Thư Viện Hoa Sen

Chương 13 Tự Tính Thanh Tịnh

20/05/201012:00 SA(Xem: 10522)
Chương 13 Tự Tính Thanh Tịnh

THẮNG MAN GIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và giảng

 

PHẦN HAI
PHIÊN DỊCH KINH VĂN

勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN 
PHƯƠNG QUẢNG KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch & Chú thích

 

CHƯƠNG MƯỜI BA:
TỰ TÁNH THANH TỊNH
[637]


«Bạch Thế Tôn, sinh tử y trên Như Lai tạng,[638] và do Như Lai tạng mà nói rằng không thể biết được bản tế.[639] Bạch Thế Tôn, có Như Lai tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là khéo nói.»

«Bạch Thế Tôn, sinh tử; sinh tử là các thọ căn rụng xuống,[640] và căn không cảm thọ[641] thứ tự tiếp nối,[642] khởi lên, đó gọi là sinh tử

«Bạch Thế Tôn, sinh và tử, hai pháp này tức là Như Lai tạng. Do ngôn thuyết của thế gian nên nói là có sinh có tử. Tử là căn hủy hoại,[643] sinh là các căn mới khởi lên, chứ không phải rằng Như Lai tạng có sinh có tử.[644] Như Lai tạng vốn lìa ngoài tướng hữu vi. Như Lai tạng vốn thường trụ, không hủy hoại. Cho nên, Như Lai tạngsở y, là khả năng duy trì, là khả năng kiến lập.[645] Bạch Thế Tôn, là Phật pháp vốn không xuất ly, không thoát, không đoạn trừ, không thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn, làm sở y, duy trì, thiết lập các pháp hữu vi bên ngoài vốn có tính cần được đoạn, được giải thoát, có biến dị, chính là Như Lai tạng

«Bạch Thế Tôn, nếu khôngNhư Lai tạng thì không thể có sự nhàm chán khổ lạc và mong cầu Niết-bàn. Vì sao? Đối với sáu thức và tâm pháp trí,[646] bảy pháp này không đình trụ trong từng sát-na, không gieo trồng các khổ,[647] cho nên không thể nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»[648]

«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không có giới hạn nguyên thủy,[649] là pháp không sinh khởi, không hoại diệt, có gieo trồng các khổ nên có nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»

«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là ngã, không phải là chúng sinh, không phải mạng, không phải nhân cách.»[650]

«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là cảnh giới cho những chúng sinh rơi vào thân kiến,[651] chúng sinh điên đảo, chúng sanh loạn ý chấp không.»[652]

«Bạch Thế Tôn, Như Lai tạngpháp giới tạng, là Pháp thân tạng, là tạng xuất thế gian thượng thượng, là tạng tự tánh thanh tịnh.[653] Như Lai tạng với tự tánh thanh tịnh này tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần[654] và phiền não hiện khởi,[655] nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao? Thiện tâm sát-na[656] không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não.[657] Bất thiện tâm sát-na cũng không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm; tâm không xúc phiền não,[658] vậy đâu có thể pháp không xúc[659] mà có thể nhiễm ô tâm được.» 

«Bạch Thế Tôn, nhưng có phiền não, có tâm bị phiền não nhiễm ô. Tự tánh thanh tịnh mà có ô nhiễm, thật là khó thấu triệt.[660] Duy chỉ Phật Thế Tôn, là con mắt của sự thật, là trí tuệ chân thật, là căn bản của Pháp, là bậc thấu suốt pháp, là nơi nương tựa của chánh pháp,[661] mới có thể biết và thấy như thật

Thắng Man sau khi diễn thuyết pháp khó hiểu này, và thưa hỏi Phật. Phật tùy hỷ nói rằng: 

«Thật như vậy! Thật như vậy, tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễm ô; thật sự khó thấu triệt. Có hai pháp khó thấu triệt, đó là tự tánh thanh tịnh khó thấu triệt, và tâm ấy bị phiền não nhiễm ô cũng khó thấu triệt. Hai pháp này, chỉ con và các Bồ tát ma-ha-tát, những người đã thành tựu đại pháp, mới có thể nghe và chấp nhận. Còn các Thanh văn khác duy chỉ tin lời Phật nói.»
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 48850)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: