Thư Viện Hoa Sen

Phẩm 17: Phân Biệt Công Đức

26/05/201012:00 SA(Xem: 40240)
Phẩm 17: Phân Biệt Công Đức

ĐẠO PHẬT NGÀY NAY 
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA

Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997

 

Phẩm 17
PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC

 

CÁC CÔNG ĐỨC CỦA VIỆC TU HÀNH:

Phẩm trước đã dạy chúng ta rõ ràng rằng đức Phật hiện hữu cùng chúng ta vào mọi lúc. Hiểu điều này, trạng thái tâm thức của ta sẽ tự nhiên chuyển biến tốt đẹp hơn. Trước khi đạt được niềm tin chân thật, ta có xu hướng cảm thấy bất an và không giữ được một niềm hy vọng và tự tin thực sự vững chắc. Dĩ nhiên, không thể bảo rằng chưa bao giờ ta cảm thấy hạnh phúc, hy vọng hay tự tin. Tuy nhiên, hạnh phúc, hy vọng và tự tin ấy quá mong manh đến nỗi chúng sẽ vỡ vụn khi có bất cứ một rủi ro lớn nào đổ ập vào ta.

Những người có cái nhìn hời hợt về các sự vật và không sống cho một mục đích nào có thể tiến đến việc nuôi dưỡng tư tưởng lười biếng rằng hôm nay là hôm nay, ngày mai là ngày mai, thế thì chớ lo lắng về tương lai mà hãy sống cho lúc này đã. Phần lớn những người như thế đều thiếu một ý thức trách nhiệm đối với xã hội, với gia đình họ và cả chính họ nữa. Họ được xem là hạnh phúc, nhưng thực sự họ đang sống ngược với chân lý “Không có cái gì có một ngã”, sống mải mê trong hạnh phúc của riêng họ. Những người như thế không tích tập thiện nghiệp trong đời này mà cứ sống một cuộc sống mộng mơ hão huyền.

Niềm hạnh phúc tâm linh, niềm hy vọng và sự tự tin của những ai đã đạt được niềm tin thực sự thì không phù phiếm, hời hợt mà sâu xa, thâm căn trong tâm họ. Những người này có tâm tĩnh lặng, vững chãi, không bị dao động vì bất cứ điều gì - lửa, nước hay kiếm - vì họ giữ được thái độ tâm thức rất kiên cốnhận ra rằng: “Ta luôn luôn được sự hộ trì của đức Phật như là một hiện hữu tuyệt đối; ta được đức Phật tạo cho sự sống”.

Dĩ nhiên là cuộc sống sẽ phải thay đổi mạnh mẽ ngay khi ta đạt được các trạng thái tâm thức như thế. Không thể nào cuộc sống của ta không thay đổi khi thái độ của ta thay đổi. Trạng thái tâm thức của ta thay đổi do bởi niềm tin và nhờ sự thay đổi trong tâm ta, cuộc sống của ta đồng thời cũng thay đổi. Đây là những công đức của việc tu hành.

Những công đức của việc tu hành không những chỉ xuất hiện trong tâm người ta mà còn xuất hiện trong thân thểtrong đời sống vật chất của người ta nữa. Vì tâm, thân và các sự vật vật chất của người ta đều được gồm bởi cùng một khoảng trống (năng lượng), từ đó suy ra rằng thân thể con người phải thay đổi theo những thay đổi trong tâm và đồng thời những sự vật vật chất quanh con người cũng phải thay đổi. Thật là phi lý và phi khoa học khi công nhận các công đức tinh thần nhưng lại phủ nhận những công đức vật lývật chất.

Y học đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc nghiên cứu sự liên hệ giữa tâm thứcthân thể con người. Khoa thần kinh học đã thiết lập sự việc rằng nhiều bệnh khác nhau như bệnh đau mắt, bệnh da, rối loạn tim, cao áp huyết, ban đỏ, bệnh suyển, chứng đau buổi sáng, và kinh nguyệt không đều có thể có nguyên nhântrạng thái tâm thức của một người. Khoa thần kinh học đã chứng minh rằng những rối loạn dạ dày và ruột nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tâm thức người ta. Chẳng hạn, những chỗ loét dạ dày thường do những cảm giác lo lắngbực tức hơn là do uống rượu hay hút thuốc lá quá nhiều. Các nhà y học đã thống kê được rằng các sinh viên thường bị viêm ruột thừa khi sự căng thẳng tâm thức được buông lỏng, như sau một kỳ thi hay một môn thi thể thao - Không có gì đáng ngạc nhiên khi một người có thể lành bệnh do thay đổi thái độ tâm thức, vì thân thể của người ấy không tách biệt với tâm thức của người ấy. Chính tôi cũng biết nhiều trường hợp như thế, gồm trường hợp của một người bị liệt cả hai chân đã có thể đứng dậyđi lui tới trong nhà sau khi nhận được một số lời giáo huấn của tôn giáo. Chúng ta không xem sự việc như thế là kỳ diệu mà xem đấy là một sự kiện tự nhiên.

Cũng không có gì lạ khi người ta có thể được thuận lợi về tiền bạc hay các thứ vật chất nhờ một sự thay đổi thái độ tâm thức sau khi đi vào một đời sống tôn giáo. Thái độ tâm thức được thay đổi của một người thế nào cũng khiến người ấy thay đổi thái độ với công việc và cuộc sống của người ấy, và theo đó khiến người ấy cải thiện cuộc sống của mình nói chung. Điều này không chỉ giới hạn ở những thay đổi trong cuộc sống của riêng người ta. Nếu một người nhiệt thành nương tựa vào một niềm tin chân thực, người ấy sẽ khơi lên một đáp ứng khác từ những người khác. Anh ta bắt đầu có những cảm giác lạc quan, tin tưởng cuộc đời và có một thái độ tích cực đối với mọi sự. Những cảm giác như thế tự nhiên sẽ tỏ lộ trên gương mặt, trên cách nói năng và cư xử của anh ta. Do bởi sự thay đổi này, những người chung quanh sẽ quy tụ đến với anh ta vì họ cảm thấy được anh ta nâng đỡ và làm cho mạnh. Theo đó, thật là tự nhiên khi công việc của anh ta tiến bộ suông sẻ và kết quả là anh ta được thuận lợi về tài sản vật chất.

