết, người thấy. Cũng không đắc sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến không đắc lục xúc làm duyên sanh ra các thọ. Cũng lại không đắc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến không đắc mười tám pháp Phật bất cộngvô lượng, vô biên các Phật pháp khác. Vì sao? Vì chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với tất cả pháp dựa vào có sở đắc mà xuất hiện. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm hoàn toàn không tự tánh cũng bất khả đắc. Có thể được sở đắc và hai chỗ y cứtánh tướng đều không, bất khả đắc.

Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm lâu dài, Bồ-đề và Tát-đỏa còn không chứng đắc, huống chi là chứng đắc Đại Bồ-tát? Đã không chứng đắc Đại Bồ-tát thì lấy đâu đắc pháp Đại Bồ-tát? Pháp Đại Bồ-tát còn không chứng đắc, huống chi là chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát chỉ nên tu Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, hay cũng nên tu năm Ba-la-mật-đa?

Phật bảo:

- Các Đại Bồ-tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa. Khi tu bố thí thì không thấy có vật cho, không thấy người cho, và không thấy người nhận.

Khi tu tịnh giới không thấy giới để tịnh, không thấy người trì giới, không thấy người phạm giới.

Khi tu an nhẫn thì không thấy được an nhẫn, không thấy người an nhẫn, không thấy người sân giận.

Khi tu tinh tấn không thấy sự tinh tấn, không thấy người tinh tấn, không thấy người giải đãi, không thấy việc làm phải nên tinh tấn, không thấy thân hoặc tâm có thể làm.

Khi tu tịnh lự không thấy tịnh lự, không thấy người tịnh lự, không thấy người toán loạn.

Khi tu Bát-nhã không thấy Bát-nhã, không thấy người trí tuệ vi diệu, hoàn hảo, không thấy người nhiều ác tuệ, không thấy sự quán sát sai biệt về tánh tướng các pháp của Bát-nhã.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm của các Đại Bồ-tát là ánh sáng, là bậc hướng dẫn để tu tập tất cả Ba-la-mật-đa, không chỗ chấp trước khiến mau chóng được viên mãn.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp dùng vô sở đắc làm phương tiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là ánh sáng, là bậc hướng dẫn, tuy quán sát các pháp mà không chỗ chấp trước khiến cho sự tu tập mau chóng được viên mãn. Nghĩa là dùng vô sở đắc làm phương tiện, Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm làm ánh sáng, làm bậc hướng dẫn, tuy quán các uẩn, các xứ, các giới, cho đến trí nhất thiết tướng mà không chấp trước. Do nhân duyên này khiến cho sự tu tập mau được viên mãn.

Kiều-thi-ca! Cũng như thân, nhánh, lá, quả, hạt, cọng, hoa của các cây ở châu Thiệm-bộ, tuy các hình sắc không đồng mà bóng mát của chúng hoàn toàn không sai biệt, là chỗ quay về của các công đức lớn. Năm Ba-la-mật-đa trước cũng vậy, tuy mỗi loại có khác, nhưng do sự nhiếp thọ của Bát-nhã ba-la-mật-đa, hồi hướng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, các tướng sai biệt hoàn toàn bất khả đắc, là chỗ nương tựa cho các công đức lớn.

Lúc đó, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thành tựu công đức thù thắng rộng lớn, thành tựu tất cả công đức thù thắng, thành tựu viên mãn công đức thù thắng, thành tựu vô lượng công đức thù thắng, thành tựu vô số công đức thù thắng, thành tựu vô biên công đức thù thắng, thành tựu vô đẳng công đức thù thắng, thành tựu vô tận công đức thù thắng.

Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào viết chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, dùng các vật báu để trang nghiêm, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, y như kinh đã nói, suy nghĩ đúng lý. Hoặc có thiện nam, thiện nữ v.v… cũng viết chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, còn dạy cho người khác thọ trìlưu truyền cùng khắp. Trong hai phước này, phước nào nhiều hơn?

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Ta hỏi lại ông, nên trả lời theo ý ông. Nếu có các thiện nam, thiện nữ v.v… nào thỉnh được Xá-lợi Phật của người khác, đựng vào trong họp báu, để chỗ cao hơn. Lại đem các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.

Cũng có các thiện nam, thiện nữ v.v… khác, thỉnh Xá-lợi Phật rồi phân phát cho người khác chừng bằng hạt cải, những người kia cung kính lãnh thọ và đặt chỗ an ổn đúng như pháp. Lại dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Ý ông nghĩ sao? Hai phước đức này, phước nào thù thắng hơn?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu nghĩa Phật dạy, hai phước đức đó, thì phước đức sau thù thắng hơn. Vì sao? Chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giáccác loại hữu tình mà dùng tâm đại bi, nên đối với Xá-lợi của chư Phật ai cúng dường, cung kính thì được cứu độ.

Khi Như Lai sắp vào Niết-bàn dùng sức Tam-ma-địa như Kim cương đập vỡ thân kim cương thành nhiều mảnh như hạt cải. Lại dùng thần lực gia trì đại bi sâu rộng, khiến cho sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, số lượng Xá-lợi Phật nhiều viên như hạt cải, nếu ai cúng dường, cung kính đạt được vô biên phước đức. Hưởng thọ nhiều an lạc thù thắng ở trong trời, người, cho đến sau cùng chấm dứt được các khổ. Cho nên người đem Xá-lợi Phật cho người khác thì phước đức thù thắng hơn.

Phật khen trời Đế Thích:

- Lành thay! Lành thay! Đúng như lời ông nói. Kiều-thi-ca! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu tự thọ trì cúng dường, cung kính, lưu truyền rộng rãi cho người khác. Hai phước này, phước sau nhiều hơn. Vì sao? Vì do sự trao truyền cho người khác, nên vô lượng, vô số hữu tình được lợi ích an lạc.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu có người đối với nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đã thuyết mà như thật phân biệt giải thích cho người, giúp cho họ được giải thoát, đạt được phước đức thù thắng hơn cả trăm ngàn phần công đức của người lưu truyền. Cung kính Pháp sư này như cung kính Phật, cũng như phụng sự, tôn kính người Phạm hạnh. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm tức là chư Phật, chư Phật tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không khác chư Phật, chư Phật không khác Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Vì sao? Vì chư Phật ba đời đều nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đatinh cần tu học, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bậc phạm hạnh, nên biết tức là trụ ở Đại Bồ-tát Bất thối chuyển. Đại Bồ-tát cũng nương tựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đatinh cần tu học, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Hàng chủng tánh Thanh văn cũng nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đatinh cần tu học, đắc quả A-la-hán.

Hàng chủng tánh Độc giác cũng nương tựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đatinh cần tu học, chứng đắc Độc giác Bồ-đề.

Bậc chủng tánh Bồ-tát cũng nương tựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đatinh cần tu học, vượt qua các hàng Thanh văn, Độc giác v.v…, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, lần lần tu hành tất cả Bồ-tát hạnh, được trụ ở Bồ-tát Bất thối chuyển.

Vì vậy, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào muốn dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen vị Phật hiện tại, thì nên chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.

Kiều-thi-ca! Khi vừa chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta quán sát nghĩa này nên suy nghĩ: Ta nên y chỉ vào ai để an trụ? Ai xứng đáng lãnh thọ sự cúng dường, cung kính của Ta? Khi nghĩ như vầy, hoàn toàn không thấy trời, Ma phạm, người chẳng phải người v.v… nào bằng Ta huống gì là hơn Ta. Ta lại suy nghĩ: Ta nên y chỉ vào pháp quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà Ta đã chứng. Pháp này thậm thâm, tịch tịnh, vi diệu. Ta sẽ y chỉ pháp này để an trụ, cúng dường, cung kính đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Kiều-thi-ca! Ta đã thành Phật còn nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa cúng dường, cung kính, huống chi các thiện nam, thiện nữ v.v… muốn cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà lại không nương tựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm để tinh cần tu học, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen? Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm có thể sanh ra chúng Đại Bồ-tát. Từ chúng Đại Bồ-tát này sanh ra chư Như Lai Ứng Cháng Đẳng Giác. Lại nương tựa vào chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng GiácThanh văn, Độc giác được sanh ra.

Vì vậy, Kiều-thi-ca! Nếu Bồ-tát thừa, Độc giác thừa, Thanh văn thừa, các thiện nam, thiện nữ v.v... đều phải tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô lượng thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Vì sao? Vì Thanh văn, Độc giác và Bồ-tát thừa cốt yếu nương tựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa để tinh cần tu học đạt đến cứu cánh.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loại hữu tình ở châu Thiệm-bộ, đều làm cho họ an trụ nơi mười thiện nghiệp đạo. Ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ v.v… này do nhân duyên đó mà được nhiều phước đức chăng?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, đọc tụng cho người, hoặc viết chép lưu truyền rộng rãi thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này phước đức được nhiều hơn trước. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến tất cả pháp vô lậu, các thiện nam, thiện nữ v.v… đã học, đang học, sẽ học trong đó; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Thanh văn, lần lần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả A-la-hán; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Độc giác, lần lần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng Độc giác Bồ-đề; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Bồ-tát, lần lần tu hành các Bồ-tát hạnh, đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Kiều-thi-ca! Trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đã thuyết tất cả pháp vô lậu, đó là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi; Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tám giải thoát, chín định thứ đệ; pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa; Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; vô lượng, vô biên Phật pháp khác đều là tất cả pháp hữu lậu được thuyết trong đây.

Quyển thứ 503
HẾT

02

 

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa một hữu tình an trụ quả Dự lưu thì sẽ được nhiều phước đức, huống chi là giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều khiến an trụ mười thiện nghiệp đạo. Vì sao? Vì khi các hữu tình an trụ nơi mười thiện nghiệp đạo thì vẫn chưa thoát hẳn cảnh giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Nếu các hữu tình trụ ở quả Dự lưu liền vĩnh viễn thoát khỏi các đường ác hiểm, huống chi là giáo hóa, làm cho họ an trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, sẽ đạt được phước đức thù thắng hơn kia rất nhiều.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì được nhiều phước đức, nhưng không giống như có người giáo hóa chỉ một hữu tình an trụ nơi Độc giác Bồ-đề. Vì sao? Vì công đức của Độc giác Bồ-đề hơn Dự lưu v.v... gấp trăm ngàn lần.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều an trụ Độc giác Bồ-đề, thì sẽ được nhiều phước đức, nhưng không giống như có người giáo hóa một hữu tình đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì nếu giáo hóa hữu tình đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì làm cho Phật nhãnthế gian không gián đoạn. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì do có Đại Bồ-tát liền có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, cũng có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chuyển pháp luân vi diệu, cứu độ các hữu tình. Các Đại Bồ-tát đều nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được thành tựu. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người khác đọc tụng. Nếu viết chép, lưu truyền rộng rãi, thì được nhiều phước đức hơn trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm rộng nói thiện pháp thế gianxuất thế gian. Nếu nương tựa thiện pháp này thì thế gian liền có đại tộc Sát-đế-lợi cho đến đại tộc Cư sĩ, trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cũng có bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng. Cũng có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, và tất cả Đại Bồ-tát thực hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Cũng có Dự lưu cho đến cũng có chư Phật thiết lập có thể đắc.

Lại nữa Kiều-thi-ca! Đó là nói các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các hữu tìnhbốn đại châu đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tìnhbốn đại châu. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các hữu tình ở Tiểu thiên giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các loài hữu tìnhTrung thiên giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tìnhTrung thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các loài hữu tìnhĐại thiên giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tìnhĐại thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các loài hữu tình ở tất cả thế giới mười phương đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nhờ nhân duyên ấy mà được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người đọc tụng, khi viết chép lưu truyền rộng rãi thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ được phước đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì trong nghĩa bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến tất cả pháp vô lậu, các thiện nam, thiện nữ v.v… đã học, đang học, sẽ học trong đó; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Thanh văn, lần lần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả A-la-hán; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Độc giác, lần lần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng Độc giác Bồ-đề; hoặc đã nhập, đang nhập, sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của chủng tánh Bồ-tát, lần lần tu hành các Bồ-tát hạnh đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Kiều-thi-ca! Trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đã thuyết tất cả pháp vô lậu, đó là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, hoặc vô lượng, vô biên Phật pháp khác, đều thuyết tất cả pháp vô lậu trong đây.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa một hữu tình an trụ quả Dự lưu sẽ được phước đức, thì huống chi giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông. Vì sao? Vì các hữu tình an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông thì không còn qua lại cõi địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Nếu các hữu tình an trụ quả Dự lưu liền được chấm dứt, thoát khỏi các đường hiểm ác, huống chi là giáo hóa họ an trụ nơi quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, sẽ được phước đức hơn phước đức trước.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, được nhiều phước đức không giống như có người giáo hóa một hữu tình, làm cho vị ấy được an trụ Độc giác Bồ-đề. Vì sao? Vì công đức của Độc giác Bồ-đề thù thắng hơn Dự lưu v.v..., hơn gấp trăm ngàn lần.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở châu Thiệm-bộ, đều được an trụ Độc giác Bồ-đề, hưởng nhiều phước đức, không giống như có người giáo hóa một hữu tình, khiến họ đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì nếu giáo hóa hữu tình làm cho đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì làm cho Phật nhãnthế gian không đoạn tuyệt. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì do có Đại Bồ-tát nên có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, cũng có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát chúng hữu tình. Các Đại Bồ-tát đều nương tựa Bát-nhã ba-la-mật-đathành tựu.

Do vậy, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người đọc tụng, hoặc truyền nhau viết chép, lưu truyền, bố thí cùng khắp, thì được phước đức nhiều hơn trước vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, cho đến thiện pháp thế gianxuất thế gian, là nương tựa thiện pháp này thì thế gian liền có đại tộc Sát-đế-lợi, cho đến cũng có chư Phật thiết lập có thể đắc.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… giáo hóa các hữu tìnhbốn Đại châu đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tìnhbốn Đại châu. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tình ở Tiểu thiên giới đều làm cho an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các hữu tìnhTrung thiên giới đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tìnhTrung thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tìnhĐại thiên giới đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tìnhĐại thiên giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Đó là các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở tất cả thế giới mười phương đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Thuyết đó có khác trước không?

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý thì được nhiều phước đức hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở một châu Thiệm-bộ, khiến an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tìnhbốn đại châu. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tìnhTrung thiên giới. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tìnhĐại thiên giới. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới. Cũng hơn việc giáo hóa các loài hữu tìnhthế giới mười phương, khiến được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông.

Kiều-thi-ca! Trong đây suy nghĩ đúng lý, nghĩa là chẳng phải hai, chẳng phải không hai hành, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên suy nghĩ Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Như vậy cho đến vì chẳng phải hai, chẳng phải không hai hành, chỉ vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên suy nghĩ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng pháp môn để thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, hiển thị, khai sáng, diễn giải, giải thích rõ ràng, phân biệt ý nghĩa để họ hiểu dễ dàng thì được nhiều phước đức. Còn tự mình lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thì sẽ được gấp bội vô lượng công đức kia.

Kiều-thi-ca! Nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa trong đây là nghĩa lý ấy thuộc của Bát-nhã ba-la-mật-đa, không nên dùng hai tướng để quán, cũng không nên dùng không hai tướng để quán. Chẳng có tướng, chẳng vô tướng, chẳng nhập, chẳng xuất, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng lấy, chẳng bỏ, chẳng chấp, chẳng bất chấp, chẳng trụ, chẳng không trụ, chẳng thật, chẳng không thật, chẳng hợp, chẳng tan, chẳng tương ưng, chẳng bất tương ưng, chẳng ít phần, chẳng phải chẳng ít phần, chẳng toàn phần, chẳng phải chẳng toàn phần, chẳng nhân duyên, chẳng phải chẳng nhân duyên, chẳng pháp, chẳng phi pháp, chẳng chơn như, chẳng phi chơn như, chẳng thật tế, chẳng phi thật tế. Vô lượng pháp môn, nghĩa lý như vậy.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào, tự mình đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, dùng vô lượng pháp môn giảng rộng cho người khác, tuyên thuyết, hiển thị, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, làm cho người kia dễ hiểu, thì được nhiều phước đức, vượt qua phước đức trước vô lượng, vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ v.v… đó phải dùng các loại văn nghĩa thiện xảo để tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người khác nghe.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Các thiện nam, thiện nữ v.v… phải dùng các loại văn nghĩa thiện xảo để tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người khác.

Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam, thiện nữ v.v… nào có thể dùng các loại văn nghĩa thiện xảo để tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho người khác, thì thành tựu vô lượng, vô biên công đức lớn không thể nghĩ bàn.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… trọn đời mình dùng vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng và đủ loại vật dụng khác mà cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácmười phương vô lượng, vô biên thế giới.

Có các thiện nam, thiện nữ v.v… tự mình đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý; lại theo các loại văn nghĩa thiện xảo, dùng vô lượng pháp môn để giảng rộng cho người khác bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để họ dễ hiểu, thì sẽ được phước đức hơn phước đức trước rất nhiều. Vì sao? Vì chư Phật ba đời đều nương tựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, để tinh cần tu học chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Có thiện nam, thiện nữ v.v… nào ở vô lượng, vô biên đại kiếp, dùng có sở đắc làm phương tiện, siêng năng tu học bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Còn có thiện nam, thiện nữ v.v… đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý; lại dùng các loại văn nghĩa thiện xảo, dù chỉ trong chốc lát thuyết giảng cho người khác bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để cho họ dễ hiểu, thì được phước đức hơn phước đức trước rất nhiều.

Kiều-thi-ca! Người còn có sở đắc nghĩa là thiện nam, thiện nữ v.v… khi tu hành bố thí, liền nghĩ như vầy: Ta là người bố thí, người kia là kẻ nhận, đây là quả của sự bố thí, việc thí và vật thí. Khi người kia tu bố thí như vậy gọi là trụ bố thí, chứ không gọi là bố thí Ba-la-mật-đa.

Khi tu tịnh giới, lại nghĩ như vầy: Ta tu trì giới vì để hộ trì, đây là quả của giới và chỗ trì giới. Khi người kia tu tịnh giới như vậy gọi là trụ tịnh giới chứ không phải tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Khi tu an nhẫn, lại nghĩ như vầy: Ta tu an nhẫn vì để hộ trì sự cố kia, đây là quả của nhẫn nhụctự tánh nhẫn nhục. Khi người kia tu nhẫn như vậy gọi là trụ an nhẫn chứ không phải an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tinh tấn, lại nghĩ như vầy: Ta tu tinh tấn vì để đoạn trừ sự giải đãi, đây là quả tinh tấntự tánh tinh tấn. Khi người kia tu tinh tấn như vậy gọi là trụ tinh tấn chứ không phải tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tịnh lự, lại nghĩ như vầy: Ta tu thiền định, kia là cảnh định, đây là quả định và tự tánh định. Khi người kia tu thiền định như vậy gọi là trụ tịnh lự chứ không phải tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Khi tu Bát-nhã, lại nghĩ như vầy: Ta tu trí tuệ, kia là cảnh tuệ, đây là quả tuệ và tự tánh tuệ. Khi người kia tu tuệ như vậy gọi là trụ Bát-nhã chứ không phải Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này dùng có sở đắc làm phương tiện, nên không được viên mãn bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa.

Lúc đó, trời Đế Thích liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát làm sao tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v... được viên mãn?

Phật bảo trời Đế Thích:

- Khi Đại Bồ-tát tu hành bố thí, không nghĩ mình cho, người nhận, quả thí và vật thí. Như vậy cho đến khi tu hành Bát-nhã không nghĩ mình là người trí tuệ, cảnh tuệ, quả tuệ, và tự tánh tuệ. Vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên Đại Bồ-tát liền được viên mãn bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát nên dùng trí tuệ vô sở đắc như vậy và các văn nghĩa xảo diệu để tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì đời vị lai sẽ có các thiện nam, thiện nữ v.v… nào dùng có sở đắc làm phương tiện, vì người khác tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Người mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nghe thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, tâm liền mê lầm, thối thất Trung đạo. Cho nên phải dùng trí tuệ vô sở đắccác loại văn nghĩa xảo diệu, vì người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa?

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… tuyên thuyết Bát-nhã v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa có sở đắc. Như vậy gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.

Trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là các thiện nam, thiện nữ v.v… lại thuyết Bát-nhã v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa có sở đắc?

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… vì người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà tuyên thuyết sắc cho đến thức là thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh; như vậy cho đến thuyết trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, còn nói như vầy: Nếu ai có thể y cứ vào pháp như vậy để tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, thì gọi là tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói như vầy: Người tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa phải nên cầu sắc cho đến trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Nếu có thể cầu các pháp v.v… như vậy mà tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, thì gọi là tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca! Nếu có người cầu sắc cho đến trí nhất thiết tướng như vậy hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, nương tợ các pháp này mà tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, thì Ta gọi là tu hành tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa có sở đắc.

Kiều-thi-ca! Lời nói như trên, nên biết đều thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa có sở đắc.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào vì người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói như vầy: Lại đây, thiện nam tử, ta sẽ dạy cho ông tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nên y theo lời dạy của ta mà tu học, sẽ mau chóng an trụ sơ địa Bồ-tát cho đến thập địa Bồ-tát.

Kiều-thi-ca! Người đó dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện, y vào sự phân tưởng về giai đoạn, dạy tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào vì người phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói như vầy: Lại đây, thiện nam tử, ta sẽ dạy cho ông tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nên y theo lời dạy của ta mà tu học, thì mau chóng vượt qua bậc Thanh văn, Độc giác v.v… nhanh chóng nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, được Vô sanh pháp nhẫn của các Đại Bồ-tát và thần thông thù thắng của Bồ-tát, có thể ở tất cả cõi Phật mười phương để cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Do đó, mau chứng trí nhất thiết trí.

Kiều-thi-ca! Người kia dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện, y vào sự phân tưởng về giai đoạn, dạy tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa thì gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào bảo người chủng tánh Bồ-tát thừa: Nếu đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, nhất định sẽ được vô lượng, vô biên công đức.

Kiều-thi-ca! Người đó dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện nên nói như vậy, gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào bảo người chủng tánh Bồ-tát thừa: Ông đối với chư Phật Thế Tôn ba đời, từ lúc mới phát tâm cho đến rốt ráo có được bao nhiêu thiện căn đều nên tùy hỷ, tập hợp tất cả, vì các hữu tình hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Kiều-thi-ca! Người đó dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện nên nói như vậy, thì gọi là tuyên thuyết tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là tuyên thuyết chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… dùng vô sở đắc làm phương tiện, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, gọi là tuyên thuyết chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là các thiện nam, thiện nữ v.v… dùng vô sở đắc làm phương tiện, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… vì người phát tâm Bồ-đề Đại thừatuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ông đang tu, không nên quán sát sắc cho đến trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì sao? Thiện nam tử! Vì sắc, sắc là tự tánh Không. Cho đến trí nhất thiết tướng, trí nhất thiết tướng là tự tánh Không. Tự tánh của sắc tức chẳng phải tự tánh, cho đến tự tánh trí nhất thiết tướng tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa này thì sắc cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả đắc. Pháp ấy thường, vô thường, vui, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì trong đây không có sắc v.v... có thể đắc, huống gì pháp ấy thường, vô thường, vui, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh có thể đắc.

Thiện nam tử! Nếu ông có thể tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa như thế, thì gọi là tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nói những điều như vậy là tuyên thuyết chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào, vì người phát tâm Đại thừa Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói như vầy: Thiện nam tử! Hãy đến đây, ta sẽ dạy cho ông tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ông tu học chớ quán các pháp có một ít có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể lắng nghe v.v…. sẽ đạt được công đức thù thắng và có thể tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề. Vì sao? Thiện nam tử! Vì đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa này, hoàn toàn không có chút pháp nào có thể trụ, có thể vượt, có thể nhập, có thể đắc, có thể chứng, có thể lắng nghe v.v… sẽ đạt được công đức thù thắng và có thể tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp đều Không. Nếu tự tánh Không thì vô sở hữu. Nếu vô sở hữu là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa hoàn toàn không có chút pháp gì có nhập, có xuất, có sanh, có diệt, có đoạn, có thường, có giống, có khác, có đến, có đi mà có thể đắc.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nói những lời ấy ngược lại với tất cả những điều đã nói ở trong các phần trên, thì gọi là tuyên thuyết chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Vì vậy, Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nên đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, nhiệt tâm, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, dùng các loại văn nghĩa xảo diệu để thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để họ dễ hiểu.

Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này, nên Ta nói: Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý; lại dùng các loại văn nghĩa xảo diệu dù chỉ trong chốc lát thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, diễn giảng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để họ dễ hiểu, thì đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, các loài hữu tìnhbốn đại châu, các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới, các loài hữu tìnhTrung thiên giới, các loài hữu tìnhĐại thiên giới, các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới, các loài hữu tìnhmười phương vô biên thế giới đều an trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, thì ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ v.v… này, do nhân duyên đây mà có được nhiều phước đức không?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, để họ dễ hiểu, lại nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông thạo lanh lợi, suy nghĩ đúng lý, tùy theo pháp môn này mà siêng năng tu học.

Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì tất cả quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa này phát xuất ra.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, các loài hữu tìnhbốn đại châu, các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới, các loài hữu tìnhTrung thiên giới, các loài hữu tìnhĐại thiên giới, các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới, đều phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hoặc an trụ Bồ-tát Bất thối chuyển, thì ý ông thế nào? Thiện nam, thiện nữ v.v… này do nhân duyên đây mà được nhiều phước đức không?

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu.

Lại nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, làm cho thông thạo lanh lợi, lợi ích, suy nghĩ đúng lý, tùy theo pháp môn này mà nên hiểu đúng đắn. Nếu tin hiểu đúng đắn rồi thì có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Nếu có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm được thì có thể chứng đắc tất cả pháp trí. Nếu có thể chứng đắc tất cả pháp trí thì tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng ích, viên mãn. Nếu tu Bát-nhã ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn, liền chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì tất cả Đại Bồ-tát mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tất cả Đại Bồ-tát an trụ bậc Bất thối chuyển cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đều là do Bát-nhã ba-la-mật-đa này phát sanh ra.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, các loài hữu tìnhbốn đại châu, các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới, các loài hữu tìnhTrung thiên giới, các loài hữu tìnhĐại thiên giới, các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới đều đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Còn có các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu. Lại nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, khiến cho thông thạo lanh lợi, suy nghĩ đúng lý, tùy theo pháp môn này mà nên tin hiểu đúng đắn. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Nếu tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thì có thể chứng đắc tất cả pháp trí. Nếu có thể chứng đắc tất cả pháp trí thì tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa được tăng ích viên mãn. Nếu tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn, liền chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… gặp một vị Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu. Lại nói như vầy: Thiện nam tử, đến đây! Ông nên thuyết giảng điều này như trước.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ đạt được công đức hơn trước rất nhiều.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, các loài hữu tìnhbốn đại châu, các loài hữu tình ở Tiểu thiên giới, các loài hữu tìnhTrung thiên giới, các loài hữu tìnhĐại thiên giới, các loài hữu tìnhmười phương hằng hà sa v.v… thế giới, đều được Bất thối chuyển nơi quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại có các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng cho người khác, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu. Trong đó có một người nói như vầy: Nay tôi muốn mau chóng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu độ các loài hữu tình thoát khỏi những khổ sanh tử. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào vì muốn thành tựu điều kia, thì nên dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu, thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa, bằng cách tuyên thuyết, trình bày, khai sáng, giải thích rò ràng, phân biệt nghĩa lý để họ dễ hiểu.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này sẽ được công đức hơn trước rất nhiều.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát như thế đã gần quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đúng vậy! Đúng vậy! Phải nên đem bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa dạy dỗ, trao truyền cho vị ấy. Cho đến đem trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng dạy dỗ, trao truyền cho vị ấy. Nên đem y phục, thức ăn nước uống, ngọa cụ, thuốc men tốt nhất, tùy theo sự cần dùng của vị ấy mà cúng dường các vật cá nhân khác.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào có thể dùng tài thí, pháp thí như vậy mà cúng dường cho vị Đại Bồ-tát kia thì thiện nam, thiện nữ v.v… này đạt được công đức hơn trước rất nhiều. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát đó nhờ sự cúng dường tài thí, pháp thí như vậy, nên mau chóng chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo trời Đế Thích:

- Lành thay! Lành thay! Ông đã khuyến khích Đại Bồ-tát kia, có thể gìn giữ Đại Bồ-tát kia, cũng có thể hộ trì Đại Bồ-tát kia. Nay ông đã làm những việc của Thánh đệ tử Phật. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Các vị Thánh đệ tử của tất cả Như Lai vì muốn lợi ích an lạc cho các hữu tình, nên dùng phương tiện khuyến khích Đại Bồ-tát kia, làm cho vị ấy mau chóng chứng đắc sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Dùng tài thí, pháp thí để cúng dường, giữ gìn, siêng năng hộ trì, giúp đỡ Đại Bồ-tát kia, làm cho vị ấy mau chứng đắc sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì tất cả thắng sự ở thế gian của Như Lai, Thanh văn, Độc giác đều do Đại Bồ-tát kia mà được xuất hiện. Vì sao?

Kiều-thi-ca! Vì nếu không có Đại Bồ-tát phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì không có Đại Bồ-tát có thể học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng. Nếu không có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, thì không có Đại Bồ-tát có thể chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu không có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì không có thắng sự thế gian của Như Lai, Thanh văn, Độc giác.

Kiều-thi-ca! Do có Đại Bồ-tát phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, liền có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng.

Do có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, liền có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do có Đại Bồ-tát chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, có thể chấm dứt cảnh giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, cũng làm giảm bớt bè đảng A-tu-la và tăng trưởng chúng trời, người. Còn có đại tộc Sát-đế-lợi cho đến đại tộc Cư sĩ xuất hiệnthế gian. Cũng có trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ xuất hiệnthế gian. Lại có sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng xuất hiệnthế gian. Lại có Thanh văn, Độc giácVô thượng thừa xuất hiệnthế gian.

 
IX. PHẨM TÙY HỶ HỒI HƯỚNG

01

Lúc bấy giờ, Bồ-tát Từ Thị bảo cụ thọ Thiện Hiện:

- Nếu Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với các hữu tình có bao công đức, câu hành tùy hỷ các việc phước nghiệp; nếu Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, lấy sự câu hành tùy hỷ các phước nghiệp, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Hoặc hữu tình khác, tùy hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp. Hoặc các việc phước nghiệp của hàng phàm phu, Thanh văn, Độc giác đó là bố thí, trì giới tu hành ba việc phước nghiệp, hoặc các việc phước nghiệp như bốn niệm trụ v.v...

Công đức tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát đối với việc phước nghiệp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Vì sao? Vì các phàm phu tu phước nghiệp chỉ vì muốn an lạc cho bản thân. Thanh văn, Độc giác tu phước nghiệp chỉ vì muốn điều phục riêng mình, tịch tịnh riêng mình, Niết-bàn riêng mình. Còn các Đại Bồ-tát có bao nhiêu công đức tùy hỷ hồi hướng, vì muốn tất cả hữu tình được điều phục, tịch tịnh, chứng đắc Niết-bàn.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi Bồ-tát Từ Thị:

- Đại Bồ-tát này đem tâm hồi hướng tùy hỷ khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới: Cứ mỗi một thế giới thì có vô lượng, vô số, vô biên chư Phật đã nhập Niết-bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, như vậy cho đến sau khi nhập Vô dư y Niết-bàn, lần lần đến khi chánh pháp hoại diệt, trong khoảng thời gian này có bao nhiêu thiện căn tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa và cùng với Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, tất cả hữu tình. Thiện căn tương ưng với vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp cộng, hoặc bất cộng. Hoặc việc tu ba phước nghiệp bố thí, trì giới của đệ tử phàm phu. Hoặc căn lành vô lậu, địa vị vô học, hữu học của đệ tử Thanh văn kia. Hoặc sự thành tựu giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, và vì lợi lạc cho tất cả hữu tình, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vô lượng, vô biên Phật phápchánh pháp được thuyết của chư Phật kia.

Hoặc dựa vào pháp kia mà tinh cần tu học, hoặc đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, hoặc nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, hoặc tu Đại Bồ-tát hạnh, tất cả thiện căn như vậy và hữu tình khác đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hàng Thanh văn, Bồ-tát, các đệ tử, các thiện căn ở đời hiện tại hoặc sau Niết-bàn, tập hợp tất cả các thiện căn, hiện tiền tùy hỷ, đã tùy hỷ rồi.

Lại tùy hỷ câu hành việc phước nghiệp như thế, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nguyện đem căn lành này cùng các hữu tình đồng nhau tiến tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khởi sự tùy hỷ hồi hướng như vậy, đối việc phước nghiệp phát khởi khác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Ý ông thế nào? Do việc phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, là có việc sở duyên như thế nên nói là Đại Bồ-tát kia chấp tướng không?

Bồ-tát Từ Thị trả lời Thiện Hiện:

- Đại Bồ-tát kia duyên việc như vậy, phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, thật không thể gọi Đại Bồ-tát kia chấp tướng do việc sở duyên như thế.

Lúc này, cụ thọ Thiện Hiện bảo Bồ-tát Từ Thị:

- Nếu không phải do việc sở duyên như thế là chấp tướng, thì sự phát tâm tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát kia là dùng chấp tướng làm phương tiện, để duyên khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới. Mỗi một thế giới có vô lượng, vô số, vô biên chư Phật đã Niết-bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến lúc chánh pháp hoại diệt, có bao nhiêu thiện căn, và thiện căn của các đệ tử, tập hợp tất cả để hiện tiền tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng như vậy chẳng phải điên đảo. Đối với vô thường gọi là thường, đối với khổ gọi là vui, đối với vô ngã gọi là ngã, đối với bất tịnh gọi là tịnh. Đây là suy nghĩ, kiến thức điên đảo? Đối với vô tướng mà chấp lấy tướng đó cũng như vậy? Sở duyên như thế thật vô sở hữu. Tâm tùy hỷ hồi hướng cũng như vậy. Các thiện căn cũng như vậy. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng như vậy. Bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng cũng như vậy. Nếu như việc sở duyên thật vô sở hữu, thì tâm tùy hỷ hồi hướng cho đến trí nhất thiết tướng cũng như vậy.

Những gì là sở duyên? Những gì là việc? Những gì là tâm tùy hỷ hồi hướng? Cho đến những gì là trí nhất thiết tướng mà Đại Bồ-tát kia duyên theo việc như vậy mà khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Khi ấy, Bồ-tát Từ Thị trả lời cụ thọ Thiện Hiện:

- Nếu Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng thiện căn, phát nhiều đại nguyện lâu dài, vì muốn được nhiều bạn tốt hộ trì, khéo học các pháp, tự tướng đều Không. Đại Bồ-tát này đối với việc sở duyên và tâm tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn, và tất cả pháp đều không chấp lấy tướng, mà có thể phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là dùng không hai, chẳng phải không hai làm phương tiện; không hữu tướng, không vô tướng làm phương tiện; không có sở đắc, không vô sở đắc làm phương tiện; không nhiễm, không tịnh làm phương tiện; không sanh, không diệt làm phương tiện. Đối với việc sở duyên cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không chấp lấy tướng. Đã không chấp lấy tướng cho nên không bị điên đảo.

Nếu Đại Bồ-tát chưa học sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, chưa từng cúng dường vô lượng chư Phật, chưa phát đại nguyện lâu dài, chưa gieo trồng nhiều thiện căn, chưa được nhiều bạn tốt hộ trì, chưa đối với tất cả thiện pháp học tự tướng Không. Đại Bồ-tát này đối với việc sở duyên, tâm tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn v.v… quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn và tất cả pháp, chấp lấy tướng kia mà phát tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; sự phát tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là còn chấp lấy tướng cho nên bị điên đảo, chẳng phải phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng chơn thật.

Lại nữa, đại đức! Không nên vì các Đại Bồ-tát mới học Đại thừa đối với điều trên mà tuyên thuyết Bát-nhã, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa và các Phật pháp khác, tự tướng đều nghĩa Không. Vì sao? Vì các Bồ-tát mới học Đại thừa, đối với pháp như thế, tuy có chút ít phần tin tưởng, cung kính, yêu thích, nhưng khi tìm tòi, nghe rồi đều quên mất, kinh hãi, sợ sệt, nghi ngờ, hoặc sanh nhiều việc hủy báng. Còn nếu Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, từng cúng dường vô lượng chư Phật, phát đại nguyện lâu dài, gieo trồng nhiều thiện căn, được nhiều bạn tốt hộ trì thì nên đối với các điều trên vì họ mà rộng nói, phân biệt, khai thị tất cả Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, và Phật pháp khác, tự tướng nghĩa đều Không. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển nếu nghe pháp này đều thọ trì, trọn đời không quên mất, cũng không kinh hãi, hoảng hốt, nghi ngờ, hủy báng.

Đại đức nên biết: Các Đại Bồ-tát phải đem việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khi đó phải nghĩ như vầy: Có thể dùng tâm tùy hỷ hồi hướng để chấm dứt xa lìa, biến đổi sự dụng tâm này. Việc sở duyên này và các thiện căn cũng như tâm chấm dứt, xa lìa, biến đổi. Trong đây, những gì là sự dụng tâm? Lại dùng những gì làm việc sở duyên và các thiện căn mà thuyết tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Tâm này đối với tâm lý không nên có tùy hỷ hồi hướng, dùng tâm không hai, đồng thời phát khởi. Tâm cũng không thể tùy hỷ hồi hướng, tự tánh tâm Không.

Nếu khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, thì có thể biết tất cả là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đều vô sở hữu. Cho đến trí nhất thiết tướng cũng vô sở hữu. Đại Bồ-tát này biết tất cả pháp đều vô sở hữu, nhưng lại có thể đem việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tâm tùy hỷ hồi hướng như thế là không điên đảo, vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên gọi là tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chơn thật.

Quyển thứ 504
HẾT

 
IX. PHẨM TÙY HỶ HỒI HƯỚNG

01

Lúc bấy giờ, Bồ-tát Từ Thị bảo cụ thọ Thiện Hiện:

- Nếu Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với các hữu tình có bao công đức, câu hành tùy hỷ các việc phước nghiệp; nếu Đại Bồ-tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, lấy sự câu hành tùy hỷ các phước nghiệp, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Hoặc hữu tình khác, tùy hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp. Hoặc các việc phước nghiệp của hàng phàm phu, Thanh văn, Độc giác đó là bố thí, trì giới tu hành ba việc phước nghiệp, hoặc các việc phước nghiệp như bốn niệm trụ v.v...

Công đức tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát đối với việc phước nghiệp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Vì sao? Vì các phàm phu tu phước nghiệp chỉ vì muốn an lạc cho bản thân. Thanh văn, Độc giác tu phước nghiệp chỉ vì muốn điều phục riêng mình, tịch tịnh riêng mình, Niết-bàn riêng mình. Còn các Đại Bồ-tát có bao nhiêu công đức tùy hỷ hồi hướng, vì muốn tất cả hữu tình được điều phục, tịch tịnh, chứng đắc Niết-bàn.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi Bồ-tát Từ Thị:

- Đại Bồ-tát này đem tâm hồi hướng tùy hỷ khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới: Cứ mỗi một thế giới thì có vô lượng, vô số, vô biên chư Phật đã nhập Niết-bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, như vậy cho đến sau khi nhập Vô dư y Niết-bàn, lần lần đến khi chánh pháp hoại diệt, trong khoảng thời gian này có bao nhiêu thiện căn tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa và cùng với Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, tất cả hữu tình. Thiện căn tương ưng với vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp cộng, hoặc bất cộng. Hoặc việc tu ba phước nghiệp bố thí, trì giới của đệ tử phàm phu. Hoặc căn lành vô lậu, địa vị vô học, hữu học của đệ tử Thanh văn kia. Hoặc sự thành tựu giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, và vì lợi lạc cho tất cả hữu tình, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vô lượng, vô biên Phật phápchánh pháp được thuyết của chư Phật kia.

Hoặc dựa vào pháp kia mà tinh cần tu học, hoặc đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, hoặc nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, hoặc tu Đại Bồ-tát hạnh, tất cả thiện căn như vậy và hữu tình khác đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hàng Thanh văn, Bồ-tát, các đệ tử, các thiện căn ở đời hiện tại hoặc sau Niết-bàn, tập hợp tất cả các thiện căn, hiện tiền tùy hỷ, đã tùy hỷ rồi.

Lại tùy hỷ câu hành việc phước nghiệp như thế, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nguyện đem căn lành này cùng các hữu tình đồng nhau tiến tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khởi sự tùy hỷ hồi hướng như vậy, đối việc phước nghiệp phát khởi khác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Ý ông thế nào? Do việc phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, là có việc sở duyên như thế nên nói là Đại Bồ-tát kia chấp tướng không?

Bồ-tát Từ Thị trả lời Thiện Hiện:

- Đại Bồ-tát kia duyên việc như vậy, phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, thật không thể gọi Đại Bồ-tát kia chấp tướng do việc sở duyên như thế.

Lúc này, cụ thọ Thiện Hiện bảo Bồ-tát Từ Thị:

- Nếu không phải do việc sở duyên như thế là chấp tướng, thì sự phát tâm tùy hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát kia là dùng chấp tướng làm phương tiện, để duyên khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới. Mỗi một thế giới có vô lượng, vô số, vô biên chư Phật đã Niết-bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến lúc chánh pháp hoại diệt, có bao nhiêu thiện căn, và thiện căn của các đệ tử, tập hợp tất cả để hiện tiền tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng như vậy chẳng phải điên đảo. Đối với vô thường gọi là thường, đối với khổ gọi là vui, đối với vô ngã gọi là ngã, đối với bất tịnh gọi là tịnh. Đây là suy nghĩ, kiến thức điên đảo? Đối với vô tướng mà chấp lấy tướng đó cũng như vậy? Sở duyên như thế thật vô sở hữu. Tâm tùy hỷ hồi hướng cũng như vậy. Các thiện căn cũng như vậy. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng như vậy. Bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng cũng như vậy. Nếu như việc sở duyên thật vô sở hữu, thì tâm tùy hỷ hồi hướng cho đến trí nhất thiết tướng cũng như vậy.

Những gì là sở duyên? Những gì là việc? Những gì là tâm tùy hỷ hồi hướng? Cho đến những gì là trí nhất thiết tướng mà Đại Bồ-tát kia duyên theo việc như vậy mà khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Khi ấy, Bồ-tát Từ Thị trả lời cụ thọ Thiện Hiện:

- Nếu Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng thiện căn, phát nhiều đại nguyện lâu dài, vì muốn được nhiều bạn tốt hộ trì, khéo học các pháp, tự tướng đều Không. Đại Bồ-tát này đối với việc sở duyên và tâm tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn, và tất cả pháp đều không chấp lấy tướng, mà có thể phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là dùng không hai, chẳng phải không hai làm phương tiện; không hữu tướng, không vô tướng làm phương tiện; không có sở đắc, không vô sở đắc làm phương tiện; không nhiễm, không tịnh làm phương tiện; không sanh, không diệt làm phương tiện. Đối với việc sở duyên cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không chấp lấy tướng. Đã không chấp lấy tướng cho nên không bị điên đảo.

Nếu Đại Bồ-tát chưa học sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, chưa từng cúng dường vô lượng chư Phật, chưa phát đại nguyện lâu dài, chưa gieo trồng nhiều thiện căn, chưa được nhiều bạn tốt hộ trì, chưa đối với tất cả thiện pháp học tự tướng Không. Đại Bồ-tát này đối với việc sở duyên, tâm tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn v.v… quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn và tất cả pháp, chấp lấy tướng kia mà phát tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; sự phát tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là còn chấp lấy tướng cho nên bị điên đảo, chẳng phải phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng chơn thật.

Lại nữa, đại đức! Không nên vì các Đại Bồ-tát mới học Đại thừa đối với điều trên mà tuyên thuyết Bát-nhã, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa và các Phật pháp khác, tự tướng đều nghĩa Không. Vì sao? Vì các Bồ-tát mới học Đại thừa, đối với pháp như thế, tuy có chút ít phần tin tưởng, cung kính, yêu thích, nhưng khi tìm tòi, nghe rồi đều quên mất, kinh hãi, sợ sệt, nghi ngờ, hoặc sanh nhiều việc hủy báng. Còn nếu Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, từng cúng dường vô lượng chư Phật, phát đại nguyện lâu dài, gieo trồng nhiều thiện căn, được nhiều bạn tốt hộ trì thì nên đối với các điều trên vì họ mà rộng nói, phân biệt, khai thị tất cả Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, và Phật pháp khác, tự tướng nghĩa đều Không. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển nếu nghe pháp này đều thọ trì, trọn đời không quên mất, cũng không kinh hãi, hoảng hốt, nghi ngờ, hủy báng.

Đại đức nên biết: Các Đại Bồ-tát phải đem việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Khi đó phải nghĩ như vầy: Có thể dùng tâm tùy hỷ hồi hướng để chấm dứt xa lìa, biến đổi sự dụng tâm này. Việc sở duyên này và các thiện căn cũng như tâm chấm dứt, xa lìa, biến đổi. Trong đây, những gì là sự dụng tâm? Lại dùng những gì làm việc sở duyên và các thiện căn mà thuyết tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Tâm này đối với tâm lý không nên có tùy hỷ hồi hướng, dùng tâm không hai, đồng thời phát khởi. Tâm cũng không thể tùy hỷ hồi hướng, tự tánh tâm Không.

Nếu khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, thì có thể biết tất cả là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đều vô sở hữu. Cho đến trí nhất thiết tướng cũng vô sở hữu. Đại Bồ-tát này biết tất cả pháp đều vô sở hữu, nhưng lại có thể đem việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tâm tùy hỷ hồi hướng như thế là không điên đảo, vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên gọi là tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chơn thật.

Quyển thứ 504
HẾT

 
X. PHẨM ĐỊA NGỤC

01

Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm có thể chiếu sáng, hoàn toàn thanh tịnh, đều nên cung kính đảnh lễ, là nơi tôn trọng trời, người v.v... kính lễ tôn trọng, không bị nhiễm đắm, không bị các pháp thế gian làm ô uế được. Xa lìa tất cả sự ngăn che ba cõi, xa lìa phiền não và các kiến chấp đen tối. Cho nên nó là tối thượng, đứng đầu đối với tất cả pháp Bồ-đề phần, rất là tối thắng. Có thể làm an ổn, dứt hẳn tất cả các việc khủng hoảng, kinh hãi, bức bách, tai nạn. Đem ánh sáng cho các hữu tình, làm cho họ được năm loại mắt, hoàn toàn thấy được trung đạo, làm cho kẻ lạc đường không rơi vào nhị biên. Khéo phát sanh trí nhất thiết trí, dứt hẳn tất cả sự tương tụctập khí phiền não. Là mẹ của tất cả Đại Bồ-tát, vì sự tu tất cả Phật pháp của Bồ-tát được phát sanh từ đây. Bất sanh, bất diệttự tướng Không. Thoát hẳn tất cả sanh tử, chẳng thường, chẳng hoại. Có thể làm chỗ nương tựa, đem Pháp bảo cho các hữu tình. Làm thành tựu viên mãn mười lực Như Lai, tất cả luận sự khác đều bị khuất phục. Vận chuyển pháp luân Vô thượng, ba chuyển, mười hai hành tướng đạt được tất cả pháp, không ngược xuôi, nên hiểu rõ tất cả pháp không điên đảo, tự tánh liễu tri vô tánh, tự tánh Không.

Bạch Thế Tôn! Các loại hữu tình đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên an trụ thế nào?

Bấy giờ, Phật dạy Xá-lợi Tử:

- Các loại hữu tình đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này nên trụ như Phật. Cúng dường, cung kính, tư duy Bát-nhã ba-la-mật-đa như cúng dường, cung kính, tư duy Phật Thế Tôn. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì Phật không khác Bát-nhã ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa không khác Phật. Phật tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa, Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là Phật. Vì sao? Vì chư Phật, Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được xuất hiện. Mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được xuất hiệnthế gian. Tất cả bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được xuất hiện.

Khi ấy, trời Đế Thích lại nghĩ: Nay ngài Xá-lợi Tử do nhân duyên gì hỏi Phật điều đó?

Xá-lợi Tử biết tâm niệm vị ấy, liền nói:

- Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát do giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật-đa này, nên dùng phương tiện thiện xảo đối với mười phương chư Phật trong ba đời, từ lúc mới phát tâm cho đến Chánh pháp cửu trụ, tạo tác công đức trong khoảng thời gian đó. Hoặc nhiều thiện căn của các Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, và các hữu tình khác. Tất cả như thế đều dùng vô tướngvô sở đắc làm phương tiện. Tập hợp hiện tiền tùy hỷ, đã tùy hỷ rồi đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do nhân duyên này, nên tôi hỏi việc ấy.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát vượt hẳn bố thí cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa gấp vô biên, vô số. Ví như có trăm ngàn v.v… người bị mù bẩm sinh, nếu không được người sáng mắt khéo dẫn đường, thì không có thể đến được con đường chính, huống chi đến được thành lớn giàu sang ở xa. Cũng vậy, năm Ba-la-mật-đa trước là những người mù, nếu không có người sáng mắt dẫn đườngBát-nhã ba-la-mật-đa thì không thể đến chánh đạo Bồ-tát, huống gì là đến thành trí nhất thiết ở xa.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bố thí v.v... năm Ba-la-mật-đa chính nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa nên gọi là người có mắt. Lại nhờ sự giữ gìn của Bát-nhã ba-la-mật-đa nên gọi là đáo bỉ ngạn.

Trời Đế Thích hỏi:

- Chẳng phải nhờ năm Ba-la-mật-đa trước cũng hỗ tương dẫn đầu, giữ gìn mà Ba-la-mật-đa còn lại khiến đi đến bờ bên kia. Đã vậy thì tại sao chỉ tán thán Bát-nhã ba-la-mật-đa là hơn hẳn năm Ba-la-mật-đa kia?

Xá-lợi Tử đáp:

- Lời nói của Thiên chủ không đúng lý. Vì sao? Chẳng phải nhờ năm Ba-la-mật-đa trước dẫn đầu, giữ gìn Ba-la-mật-đa còn lại, làm cho đến bờ bên kia. Chính nhờ phương tiện thiện xảo đầy đủ thế lực lớn của Bát-nhã ba-la-mật-đa, giữ gìn năm Ba-la-mật-đa, khiến không bị chấp trước, mau chóng đến bờ bên kia. Vì vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với năm loại trước là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát vì sao phải hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát nào không vì hướng dẫn, phát triển sắc, chỉ hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa; không vì hướng dẫn, phát triển thọ, tưởng, hành, thức chỉ hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến không vì hướng dẫn, phát triển trí nhất thiết, chỉ hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa; không vì hướng dẫn, phát triển trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chỉ hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa. Không vì hướng dẫn, phát triển tất cả pháp, chỉ hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Đại Bồ-tát không vì hướng dẫn, phát triển sắc cho đến tất cả pháp, chỉ hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì sắc cho đến tất cả pháp vô tác, vô sanh, không đắc, không hoại, không tự tánh. Các Đại Bồ-tát không vì hướng dẫn, phát triển sắc cho đến tất cả pháp, nên hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Các Đại Bồ-tát hướng dẫn, phát triển Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế cùng với pháp nào hợp?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát phát sanh Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy không hòa hợp cùng với tất cả pháp. Do không hòa hợp nên được gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy không hòa hợp với tất cả pháp nào?

Thế Tôn dạy:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy không hòa hợp với thiện pháp, không hòa hợp với bất thiện pháp, không hòa hợp với pháp có tội, không hòa hợp với pháp vô tội, không hòa hợp với pháp hữu lậu, không hòa hợp với pháp vô lậu, không hòa hợp với pháp hữu vi, không hòa hợp với pháp vô vi, không hòa hợp với pháp có nhiễm, không hòa hợp với pháp vô nhiễm, không hòa hợp với pháp thế gian, không hòa hợp với pháp xuất thế gian, không hòa hợp với pháp tạp nhiễm, không hòa hợp với pháp thanh tịnh, không hòa hợp với pháp sanh tử, không hòa hợp với pháp Niết-bàn. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với tất cả pháp vô sở đắc, cho nên không thể nói hòa hợp với pháp như thế.

Lúc đó, trời Đế Thích liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm há cũng không hòa hợp với trí nhất thiết?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cũng không hòa hợp với với trí nhất thiết, vì do đây đối với kia vô sở đắc vậy.

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với trí nhất thiết không hợp, không đắc?

Thế Tôn dạy:

- Chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với trí nhất thiết như danh, như tướng, như chỗ tạo tác, có hợp, có đắc.

Trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với trí nhất thiết có hợp, có đắc?

Thế Tôn dạy:

- Do Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với trí nhất thiết như danh, tướng v.v... không nhận, không lấy, không trụ, không đoạn, không chấp, không bỏ. Hòa hợp như vậy nhưng không được hòa hợp. Đối với tất cả pháp cũng lại như vậy, như danh, tướng v.v... không nhận, không lấy, không trụ, không đoạn, không chấp, không bỏ. Hòa hợp như vậy nhưng không được hòa hợp.

Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ. Bạch Thiện Thệ! Thật hi hữu. Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế, vì tất cả pháp không sanh, không diệt, không tạo, không thành, không đắc, không hoại, không tự tánh cho nên xuất hiệnthế gian. Tuy có hòa hợp, có chứng đắc nhưng không hòa hợp, không chứng đắc. Nghĩa lý như vậy thật bất khả tư nghì. Chỉ có Phật Thế Tôn mới thuyết được.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, khởi tưởng như vầy: Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm hòa hợp, hoặc không hòa hợp với tất cả pháp thì Đại Bồ-tát này đều bỏ, đều xa Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Lại có nhân duyên khiến cho các Đại Bồ-tát xả bỏ, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đó là khi vị ấy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa lại vọng tưởng như vầy: Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm vô sở hữu, chẳng chơn thật, không kiên cố, không tự tại thì Đại Bồ-tát này xả bỏ, xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu khi Đại Bồ-tát tin tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thì không tin pháp nào?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tin tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thì không tin sắc, không tin thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến không tin trí nhất thiết, không tin trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Vì sao khi Đại Bồ-tát tin Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm lại không tin sắc cho đến không tin trí nhất thiết tướng?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Khi Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, quán sát tất cả sắc cho đến trí nhất thiết tướng, bất khả đắc. Tuy tin Bát-nhã ba-la-mật-đa nhưng không tin sắc cho đến trí nhất thiết tướng. Như vậy, Thiện Hiện! Khi các Đại Bồ-tát tin Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thì không tin sắc, cho đến không tin trí nhất thiết tướng.

Quyển thứ 505
HẾT

 

02

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm tức là Ba-la-mật-đa rộng lớn?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ông dựa vào ý gì mà nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm tức là Ba-la-mật-đa rộng lớn?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với sắc không làm lớn, không làm nhỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không làm lớn, không làm nhỏ.

Như vậy cho đến đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không làm lớn, không làm nhỏ; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không làm lớn, không làm nhỏ.

Đối với sắc không làm hợp, không làm tan; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không làm hợp, không làm tan.

Như vậy cho đến đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không làm hợp, không làm tan; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không làm hợp, không làm tan.

Đối với sắc không làm hữu lượng, không làm vô lượng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không làm hữu lượng, không làm vô lượng.

Như vậy cho đến đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không làm hữu lượng, không làm vô lượng; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không làm hữu lượng, không làm vô lượng.

Đối với sắc không làm rộng, không làm hẹp; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không làm rộng, không làm hẹp.

Như vậy cho đến đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không làm rộng, không làm hẹp; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không làm rộng, không làm hẹp.

Đối với sắc không làm hữu lực, không làm vô lực; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không làm hữu lực, không làm vô lực.

Như vậy cho đến đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không làm hữu lực, không làm vô lực; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không làm hữu lực, không làm vô lực.

Con dựa vào ý này nên nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm tức là Ba-la-mật-đa rộng lớn.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát mới học Đại thừa, y chỉ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nếu vọng tưởng như vầy: Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với sắc không làm lớn, không làm nhỏ, không làm hợp, không làm tan, không làm hữu lượng, không làm vô lượng, không làm rộng, không làm hẹp, không làm hữu lực, không làm vô lực; như vậy cho đến đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không làm lớn, không làm nhỏ, không làm hợp, không làm tan, không làm hữu lượng, không làm vô lượng, không làm rộng, không làm hẹp, không làm hữu lực, không làm vô lực, thì Đại Bồ-tát này do vọng tưởng như vậy nên chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát mới học Đại thừa, y chỉ vào Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa mà vọng tưởng như vầy: Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với sắc làm lớn, làm nhỏ, làm hợp, làm tan, làm hữu lượng, làm vô lượng, làm rộng, làm hẹp, làm hữu lực, làm vô lực; như vậy cho đến đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm lớn, làm nhỏ, làm hợp, làm tan, làm hữu lượng, làm vô lượng, làm rộng, làm hẹp, làm hữu lực, làm vô lực, thì Đại Bồ-tát này do vọng tưởng như vậy nên chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát mới học Đại thừa không y chỉ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa mà vọng tưởng như vầy: Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với sắc không làm lớn, không làm nhỏ, không làm hợp, không làm tan, không làm hữu lượng, không làm vô lượng, không làm rộng, không làm hẹp, không làm hữu lực, không làm vô lực; như vậy cho đến đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không làm lớn, không làm nhỏ, không làm hợp, không làm tan, không làm hữu lượng, không làm vô lượng, không làm rộng, không làm hẹp, không làm hữu lực, không làm vô lực, thì Đại Bồ-tát này do vọng tưởng như vậy nên chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát mới học Đại thừa không y chỉ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa mà vọng tưởng như vầy: Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với sắc làm lớn, làm nhỏ, làm hợp, làm tan, làm hữu lượng, làm vô lượng, làm rộng, làm hẹp, làm hữu lực, làm vô lực; như vậy cho đến chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm lớn, làm nhỏ, làm hợp, làm tan, làm hữu lượng, làm vô lượng, làm rộng, làm hẹp, làm hữu lực, làm vô lực, thì Đại Bồ-tát này do vọng tưởng như vậy nên chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao?

Bạch Thế Tôn! Vì nếu Đại Bồ-tát khởi vọng tưởng như vầy: Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với sắc hoặc làm lớn nhỏ, không làm lớn nhỏ, hoặc làm hợp tan, không làm hợp tan, hoặc làm hữu lượng vô lượng, không làm hữu lượng vô lượng, hoặc làm rộng hẹp, không làm rộng hẹp, hoặc làm hữu lực vô lực, không làm hữu lực vô lực; như vậy cho đến đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm lớn nhỏ, không làm lớn nhỏ, hoặc làm hợp tan, không làm hợp tan, hoặc làm hữu lượng vô lượng, không làm hữu lượng vô lượng, hoặc làm rộng hẹp, không làm rộng hẹp, hoặc làm hữu lực vô lực, không làm hữu lực vô lực, thì như vậy tất cả đều chẳng phải quả Đẳng lưu của Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nào vọng tưởng như vầy: Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với sắc cho đến đối với chư Như Lai Ứng Chánh đẳng Giác hoặc làm lớn nhỏ, không làm lớn nhỏ, hoặc làm hợp tan, không làm hợp tan, hoặc làm hữu lượng vô lượng, không làm hữu lượng vô lượng, hoặc làm rộng hẹp, không làm rộng hẹp, hoặc làm hữu lực vô lực, không làm hữu lực vô lực, thì Đại Bồ-tát này gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải tưởng có sở đắc mà có thể chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì hữu tình vô sanh, vô tự tánh, vô sở hữu, không, vô tướng, vô nguyện, viễn ly, tịch tịnh, bất khả đắc, bất khả tư nghì, không hoại diệt, không hiểu biết, nên sức không thành tựu. Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng vô sanh, cho đến sức không thể thành tựu. Sắc cho đến tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô sanh, vô tự tánh, vô sở hữu, không, vô tướng, vô nguyện, viễn ly, tịch tịnh, bất khả đắc, bất khả tư nghì, không hoại diệt, không hiểu biết, nên sức không thành tựu. Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng vô sanh, cho đến sức không thể thành tựu. Con dựa vào ý này nên nói: Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm tức là Ba-la-mật-đa rộng lớn.

Lúc bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể tin hiểu từ chỗ nào đến sanh ở thế gian này, phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã trải qua bao nhiêu lâu, tôn trọng, thân cận, cúng dường chư Phật? đã trải qua bao nhiêu thời gian tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Sao lại tin hiểu nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, có thể tin hiểu là vì ở trong pháp hội của chư Phật mười phương thế giới, mất lại sanh đến thế gian này, phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã trải qua vô lượng, vô số, vô biên, trăm ngàn muôn ức kiếp. Đã từng thân cận cúng dường vô lượng, vô số, vô biên, bất khả tư nghì, bất khả xưng dương đức Phật Bạc-già-phạm. Từ lúc mới phát tâm, thường tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, trải qua vô lượng, vô số, vô biên, trăm ngàn muôn ức kiếp.

Nếu Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, hoặc thấy, hoặc nghe, liền nghĩ như vầy: Nay tôi thấy Phật, nghe lời Phật thuyết. Đại Bồ-tát này dùng vô tướng, vô nhị, vô sở đắc làm phương tiện, có thể tin hiểu đúng đắn nghĩa lý sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là có thể nghe, có thể thấy không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không thể nghe, không thể thấy. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thật sự chẳng phải là pháp để nghe, để thấy.

Thiện Hiện nên biết! Sắc không nghe, không thấy các pháp ẩn mật; thọ, tưởng, hành, thức cũng không nghe, không thấy các pháp ẩn mật. Cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng không nghe, không thấy các pháp ẩn mật. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không nghe, không thấy các pháp ẩn mật.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã tích lũy bao nhiêu công hạnh mới có thể tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đối với việc này cần phải thuyết phân biệt. Thiện Hiện nên biết! Có Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa; cũng có thể tu học tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát này có dùng phương tiện thiện xảo, không phỉ báng các pháp, không thấy các pháp có tăng, có giảm, thường không xa lìa chánh hạnh tương ưng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, thường không xa lìa chư Phật Bồ-tát. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, dùng các loại thượng diệu cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật, Bồ-tát đều tùy theo ý mà có thể thành tựu, cũng có thể đối với các thiện căn khác làm cho mau chóng viên mãn. Sanh đến nơi nào cũng không rơi vào trong bào thai mẹ. Tâm thường không cùng trụ với phiền não, cũng không khởi tâm Nhị thừa. Luôn luôn không xa lìa thần thông thù thắng ở các cõi Phật, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Đại Bồ-tát này có thể siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Lại có các thiện nam, thiện nữ v.v… hành Bồ-tát thừa, tuy từng được thấy trăm ngàn, hoặc vô lượng Phật, ở nơi chỗ chư Phật và đệ tử kia, phần nhiều tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã nhưng còn dùng có sở đắc làm phương tiện, nên không có thể tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, tâm sanh khinh mạn, liền rời chỗ ngồi đứng dậy mà đi. Người kia đã khinh mạn Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thì cũng khinh mạn Phật. Đã xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế thì cũng xả bỏ chư Phật. Nay trong chúng này cũng có loại người đó, nghe Ta tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm tâm không cung kính, bỏ đại chúng mà đi. Vì sao? Vì các thiện nam, thiện nữ v.v… này đời trước ở thế gian nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đã từng bỏ đi. Do sự huân tập thói quen từ trước nên bây giờ nghe Ta thuyết cũng lại bỏ đi.

Các thiện nam, thiện nữ v.v… này đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thân, khẩu và ý đều không hòa hợp.

Do sự tạo tác đó nên tăng trưởng nghiệp ngu si, ác tuệ, tội chướng. Bởi do việc tạo tác làm tăng trưởng nghiệp ngu si, ác tuệ, tội chướng nên nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm liền khinh hủy, phỉ báng, cản trở, phá hoại, xả bỏ. Đã khinh hủy, phỉ báng, cản trở, phá hoại, xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm rồi, tức liền khinh hủy, phỉ báng, cản trở, phá hoại, xả bỏ trí nhất thiết trí của chư Phật ba đời.

Do tạo tác tăng trưởng chiêu nghiệp cảm thiếu Chánh pháp kia, nên rơi vào địa ngục lớn, trải qua hơn trăm năm cho đến hơn trăm ngàn muôn ức năm, chịu các khổ lớn ghê gớm mãnh liệt. Tội năng kia vô ở thế gian này, từ địa ngục lớn này đến địa ngục lớn khác, cho đến khi kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, thì đã lãnh chịu các khổ lớn ghê gớm mãnh liệt.

Hoặc khi kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phongthế giới này phát khởi thì phải chịu nghiệp thiếu Chánh pháp. Vẫn chưa hết, khi chết rồi lại sanh ở thế giới khác, cùng đồng loại này trong địa ngục lớn, trải qua hơn trăm năm cho đến hơn trăm ngàn muôn ức năm, lãnh chịu các khổ lớn ghê gớm mãnh liệt. Tội nặng kia ở thế giới khác, từ địa ngục lớn này đến địa ngục lớn khác, cho đến khi kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, thì đã lãnh chịu khổ lớn ghê gớm mãnh liệt.

Hoặc khi kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phongthế giới này phát khởi thì phải chịu nghiệp thiếu Chánh pháp. Vẫn chưa hết, khi chết rồi lại sanh ở thế giới khác nữa, cùng đồng loại này ở trong địa ngục lớn, trải qua hơn trăm năm cho đến hơn trăm ngàn muôn ức năm, chịu các khổ lớn ghê gớm mãnh liệt. Tội nặng kia ở thế giới khác nữa, từ địa ngục lớn này đến địa ngục lớn khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, thì đã chịu các khổ lớn ghê gớm mãnh liệt. Như vậy lần lượt khắp trong địa ngục lớn ở mười phương các thế giới khác, chịu các khổ lớn ghê gớm mãnh liệt.

Hoặc khi kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phongmười phương thế giới phát khởi thì bị nghiệp thiếu Chánh pháp. Vẫn chưa hết, khi chết rồi lại sanh trở lại ở trong địa ngục lớn ở cõi Kham Nhẫn này, từ địa ngục lớn này đến địa ngục lớn khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, thì đã chịu các khổ lớn ghê gớm mãnh liệt. Nếu khi kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phongthế giới này phát khởi thì bị nghiệp thiếu Chánh pháp. Vẫn chưa hết, đến khi chết rồi lại sanh ở các thế giới khác, ở trong địa ngục lớn khắp mười phương, chịu các khổ lớn ghê gớm mãnh liệt. Luân hồi như vậy, trải qua vô số kiếp.

Tội nghiệp thiếu Chánh pháp kia, thế lực giảm dần, ra khỏi địa ngục lại đọa vào loài bàng sanh, trải qua hơn trăm năm cho đến trăm ngàn muôn ức năm, chịu thân bàng sanh, gặp đủ các khổ, tàn hại, bức bách v.v... Vì tội chưa hết nên ở thế giới này, từ nơi hiểm ác này đến chốn hiểm ác khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, phải chịu các khổ tàn hại, bức bách v.v... Khi tam taithế giới này hoại, bị nghiệp thiếu Chánh pháp, thế lực vẫn chưa hết, chết rồi lại sanh ở thế giới phương khác, cùng đồng loại này, trong loài bàng sanh, trải qua hơn trăm năm cho đến hơn trăm ngàn muôn ức năm, chịu đủ các khổ, tàn hại, bức bách v.v... Tội chưa hết nên sanh ở thế giới khác. Từ chỗ hiểm ác này đến chỗ hiểm ác khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, chịu các khổ tàn hại, bức bách v.v...

Hoặc khi tam taithế giới này phá hoại, nhưng nghiệp thiếu Chánh pháp kia thế lực vẫn chưa dứt, chết rồi lại sanh ở thế giới phương khác, cùng với đồng loại này, trong loài bàng sanh, trải qua hơn trăm năm cho đến hơn trăm ngàn muôn ức năm, vẫn chịu các khổ tàn hại, bức bách v.v... Tội chưa hết, cho nên sanh ở thế giới khác, từ chỗ hiểm ác này đến chỗ hiểm ác khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, lại bị các khổ tàn hại, bức bách v.v... Như vậy lần lượt trải khắp các thế giới mười phương, chịu các khổ tàn hại, bức bách ở thân bàng sanh.

Hoặc khi tam taimười phương thế giới hoại diệt, nhưng nghiệp thiếu Chánh pháp kia thế lực vẫn chưa dứt, chết rồi sanh trở lại trong loài bàng sanhthế giới Kham Nhẫn. Từ chỗ hiểm ác này đến chỗ hiểm ác khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, vẫn chịu các khổ tàn hại, bức bách v.v...

Hoặc khi tam taithế giới này hoại, nhưng nghiệp thiếu Chánh pháp kia thế lực vẫn chưa dứt, chết rồi vẫn sanh trở lại thế giới khác, ở khắp mười phương trong loài bàng sanh, chịu nhiều việc khổ. Cứ xoay vần như thế trải qua vô số kiếp.

Tội thiếu Chánh pháp kia nghiệp lực mỏng dần, thoát khỏi loài bàng sanh, lại đọa trong ngạ quỷ, trải hơn trăm năm cho đến hơn trăm ngàn muôn ức năm, chịu đủ các khổ, ốm đói, tiều tụy, khô khát. Tội chưa hết, nên sanh trong thế giới này, từ cõi ngạ quỷ này đến cõi ngạ quỷ khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi lại chịu nhiều thống khổ, ốm đói, tiều tụy, khô khát v.v...

Hoặc khi tam taithế giới này hoại, nhưng nghiệp thiếu Chánh pháp kia thế lực vẫn chưa dứt, chết rồi sanh lại thế giới phương khác, cùng đồng loại này trong loài ngạ quỷ, trải qua hơn trăm năm cho đến hơn trăm ngàn muôn ức năm, chịu đủ các khổ, ốm đói, tiều tụy, khô khát v.v... Tội vẫn chưa hết, nên ở thế giới này, từ cõi ngạ quỷ này đến cõi ngạ quỷ khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, chịu nhiều thống khổ, ốm đói, tiều tụy, khô khát v.v...

Hoặc khi tam taithế giới khác hủy hoại, nhưng nghiệp thiếu Chánh pháp kia thế lực vẫn chưa dứt, chết rồi sanh lại thế giới phương khác, cùng đồng loại này trong loài ngạ quỷ, trải qua hơn trăm năm cho đến hơn trăm ngàn muôn ức năm, chịu đủ các thống khổ, ốm đói, tiều tụy, khô khát v.v... Tội vẫn chưa hết, nên ở thế giới khác, từ cõi ngạ quỷ này đến cõi ngạ quỷ khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, chịu nhiều thống khổ, ốm đói, tiều tụy, khô khát v.v... Như thế lần lượt trải khắp mười phương, ở cõi ngạ quỷ chịu nhiều thống khổ, ốm đói, tiều tụy, khô khát v.v...

Hoặc khi tam taimười phương thế giới khác hủy hoại, nhưng nghiệp thiếu Chánh pháp kia thế lực vẫn chưa dứt, chết rồi sanh trong loài ngạ quỷ ở cõi Kham Nhẫn này, từ cõi ngạ quỷ này đến cõi ngạ quỷ khác, cho đến thời kiếp hỏa, kiếp thủy, kiếp phong chưa phát khởi, chịu nhiều thống khổ, ốm đói, tiều tụy, khô khát v.v…

Hoặc khi tam taimười phương thế giới khác hủy hoại, nhưng nghiệp thiếu Chánh pháp kia thế lực vẫn chưa dứt, nên chết rồi sanh ở thế giới khác, trải khắp mười phương, trong loài ngạ quỷ chịu nhiều sự khổ. Luân hồi như thế trải qua vô số kiếp. Nghiệp thiếu Chánh pháp kia thế lực sắp dứt, thoát khỏi cõi ngạ quỷ, sanh trong loài người. Tuy được làm người nhưng ở chốn hạ tiện. Nghĩa là sanh trong nhà mù điếc, nhà làm thuê, nhà gánh thây chết, nhà hàng thịt, nhà đánh cá, săn bắn, nhà công thợ, nhà cho người mua vui, nhà tà kiến, nhà thiếu văn hóa, xen tạp ác luật nghi.

Hoặc phải chịu thân không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi, không tay, không chân, đui điếc câm ngọng, ung thư, hủi lác, phong cuồng, điên khùng, tàn tật, lưng gù, lùn xấu, cụt tay, cụt chân, các căn thiếu thốn, da đen tiều tụy, khờ khạo không hiểu biết. Có làm việc gì cũng bị người khinh chê. Hoặc sanh ở chỗ không nghe danh hiệu Phật, Pháp, Tăng, Bồ-tát, Độc giác.

Hoặc lại sanh ở thế giới u ám, thường không có ngày đêm, hoàn toàn không có ánh sáng. Ở chỗ hiểm nạn, uế trược, ác độc. Vì sao? Vì nghiệp thiếu Chánh pháp làm tăng trưởng rất nặng, chịu đủ quả khổ như vậy, ưa thích điều gì cũng không được viên mãn. Phẩm loại rất nhiều khó có thể nói hết. Nếu muốn nói đủ, cùng kiếp cũng không hết.

Lúc bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Chiêu cảm nghiệp thiếu Chánh pháp, tạo tác tăng trưởng kia có thể nói cùng tương tự với năm nghiệp vô gián không?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Chiêu cảm nghiệp thiếu Chánh pháp rất là sâu nặng, không thể đem so sánh với năm nghiệp vô gián. Nghĩa là người kia nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm liền chống cự, phản đối, phỉ báng, khinh chê, nói như vầy: Lời này chẳng phải lời Phật thuyết, chẳng phải pháp, chẳng phải luật, chẳng phải Đại sư dạy. Chúng tôi đối với điều này không đáng tin học. Người phỉ báng Chánh pháp này là tự phỉ báng Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng dạy bảo người khác phỉ báng. Tự hoại thân mình, cũng phá hoại người khác. Tự uống thuốc độc, cũng khiến người khác uống. Tự mình mất quả báo sanh thiên, giải thoát an lạc, cũng làm cho người khác mất quả báo sanh thiên, giải thoát an lạc. Tự đưa mình đến lửa địa ngục, cũng dẫn người khác đến lửa địa ngục. Tự mình không tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, cũng dạy người khác không tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Tự mình chìm trong biển khổ, cũng lôi người khác chìm trong biển khổ.

Xá-lợi Tử! Ta đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, không muốn cho người phỉ báng Chánh pháp nghe danh tự Bát-nhã ba-la-mật-đa, huống chi là thuyết cho họ.

Xá-lợi Tử! Người phỉ báng Chánh pháp, Ta không cho các thiện nam tử v.v… an trụ Bồ-tát thừa nghe danh tự của họ, huống là mắt thấy, hay cùng sống chung. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì các người phỉ báng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm nên biết đó là tên gọi khác của người phá hoại Chánh pháp, đọa vào loài đen tối như ốc sên ô uế. Tự dơ bẩn lại làm người người khác dơ bẩn, như đống phân hôi thối. Nếu ai tin lời người phá hoại Chánh pháp cũng chịu khổ lớn đã nói ở trước.

Xá-lợi Tử! Nếu có phá hoại Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nên biết loại ấy tức là địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, nhất định sẽ chịu vô biên khổ lớn, độc hại rất nặng. Vì vậy, người biết không nên hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Lúc này, Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Như Lai chỉ thuyết người phá hoại Chánh pháp khi đọa vào đại địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ chịu nhiều thống khổ mà không thuyết thân lượng hình dạng?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Thôi, chẳng nên nói hình dạng của người phá hoại Chánh pháp phải chịu sanh vào đường ác ở đời tương lai. Vì sao? Vì nếu Ta nói đủ hình dạng kia, thì họ nghe được sẽ kinh hãi, sợ sệt đến ngất xỉu, dẫn đến mất mạng, hoặc khổ gần chết, tâm đau khổ như trúng tên độc, thân khô héo như dây đứt gốc. Người kia nghe thuyết việc người hủy báng Chánh pháp sẽ chịu khổ thân rất xấu như thế, tự kinh hoàng đến nỗi mất mạng. Ta vì thương xót kẻ ấy nên không thuyết.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Cúi xin Phật thuyết hình dạng xấu xí kia, để răn dạy đời sau, để biết phỉ báng Chánh pháp sẽ gặp khổ lớn và không dám tạo tội.

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Lời dạy trên của Ta cũng đủ răn dạy, sáng suốt, nghĩa là các thiện nam tử v.v… ở đời vị lai, nghe Ta thuyết người tạo nghiệp phá hoại Chánh pháp, làm tăng trưởng đầy đủ sẽ rơi vào đại địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Trong tất cả cõi đó, chịu quả khổ lâu dài, nên tự giữ gìn, không hủy báng Chánh pháp.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn! Cúi xin đấng Thiện Thệ! Các thiện nam tử ở đời vị lai nghe Phật thuyết nghiệp cảm phá hoại Chánh pháp trước sẽ chịu khổ lâu dài, đủ làm lời răn dạy sáng suốt, thà bỏ thân mạng, trọn đời không hủy báng Chánh pháp, chớ để đời sau phải chịu khổ ấy.

Lúc bấy giờ, Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu có các thiện nam tử v.v… thông minh, nghe Phật thuyết người hủy báng Chánh pháp ở đời vị lai sẽ chịu khổ nặng lâu dài, thì phải hộ trì thân, khẩu, ý nghiệp, chớ nên hủy báng phá hoại Chánh pháp, đọa trong ba đường ác, chịu khổ lâu dài trong nhiều kiếp, nhiều đời không thấy chư Phật, không nghe Chánh pháp, không gặp chúng Tăng, không được sanh nơi nước có Phật. Dù sanh làm người nhưng ở chỗ hạ tiện, bần cùng, xấu xí, ngu muội, thân thể không đủ các chi phần, nói ra điều gì mọi người đều không tin.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tạo tác tăng trưởng nghiệp cảm thiếu Chánh pháp có phải do nghiệp ác ngữ huân tập không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng thật là do nghiệp ác ngữ tích tập, tạo tác tăng trưởng nghiệp cảm thiếu Chánh pháp. Ở trong Chánh pháp Tỳ-nại-da của Ta, sẽ có các người ngu si xuất gia. Người kia tuy xưng Ta là Đại sư, nhưng đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm của Ta thuyết lại hủy báng phá hoại. Thiện Hiện! Ông nên biết, nếu hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là hủy báng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Nếu hủy báng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật là hủy báng trí nhất thiết trí của chư Phật ba đời. Nếu hủy báng trí nhất thiết trí chư Phật ba đời là hủy báng Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Nếu hủy báng Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo thì hủy báng chánh kiến thế gian. Nếu hủy báng chánh kiến thế gian thì sẽ hủy báng bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng. Do tạo các sự việc hủy báng kia liền lãnh chịu vô lượng, vô số, vô biên tội nghiệp. Do lãnh chịu vô lượng, vô số, vô biên tội nghiệp liền lãnh chịu khổ lớn ở tất cả địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ và trong loài người.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Người ngu si kia do bao nhiêu nhân duyên mà hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Do bốn nhân duyên. Một là bị các tà ma thổi đến nên mê lầm; hai là đối với pháp sâu xa không tin hiểu nổi; ba là không siêng năng tinh tấn, nên chìm đắm nơi năm uẩn, bị sự sai khiến của các ác tri thức; bốn là vì lòng nhiều sân hận, thích làm pháp ác, thích tự cao, khinh chê người khác.

Người ngu si kia do đầy đủ bốn nhân duyên này, nên hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy. Bởi vậy nên chịu các khổ lớn ở tương lai.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những người ngu si không siêng năng tinh tấn, bị sự sai khiến của ác tri thức, chưa trồng thiện căn, lại đủ các ác hành, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm mà Phật đã thuyết, thật khó tin hiểu.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, sao lại sâu xa khó tin hiểu?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Sắc cho đến thức chẳng buộc chẳng mở. Vì sao? Vì sắc cho đến thức, tánh vô sở hữu, là tự tánh sắc v.v... Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng buộc chẳng mở. Vì sao? Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tánh vô sở hữu, là tự tánh trí nhất thiết v.v...

Lại nữa, Thiện Hiện! Khoảng trước, sau, giữa của sắc cho đến thức chẳng buộc chẳng mở. Vì sao? Vì khoảng trước, sau, giữa của sắc cho đến thức, tánh vô sở hữu, là tự tánh khoảng trước, sau, giữa của sắc v.v... Như vậy cho đến của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng khoảng trước, sau, giữa chẳng buộc chẳng mở. Vì sao? Vì khoảng trước, sau, giữa của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tánh vô sở hữu, là tự tánh khoảng trước, sau, giữa của trí nhất thiết v.v...

Cụ thọ Thiện Hiện bạch :

- Người không siêng năng tinh tấn, chưa gieo trồng thiện căn, thiện căn không đầy đủ, bị sự sai khiến của bạn ác, tăng trưởng giải đãi, hành động theo lực đẩy của ma, tinh tấn yếu ớt, thất niệm sanh ác tuệ nên đối với lời thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm của Phật thật khó tin hiểu.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Thiện Hiện! Vì sắc thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật thanh tịnh cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh. Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh cùng với Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng thanh tịnh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh. Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết tướng thanh tịnh cùng với Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh. Trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh. Trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết tướng thanh tịnh cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bất nhị thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh tức là bất nhị thanh tịnh. Vì sao? Vì bất nhị thanh tịnh cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến bất nhị thanh tịnh tức là trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí nhất thiết tướng thanh tịnh tức là bất nhị thanh tịnh. Vì sao? Vì bất nhị thanh tịnh cùng với trí nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh tức là ngã cho đến người thấy thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã cho đến người thấy thanh tịnh cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến ngã cho đến người thấy thanh tịnh tức là trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí nhất thiết tướng thanh tịnh tức là ngã cho đến người thấy thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã cho đến người thấy thanh tịnh cùng với trí nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tham, sân, si thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh tức là tham, sân, si thanh tịnh. Vì sao? Vì tham, sân, si thanh tịnh cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến tham, sân, si thanh tịnh tức là trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí nhất thiết tướng thanh tịnh tức là tham, sân, si thanh tịnh. Vì sao? Vì tham, sân, si thanh tịnh cùng với trí nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh nên thọ thanh tịnh. Thọ thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh cùng với thọ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy, thọ thanh tịnh nên tưởng thanh tịnh, tưởng thanh tịnh nên thọ thanh tịnh. Lần lượt cho đến trí đạo tướng thanh tịnh nên trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí đạo tướng thanh tịnh. Vì sao? Vì trí đạo tướng thanh tịnh cùng với trí nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh nên trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy, cho đến trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên trí đạo tướng thanh tịnh, trí đạo tướng thanh tịnh nên trí nhất thiết trí thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc trí đạo tướng thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến trí nhất thiết trí thanh tịnh nên trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết tướng thanh tịnh, hoặc Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Cho đến trí nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh nên trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Như vậy cho đến trí nhất thiết trí thanh tịnh nên trí đạo tướng thanh tịnh. Trí đạo tướng thanh tịnh nên trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc trí đạo tướng thanh tịnh, hoặc trí nhất thiết tướng thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh. Vô vi thanh tịnh nên hữu vi thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu vi thanh tịnh, hoặc vô vi thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Quá khứ thanh tịnh nên vị lai, hiện tại thanh tịnh. Vị lai thanh tịnh nên quá khứ, hiện tại thanh tịnh. Hiện tại thanh tịnh nên quá khứ, vị lai thanh tịnh. Vì sao? Vì quá khứ thanh tịnh, hoặc vị lai thanh tịnh, hoặc hiện tại thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

 
XI. PHẨM TÁN THÁN THANH TỊNH

01

Lúc bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sự thanh tịnh như vậy rất là sâu xa?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa; thọ, tưởng, hành, thức hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa. Như vậy cho đến trí nhất thiết hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy rất là sâu xa.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Sự thanh tịnh như vậy thật là sáng suốt ư?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Bát-nhã ba-la-mật-đa hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt. Cho đến bố thí Ba-la-mật-đa hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt. Như vậy cho đến trí nhất thiết hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy thật là sáng suốt.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Sự thanh tịnh như vậy không chuyển động, không tương tục sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì nó hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy không chuyển động, không tương tục?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc không chuyển động, không tương tục, hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy không chuyển động, không tương tục. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng không chuyển động, không tương tục, hoàn toàn thanh tịnh, nên nói thanh tịnh ấy không chuyển động, không tương tục.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sự thanh tịnh như vậy vốn không tạp nhiễm sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vốn không tạp nhiễm?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vốn không tạp nhiễm. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vốn không tạp nhiễm.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Sự thanh tịnh như vậy bản tánh vốn tinh khiết sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vốn tinh khiết?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vốn tinh khiết. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vốn tinh khiết.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sự Thanh tịnh như vậy vô đắc, vô hiện quán sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vô đắc, vô hiện quán?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc bản tánh vốn Không, hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vô đắc, vô hiện quán. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng bản tánh vốn Không, hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy vô đắc, vô hiện quán.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thanh tịnh như vậy không sanh, không xuất hiện hay sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp gì hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy không sanh, không xuất hiện?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc không sanh, không hiển lộ, hoàn toàn thanh tịnh nên nói thanh tịnh ấy không sanh, không xuất hiện. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng không sanh, không hiển lộ, hoàn toàn thanh tịnh, nên nói thanh tịnh ấy không sanh, không xuất hiện.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sự thanh tịnh như vậy không sanh Dục giới, không sanh Sắc giới, không sanh Vô sắc giới hay sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao sự thanh tịnh như vậy lại không sanh Dục giới, không sanh Sắc giới, không sanh Vô sắc giới?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Tự tánh tam giới bất khả đắc, nên nói thanh tịnh ấy không sanh Dục giới, không sanh Sắc giới, không sanh Vô sắc giới.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Sự thanh tịnh như vậy bản tánh nó vốn vô tri sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao sự thanh tịnh như vậy bản tánh lại vô tri?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì bản tánh tất cả pháp ẩn mật nên bản tánh thanh tịnh như vậy vô tri.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những pháp gì bản tánh vô tri nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vô tri?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sắc bản tánh vô tri, tự tướng Không, nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vô tri. Như vậy cho đến trí nhất thiết tướng bản tánh vô tri, tự tướng Không, nên nói thanh tịnh ấy bản tánh vô tri.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Vì bản tánh tất cả pháp thanh tịnh nên nói là thanh tịnh sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì tất cả pháp hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao bản tánh tất cả pháp thanh tịnh, nên nói là thanh tịnh?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì tất cả pháp bất khả đắc, bản tánh thanh tịnh nên nói thanh tịnh.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy đối với trí nhất thiết trí không lợi ích, không tổn giảm sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với trí nhất thiết trí không lợi ích, không tổn giảm?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì pháp giới thường trụ, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế đối với trí nhất thiết trí không lợi ích, không tổn giảm.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bản tánh thanh tịnh của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế đối với tất cả pháp không cần sự gìn giữ sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì tất cả pháp hoàn toàn thanh tịnh.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao bản tánh thanh tịnh của Bát-nhã ba-la-mật-đa đối với tất cả pháp không cần sự giữ gìn?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Vì pháp giới vắng lặng, không lay động, nên bản tánh thanh tịnh của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế đối với tất cả pháp không cần sự giữ gìn.

Cụ thọ Thiện Hiện cũng lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thanh tịnh sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Do duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thanh tịnh, là hoàn toàn thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Ngã vô sở hữu nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng vô sở hữu, là hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, tất cả Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật thanh tịnh sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên quả Dự lưu cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật thanh tịnh, là hoàn toàn thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Ngã tự tướng là Không, nên quả Dự lưu cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng tự tướng Không, là hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói ngã thanh tịnh nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh, là hoàn toàn thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Vì ngã, vô tướng, vô đắc, vô niệm, vô tri cho nên trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô tướng, vô đắc, vô niệm, vô tri, là hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sự thanh tịnh cả hai nên vô đắc, vô hiện quán hay sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói thanh tịnh cả hai nên vô đắc, vô hiện quán, là hoàn toàn thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Sự phát khởi của điên đảo không có nhiễm hay thanh tịnh nên vô đắc, vô hiện quán, là hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Ngã vô biên nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô biên hay sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì hoàn toàn thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói ngã vô biên nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng vô biên, là hoàn toàn thanh tịnh.

- Thiện Hiện! Vì hoàn toàn Không, Không không biên tế, cho nên hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát có thể hiểu như vậy, là Bát-nhã ba-la-mật-đa sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói, nếu Đại Bồ-tát có thể hiểu như vậy là Bát-nhã ba-la-mật-đa, tức hoàn toàn thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Do duyên đây có thể thành trí đạo tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không đến bờ bên này, không đến bờ bên kia, không ở giữa dòng, thì là Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm của Đại Bồ-tát hay sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Hoàn toàn thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà nói, khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không đến bờ bên này, không đến bờ bên kia, không ở giữa dòng, thì là Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm của Đại Bồ-tát, tức hoàn toàn thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Vì pháp tánh ba đời bình đẳng vậy.

Quyển thứ 506
HẾT

 

02

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, nếu không dùng phương tiện thiện xảo đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa khởi tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này dùng có sở đắc làm phương tiện, xả bỏ xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Lành thay! Lành thay! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Các thiện nam, thiện nữ v.v… kia vì đắm trước danh, đắm trước tướng, nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này xả bỏ xa lìa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao các thiện nam, thiện nữ v.v… kia đắm trước danh, đắm trước tướng?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ v.v… kia đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm chấp danh, chấp lấy tướng. Đã chấp lấy danh, tướng rồi, nên bị chìm đắm nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa mà sanh kiêu mạn, không thể chứng đắc thật tướng Bát-nhã. Cho nên những hạng người đó đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm xả bỏ xa lìa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, nếu có dùng phương tiện thiện xảo đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, không khởi vọng tưởng Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, không chấp lấy danh, tướng, không vọng tưởng chìm đắm, không sanh kiêu mạn, liền có thể chứng đắc thật tướng Bát-nhã. Nên biết, những vị này đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, không xả bỏ, cũng không xa lìa.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ. Ngài khéo vì chúng Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa mà khai thị, phân biệt tướng nhiễm trước, không nhiễm trước.

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Vì sao Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, khởi tướng nhiễm trước, không nhiễm trước?

Thiện Hiện đáp:

- Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, nếu không dùng phương tiện thiện xảo, khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, đối với sắc cho là Không, phát sanh sự chấp trước tưởng Không; đối với thọ, tưởng, hành, thức cho là Không, phát sanh sự chấp trước tưởng Không. Như vậy cho đến đối với trí nhất thiết cho là Không, phát sanh sự chấp trước tưởng Không; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cho là Không, phát sanh sự chấp trước tưởng Không.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, nếu không dùng phương tiện thiện xảo, khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, đối với sắc cho là sắc, phát sanh sự chấp trước tưởng sắc. Cho đến đối với trí nhất thiết tướng cho là trí nhất thiết tướng, phát sanh sự chấp trước tưởng trí nhất thiết tướng. Đối với pháp quá khứ cho là pháp quá khứ, phát sanh sự chấp trước tưởng pháp quá khứ. Đối với pháp vị lai cho là pháp vị lai, phát sanh sự chấp trước tưởng pháp vị lai. Đối với pháp hiện tại cho là pháp hiện tại, phát sanh sự chấp trước tưởng pháp hiện tại.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát dùng có sở đắc làm phương tiện, từ lúc mới phát tâm đối với bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, khởi tưởng thực hành nhiễm trước. Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu không dùng phương tiện thiện xảo mà dùng có sở đắc làm phương tiện, khởi các tưởng nhiễm trước như vậy thì gọi là tướng nhiễm trước.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Về câu hỏi trước của ông, làm sao Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không nhiễm trước nơi tướng. Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, có dùng phương tiện thiện xảo, đối với sắc chẳng khởi tưởng Không, bất Không; đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng khởi tưởng Không, bất Không. Cho đến đối với trí nhất thiết chẳng khởi tưởng Không, bất Không; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng khởi tưởng Không, bất Không. Đối với pháp quá khứ chẳng khởi tưởng Không, bất Không. Đối với pháp vị lai, hiện tại chẳng khởi tưởng Không, bất Không.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, có dùng phương tiện thiện xảo, không có ý nghĩa như vầy:

Ta có thể thực hành bố thí, sự thực hành bố thí như vậy là hành bố thí.

Ta có thể trì giới, đây là sự trì giới, như vậy là trì giới.

Ta có thể tu nhẫn nhục, đây là sự tu nhẫn nhục, như vậy là tu nhẫn nhục.

Ta có thể tinh tấn, đây là sự tinh tấn, như vậy là tinh tấn.

Ta có thể tu thiền định, đây là sự tu thiền định, như vậy là tu thiền định.

Ta có thể tu tuệ, đây là sự tu tuệ, như vậy là tu tuệ.

Ta có thể gieo trồng phước đức, đây là chỗ gieo trồng phước đức, như vậy là sự gieo trồng phước đức.

Ta có thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Ta có thể trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.

Ta có thể thành thục hữu tình.

Ta có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát này khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, có dùng phương tiện thiện xảo. Tất cả như vậy không phân biệt. Do thông đạt pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

Xá-lợi Tử! Đây gọi là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, không chấp trước tướng.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện:

- Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, làm sao biết được sự phát sanh chấp trước tướng kia?

Thiện Hiện đáp:

- Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu không dùng phương tiện thiện xảo, lấy có sở đắc làm phương tiện, tự tâm khởi tưởng, khởi tưởng bố thí, cho đến khởi tưởng trí nhất thiết trí, khởi tưởng chư Phật, đối với chư Phật khởi tưởng gieo trồng thiện căn, dùng các thiện căn đã gieo trồng tập hợp đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Kiều-thi-ca! Do đây nên biết các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm có khởi tưởng chấp trước.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… do chấp trước tướng nên không thể tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa vô trước, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì chẳng phải bản tánh sắc có thể hồi hướng, cho đến chẳng phải bản tánh trí nhất thiết tướng có thể hồi hướng.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát muốn đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà thị hiện khuyên bảo, hướng dẫn khen ngợi, hoan hỷ cho các hữu tình khác, thì nên quán sát thật tướng bình đẳng của các pháp. Tùy theo đây mà tác ý, thị hiện, khuyên bảo, hướng dẫn, khen ngợi, hoan hỉ các hữu tình khác. Nghĩa là nói như vầy: Các thiện nam tử! Khi hành bố thí, không nên phân biệt ta có thể hành bố thí. Cho đến khi hành trí nhất thiết tướng, không nên phân biệt ta có thể hành trí nhất thiết tướng. Khi tu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, không nên phân biệt ta có thể tu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà thị hiện, khuyên bảo, hướng dẫn, khen ngợi, hoan hỉ các hữu tình khác nên thị hiện, khuyên bảo, hướng dẫn, khen ngợi, hoan hỉ các hữu tình khác như thế. Nếu làm được như vậy, thì đối với mình không bị tổn giảm, với người cũng không bị tổn giảm. Cũng như chư Như Lai đã thị hiện, khuyên bảo, hướng dẫn, khen ngợi, hoan hỉ các hữu tình.

Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, nếu có thể thị hiện, khuyên bảo, hướng dẫn, khen ngợi, hoan hỉ các hữu tình như vậy thì có thể xa lìa tất cả chấp trước.

Bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi Thiện Hiện:

- Lành thay! Lành thay! Ông nay khéo vì các Đại Bồ-tát mà thuyết tướng chấp trước. Lại còn có sự chấp trước vi tế khác nữa. Ta sẽ vì ông mà thuyết, ông nên lắng nghe khéo suy nghĩ.

Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn thuyết giảng, chúng con rất muốn nghe.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, muốn đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nếu đối với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácchấp tướng nhớ nghĩ, đều là chấp trước. Nếu đối với chư Phật Thế Tôn ba đời, từ lúc mới phát tâm cho đến Chánh pháp cửu trụ, có bao nhiêu thiện căn đều chấp tướng, nhớ nghĩ, tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đều là chấp trước. Nếu đối với sự tu hành thiện căn của các đệ tử Như Laichấp tướng, nhớ nghĩ, tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đều là chấp trước. Vì sao? Vì công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử không nên chấp tướng, nhớ nghĩ, phân biệt. Ai chấp tướng đều là hư vọng.

Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy, thật là sâu xa?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì tất cả pháp, bản tánh vốn xa lìa.

Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế đều nên lễ kính?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Tuy được nhiều công đức nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa này không tạo, không tác, không chứng.

Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì tánh tất cả pháp không thể chứng ngộ.

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì tất cả pháp nhất tánh chẳng phải hai. Thiện Hiện nên biết! Các pháp nhất tánh tức là vô tánh.

Các pháp vô tánh tức là nhất tánh.

Các pháp nhất tánh, vô tánh như vậy vốn là thật tánh. Vốn thật tánh này không tạo, không tác. Nếu Đại Bồ-tát như thật biết nhất tánh, vô tánh, không tạo, không tác, tức là xa lìa tất cả chấp trước.

Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế khó có thể hiểu nổi?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không thể thấy, nghe hiểu biết được.

Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế bất khả tư nghì?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không thể dùng tâm chấp, hay xa lìa tướng tâm; không thể dùng sắc chấp, hay xa lìa tướng sắc. Cho đến không thể dùng trí nhất thiết tướng chấp, hay xa lìa tướng trí nhất thiết tướng. Không thể dùng tất cả pháp chấp, hay xa lìa tướng tất cả pháp.

Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế không chỗ tạo tác sao?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì các tác giả bất khả đắc. Thiện Hiện nên biết! Sắc bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc. Cho đến trí nhất thiết tướng bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc. Tất cả pháp bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc. Do các tác giả và sắc v.v... là pháp bất khả đắc, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không tạo, không tác.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát không hành nơi sắc là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; không hành thọ, tưởng, hành, thức là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến không hành trí nhất thiết là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa; không hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát không hành sắc hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc vui, hoặc khổ, hoặc ngã, hoặc vô ngã, hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, hoặc viễn ly, hoặc bất viễn ly, hoặc tịch tĩnh, hoặc bất tịch tĩnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến không hành trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc vui, hoặc khổ, hoặc ngã, hoặc vô ngã, hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, hoặc viễn ly, hoặc bất viễn ly, hoặc tịch tĩnh, hoặc bất tịch tĩnh là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì sắc cho đến trí nhất thiết tướng vô sở hữu, huống chi có thường, vô thường cho đến tịch tĩnh, bất tịch tĩnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát không hành sắc viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Không hành sắc bất viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến không hành trí nhất thiết tướng viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Không hành trí nhất thiết tướng bất viên mãn là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì nếu sắc viên mãn và bất viên mãn đều không gọi là sắc, cũng không hành như thế là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến nếu trí nhất thiết tướng viên mãn và bất viên mãn đều không gọi là trí nhất thiết tướng, cũng không hành như thế là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Kỳ lạ thay! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo vì Bồ-tát tuyên thuyết các tướng chấp trước, không chấp trước.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo vì Bồ-tát tuyên thuyết các tướng chấp trước, không chấp trước, làm cho việc học Bát-nhã ba-la-mật-đa mau chóng đạt đến cứu cánh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu không hành tướng sắc chấp trước, không chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Không hành tướng thọ, tưởng, hành, thức chấp trước, không chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến nếu không hành tướng tất cả hạnh Đại Bồ-tát chấp trước, không chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Không hành tướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật chấp trước, không chấp trước là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ! Pháp tánh sâu xa rất là hi hữu, nếu thuyết, không thuyết đều không tăng giảm?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Pháp tánh sâu xa rất là hi hữu, nếu thuyết, không thuyết đều không tăng giảm. Ví như hư không, giả sử trọn đời hoặc khen, hoặc chê chư Phật nhưng hư không kia không tăng, không giảm. Pháp tánh sâu xa cũng lại như vậy, nếu thuyết, không thuyết đều không tăng giảm. Lại như người huyễn đối với việc khen chê không vui, không buồn, không tăng, không giảm. Pháp tánh sâu xa cũng lại như vậy, nếu thuyết, không thuyết cũng vậy không khác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thật là việc rất khó. Nghĩa là Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tu hay không tu cũng không tăng, không giảm, không buồn, không vui, không phải, không trái, mà siêng năng tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thường không thối chuyển. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa như tu hư không, hoàn toàn vô sở hữu. Như trong hư không, không sắc có thể rõ, cũng không thọ, tưởng, hành, thức có thể rõ. Cho đến không hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát có thể rõ, cũng không đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể rõ. Chỗ tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng lại như vậy. Nghĩa là trong pháp sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa này không sắc có thể đắc. Cho đến không quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể đắc. Trong đây các pháp tuy không có thể đắc, nhưng các Đại Bồ-tát có thể siêng năng tinh tấn tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thường không thối chuyển. Cho nên con nói các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thật là việc khó.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát mặc áo giáp đại công đức như thế, hữu tình chúng con đều nên kính lễ. Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát vì các hữu tình thành thục giải thoát nên tinh tấn mặc áo giáp công đức. Cũng như vì hư không thành thục giải thoát nên tinh tấn mặc áo giáp công đức. Nếu Đại Bồ-tát vì tất cả pháp, siêng năng tinh tấn mặc áo giáp công đức. Cũng như vì hư không phát tâm siêng năng tinh tấn mặc áo giáp công đức. Nếu Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình ra khỏi biển khổ sanh tử, nên siêng năng tinh tấn mặc áo giáp công đức. Cũng như vì muốn đem hư không để chỗ cao hơn, nên siêng năng tinh tấn mặc áo giáp công đức.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát được đại tinh tấn Ba-la-mật-đa, vì các loài hữu tình như hư không được lợi ích an lạc lớn, nên phát tâm đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát được thần lực vô đẳng bất tư nghì, vì biển pháp tánh như hư không nên mặc áo giáp công đức, phát tâm đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát rất là dõng mãnh, vì quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật như hư không, nên siêng năng tinh tấn mặc áo giáp công đức.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát vì các loài hữu tình như hư không nên siêng năng tu hành khổ hạnh, muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thật là hi hữu. Vì sao? Vì giả sử Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở khắp ba ngàn đại thiên thế giới như rừng trúc, mè, tre, lau, mía v.v... sống ở đời một kiếp hoặc hơn một kiếp, vì các hữu tình thường thuyết Chánh pháp, độ thoát vô lượng, vô số hữu tình, làm cho họ nhập Niết-bàn cứu cánh an lạc, nhưng cõi hữu tình không tăng, không giảm. Vì sao? Vì các hữu tình đều vô sở hữu, tự tánh xa lìa.

Bạch Thế Tôn! Giả sử Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khắp mười phương tất cả thế giới như rừng, tre, mè, lau, mía v.v... sống ở đời một kiếp hoặc hơn một kiếp, vì các hữu tình thường thuyết Chánh pháp, độ thoát vô lượng, vô số hữu tình làm cho nhập Niết-bàn cứu cánh an lạc, nhưng cõi hữu tình không tăng, không giảm. Vì sao? Vì các loài hữu tình đều vô sở hữu, tự tánh viễn ly.

Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên này nên con nói: Các Đại Bồ-tát vì các hữu tình như hư không mà siêng năng tu hành khổ hạnh, muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thật là hi hữu.

Lúc bấy giờ, trong chúng có một Bí-sô nghĩ như vầy: Ta nên kính lễ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Trong đây, các pháp tuy không sanh diệt, không có thiết lập giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn có thể đắc. Cũng thiết lập quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, tất cả Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể đắc. Cũng thiết lập Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các hữu tình có thể đắc.

Phật biết ý nghĩ của Bí-sô kia, liền bảo:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ý ông nghĩ. Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm vi diệu khó lường. Trong đây, các pháp tuy không có thể đắc, nhưng cũng chẳng phải không.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện:

- Nếu Đại Bồ-tát muốn học Bát-nhã ba-la-mật-đa nên học như thế nào?

Thiện Hiện đáp:

- Nên tinh cần tu học như hư không.

Trời Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmchí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, con phải hộ trì như thế nào?

Cụ thọ Thiện Hiện bảo trời Đế Thích:

- Ông thấy có pháp có thể hộ trì không?

Trời Đế Thích thưa:

- Thưa Đại đức! Con không thấy pháp gì có thể hộ trì.

Thiện Hiện bảo:

- Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đúng như lời Phật thuyết, an trụ nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là hộ trì. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa thường không xa lìa. Nên biết tất cả người chẳng phải người v.v... rình tìm chỗ dở của vị ấy làm tổn hại nhưng không thể được.

Kiều-thi-ca! Nếu muốn hộ trì các Bồ-tát an trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa thì không khác người siêng năng tinh tấn hộ trì hư không. Nếu muốn hộ trì các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm chỉ luống uổng nhọc nhằn, hoàn toàn không có ích lợi.

Kiều-thi-ca! Ý ông thế nào? Có ai hộ trì huyễn, mộng, tiếng vang, ảnh trong gương, sóng nắng, thành Tầm hương (ảnh ảo), việc biến hóa không?

Trời Đế Thích thưa:

- Thưa Đại đức! Không có.

Thiện Hiện dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu muốn hộ trì các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cũng lại như vậy, chỉ luống uổng nhọc nhằn, hoàn toàn không có ích lợi.

Kiều-thi-ca! Ý ông thế nào? Có ai hộ trì việc huyễn hóa của Phật và Như Lai không?

Trời Đế Thích thưa:

- Thưa Đại đức! Không có.

Thiện Hiện dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu muốn hộ trì các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng lại như vậy, chỉ luống uổng nhọc nhằn, hoàn toàn không có lợi ích.

Kiều-thi-ca! Ý ông thế nào? Có người hộ trì pháp giới, chơn như cho đến cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không?

Trời Đế Thích thưa:

- Thưa Đại đức! Không có.

Thiện Hiện dạy:

- Kiều-thi-ca! Nếu muốn hộ trì các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng lại như vậy, chỉ luống uổng nhọc nhằn, hoàn toàn không có lợi ích.

Khi ấy, trời Đế Thích lại hỏi Thiện Hiện:

- Vì sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tuy đạt các pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như hình tượng, như ảnh trong gương, như sóng nắng, như thành Tầm hương, như việc biến hóa mà Đại Bồ-tát này không chấp trước là huyễn cho đến việc biến hóa này; không chấp bởi huyễn cho đến việc biến hóa, không chấp thuộc huyễn cho đến thuộc việc biến hóa; không chấp nương tựa huyễn cho đến nương tựa việc biến hóa?

Thiện Hiện đáp:

- Nếu khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, không chấp là sắc cho đến trí nhất thiết tướng. Không chấp bởi sắc cho đến trí nhất thiết tướng, không chấp thuộc sắc cho đến trí nhất thiết tướng, không chấp nương tựa sắc cho đến trí nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát này khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tuy đạt các pháp như huyễn cho đến như việc biến hóa, nhưng không chấp là huyễn cho đến là việc biến hóa. Cũng lại không chấp bởi huyễn cho đến bởi việc biến hóa. Cũng lại không chấp thuộc huyễn cho đến thuộc việc biến hóa. Cũng lại không chấp nương tựa huyễn cho đến nương tựa việc biến hóa. Cho đến không chấp là tướng, bởi do tướng, thuộc tướng, nương tựa tướng.

Lúc bấy giờ, nhờ thần lực của Thế Tôn khiến cho tất cả chư Thiên từ trời Tứ đại thiên vương, cho đến trời Sắc cứu cánh ở ba ngàn đại thiên thế giới đều đem hương bột chiên-đàn ở cõi trời rải lên Thế Tôn, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi đứng một bên. Nhờ thần lực của Phật, khi ấy chư Thiên đều thấy ở mười phương có ngàn đức Phật tuyên thuyết danh tự phẩm nghĩa Bát-nhã ba-la-mật-đa đều giống như ở tại đây. Đứng đầu trong chúng Bí-sô thỉnh thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa đều là Thiện Hiện. Đứng đầu trong chúng chư Thiên thưa hỏi Bát-nhã ba-la-mật-đa đều là Đế Thích.

Khi ấy, Thế Tôn bảo Thiện Hiện:

- Khi Bồ-tát Từ Thị chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa ở chỗ này. Chư Phật tương lai trong Hiền kiếp này cũng tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa ở đây.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Khi Bồ-tát Từ Thị chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, dùng các pháp hành, tướng trạng gì để tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Khi Bồ-tát Từ Thị chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, sẽ dùng sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng ngã, chẳng vô ngã, chẳng tịnh, chẳng bất tịnh, chẳng viễn ly, chẳng bất viễn ly, chẳng tịch tĩnh, chẳng bất tịch tĩnh, chẳng buộc, chẳng mở, chẳng có, chẳng không, chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tạituyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến sẽ lấy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng vui, chẳng khổ, chẳng ngã, chẳng vô ngã, chẳng tịnh, chẳng bất tịnh, chẳng viễn ly, chẳng bất viễn ly, chẳng tịch tĩnh, chẳng bất tịch tĩnh, chẳng buộc, chẳng mở, chẳng có, chẳng không, chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tạituyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Khi Bồ-tát Từ Thị chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, Ngài chứng những pháp gì và thuyết những pháp gì?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Khi Bồ-tát Từ Thị chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chứng đắc sắc hoàn toàn thanh tịnh, thuyết sắc hoàn toàn thanh tịnh. Cho đến chứng trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh, thuyết trí nhất thiết tướng hoàn toàn thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh như thế nào?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh. Cho đến trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Vì sao sắc thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh, cho đến vì sao trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Sắc vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh nên thanh tịnh. Vì sắc thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh. Cho đến trí nhất thiết tướng vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh nên thanh tịnh. Vì trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hư không thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Vì sao hư không thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Hư không vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh nên thanh tịnh. Vì hư không thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh. Cho đến trí nhất thiết tướng không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Vì sao sắc không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh? Cho đến trí nhất thiết tướng không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Vì sắc không thể chấp lấy nên không nhiễm ô. Sắc không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh. Cho đến trí nhất thiết tướng không thể chấp lấy nên không nhiễm ô. Trí nhất thiết tướng không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hư không không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Vì sao hư không không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Hư không không thể chấp lấy nên không nhiễm ô. Hư không không nhiễm ô nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hư không chỉ là giả thuyết nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Vì sao hư không chỉ là giả thuyết nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Cũng như nhờ hư không hai tiếng vang xuất hiện, chỉ có giả thuyết. Vì chỉ là giả thuyết nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hư không bất khả thuyết nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Vì sao hư không bất khả thuyết nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Việc hư không không thể nói nên bất khả thuyết. Vì bất khả thuyết nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hư không bất khả đắc nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Vì sao hư không bất khả đắc nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Việc hư không không thể đắc nên bất khả đắc. Vì bất khả đắc nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả pháp vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh?

- Thiện Hiện! Vì tất cả pháp hoàn toàn thanh tịnh nên vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh. Vì vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thanh tịnh.

 
XII. PHẨM TÁN THÁN CÔNG ĐỨC

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmchí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, viết chép, giảng giải tuyên thuyết, lưu truyền rộng rãi, thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này các căn không bệnh, thân thể đầy đủ, không bị già yếu, cũng không bị chết ngang trái, thường được vô lượng trăm ngàn thiên thần cung kính nhiễu quanh, thường theo hộ trì các thiện nam, thiện nữ v.v… này. Đối với những ngày mùng tám, mười bốn, mười lăm trong nửa tháng có trăng, và nửa tháng không trăng mà đọc tụng, tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, là khi đó, trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Sắc cứu cánh đều đến vân tập ở chỗ Pháp sư này để lắng nghe, thọ trì pháp nghĩa Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ v.v… này liền được vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì công đức hi hữu.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thậm là đại bảo tạng, nên vô lượng, vô số, vô biên hữu tình giải thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ và các khổ nghèo nàn bệnh hoạn trong cõi trời, người. Cũng có thể đem sự phú quí an lạc cho vô lượng, vô số, vô biên hữu tình đại tộc Sát-đế-lợi cho đến đại tộc Cư sĩ. Cũng đem sự phú quí an lạc cho vô lượng, vô số, vô biên hữu tình trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cũng đem sự tự tại an lạc cho vô lượng, vô số, vô biên hữu tình đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, Vô thượng Bồ-đề. Vì sao? Vì trong đại bảo tạng của Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thuyết rộng, khai thị mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, như vậy cho đến trí nhất thiết tướng. Vô lượng, vô số, vô biên hữu tình tu học trong đó, nên được sanh trong đại tộc Sát-đế-lợi cho đến đại tộc Cư sĩ. Hoặc sanh nơi trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hoặc đắc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề. Hoặc nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, tu tập các bậc của Đại Bồ-tát, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do nhân duyên này nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm gọi là đại bảo tạng. Công đức trân bảothế gianxuất thế gian đều y vào đây mà xuất hiện.

Thiện Hiện nên biết! Trong đại bảo tạng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không có một chút pháp gì thuyết có sanh, có diệt, có nhiễm, có tịnh, có lấy, có bỏ. Vì sao? Vì trong đây không có pháp có thể sanh, có thể diệt, có thể nhiễm, có thể tịnh, có thể lấy, có thể bỏ.

Thiện Hiện nên biết! Trong đại bảo tạng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không thuyết có pháp là thiện, là chẳng thiện, là hữu lậu, là vô lậu, là có tội, là vô tội, là tạp nhiễm, là thanh tịnh, là thế gian, là xuất thế gian, là hữu vi, là vô vi. Do nhân duyên này nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm gọi là đại pháp bảo tạng vô sở đắc.

Thiện Hiện nên biết! Trong đại bảo tạng Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không có một chút pháp gì thuyết là có thể nhiễm ô, có thể thanh tịnh. Vì sao? Vì trong đây không có pháp nào có thể nhiễm ô, thanh tịnh. Do nhân duyên này nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm gọi là đại pháp bảo tạng vô nhiễm tịnh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu khi Đại Bồ-tát nào hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không tưởng như vậy, phân biệt như vậy, có đắc như vậy, hý luận như vậy, ta có thể tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là Đại Bồ-tát như thật tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, cũng thân cận, phụng sự chư Phật. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Du hành các cõi Phật, khéo lấy tướng kia để thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, tu các hạnh Đại Bồ-tát, mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với tất cả pháp không phải, không trái, không dẫn, không khiến, không lấy, không bỏ, không sanh, không diệt, không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm. Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, không vượt Dục giới, không trụ Dục giới, không vượt Sắc giới, không trụ Sắc giới, không vượt Vô sắc giới, không trụ Vô sắc giới. Đối với bố thí Ba-la-mật-đa không cho, không bỏ, cho đến đối với trí nhất thiết tướng không cho, không bỏ. Đối với quả Dự lưu không cho, không bỏ, cho đến đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật không cho, không bỏ. Không cho các Thánh pháp, không bỏ pháp dị sanh; không cho các Phật pháp, không bỏ pháp Nhị thừa; không cho cảnh giới vô vi, không bỏ cảnh giới hữu vi. Vì sao? Vì Như Lai xuất hiện ở đời hoặc không xuất hiện ở đời, các pháp vẫn như vậy thường không biến đổi, an trụ nơi pháp giới. Tất cả Như Lai hiện giác, hiện quán. Đã tự hiện giác, tự hiện quán rồi, thì vì các hữu tình tuyên thuyết, khai thị, phân biệt rõ ràng, làm cho tất cả cùng giác ngộ, xa lìa các vọng tưởng phân biệt điên đảo.

Lúc bấy giờ, vô lượng trăm ngàn Thiên tử ở trong hư không đều vui mừng hớn hở, cầm hoa sen xanh, hoa sen trắng, hoa sen đỏ, hoa sen vàng, hương thơm nhiệm mầu và các hương bột rải lên đức Phật; Ai ai cũng hân hoan giống nhau, đồng thanh bạch Phật:

- Hiện nay, chúng con ở châu Thiệm-bộ, thấy Phật chuyển pháp luân lần thứ hai. Trong pháp hội ấy có vô lượng trăm ngàn Thiên tử, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa đều đồng chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn.

Khi ấy, Thế Tôn bảo Thiện Hiện:

- Pháp luân như vậy, chẳng phải chuyển lần thứ nhất, cũng chẳng phải chuyển lần thứ hai. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với tất cả pháp, không vì lưu chuyển, không vì hoàn diệt mà chỉ vì pháp vô tính tự tính Không nên xuất hiệnthế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sao lại vì pháp vô tính tự tính Không mà Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với tất cả pháp khônglưu chuyển, không vì hoàn diệt nên xuất hiện ở thế gian?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, tự tánh Không của Bát-nhã sâu xa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Cho đến vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tự tánh Không của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì quả Dự lưu, tự tánh Không của quả Dự lưu. Cho đếnquả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, tự tánh Không của quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Thiện Hiện nên biết! Vì pháp vô tính tự tính Không của các pháp như vậy, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm đối với tất cả pháp khônglưu chuyển, không vì hoàn diệtxuất hiệnthế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là Ba-la-mật-đa rộng lớn, đạt được tự tánh Không của tất cả pháp. Tuy đạt được tự tánh Không của tất cả các pháp nhưng tự tánh của các pháp đều là Không. Các Đại Bồ-tát chỉ nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các hữu tình. Tuy chứng quả giác ngộ nhưng không chứng. Pháp chứng hay không chứng bất khả đắc. Tuy chuyển pháp luân mà không có sự chuyển. Pháp chuyển, pháp hoàn đều bất khả đắc. Tuy độ thoát các hữu tình nhưng không có sự độ thoát, và pháp thấy, không thấy đều bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Trong đại Bát-nhã ba-la-mật-đa này, việc chuyển pháp luân hoàn toàn bất khả đắc, vì tất cả pháp vĩnh viễn không sanh, nên sự lưu chuyển, chỗ chuyển đều bất khả đắc. Vì sao? Vì trong pháp chẳng có không, vô tướng, vô nguyện, có thể lưu chuyển và có thể hoàn diệt. Vì pháp tánh lưu chuyển, hoàn diệt bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu tuyên thuyết khai thị, phân biệt rõ ràng như vậy, làm cho người khác ngộ nhập dễ dàng thì gọi là thanh tịnh tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Trong đây hoàn toàn không có người thuyết, người thọ trì, pháp để thuyết và thọ. Đã không người thuyết, người thọ và pháp thuyết, người chứng cũng bất khả đắc; không người chứng nên cũng không có người đắc Niết-bàn. Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm trong pháp khéo thuyết cũng không phước điền. Người cho, người nhận, vật cho đều tánh Không. Phước điền không nên tánh phước cũng Không, biểu thị danh tự, lời nói đều bất khả đắc. Cho nên gọi là Ba-la-mật-đa rộng lớn.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmvô biên Ba-la-mật-đa hay sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Như khoảng hư không vô biên.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmbình đẳng Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp tánh bình đẳng.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmviễn ly Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Hoàn toàn Không.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là khó khuất phục Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không dấu chân Ba-la-mật-đa sao?



- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp không tên gọi, thể tánh.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmhư không Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì hơi thở vào, hơi thở ra bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmbất khả thuyết Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì trong đây không tầm cũng không tứ.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmvô danh Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì thọ, tưởng, hành v.v… bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là vô chuyển Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp không đến và đi.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không thể dẫn Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp không thể nắm giữ.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmcùng tận Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp hoàn toàn cùng tận.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmvô sanh, vô diệt Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp không sanh diệt.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmvô tác Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì các tác giả bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmvô tri Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì những người biết bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không chuyển động Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì việc sanh tử bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không điều phục Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp có thể điều phục, tánh bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là như mộng, như tiếng vang, như hình tượng, như huyễn hóa, như ảnh trong gương, như sóng nắng, như thành Tầm hương, như việc biến hóa Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì chỗ thấy tất cả pháp như mộng cho đến như việc biến hóa, bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không nhiễm tịnh Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì nhân nhiễm tịnh bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không bôi nhơ Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì nơi để pháp kia nương tựa, bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không hý luận Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì các việc hý luận diệt trừ vĩnh viễn.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmkhông chấp trước kiêu mạn Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì phá hoại tất cả việc chấp trước kiêu mạn.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không động chuyển Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì pháp giới an trụ.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmxa lìa nhiễm trước Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì ngộ tất cả pháp chẳng hư vọng.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không phát sanh đồng loại Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì không phân biệt với tất cả pháp.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmtịch tĩnh Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì vô sở đắc đối với các pháp tướng.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không tham, sân, si Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả tam độc đều diệt trừ.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không phiền não Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì xa lìa sự phân biệt.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmxa lìa hữu tình Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì thấu đạt các hữu tìnhvô sở hữu.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không đoạn hoại Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp này phát khởi bình đẳng.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không nhị biên Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì xa lìa nhị biên.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không tạp hoại Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp không tạp hoại.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmkhông chấp trước Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì vượt qua địa vị Thanh văn, Độc giác.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không phân biệt Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả sự phân biệt, bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không phân lường Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì sự phân hạn các pháp bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là như hư không Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì đối với tất cả pháp không trở ngại.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmvô thường, khổ, vô ngã Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì tất cả pháp hoại diệt bức bách, không chấp trước.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là không, vô tướng, vô nguyện Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì các pháp đạt được hoàn toàn vô sở hữu, xa lìa các tướng không thể nguyện.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì pháp chỗ biết Không, bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì biết thân, thọ, tâm, pháp đều bất khả đắc, rộng nói cho đến vượt các pháp Thanh văn, Độc giác.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmNhư Lai Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Có thể như thật thuyết tất cả pháp.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmtự nhiên Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì đối với tất cả pháp chuyển động tự tại.

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmChánh đẳng giác Ba-la-mật-đa sao?

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Vì đối với tất cả pháp có thể tất cả tướng Chánh đẳng giác.

Quyển thứ 507
HẾT

 
XIII. PHẨM ĐÀ-LA-NI

01

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích thầm nghĩ:

- Các thiện nam, thiện nữ v.v… được nghe pháp môn, danh tự Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, nên biết thời quá khứ đã từng thân cận vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, phát thệ nguyện rộng lớn, trồng các thiện căn, được sự hộ trì của nhiều thiện tri thức; huống chi là viết chép, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết cho người khác, hoặc tùy theo sức mà tu hành như lời dạy. Nên biết người này đã ở chỗ vô lượng đức Phật đời quá khứ thân cận, phụng sự, cúng dường, cung kính, trồng nhiều cội phước đức, từng nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nghe rồi thọ trì suy nghĩ, đọc tụng, tuyên thuyết cho người khác, tu hành đúng theo lời dạy. Hoặc đối với kinh này hỏi đáp thông suốt. Do nhờ phước lực đời trước, nay việc được thành tựu. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đã từng cúng dường vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, công đức thuần tịnh, nếu nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tâm vị ấy không kinh hãi, không hoảng hốt, không sợ sệt, nghe rồi tin ưa, tu hành theo lời thuyết. Nên biết người này từng ở chỗ vô lượng trăm ngàn muôn ức Phật đời quá khứ, phát thệ nguyện rộng lớn: Tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nay sanh ra đời thành tựu được việc này.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nghe nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, tâm vị ấy không kinh hãi, không hoảng hốt, không sợ sệt, vì đã nghe, viết chép, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết cho người khác, tuyên thuyết lưu truyền rộng rãi, để tu hành đúng như lời dạy. Nên biết người này giống như các Đại Bồ-tát ở địa vị Bất thối. Vì sao? Vì nghĩa lý thậm thâm của Bát-nhã ba-la-mật-đa rất khó tin hiểu. Nếu ở đời trước tu hành bố thí v.v… sáu pháp Ba-la-mật-đa không dài lâu thì đâu có thể vừa nghe liền tin hiểu được.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nghe thuyết nghĩa lý thậm thâm của Bát-nhã ba-la-mật-đa khinh chê, hủy báng. Nên biết người này đời trước đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cũng từng hủy báng. Vì sao? Vì người ngu như thế nghe thuyết nghĩa lý thậm thâm của Bát-nhã ba-la-mật-đa, do sức không tin, không ưa, tâm không thanh tịnh đã huân tập đời trước. Vì sao? Vì người ngu như vậy ở đời quá khứ chưa từng thân cận chư Phật, Bồ-tát và Hiền Thánh khác; chưa từng thỉnh vấn chư vị đó nên hành bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa thế nào. Cho đến nên học mười tám pháp Phật bất cộng thế nào. Cho nên bây giờ nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm liền khinh chê, hủy báng, không tin, không ưa, tâm không thanh tịnh.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích hỏi Xá-lợi Tử:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế nghĩa lý thậm thâm rất khó tin hiểu. Có người tin ưa tu hành bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa, cho đến mười tám pháp Phật bất cộngvô lượng, vô biên Phật pháp khác chưa lâu dài, nên nghe nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này không thể tin hiểu, hoặc sanh tâm hủy báng, điều này không gì là hiếm có.

Thưa Đại đức! Tôi nay kính lễ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Nếu tôi kính lễ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm tức là kính lễ trí nhất thiết trí.

Khi ấy, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, kính lễ Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là kính lễ trí nhất thiết trí. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì chư Phật đạt được trí nhất thiết trívô lượng, vô biên công đức khác đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đathành tựu.

Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát muốn trụ trí nhất thiết trí của Như Lai, nên trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa. Muốn phát khởi trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng của chư Phật nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa. Muốn chấm dứt tập khí phiền não tương tục, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, cứu độ các hữu tình, nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… muốn đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát muốn an lập bậc chủng tánh Thanh văn, an trụ Thanh văn thừa, bậc chủng tánh Độc giác, an trụ Độc giác thừa, bậc chủng tánh Bồ-tát, an trụ Vô thượng thừa, nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát muốn chinh phục chúng ma, đẩy lùi bọn ngoại đạo bè đảng xấu ác, nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát muốn nhiếp hóa các Bí-sô, điều phục họ hoàn toàn, nên học Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nào khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, vì sao phải trụ sắc, vì sao trụ thọ, tưởng, hành, thức? Vì sao tập học sắc, vì sao tập học thọ, tưởng, hành, thức? Cho đến vì sao trụ mười tám pháp Phật bất cộng, vì sao tập mười tám pháp Phật bất cộng?

Phật bảo trời Đế Thích:

- Lành thay! Lành thay! Nay ông nhờ thần lực Phật có thể hỏi Như Lai nghĩa sâu xa như vậy. Ông nên lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà thuyết.

Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu đối với sắc không trụ, không tập, là trụ, là tập sắc; nếu đối với thọ, tưởng, hành, thức không trụ, không tập, là trụ, là tập thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến nếu đối với mười tám pháp Phật bất cộng không trụ, không tập, là trụ, là tập mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, đối với sắc không đắc có thể trụ, có thể tập; đối với thọ, tưởng, hành, thức không đắc có thể trụ, có thể tập. Cho đến đối với mười tám pháp Phật bất cộng không đắc có thể trụ, có thể tập.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu đối với sắc chẳng trụ, chẳng không trụ, chẳng tập, chẳng không tập, là trụ, là tập nơi sắc. Nếu đối với thọ, tưởng, hành, thức chẳng trụ, chẳng không trụ, chẳng tập, chẳng không tập, là trụ, là tập nơi thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến nếu đối với mười tám pháp Phật bất cộng chẳng trụ, chẳng không trụ, chẳng tập, chẳng không tập, là trụ, là tập mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Kiều-thi-ca! Vì các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, quán sát sắc cho đến mười tám pháp Phật bất cộng giai đoạn trước, sau, giữa đều bất khả đắc.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thật là sâu xa?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì chơn như sắc sâu xa nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thật là sâu xa. Cho đến chơn như mười tám pháp Phật bất cộng sâu xa nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thật là sâu xa.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế khó có thể so lường.

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì chơn như sắc khó so lường nên Bát-nhã ba-la-mật-đa khó có thể so lường. Cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như khó so lường nên Bát-nhã ba-la-mật-đa khó có thể so lường.

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thật là vô lượng?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì chơn như sắc vô lượng nên Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng vô lượng. Cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như vô lượng cho nên Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng vô lượng.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu hành tánh sâu xa của sắc thì chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến nếu hành tánh sâu xa của mười tám pháp Phật bất cộng thì chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì tánh sâu xa của sắc tức chẳng phải sắc. Cho đến tánh sâu xa của mười tám pháp Phật bất cộng tức chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu hành tánh khó so lường của sắc thì chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến nếu hành tánh khó so lường của mười tám pháp Phật bất cộng thì chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì tánh khó so lường của sắc tức chẳng phải sắc. Cho đến tánh khó so lường của mười tám pháp Phật bất cộng tức chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu hành tánh vô lượng của sắc thì chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến nếu hành tánh vô lượng của mười tám pháp Phật bất cộng thì chẳng phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì tánh vô lượng của sắc tức chẳng phải sắc. Cho đến tánh vô lượng của mười tám pháp Phật bất cộng tức chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thật sâu xa, khó so lường, vô lượng thì khó tin hiểu, không nên thuyết cho Bồ-tát mới học Đại thừa. Vì sao? Vì sợ những vị ấy nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, tâm sẽ kinh hãi, lo sợ, nghi hoặc, hoặc sanh tâm hủy báng, không tin hiểu. Chỉ nên thuyết cho Bồ-tát Bất thối chuyển. Vì sao? Vì vị này nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, tâm không kinh hãi, không hoảng hốt, không sợ sệt, không nghi hoặc, không sanh tâm hủy báng, mà có lòng tin hiểu sâu xa.

Bấy giờ, trời Đế Thích hỏi Xá-lợi Tử:

- Nếu thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho hàng Bồ-tát mới học Đại thừa thì có những lỗi gì?

Xá-lợi Tử đáp:

- Nếu thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho hàng Bồ-tát mới học Đại thừa thì người kia nghe rồi sẽ kinh hãi, hoảng hốt, sợ sệt, nghi hoặc, sanh tâm hủy báng, không thể tin hiểu được. Do đó tạo nghiệp tăng trưởng nên chiêu cảm đọa vào đường ác, đắm chìm nơi ba đường ác, chịu khổ lớn lâu dài, khó chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì vậy, không nên ở trước các vị ấy mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Trời Đế Thích lại hỏi Xá-lợi Tử:

- Có Bồ-tát chưa thọ ký Vô thượng Bồ-đề, nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmtâm không kinh hãi, hoảng hốt, sợ sệt, nghi hoặc, không sanh tâm hủy báng, lại tin hiểu sâu xa không?

Xá-lợi Tử đáp:

Kiều-thi-ca! Có, vì Đại Bồ-tát này chẳng bao lâu sẽ được thọ ký đại Bồ-đề. Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát này nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tâm không kinh hãi, hoảng hốt, sợ sệt, nghi hoặc, không sanh tâm hủy báng, mà có lòng tin hiểu sâu xa. Nên biết Đại Bồ-tát này đã thọ ký quả vị Vô thượng đại Bồ-đề. Giả sử người chưa được thọ ký thì không quá một vị Phật hoặc hai vị Phật quyết định sẽ được thọ ký đại Bồ-đề.

Bấy giờ, Phật dạy Xá-lợi Tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát học Đại thừa lâu dài, phát đại nguyện lâu dài, hành sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dàivô lượng, vô biên Phật pháp khác, cúng dường nhiều đức Phật, phụng sự nhiều bạn lành, nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm thì tâm không kinh hãi, hoảng hốt, sợ sệt, nghi hoặc, mà có lòng tin hiểu sâu xa, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết cho người khác, hoặc lại viết chép, tu hành như lời thuyết.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con nay muốn nói một vài thí dụ, cúi xin Thế Tôn thương xót hứa khả.

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Ông cứ tùy ý nói.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Như có các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa. Trong mộng tu hành Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến an tọa nơi tòa diệu Bồ-đề, nên biết người này gần đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Huống chi có Bồ-tát vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, khi thức tu hành Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà lại không mau chóng chứng đắc để cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề hay sao?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát này không bao lâu sẽ được ngồi tòa diệu Bồ-đề, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, cứu độ các hữu tình.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, nên biết người này học Đại thừa đã lâu dài, căn lành đã thành thục, cúng dường nhiều đức Phật, phụng sự nhiều bạn lành, trồng nhiều cội phước đức nên có thể thành tựu được việc này.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy mà tin hiểu, thọ trì, đọc tụng tu tập, tuyên thuyết cho người khác, suy nghĩ đúng lý, nên biết người này hoặc đã được thọ ký đại Bồ-đề, hoặc gần được thọ ký đại Bồ-đề.

Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nếu như trụ nơi Đại Bồ-tát Bất thối, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề là do được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, tin hiểu sau xa, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, nương theo lời dạy mà tu hành, diễn thuyết cho người khác.

Bạch Thế Tôn! Ví như có người đi bộ qua đồng hoang, trải qua trăm do-tuần, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm trăm, thấy thấp thoáng hình ảnh thành ấp, vương quốc, đô thành ở phía trước, người thả trâu, vườn, rừng, ruộng v.v... Thấy các hình ảnh đó liền suy nghĩ: Thành ấp, vương quốc, đô thành cách đây không xa. Nghĩ như vầy rồi, thân tâm nhẹ nhàng, an nhiên, không sợ ác thú, ác tặc, đói khát.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, nếu được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, sanh tâm tin hiểu sâu xa, nên biết chẳng bao lâu sẽ được thọ ký, hoặc đã thọ ký mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đại Bồ-tát này không sợ rơi vào địa vị Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này đã được thấy nghe, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Đây là tướng đầu tiên của quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Phật dạy Xá-lợi Tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Thừa hành thần lực Phật, ông cứ việc nói tiếp.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Ví như có người muốn quan sát biển lớn, lần lần đi tới, trải qua thời gian dài không thấy núi rừng nữa, liền nghĩ: trước cảnh trạng này thì cách biển chẳng bao xa. Vì sao? Vì gần bờ biển, đất thấp dần, không có các núi rừng.

Bấy giờ, người kia tuy chưa thấy biển nhưng thấy cảnh gần đó, bèn sung sướng vui mừng. Ta nhất định sẽ được thấy biển, bản nguyện đã được viên mãn, người ấy rất thích thú.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, nếu được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, sanh lòng tin hiểu sâu xa. Đại Bồ-tát này tuy chưa được Phật hiện tiền thọ ký: “Ngươi ở đời sau, trải qua nhiều kiếp như vậy sẽ được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề”, nhưng tự biết lời thọ ký ấy chẳng bao xa. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này đã được thấy nghe, cúng dường, cung kính, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Đây là tướng đầu tiên của quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bạch Thế Tôn! Ví như hoa, quả, cây ở mùa xuân, lá cũ đã rơi, cành cây tươi tốt. Mọi người thấy vậy liền suy nghĩ: Hoa, quả, lá mới không bao lâu sẽ được mọc ra. Vì sao? Vì tướng ban đầu của hoa, quả, lá mới trổ ra. Người nam, nữ, lớn, nhỏ ở châu Thiệm-bộ thấy cảnh ấy, vui mừng sung sướng, đều nghĩ như vầy: Không bao lâu nữa chúng ta sẽ được thấy hoa quả sum suê.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, nếu được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này mà thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, sanh lòng tin hiểu sâu xa. Nên biết là do thiện căn đời trước được thành thục, cúng dường nhiều vị Phật, phụng sự nhiều bạn lành, không bao lâu sẽ được thọ ký đại Bồ-đề.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát này nên nghĩ như vầy: Đời trước nhất định ta có sức thiện căn thù thắng, có thể dẫn đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nhờ vậy mà nay thấy nghe, cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thọ trì, đọc tụng, sanh lòng tin hiểu, suy nghĩ đúng lý, tu tập tùy theo sức mình.

Bạch Thế Tôn! Nay trong hội này có các Thiên tử đã thấy Phật thuyết pháp này ở quá khứ, nên hớn hở vui mừng và cùng bàn luận: Ngày xưa các Đại Bồ-tát nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa liền được thọ ký. Bây giờ, các Bồ-tát đã nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa không bao lâu nhất định sẽ được thọ ký Bồ-đề.

Bạch Thế Tôn! Ví như người nữ mang thai đã lâu, thân thể chuyển động nặng nề, đứng ngồi bất an, ăn uống ngủ nghỉ ít dần, không thích nói nhiều, làm việc thường chán nản, mỏi mệt, chịu nhiều thống khổ, cho nên được nghỉ ngơi, không làm việc. Người mẹ chồng thấy dáng vẻ như thế biết cô này không bao lâu sẽ sanh.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, đời trước gieo trồng thiện căn, cúng dường nhiều đức Phật, phụng sự bạn lành lâu dài, các thiện căn thành thục. Bây giờ, nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, sanh tâm tin hiểu sâu xa, tu học tùy theo sức.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nhờ nhân duyên này nên biết không bao lâu được thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lúc bấy giờ, Phật khen ngợi Xá-lợi Tử:

- Lành thay! Lành thay! Ông khéo nói ví dụ về Bồ-tát, nên biết đều nhờ sức oai thần của Phật, làm cho ông phát sanh biện tài như vậy.

Khi đó, Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật là kỳ lạ! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khéo phó chúc cho các Đại Bồ-tát, khéo hộ trì các Đại Bồ-tát.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát cần cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đem lợi ích an lạc cho các hữu tình, thương xót nhiêu ích cho trời, người. Nên khi các Đại Bồ-tát này tinh cần tu học Bồ-tát đạo, chỉ vì muốn lợi ích vô lượng trăm ngàn các hữu tình, dùng bốn nhiếp sự mà giữ gìn: Một là bố thí; hai là ái ngữ; ba là lợi hành; bốn là đồng sự.

Đại Bồ-tát này tự mình an trụ đúng đắn mười thiện nghiệp đạo, cũng an lập cho người khác, khiến cho họ siêng năng tu học mười thiện nghiệp đạo.

Tự hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng khuyên người khác hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Tự hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Đại Bồ-tát này y chỉ vào phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy giáo hóa hữu tình chứng quả Dự lưu cho đến chứng đắc Độc giác Bồ-đề nhưng mình không chứng.

Đại Bồ-tát này tự mình siêng năng tinh tấn tu Bồ-tát hạnh, cũng khuyên người khác tu các Bồ-tát hạnh.

Tự mình an trụ Bồ-tát Bất thối chuyển, cũng khuyên người khác an trụ Bất thối chuyển.

Tự siêng năng, tinh tấn trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình, cũng lại khuyên người trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình.

Tự siêng năng phát khởi thần thông Bồ-tát, cũng khuyên người khác phát khởi thần thông Bồ-tát.

Tự siêng năng trang nghiêm thanh tịnh pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, cũng khuyên người khác siêng năng trang nghiêm thanh tịnh pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

Tự mình chứng đắc viên mãn biện tài, cũng khuyên người khác được viên mãn biện tài.

Tự hộ trì viên mãn sắc thân, đầy đủ các tướng tốt, cũng lại khuyên người khác hộ trì viên mãn sắc thân, đầy đủ các tướng tốt.

Tự hộ trì viên mãn hạnh đồng chơn, cũng khuyên người khác hộ trì viên mãn hạnh đồng chơn.

Tự tu hành bốn niệm trụ, cho đến trí nhất thiết tướng, cũng lại khuyên người khác tu hành bốn niệm trụ, cho đến trí nhất thiết tướng.

Tự chấm dứt tập khí phiền não tương tục, cũng lại khuyên người khác chấm dứt tập khí phiền não tương tục.

Tự chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, cứu độ các hữu tình, cũng lại khuyên người khác chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, cứu độ các hữu tình.

Lúc bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Hi hữu thay! Bạch Thiện Thệ! Hi hữu thay! Các Đại Bồ-tát thành tựu đại công đức như vậy, vì muốn lợi lạc tất cả hữu tình, nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, độ các hữu tình đến tận đời vị lai. Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế nào để mau được viên mãn?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát nào khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không thấy sắc tăng hoặc giảm; không thấy thọ, tưởng, hành, thức tăng hoặc giảm. Cho đến không thấy trí nhất thiết tăng hoặc giảm; không thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tăng hoặc giảm. Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy mau được viên mãn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm không thấy đây là pháp, đây là phi pháp; không thấy đây là quá khứ, đây là vị lai, đây là hiện tại; không thấy đây là thiện, đây là bất thiện, đây là vô ký; không thấy đây là hữu vi, đây là vô vi; không thấy đây là Dục giới, đây là Sắc giới, đây là Vô sắc giới; không thấy đây là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến đây là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cho đến không thấy đây là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa mau được viên mãn. Vì sao? Vì tất cả pháp vô tánh tướng, vô tác dụng, không thể chuyển, không dối trá, tánh không cứng chắc, không tự tại, không cảm thọ, xa lìa ngã cho đến xa lìa người thấy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Lời Như Lai thuyết thật bất khả tư nghì?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như Lai đã thuyết thì bất khả tư nghì.

Thiện Hiện nên biết! Sắc bất khả tư nghì nên lời thuyết của Như Lai bất khả tư nghì; thọ, tưởng, hành, thức bất khả tư nghì nên lời thuyết của Như Lai bất khả tư nghì. Cho đến trí nhất thiết bất khả tư nghì nên lời thuyết của Như Lai bất khả tư nghì; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bất khả tư nghì nên lời thuyết của Như Lai bất khả tư nghì.

Nếu Đại Bồ-tát nào khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tuy như thật biết sắc bất khả tư nghì nhưng không khởi tưởng bất khả tư nghì. Cho đến tuy như thật biết trí nhất thiết tướng bất khả tư nghì nhưng không khởi tưởng bất khả tư nghì, thì Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm mau được viên mãn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát nào khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, đối với sắc cho đến trí nhất thiết tướng không khởi tưởng bất tư nghì, hoặc bất khả tư nghì, thì Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm mau được viên mãn.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế ai có thể tin hiểu?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, gieo trồng thiện căn lâu dài, cúng dường nhiều đức Phật, phụng sự nhiều bạn lành, thì Đại Bồ-tát này đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm sanh lòng tin hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao biết được Đại Bồ-tát này tu sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, gieo trồng thiện căn lâu dài, cúng dường nhiều đức Phật, phụng sự nhiều bạn lành?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát nào khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, đối với sắc không khởi phân biệt, phân biệt không khác; đối với thọ, tưởng, hành, thức không khởi phân biệt, phân biệt không khác.

Đối với tướng sắc không khởi phân biệt, phân biệt không khác; đối với tướng thọ, tưởng, hành, thức không khởi phân biệt, phân biệt không khác.

Đối với tánh sắc không khởi phân biệt, phân biệt không khác; đối với tánh thọ, tưởng, hành, thức không khởi phân biệt, phân biệt không khác.

Cho đến đối với trí nhất thiết không khởi phân biệt, phân biệt không khác; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không khởi phân biệt, phân biệt không khác.

Đối với tướng trí nhất thiết không khởi phân biệt, phân biệt không khác; đối với tướng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không khởi phân biệt, phân biệt không khác.

Đối với tánh trí nhất thiết không khởi phân biệt, phân biệt không khác; đối với tánh trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không khởi phân biệt, phân biệt không khác. Vì sao? Vì sắc cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả tư nghì.

Thiện Hiện! Ông nên biết như vậy gọi là Đại Bồ-tát này tu sáu pháp Ba-la-mật-đa lâu dài, gieo trồng thiện căn lâu dài, cúng dường nhiều đức Phật, phụng sự nhiều bạn lành.

Khi ấy, Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế thật là sâu xa?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Sắc sâu xa nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa; thọ, tưởng, hành, thức sâu xa nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Cho đến trí nhất thiết sâu xa nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng sâu xa nên Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là kho báu lớn?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Có thể đem kho báu công đức cho hữu tình. Vì vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế là trân bảo lớn. Đem vật báu mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông cho hữu tình. Đem vật báu bố thí v.v... sáu pháp Ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng cho hữu tình. Đem vật báu quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề cho hữu tình. Đem vật báu tất cả Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, chuyển pháp luân vi diệu cho hữu tình. Cho nên, Bát-nhã ba-la-mật-đa tên là kho báu lớn.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm là thanh tịnh?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Vì tất cả pháp này thanh tịnh. Thiện Hiện nên biết! Sắc thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmthanh tịnh. Cho đến trí nhất thiết tướng thanh tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmthanh tịnh.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật là hi hữu! Bạch Thiện Thệ! Thật là hi hữu! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy vì rất sâu xa, nên gặp nhiều tai nạn, nhưng nay nói về tai nạn không sanh.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Các tai nạn của Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm nhiều nhưng nhờ thần lực Phật nên nay chỉ nói tai nạn không sanh. Vì vậy, các thiện nam, thiện nữ v.v… Đại thừa, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, nếu muốn viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập tư duy, tuyên thuyết cho người khác, thì nên mau chóng viết chép cho đến diễn thuyết. Vì sao? Vì các tai nạn của Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm rất nhiều. Chớ để việc viết chép cho đến diễn thuyết gặp tai nạn không được thành tựu.

Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này, hoặc một tháng, hai tháng, ba tháng cho đến một năm, viết chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy thì có thể được thành tựu, vì vậy phải siêng năng tinh tấn để tâm nơi việc viết chép. Trải qua thời gian như vậy, làm cho được thành tựu. Nếu muốn một tháng, hai tháng, ba tháng cho đến một năm thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, tuyên thuyết cho người khác nghe kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy thì có thể được thành tựu, vì vậy phải siêng năng tinh tấn để tâm thọ trì cho đến diễn thuyết, trải qua thời gian như vậy, làm cho được thành tựu. Vì sao? Vì Đại bảo thần châu Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm có rất nhiều tai nạn.

Khi ấy, Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật là hi hữu! Bạch Thiện Thệ! Thật kỳ lạ! Đại bảo thần châu Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm có rất nhiều tai nạn, nhưng có người viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, tuyên thuyết cho người khác, đối với người ấy, ác ma không gây tai nạn làm cho không viết chép cho đến diễn thuyết được?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ác ma đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, tuy muốn gây tai nạn làm cho không viết chép cho đến diễn thuyết, nhưng chúng không đủ sức gây tai nạn khiến cho việc làm của Bồ-tát kia không thành tựu.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nhờ thần lực của ai khiến cho ác ma kia gây tai nạn với các Bồ-tát viết chép kinh không được thành tựu?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Chính nhờ thần lực Phật khiến ác ma kia không gây tai nạn cho các Bồ-tát viết chép v.v…

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Cũng chính nhờ thần lực chư Phật ở mười phương tất cả thế giới, khiến ác ma không gây tai nạn với các Bồ-tát viết chép v.v…

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều cùng nhau hộ niệm các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, khiến ác ma kia không gây tai nạn các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa viết chép cho đến diễn thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì chư Phật Thế Tôn đều cùng nhau hộ niệm các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tạo nhiều thiện nghiệp, khiến cho ác ma kia không gây tai nạn.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu các Đại Bồ-tát đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy diễn thuyết, theo pháp tự nhiện như thế, thì được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácmười phương thế giới hiện đang thuyết pháp đều hộ niệm. Nếu được nhờ sự hộ niệm chư Phật, thì tự nhiên ác ma không gây tai nạn được.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu có thiện nam tử tịnh tín v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, nên nghĩ như vầy: Nay ta viết chép cho đến diễn thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, đều nhờ thần lực của chư Phật Thế Tônmười phương tất cả thế giới hiện đang thuyết pháp hộ niệm.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy diễn thuyết thì nhờ thần lực chư Phật mười phương từ bi hộ niệm, làm cho vị ấy tạo được thiện nghiệp thù thắng, các quân ác ma không gây tai nạn được?

Phật dạy Xá-lợi Tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, nên biết đều nhờ thần lực chư Phật Thế Tôn hộ niệm.

Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, thì tất cả Như Laimười phương thế giới đều là bạn lành. Do nhân duyên này nên hoan hỷ hộ niệm. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, thường được chư Phật Thế Tôn hiện đang thuyết phápmười phương tất cả thế giới, dùng Phật nhãn quán chiếu. Do nhân duyên này nên từ bi hộ niệm. Họ làm việc lành gì cũng được thành tựu.

Lúc bấy giờ, Phật dạy Xá-lợi Tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thì thường được chư Phật Thế Tôn hiện đang thuyết phápmười phương tất cả thế giới, dùng Phật nhãn quán chiếu, hiểu rõ, hộ niệm, làm cho các ác ma không não hại được. Các thiện nghiệp đã tạo đều mau thành tựu.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ v.v… trụ Bồ-tát thừa, nếu đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, nên biết vị này đã đến gần trí nhất thiết trí, các ma oán không gây tai nạn được.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, nếu viết chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, dùng các loại trang nghiêm, thọ trì, đọc tụng, nên biết đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, sanh lòng tin hiểu sâu xa, dùng các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thì các thiện nam, thiện nữ v.v… này thường được Như Lai dùng Phật nhãn quán chiếu, hiểu rõ, hộ niệm. Do nhân duyên này nhất định sẽ được lợi ích lớn, quả báo lớn.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam, thiện nữ v.v… trụ Bồ-tát thừa, nếu viết chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thì nhờ thiện căn này cho đến đạt được địa vị Bất thối chuyển, thường không xa lìa chư Phật, Bồ-tát, mãi nghe Chánh pháp, không đọa vào cảnh giới ác, sanh trong trời, người, hưởng sự an ổn, vui sướng. Các thiện nam, thiện nữ v.v… do thiện căn này cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thường không xa lìa tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác. Do đây, cho nên mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Do nhân duyên này, các thiện nam, thiện nữ v.v… sẽ đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì vậy, đối với kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, nên siêng năng viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, tuyên thuyết cho người khác nghe, cúng dường, cung kính không tạm dừng bỏ.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, sau khi Phật Niết-bàn thì hưng thịnh ở phương nào?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sau khi Ta Niết-bàn, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế dần dần hưng thịnh ở phương Đông nam. Phương kia có nhiều Bí-sô, Bí-sô-ni, Ổ-ba-sách-ca, Ổ-ba-tư-ca an trụ Đại thừa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, với lòng tin ưa sâu xa, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Do thiện căn này nên không đọa vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh trong loài người, hưởng phú quí an lạc. Nhờ thế lực ấy nên tăng trưởng lợi ích sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm cho mau chóng viên mãn. Nhân nơi đó có thể cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Về sau nương vào pháp Tam thừa, lần lần tu tập mà được xuất ly.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Sau khi Ta Niết-bàn, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế sẽ dần hưng thịnh, từ phương Đông Nam đến phương Nam. Phương kia có các Bí-sô, Bí-sô-ni, Ổ-ba-sách-ca, Ổ-ba-tư-ca an trụ Đại thừa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, sanh lòng tin ưa sâu xa, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết. Lại đem các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Do thiện căn này nên không rơi vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh trong loài người, hưởng phú quí an lạc. Nhờ thế lực ấy, nên tăng trưởng sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm cho mau chóng viên mãn. Nhân đây, lại có thể cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Về sau nương vào pháp Tam thừa, lần lần tu tập mà được xuất ly.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Sau khi Ta Niết-bàn, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế sẽ lần lần hưng thịnh từ phương Nam đến phương Tây Nam. Phương kia có các Bí-sô, Bí-sô-ni, Ổ-ba-sách-ca, Ổ-ba-tư-ca an trụ Đại thừa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, sanh lòng tin ưa sâu xa, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết. Lại đem các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Do thiện căn này nên không rơi vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh trong loài người, hưởng sự phú quí an lạc. Nhờ thế lực ấy, nên tăng trưởng lợi ích sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm cho mau chóng viên mãn. Nhân đây, lại có thể cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Về sau nương vào pháp Tam thừa, lần lần tu tập mà được xuất ly.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Sau khi Ta Niết-bàn, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế sẽ lần lần hưng thịnh từ phương Tây Nam đến phương Tây Bắc. Phương kia có các Bí-sô, Bí-sô-ni, Ổ-ba-sách-ca, Ổ-ba-tư-ca an trụ Đại thừa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, với lòng tin ưa sâu xa, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Nhờ thiện căn này nên không rơi vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh trong loài người, hưởng sự phú quí an lạc. Do thế lực kia, nên tăng trưởng lợi ích sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm cho mau chóng viên mãn. Nhân đây, lại có thể cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Sau đó, nương theo pháp Tam thừa, lần lần tu tập mà được xuất ly.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Sau khi Ta Niết-bàn, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế sẽ lần lần hưng thịnh từ phương Tây Bắc đến phương Bắc. Phương kia có các Bí-sô, Bí-sô-ni, Ổ-ba-sách-ca, Ổ-ba-tư-ca an trụ Đại thừa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, với lòng tin ưa sâu xa, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy diễn thuyết. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Nhờ thiện căn này nên không rơi vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh trong loài người, hưởng sự phú quí an lạc. Do thế lực kia, nên tăng trưởng lợi ích sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm cho mau chóng viên mãn. Nhân đây, lại có thể cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Sau đó, nương theo pháp Tam thừa, lần lần tu tập mà được xuất ly.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Sau khi Ta Niết-bàn, kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như thế sẽ lần lần hưng thịnh từ phương Bắc đến phương Đông Bắc. Phương kia có các Bí-sô, Bí-sô-ni, Ổ-ba-sách-ca, Ổ-ba-tư-ca an trụ Đại thừa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, với lòng tin ưa sâu xa, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Nhờ thiện căn này nên không rơi vào đường ác, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh trong loài người, hưởng sự phú quí an lạc. Do thế lực kia, nên tăng trưởng lợi ích sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm cho mau chóng viên mãn. Nhân đây, lại có thể cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Sau đó, nương theo pháp Tam thừa, lần lần tu tập mà được xuất ly.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Sau khi ta Niết-bàn năm trăm năm, Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm ở phương Đông Bắc làm Phật sự lớn. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã tôn trọng pháp, là kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cùng nhau hộ niệm.

Xá-lợi Tử! Chẳng phải sở đắc của Phật, pháp Tỳ-nại-da Vô thượng chánh pháp có tướng mai một. Sở đắc của chư Phật, pháp Tỳ- nại-da Vô thượng chánh pháp tức là kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm.

Xá-lợi Tử! Phương Đông Bắc kia các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmlòng tin ưa sâu xa, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, thì Ta thường hộ niệm, làm cho không bị tổn não.

Xá-lợi Tử! Phương Đông Bắc kia các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, viết chép kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy. Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính. Ta nhất định nói do thiện căn kia nên không rơi vào đường ác, sanh trong cõi trời, người, thường hưởng thọ phú quí, an lạc. Nhờ thế lực kia nên tăng trưởng lợi ích sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm cho mau được viên mãn. Nhân đây, lại có thể cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Về sau nương theo pháp Tam thừa, lần lần tu học, chứng đắc Niết-bàn. Vì sao? Xá-lợi Tử! Ta dùng Phật nhãn quán sát chứng biết, xưng dương, tán thán phước đức đã đạt được của các thiện nam, thiện nữ v.v... kia. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên, dưới cũng dùng Phật nhãn quán sát chứng biết, xưng dương, tán thán phước đức đã đạt được của các thiện nam, thiện nữ v.v… kia.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sau khi Phật Niết-bàn năm trăm năm, ở phương Đông Bắc Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm có được lưu truyền cùng khắp không?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Sau khi Ta Niết-bàn năm trăm năm, ở phương Đông Bắc Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm sẽ được lưu truyền.

Xá-lợi Tử! Sau khi Ta Niết-bàn năm trăm năm rồi, ở phương Đông Bắc kia có các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Đại thừa, nếu được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, sanh lòng tin ưa sâu xa, viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, nên biết những vị ấy đã phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề lâu dài, tu các hạnh Đại Bồ-tát lâu dài, cúng dường nhiều đức Phật, phụng sự nhiều bạn lành, tu tập giới thân, tuệ tâm lâu dài. Các thiện căn đều thuần thục. Nhờ sức phước đức này nên được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, có lòng tin sâu xa, lại viết chép, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, tuyên thuyết, khai thị cho các hữu tình.

Quyển thứ 508
HẾT

 

02

Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sau khi Phật nhập Niết-bàn năm trăm năm, Chánh pháp sắp muốn diệt, ở phương Đông Bắc sẽ có bao nhiêu thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm tâm tin ưa. Lại có thể viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, tuyên thuyết cho người khác?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Sau khi Ta nhập Niết-bàn năm trăm năm, về sau lúc Chánh pháp sắp diệt, ở phương Đông Bắc tuy có vô lượng các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa nhưng ít được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, thâm tâm ưa thích, lại có thể viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, tuyên thuyết cho người khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam tử v.v… kia an trụ Đại thừa, nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, tâm họ không khiếp sợ, không khủng hoảng, không kinh hãi, thâm tâm tin ưa, hoặc viết chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, thật hy hữu. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì những thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, đã từng gần gũi cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi vô lượng Như Lai và các Bồ-tát, thưa hỏi nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa không bao lâu, nhất định sẽ viên mãn bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Cho đến không bao lâu nhất định sẽ viên mãn trí nhất thiết tướng và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa kia được tất cả Như Lai hộ niệm, được vô số bạn lành giúp đỡ, được các thiện căn thù thắng gìn giữ, vì muốn làm lợi ích cho các chúng sanh, nên cầu đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Xá-lợi Tử! Ta thường vì những thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa thuyết pháp tương ưng với trí nhất thiết. Trong quá khứ, Như Lai cũng thường vì họ thuyết pháp tương ưng với trí nhất thiết. Do nhân duyên này, đời sau các thiện nam, thiện nữ v.v… ấy mới có thể cầu đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì người khác thuyết pháp như vậy, giúp cho họ đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Những thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa kia, thân tâm an định, các ma vương và bè đảng xấu ác còn không thể phá hoại tâm mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, huống gì những kẻ ưa làm ác muốn hủy báng Bát-nhã ba-la-mật-đa, sao có thể trở ngại tâm kia, khiến cho họ không tinh tấn cầu đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, nghe Ta thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, tâm họ vui mừng vì được diệu pháp rộng lớn, có khả năng an lập vô lượng hữu tình vào pháp thắng thiện, đạt tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Hôm nay, các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa ở trước Ta phát thệ nguyện rộng lớn như vầy: “Con sẽ an lập vô số trăm ngàn các loài hữu tình, khiến họ phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh của Đại Bồ-tát, thị hiện, hướng dẫn, khuyến khích, khen ngợi, khiến họ hoan hỉ đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cho đến khi được thọ ký Bất thối chuyển.” Ta rất tùy hỷ đối với thệ nguyện đó. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì Ta xét thấy các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này đã phát thệ nguyện rộng lớn, giữa tâm và lời nói tương ưng nhau. Ở đời chắc chắn họ có thể an lập được vô số trăm ngàn loài hữu tình, khiến loài hữu tình phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh của Đại Bồ-tát, thị hiện, hướng dẫn, khuyến khích, khen ngợi, vui mừng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cho đến khi được thọ ký Bất thối chuyển.