Những công đức này là kết quả của việc tu hành, chúng ta nên nhận lấy chúng với lòng biết ơn và sự thẳng thắn. Chúng ta không cần ràng buộc vào cái ý niệm rằng vì niềm tin liên hệ với vấn đề tâm thức nên chúng ta không cần những công đức nào ngoài những công đức thuộc tâm thức, sợ rằng cuộc sống tu hành của chúng ta bị ô nhiễm vì các thứ bất tịnh. Ý niệm như thế tự nó vốn là một thứ bất tịnh và là một thái độ thiênkiến.

Tuy nhiên, những người thuộc loại này tương đối hiếm. Những người thuộc một loại khác thì đông hơn nhiều, đó là những “tín đồ có tà kiến”. Những người này không hiểu những ân huệ thiêng liêng trên đời này như là kết quả của việc tu hành mà lại xem tu hành là niềm hy vọng được nhận những lợi lạc như thế từ lúc đầu. Hầu hết mọi người bước vào niềm tin tôn giáo đều có một loại khổ nào đó. Họ muốn được thoát khỏi những khổ đau như thế, đấy là một điều tự nhiên và không ai trách cứ họ về đều ấy. Nhưng khi họ cứ thiết tha mong muốn được lành bệnh hay được phúc may về tiền bạc thì họ chỉ buộc mình vào cái ý niệm về “bệnh tật” hay “nghèo túng”. Dù họ mong được tách khỏi những vấn đề này, họ vẫn trở thành những nạn nhân của chúng vì họ chấp nhận lấy cái ý niệm về bệnh hoạn và nghèo túng quá chặt đến nỗi họ không thể thoát khỏi chúng được.

Những người tin vào tôn giáo chỉ nhằm để nhận được những ân huệ thiêng liêng trong đời này thì dễ bị thối thất khỏi cái cấp độ tu tập của họ trong niềm tin ấy. Đấy là vì họ không thể thực sự hiểu được sự vĩnh hằng của sự sống của đức Phậtđồng thời không thực sự hiểu được sự vĩnh hằng của sự sống của con người. Họ chỉ nghĩ đến hiện tại và nếu những công đức vật chất không thể hiện rõ ràng thì họ b ắt đầu nghi ngờ hay chán nản giáo lý. Nhưng có một số người không thể nhận được những công đức như thế trong đời này do bởi ác nghiệp thâm sâu, khó tiêu tan được từ cứ đời trước của họ, dù cho học có tin vào một tôn giáo thực sự, thanh tịnh tâm thức và nỗ lực tu hạnh Bồ-tát vì lợi ích của những người khác trong xãhội.

Tuy nhiên những người có thể tin vào sự bất diệt của đời sống của đức Phật cũng có thể tin vào sự sống vĩnh hằng của chính họ. Do đó, họ có thể sống một cách tự tin mà hiểu rằng: “Nếu ta cứ chuyên theo con đường này, chắc chắn cuối cùng ta sẽ tiêu diệt được nghiệp cũ và sẽ tiến dần đến thái độ tâm thức của đức Phật.” Dù cho họ không lành bệnh ngay hay được phúc may về tài sản ngay, tâm của họ cũng sẽ được an ổn. Dù cho đối với người ngoài họ có vẻ như đang khổ, tâm họ cũng không khổ. Đây là thái độ của một tín đồ thực sự.

Khi xét các công đức của việc tu hành, ta phải xem trọng tánh chánh trựcý thức nhu nhuyễn như được dạy trong phẩm 16. Ta nên tập trung cái nhìn của ta vào đức Phật mà thôi, không để ý gì đến những ân huệ thiêng liêng trong đời này. Ta nên hợp nhất với đức Phật và hành động thuận theo sự dẫn dắt của Ngài. Nếu cuộc sống thực sự của ta do đó mà thay đổi thành tốt hơn thì đấy là một hiện tượng tự nhiên được hình thành do vì tâm thức và hành động của ta đã được đặt vào hướng của chân lý. Chúng ta nên nhận lấy những hiện tượng như thế bằng sự biết ơn và sự thẳngthắn.

Các công đức của việc tu hành được giảng trong ba phẩm thuộc nửa sau của kinh Pháp Hoa: phẩm 17 “Công Đức Phân Biệt” (phân biệt các công đức); phẩm 18 “Tùy hỷ công đức” (Công đức của việc thọ nhận một cách vui vẻ); và phẩm 19 “Pháp Sư Công Đức” (công đức của vị Pháp sư). Chúng ta cần đọc các phẩm này và ghi nhớ ý nghĩa căn bản của các công đức đã được bàn trên đây.

Phẩm “Phân Biệt Công Đức” nêu ra mười hai cấp độ mà chúng ta đạt được do vững tin vào sự sống vĩnh hằng của đức Phật, đồng thời phẩm này dạy cho chúng ta về cuộc sống tôn giáo lý tưởng. Phẩm này không giảng về cái gọi là ân huệ thiêng liêng trong đời này mà chủ yếu giảng về những công đức mà một tín đồ có thể nhận được. Dù những ai không quen với Phật phápthể không hiểu công đức tu hành nghĩa là gì, các độc giả đã nghiên cứu kinh Pháp Hoa từ đầu cho đến phẩm 16 sẽ biết được giá trị của công đức tu hành. Bây giờ chúng ta hãy đi vào chủ đề của phẩm này.

Vô số chúng sanh đã đạt lợi ích lớn khi họ học được từ những lời dạy của đức Phật trong phẩm 16 rằng thọ mạng của Ngài là vô biên và rằng Ngài vẫn luôn giáo hóa mọi ngườimọi nơi trên thế giới này. Lợi ích lớn lao này như sau: Các chúng sanh có được sự xác tín rằng họ được đức Phật làm cho sống, được che chởgiáo hóa, và do đó họ có thể thể hiện niềm hỷ lạc tâm thức sâu đậm.

Thế rồi Bồ-tát Di-lặc, đại diện cho đại chúng, được đức Thế Tôn giảng về các công đức của những người tin sự Vĩnh hằng của đời sống của đức Phật, Thế Tôn chia các công đức này thành mười hai cấp độ theo trình độ của niềm tin và sự nhận thức của các tín đồ.

Cấp độ thứ nhất của các công đức này là “sáu trăm tám mươi vạn ức na-do-tha chúng sanh, nhiều như cát sông Hằng, đã đạt được Vô sinh Pháp nhẫn (chắc chắn không còn tái sanh)”. Ý nghĩa của câu này có thể được triển khai như sau: những ai đã có thể tin sự Vĩnh hằng của đời sống đức Phật thì không vui cũng không buồn khi có bất cứ sự thay đổi nào trong môi trường chung quanh hay trong hoàn cảnh xã hội của họ. Họ có thể từ trạng thái tâm thức an ổn đến niềm tin vững chắc vào cuộc đời, niềm tin này không bị dao động vì những thay đổi bên ngoài. Hơn nữa, sự xác tín lớn lao này không phải là nhất thời mà sẽ liên tục đến trọn đời họ.

Cấp độ thứ hai của các công đức là “lại nữa, một ngàn lần chư Bồ-tát Ma-ha-tát đã đạt được năng lực đà-la-ni về sự nghe và giữ Pháp”(1). Ở đây, các từ “một ngàn lần” được dùng để hàm chứa cái khái niệm về một con số rất lớn giống như các biểu ngữ xuất hiện sau đó, như “nhiều như các vi trần (nguyên tử) của một thế giới”, “nhiều như các vi trần của một tam thiên đại thiên thế giới”, “nhiều như các vi trần của một trung nhị thiên quốc độ”, “nhiều như các vi trần của bốn tứ thiên hạ”(2), “nhiều như các vi trần của ba tứ thiên hạ”, “nhiều như các vi trần của hai tứ thiên hạ”, “nhiều như các vi trần của một tứ thiên hạ”, “nhiều như các vi trần của tám thế giới”. Chúng ta không cần hiểu nguyên nghĩa của những con số như thế. Từ đà-la-ni (dharani) nghĩa là một năng lực bí mật để ngưng dứt mọi điều ác và khuyến khích mọi điều thiện. Cú ngữ “đã đạt được năng lực đà-la-ni của sự nghe và giữ Pháp” nghĩa là do nghe giảng và chấp trì giáo lý của đức Phật, một người có thể đạt được cái năng lực bí mật để ngưng dứt mọi điều ác và khuyến khích mọi điều thiện. Năng lực này dĩ nhiênảnh hưởng lớn đến những người chung quanh người ấy cũng như đến chính người ấy. Đặc trưng này khiến chư Bồ-tát khác với các chúng sanh khác.

Cấp độ kế tiếp của công đức là “lại nữa, chư Bồ-tát Ma-ha-tát nhiều như số vi trần của một thế giới đã đạt được khả năng diễn giảng thông suốt, vô ngại (nhạo thuyết vô ngại biện tài).” Ở đây, “diễn giảng” nghĩa là giảng giáo lý của đức Phật một cách tự nguyện chứ không miễn cưỡng theo lệnh của một người khác hay một ý nghĩa bổn phận. Nó có nghĩa là không giảng với cái ý ngầm bảo rằng ta đây hơn người hay do những động cơ ích kỷ, nhưng tự nguyện giảng vì giảng mang đến niềm vui cho người ta. Đây là cái trạng thái tâm thức lý tưởng mà người giảng cần duy trì.

Từ “vô ngại” nghĩa là không có gì ngăn trở người giảng triển khai các giáo lý. Nó có nghĩa là giảng và triển khai các giáo lý mà không sờn lòng dù cho có bị người khác cười chê, mai mỉa, nghĩ xấu hay ngược đãi. Những trở ngại ấy không chỉ đến từ bên ngoài mà cả từ bên trong người ta nữa. Một số người khi được sung túc và rổi rảnh thì hăng hái truyền đạo, nhưng khi không có thì giờ và tiền bạc thì lại không quan tâm đến người khác. Đấy là do những trở ngại ở hoàn cảnh lẫn tâm thức của họ gây ra vậy. Mặt khác, những ai đã đạt được niềm tin sâu đậm thì có thể tinh cần tu tập hạnh Bồ-tát và triển khai rộng rãi kinh Pháp Hoa mà không bị trở ngại gì dù họ có cuộc sống vừa đủ ăn hay có những lo lắng riêng.

Ngoài ý nghĩa rằng người thuyết giảng không bị khuất phục vì những trở ngại bên ngoài lẫn bên trong, “vô ngại” cũng có nghĩa là có năng lực phá vỡ những phản kháng của người nghe thuyết giảng. Khi thuyết giảng cho những người không cố tin giáo lý của đức Phật, những người ngay từ lúc đầu đã tỏ ra lơ là, hoặc những người nghiêm túc nghe nhưng không hiểu gì cả; trong những trường hợp như thế, người thuyết giảng lý tưởng là người có sức thuyết phục, khiến họ nghe theo lẽ phải, khiến họ hiểu và khiến họ tin một cách chân thành mà họ không ý thức về niềm tin ấy. Sức thuyết phục ấy được gọi là khả năng diễn giảng vô ngại.

Gộp lại, ý nghĩa của “đã đạt được khả năng diễn giảng thông suốt, vô ngại” có thể được nêu lại như sau: một người đã đạt được khả năng luôn luôn sẵn lòng thuyết giảng Chánh pháp cho người khác, không khuất phục các trở ngại từ bên ngoài hoặc từ bên trong, và có khả năng thuyết phục bất cứ loại người nào.

Cấp độ kế tiếp của các công đức là: “Lại nữa, chư Bồ-tát Ma-ha-tát nhiều như các vi trần của một thế giới đã đạt được trăm ngàn vạn ức đà-la-ni của vô lượng quá trình chuyển biến”(1). Các công đức ở cấp độ này là người ta có thể đạt cái năng lực bí mật (dhàrani) để ngưng dứt điều ác và khuyến khích điều thiện, tức là cái sức mạnh căn bản trải từ một người đến người khac không dứt. Những công đức này thì rất lớn lao vì nhiều Bồ-tát do đó có thể trở thành động lực của những hoạt động truyền đạo trải rộng vô tận.