Trong quá khứ, các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này cũng ở trước vô lượng đức Phật phát thệ nguyện rộng lớn: “Con phải an lập vô lượng trăm ngàn loài hữu tình, khiến họ phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh của Đại Bồ-tát, thị hiện, khuyên bảo, hướng dẫn, khen ngợi, vui mừng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cho đến khi được thọ ký Bất thối chuyển.” Trong quá khứ, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng rất tùy hỷ đối với thệ nguyện ấy. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì chư Phật quá khứ cũng quán thấy các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này đã phát nguyện rộng lớn, giữa tâm và lời nói của họ tương ưng với nhau.

Trong tương lai, nhất định họ có thể an lập được vô lượng trăm ngàn các loài hữu tình, khiến loài hữu tình phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh của Đại Bồ-tát, thị hiện, hướng dẫn, khuyến khích, khen ngợi, khiến họ vui mừng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cho đến khi được thọ ký Bất thối chuyển.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Các thiện nam tử trụ Đại thừa này tin hiểu rộng lớn, có thể nương sắc, thanh, hương, vị, xúc vi diệu để tu bố thí rộng lớn. Tu hạnh bố thí rồi, có thể vun trồng thiện căn rộng lớn. Nhờ thiện căn này nên có thể lãnh thọ quả báo rộng lớn. Lãnh thọ được quả báo rộng lớn như vậy chỉ vì lợi ích tất cả hữu tình. Đối với tất cả hữu tình có thể xả bỏ được tất cả sở hữu trong và ngoài. Hồi hướng những thiện căn đã gieo trồng như vậy, nguyện sanh về cõi nước chư Phật ở phương khác, hiện có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâmVô thượng pháp này.

Những người nghe Vô thượng pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm rồi, có thể an lập vô lượng trăm ngàn các loài hữu tình ở trong cõi Phật ấy, khiến họ phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh của Đại Bồ-tát, thị hiện, hướng dẫn, khuyến khích, khen ngợi, vui mừng, khiến họ được Bất thối chuyển đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Khi ấy, Xá-lợi Tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật hy hữu! Bạch Thiện Thệ! Thật kỳ lạ! Đối với các pháp trong quá khứ, vị lai, hiện tại, đức Phật hoàn toàn chứng tri. Ngài hoàn toàn chứng tri tất cả pháp, chơn như, pháp giới, rộng nói cho đến cảnh giới bất tư nghì, hoàn toàn chứng tri giáo nghĩa sai khác của các pháp. Hoàn toàn chứng tri tâm hành sai khác của các hữu tình. Hoàn toàn chứng tri chư Phật, Bồ-tát, Thanh văncõi Phật v.v... trong quá khứ. Ngài hoàn toàn chứng tri chư Phật, Bồ-tát, Thanh văncõi Phật trong đời vị lai. Hoàn toàn chứng tri chư Phật, Bồ-tát, Thanh văncõi Phật trong hiện tại. Đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương cõi, việc thuyết pháp về Bồ-tát, Thanh văn, cõi Phật v.v... Ngài đều chứng tri hoàn toàn.

Bạch Thế Tôn! Đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa, Đại Bồ-tát nào tinh tấn, dõng mãnh thường cầu chẳng dừng nghỉ, có khi không chứng được sáu pháp Ba-la-mật-đa chăng?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa, Đại Bồ-tát ấy thường tinh tấn, dõng mãnh, vui cầu chẳng dừng nghỉ nên tất cả thời đều chứng được, không có thời nào chẳng chứng cả. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa, Đại Bồ-tát ấy thường tinh tấn, dõng mãnh, vui cầu chẳng dừng nghỉ nên chư Phật, Bồ-tát thường hộ niệm.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát kia có lúc không chứng được kinh tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, làm sao có thể nói vị ấy chứng được sáu pháp Ba-la-mật-đa này?

Phật dạy:

- Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát thường dõng mãnh tín cầu sáu pháp Ba-la-mật-đa, chẳng kể thân mạng mà có lúc không chứng được kinh tương ưng với pháp đó, điều này không thể có. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì Đại Bồ-tát ấy cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thị hiện, hướng dẫn, khuyến khích, khen ngợi, vui vẻ với các loài hữu tình, khiến họ thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu học kinh điển tương ưng sáu pháp Ba-la-mật-đa này. Do thiện căn này nên dù sanh chỗ nào cũng thường được tương ưng khế kinh với sáu pháp Ba-la-mật-đa này để thọ trì, đọc tụng, dõng mãnh, tinh tấn như pháp tu hành, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Nếu chưa chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì trong khoảng thời gian đó thường không tạm bỏ.

 
XIV. PHẨM VIỆC MA

Bấy giờ, Thiện Hiện bạch Phật:

- Đức Phật đã khen ngợi công đức của Bồ-tát, vì chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên siêng năng dõng mãnh tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật. Làm sao biết việc ma đã cản trở các Đại Bồ-tát ấy khi tu hành hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào biện tài vui nói pháp hồi lâu rồi mới thuyết, phải biết đó là việc ma của Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Nguyên nhân nào mà nói Đại Bồ-tát biện tài vui nói pháp hồi lâu rồi mới thuyết, là việc ma?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa khó được viên mãn. Do nhân duyên này nên nói đó là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào vì biện tài vui nói pháp hồi lâu rồi mới thuyết, phải biết đó là việc ma của Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Nguyên nhân nào mà nói Bồ-tát biện tài vui nói pháp hồi lâu rồi mới thuyết, là việc ma của Bồ-tát?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, biện tài vui nói pháp vội vã phát khởi sự tu hành, nên đó là việc ma.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâuuể oải, ợ ngáp, giỡn cười vô cớ, khinh tiện lẫn nhau, thân tâm phiền loạn, đảo lộn câu văn, mê lầm nghĩa lý, chẳng cảm nhập được ý hay, việc rủi ro liền đến nên việc biên chép chẳng trọn vẹn. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, nói nghe kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu uể oải, ợ ngáp, giỡn cười vô cớ, khinh tiện lẫn nhau, thân tâm phiền loạn, đảo lộn câu văn, mê lầm nghĩa lý, chẳng cảm nhập được ý hay, việc rủi ro liền đến nên việc làm chẳng thành tựu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Vì nguyên nhân nào mà có những thiện nam tử v.v… an trụ Bồ-tát thừa, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, chợt nghĩ như vầy: Đối với kinh này, ta chẳng cảm nhận được ý hay, sao phải dụng công khổ cực lắng nghe kinh này làm chi. Nghĩ như vậy rồi, liền bỏ đi, hoặc thọ trì, đọc tụng, tư duy, tu tập, biên chép, diễn nói cũng lại như vậy?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… an trụ Bồ-tát thừa này, do đời quá khứ tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa bố thí v.v... chưa lâu dài, nên đối với kinh này chẳng cảm nhận được ý hay, tâm chẳng ưa chuộng nên liền xả bỏ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc nghĩ thế này: Đối với kinh này, chúng ta chẳng được thọ ký thì nghe làm gì? Tâm chẳng thanh tịnh nên từ chỗ ngồi đứng dậy, nhàm chán bỏ đi, chẳng có tâm lưu luyến. Phải biết đó là việc ma của Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Vì sao trong kinh thâm sâu này lại chẳng thọ ký cho họ, khiến họ nhàm chán bỏ đi, không lưu luyến?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Bồ-tát chưa nhập vào ngôi Chánh tánh ly sanh thì không nên thọ ký đại Bồ-đề. Nếu thọ ký cho họ, họ càng tăng thêm kiêu mạn, buông lung, chỉ có tổn chứ không có ích, nên không được thọ ký.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa nếu có suy nghĩ: Ở trong đây chẳng nói đến danh hiệu chúng ta thì nghe làm gì? Tâm chẳng thanh tịnh, liền đứng dậy nhàm chán bỏ đi, không lưu luyến. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Vì sao trong kinh thâm sâu này chẳng nói đến danh hiệu Bồ-tát ấy?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Bồ-tát chưa được thọ ký đại Bồ-đề, theo pháp là như vậy, không nên nói danh hiệu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa, nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu có suy nghĩ: Trong đây chẳng nói đến thành ấp, xóm làng, chỗ chúng ta sanh thì nghe làm gì? Tâm chẳng thanh tịnh, liền đứng dậy, nhàm chán bỏ đi, không lưu luyến. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Vì sao trong kinh thâm sâu này chẳng nói về xóm làng, thành ấp, chỗ sanh của Bồ-tát ấy?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Khi chưa thọ ký danh hiệu của Bồ-tát ấy thì không nên nói về chỗ sanh và những chỗ khác.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa, khi nghe thuyết kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, tâm không thanh tịnh mà bỏ đi, tùy theo mức độ tâm không thanh tịnh và sự nhàm chán kinh này cất bước đi nhiều ít, liền bị tổn giảm công đức ở kiếp tương ưngtội chướng ngại Bồ-đề tương xứng. Khi họ chịu tội rồi, phải trải qua thời gian như trước để phát khởi sự siêng năng tinh tấn, cầu đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu các hạnh khổ khó hành của Bồ-tát mới được trở lại như trước. Cho nên, nếu muốn mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, Bồ-tát không nên chán bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu để cầu học kinh điển, phải biết đây là việc ma của Bồ-tát. Vì sao? Vì các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa, xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu là cội gốc của trí nhất thiết trí, mà học các kinh khác là nhánh lá thì chắc chắn không thể chứng quả Bồ-đề của Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Những kinh điển nào là nhánh, lá không thể hướng đến trí nhất thiết trí?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nếu pháp tương ưng với Nhị thừa gồm bốn niệm trụ, rộng nói cho đến tám chi thánh đạo, ba môn giải thoát, trí bốn đế v.v... Các thiện nam tử v.v… tu học trong đó chỉ đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, chẳng chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đây gọi là những kinh nhánh, lá, không thể đạt đến trí nhất thiết trí.

Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu chắc chắn đạt đến trí nhất thiết trí, có thế lựccông dụng lớn như gốc cây. Các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa này, xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa cầu học kinh khác thì nhất định không chứng được trí nhất thiết trí. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường sanh ra các chúng Đại Bồ-tát, và tất cả công đức thế gian, xuất thế gian. Các kinh điển khác không có công dụng này. Nếu Đại Bồ-tát tu học Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là tu học tất cả công đức quí báu ở thế gianxuất thế gian của chúng Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như con chó đói bỏ thức ăn của ông chủ, lại theo tôi tớ mà tìm cầu miếng ăn. Ở đời vị lai sẽ có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu là cội gốc của tất cả Phật pháp, lại cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, sự việc ấy cũng vậy. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người muốn tìm voi lớn. Được voi rồi lại bỏ đi mà tìm dấu chân voi. Ý ông thế nào? Người kia khôn không?

Thiện Hiện đáp:

- Người ấy chẳng khôn.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ở đời vị laithiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu là cội gốc của tất cả Phật pháp, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, sự việc ấy cũng như vậy. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như có người muốn thấy biển cả, đã đến bờ biển lại xem dấu chân trâu, ý nghĩ như vầy: Nước trong biển cả lượng nó sâu rộng như thế này chăng? Ý ông thế nào? Người đó khôn không?

Thiện Hiện đáp:

- Người ấy chẳng khôn.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ở đời vị lai có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, xả bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu là cội gốc của tất cả Phật pháp, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, sự việc ấy cũng như vậy. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người thợ giỏi hay đệ tử vị ấy muốn tạo ra cung điện lớn như cung điện thù thắng của trời Đế Thích. Thấy cung điện ấy rồi, liền phát họa quy mô như cung điện Nhật Nguyệt. Ý ông thế nào? Người thợ giỏi hay đệ tử vị ấy có thể tạo ra được điện lớn như cung điện thù thắng của trời Đế Thích không?

Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ý ông hiểu sao? Người kia có khôn không?

Thiện Hiện đáp:

- Người kia chẳng phải khôn mà là loại người ngu si.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ở đời vị lai có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, muốn đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, lại cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, sự việc ấy cũng như vậy. Người kia chắc chắn không chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người muốn thấy Chuyển luân vương. Thấy rồi nhưng chẳng biết, bèn bỏ đi chỗ khác, gặp Tiểu quốc vương, xem xét hình tướng, nghĩ như vầy: Hình tướngoai đức của Chuyển luân Thánh vương và vị này nào có khác. Ý ông thế nào? Người kia khôn không?

Thiện Hiện đáp:

- Người ấy chẳng phải khôn.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ở đời vị lai có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa cũng lại như vậy, muốn đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, còn nói kinh điển này cùng với kia nào có khác thì dùng kia làm gì. Do nguyên nhân này chắc chắn người ấy chẳng chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người đói được thức ăn ngon trăm vị lại bỏ đi mà tìm ăn cơm thứ gạo để sáu mươi ngày. Ý ông thế nào? Người ấy khôn không?

Thiện Hiện đáp:

- Người ấy chẳng khôn.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ở đời vị lai có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, muốn tìm trí nhất thiết trí ở trong ấy thật luống uổng nhọc nhằn, rốt cuộc chẳng được gì. Ý ông thế nào? Người kia khôn không?

Thiện Hiện đáp:

- Người ấy chẳng khôn.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người nghèo được ngọc vô giá lại vứt bỏ mà lấy loại Ca-giá-mạc-ni (thuỷ tinh) tầm thường. Ý ông thế nào? Người ấy khôn không?

Thiện Hiện đáp:

- Người ấy chẳng khôn.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ở đời vị lai có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, mong được trí nhất thiết trí ở trong kinh điển ấy chỉ phí sức, nhọc công mà chẳng được gì. Ý ông thế nào? Người ấy khôn không?

Thiện Hiện đáp:

- Người ấy chẳng khôn.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, khi biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, các biện luận linh tinh dấy khởi, muốn nói các loại pháp môn sai khác, khiến cho việc chép kinh chẳng được hoàn hảo. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Sao gọi là nhiều sự biện luận? Nghĩa là ưa nói sắc, thanh, hương, vị, xúc, ưa nói sáu pháp Ba-la-mật-đa, ưa nói về Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới; ưa nói công đức thọ trì, đọc tụng; ưa nói về tu các phước nghiệp khác như khán bệnh v.v…; ưa nói về niệm trụ cho đến chi đạo; ưa nói tất cả tịnh lự giải thoát, đẳng trì, đẳng chí; ưa nói pháp nội Không cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nên biết đều là việc ma của Bồ-tát.

Vì sao? Vì đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, muốn thuyết pháp tướng đều hoàn toàn bất khả đắc, vì không tầm tứ, vì khó nghĩ bàn, vì không có sự lo nghĩ, vì không sanh diệt, vì không nhiễm tịnh, vì không định loạn, vì xa lìa danh tự, ngôn ngữ, vì bất khả thuyết, vì bất khả đắc. Vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, các pháp như trước đã nói đều không có sở hữuhoàn toàn bất khả đắc.

Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, khi biên chép kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, bị các pháp như thế rối loạn tâm họ, khiến cho việc làm ấy không được hoàn thành. Cho nên nói đó là việc ma của Bồ-tát.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Có thể biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu được không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Không thể biên chép được. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, sáu pháp Ba-la-mật-đa như Bát-nhã v.v... đều không có tự tánhhoàn toàn bất khả đắc. Nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng cũng không có tự tánhhoàn toàn bất khả đắc.

Thiện Hiện nên biết! Tự tánh các pháp đều vô sở hữu, hoàn toàn bất khả đắc, tức là vô tánh. Vô tánh như thế tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Chẳng phải pháp vô tánh có thể biên chép vô tánh. Cho nên Ta nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu không thể biên chép được.

Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, nếu khởi lên tưởng vô tánh đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa, phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nếu các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa nghĩ thế này: Ta dùng văn tự biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa. Những kẻ kia dựa vào văn tựchấp trước Bát-nhã ba-la-mật-đa. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, tất cả Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đều không có văn tự; sắc cho đến thức cũng không văn tự; rộng nói cho đến trí nhất thiết tướng cũng không văn tự. Cho nên không chấpvăn tự để biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Thiện Hiện nên biết! Nếu các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, chấp thế này: Trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, tất cả Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đều không có văn tự; sắc cho đến thức cũng không văn tự; rộng nói cho đến trí nhất thiết tướng cũng không văn tự. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, nếu các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa nghĩ về quốc độ, hoặc nghĩ về thành ấp, kinh đô, nơi chốn, hoặc nghĩ về thầy bổn sư, hoặc nghĩ về thầy dạy, hoặc nghĩ về bạn đồng học, hoặc nghĩ về bạn quen biết, hoặc nghĩ về cha mẹ, hoặc vợ con, hay anh em, chị em, hoặc nghĩ về bà con, bạn bè, hoặc nghĩ về quốc vương, đại thần, hoặc nghĩ về giặc cướp, hay thú dữ, hoặc nghĩ về người ác, hay quỉ dữ, hoặc nghĩ về chúng hội, hoặc nghĩ đến sự du hí, hoặc nghĩ báo oán, báo ơn, hoặc nghĩ về những hành nghiệp khác. Phải biết đây đều là việc ma của Bồ-tát. Vì ma dùng việc này quấy nhiễu Bồ-tát, làm cho những việc đang làm chẳng được thành tựu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này được danh lợi lớn, được cúng dường, cung kính những thứ như y phục, đồ ăn uống, giường nằm, thuốc thang lúc bệnh duyên và những của cải khác. Nếu họ đắm vào việc này thì phế bỏ sự nghiệp. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, có những ác ma mang những thứ sách luận thế tục, hoặc kinh điển tương ưng với Nhị thừa, trá hiện bạn thân trao cho Bồ-tát. Trong đây cũng nói rộng cho đến các thắng sự của thế tục, hoặc rộng nói cho đến các uẩn, xứ, giới, lý duyên khởi chắc thật, hoặc ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, ba môn giải thoát, bốn tịnh lự v.v..., chúng ma nói: “Kinh điển này ý nghĩa thâm thúy, phải siêng tu học, bỏ việc tu tập kinh kia đi.” Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này phương tiện thiện xảo khước từ, không nên nhận lấy sách luận thế tụcác ma đã cho, hoặc kinh điển tương ưng với Nhị thừa. Vì sao? Vì sách luận thế tục, và kinh điển Nhị thừa không thể dẫn đến trí nhất thiết trí, chẳng phải hướng tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Phương tiện không trái ngược nhưng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất là trở ngại.

Thiện Hiện nên biết! Trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, Ta đã nói rộng phương tiện thiện xảo về đạo Đại Bồ-tát, nếu ở trong đây siêng năng tu học sẽ mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, vì không có phương tiện thiện xảo nên bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thọ học sách luận thế tục của ác makinh điển Nhị thừa. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Những người thường nghe pháp, vui nghe, thích nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nhưng người thuyết pháp ham vui, lười biếng chẳng muốn thuyết pháp cho người khác, cũng chẳng bố thí cùng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Những người thường thuyết pháp, tâm họ chẳng ham vui, cũng chẳng lười biếng, ưa thuyết, muốn cho Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu phương tiện khích lệ, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập. Nhưng những người được nghe pháp thì biếng nhác ham vui, chẳng muốn nghe nhận cho đến tu tập. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Những người thường nghe pháp, vui nghe, muốn nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nhưng những vị thuyết pháp thì muốn đến phương khác, chẳng chịu truyền dạy. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Những người thuyết pháp thì vui thuyết, ưa cho Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu phương tiện khích lệ, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập. Nhưng những người được nghe muốn đi nơi khác, chẳng chịu nghe. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thường thuyết pháp đủ các ác dục lớn, ham chuộng danh lợi, y phục, đồ ăn uống, giường nằm, thuốc thang và những của cải khác, nhận sự cúng dường, cung kính tâm không biết đủ. Còn người nghe pháp thì thiểu dục, vui đủ, tu hạnh viễn ly, dõng mãnh siêng năng, đủ niệm, định, tuệ, chán ghét lợi dưỡng, cung kính danh dự. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người hay thuyết pháp thì ít muốn, vui đủ, tu hạnh viễn ly, dõng mãnh siêng năng, đủ niệm, định, tuệ, chán ghét lợi dưỡng, cung kính danh dự. Còn người được nghe pháp thì đủ các ác dục lớn, ham chuộng danh lợi, y phục, đồ ăn uống, giường nằm, thuốc thang và những của cải khác, đối với sự cúng dường, cung kính tâm không nhàm đủ. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp thì tu hành mười hai công đức Đầu-đà, nghĩa là ở chỗ vắng vẻ cho đến chỉ chứa ba y. Kẻ được nghe pháp chẳng hành mười hai công đức Đầu-đà. Hai bên không hòa hợp, chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người được nghe pháp thì hành mười hai công đức Đầu-đà. Người thuyết pháp chẳng hành mười hai công đức Đầu-đà. Hai bên không hòa hợp, chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp có tín, có giới, thích vì người khác thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, phương tiện khích lệ biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập. Những người nghe pháp không có tín, không giới, chẳng ưa lắng nghe. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp có tín, có giới, ưa nghe, ưa hỏi, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nhưng người thuyết pháp không tín, không giới, không muốn truyền dạy. Hai bên không hòa hợp, chẳng được nói nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp tâm không xan lận, hay xả tất cả. Nhưng người nghe pháp thì tâm có xan lận, chẳng thường buông xả. Hai bên không hòa hợp, chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp tâm không xan lận, thường xả bỏ tất cả. Nhưng người thuyết pháp tâm có xan lận, không thường xả bỏ và bố thí. Hai bên không hòa hợp, chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp muốn cúng dường người thường thuyết pháp y phục, đồ ăn uống, giường nằm, thuốc thang và những của cải khác. Nhưng người thuyết pháp không muốn nhận dùng. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, thọ trì, biên chép, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp muốn được người nghe pháp cung cấp y phục, đồ ăn uống, giường nằm, thuốc thang và những của cải khác. Nhưng người được nghe pháp không muốn cung cấp. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp thành tựu khai trí, chẳng ưa nói rộng. Nhưng người nghe pháp thành tựu diễn trí, chẳng muốn nói lược. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp thành tựu khai trí, chẳng ưa nói rộng. Nhưng người thuyết pháp thành tựu diễn trí, chẳng ưa nói lược. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp chuyên biết rộng thứ lớp và pháp nghĩa của mười hai phần giáo, gồm Khế kinh cho đến Luận nghị. Nhưng người nghe pháp thì chẳng ưa biết rộng về thứ lớp và pháp nghĩa của mười hai phần giáo. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp chuyên ưa biết rộng về thứ lớp và pháp nghĩa của mười hai phần giáo. Nhưng người thuyết pháp chẳng thích biết rộng về thứ lớp và pháp nghĩa của mười hai phần giáo. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp thành tựu sáu pháp Ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa. Nhưng người nghe pháp không có đức này. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp thành tựu sáu pháp Ba-la-mật-đa, lại có phương tiện thiện xảo đối với sáu pháp Ba-la-mật-đa. Nhưng người thuyết pháp thì không có đức này. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp đã chứng được Đà-la-ni, nhưng người nghe pháp chưa được Đà-la-ni. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp đã chứng được Đà-la-ni, nhưng người thuyết pháp chưa chứng được Đà-la-ni. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhưng người thuyết pháp muốn được cung kính, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nhưng người nghe pháp chẳng theo ý người kia. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp muốn được cung kính, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nhưng người thuyết pháp chẳng theo ý kia. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp đã xa lìa xan tham, đã lìa năm pháp ngăn che. Nhưng người nghe pháp chưa lìa xan tham, chưa lìa năm pháp ngăn che. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp đã xa lìa xan tham, đã lìa năm pháp ngăn che. Nhưng người thuyết pháp chưa xa lìa xan tham, chưa lìa năm pháp ngăn che. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, nếu có người đến nói về các sự khổ cực ở ba đường ác. Nhân đây lại bảo: Đối với với thân này, ông nên siêng năng tinh tấn, mau diệt hết gốc khổ mà vào Niết-bàn, lưu lại làm gì trong biển cả sanh tử, chịu trăm ngàn đau khổ bức bách, để cầu đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do lời nói này mà việc biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu của người kia được rốt ráo. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, có người đến khen các việc thù thắngcõi người, khen ngợi trời Tứ đại thiên vương cho đến các việc thù thắng, vi diệucõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nhân đây mà bảo: Tuy ở cõi Dục hưởng các dục lạc, ở trong cõi Sắc hưởng vui tịnh lự, ở cõi Vô sắc hưởng vui đẳng chí (định), nhưng chúng đều là pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnhbiến hoại, pháp rơi rụng, pháp lìa, pháp tận, pháp diệt. Đối với thân này sao ngươi không tinh tấn giữ lấy quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả Độc giác Bồ-đề, nhập vào cõi Niết-bàn, an lạc hoàn toàn. Cần gì phải ở lâu trong sanh tử luân hồi, cũng không việc gì phải vì người mà chịu khổ để cầu đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Do lời nói này, việc biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu của người kia không được rốt ráo. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thường nói pháp một thân không lệ thuộc, chuyên tu việc mình, chẳng lo việc người. Người nghe pháp ưa lĩnh đồ chúng, thích lo toan việc người, chẳng lo việc mình. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người được nghe pháp thì một thân không lệ thuộc, chuyên tu việc mình, chẳng lo việc người. Nhưng người thuyết pháp ưa lĩnh đồ chúng, thích lo toan việc người, chẳng lo việc mình. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp chẳng ưa ồn ào, phức tạp. Người nghe pháp lại thích chỗ ồn ào, phức tạp. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp chẳng ưa ồn ào, phức tạp. Nhưng người thuyết pháp lại ưa chỗ ồn ào, phức tạp. Hai bên không hòa hợp nên chẳng được truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp muốn làm cho người nghe đều theo hỗ trợ việc làm của vị ấy. Nhưng người nghe pháp chẳng tùy hỉ với ý muốn của người kia. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp ưa theo giúp các việc làm của người thuyết pháp. Nhưng người thuyết pháp chẳng tùy hỉ với ý muốn của người kia. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết phápdanh lợi nên vì người thuyết, lại muốn khiến người kia biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Người nghe pháp biết được việc làm của người kia nên chẳng muốn nghe theo lãnh thọ. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp thì vì danh lợi nên muốn thỉnh người thuyết pháp, lại muốn phương tiện biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nhưng người thuyết pháp biết được việc làm của người kia nên chẳng nhận lời thỉnh. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp muốn qua phương khác, chỗ nguy hiểm thân mạng. Người nghe pháp thì sợ mất thân mạng, chẳng muốn đi theo. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp muốn qua phương khác chỗ nguy hiểm thân mạng. Người thuyết pháp thì sợ mất thân mạng, chẳng muốn đi chung. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp muốn qua phương khác nhiều giặc cướp, tật bệnh, ôn dịch, nơi quốc thổ đói khát. Người nghe pháp lo sợ gian nan chẳng chịu đi theo. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người nghe pháp muốn qua phương khác nhiều giặc cướp, tật bệnh, ôn dịch, nơi quốc thổ đói khát. Người thuyết pháp lo nghĩ về gian nan kia chẳng chịu cùng đi. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp muốn qua phương khác là chỗ an ổn, giàu vui, không có các tai nạn, người nghe pháp muốn đi theo. Người thuyết pháp phương tiện nói thử: Mặc dù ngươi vì lợi mà đi theo ta, nhưng đến chỗ kia đâu chắc ngươi vừa ý, nên suy xét thật nghĩ để sau này khỏi hối tiếc. Khi ấy, người nghe pháp nghe nói vậy liền nghĩ: Vậy là ông ấy chẳng muốn cho ta đi, nếu cố đi theo chắc gì được nghe pháp. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp muốn qua phương khác, đường đi phải qua đồng hoang hiểm trở, nhiều tai nạn giặc cướp và bọn côn đồ du đảng, ác thú, thợ săn, rắn độc v.v... uy hiếp. Người nghe pháp muốn đi theo người kia. Nhưng người thuyết pháp phương tiện nói thử: Vì sao hôm nay không việc gì ông lại theo ta, muốn qua chỗ nhiều hiểm nạn như vậy, ông nên xét nghĩ cho thật kỹ để sau này khỏi hối tiếc. Người nghe pháp nghe nói thế, liền nghĩ: Ý người kia chẳng muốn cho ta đi theo, nếu cố đi theo đâu chắc được nghe pháp. Do lý do này nên chẳng đi theo. Hai bên không hòa hợp nên chẳng truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Người thuyết pháp có nhiều thí chủ thường đi theo. Người nghe pháp đến thỉnh thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc thỉnh biên chép, thọ trì, đọc tụng như thuyết tu hành. Người kia nhiều chướng duyên, không rảnh truyền dạy. Người nghe pháp sanh tâm giận hờn ghét bỏ. Về sau dù có dạy trao điều gì cũng chẳng nghe nhận. Hai bên không hòa hợp nên không truyền dạy, nghe nhận, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những ác ma giả dạng Bí-sô đến chỗ Bồ-tát tìm cách phá hoại, khiến cho không được biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy vì người thuyết giảng kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Thế nào là ác ma giả dạng Bí-sô đến chỗ Bồ-tát tìm cách phá hoại, làm cho không được biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy vì người thuyết giảng kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Có những ác ma giả dạng Bí-sô đến chỗ Bồ-tát tìm cách phá hoại, làm cho Bồ-tát hủy bỏ, nhàm chán Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nghĩa là ác ma nói như vầy: Ông đã đọc tụng, tu tập kinh điển vô tướng chẳng phải thật Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tôi đã tụng đọc, tu tập kinh điển hữu tướng là chơn thật Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi nói lời này có những Đại Bồ-tát chưa được thọ ký liền sanh tâm nghi ngờ đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bởi nghi ngờ nên sanh nhàm chán, hủy bỏ Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do nhàm chán, hủy bỏ nên chẳng biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những ác ma giả dạng Bí-sô đến chỗ Bồ-tát nói với Bồ-tát: Nếu các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, chỉ chứng thật tế quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề, rốt cuộc chẳng chứng được quả Phật Vô thượng, vì sao phải luống uổng, nhọc nhằn với kinh này? Bồ-tát nghe rồi chẳng biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ, vì người thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép v.v... Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có nhiều việc ma, Bồ-tát phải biết rõ mà xa lìa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Những gì gọi là việc ác ma khiến cho Bồ-tát biết rõ mà xa lìa?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Khi biên chép v.v... Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có nhiều việc của ác ma tương tự như Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Có nhiều việc của ác ma tương tự như pháp nội Không (Không của các pháp nội tại), ngoại Không (Không của các pháp ngoại tại), nội ngoại Không (Không của các pháp ngoại nội tại), đại Không (Không lớn), Không Không (Không của Không), thắng nghĩa Không (Không của chân lý cứu cánh), hữu vi Không (Không của các pháp hữu vi), vô vi Không (Không của các pháp vô vi), tất cánh Không ( Không tối hậu ‘rốt ráo’), vô tế Không (Không không biên tế), vô tán Không (Không của sự không phân tán), bản tính Không (Không của bản tính ‘tự nhiên tính’), tự tướng Không (Không của tự tướng), nhất thiết pháp Không (Không của vạn hữu), vô tính Không (Không của vô thể ‘cái không tồn tại’), vô tính tự tính Không (Không của vô thể của tự tính ‘tự tính của cái không tồn tại’). Có nhiều việc của ác ma tương tự như chơn như, pháp giới, rộng nói cho đến cảnh giới bất tư nghì. Bồ-tát phải biết rõ mà xa lìa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép v.v... Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có nhiều việc ma làm cản trở. Nghĩa là có ác ma giả dạng Bí-sô đến chỗ Bồ-tát thuyết giảng giáo pháp tương ưng với Nhị thừa, bảo Bồ-tát: Đây mới thật sự là lời Phật nói, người nào học pháp này sẽ mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại có ác ma giả dạng Bí-sô đến chỗ Bồ-tát thuyết giảng bốn niệm trụ v.v… của Nhị thừa, bảo Bồ-tát: Nên dựa vào pháp này siêng năng tu học sẽ giữ được quả Dự lưu, rộng nói cho đến Độc giác Bồ-đề, xa lìa tất cả sanh, lão, bệnh, tử, cần gì quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đây là các việc ác ma đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa mà các Bồ-tát phải biết rõ mà xa lìa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những ác ma giả dạng đức Phật, thân toàn màu vàng ròng, thường phóng ánh sáng xa một tầm, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, viên mãn trang nghiêm, đến chỗ Bồ-tát. Bồ-tát thấy vậy hết lòng mến kính. Do đây lui giảm trí nhất thiết trí, chẳng được lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những ác ma giả dạng Bí-sô, oai nghi đĩnh đạt, dung mạo đoan nghiêm, đến chỗ Bí-sô. Bồ-tát thấy vậy sanh mến mộ. Do đó lui giảm trí nhất thiết trí, chẳng chịu lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những ác ma giả dạng đức Phật, có các Bí-sô vây quanh, tuyên thuyết Chánh pháp, đến chỗ Bồ-tát. Bồ-tát thấy vậy rất tôn kính, bèn nghĩ: Ta nguyện đời sau cũng sẽ như thế. Do đây lui giảm trí nhất thiết trí, chẳng chịu lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ, diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những ác ma giả dạng Bồ-tát, hoặc trăm, hoặc ngàn cho đến vô lượng lần. Hoặc hành bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc hành tịnh giới cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bồ-tát thấy vậy rất yêu mến. Do đây lui giảm trí nhất thiết trí, chẳng chịu lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Phải biết đây là việc ma của Bồ-tát.

Vì sao? Thiện Hiện! Vì trong giáo pháp của đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, sắc khôngsở hữu; thọ, tưởng, hành, thức cũng không có sở hữu. Nói rộng cho đến tất cả hạnh Đại Bồ-tát cũng không có sở hữu; quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng không có sở hữu. Nếu ở nơi đây sắc khôngsở hữu, rộng nói cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng không có sở hữu, thì ở nơi đây tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, các loài dị sanh cũng không có sở hữu. Vì sao? Vì tất cả pháp tự tánh là Không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, khi lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người thuyết giảng kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này có nhiều sự cản trở, chống đối, phá hoại khởi lên, làm cho việc làm của người phước mỏng chẳng được thành tựu. Như ở châu Thiệm-bộ có nhiều ngọc báu như ngọc phệ-lưu-ly cho đến vàng v.v... Có nhiều giặc cướp cản trở, phá hại, những người phước mỏng cầu không thể được. Ngọc vô giá thần châu Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu cũng như vậy, khi những người phước mỏng lắng nghe, thỉnh hỏi v.v... có nhiều ác ma làm cản trở.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy! Bạch Thiện Thệ! Đúng vậy! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như các thứ ngọc quý: Phệ-lưu-ly v.v... ở châu Thiệm-bộ, có nhiều hiểm nạn cản trở, những người phước mỏng cầu chẳng thể được. Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa vì ít phước đức nên khi lắng nghe v.v... có nhiều hiểm nạn cản trở, tuy có thích muốn nhưng không thành tựu. Vì sao? Vì có những người ngu si, bị ma sai khiến, nên khi các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy vì người thuyết giảng kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, là người ấy bị cản trở.

Bạch Thế Tôn! kẻ ngu si kia trí tuệ lu mờ, không thể suy nghĩ về Phật pháp rộng lớn, nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa không thể lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết được, mà trái lại muốn cản trở việc biên chép v.v... của người khác.

Phật dạy:

Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, có những người ngu si bị ma sai khiến. Vì chưa trồng thiện căn, phước tuệ mỏng cạn, chưa ở chỗ Phật phát thệ nguyện lớn, chưa được bạn lành hộ trì. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa tự thân không thể lắng nghe cho đến diễn thuyết được. Các thiện nam tử v.v… mới học Đại thừa, khi lắng nghe, biên chép cho đến diễn thuyết kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này sẽ bị cản trở. Ở đời vị lai có những thiện nam tử, thiện nữ v.v… phước tuệ cạn mỏng, căn lành quá ít, nên đối với công đức rộng lớn của Như Lai, tâm chẳng vui thích. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa tự thân không thể lắng nghe cho đến diễn thuyết, trái lại muốn ngăn cản việc lắng nghe v.v... của người khác. Phải biết những hạng người này mắc tội vô lượng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, khi lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người thuyết giảng kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, có nhiều việc ma làm cản trở, khiến cho việc lắng nghe v.v... không được thành tựu. Do đây không thể viên mãn Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nói rộng cho đến không thể viên mãn trí nhất thiết tướng

Có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, khi lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người khác diễn nói kinh đại Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nếu không có việc ma mà được viên mãn Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến viên mãn trí nhất thiết tướng, phải biết đều là nhờ thần lực của Như Lai từ bi hộ niệm. Và cũng là nhờ thần lực của Như Lai ở khắp mười phương thế giới hiện tại và các chúng Bồ-tát Bất thối chuyển gia hộ, khiến cho quân ác ma không thể làm chướng ngại việc lắng nghe v.v... không thành tựu và cũng chính nhờ năng lực căn lành nơi bản thân người kia nữa.

Quyển thứ 509
HẾT

 
XV. PHẨM HIỆN THẾ GIAN

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người mẹ sanh và nuôi nấng các con, hoặc năm, hoặc mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, hoặc trăm, hoặc ngàn. Người mẹ ấy bị bệnh, mỗi người con ân cần tìm cách chữa trị, họ đều nghĩ: Làm sao để mẹ ta khỏi bệnh, sống lâu, an vui, thân không khổ cực, tâm chẳng lo buồn.

Bấy giờ các con tranh nhau tìm phương cách chữa trị, tìm những món quà đem lại niềm an vui và chăm sóc mẹ, chẳng để rắn rít, muỗi nhặng, bò cạp, gió, nóng, đói khát v.v… quấy nhiễu thân mẹ. Lại đem nhiều thứ món ngon vật lạ cung kính, phụng dưỡng, và nói thế này: “Mẹ ta rất từ bi, sanh con và nuôi nấng, chỉ dạy các sự nghiệp thế gian, lẽ nào chúng ta không đền đáp thâm ân đó ư?”

Thiện Hiện! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng như vậy, thường dùng Phật nhãn hay các loại phương tiện quán sáthộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể sanh ra tất cả Phật pháp của chúng ta, có thể chỉ bày thật tướng các pháp thế gian. Tất cả Như Lai hiện đang thuyết pháp mười phương thế giới cũng thường dùng Phật nhãn quán sáthộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể sanh ra tất cả công đức của Như Lai, có thể chỉ bày thật tướng các pháp thế gian. Do đó nên chư Phật của chúng ta thường dùng Phật nhãn quán sáthộ niệm Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, để đền đáp công ơn đó nên không được rời bỏ. Vì sao? Vì tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, rộng nói cho đến trí nhất thiết tướng của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này mà được phát sanh. Những quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề cũng do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà được phát sanh. Những hạnh của Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này mà được sanh. Tất cả quả Dự lưu cho đến chư Phật đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này mà được có. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã, đang, sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này. Do nhân duyên này nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâuân đức lớn đối với các Như Lai. Vì vậy, chư Phật thường dùng Phật nhãn và các phương tiện để quán sáthộ niệm.

Thiện Hiện nên biết! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào có thể lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường dùng Phật nhãn quán sáthộ niệm, khiến thân tâm họ luôn được an lạc, và sự tu tập thiện nghiệp không bị trở ngại.

Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam, thiện nữ v.v… có thể lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy vì người thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương thế giới đều cùng hộ niệm thì đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không bị thối lui.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Như lời Thế Tôn dạy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể sanh ra chư Phật, có thể chỉ bày thật tướng các pháp thế gian. Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể sanh ra chư Phật, có thể chỉ bày thật tướng các pháp thế gian? Thế nào là chư Phật từ Bát-nhã mà sanh ra? Vì sao Như Lai nói về tướng của thế gian?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể sanh ra mười lực, rộng nói cho đến trí nhất thiết tướng của chư Phật. Công đức vô lượng, vô biên này đều do Bát-nhã ba-la-mật-đa sanh ra và tăng trưởng. Do chứng được những Phật pháp như thế nên gọi là Phật. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể sanh ra công đức của chư Phật như thế, nên nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể sanh ra chư Phật, hay chư Phật từ đó mà sanh ra.