Cấp độ kế tiếp của các công đức là: “Lại nữa, chư Bồ-tát Ma-ha-tát nhiều như các vi trần của một tam thiên đại thiên thế giới đã có thể chuyển Bất thối Pháp luân”. Như đã giải thích trước đây, chuyển pháp luân nghĩa là truyền bá Phật pháp không ngừng như một bánh xe quay. Do đó cú ngữ “chuyển Bất thối Pháp luân” trỏ ý rằng một người đừng bao giờ bước lui một bước nào dù người ấy có thể gặp phải những trở ngại, khó khăn, mà phải không ngừng giảng và phổ biến giáo lý.

Cấp độ kế tiếp của các công đức là: “Lại nữa, chư Bồ-tát Ma-ha-tát nhiều như các vi trần của một trung nhị thiên quốc độ đã có thể chuyển Thanh tịnh Pháp luân”. Các công đức của cấp độ này nghĩa là người ta có thể thực hiện sự tu tập thanh tịnh của chư Bồ-tát trong việc giảng Pháp chỉ nhằm vì Pháp, không cầu tìm một đền đáp nào. Người bình thường khó thực hiện việc tu tập này, nhưng một người đã đạt tới sự toàn hảo lý tưởng của niềm tin có thể thành tựu việc tu tập này.

Các công đức của cấp độ kế tiếp là: “Lại nữa, chư Bồ-tát Ma-ha-tát nhiều như số vi trần của một tiểu thiên quốc sau tám đời tái sanh sẽ đạt Toàn Giác (A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề)”. Các công đức ở đây là một người tu tập nhiều đạo hạnh khác nhau trong tám đời nữa, kết quả là người ấy có thể đạt Toàn Giác.

Mức độ kế tiếp của các công đức là chư Bồ-tát Ma-ha-tát, tùy theo đức hạnh mà mỗi vị đã tích tập, sẽ đạt Toàn Giác sau bốn lần tái sanh nữa, ba lần tái sanh nữa, hai lần tái sanh nữa, một lần tái sanh nữa (1).

Cấp độ kế tiếp là nhiều chúng sanh nghe đến sự bất tử của đức Phật, đều sẽ mong mỏi đạt Toàn Giác.

Đây là mười hai công đức mà một tín đồthể đạt được bằng cách giữ niềm tin vững chắc vào thọ mạng vô lượng của đức Phật. Tóm lại, đức Phật dạy ta rằng nếu ta thiết lập cái ý niệm cơ bản về niềm tin, ta có thể phát sinh đến vô tận cái năng lực vừa làm sâu đậm niềm tin của chúng ta vừa trải rộng nó đến những người khác. Ngài cũng dạy ta rằng chắc chắn thế nào ta cũng có được công đức tối thượng của việc đạt Toàn Giác trong tương lai nếu ta đem hết nỗ lực để làm sâu đậm niềm tin của chính chúng ta.

Dĩ nhiên, rất khó đạt được Toàn Giác. Như đã được giảng trong phẩm này, một số Bồ-tát chỉ có thể đạt Toàn Giác nếu chư vị tu tập đạo hạnh trong tám đời nữa. Thế thì ta rất khó biết người bình thường phải mất đến bao nhiêu năm, bao nhiêu nỗ lực mới được như thế.

Thật là một niềm hy vọng lớn lao cho ta khi được biết rằng vào một lúc nào đó, chắc chắn ta sẽ đạt Toàn Giác nếu ta chỉ tin vào một niềm tin chân chánh và miệt mài thực hiện niềm tin ấy. Một khi ta có được niềm hy vọng này, cuộc đời sẽ hạnh phúc và đáng sống. Một người được tiền hay mất tiền; người ấy thương yêu hay thất tình; thế nào cũng có lúc người ấy thăng tiến chức vụ hay mất việc vì một lỗi lầm lặt vặt nào đó; người ấy nuôi nấng con cái thành công hay thất bại. Nếu chúng ta sống suốt cuộc đời theo cách như thế, không có mục đích, chỉ cứ lặp lại những cảm giác rỗng tuyếch, dù cho mọi lúc đều có vẻ như có thực chất và quan trọng, chúng ta cũng sẽ có một cảm giác trống rỗng khó tả khi nhìn lại cuộc đời của chúng ta. Nhưng nếu đời ta có một cái cột sống mạnh mẽ của một niềm tin chân chánh xuyên suốt, và nếu ta có một niềm tin vững chắc rằng ta có thể lần hồi tiến đến Toàn Giác dù cho cuộc sống hiển nhiên có những thăng trầm, những vui buồn, ta sẽ có thể vượt qua dễ dàng dù những khó khăn có thể đến, dù con đường sống có thể dài, có thể tạo nên nhiều lần tái sinh.

Đời người không chỉ giới hạn trong thế giới này mà tương tục mãi mãi trong từng thế giới của tương lai. Tuy nhiên, nếu ta có thể thấy trước những sự việc vẫn cứ xảy đi xảy lại trong đời sống hàng ngày của ta trong từng thế giới về sau này thì ta sẽ chán nản và sẽ từ bỏ cái viễn cảnh trống trải như thế.

Phần đông người ta cứ lặp lại cùng một thứ khổ đau từ thế giới này sang thế giới khác mà không ân hận gì vì người ta không thấy trước được sự lặp lại này. Mặt khác, những ai đã đạt được một niềm tin chân thật thì không chán nản, không cảm thấy bất bình con đường của đời người, dù nó có thể dài, vì họ biết họ có thể lần hồi tiến đến Toàn Giác. Họ có thể sống một cuộc sống phong phú, đầy hy vọng. Có thể bảo đây là công đức lớn lao nhất mà chỉ những người tin theo Phật giáo mới có thể có được.

Một tín đồ thực sự không những chỉ cần nỗ lực cho mục đích của mình là lên đến cõi Phật mà còn nhằm làm cho càng nhiều người càng tốt thành những kẻ đồng bạn của họ tại đấy nữa. Số tín đồ thực sự càng gia tăng thì toàn thể loài người càng phát triển và thế giới này càng gần với cõi lý tưởng Tịch Quang Vĩnh Hằng (Tịnh Độ). Tóm lại, đây là sự cô đọng của những công đức được giảng trong các kinh.

Khi đức Phật nói về chư Bồ-tát Ma-ha-tát đạt được những lợi lạc lớn lao về Pháp nhờ có một niềm tin vững chắc vào cuộc sống vô tận của Ngài, từ trên trời hoa mạn-đà-la, hoa đại mạn-đà-la rơi xuống, rải lên vô số đức Phật đang ngồi trên các tòa sư tử dưới những cây báu, rải lên đức Phật Thích-ca-mâu-ni và đức Phật Đa Bảo đã diệt độ từ lâu đang ngồi trên tòa sư tử trong tháp Thất Bảo, và cũng rải lên tất cả chư đại Bồ-tát và tứ chúng (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, và Ưu-bà-di).

Rải hoa vào ai đó theo cách này là một sự biểu lộ lòng biết ơn; tập tục này ngày nay vẫn còn ở Ấn Độ. Mưa hoa từ trên trời xuống do đó tượng trưng rằng chư Thiên biểu lộ sự biết ơn về giáo lý của đức Phật. Rải hoa vào tất cả đại Bồ-tát và tứ chúng hội cũng như đức Phật trỏ ý rằng chư đệ tử nghe Phật pháp cũng như đức Phật giảng pháp đều được tôn kính cả. Khi ta nghe và dốc lòng tu tập giáo lý của đức Phật, ta nên tưởng tượng rằng hoa mạn-đà-la và hoa đại man-đà-la từ trời mưa rải xuống ta, dù ta không thấy được những bông hoanày.
Trời cũng mưa hương chiên-đàn, trầm thủy và nhiều thứ quý khác nữa. Giữa không trung, trống trời cũng tự vang âm thanh thâm diệu. Hình ảnh này biểu hiện sự tán thán Phật pháp. Hàng ngàn loại thiên y cũng rơi rải xuống và mọi hướng đều có treo đủ loại chuỗi anh lạc. Các lư hương báu, đốt hương vô giá, tự di chuyển đến mọi nơi thích hợp để cúng dường đại hội. Như đã giải thích,trong thuật ngữ Phật học cúng dường ai là một hành động biểu hiện lòng biết ơn của mình đối với đức Phậtgiáo pháp của Ngài.

Trên mỗi đức Phật, chư Bồ-tát cầm phướn lọng, cái này trên cái kia, lên thẳng đến cõi trời Phạm thiên. Tất cả chư Bồ-tát này dùng âm thanh tuyệt diệu mà hát lên vô số bài hát ca ngợi chư Phật. Cú ngữ “Trên mỗi đức Phật, chư Bồ-tát cầm phướn lọng, cái này trên cái kia, lên thẳng đến cõi trời Phạm thiên” tượng trưng Phật pháp có mặt khắp nơi trong vũ trụ này và hết thảy chúng sanh đều được Phật pháp cứu độ.

Bấy giờ Bồ-tát Di-lặc từ chỗ ngồi đứng dậy, khúm núm vạch vai phải, chắp tay hướng Phật và nói kệ rằng:

“Phật giảng Pháp hy hữu
Trước đây chưa từng nghe
Thế Tônđại lực
Thọ mạng không thể tính
Vô số chư Phật tử
Nghe Thế Tôn giảng rõ
Về người được lợi Pháp
Ngập đầy niềm hoan hỷ.”

Với phần mở đầu này, Bồ-tát Di-lặc tiếp tục nói kệ nhắc lại các công đứcđức Phật đã giảng. Nếu ta đã hiểu phần kinh văn trước đó thì ta có thể hiểu bài kệ này một cách dễ dàng. Dưới đây chỉ là phần giải thích các từ có nhiều nghĩa khác nhau.

Cú ngữ “Những vị đạt Bất thối” nghĩa là những vị an trú trong một quả vị chứng đạt không bao giờ còn thối thất dù có xảy ra điều gì đi nữa. Cú ngữ này có cùng nghĩa với cú ngữ “đã đạt được Vô sinh pháp nhẫn (chắc chắn không còn tái sinh)”.

“Vạn ức Triền tổng trì” có cùng nghĩa với cú ngữ “đã đạt được trăm ngàn vạn ức đà-la-ni của vô lượng chuyển biến (Triền đà-la-ni)”.

Trong các cú ngữ “chư Bồ-tát... tái sanh một lần nữa / Sẽ đạt nhứt thiết trí”, từ “nhứt thiết trí nghĩa là Trí tuệ của đức Phật. Đoạn này trỏ đến chư Bồ-tát còn tái sinh một lần nữa thì sẽ đạt đến cấp độ tâm thức như cấp độ tâm thức của đức Phật.

 “Đều phát tâm Vô thượng” nghĩa là mong ước đạt Đạo vô thượng (sự chứng ngộ của đức Phật); đây có cùng nghĩa với biểu ngữ “Tất cả đều mong được Toàn Giác.”

Bài kệ cũng có nói: “Thích, Phạm như hằng sa/ Vô số cõi Phật đến”. Hai dòng này có nghĩa rằng chư Thiên, gồm các Đế Thích, Phạm thiên từ vô số quốc độ trong vũ trụ và đã tụ tập lại đảnh lễ đức Phật.

Trong các dòng “Trước mỗi mỗi đức Phật / Phan báu treo phấp phới”, từ “phan” trỏ những lá cờ quang vinhchư Tăng Phạm thiên thường dựng lên ở các cổng đền thờ khi họ đã đánh bại các đối thủ trong các cuộc tranh cãi về đạo lý. Tập tục này rất thông thường ở Ấn Độ thời cổ, và do đó biểu ngữ này thường được thấy trong các kinh Phật giáo.

Niềm tin của con người vào sự Vĩnh hằng của thọ mạng của đức Phậtý tưởng căn bản của những người Phật tử, từ đó phát xuất tất cả giáo lý. Do đó, khi đức Thế Tôn giảng về sự Vĩnh hằng của đời sống Ngài thì các phan báu treo phấp phới trước mỗi đức Phật đến dự đại hội, như là xác chứng rằng giáo lýđức Phật giảng là tối thượng.

Bồ-tát Di-lặc sau khi đã nhắc lại phần thuyết giảng của đức Phật bằng kệ, đã chấm dứt bằng các câu sau đây:

“Nghe Phật thọ vô lượng,
Mọi chúng sanh hoan hỷ
Danh Phật khắp vũ trụ
Rộng tưới các căn lành
Của hết thảy chúng sanh
Trợ giúp tâm Vô thượng”.