Thiện Hiện nên biết! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể chỉ bày thật tướng các pháp thế gian, nghĩa là có thể chỉ bày thật tướng năm uẩn thế gian. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng nói về thật tướng năm uẩn thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Vì sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng GiácBát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu đều nói rõ chỉ bày thật tướng năm uẩn thế gian?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng GiácBát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu đều chẳng nói, chẳng chỉ bày năm uẩn: sắc v.v... có thành, có hoại, có sanh, có diệt, có nhiễm, có tịnh, có tăng, có giảm, có vào, có ra, có quá khứ, có vị lai, có hiện tại, có thiện, có bất thiện, có vô ký, có thuộc về cõi Dục, có thuộc về cõi Sắc, có thuộc về cõi Vô sắc. Vì sao? Vì chẳng phải pháp không, vô tướng, vô nguyện có thành, có hoại, có sanh, có diệt v.v... chẳng phải pháp không tạo tác, không sanh, không diệt, không tánh, có thành, có hoại, có sanh diệt v.v... Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng GiácBát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này đều giảng giải và chỉ bày thật tướng của năm uẩn, mà tướng của năm uẩn đó chính là thế gian. Vì vậy, thế gian cũng không có tướng thành, hoại, sanh, diệt

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể chứng biết vô lượng, vô số, vô biên tâm hành khác nhau của hữu tình. Nhưng trong nghĩa của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này hoàn toàn không có hữu tình, không có hữu tình để kiến lập và nắm bắt. Hoàn toàn không có sắc, cũng không có sắc để kiến lập và nắm bắt; hoàn toàn không có thọ, tưởng, hành, thức, cũng không có thọ, tưởng, hành, thức để kiến lập và nắm bắt. Nói rộng cho đến hoàn toàn không có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng không trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để kiến lập và nắm bắt. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng GiácBát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này đều thuyết và chỉ bày tướng của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu chẳng chỉ bày ra sắc, rộng nói cho đến trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trong ý nghĩa sâu xa của đại Bát-nhã ba-la-mật-đa này, Bát-nhã ba-la-mật-đa không có sở hữuhoàn toàn bất khả đắc, huống gì có các sắc, rộng nói cho đến trí nhất thiết tướng có thể đắc, đáng được trình bày.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả hữu tình thiết lập ngôn ngữ hoặc có sắc, hoặc vô sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc phi hữu tưởng, hoặc phi vô tưởng, hoặc thế giới này, hoặc tất cả thế giới khác trong mười phương, các hữu tình này hoặc tâm tập trung, hoặc tâm phân tán. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhờ nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên hiểu biết đúng đắn.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật tâm các loài hữu tình kia tập trung hay phân tán?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, do pháp tánh nên biết như thật tâm các loài hữu tình kia tập trung hay phân tán.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu do pháp tánh, nên biết đúng như thật tâm các loài hữu tình kia tập trung hay phân tán?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu biết rõ trong pháp tánh, pháp tánh còn không có sở hữu, hoàn toàn bất khả đắc, huống gì có tâm tập trung hay phân tán của các hữu tình có thể đắc ư. Như vậy, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, do pháp tánh, nên biết như thật tâm các loài hữu tình kia tập trung hay phân tán.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu do chấm dứt, xa lìa sự ô nhiễm, do đoạn diệt, do tịch tĩnh, do viễn ly nên biết rõ tâm các loài hữu tình kia tập trung hay phân tán.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu do chấm dứt, xa lìa sự ô nhiễm, do đoạn diệt, do tịch tĩnh, do viễn ly nên biết rõ tâm các loài hữu tình kia tập trung hay phân tán?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như thật biết rõ tánh trong sự chấm dứt, sự xa lìa ô nhiễm, sự đoạn diệt, sự tịch tĩnh, sự viễn ly v.v… còn không có sở hữu, bất khả đắc; huống chi lại có tâm hữu tình tập trung hay phân tán mà có thể đắc ư. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu do chấm dứt, xa lìa sự ô nhiễm, do đoạn diệt, do tịch tĩnh, do viễn ly nên biết như thật tâm các loài hữu tình kia tập trung hay phân tán.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ các loài hữu tình kia có tâm tham hay lìa tham, có tâm sân hay lìa sân, có tâm si hay lìa si.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu biết rõ như thật các loài hữu tình kia có tâm tham hay lìa tham, có tâm sân hay lìa sân, có tâm si hay lìa si?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu biết rõ như thật các loài hữu tình kia có tâm tham, sân, si, nhưng thật tánh chẳng có tâm tham, sân, si, cũng chẳng có tâm lìa tham, sân, si. Vì sao? Vì trong tánh như thật ấy, tâm và tâm sở pháp còn không có sở hữuhoàn toàn bất khả đắc; huống chi có tâm tham, sân, si, và tâm lìa tham, sân, si để có thể đắc ư. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật các loài hữu tình kia lìa tâm tham, sân, si, nhưng thật tánh không có tâm lìa tham, sân, si, và chẳng có tâm tham, sân, si. Vì sao? Vì trong tánh như thật, tâm và tâm sở pháp còn không có sở hữuhoàn toàn bất khả đắc; huống chi có tâm lìa tham, sân, si, và tâm tham, sân, si để có thể đắc ư? Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu biết rõ như thật các loài hữu tình kia có tâm tham hay lìa tham, có tâm sân hay lìa sân, có tâm si hay lìa si.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật các loài hữu tình kia có tâm tham, sân, si, hoặc chẳng tham, sân, si, hoặc chẳng xa lìa tâm tham, sân, si. Vì sao? Vì hai tâm này chẳng hòa hợp. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật các loài hữu tình kia lìa tâm tham, sân, si, hoặc chẳng xa lìa tâm tham, sân, si, hoặc chẳng có tâm tham, sân, si. Vì sao? Vì hai tâm này chẳng hòa hợp. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật các loài hữu tình kia có tâm tham hay lìa tham, có tâm sân hay lìa sân, có tâm si hay lìa si.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm rộng rãi của các loài hữu tình kia.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm rộng rãi của các loài hữu tình kia?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm rộng rãi của các loài hữu tình kia, chẳng rộng, chẳng hẹp, không tăng, không giảm, chẳng đến, chẳng đi. Vì sao? Vì tự tánh của tâm rốt ráo xa lìa, hoàn toàn vô sở hữubất khả đắc thì cái gì rộng, hẹp, tăng, giảm, đến, đi. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm rộng rãi của các loài hữu tình kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm quảng đại của các loài hữu tình kia.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm quảng đại của các loài hữu tình kia?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm quảng đại của các loài hữu tình kia chẳng lớn, chẳng nhỏ, chẳng đến, chẳng đi, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng trụ, chẳng biến, chẳng nhiễm, chẳng tịnh. Vì sao? Vì tự tánh của tâm rốt ráo xa lìa, hoàn toàn vô sở hữubất khả đắc, vậy thì cái gì lớn, nhỏ, đến, đi, sanh, diệt, trụ, biến, nhiễm, tịnh. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm quảng đại của các loài hữu tình kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm vô lượng của các loài hữu tình kia.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm vô lượng của các loài hữu tình kia?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm vô lượng của các loài hữu tình kia chẳng có lượng, chẳng vô lượng, chẳng trụ, chẳng không trụ, chẳng đi, chẳng không đi. Vì sao? Vì tự tánh của tâm rốt ráo xa lìa, không còn lậu hoặc, không nương tựa; như thế sao có thể nói có lượng hay vô lượng, có trụ hay không trụ, có đi hay không đi. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm vô lượng của các loài hữu tình kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm không kiến chấp, không ngăn ngại của các loài hữu tình kia.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm không kiến chấp, không ngăn ngại của các loài hữu tình kia?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm không kiến chấp, không ngăn ngại của các loài hữu tình kia đều không có tướng tâm. Vì sao? Vì tự tướng của tất cả tâm là Không. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm không kiến chấp, không ngăn ngại của các loài hữu tình kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm vô sắc không thể thấy của các loài hữu tình kia.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm vô sắc không thể thấy của các loài hữu tình kia?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm vô sắc không thể thấy của các loài hữu tình kia, năm loại mắt chư Phật đều không thể thấy được. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả tâm đều là Không. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm vô sắc không thể thấy của các loài hữu tình kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình kia hoặc xuất hiện, hoặc mất đi, hoặc co, hoặc duỗi.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình kia hoặc xuất hiện, hoặc mất đi, hoặc co, hoặc duỗi?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình kia xuất hiện, mất đi, co, duỗi là dựa vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà sanh. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình kia hoặc xuất hiện, hoặc mất đi, hoặc co, hoặc duỗi. Nghĩa là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình kia xuất hiện, mất đi, co, duỗi đều dựa vào sắc cho đến thức, chấp ngãthế gian hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc cũng thường, cũng vô thường, hoặc chẳng thường, chẳng vô thường, đây là chắc thật, ngoài ra đều là ngu dối. Nương vào sắc cho đến thức chấp ngãthế gian hoặc hữu biên, hoặc vô biên, hoặc cũng hữu biên cũng vô biên, hoặc chẳng hữu biên chẳng vô biên, đây là chắc thật, ngoài ra đều là ngu dối. Nương vào sắc cho đến thức chấp Như Lai nhập diệt rồi hoặc có hoặc chẳng có, hoặc cũng có cũng chẳng có, hoặc chẳng có chẳng chẳng có, đây là chắc thật, ngoài ra đều là ngu dối. Nương vào sắc cho đến thức chấp mạng, hoặc chính thân mình hoặc thân người khác, đây là chắc thật, ngoài ra đều là ngu dối. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, biết rõ như thật tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình kia hoặc xuất hiện, hoặc mất đi, hoặc co, hoặc duỗi.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức?

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều giống chơn như, không biến đổi, không phân biệt, không tướng trạng, không cảnh giác, không hý luận, không sở đắc. Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên biết rõ như thật sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đồng thời cũng như thật biết tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình kia xuất hiện, mất đi, co, duỗi, đều giống chơn như, không biến đổi, không phân biệt, không tướng trạng, không cảnh giác, không hý luận, không sở đắc.

Thiện Hiện nên biết! Chơn như của tâm và tâm sở pháp của các loài hữu tình hiện, mất, co, duỗi tức là chơn như của năm uẩn. Chơn như của năm uẩn tức là chơn như mười hai xứ. Chơn như mười hai xứ tức là chơn như của mười tám giới. Chơn như của mười tám giới tức là chơn như của tất cả pháp. Chơn như của tất cả pháp tức là chơn như của sáu pháp Ba-la-mật-đa. Chơn như của sáu pháp Ba-la-mật-đa tức là chơn như của ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần. Chơn như của ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần tức là chơn như của mười sáu Không. Chơn như của mười sáu Không tức là chơn như của tám giải thoát. Chơn như của tám giải thoát tức là chơn như của chín định thứ đệ. Chơn như của chín định thứ đệ tức là chơn như của ba môn giải thoát. Chơn như của ba môn giải thoát tức là chơn như của mười lực Như Lai. Chơn như của mười lực Như Lai tức là chơn như của bốn điều không sợ. Chơn như của bốn điều không sợ tức là chơn như của bốn sự hiểu biết thông suốt. Chơn như của bốn sự hiểu biết thông suốt tức là chơn như của đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Chơn như của đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả tức là chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng. Chơn như của mười tám pháp Phật bất cộng tức là chơn như của trí nhất thiết. Chơn như của trí nhất thiết tức là chơn như của trí đạo tướng. Chơn như của trí đạo tướng tức là chơn như của trí nhất thiết tướng. Chơn như của trí nhất thiết tướng tức là chơn như của pháp thiện, bất thiện, vô ký. Chơn như của pháp thiện, bất thiện, vô ký tức là chơn như của pháp thế gianxuất thế gian. Chơn như của pháp thế gianxuất thế gian tức là chơn như của pháp hữu lậuvô lậu. Chơn như của pháp hữu lậuvô lậu tức là chơn như của pháp có tội, vô tội. Chơn như của pháp có tội, vô tội tức là chơn như của pháp tạp nhiễm, thanh tịnh. Chơn như của pháp tạp nhiễm, thanh tịnh tức là chơn như của pháp hữu vi, vô vi. Chơn như của pháp hữu vi, vô vi tức là chơn như của ba đời. Chơn như của ba đời tức là chơn như của ba cõi. Chơn như của ba cõi tức là chơn như của quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Chơn như của quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán tức là chơn như của Độc giác Bồ-đề. Chơn như của Độc giác Bồ-đề tức là chơn như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Chơn như của tất cả hạnh Đại Bồ-tát tức là chơn như của quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Chơn như của quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật tức là chơn như của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Chơn như của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tức là chơn như của tất cả hữu tình.

Thiện Hiện nên biết! Chơn như của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc chơn như của tất cả hữu tình, hoặc chơn như của tất cả pháp đều chẳng lìa nhau. Vì chẳng lìa nhau nên vô tận không hai, không thể phân biệt.

Thiện Hiện nên biết! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, chứng được chơn như rốt ráo của tất cả pháp mới đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do đó nên nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu có thể sanh ra chư Phật, là mẹ chư Phật và có thể chỉ rõ thật tướng thế gian cho chư Phật.

Thiện Hiện nên biết! Như vậy, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, có thể như thật giác ngộ chơn như của các pháp tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác. Do như thật giác ngộ tướng của chơn như nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu đã chứng chơn như thật tướng các pháp rất là thậm thâm, khó thấy khó hiểu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều dùng thật tướng chơn như các pháp để chỉ rõ, phân biệt quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Chơn như này thậm thâm vi diệu, ai mới có thể tin hiểu? Chỉ có Đại Bồ-tát ở ngôi vị Bất thối và bậc A-la-hán đầy đủ chánh kiến, hết lậu hoặc, nghe đức Phật thuyết về chơn như thâm sâu này mới có thể tin hiểu được. Vì họ mà Như Lai dựa vào tướng chơn như mà chính Ngài đã chứng được để phân biệt và chỉ bày?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Vì chơn như vô tận nên rất thâm sâu. Chỉ có Như Lai mới hiện chơn như vô tận của Đẳng Chánh Giác.

- Bạch Thế Tôn! Do đâu Phật chứng được chơn như vô tận?

- Thiện Hiện! Do chơn như Phật có thể chứng được chơn như vô tận này.

- Bạch Thế Tôn! Như Lai chứng được chơn như vô tận nào?

- Thiện Hiện! Như Lai chứng được chơn như vô tận của tất cả pháp.

- Bạch Thế Tôn! Chơn như các pháp do đâu vô tận?

- Thiện Hiện! Do tất cả pháp đều vô tận nên tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc chơn như vô tận của tất cả pháp, đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì các hữu tình hiển bày, phân biệt tướng chơn như của tất cả pháp. Do đó nên gọi là người thuyết như thật.

Lúc bấy giờ, các Thiên tử Dục giới, Sắc giới trong ba ngàn đại thiên thế giới đều đem các thứ hương hoa vi diệu của cõi trời, từ xa rải đến cúng dường Thế Tôn, đi đến gặp Phật đảnh lễ sát chân Ngài, rồi lui đứng qua một bên, đồng bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâuNhư Lai đã thuyết lấy gì làm tướng?

Phật dạy các Thiên tử:

- Thiên tử nên biết! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu lấy không, vô tướng, vô nguyện làm tướng. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu lấy hư không, không tạo tác, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tánh, không tướng, chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng một, chẳng khác, không đến, không đi làm tướng. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâuvô lượng các tướng như vậy.

Thiên tử nên biết! Các tướng này tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều dựa vào thế tục mà nói, chứ không dựa vào thắng nghĩa.

Thiên tử nên biết! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu đối với những tướng như vậy, tất cả trời, người, A-tu-la v.v... trong thế gian đều không thể phá hoại. Vì sao? Vì tất cả trời, người, A-tu-la v.v... trong thế gian cũng có tướng như vậy.

Thiên tử nên biết! Các tướng không thể phá hoại các tướng. Các tướng không thể biết rõ các tướng. Các tướng không thể phá hoại vô tướng. Các tướng không thể hiểu rõ vô tướng. Vô tướng không thể phá hoại các tướng. Vô tướng không thể hiểu rõ các tướng. Vô tướng không thể phá hoại vô tướng. Vô tướng không thể hiểu rõ vô tướng. Vì sao? Vì tướng, hoặc vô tướng, hoặc tướng vô tướng đều vô sở hữu. Phá và bị pháp, biết và sự biết, người phá và người biết đều bất khả đắc.

Thiên tử nên biết! Các tướng như vậy chẳng phải do sắc tạo ra, chẳng phải do thọ, tưởng, hành, thức tạo ra. Cho đến chẳng phải do trí nhất thiết tạo ra; chẳng phải do trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tạo ra.

Thiên tử nên biết! Các tướng như vậy chẳng phải trời tạo ra, chẳng phải không phải trời tạo ra; chẳng phải người tạo ra, chẳng phải không phải người tạo ra; chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, không bị ràng buộc, không thể tuyên thuyết.

Thiên tử nên biết! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này xa lìa các tướng, không nên hỏi Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu lấy gì làm tướng.

Này các Thiên tử! Ý các ông thế nào? Giả sử có người hỏi: Tướng hư không thế nào? Nếu hỏi như vậy là chánh đáng không?

Các Thiên tử thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Vì hư không vô thể, vô tướng, vô vi, không nên hỏi như vậy.

Phật dạy:

- Thiên tử! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu cũng lại như vậy, không nên hỏi như vậy. Tuy nhiên, các pháp tướng có Phật hay không Phật, pháp giới vốn như vậy. Đối với các tướng này, đức Phật đã như thật giác tri nên gọi Ngài là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Khi ấy, các Thiên tử lại bạch Phật:

- Như Lai giác ngộ các tướng này rất là sâu xa, khó thấy khó hiểu. Vì Như Lai đang giác ngộ các tướng này nên đối với tất cả pháp đều chuyển thành trí vô ngại. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ vào các tướng này mà khai thị, phân biệt Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Vì các hữu tình nhóm các pháp tướng, dùng phương tiện khai thị giúp cho họ đạt được trí vô ngại đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thật là hi hữu! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu là pháp mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường tu hành. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thường tu hành pháp này nên chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì các hữu tình khai thị, phân biệt tất cả pháp tướng, được gọi là khai thị, phân biệt tướng của sắc, khai thị, phân biệt tướng của thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến khai thị, phân biệt tướng của trí nhất thiết, khai thị, phân biệt tướng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Bấy giờ, Phật dạy các Thiên tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời các ông đã nói. Thiên tử nên biết! Như Lai giác tri như thật tướng tất cả pháp là vô tướng, đã gọi biến ngại là tướng của sắc, lãnh nạp là tướng của thọ, giữ lấy hình tượng là tướng của tưởng, tạo tác là tướng của hành, liễu biệt là tướng của thức; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Tập hợp khổ não là tướng của uẩn, cửa sanh trưởng là tướng của xứ, nhiều độc hại là tướng của giới; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Có thể ban cho là tướng bố thí, không nhiệt não là tướng tịnh giới, không tức giận là tướng an nhẫn, không gì có thể hàng phục là tướng tinh tấn, không tán loạn là tướng tịnh lự, không chấp trước là tướng Bát-nhã; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Vô sở hữu là tướng pháp nội Không v.v... , chẳng điên đảo là tướng chơn như v.v..., chẳng hư vọng là tướng bốn Thánh đế; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Không phiền não là tướng bốn tịnh lự, không giới hạn ngăn ngại là tướng bốn vô lượng, không ồn ào, hỗn tạp là tướng bốn định vô sắc; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Không trói buộc là tướng tám giải thoát, chẳng tán loạn là tướng chín định thứ đệ, có thể xa lìa là tướng ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Hay xa lìa là tướng pháp môn giải thoát không, không chấp thủ là tướng pháp môn giải thoát vô tướng, nhàm chán các khổ là tướng pháp môn giải thoát vô nguyện; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Bao gồm quả vị thanh tịnh là tướng của ba thừa mười địa, hướng đến quả Đại Giác là tướng mười địa Bồ-tát; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Hay quán chiếu là tướng năm loại mắt, không trì trệ, ngăn ngại là tướng sáu phép thần thông; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Khó khuất phục là tướng mười lực Như Lai, không khiếp sợ là tướng bốn điều không sợ, không đoạn tuyệt là tướng bốn sự hiểu biết thông suốt, đem lại lợi lạctướng đại từ, cứu khổtướng đại bi, vui mừng với các việc thiệntướng đại hỷ, bỏ việc ồn ào, phức tạptướng đại xả, không gì có thể đoạt là tướng mười tám pháp Phật bất cộng; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Hay trang sức là tướng của tướng hảo, hay nhớ nghĩ là tướng của pháp không quên mất, không chấp trước là tướng của tánh luôn luôn xả; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Giữ gìn khắp là tướng tất cả pháp môn Đà-la-ni, hộ trì các thọ là tướng tất cả pháp môn Tam-ma-địa; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Thọ giáo hoàn toàn là tướng quả Thanh văn thừa, tự khai ngộ là tướng Độc giác Bồ-đề, hướng đến đại quả là tướng Bồ-tát hạnh, đủ đại dụng là tướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng. Hiện Chánh Đẳng Giáctướng trí nhất thiết, thông đạt hoàn toàntướng trí đạo tướng, hiện tất cả sự giác tri khác nhau là tướng trí nhất thiết tướng; Như Lai như thật giác ngộ chúng là vô tướng.

Thiên tử nên biết! Đối với tất cả pháp tướng này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều có thể như thật giác tri là vô tướng. Do đó, Ta nói chư Phật chứng được trí vô ngại, không ai có thể sánh bằng.

Bấy giờ, Phật dạy cụ thọ Thiện Hiện:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu là mẹ chư Phật, thường chỉ rõ thật tướng các pháp thế gian. Thế nên, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dựa vào pháp mà an trụ, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, lãnh thọhộ trì giáo pháp mà Ngài đã chứng. Pháp ấy chính là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không thể không dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, lãnh thọhộ trì. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường sanh ra chư Phật, thường làm chỗ nương tựa cho chư Phật, thường chỉ rõ thật tướng các pháp thế gian.

Thiện Hiện nên biết! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là bậc biết ơn và thường báo ơn. Nếu có người hỏi: Ai là người biết ơnbáo ơn được? Nên thẳng thắn đáp: Phật là bậc biết ơnbáo ơn. Vì sao? Vì trong thế gian, tất cả những người biết ơnbáo ơn không ai hơn Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết ơnbáo ơn như thế nào?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đi “xe” như vậy, đi trên “con đường” như vậy, để đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đạt được quả Bồ-đề rồi, trong tất cả các thời đều phải cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, lãnh thọ, hộ trì xe này, đường này, không hề tạm rời “xe” này, “đường này”. Nên biết xe ấy, đường ấy chính là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, đó gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết ơnbáo ơn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, đối với các pháp hữu tướng hoặc vô tướng đều giác tri một cách hoàn toàn không thậttác dụng, vì tác giả vô sở hữu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoàn toàn đều dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, đối với các pháp hữu tướng hoặc vô tướng đều giác ngộ hoàn toàn không thấy có gì thành tựu. Vì các hình chất đều bất khả đắc.

Thiện Hiện nên biết! Vì chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, có thể hiện đẳng giác đối với pháp vô tướng, hữu tướng, đều không tác dụng và không thành tựu, trong các thời thường cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, lãnh thọhộ trì chưa từng gián đoạn. Thế nên gọi là biết ơnbáo ơn một cách chơn thật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoàn toàn đều dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, đối với các pháp không tạo tác, không thành tựu và không có nhân duyên nào chuyển thành vô sanh trí. Lại thường biết được đây không có nhân duyên nào chuyển. Vì thế nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường sanh ra Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng thường chỉ bày thật tướng các pháp thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Đức Như Lai thường dạy: Tất cả pháp tánh không sanh, không khởi, không thấy, không biết. Làm sao có thể nói: Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường sanh ra chư Phật và là mẹ chư Phật, cũng hay chỉ bày thật tướng các pháp thế gian?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như điều ông nói. Tất cả pháp tánh không sanh, không khởi, không thấy, không biết. Vì nương vào thế tục mà nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu hay sanh ra chư Phật và là mẹ chư Phật, cũng thường chỉ rõ thật tướng thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Vì sao các pháp không sanh, không khởi, không thấy, không biết?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Vì tất cả pháp hoàn toàn không có sở hữu, không tự tại, giả tạm, chẳng bền nên tất cả pháp không sanh, không khởi không thấy, không biết.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả pháp tánh không có chỗ y chỉ, không chỗ trói buộc. Do yếu tố này nên không sanh, không khởi, không thấy, không biết.

Thiện Hiện nên biết! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, tuy sanh ra chư Phật và chỉ rõ tướng thế gian, nhưng không có chỗ sanh, cũng không có sự chỉ bày.

Thiện Hiện nên biết! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu không thấy sắc, nên gọi là chỉ rõ tướng của sắc; không thấy thọ, tưởng, hành, thức, nên gọi là chỉ bày tướng của thọ, tưởng, hành, thức. Cho đến không thấy trí nhất thiết nên gọi là chỉ bày tướng của trí nhất thiết; không thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên gọi là chỉ rõ tướng của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Thiện Hiện nên biết! Do nghĩa này nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ bày thật tướng các pháp thế gian, có thể sanh chư Phật nên gọi là mẹ chư Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Vì sao Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này chẳng thấy sắc nên gọi là chỉ bày tướng của sắc; không thấy thọ, tưởng, hành, thức, nên gọi là chỉ bày tướng của thọ, tưởng, hành, thức. Nói rộng cho đến không thấy trí nhất thiết nên gọi là chỉ bày tướng của trí nhất thiết; không thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên gọi là chỉ bày tướng của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu chẳng duyên sắc mà sanh ra từ thức, đó là không thấy sắc mà gọi là chỉ bày tướng của sắc. Nói rộng cho đến vì chẳng duyên với trí nhất thiết tướng mà sanh ra từ thức, đó là không thấy trí nhất thiết tướng nên gọi là chỉ bày tướng của trí nhất thiết tướng.

Thiện Hiện nên biết! Do nghĩa này mà nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ rõ thật tướng các pháp thế gian, thường sanh ra chư Phật nên gọi là mẹ chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường vì chư Phật mà hiện rõ cái Không của thế gian, nên gọi là mẹ chư Phật, thường chỉ rõ thật tướng thế gian cho chư Phật.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa có thể giúp cho chư Phật biểu hiện thế gian là Không như thế nào?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường vì chư Phật hiệnnăm uẩn thế gian là Không. Hiện rõ mười hai xứ thế gian là Không. Hiện rõ mười tám giới thế gian là Không. Hiện rõ sáu xúc thế gian là Không. Hiện rõ sáu thọ thế gian là Không. Hiện rõ sáu cõi thế gian là Không. Hiện rõ bốn duyên thế gian là Không. Hiện rõ mười hai phần duyên khởi thế gian là Không. Hiện rõ ngã kiến là cội gốc cho sáu mươi hai kiến thế gian là Không. Hiện rõ mười thiện nghiệp đạo thế gian là Không. Hiện rõ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc thế gian là Không. Hiện rõ sáu pháp Ba-la-mật-đa thế gian là Không. Hiện rõ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không thế gian là Không. Hiện rõ khổ, tập, diệt, đạo thế gian là Không. Hiện rõ ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần thế gian là Không. Hiện rõ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thế gian là Không. Hiện rõ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện thế gian là Không. Hiện rõ Tam thừa, thập địa của thế gian là Không. Hiện rõ mười địa Bồ-tát thế gian là Không. Hiện rõ tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa thế gian là Không. Hiện rõ năm loại mắt, sáu phép thần thông thế gian là Không. Hiện rõ mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng thế gian là Không. Hiện rõ đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thế gian là Không. Hiện rõ ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp thế gian là Không. Hiện rõ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thế gian là Không. Hiện rõ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề thế gian là Không. Hiện rõ tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật thế gian là Không. Hiện rõ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thế gian là Không.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường vì chư Phật hiệnthế gian là Không, nên gọi là mẹ chư Phật, thường chỉ rõ thật tướng của thế gian cho chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Do Bát-nhã ba-la-mật-đa thường vì thế gian hiện rõ sắc của thế gian là Không, cho đến hiện rõ trí nhất thiết tướng của thế gian là Không, nên đức Phật đã khiến cho thế gian cảm thọ được thế gian là Không, quán tưởng thế gian là Không, nghĩ về thế gian là Không, nhận biết thế gian là Không.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường vì chư Phật hiệnthế gian là Không, nên gọi là mẹ chư Phật, thường chỉ bày thật tướng thế gian cho chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường vì chư Phật chỉ rõ tướng Không thế gian. Thế nào gọi là chỉ rõ tướng Không của thế gian cho chư Phật? Nghĩa là làm cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiểu được sắc thế gian là Không, cho đến hiểu được trí nhất thiết tướng của thế gian là Không.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường giúp cho chư Phật chỉ rõ tướng Không của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường giúp cho chư Phật chỉ rõ tướng bất khả tư nghì của thế gian. Thế nào gọi là thường giúp cho chư Phật chỉ rõ tướng bất khả tư nghì? Nghĩa là vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mà chỉ bày tướng bất khả tư nghì của sắc thế gian, cho đến tướng bất khả tư nghì của trí nhất thiết tướng thế gian.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng bất khả tư nghì của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng viễn ly của thế gian. Thế nào gọi là thường chỉ cho chư Phật rõ tướng viễn ly của thế gian? Nghĩa là chỉ cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rõ tướng viễn ly của sắc thế gian, cho đến tướng viễn ly của trí nhất thiết tướng thế gian.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng viễn ly của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vắng lặng của thế gian. Thế nào là thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vắng lặng của thế gian? Nghĩa là chỉ cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rõ tướng vắng lặng của sắc thế gian, cho đến tướng vắng lặng của trí nhất thiết tướng thế gian.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vắng lặng của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng rốt ráo Không của thế gian. Thế nào là thường chỉ cho chư Phật rõ tướng rốt ráo Không của thế gian? Nghĩa là chỉ cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rõ tướng rốt ráo Không của sắc thế gian, cho đến tướng rốt ráo Không của trí nhất thiết tướng thế gian.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng rốt ráo Không của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vô tánh Không của thế gian. Thế nào là thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vô tánh Không của thế gian? Nghĩa là chỉ cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rõ tướng vô tánh Không của sắc thế gian, cho đến tướng vô tánh Không của trí nhất thiết tướng thế gian.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vô tánh Không của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng tự tánh Không của thế gian. Thế nào là thường chỉ cho chư Phật rõ tướng tự tánh Không của thế gian? Nghĩa là chỉ cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giáctướng tự tánh Không của sắc thế gian, cho đến tướng tự tánh Không của trí nhất thiết tướng thế gian.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng tự tánh Không của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vô tánh tự tánh Không của thế gian. Thế nào là thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vô tánh tự tánh Không của thế gian? Nghĩa là chỉ cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rõ tướng vô tánh tự tánh Không của sắc thế gian, cho đến tướng vô tánh tự tánh Không của trí nhất thiết tướng thế gian.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng vô tánh tự tánh Không của thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng thuần Không của thế gian. Thế nào là thường chỉ cho chư Phật rõ tướng thuần Không của thế gian? Nghĩa là chỉ cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rõ tướng thuần Không của sắc thế gian, cho đến tướng thuần Không của trí nhất thiết tướng thế gian.

Thiện Hiện! Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật rõ tướng thuần Không của thế gian.

Thiện Hiện nên biết! Do nghĩa này mà Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật thật tướng thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu thường chỉ cho chư Phật tướng thế gian, nghĩa là làm cho không khởi lên tư tưởng thế gian này hoặc thế gian kia. Vì sao? Vì thật sự không có pháp nào để có thể khởi lên tư tưởng thế gian này, thế gian kia.

Quyển thứ 510
HẾT

 
XVI. PHẨM BẤT TƯ NGHÌ ĐẲNG

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc trọng đại nên xuất hiệnthế gian. Vì việc không thể nghĩ bàn nên xuất hiệnthế gian. Vì việc không thể cân lường nên xuất hiệnthế gian. Vì việc không số lượng nên xuất hiệnthế gian. Vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc trọng đại nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều vì cứu vớt tất cả hữu tình nên không lúc nào lìa bỏ việc trọng đại. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiệnthế gian.

Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc không thể nghĩ bàn nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều không thể nghĩ bàn. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiệnthế gian.

Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc không thể cân lường nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh, của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không có loài hữu tình nào có thể cân lường nổi. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiệnthế gian.

Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc không số lượng nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không có người nào có thể thật biết được số lượng. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiệnthế gian.

Thiện Hiện! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian? Nghĩa là Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không có người nào có thể ngang hàng, huống hồ có người hơn được. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc này nên xuất hiệnthế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Chỉ Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không có số lượng, không gì sánh bằng, ngoài ra còn có pháp nào khác nữa không?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Chẳng những Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng mà còn có pháp khác cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng. Pháp đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng. Như vậy, tất cả pháp đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng. Đối với tất cả pháp trong tánh chơn thật, tâm và tâm sở đều bất khả đắc. Vì sao? Vì sắc cho đến thức không thể thiết lập nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng. Cho đến trí nhất thiết tướng không thể thiết lập, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Do nguyên nhân nào mà sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều không thể thiết lập, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng vì không có tự tánh nên không thể thiết lập. Do không thể thiết lập nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Do nhân duyên nào mà sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều là không có tự tánh?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Vì đối với sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng mà suy nghĩ, cân lường, đếm số lượng, hoặc so sánh tánh bình đẳng hay không bình đẳng đều bất khả đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Do nhân duyên nào mà sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng nếu nghĩ bàn, cân lường, số lượng, tánh bình đẳng hoặc không bình đẳng đều bất khả đắc?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Tự tánh sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng, vì tự tánh Không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vì sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả đắc, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Nhân duyên nào sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều bất khả đắc, nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng vì không hạn lượng nên bất khả đắc. Vì bất khả đắc nên không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Do nguyên nhân nào sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều là không hạn lượng nên bất khả đắc?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Vì sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng nên không hạn lượng, vì không hạn lượng nên đều bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Trong sắc cho đến thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng, thì sắc cho đến thức nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng là khả đắc chăng?

Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng khả đắc.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Do nhân duyên này nên tất cả pháp đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Thiện Hiện nên biết! Vì tất cả pháp đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng, nên Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Thiện Hiện nên biết! Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều không thể nghĩ bàn vì diệt nghĩ bàn, không thể cân lường vì diệt cân lường, không số lượng vì diệt số lượng, không gì sánh bằng vì diệt sánh bằng. Do đó nên tất cả pháp không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Thiện Hiện nên biết! Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều không thể nghĩ bàn vì vượt qua nghĩ bàn, không thể cân lường vì vượt qua cân lường, không số lượng vì vượt qua số lượng, không gì sánh bằngvượt qua sánh bằng. Do đó nên tất cả pháp cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Thiện Hiện nên biết! Không thể nghĩ bàn là chỉ có khái niệm không thể nghĩ bàn. Không thể cân lường chỉ là khái niệm không thể cân lường. Không số lượng chỉ là khái niệm không số lượng. Không sánh bằng chỉ là khái niệm không sánh bằng. Do nhân duyên này nên Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Thiện Hiện nên biết! Không thể nghĩ bàn ấy như hư không không thể nghĩ bàn. Nói rộng cho đến không sánh bằng như hư không không gì sánh bằng. Do nhân duyên này nên Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Thiện Hiện nên biết! Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp, Thanh văn, Độc giác, thế gian, trời, người, A-tu-la v.v... của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều không thể nghĩ bàn, cân lường, số lượng, sánh bằng. Do nhân duyên này nên nói Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên giác pháp, trí nhất thiết pháp của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng.

Khi Phật thuyết phẩm không thể nghĩ bàn, không thể cân lường, không số lượng, không gì sánh bằng này, trong chúng có năm trăm Bí-sô không còn lậu hoặc, tâm được giải thoát. Lại có hai ngàn Bí-sô-ni cũng không còn các lậu hoặc, tâm được giải thoát. Lại có sáu vạn Cư sĩ nam ở trong các pháp xa lìa trần cấu, đạt được pháp nhãn tịnh. Lại có ba vạn Cư sĩ nữ cũng ở trong các pháp xa lìa trần cấu, đạt được pháp nhãn tịnh. Lại có hai ngàn Đại Bồ-tát được Vô sanh pháp nhẫn, được thọ ký làm Phật trong Hiền kiếp.

 
XVII. PHẨM THÍ DỤ

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc trọng đại nên xuất hiệnthế gian, vì việc không thể nghĩ bàn nên xuất hiệnthế gian, vì việc không thể cân lường nên xuất hiệnthế gian, vì việc không số lượng nên xuất hiệnthế gian, vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiện ở thế gian?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu hay thành tựu sáu pháp Ba-la-mật-đa. Thường thành tựu pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Thường thành tựu chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Thường thành tựu Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Thường thành tựu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Thường thành tựu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Thường thành tựu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Thường thành tựu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Thường thành tựu Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Thường thành tựu Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Thường thành tựu tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Thường thành tựu năm loại mắt, sáu phép thần thông. Thường thành tựu mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Thường thành tựu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Thường thành tựu ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Thường thành tựu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Thường thành tựu quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề. Thường thành tựu tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Thường thành tựu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Thiện Hiện nên biết! Như vị đại vương đã được quán đỉnh thuộc dòng Sát-đế-lợi có oai đức tự tại, chinh phục tất cả rồi giao phó việc nước cho các đại thần, khoanh tay ngồi nghĩ, an ổn hưởng lạc. Như Lai cũng vậy, là đấng đại Pháp vương oai đức tự tại, chinh phục tất cả. Ngài đem pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Như Lai giao phó tất cả cho Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu đủ khả năng thành tựu tất cả sự nghiệp. Thế nên, Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vì việc trọng đại nên xuất hiệnthế gian. Nói rộng cho đến vì việc không gì sánh bằng nên xuất hiệnthế gian.

Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu không chấp, không thủ đối với sắc nên xuất hiệnthế gian để thành tựu mọi việc; không chấp, không thủ đối với thọ, tưởng, hành, thức nên xuất hiệnthế gian để thành tựu mọi việc. Nói rộng cho đến không chấp, không thủ đối với trí nhất thiết nên xuất hiệnthế gian để thành tựu mọi việc; không chấp, không thủ đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên xuất hiệnthế gian để thành tựu mọi việc. Không chấp, không thủ đối với quả Dự lưu nên xuất hiệnthế gian để thành tựu mọi việc. Nói rộng cho đến không chấp, không thủ đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật nên xuất hiệnthế gian để thành tựu mọi việc.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Vì sao Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này không chấp, thủ sắc cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật nên xuất hiệnthế gian để thành tựu mọi việc?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Theo ông thấy sắc cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thể chấp thủ không?

Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Lành thay! Lành thay! Ta cũng không thấy sắc cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật để chấp thủ. Do không thấy nên không thủ. Do không thủ nên không chấp. Do nhân duyên này nên Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu không chấp, không thủ sắc cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Thiện Hiện nên biết! Ta cũng không thấy Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có thể chấp thủ. Do không thấy nên không thủ. Do không thủ nên không chấp. Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu cũng lại như vậy chẳng thấy có Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác để chấp thủ. Do nhân duyên chẳng chấp thủ này nên, Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, không chấp thủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên giác tánh, trí nhất thiết tánh của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Bấy giờ, các Thiên tử ở cõi Dục, cõi Sắc đồng bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa này rất là thậm thâm, khó thấy, khó hiểu, không thể suy nghĩ, vượt khỏi cảnh giới suy nghĩ, bậc tịch tĩnh, bậc vi diệu, bậc biết đúng, bậc sâu xa, bậc cực kỳ thông minh trí tuệ mới có thể hiểu nổi. Những hữu tình nào tin hiểu sâu xa đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, phải biết kẻ ấy đã từng cúng dường hàng trăm ngàn chư Phật trong quá khứ, ở chỗ chư Phật phát thệ nguyện rộng lớn, gieo trồng nhiều căn lành, thân cận bạn lành, đã được vô lượng bạn lành hộ trì, mới có thể tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy. Nếu được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa như như vậy hết lòng tin hiểu, phải biết vị ấy là Đại Bồ-tát, chắc chắn sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Giả như các loại hữu tình ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả sẽ đạt được tùy tín hành, tùy pháp hành, Đệ bát, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác. Tất cả họ đều thành tựu hoặc trí, hoặc đoạn, nhưng chẳng bằng có người một ngày chấp nhận vui vẻ tư duy, đắn đo, quán sát Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Người đó đã thành tựu pháp nhẫn đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, hơn hẳn bậc trí, đoạn kia vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì những bậc đạt tùy tín hành v.v... hay trí hay đoạn đều đạt được Vô sanh pháp nhẫn nhưng chỉ là phần nhỏ so với pháp nhẫn của Đại Bồ-tát.