Cũng không phải là quá đáng khi bảo rằng cốt lõi của nửa đầu phẩm 17 có thể được tóm tắt bằng các câu trên. Từ phần kệ này, chúng ta hiểu rõ được sự lĩnh hội Pháp của Bồ-tát Di-lặc và khả năng diễn đạt của Ngài về sự lĩnh hội ấy.

Từ xưa, nửa phần sau của phẩm 15, trọn phẩm 16 và nửa phần đầu của phẩm 17, thường được gọi là một phẩm và hai nửa phẩm, được xác định như là phần chủ yếu của Bổn Môn. “Một phẩm và hai nửa phẩm” này không những được xem là phần chủ yếu của Bổn Môn mà còn được xem là cốt lõi của toàn bộ kinh Pháp Hoa. Ngài Nichiren (Nhật Liên) xem đấy là linh hồn của tất cả các kinh Phậtgiáo.

Sở dĩ “một phẩm và hai nửa phẩm” này được xem là rất quan trọng như thế là vì những gì mà người Phật tử tin tưởng - điểm lớn nhất và căn bản nhất trong những điểm chính của niềm tin Phật giáo - được nghiên cứu một cách rốt ráo và đối tượng của niềm tin của chúng ta được thiết lập một cách xác quyết. Điều này đã được bàn cũng khá chi tiết khi luận về phẩm 16.

Trong nửa đầu của phẩm 17, đức Phật dạy chúng ta một khi đã thiết lập được niềm tin trong cuộc sống tôn giáo thì điều này thật là quan trọng và đảm bảo đối với chúng ta. Nửa sau của phẩm này và mười một phẩm còn lại của kinh được xác định như là “phần kết” của Bổn Môn, trả lời cho hai câu hỏi chủ yếu: “Những kết quả nào sẽ được tạo ra khi ta có niềm tin chân chánh ?” và “Phải có thái độ tâm thức thế nào để có được niềm tin chân chánh ?”
Trong phần kết của kinh, đức Thế Tôn ủy thác cho chúng ta diễn giảng và truyền bá niềm tin chân chánh này cho hậu thế.

Những công đức được giảng trong nửa đầu của phẩm 17 là những công đức của niềm tin. Nửa sau của phẩm 17 và nửa đầu của phẩm 18 cũng giảng những công đức ấy. Tuy nhiên, bắt đầu từ nửa sau của phẩm 18, những công đức được giảng là những công đức xuất hiện trong những công việc cá nhân hay trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Một số người có thể nghĩ, “Ta không cần phải lưu tâm đến những công đức như thế. Nếu ta nghiên cứu kỹ "một phẩm và hai nửa phẩm, được xem là cốt lõi của kinh Pháp Hoa, hiểu các phần này được đúng, và tin tưởng thâm sâu sự Vĩnh hằng của thọ mạng đức Phật, thì ta có thể cứ thế mà thực hành, chẳng cần chi nữa”. Điều ấy hẳn là một thái độ có thể chấp nhận được nếu quả thực họ có thể thực hiện trọn vẹn những gì họ suy nghĩ. Và nếu được như thế, niềm tin của họ hẳn là toàn hảo. Tuy nhiên, trong mười ngàn hay cả đến một trăm ngàn người, có được một người như thế không ? Trong thực tế, thực khó mà thực hiện trọn vẹn những gì ta nghĩ.

Đối với những người bình thường, thái độ lý tưởng của tâm thức hình như vô cùng xa vời với tình trạng hiện tại của họ và hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thực sự của họ khi họ mới nghe dạy về thái độ ấy. Nhưng khi lý tưởng này được giảng giải theo một thể cách dựa trên những vấn đề quen thuộc trong đời sống hàng ngày của họ thì họ thọ nhận giáo lý một cách hăng say. Đây là chức năng quan trọng thứ nhất của phần kết của kinh Pháp Hoa.

Tâm của những người bình thường có thể trở nên biếng nhác. Dù cho có lưu tâm đầy đủ đến giá trị của giáo lý, chẳng bao lâu họ cũng sẽ trở nên lơ là nếu họ chỉ hiểu những đức tính của giáo lý trên mặt lý thuyết mà thôi. Tuy nhiên, nếu họ vẫn tiếp tục đọc và tụng kinh này vốn dạy rằng người ta được thăng tiến khi thọ trìthực hành niềm tin chân chánh, thì họ có thể cách tân lại quyết tâm của họ một khi nó bị chùn nhụt. Đây là chức năng thứ hai của phần kết của kinh Pháp Hoa.

Đức Phật bảo chúng ta giảng và phổ biến Pháp. Đây là điều mà chúng ta phải biết ơn Ngài. Chúng ta được cổ vũ, được hưng phấn khi chúng ta nhận được lời Ngài và nhập vào những cảm ứng của Ngài. Đây là chức năng thứ ba của phần kết của kinh.

Phần kết của kinh Pháp Hoacần thiết cho những người bình thường, nghĩa là cho hầu hết chúng ta. Hiểu rõ được điều này, chúng ta phải nghiên cứu phần kết của Bổn Môn một cách nhiệt tình như phần chính của nó bằng sự khiêm tốn hơn là sự kiêu căng.

Thế rồi đức Phật nói với Bồ-tát Ma-ha-tát Di-lặc: “Này A-dật-đa ! Những chúng sanh nào đã nghe được thọ mạng của đức Phật lâu dài như thế và đã có khả năng thọ nhận được dù chỉ một niệm tín giải - thì sẽ đạt được vô lượng vô biên công đức, giả nhưthiện nam tử, thiện nữ nhân nào, nhằm đến Giác ngộ Tối thượng mà suốt tám mươi vạn ức na-do-tha kiếp, thực hành năm ba-la-mật: bố thí ba-la-mật (dàna-pàramita), trì giới ba-la-mật (sìla-pàramita), nhẫn nhục ba-la-mật (kshànti-pàramita), tinh tấn ba-la-mật (vìrya-pàramita), và Thiền định ba-la-mật (dhyàna-pàramità), không kể trí tuệ ba-la-mật (prajnà-pàramità)(1); thì các công đức này so với các công đức nói trên không bằng cả đến một phần trăm, một phần ngàn hay một phần trăm ngàn vạn ức; quả thực, không có số lượng, so sánh nào có thể nêu rõ được. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào có được những công đức như thế mà không đạt được Vô thượng Bồ-đề thì đấy là điều không thể có.”

Nếu ta không đọc cẩn thận thì ta có thể hiểu nhầm lời dạy trên. Điều có vẻ như mâu thuẫn là dù kinh Pháp Hoa nhấn mạnh ở hạnh Bồ-tát, nhưng khi có một niệm tín giải về sự Vĩnh hằng của thọ mạng đức Phật thì người ta sẽ đạt nhiều công đức hơn khi thực hành năm ba-la-mật trong suốt tám mươi vạn ức na-do-tha kiếp. Nhưng khi đọc cẩn thận lời đức Phật nói với Bồ-tát Di-lặc, ta có thể thấy được sự khác biệt trong các giá trị của các công đức từ cú ngữ “không có số lượng, so sánh nào có thể nêu rõ được.” Cú ngữ này có nghĩa rằng không có sự so sánh giữa các công đứcgiá trị căn bản của chúng khác nhau. Ví dụ, ta có thể so sánh mười ngàn đồng bảng Anh, hay đồng đô la Mỹ hay đồng mã Đức với một đồng bảng, đồng đô la hay đồng mã vì mỗi thứ là một số tiền. Nhưng số tiền mười ngàn đồng bảng không thể so sánh với sự học, chẳng hạn, vì hai thứ này vốn khác loạinhau.

Hiển nhiên, chúng ta thực hành năm ba-la-mật - bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tính và Thiền định - là tốt, nhưng các ba-la-mật này, ngoại trừ ba-la-mật trí tuệ, đều rơi vào loại đạo đức bình thườngtư duy triết học. Nếu chỉ thực hành năm ba-la-mật này mà thôi thì chúng ta không thể thoát khỏi ảo tưởng trong tiềm thức thâm sâu nhất của chúng ta; tức là, chúng ta không thể đạt đến Niết-bàn. Trí tuệ ở đây nhằm trỏ trí tuệ của đức Phật chứ không phải trí tuệ của người bình thường. Nếu chúng ta tu tập năm ba-la-mật trên căn bản trí tuệ của đức Phật, thì những tu tập như thế là toàn hảo, là những sinh hoạt tôn giáo, và là con đường chắc chắn dẫn đến Niết-bàn. Đây là lý do tại sao khi nói với Bồ-tát Di-lặc, đức Phật đã nêu rõ rằng Ngài đã bảo không kể ba-la-mật trí tuệ (prajna-pàramità).

Ta không thể đạt Niết-bàn viên mãn dù ta có thực hành các đức hạnh bình thường suốt hàng chục năm hay cả đến hàng thế kỷ. Mặt khác, nếu ta chỉ có một niệm tín giải về sự vĩnh hằng của thọ mạng của đức Phật, thì thái độ tâm thức này sẽ khiến ta xác tín sự Vĩnh hằng của sự sống của chính ta và hiểu rằng ta được đức Phật là sự sống vĩ đại của vũ trụ khiến cho ta sống. Khi nào ta hiểu điều này thì ta có thể đi vào cảnh giới đại an bình của tâm.

Phương pháp trước là sự nỗ lực của người ta ngoài phạm vi tôn giáo, trong khi phương pháp sau là cái trạng thái tâm thức của sự thể chứng từ một quan điểm tôn giáo. Cả hai phương pháp vốn khác nhau về giá trị và không có cách nào so sánh chúng với nhau được. Nếu ta lĩnh hội được đức Phật ở đây thực sự nghĩa là gì thì ta sẽ thấy rằng không phải là quá đáng chút nào khi bảo rằng những công đức đạt được do thực hành năm ba-la-mật không bằng một phần trăm ngàn vạn ức của những công đức nhận được nhờ chỉ một niệm tín giải.

BỐN ĐIỀU TIN VÀ NĂM PHẨM LOẠI:

Từ xưa, những điểm chủ yếu của phẩm này được xem là “bốn điều tin” (shi-shin, tứ tín) và “năm phẩm loại” (go-hon, ngũ phẩm). Ngài Trí Giả là người đầu tiên thực hiện cách chia như thế ở Trung Hoa để làm cho phẩm này được dễ hiểu hơn.

Khái niệm về bốn điều tin phải theo trong thời đức Phật tại thế xuất phát từ ý niệm rằng thể cách lý tưởng của niềm tin trong lúc đức Phật còn tại thế được chia thành bốn cấp độ sau đây: 1. Thọ nhận chỉ một niệm tín giải về sự vĩnh hằng của thọ mạng của đức Phật, 2. Hiểu ý nghĩa của niệm tín giải này, 3. Nỗ lực giảng kinh Pháp Hoa cho những người khác, và 4. Thủ trì và thực hiện niềm tín giải sâu sắc.

Năm phẩm loại của niềm tin phải theo sau khi đức Phật nhập diệt xuất phát từ ý niệm rằng thể cách lý tưởng của niềm tin trong thời mạt pháp được chia thành năm phẩm loại sau đây: 1. Trước hết, hoan hỷ đối với kinh Pháp Hoa, 2. Đọc và tụng kinh này, 3. Giảng kinh này cho những người khác, 4.
Luôn thực hành sáu ba-la-mật, và 5. chuyên thâm thực hành sáu ba-la-mật.

Điều tin thứ nhất trong bốn điều tin là thọ nhận chỉ một niệm tín giải về sự Vĩnh hằng của thọ mạng của đức Phật. Đây là cấp độ thứ nhất của niềm tin, nhưng công đức đạt được do việc thực hành này thì vượt mọi giới hạn, độ số.