Phật dạy các Thiên tử:

- Lành thay! Lành thay! Như các ông đã nói. Thiên tử nên biết! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… lắng nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa trong chốc lát, nghe rồi tin hiểu, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói. Các thiện nam, thiện nữ v.v… ấy sẽ mau ra khỏi sanh tử, sớm chứng Niết-bàn, hơn hẳn hạng người vì cầu Thanh văn, Độc giác thừaxa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, học các kinh điển khác, hoặc trải qua một kiếp, hoặc hơn một kiếp. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này bao quát tất cả những pháp vi diệu tối thắng. Những bậc tùy tín hành, tùy pháp hành v.v… đều nên phải tinh tấn tu tập kinh này, để sự nghiệp đã tạo mau được rốt ráo theo chỗ nguyện cầu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều dựa vào sự học này đã, đang, sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Khi ấy, các Thiên tử đồng thanh bạch Phật:

- Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đại Ba-la-mật-đa, là Ba-la-mật-đa không thể nghĩ bàn, là Ba-la-mật-đa không thể cân lường, là Ba-la-mật-đa không số lượng, là Ba-la-mật-đa không gì sánh bằng. Bậc tùy tín hành cho đến bậc Độc giác đều tinh tấn tu học pháp này mà mau chứng Niết-bàn. Tất cả chúng Đại Bồ-tát đều tinh tấn tu tập trong đây mà mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tuy các Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát đều nương vào pháp học này và mỗi mỗi đều đạt đến cứu cánh nhưng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vẫn không tăng, không giảm.

Sau khi nói lời này rồi, các Thiên tử vui mừng hớn hở, đảnh lễ chân Phật, đi nhiễu bên phải đức Phật ba vòng rồi lui về cung. Đi cách hội chưa bao xa, thảy đều biến mất, mỗi vị đều trở về bổn cung.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những Đại Bồ-tát nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa mà tin hiểu sâu xa là từ đâu sanh về đây?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa mà tin hiểu sâu xa, chẳng chìm, chẳng đắm, chẳng mê, chẳng hoảng hốt, không phân vân, không e sợ, chẳng chấp thủ, vui mừng lãnh thọ, cúng dường, cung kính, thường theo Pháp sư thưa hỏi nghĩa lý, khi đi đứng, lúc ngồi nằm, không lúc nào rời bỏ. Như bê con mới sanh không lìa mẹ. Cho đến chưa đạt được nghĩa lý tinh tường rốt ráo của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thường giảng thuyết cho người, quyết không lìa kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm và vị Pháp sư thuyết pháp.

Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát này vốn từ loài người, sau khi qua đời sanh đến cõi này. Vì sao? Vì đời trước Đại Bồ-tát này đã nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nghe rồi thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, diễn thuyết, biên chép, trang nghiêm, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Do thiện căn này được xa lìa tám nạn, qua đờ từ cõi người sanh lại trong cõi người, vừa nghe kinh này liền tin hiểu sâu xa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu có Đại Bồ-tát thành tựu công đức thù thắng như vậy, cúng dường thờ phụng chư Phật ở phương khác rồi, qua đời từ cõi ấy sẽ sanh đến cõi này, được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà tin hiểu sâu xa, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, cúng dường, cung kính không lười mỏi chăng?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát thành tựu công đức thù thắng như vậy, cúng dường phụng thờ chư Phật ở phương khác, qua đời từ phương khác được sanh về cõi này, được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà tin hiểu sâu xa biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, cúng dường, cung kính tâm không lười mỏi. Vì sao? Vì trước kia Đại Bồ-tát này từ chỗ vô lượng chư Phật ở phương khác, được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu mà tin hiểu sâu xa, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, cúng dường, cung kính tâm không lười mỏi. Nhờ thiện căn này nên qua đời từ cõi này sẽ được nghe kinh này và tin hiểu sâu xa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát thuộc Thiên chúng ở trời Đổ-sử-đa qua đời sanh vào trong loài người. Họ cũng thành tựu công đức như thế. Vì sao? Vì đời trước Đại Bồ-tát này đã ở cõi trời Đổ-sử-đa, chỗ của Từ Thị Đại Bồ-tát, thưa hỏi nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Do thiện căn này qua đời ở cõi kia sanh vào loài người, được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa, tin hiểu sâu xa, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, giảng nói, cúng dường, cung kính tâm không lười mỏi.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, đời trước tuy được nghe Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Hoặc nghe pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Hoặc nghe chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Hoặc nghe Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Hoặc nghe bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc nghe bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Hoặc nghe tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Hoặc nghe pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Hoặc nghe Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Hoặc nghe Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc nghe tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Hoặc nghe năm loại mắt, sáu phép thần thông. Hoặc nghe mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc nghe đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Hoặc nghe ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp. Hoặc nghe pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Hoặc nghe tất cả hạnh Đại Bồ-tát và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật. Hoặc nghe trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà chẳng thưa hỏi nghĩa lý sâu xa. Nay được sanh trong loài người, tuy được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nhưng tâm họ mê muội, do dự, khiếp nhược, hoặc hiểu khác đi, khó khai ngộ được.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa. Kiếp trước tuy được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa và đã từng thưa hỏi nghĩa lý thâm sâu, hoặc một ngày cho đến mười ngày nhưng không tinh tấn tu hành theo sự thuyết giảng. Nay sanh trong loài người được nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, nếu qua một ngày cho đến mười ngày, mà tâm vững chắc, thì không gì hoại được. Nếu lìa bỏ những điều được nghe từ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thì tâm sanh do dự, bèn lui mất. Vì sao? Vì những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này, bởi kiếp trước được nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa, tuy cũng thỉnh hỏi nghĩa lý thâm sâu nhưng không tinh tấn tu hành như sự thuyết giảng. Ngay đời này gặp bạn lành ân cần nhắc nhủ, liền ưa nghe Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Nếu không gặp bạn lành ân cần khuyên nhủ thì chẳng ưa lãnh thọ kinh này. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa những người này khi thì ưa nghe, khi thì chẳng muốn nghe thọ, hoặc khi thì vững vàng, hoặc khi lui mất. Tâm họ lúc khinh lúc động, tiến thối bất thường. Như cành bông vải theo gió lay chuyển. Phải biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này, khi hướng đến Đại thừa chưa bao lâu, chưa gần gũi nhiều thiện tri thức chơn chánh, chưa cúng dường nhiều chư Phật Thế Tôn, chưa từng thọ trì, đọc tụng, biên chép, tư duy, giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, chưa từng siêng năng tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Nên biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này mới hướng tới Đại thừa, nên ít kính tin ưa thích đối với pháp Đại thừa. Vì chưa có khả năng biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy vì người thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, nếu không biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, hoặc không thể đem Bát-nhã sâu xa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng giáo hóa hữu tình, thì các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này chẳng được sự hộ niệm của Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này không thể tùy thuận tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Do nhân duyên này nên rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Vì sao? Vì các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này không thể biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, tư duy, vì người thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cũng không thể đem Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng nhiếp thọ hữu tình, không thể tùy thuận tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Không được Bát-nhã ba-la-mật-đa nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng hộ niệm. Do đó nên rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác.

Thiện Hiện nên biết! Như đi giữa biển cả mà thuyền bị vỡ. Nếu những người trên thuyền không níu lấy cây, hoặc phao nổi, tấm ván hay vin vào những tử thi làm chỗ nương tựa, thì nhất định những người ấy sẽ chết chìm, chẳng đến bờ được. Nếu vin lấy đồ vật bằng gỗ, phao nổi, tấm ván, tử thi làm chỗ nương tựa, nên biết những người này chắc chắn không chết chìm, được an ổn vào đến bờ, không tổn, không hại, được hạnh phúc an vui.

Này Thiện Hiện! Như vậy, các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, tuy thành tựu phần nhỏ sự kính tin ưa thích Đại thừa, nếu chẳng biên chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy tu tập, vì người thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nói rộng cho đến kinh điển tương ưng trí nhất thiết tướng làm chỗ nương tựa, thì phải biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này sẽ bị suy bại giữa đường, không chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lui vào hàng Thanh văn và bậc Độc giác. Nếu các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này thành tựu trọn vẹn sự kính tin ưa thích Đại thừa, lại hay biên chép, thọ trì, đọc tụng, tư duy tu tập, vì người thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nói rộng cho đến kinh điển tương ưng trí nhất thiết tướng làm chỗ nương tựa, thì phải biết chắc chắn các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này không bị rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác ở giữa đường, chắc chắn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như người muốn qua đồng hoang hiểm ác, nếu không chuẩn bị lương thực và khí cụ thì không thể đến được nơi an lạc, ở giữa đường sẽ gặp khó khăn mất mạng. Này Thiện Hiện! Như vậy, đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nếu các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này có lòng tin, có an nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có sự ham muốn, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, nếu không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, thì phải biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này sẽ suy bại giữa đường, không chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lui vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác.

Thiện Hiện nên biết! Như ngươi muốn qua đồng hoang nguy hiểm, nếu biết chuẩn bị lương thực và khí cụ thì chắc chắn sẽ đến được nơi an toàn, giữa đường không gặp nguy hiểm mất mạng. Này Thiện Hiện! Như vậy, đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nếu các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừalòng tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có sự ham muốn, có thắng giải, có xả, có tinh tấn, lại thường hộ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, thì phải biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này sẽ không suy bại giữa đường, vượt qua địa vị Thanh văn hoặc bậc Độc giác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có thiện nam tử hoặc các thiện nữ mang bình bằng đất chưa nung đến sông hoặc ao, hoặc giếng, hoặc suối, hoặc rảnh lấy nước, phải biết bình này sẽ rã nát. Vì sao? Vì bình này chưa nung chín, không thể chứa nước được, rốt cuộc cũng trở về với đất. Này Thiện Hiện! Như vậy, đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nếu thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, có lòng tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có sự ham muốn, có thắng giải, có xả, có tinh tấn mà không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, nên biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này sẽ suy bại giữa đường, chẳng chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lại lui vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có thiện nam tử hoặc các thiện nữ cầm bình đã nung chín đến sông hoặc ao, hoặc giếng, hoặc suối, hoặc rảnh lấy nước, nên biết bình chắc chắn không bị rã nát. Vì sao? Vì bình này đã nung chín, có thể chứa nước được lâu bền. Này Thiện Hiện! Như vậy, nếu các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, có lòng tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có sự ham muốn, có thắng giải, có xả, có tinh tấn đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Lại có thể nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, nên biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này thường được chư Phật và các Bồ-tát nhiếp thọ, hộ niệm, chắc chắn không bị thất bại giữa đường mà còn vượt qua địa vị Thanh văn và bậc Độc giác để thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người buôn không có trí thông minh. Ở trên bờ, thuyền chưa sửa xong bèn mang hàng hóa chất đầy thuyền, đẩy thuyền xuống nước, vội vả khởi hành. Nên biết thuyền đó sẽ hư chìm giữa dòng; người, thuyền và hàng hóa mỗi thứ mỗi nơi. Người buôn không trí khôn này chết mất thân mạng, hao tổn của cải.

Này Thiện Hiện! Như vậy, nếu có thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có sự ham muốn, có thắng giải, có xả, có tinh tấn đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nhưng không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, nên biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa như thế sẽ thất bại giữa đường, chết mất thân mạng, hao mất của cải. Chết thân mạng là rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, mất của cải là mất quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thiện Hiện nên biết! Như có người buôn có trí khôn, trước hết lo sửa thuyền, bè khi trên cạn rồi đẩy xuống nước, xét thấy không lỗ thủng mới chất hàng hóa lên thuyền mà xuất hành. Phải biết thuyền này chắc chắn không hư chìm, người vật an ổn, đến nơi đến chốn. Này Thiện Hiện! Như vậy, nếu các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có sự ham muốn, có thắng giải, có xả, có tinh tấn đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lại thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, thì phải biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa như thế, thường được chư Phật và các Bồ-tát hộ trì, hộ niệm, giữa đường không thất bại, vượt qua địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người một trăm hai mươi tuổi, già nua lụm khụm, lại thêm nhiều bệnh như bệnh gió, bệnh nóng, bệnh đàm, hoặc nhiều loại bệnh khác xen tạp. Ý ông thế nào? Người già bệnh này có thể tự dậy khỏi giường không?

Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Giả sử người này có người dìu đỡ đứng dậy cũng không đủ sức đi được một Câu-lô-xá, hoặc hai Câu-lô-xá, ba Câu-lô-xá. Vì sao? Vì quá già lại lắm bệnh. Cũng vậy, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa tuy có tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có sự ham muốn, có thắng giải, có xả, có tinh tấn đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng nếu không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, thì phải biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này sẽ thất bại giữa đường, chẳng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lại lui vào hàng Thanh văn và bậc Độc giác. Vì sao? Vì không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng nên chư Phật và Bồ-tát không hộ niệm.

Thiện Hiện nên biết! Ví như có người một trăm hai mươi tuổi, già nua lụm khụm, lại thêm nhiều bệnh như bệnh gió, bệnh nóng, bệnh đàm, hoặc nhiều loại bệnh khác xen tạp. Từ giường, người già bệnh này muốn dậy và đến chỗ khác mà không thể tự đi được. Có hai người khỏe mạnh dìu hai bên, nâng từ từ đỡ người bệnh đứng dậy, nói với người ấy: Chẳng có gì khó cả, cụ muốn đi đâu, hai chúng tôi sẽ đưa đi đến nơi, chúng tôi chẳng bỏ cụ đâu, chắc chắn sẽ tới được chỗ ấy một cách an ổn, không tổn hại gì. Này Thiện Hiện! Như vậy, Có thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, nếu có lòng tin, có nhẫn, có tâm thanh tịnh, có vui thắng ý, có sự ham muốn, có thắng giải, có xả, có tinh tấn đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Lại thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, thì nên biết các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa này chắc chắn không thất bại giữa đường, vượt qua địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, nên chư Phật và Bồ-tát cùng nhau hộ niệm.

Bấy giờ, Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Vì sao các thiện nam tử v.v… an trụ Đại thừa, do không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, nên rơi trở lại địa vị Thanh văn hoặc bậc Độc giác, chẳng chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Lành thay! Lành thay! Nay ông đã hỏi Như Lai yếu nghĩa này thì hãy lắng nghe kỹ, Ta sẽ vì ông mà nói: Có các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, ngay từ lúc mới phát tâm đã chấp ngãngã sở trong khi tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này nghĩ như vầy: Ta thường hành thí, ta thí vật này, người kia nhận vật của ta thí. Khi tu tịnh giới nghĩ như vầy: Ta thường trì giới, ta trì giới này, ta đủ giới này. Khi tu an nhẫn lại nghĩ như vầy: Ta thường tu nhẫn, ta nhẫn với đối tượng, ta đầy đủ nhẫn này. Khi tu tinh tấn nghĩ như vầy: Ta thường tinh tấn, ta vì sự tinh tấn này, ta đầy đủ sự tinh tấn này. Khi tu tịnh lự nghĩ như vầy: Ta thường tu định, ta vì tu định này, ta đầy đủ định này. Khi tu Bát-nhã nghĩ như vầy: Ta thường tu tuệ, ta vì tu tuệ, ta đầy đủ tuệ này.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi tu bố thí, Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này chấp có bố thí này, chấp do bố thí, chấp bố thíngã sở. Khi tu tịnh giới, chấp có tịnh giới này, chấp do tịnh giới, chấp tịnh giớingã sở. Khi tu an nhẫn, chấp có an nhẫn này, chấp do an nhẫn, chấp an nhẫnngã sở. Khi tu tinh tấn, chấp có tinh tấn này, chấp do tinh tấn, chấp tinh tấnngã sở. Khi tu tịnh lự, chấp có tịnh lự này, chấp do tịnh lự, chấp tịnh lựngã sở. Khi tu Bát-nhã, chấp có Bát-nhã này, chấp do Bát-nhã, chấp Bát-nhã là ngã sở. Sự chấp ngãngã sở thường theo đuổi các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này, nên dù tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm vẫn tăng trưởng sanh tử, không thể giải thoát các khổ của sanh tử v.v... Vì sao? Vì trong sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v… không có sự phân biệt nào đáng để khởi lên chấp trước như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bên này bên kia là tướng của sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v...

Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này không biết tướng bên này bên kia nên không thể nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Do nhân duyên này nên các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này rơi trở lại địa vị Thanh văn hoặc bậc Độc giác, chẳng chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Vì sao không có phương tiện thiện xảo, tuy tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa mà các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa vẫn rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, chẳng chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này không có phương tiện thiện xảo từ khi mới phát tâm, nên khi tu bố thí lại nghĩ như vầy: Ta năng hành bố thí, ta đủ bố thí, đây là bố thí. Khi tu tịnh giới nghĩ như vầy: Ta năng trì giới, ta đủ tịnh giới, đây là tịnh giới. Khi tu an nhẫn nghĩ như vầy: Ta năng tu nhẫn, ta đủ an nhẫn, đây là an nhẫn. Khi tu tinh tấn nghĩ như vầy: Ta năng tinh tấn, ta đủ tinh tấn, đây là tinh tấn. Khi tu tịnh lự nghĩ như vầy: Ta năng tu định, ta đủ tịnh lự, đây là tịnh lự. Khi tu Bát-nhã nghĩ như vầy: Ta năng tu tuệ, ta đủ Bát-nhã, đây là Bát-nhã.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này, khi tu bố thí chấp có sự bố thí này, chấp do sự bố thí này, chấp bố thíngã sở nên sanh buông lung, kiêu mạn. Khi tu tịnh giới, chấp có tịnh giới này, chấp do tịnh giới này, chấp tịnh giớingã sở nên sanh buông lung, kiêu mạn. Khi tu an nhẫn, chấp có an nhẫn này, chấp do an nhẫn này, chấp an nhẫnngã sở nên sanh buông lung, kiêu ngạo. Khi tu tinh tấn, chấp có tinh tấn này, chấp do tinh tấn này, chấp tinh tấnngã sở nên sanh buông lung, kiêu ngạo. Khi tu tịnh lự, chấp có tịnh lự này, chấp do tịnh lự này, chấp tịnh lựngã sở nên sanh buông lung, kiêu ngạo. Khi tu Bát-nhã, chấp có Bát-nhã này, chấp do Bát-nhã này, chấp Bát-nhã là ngã sở nên sanh buông lung, kiêu ngạo. Vì các thiện nam tử v.v… thường chấp ngãngã sở theo sau nên dù tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa nhưng vẫn tăng trưởng sanh tử, không thể thoát khỏi các khổ sanh tử v.v... Vì sao? Vì trong sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v… không có sự phân biệt như vậy, cũng chẳng phân biệt như kia. Vì sao? Vì chẳng phải đến bên này bên kia là tướng của sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v...

Thiện Hiện nên biết! Vì các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này không biết tướng bên này bên kia nên không thể nhiếp thọ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Do nhân duyên này nên các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, chẳng chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Này Thiện Hiện! Như vậy, do chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu và các công đức khác, cũng không nhiếp thọ phương tiện thiện xảo, nên dù các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa hành sáu pháp Ba-la-mật-đa mà vẫn rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, chẳng chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Thế nào là các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa, do thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng nên không rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, lại mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa lìa chấp ngãngã sở từ khi mới phát tâm tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi tu bố thí, các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa không nghĩ như vầy: Ta năng tu hành bố thí, ta bố thí vật này, người kia nhận vật ta bố thí. Khi tu tịnh giới, không nghĩ như vầy: Ta năng trì giới, ta trì giới này, ta đủ giới này. Khi tu an nhẫn không nghĩ như vầy: Ta năng tu nhẫn, ta nhẫn với người kia, ta đủ nhẫn này. Khi tu tinh tấn không nghĩ như vầy: Ta năng tinh tấn, ta vì sự tinh tấn này, ta đủ tinh tấn này. Khi tu tịnh lự không nghĩ như vầy: Ta năng tu định, ta vì tu định này, ta đủ định này. Khi tu Bát-nhã không nghĩ như vầy: Ta năng tu tuệ, ta vì tu tuệ này, ta đủ tuệ này.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này, khi tu bố thí, chẳng chấp có bố thí này, chẳng chấp do bố thí này, chẳng chấp bố thíngã sở. Khi tu tịnh giới, chẳng chấp có tịnh giới này, chẳng chấp do tịnh giới này, chẳng chấp tịnh giớingã sở. Khi tu an nhẫn, chẳng chấp có an nhẫn này, chẳng chấp do an nhẫn này, chẳng chấp an nhẫnngã sở. Khi tu tinh tấn, chẳng chấp có tinh tấn này, chẳng chấp do tinh tấn này, chẳng chấp tinh tấnngã sở. Khi tu tịnh lự, chẳng chấp có tịnh lự này, chẳng chấp do tịnh lự này, chẳng chấp tịnh lựngã sở. Khi tu Bát-nhã, chẳng chấp có Bát-nhã này, chẳng chấp do Bát-nhã này, chẳng chấp Bát-nhã là ngã sở. Vì các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa không chấp ngã và ngã sở theo sau, nên tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa làm tổn giảm bớt sanh tử, mau giải thoát các khổ sanh tử v.v... Vì sao? Vì trong sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v... không có sự phân biệt nào đáng khởi lên chấp trước như vậy. Vì sao? Vì xa lìa bên này bên kia là tướng của sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v...

Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này, khéo biết tướng bên này bên kia, nên thường nhiếp thọ sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v..., nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Do nhân duyên này nên các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này không rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Vì sao các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừaphương tiện thiện xảo nên tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, lại mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Có những thiện nam tử v.v… trụ Đại thừaphương tiện thiện xảo từ khi mới phát tâm, nên khi tu bố thí không nghĩ như vầy: Ta năng hành thí, ta đủ sự bố thí, đây là bố thí. Khi tu tịnh giới không nghĩ như vầy: Ta năng trì giới, ta đủ tịnh giới, đây là tịnh giới. Khi tu an nhẫn không nghĩ như vầy: Ta năng tu nhẫn, ta đủ an nhẫn, đây là an nhẫn. Khi tu tinh tấn không nghĩ như vầy: Ta năng tinh tấn, ta đủ tinh tấn, đây là tinh tấn. Khi tu tịnh lự không nghĩ như vầy: Ta năng tu định, ta đủ tịnh lự, đây là tịnh lự. Khi tu Bát-nhã không nghĩ như vầy: Ta năng tu tuệ, ta đủ Bát-nhã, đây là Bát-nhã.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này, khi tu bố thí, chẳng chấp có bố thí này, chẳng chấp do bố thí này, chẳng chấp bố thíngã sở, nên chẳng sanh buông lung, kiêu mạn. Khi tu tịnh giới, chẳng chấp có tịnh giới này, chẳng chấp do tịnh giới này, chẳng chấp tịnh giớingã sở, nên chẳng sanh buông lung, kiêu mạn. Khi tu an nhẫn, chẳng chấp có an nhẫn này, chẳng chấp do an nhẫn này, chẳng chấp an nhẫnngã sở, nên chẳng sanh buông lung, kiêu mạn. Khi tu tinh tấn, chẳng chấp có tinh tấn này, chẳng chấp do tinh tấn này, chẳng chấp tinh tấnngã sở, nên chẳng sanh buông lung, kiêu mạn. Khi tu tịnh lự, chẳng chấp có tịnh lự này, chẳng chấp do tịnh lự này, chẳng chấp tịnh lựngã sở, nên chẳng sanh buông lung, kiêu mạn. Khi tu Bát-nhã, chẳng chấp có Bát-nhã này, chẳng chấp do Bát-nhã này, chẳng chấp Bát-nhã là ngã sở, nên chẳng sanh buông lung, kiêu mạn. Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này không chấp ngã và ngã sở theo sau, nên khi tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đã giảm bớt sanh tử, mau được giải thoát các khổ sanh tử v.v... Vì sao? Vì trong sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v... không có sự phân biệt như vậy, cũng chẳng như kia đã phân biệt. Vì sao? Vì đạt đến bên này bên kia chẳng phải là tướng của sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v...

Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này, khéo biết tướng bên này bên kia nên nhiếp thọ sáu pháp Ba-la-mật-đa như bố thí v.v..., nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Do nhân duyên này, các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa này chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Này Thiện Hiện! Như vậy, các thiện nam tử v.v… trụ Đại thừa nhờ thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu và các công đức khác, cũng thường hộ trì phương tiện thiện xảo khi tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, nên chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Quyển thứ 511
HẾT

 
XVIII. PHẨM BẠN LÀNH

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát mới học Đại thừa làm sao học được Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát mới học Đại thừa muốn học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, trước hết phải gần gũi, phụng sự cúng dường bậc thiện hữu chơn tịnh, khéo thuyết giảng phân biệt Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nghĩa là khi thuyết kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên khuyên răn, dạy bảo hàng Bồ-tát mới học Đại-thừa: Hãy đến đây, Thiện nam tử! Ông nên siêng năng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi siêng tu, ông nên dùng vô sở đắc làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung hưởng, cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Ông chớ dùng sắc uẩn cho đến thức uẩn mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng nhãn xứ cho đến ý xứ mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng sắc xứ cho đến pháp xứ mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng nhãn giới cho đến ý giới mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng sắc giới cho đến pháp giới mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng nhãn thức giới cho đến ý thức giới mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng nhãn xúc cho đến ý xúc mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng địa giới cho đến thức giới mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng nhân duyên cho đến tăng thượng duyên mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng vô minh cho đến lão tử mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng năm loại mắt, sáu phép thần thông mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng tất cả hạnh Đại Bồ-tát, và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đừng dùng trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà giữ lấy quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Thiện nam tử! Nếu không chấp thủ sắc liền đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cho đến không chấp thủ trí nhất thiết tướng liền đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thiện nam tử! Tuy hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, ông chớ tham trước sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì sắc cho đến trí nhất thiết tướng chẳng đáng để tham đắm. Vì sao? Thiện nam tử! Vì tất cả pháp tự tánh là Không.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Các Đại Bồ-tát thường làm được việc khó, ở trong tất cả pháp tự tướng là Không mà mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Các Đại Bồ-tát thường làm việc khó, ở trong tất cả pháp tự tướng là Không mà mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thiện Hiện nên biết! Tuy các Đại Bồ-tát biết các pháp đều như huyễn hóa, nói rộng cho đến như thành Tầm hương (ảnh ảo) tự tướng đều là Không, nhưng vì thế gian được nghĩa lợi nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn cho thế gian được lợi ích nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn cho thế gian được an lạc nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn cứu vớt các thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn làm cho thế gian quay về nương tựa nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn làm nhà ở cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn chỉ đường cứu cánh cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn làm hòn đảo cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn làm nhật nguyệt cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn làm đuốc sáng cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn làm thầy dẫn đường cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn làm tướng soái cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì muốn làm chỗ tới cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn cho thế gian được nghĩa lợi nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn giải thoát các việc khổ não cho tất cả các hữu tình nên tu hành bố thí cho đến Bát-nhã, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn cho thế gian được nghĩa lợi nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn cho thế gian được lợi ích nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn cứu các hữu tình đang run sợ trong năm đường, đưa đến nơi bờ Niết-bàn cho an ổn khỏi sợ hãi, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn cho thế gian được lợi ích nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn cho thế gian được an lạc nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì cứu vớt hữu tình thoát khổ đau, sầu não để được an ổn nơi bờ Niết-bàn kia, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn cho thế gian được an lạc nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát thấy các hữu tình đọa trong ba đường ác, vì muốn cứu vớt và khiến họ tu nghiệp lành, lần lần nương vào Tam thừa mà đi đến xuất ly, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn cứu vớt các thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn làm chỗ quay về nương tựa cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì muốn hữu tình mau được giải thoát các khổ sanh sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, buồn, lo, bức bách v.v..., an trụ cảnh giới Vô dư y Niết-bàn, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn làm chỗ quay về nương tựa cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn làm nhà ở cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều chẳng hòa hợp, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn làm chỗ ở cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là tất cả pháp đều chẳng hòa hợp?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Các sắc chẳng hòa hợp tức sắc chẳng lệ thuộc nhau. Nếu sắc chẳng lệ thuộc nhau tức sắc không sanh. Nếu sắc không sanh tức sắc không diệt. Nếu sắc không diệt tức sắc chẳng hòa hợp. Thọ, tưởng, hành, thức nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng cũng lại như vậy. Các Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình nói tất cả pháp đều có sự không hòa hợp này, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát muốn chỉ rõ con đường cứu cánh cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì hữu tìnhthuyết pháp như vầy: Sắc bờ kia tức chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức bờ kia tức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Nói rộng cho đến trí nhất thiết bờ kia tức chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bờ kia tức chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Thiện Hiện nên biết! Như tướng của tất cả sắc v.v... bờ kia thì tất cả pháp cũng vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Nếu tất cả pháp đều như sắc v.v… là tướng của bờ kia thì vì sao đối với tất cả pháp Đại Bồ-tát còn phải hiện Đẳng giác để làm gì? Vì sao? Vì chẳng phải trong sắc ở bờ kia có sự phân biệt như vầy: Nghĩa là đây là sắc, đây là thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Chẳng phải trong sắc ở bờ kia có sự phân biệt như vầy: Nghĩa là đây là sắc, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Như vậy cho đến chẳng phải trong trí nhất thiết tướng ở bờ kia mới có sự phân biệt như vầy: Nghĩa là đây là sắc, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Vì tất cả pháp bản tánh là Không.

Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát có thể làm việc khó làm. Nghĩa là tuy quán tướng của tất cả pháp đều vắng lặng, thậm thâm, vi diệu mà tâm chẳng bỏ mất, lại nghĩ như vầy: Ta đối với pháp này đã hiện Đẳng giác rồi chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì các hữu tình tuyên thuyết, khai thị pháp vắng lặng sâu mầu ấy. Đó là Đại Bồ-tát muốn chỉ đường cứu cánh cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát làm hòn đảo cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Thí như giữa biển, sông, hồ lớn hoặc nhỏ, có khoảng đất cao nổi lên có thể ở được, có nước xung quanh gọi là hòn đảo.

Thiện Hiện! Như vậy, sắc cho đến thức đoạn dứt giai đoạn trước sau, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều đoạn dứt giai đoạn trước sau. Do giai đoạn trước, giai đoạn sau này đoạn dứt nên tất cả pháp đều dứt. Giai đoạn trước, sau của tất cả pháp đều dứt tức là như thật vắng lặng, nhiệm mầu, nghĩa là Niết-bàn Không, vô sở đắc, đạo đoạn, ái tận, vô dư, tạp nhiễm, vĩnh diệt, cứu cánh. Thiện Hiện! Đại Bồ-tát cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn vì hữu tình tuyên thuyết, khai thị các pháp này đã đoạn dứt giai đoạn trước sau là như thật vắng lặng sâu xa, nhiệm mầu. Đó là Đại Bồ-tát làm hòn đảo cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát muốn làm nhật nguyệt cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì phá vỏ vô minh trong đêm dài từ lâu đã che khuất hữu tình nhiều lớp tối tăm, vì muốn trị bệnh mắt vô tri cho loài hữu tình, giúp cho họ sáng suốt, vì chiếu sáng cho tất cả hữu tình ngu mờ nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn làm nhật nguyệt cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn làm đuốc sáng cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình tuyên thuyết sáu pháp Ba-la-mật-đa và nghĩa lý kinh điển chơn thật tương ưng bốn nhiếp sự, phương tiện dạy bảo, làm cho họ siêng năng tu học, diệt trừ các loại vô minh đen tối nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn làm đuốc sáng cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn làm thầy dẫn đường cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát muốn làm cho những hữu tình đi theo tà đạo phải xa lìa bốn chỗ không nên đi, và chỉ cho họ con đường duy nhất để quay về nẻo chính, vì làm cho kẻ tạp nhiễm được thanh tịnh, kẻ sầu não được phấn khởi, kẻ buồn khổ được vui mừng, kẻ phi lý được đúng lý, kẻ lưu chuyển được hoàn diệt nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn làm thầy dẫn đường cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì làm tướng soái cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn vì hữu tình giảng giải, chỉ bày sắc không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh. Nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn làm tướng soái cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nào là Đại Bồ-tát vì muốn làm chỗ tới cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn vì hữu tình giảng giải, chỉ bày sắc nên lấy hư không làm chỗ tới; thọ, tưởng, hành, thức lấy hư không làm chỗ tới. Nói rộng cho đến trí nhất thiết lấy hư không làm chỗ tới; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng lấy hư không làm chỗ tới. Vì tất cả pháp đều như hư không, không có sở hữu nên Đại Bồ-tát muốn vì hữu tình giảng giải, chỉ bày sắc chẳng phải tới, chẳng phải chẳng tới. Vì sao? Vì tánh của sắc là Không. Trong Không không có tới, không có chẳng tới. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải tới, chẳng phải chẳng tới. Vì sao? Vì tánh của thọ, tưởng, hành, thức là Không. Trong Không không có tới, không có chẳng tới. Nói rộng cho đến trí nhất thiết chẳng phải tới, chẳng phải chẳng tới. Vì sao? Vì tánh của trí nhất thiết là Không. Trong Không không có tới, không có chẳng tới. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải tới, chẳng phải chẳng tới. Vì sao? Vì tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là Không. Trong Không không có tới, không có chẳng tới. Đó là Đại Bồ-tát vì muốn làm chỗ tới cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Vì sao? Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không, vô tướng, vô nguyện làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong không, vô tướng, vô nguyện, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô khởi, vô tác làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong vô khởi, vô tác, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sanh, vô diệt làm đích. Các Đại Bồ-tát đều không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong vô sanh, vô diệt, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô nhiễm, vô tịnh làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong vô nhiễm, vô tịnh, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sở hữu làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong vô sở hữu, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy như giấc mộng cho đến như thành Tầm hương làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong mộng cho đến như thành Tầm hương, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô lượng, vô biên làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong vô lượng, vô biên, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chẳng cho, chẳng giữ làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong chỗ chẳng cho, chẳng giữ ấy, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chẳng nâng lên, chẳng hạ xuống làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong sự chẳng nâng lên, chẳng hạ xuống, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không đến, không đi làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong không đến, không đi, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không tăng, không giảm làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong không tăng, không giảm, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không vào, không ra làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong không vào, không ra, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không nhóm họp, không tan rã làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong không nhóm họp, không tan rã, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không hợp, không lìa làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trong không hợp, không lìa, đích và chẳng phải đích đều bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ngã cho đến người thấy làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì ngã cho đến người thấy còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong đây có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô ngã cho đến không người thấy làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì vô ngã cho đến không người thấy còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thường, lạc, ngã, tịnh làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì thường, lạc, ngã, tịnh còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc tham, sân, si làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì việc tham, sân, si còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc kiến sở tác làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì việc kiến sở tác còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không động làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì tánh không động còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm uẩn làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì sắc cho đến thức còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu nội xứ làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì nhãn xứ cho đến ý xứ còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu ngoại xứ làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì sắc xứ cho đến pháp xứ còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu nội giới làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì nhãn giới cho đến ý giới còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu ngoại giới làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì sắc giới cho đến pháp giới còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu thức giới làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì nhãn thức giới cho đến ý thức giới còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu xúc làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì nhãn xúc cho đến ý xúc còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu thọ làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu giới làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì địa giới cho đến thức giới còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn duyên làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì nhân duyên cho đến tăng thượng duyên còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười hai phần duyên khởi làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì vô minh cho đến lão tử còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sáu pháp Ba-la-mật-đa làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười sáu Không làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích. Vì sao? Vì pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn Thánh đế làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ba môn giải thoát làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Tam thừa, thập địa làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười địa Bồ-tát làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm loại mắt, sáu phép thần thông làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả hoàn toàn vô sở hữu, huống gì trong ấy có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Dự lưu cho đến Như Lai làm đích. Các Đại Bồ-tát không thể vượt khỏi đích này. Vì sao? Vì Dự lưu cho đến Như Lai còn rốt ráo vô sở hữu, huống gì trong ấy còn có đích và phi đích có thể đắc.

Thiện Hiện! Như vậy, các Đại Bồ-tát vì muốn làm chỗ tới cho thế gian, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, ai có thể tin hiểu sâu sắc?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, Đại Bồ-tát nào phát ý mong cầu lâu dài tinh tấn tu hành, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, ở chỗ chư Phật đã phát thệ nguyện rộng lớn, gieo trồng nhiều căn lành đều đã thành thục, được vô lượng bạn lành hộ trì, hộ niệm, thì mới có thể tin hiểu sâu xa đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Đại Bồ-tát này dùng tánh nào, tướng nào, trạng nào, mạo nào để tin hiểu sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa này?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này dùng tánh điều phục tham, sân, si làm tánh. Dùng tướng xa lìa tham, sân, si làm tướng. Dùng trạng xa lìa tham, sân, si làm trạng. Dùng mạo xa lìa tham, sân, si làm mạo.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này dùng tánh điều phục tham, sân, si và không tham, sân, si làm tánh. Dùng tướng xa lìa tham, sân, si và không tham, sân, si làm tướng. Dùng trạng xa lìa tham, sân, si và không tham, sân, si làm trạng. Dùng mạo xa lìa tham, sân, si và không tham, sân, si làm mạo.

Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát nào thành tựu tánh, tướng, trạng, mạo như thế mới có thể tin hiểu sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu tin hiểu sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này thì Đại Bồ-tát này sẽ đạt tới đích nào?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy sẽ đạt tới trí nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu Đại Bồ-tát đạt tới trí nhất thiết trí thì vị ấy thường làm cho các hữu tình quay về ư?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, nếu Đại Bồ-tát tin hiểu sâu xa thì đạt tới trí nhất thiết trí. Nếu đạt tới trí nhất thiết trí thì làm chỗ quay về cho các hữu tình.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Đại Bồ-tát này thường làm việc khó. Gọi là mặc áo giáp, đội mũ kiên cố như vậy và nói rằng, ta sẽ độ thoát tất cả hữu tình, khiến họ chứng đắc Niết-bàn cứu cánh. Mặc dù làm việc như vậy đối với hữu tình nhưng hoàn toàn không thấy có hữu tình để kiến lập?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này đã mặc áo, đội mũ không thuộc sắc cho đến thức. Vì sao? Vì sắc cho đến thức đều rốt ráo vô sở hữu, chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải áo mũ, nên nói áo mũ kia không thuộc sắc cho đến thức. Như vậy cho đến Đại Bồ-tát này đã mặc áo, đội mũ không thuộc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều rốt ráo vô sở hữu, chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải áo mũ, nên nói áo mũ kia không thuộc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Đại Bồ-tát này đã mặc áo, đội mũ không thuộc ngã cho đến người thấy. Vì sao? Vì ngã cho đến người thấy đều rốt ráo vô sở hữu, chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải áo mũ, nên nói áo mũ kia không thuộc ngã cho đến người thấy. Đại Bồ-tát này đã mặc áo, đội mũ không thuộc tất cả pháp. Vì sao? Vì tất cả pháp đều rốt ráo vô sở hữu, chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải áo mũ, nên nói áo mũ kia không thuộc tất cả pháp.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như thế nên thường mặc áo, đội mũ bền chắc này, và nói ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến họ đều chứng đắc Niết-bàn cứu cánh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu Đại Bồ-tát có thể mặc áo, đội mũ bền chắc như thế, và nói rằng ta sẽ độ tất cả hữu tình khiến họ đều chứng đắc Niết-bàn, chẳng rơi vào hàng Thanh văn và bậc Độc giác. Đại Bồ-tát này không xứ sở, không thể rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác v.v... Vì sao? Vì đối với hữu tình, Đại Bồ-tát này chẳng phân chia giới hạn mà mặc áo, đội mũ bền chắc như thế.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Ông dựa vào đâu mà nói, nếu Đại Bồ-tát mặc áo, đội mũ bền chắc như thế chẳng rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác?

Khi ấy, Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát này chẳng phải vì độ thoát một số hữu tình mà mặc áo, đội mũ bền chắc như thế, cũng chẳng phải vì mong cầu một ít trí mà mặc áo, đội mũ bền chắc như thế. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này cứu độ khắp tất cả hữu tình, khiến họ vào Niết-bàn mà mặc áo, đội mũ bền chắc như thế; chỉ vì cầu được trí nhất thiết trí mà mặc áo, đội mũ bền chắc như thế. Do nhân duyên này nên chẳng rơi vào hàng Thanh văn và bậc Độc giác.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Đại Bồ-tát này vì cứu vớt khắp tất cả hữu tình khiến họ vào Niết-bàn, và chỉ vì cầu được trí nhất thiết trí mà mặc áo, đội mũ bền chắc như thế. Do nhân duyên này nên chẳng rơi vào hàng Thanh văn và bậc Độc giác.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Như vậy, Bát-nhã ba-la-mật-đa rất là sâu xa, không người tu, không pháp để tu, cũng không chỗ để tu, cũng không phải do đây mà được tu tập. Vì sao? Vì chẳng phải trong ý nghĩa sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này mà có một chút pháp thật nào để gọi là người tu và pháp để tu hành, hoặc chỗ tu tập, hoặc do đây mới tu.

Bạch Thế Tôn! Như tu hư không là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Hoặc tu tất cả pháp là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Hoặc tu pháp không thật là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Hoặc tu vô sở hữu là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Hoặc tu không nhiếp thọ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Hoặc tu pháp trừ bỏ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Phật hỏi:

- Thiện Hiện! Tu trừ bỏ pháp nào là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa?

Thiện Hiện bạch Phật:

- Tu trừ bỏ năm uẩn là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sáu nội xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sáu ngoại xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sáu nội giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sáu ngoại giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sáu thức giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sáu xúc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sáu thọ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ sáu giới là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bốn duyên là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ mười hai phần duyên khởi là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ ngã cho đến người thấy là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bốn Thánh đế là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ năm loại mắt, sáu phép thần thông là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ bỏ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Nếu Đại Bồ-tát tu trừ bỏ sắc, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng là tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nên dựa vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này mà nghiệm biết Đại Bồ-tát Bất thối chuyển. Nếu Đại Bồ-tát tuy hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa mà không chấp trước, thì phải biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển. Nói rộng cho đến nếu Đại Bồ-tát tuy hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà không chấp trước thì nên biết đó là Đại Bồ-tát Bất thối chuyển.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, không chấp nhận lời nói và sự chỉ dạy của người khác là quan trọng, chẳng tin riêng vào lời người khác mà có hành động, không bị tham dục, sân giận, ngu si, kiêu mạn làm tạp nhiễm, cũng chẳng bị chúng lôi kéo tâm. Cũng có Đại Bồ-tát Bất thối chuyển chẳng lìa bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Có các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nghe thuyết về Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, tâm họ chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng sửng sốt, chẳng hoang man, chẳng thối lui sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, hoan hỉ, ưa nghe, thọ trì, đọc tụng, thông suốt một cách rốt ráo, chú tâm suy nghĩ, như thuyết tu hành, thường không nhàm chán, mệt mỏi. Nên biết Đại Bồ-tát Bất thối chuyển này đời trước đã nghe nhiều về nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, tinh tấn tu hành, tâm không chán mỏi. Vì sao? Vì do Đại Bồ-tát này nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như thế, tâm chẳng kinh khiếp, chẳng khủng hoảng, chẳng sợ hãi, nói rộng cho đến như thuyết tu hành thường không nhàm chán, mỏi mệt.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu Đại Bồ-tát nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, tâm chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng sửng sốt, chẳng hoang man, chẳng thối lui sự cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu vui vẻ, ưa nghe, thọ trì, đọc tụng, thông suốt rốt ráo, chú tâm suy nghĩ, như thuyết tu hành thường không nhàm chán, mỏi mệt, thì Đại Bồ-tát này vì sao tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đại Bồ-tát này liên tục tùy thuận hướng đến và đi vào trí nhất thiết trí, nên tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Đại Bồ-tát này làm sao tùy thuận liên tục hướng đến và đi vào trí nhất thiết trí khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận hướng đến và đi vào không, vô tướng, vô nguyện, hư không, vô sở hữu, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, không tạo, không tác, như giấc mộng cho đến như thành Tầm hương, thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận hướng đến và đi vào trí nhất thiết trí khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Như lời Thế Tôn dạy, nếu Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận hướng đến và đi vào không, vô tướng, vô nguyện, nói rộng cho đến như thành Tầm hương khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thì đó là Đại Bồ-tát liên tục tùy thuận hướng đến và đi vào trí nhất thiết trí khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Đại Bồ-tát này khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu là hành năm uẩn cho đến trí nhất thiết tướng chăng?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy chẳng hành năm uẩn cho đến trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này liên tục tùy thuận hướng đến và đi vào trí nhất thiết trí, không người nào làm được, không kẻ nào phá hoại được, không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không có chỗ trụ, không phương, không bờ cõi, không số, không lượng, không qua, không lại. Đã không thể nắm bắt số lượng, qua lại, thì cũng không có năng chứng.

Thiện Hiện! Trí nhất thiết trí như vậy không thể dùng năm uẩn chứng được, nói rộng cho đến không thể dùng trí nhất thiết tướng chứng được. Vì sao? Vì năm uẩn tức là trí nhất thiết trí, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng tức là trí nhất thiết trí. Vì sao? Vì hoặc chơn như của năm uẩn, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác. Nói rộng cho đến hoặc chơn như của trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp đều là một chơn như, không hai, không khác. Thế nên, trí nhất thiết trí không thể đem năm uẩn chứng được, nói rộng cho đến không thể đem trí nhất thiết tướng chứng được.

Quyển thứ 512
HẾT

 
XIX. PHẨM CHƠN NHƯ

01

Bấy giờ, Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới đều mang các loại bột hương và nhiều loại hoa trời từ xa rải lên cúng Phật, đảnh lễ hai chân Ngài rồi lui đứng qua một bên, chấp tay cung kính thưa:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa, khó thấy khó hiểu, không thể suy nghĩ, vượt cảnh giới suy nghĩ, mầu nhiệm vắng lặng, người trí thông minh mới có thể biết được. Chẳng phải hạng tầm thường thế gian có thể tin hiểu được, mà phải là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Ở trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu này, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nói: Năm uẩn tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là năm uẩn. Nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là trí nhất thiết tướng. Chư Phật tức là trí nhất thiết trí, trí nhất thiết trí tức là chư Phật. Vì sao? Vì chơn như của năm uẩn, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp, đều là một chơn như, không hai, không khác. Nói rộng cho đến hoặc chơn như của trí nhất thiết tướng, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp đều là một chơn như, không hai, không khác. Như chơn như của chư Phật, hoặc chơn như của trí nhất thiết trí, hoặc chơn như của tất cả pháp đều là một chơn như, không hai, không khác.

Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Như các vị đã nói. Thiên tử nên biết! Khi quán xét nghĩa này, tâm Ta chỉ hướng tới sự im lặng chẳng muốn thuyết pháp. Vì sao? Vì pháp này sâu xa khó thấy khó hiểu, không thể tìm tòi, suy nghĩ, vượt khỏi sự tìm tòi, suy nghĩ, nhiệm mầu vắng lặng. Hàng trí tuệ thông minh mới có thể biết được. Chẳng phải hạng tầm thường thế gian có thể tin hiểu được. Nghĩa là Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâuquả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã chứng.

Thiên tử nên biết! Chư Phật đã chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nhưng không năng chứng cũng chẳng phải sở chứng, không chỗ chứng, không thời chứng.

Thiên tử nên biết! Pháp này thâm diệu hiện hành của bất nhị. Thế gian chẳng thể so lường được.

Thiên tử nên biết! Hư không sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Vô lượng, vô biên sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Không đi không đến sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Không sanh, không diệt sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Không nhiễm, không tịnh sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Không biết, không đắc sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Không tạo, không tác sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Ngã cho đến người thấy sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Năm uẩn sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm. Tất cả Phật pháp sâu thẳm nên pháp này sâu thẳm.

Khi ấy, các Thiên tử lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Ở đây đã thuyết pháp sâu xa vi diệu này chẳng phải hạng tầm thường ở thế gian có thể tin nhận. Vì sao? Pháp thâm diệu này chẳng phải nắm giữ năm uẩn mà nói, chẳng vì xả bỏ năm uẩn mà nói với họ. Nói rộng cho đến chẳng vì nắm giữ trí nhất thiết tướng mà nói, chẳng vì xả bỏ trí nhất thiết tướng mà nói với họ. Chẳng vì nắm giữ tất cả Phật pháp mà nói, chẳng vì xả bỏ tất cả Phật pháp mà nói với họ. Hữu tìnhthế gian có nhiều hành động nắm giữ, chấp thủ ngã và ngã sở. Nghĩa là sắc là ngã là ngã sở; thọ, tưởng, hành, thức là ngã là ngã sở. Nói rộng cho đến trí nhất thiết là ngã là ngã sở; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là ngã là ngã sở.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Thiên tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ông đã nói. Thiên tử nên biết! Nếu Đại Bồ-tát vì nắm giữ năm uẩntu hành, vì xả bỏ năm uẩntu hành, nói rộng cho đến vì nắm giữ tất cả Phật pháptu hành, vì xả bỏ tất cả Phật pháptu hành, thì Đại Bồ-tát này không thể tu hành Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Nói rộng cho đến không thể tu hành trí nhất thiết tướng.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Pháp sâu xa này có thể tùy thuận tất cả pháp. Nghĩa là có thể tùy thuận Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng. Pháp sâu xa này hoàn toàn không bị ngăn ngại. Nghĩa là không ngăn ngại sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng.

Pháp thâm sâu này lấy vô ngại làm tướng. Vì sao? Vì hư không bình đẳng, chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì bình đẳng; vì không, vô tướng, vô nguyện bình đẳng; vì không sanh, không diệt bình đẳng; không tạo, không tác bình đẳng; không nhiễm, không tịnh bình đẳng, nên pháp thâm sâu này lấy vô ngại làm tướng.

Pháp thâm sâu này vô sanh, vô diệt. Vì sao? Vì sắc không sanh, không diệt; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt, nói rộng cho đến trí nhất thiết không sanh, không diệt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt, nên pháp thâm sâu này không sanh, không diệt.

Pháp thâm sâu này hoàn toàn không để lại dấu vềt. Vì sao? Vì dấu vết của sắc bất khả đắc; dấu vết của thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc. Nói rộng cho đến dấu vết của trí nhất thiết bất khả đắc; dấu vết của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bất khả đắc, nên pháp thâm sâu này hoàn toàn không có dấu vết.

Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới lại bạch Phật:

- Đại đức Thiện Hiện đúng là con của Phật từ Như Lai sinh ra. Vì sao? Vì những điều mà đại đức Thiện Hiện nói đều tương ưng với tánh Không.

Cụ thọ Thiện Hiện hỏi các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới:

- Các người nói ta chính là con của Phật được sanh ra từ Như Lai. Vậy thế nào là Thiện Hiện được sanh ra từ Như Lai? Nghĩa là từ chơn như Như Lai sanh ra vậy. Vì sao? Vì Chơn như Như Lai không đến, không đi, chơn như Thiện Hiện cũng không đến đi, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai. Chơn như Như Lai tức là chơn như tất cả pháp. Chơn như tất cả pháp tức là Chơn như Như Lai. Như vậy, chơn như không có tánh chơn như, cũng không có tánh chẳng chơn như. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

Chơn như Như Lai lấy thường trụ làm tướng. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

Chơn như Như Lai không biến đổi, không phân biệt nhưng chuyển biến khắp các pháp. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

Chơn như Như Lai không bị ngăn ngại, chơn như tất cả pháp cũng không bị ngăn ngại. Nếu chơn như Như Lai, hoặc chơn như tất cả pháp đồng một chơn như, không hai, không khác, không tạo, không tác, thì chơn như này là tướng thường chơn như, không lúc nào là tướng phi chơn như. Vì tướng thường chơn như không lúc nào là tướng phi chơn như, nên nó không hai, không khác. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

Đối với tất cả xứ, chơn như Như Lai không nhớ nghĩ, không phân biệt. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

Chơn như Như Lai không khác biệt, không thể nắm bắt được. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

Chơn như Như Lai chẳng lìa chơn như tất cả pháp. Chơn như tất cả pháp không lìa chơn như Như Lai. Chơn như này là tướng thường chơn như, không lúc nào là tướng phi chơn như. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

Tuy nói được sanh từ Như Lai nhưng không có chỗ sanh, vì chơn như Thiện Hiện không khác chơn như Phật.

Chơn như Như Lai chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc hiện tại, chẳng phải thuộc vị lai. Chơn như tất cả pháp cũng chẳng phải thuộc quá khứ, chẳng phải thuộc hiện tại, chẳng phải thuộc vị lai. Chơn như Thiện Hiện cũng lại như vậy, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai. Vì chơn như quá khứ bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng. Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như quá khứ bình đẳng. Vì chơn như vị lai bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng. Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như vị lai bình đẳng. Vì chơn như hiện tại bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng. Vì chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như hiện tại bình đẳng.

Hoặc chơn như quá khứ, hoặc chơn như vị lai, hoặc chơn như hiện tại bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

chơn như của sắc bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như sắc bình đẳng. Chơn như thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng. Hoặc chơn như của sắc, hoặc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác. Nói rộng cho đến chơn như trí nhất thiết bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như trí nhất thiết bình đẳng. Chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng nên chơn như Như Lai bình đẳng; chơn như Như Lai bình đẳng nên chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng. Hoặc chơn như trí nhất thiết, hoặc chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bình đẳng, hoặc chơn như Như Lai bình đẳng, đồng một chơn như bình đẳng, không hai, không khác.

Thiên tử nên biết! Các Đại Bồ-tát hiện chứng chơn như tất cả pháp bình đẳng như thế nên gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Đối với chơn như các pháp này ta rất tin hiểu, nên nói Thiện Hiện được sanh từ Như Lai.

Khi đang thuyết tướng chơn như này, khắp ba ngàn đại thiên thế giới rung động sáu cách: Đông vọt lên Tây lặn xuống, Tây vọt lên Đông lặn xuống, Nam vọt lên Bắc lặn xuống, Bắc vọt lên Nam lặn xuống, giữa vọt lên chung quanh lặn xuống, chung quanh vọt lên giữa lặn xuống.

Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới lần lượt đem các loại hương bột vi diệu cõi trời và các hoa trời phụng cúng rải lên Thế TônThiện Hiện rồi bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ, chưa từng có. Đại đức Thiện Hiện do chơn như mà được sanh ra từ Như Lai.

Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục giới, cõi Sắc giới:

- Thiên tử nên biết! Thiện Hiện tôi sanh ra từ Như Lai không do sắc; không do thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai. Không do chơn như của sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai. Không lìa sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai. Không lìa chơn như của sắc mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như thọ, tưởng, hành, thức mà được sanh ra từ Như Lai. Nói rộng cho đến không do trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không do trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai. Không do chơn như của trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai. Không lìa trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai. Không lìa chơn như của trí nhất thiết mà được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được sanh ra từ Như Lai. Không do hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không do vô vi nên được sanh ra từ Như Lai. Không do chơn như của hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không do chơn như vô vi nên được sanh ra từ Như Lai. Không lìa hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không lìa vô vi nên được sanh ra từ Như Lai. Không lìa chơn như của hữu vi nên được sanh ra từ Như Lai; không lìa chơn như vô vi nên được sanh ra từ Như Lai. Vì sao? Tất cả pháp này đều vô sở hữu. Những người tùy theo pháp này mà sanh, hoặc là sự tùy sanh của pháp này, hoặc do đây mà sanh và chỗ để tùy sanh đều không thể nắm bắt được, vì tất cả pháp tự tánh đều là Không.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Chơn như các pháp, nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì đều rất sâu xa. Nghĩa là trong đó sắc bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng bất khả đắc. Chơn như của sắc bất khả đắc; chơn như của thọ, tưởng, hành, thức cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong đây, sắc cho đến thức còn bất khả đắc, huống chi lại có chơn như sắc cho đến chơn như thức có thể đắc ư. Nói rộng cho đến trong đây, trí nhất thiết bất khả đắc; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng bất khả đắc. Chơn như trí nhất thiết bất khả đắc; chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong đây, trí nhất thiết, đạo tuớng trí, trí nhất thiết tướng còn bất khả đắc, huống chi có chơn như trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc.

Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Khi đang nói về tướng chơn như này, hai ngàn Bí-sô chấm dứt các lậu, tâm được giải thoát, thành bậc A-la-hán. Lại có năm trăm Bí-sô-ni xa lìa trần cấu, ở trong các pháp chứng được pháp nhãn tịnh. Năm ngàn Bồ-tát đồng một lúc chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn. Sáu ngàn Bồ-tát chấm dứt các lậu, tâm được giải thoát, chứng quả A-la-hán.

Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:

- Nay trong chúng này sáu ngàn Bồ-tát đã ở chỗ năm trăm đức Phật quá khứ, gần gũi cúng dường, chánh tín xuất gia, siêng tu phạm hạnh. Tuy có hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, lại khởi lên tưởng khác biệt, hành hạnh khác biệt. Khi tu bố thí, nghĩ như vầy: Đây là bố thí, đây là người nhận, đây là vật thí, ta năng hành thí. Khi tu tịnh giới, nghĩ như vầy: Đây là tịnh giới, đây gây ra tội nghiệp, đây là đối tượng phải hộ trì, ta năng trì giới. Khi tu an nhẫn, nghĩ như vầy: Đây là an nhẫn, đây là chướng ngại của nhẫn, đây là cảnh giới để nhẫn, ta năng an nhẫn. Khi tu tinh tấn, nghĩ như vầy: Đây là tinh tấn, đây là giải đãi, đây là việc đã làm, ta năng tinh tấn. Khi tu tịnh lự, nghĩ như vầy: Đây là tịnh lự, đây là tán loạn, đây là đã tu, ta năng tu định. Người ấy chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, chỉ dựa vào tư tưởng khác biệt mà tu hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự khác biệt. Do tư tưởng khác biệt, hành khác biệt nên chẳng chứng được Bồ-tát không có tư tưởng khác biệt và mất hạnh của Bồ-tát không khác biệt. Do nhân duyên này nên chẳng được vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Do không được nhập vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát nên được quả Dự lưu, dần dần mới đến quả A-la-hán. Thế nên, Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát nào tuy có đạo của Đại Bồ-tát và có pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng chẳng nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo liền chứng đắc thật tế thì sẽ rơi vào hàng Thanh văn và bậc Độc giác.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Do nhân duyên nào mà các Đại Bồ-tát tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, nhưng vì không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên khi chứng thật tế lại rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác? Lại có Bồ-tát tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, nhưng do nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên được nhập vào ngôi Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, lần lượt tu hành các hạnh Đại Bồ-tát và sẽ chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi Tử:

- Nếu Bồ-tát xa lìa tâm của trí nhất thiết trí, chẳng lấy đại bi làm đầu, tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, do không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền chứng đắc thật tế nên rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Nếu các Bồ-tát chẳng lìa tâm của trí nhất thiết trí, lại lấy đại bi làm đầu, tu pháp không, vô tướng, vô nguyện, lại do nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền được nhập vào ngôi Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, lần lượt tu hành các hạnh Bồ-tát thì sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Xá-lợi Tử! Ví như một con chim, thân nó to lớn chiếm khoảng hàng trăm Do-tuần, hoặc hai trăm cho đến năm trăm Do-tuần mà chẳng có cánh. Chim này hoặc từ cung trời Ba mươi ba gieo mình rơi xuống châu Thiệm-bộ. Giữa đường rơi, nó nghĩ như vầy: Ta muốn lên lại trời Ba mươi ba. Ý ông thế nào? Chim này có thể trở lên trời Ba mươi ba được không?

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Không thể! Bạch Thiện Thệ! Không thể!

Phật bảo:

- Xá-lợi Tử! Nếu giữa đường rơi, chim này mong: Thân ta khi tới châu Thiệm-bộ sẽ không bị tổn hại. Ý ông thế nào? Ý muốn của chim này có thể toại nguyện không?

Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Khi đến châu Thiệm-bộ, thân chim này nhất địnhtổn hại, hoặc đến mất mạng, hoặc đau đớn gần chết. Vì sao? Vì thân chim này quá to, lại rơi quá xa mà không có cánh.

Phật bảo:

- Xá-lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.

Xá-lợi Tử! Có các Bồ-tát cũng lại như vậy, tuy đã trải qua vô lượng, vô số đại kiếp siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền chứng đắc thật tế nên rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Vì sao? Vì các Bồ-tát này xa lìa tâm của trí nhất thiết trí, chẳng lấy đại bi làm đầu, tuy đã trải qua vô lượng, vô số đại kiếp siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, liền rơi vào Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Các Đại Bồ-tát này tuy niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại, cúng dường, cung kính, tùy thuận tu hành nhưng lại chấp thủ tướng trong các pháp ấy, nên không thể hiểu đúng công đức chân thật của giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn. Vì các Bồ-tát này không thể hiểu đúng công đức của Phật, nên tuy nghe đạo của Đại Bồ-tát và âm thanh của pháp không, vô tướng, vô nguyện rồi dựa vào âm thanh này mà chấp thủ tướng của nó. Chấp thủ tướng rồi, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Các Đại Bồ-tát này hồi hướng như vậy nên chẳng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lại rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, nên dù đem các căn lành đã tu được để hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng các Bồ-tát này vẫn rơi vào hàng Thanh văn hoặc bậc Độc giác.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Có những Bồ-tát từ lúc mới phát tâm chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, thường lấy đại bi làm đầu, siêng tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, cũng thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, tuy có niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng chẳng chấp tướng; dù tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp tướng; dù nhớ nghĩ các công đức của mình và người cho các hữu tình một cách bình đẳng, cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhưng cũng chẳng chấp tướng.

Xá-lợi Tử! Nên biết, Đại Bồ-tát này thẳng tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chẳng rơi vào hàng Thanh văn và bậc Độc giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này từ lúc mới phát tâm cho đến cứu cánh chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, thường lấy đại bi làm đầu, tuy tu hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự nhưng chẳng chấp tướng; tuy niệm giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Phật Thế Tôn trong quá khứ, vị lai, hiện tại nhưng cũng chẳng chấp tướng; tuy tu đạo của Đại Bồ-tát và pháp không, vô tướng, vô nguyện cũng chẳng chấp tướng.

Xá-lợi Tử! Vì Đại Bồ-tát này có phương tiện thiện xảo, dùng tâm ly tướng tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến dùng tâm ly tướng tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó, nhất định chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã mong cầu.

Khi ấy, Xá-lợi Tử liền bạch Phật:

- Như con hiểu, lời Phật nói có nghĩa như vầy: Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến khi cứu cánh, thường nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, là Đại Bồ-tát này sẽ gần quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này lúc mới phát tâm cho đến cứu cánh, hoàn toàn không thấy có pháp nhỏ nào có thể nắm bắt được. Nghĩa là hoặc năng chứng, hoặc sở chứng, hoặc chỗ chứng, hoặc thời chứng, hoặc do đây mà chứng hoàn toàn không thể nắm bắt. Nhưng pháp được gọi là sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng đều không thể nắm bắt.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Có các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa không thể nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, mà cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Phải biết quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà vị ấy đã cầu đáng nghi hoặc, do dự, hoặc được, hoặc chẳng được. Vì sao? Vì các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa này không thể nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu với phương tiện thiện xảo, đối với các hạnh đã tu hành như bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa đều chấp lấy tướng ấy, nói rộng cho đến đối với các hạnh đã tu hành như trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều chấp lấy tướng ấy. Do nhân duyên này, các thiện nam tử v.v… trụ Bồ-tát thừa đều nghi ngờ, do dự, hoặc chứng, hoặc chẳng chứng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thế nên, bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề quyết định không nên xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Khi Đại Bồ-tát này an trụ phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đem tâm tương ưng với vô tướng để tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, nói rộng cho đến đem tâm tương ưng với vô tướng để tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Khi an trụ phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu Đại Bồ-tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, đem tâm tương ưng với vô tướng để tu tất cả Phật pháp như thế chắc chắn chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, các Thiên tửcõi Dục giới, cõi Sắc giới đồng bạch Phật:

- Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát đều phải chứng tri tự tướng, cộng tướng của tất cả pháp, mới có thể đạt được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mà chỗ biết pháp tướng của các Đại Bồ-tát đều vô sở hữu và bất khả đắc?

Khi ấy, Phật bảo các Thiên tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như điều các ông nói. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất khó hiểu, rất khó chứng đắc.

Thiên tử nên biết! Ta cũng đang chứng trí tất cả pháp tướng để chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mà hoàn toàn chẳng được thắng nghĩa pháp tướng, có thể nói: Đây là năng chứng, đây là sở chứng, đây là chỗ chứng, đây là thời chứng, và có thể nói do đây mà chứng được. Vì sao? Các Thiên tử! Vì tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh nên hữu vi hay vô vi rốt ráo đều là Không. Do đó, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.

Cụ thọ Thiện Hiện liền bạch Phật:

- Như Thế Tôn nói quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc. Theo con suy nghĩ thì lời Phật nói có nghĩa là: Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật đều rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc. Vì sao? Vì nếu có thể tin hiểu được, không pháp năng chứng, không pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có thời chứng, cũng không do đây mà có sở chứng, thì có thể tin hiểu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật. Nếu có chứng tri rằng, không pháp năng chứng, không pháp sở chứng, không có chỗ chứng, không có thời chứng, cũng không do đây mà có sở chứng, tức là có thể chứng được sự mong cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo đều Không. Trong chỗ rốt ráo Không, hoàn toàn không có pháp có thể gọi là năng chứng, có thể gọi là sở chứng, có thể gọi là chỗ chứng, có thể gọi là thời chứng, có thể gọi là do đây mà có sở chứng. Vì sao? Vì tánh và tướng của tất cả pháp đều là Không, nếu tăng hoặc giảm đều vô sở hữuhoàn toàn bất khả đắc. Do nhân duyên này các Đại Bồ-tát đã tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa hoàn toàn vô sở hữu, đều bất khả đắc. Nói rộng cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoàn toàn vô sở hữu, đều bất khả đắc. Các Đại Bồ-tát đã quán các pháp hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi đều vô sở hữubất khả đắc. Do nhân duyên này, con suy nghĩ nghĩa lý lời Phật đã nói là quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật rất dễ tin hiểu, rất dễ chứng đắc. Ở trong đó, các Đại Bồ-tát không nên bảo rằng khó tin hiểu và khó chứng được. Vì sao? Vì sắc, tự tánh của sắc là Không; thọ, tưởng, hành, thức, tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là Không. Nói rộng cho đến trí nhất thiết, tự tánh của trí nhất thiết là Không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là Không. Đối với nghĩa tự tánh Không như thế, nếu Đại Bồ-tát tin hiểu sâu xa, không trái ngược mà chứng, thì liền đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Do nghĩa này, con nói quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chẳng khó tin hiểu, chẳng khó chứng được.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bảo Thiện Hiện:

- Cũng do nhân duyên này mà quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề chư Phật rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát quán tất cả pháp hoàn toàn không tự tánh, đều như hư không. Ví như hư không chẳng nghĩ: Ta sẽ tin hiểu, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Các Đại Bồ-tát cũng như thế, chẳng nghĩ: Ta sẽ tin hiểu, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Vì sao? Vì tánh, tướng tất cả pháp đều là Không, bình đẳng như hư không. Các Đại Bồ-tát cần phải tin hiểu các pháp đều là Không, và bình đẳng như hư không, không trái ngược mà chứng, mới đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đại Bồ-tát nào tin hiểu các pháp với hư không bình đẳng thì dễ sanh tin hiểu, dễ chứng đắc đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì không có hằng hà sa số Đại Bồ-tát khoát áo giáp đại công đức, hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mới nửa chừng lại thối lui. Nên biết quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rất khó tin hiểu, rất khó chứng đắc.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Xá-lợi Tử:

- Ý Tôn giả thế nào? Sắc đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Thọ, tưởng, hành, thức đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Chơn như của sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Chơn như thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như sắc có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như thọ, tưởng, hành, thức có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Nếu nói rộng cho đến trí nhất thiết đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Chơn như của trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như trí nhất thiết có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ý Tôn giả thế nào? Chơn như các pháp nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Lìa chơn như các pháp nói rộng cho đến cảnh giới bất tư nghì mà có pháp thì đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật có thối thất chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá-lợi Tử:

- Nếu tất cả pháp vì chắc thật, vì an trụ nên hoàn toàn vô sở hữu và đều bất khả đắc, thì những pháp nào có thể có sự thối thất đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Như lời Tôn giả nói. Trong vô sanh pháp nhẫn hoàn toàn vô sở hữu, cũng không có Bồ-tát nói có thối thất đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu vậy tại sao Phật nói ba hạng người trụ Bồ-tát thừa, đúng ra chỉ nên nói một? Lại như Tôn giả nói, lẽ ra không có ba thừa Bồ-tát sai khác, chỉ nên có một thừa Chánh đẳng giác thôi.

Khi ấy, Mãn Từ Tử liền thưa cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Hãy hỏi Thiện Hiện rằng chỉ cần một thừa Bồ-tát chăng? Sau đó hỏi tiếp: Cần gì phải thành lập ba thừa khác nhau hay chỉ cần có một thừa Chánh đẳng giác mà thôi.

Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Chỉ cần một Bồ-tát thừa có được không?

Cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá-lợi Tử:

- Ý Tôn giả thế nào? Trong chơn như của tất cả pháp còn có ba hạng người trụ Bồ-tát thừa với tướng khác nhau không? Nghĩa là có người rơi vào Thanh văn thừa, hoặc có người rơi vào Độc giác thừa, hoặc có người chứng đắc Vô thượng thừa ư?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Trong chơn như tất cả pháp có ba thừa Bồ-tát khác nhau không?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Trong chơn như tất cả pháp thật có một thừa Chánh đẳng giác của các Đại Bồ-tát chăng?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Chơn như các pháp có một hay có hai, có ba tướng không?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

- Ý Tôn giả thế nào? Trong chơn như của tất cả pháp phải có một pháp, hay một Bồ-tát có thể đắc không?

Xá-lợi Tử nói:

- Thiện Hiện! Chẳng có.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá-lợi Tử:

- Nếu tất cả pháp là chắc thật, là an trụ, hoàn toàn vô sở hữu và đều bất khả đắc thì tại sao Xá-lợi Tử lại khởi lên ý nghĩ: Đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, Bồ-tát này nhất định có thối thất, hay đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, Bồ-tát này nhất định không có thối thất? Hay đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, Bồ-tát này nói chẳng quyết định? Như vậy, Bồ-tát này là Thanh văn thừa, hay Bồ-tát này là Độc giác thừa, hay Bồ-tát này là Vô thượng thừa? Như vậy là ba hay là một?

Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát hoàn toàn vô sở đắc đối với tất cả pháp, đối với chơn như tất cả pháp, cũng tin hiểu hoàn toàn và chúng đều vô sở đắc, đối với các Bồ-tát cũng vô sở đắc, đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật cũng vô sở đắc, phải biết đây mới thật là Đại Bồ-tát.

Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát này nghe thuyết tướng chơn như các pháp bất khả đắc mà tâm vị ấy chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hoảng hốt, không nghi, không hối, không lui, không mất thì Đại Bồ-tát này mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nửa chừng nhất định không thối lui.

Bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi Thiện Hiện:

- Lành thay! Lành thay! Hôm nay ông đã vì các Đại Bồ-tát thuyết pháp trọng yếu. Những điều ông nói đều nhờ là sức oai thần của Như Lai. Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát tin hiểu sâu xa đối với tướng bất khả đắc của chơn như các pháp, và biết được tất cả pháp không tướng khác nhau. Khi nghe thuyết về tướng bất khả đắc của chơn như các pháp như thế, tâm vị ấy chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hoảng hốt, không nghi, không hối, không lui, không mất, thì Đại Bồ-tát này mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Bấy giờ, Xá-lợi Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề ư?

Khi ấy, Phật bảo Xá-lợi Tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Nếu Đại Bồ-tát thành tựu pháp này thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không rơi vào hàng Thanh văn, bậc Độc giác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Nếu Đại Bồ-tát muốn mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề đã mong cầu thì phải trụ vào cái gì và trụ bằng cách nào?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn mau chứng đắc để cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì phải trụ tâm bình đẳng đối với tất cả hữu tình, không nên trụ tâm bất bình đẳng. Phải khởi tâm bình đẳng đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm bất bình đẳng. Phải đem tâm bình đẳng nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm bất bình đẳng nói với họ.

Phải khởi tâm đại từ đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm sân giận đối với họ. Phải đem tâm đại bi mà đối với tất cả hữu tình, không nên đem tâm não hại mà đối với họ. Phải đem tâm đại bi mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm não hại mà nói với họ.

Phải khởi tâm đại hỷ đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm đố kỵ đối với họ. Phải đem tâm đại hỷ mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm đố kỵ mà nói với họ.

Phải khởi tâm đại xả đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm thiên vị đối với họ. Phải đem tâm đại xả mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm thiên vị mà nói với họ.

Phải khởi tâm cung kính đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm kiêu ngạo đối với họ. Phải đem tâm cung kính mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm kiêu ngạo mà nói với họ.

Phải khởi tâm chân thật đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm dối nịnh đối với họ. Phải đem tâm chân thật mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm dối nịnh mà nói với họ.

Phải khởi tâm mềm mại đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm cứng cỏi đối với họ. Phải đem tâm hiền hòa mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm hung bạo mà nói với họ.

Phải khởi tâm lợi ích đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm không lợi ích đối với họ. Phải đem tâm lợi ích mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm không lợi ích mà nói với họ.

Phải khởi tâm an vui đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm chẳng an vui đối với họ. Phải đem tâm an vui mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm chẳng an vui mà nói với họ.

Phải khởi tâm không trở ngại đối với tất cả hữu tình, không nên khởi tâm có trở ngại đối với họ. Phải đem tâm không trở ngại mà nói với tất cả hữu tình, không nên đem tâm có trở ngại mà nói với họ.

Phải khởi tâm như cha mẹ, như anh em, như chị em, như nam nữ, như bà con thân thuộc đối với tất cả hữu tình, cũng đem tâm này mà nói cho họ.

Phải khởi tâm bè bạn đối với tất cả hữu tình, cũng đem tâm này mà nói với họ. Đối với tất cả hữu tình phải khởi tâm như giáo sư, như thầy mô phạm, như đệ tử, như đồng học, cũng đem tâm này mà nói với họ.

Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm như bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Đại Bồ-tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cũng nên đem tâm này mà nói với họ.

Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm nên cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, cũng nên đem tâm này mà nói với họ.

Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm nên cứu giúp, thương xót, bảo bộc, cũng đem tâm này mà nói với họ.

Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm rốt ráo Không, vô sở hữu, bất khả đắc, cũng đem tâm này mà nói với họ.

Đối với tất cả hữu tình, phải khởi tâm không, vô tướng, vô nguyện, cũng đem tâm này mà nói với họ.

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải dùng vô sở đắc làm phương tiện mà trụ nơi đây.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào muốn mau chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên tự xa lìa sự giết hại sanh mạng, cũng khuyên người khác xa lìa sự giết hại sanh mạng. Thường chơn chánh khen ngợi pháp xa lìa giết hại sanh mạng, hoan hỉ tán thán người xa lìa giết hại sanh mạng. Nói rộng cho đến nên tự xa lìa tà kiến, cũng khuyên người khác xa lìa tà kiến. Thường chơn chánh khen ngợi pháp xa lìa tà kiến, hoan hỉ tán thán người xa lìa tà kiến.

Phải tự tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng khuyên người khác tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Thường chơn chánh khen ngợi pháp tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoan hỉ tán thán người tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Phải tự viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoan hỉ tán thán người viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Nên tự an trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, cũng khuyên người khác an trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Thường chơn chánh khen ngợi an trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, hoan hỉ tán thán người an trụ pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không.

Phải tự an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng khuyên người khác an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Thường chơn chánh khen ngợi pháp an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, hoan hỉ tán thán người an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Phải tự an trụ bốn Thánh đế, cũng khuyên người khác an trụ bốn Thánh đế. Thường chơn chánh khen ngợi pháp an trụ bốn Thánh đế, hoan hỉ tán thán người an trụ bốn Thánh đế.

Phải tự tu tập bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, cũng khuyên người khác tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Thường chơn chánh khen ngợi pháp tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, hoan hỉ tán thán người tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.

Phải tự tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng khuyên người khác tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Thường chơn chánh khen ngợi pháp tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; hoan hỉ tán thán người tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.

Phải tự tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ, cũng khuyên người khác tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Thường chơn chánh khen ngợi pháp tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ; hoan hỉ tán thán người tu tám giải thoát cho đến mười biến xứ.

Phải tự viên mãn các bậc Bồ-tát, cũng khuyên người khác viên mãn các bậc Bồ-tát. Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn các bậc Bồ-tát, hoan hỉ tán thán người viên mãn các bậc Bồ-tát.

Phải tự viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; cũng khuyên người khác viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; hoan hỉ tán thán người viên mãn pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa.

Phải tự viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng khuyên người khác viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông. Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoan hỉ tán thán người viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông.

Phải tự viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng khuyên người khác viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoan hỉ tán thán người viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Phải tự viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng khuyên người khác viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; hoan hỉ tán thán người viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.

Phải tự viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp; cũng khuyên người khác viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp. Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp; hoan hỉ tán thán người viên mãn ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.

Phải tự viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng khuyên người khác viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Thường chơn chánh khen ngợi pháp viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoan hỉ tán thán người viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.

Phải tự quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi; cũng khuyên người khác quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi. Thường chơn chánh khen ngợi pháp quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi; hoan hỉ khen người quán thuận nghịch mười hai chi duyên khởi.

Phải tự biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; cũng khuyên người khác biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo. Thường chơn chánh khen ngợi pháp biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo; hoan hỉ tán thán người biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.

Phải tự khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề mà chẳng chứng đắc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề thật tế; cũng khuyên người khác khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề và chứng đắc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề thật tế. Thường chơn chánh khen ngợi pháp khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề và pháp chứng đắc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề thật tế; hoan hỉ tán thán người khởi trí chứng quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề và chứng đắc quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ-đề thật tế.

Phải tự vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; cũng khuyên người khác vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Thường chơn chánh khen ngợi pháp vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; hoan hỉ tán thán người đã vào ngôi vị Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

 

Quyển thứ 513
HẾT

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/04/2010(Xem: 131733)
14/05/2010(Xem: 443963)
23/04/2023(Xem: 33248)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.