Thế rồi vì muốn tuyên thuyết lại ý nghĩa đã giảng, đức Thế Tôn nói kệ rằng:

“Dù người cầu Phật tuệ,
Suốt tám mươi vạn ức
Na-do-tha số kiếp
Hành năm ba-la-mật,
Và suốt số kiếp ấy
Bố thí, cúng dường Phật,
Duyên giácđệ tử,
Và các vị Bồ-tát
Thức ăn, uống quý hiếm,
Y phục, giường thượng hạng,
Lập tinh xá chiên-đàn,
Trang nghiêm bằng vườn, rừng,
Những bố thí như thế
Mỗi mỗi đều tuyệt diệu
Trải suốt số kiếp trên
Nhằm hồi hướng Phật đạo;
Lại nữa, người giữ giới
Thanh tịnh không lầm lỗi
cầu Đạo Vô thượng
Mà chư Phật ca ngợi;
Hoặc thực hành nhẫn nhục,
An trụ địa nhu hòa,
Việc xấu có xảy đến
Cũng giữ tâm không động;
Dù những tín đồ khác
Đầy cả lòng kiêu mạn
Khinh khi, gây buồn khổ,
Vẫn chịu đựng kiên trì;
Hoặc người chuyên tinh tấn
Chí, niệm thường kiên cố
Suốt vô lượng ức kiếp
Một lòng vẫn tinh chuyên
Trải qua vô số kiếp
Ở những nơi hoang vắng,
Hoặc ngồi, hoặc kinh hành
Tránh ngủ, thường nhiếp tâm;
Người ấy do như thế,
Phát sinh được Thiền định
Tám mươi vạn ức kiếp
An trụ, tâm không loạn;
Giữ được phước Nhứt tâm
Mong cầu Đạo Vô thượng:
"Ta sẽ đạt Toàn Giác
Thẳng đến đỉnh Thiền định."
Người ấy trải trăm ngàn
Vạn ức các số kiếp
Hành các công đức ấy
Như đã giảng trên kia;
Nhưng thiện nam, thiện nữ
Nghe về thọ mạng Ta
Dù chỉ một niệm tin,
Phước báo hơn người nọ.
Nếu người chẳng chút gì
Nghi ngờ hay âu lo,
Có lúc lòng thâm tín
Sẽ được phước như thế.
Nếu có chư Bồ-tát
Vô lượng kiếp hành đạo
Nghe Ta dạy thọ mạng,
Có thể tin nhận được,
Những vị được như thế
Cúi đầu nhận kinh này,
Cầu: "Sẽ được thọ mạng
Lâu dài, độ chúng sanh;
Như nay đức Thế Tôn
Là vua dòng họ Thích
Đạo trường hống sư tử
Thuyết pháp không sợ hãi.
Mong sao ta đời sau
Được tất cả tôn kính
Khi ngồi chốn đạo trường
Giảng thọ mạng như thế"
Nếu có kẻ thâm trầm
Thanh tịnhchánh trực
Học đạo, trì chân lý
Hiểu rõ lời Phật dạy.
Những người được như thế
Sẽ không nghi giáo pháp.”

Bài kệ này gồm một số từ rất quan trọng cần được giải thích ở đây. Trong cú ngữ “Nhằm hồi hướng Phật đạo”, từ “hồi hướng” (ekò) nghĩa là chuyển công đức của chính mình cho người khác để họ đạt đến Phật quả. Chẳng hạn, nhờ đọc tụng kinh nên giáo lý của đức Phật bắt rễ thâm sâu trong tâm ta, và do vậy tâm ta được thanh tịnh. Từ quan điểm này, việc tụng kinh vốn là việc tu đạo để chính mình đạt được Phật quả. Khi ta tụng kinh để tưởng niệm cho vong linh ông bà tổ tiên, ta chuyển các công đứcchúng ta sẽ nhận được cho ông bà tổ tiên khiến họ có thể đạt ngộ trong thế giới tâm thức. Vì thế việc tụng kinh nhằm tưởng niệm cho vong linh người quá cố được gọi là “hồi hướng” (ekò).

Tuy nhiên, việc hồi hướng không phải được thực hiện chỉ riêng vì người đã chết. Theo ý nghĩa gốc của nó, hồi hướng cần được áp dụng cho cả người đang sống nữa. Thật vậy, sự hồi hướng như thế có ý nghĩa đối với người sống hơn là đối với người chết rất nhiều. Nếu chúng ta tụng kinh trong khi nghĩ đến hạnh phúc của toàn thể nhân loại, chúng ta hồi hướng các công đứcchúng ta sẽ nhận được cho toàn thể nhân loại. Như thế, hồi hướng công đứcbố thí cho những người khác Pháp mà ta cần xem là một kho tàng quan trọng nhất của một người. Đây là một hành vi tự hy sinhthiêng liêng hơn nhiều so với việc cho người khác tiền tài hay của cải vật chất. Hồi hướng công đức là hành động bố thí tối thượng.

Nếu ta cho người khác tiền bạc hay của cải với lòng thầm mong sẽ được nhận lại công đức nào đó thì sự cho ấy thuộc loại bố thí thấp nhất. Khi ta bố thí cho người khác để mong sao có thể làm tăng trưởng phần nào hạnh phúc của họ thì sự bố thí này có căn bản ở những tiêu chuẩn đạo đức bình thường. Tuy nhiên, khi ta bố thí cho những người khác với ý nghĩ, “mong sao sự bố thí này khơi dậy Phật tâm của người nhận và cuối cùng có thể khiến mọi người thành tựu Phật đạo trên cõi đời này”, thì sự bố thí như thế là loại bố thí tốt đẹp nhất. Đấy là lý do vì sao kệ bảo: “Nhằm hồi hướng Phật đạo.”

Ở đây có hai điểm cần phải được giảng thêm về hồi hướng công đức. Một là dù sự hồi hướng công đức cần phải được thực hiện trọn vẹn nhằm vì những người khác, công đức thành tựu do một hành động như thế đương nhiên quay về người thực hiện hành động ấy. Ví dụ, việc tụng kinh cầu cho vong linh tổ tiên ta giúp cho chư vị đạt ngộ trong thế giới tâm linh. Đồng thời, công đức thành tựu do việc làm này cũng quay về cho người thực hiện vì người này càng thực hành thường xuyên công việc này thì ác nghiệp của người ấy càng có thể tiêutan.

Điểm thứ hai là sự hồi hướng công đức lớn nhất cho vong linh ông bà tổ tiên là tự mình thanh tịnhtiến tu. Không có gì làm hoan hỷan tâm các vong linh của ông bà tổ tiên ta hơn là sự cải tiến của chính ta. Do đó, ta không nên tự hạn ở việc tụng kinh và xướng niệm linh hiệu mà phải nỗ lực thanh tịnhnâng cao chính mình trong những hành động và thái độ tâm thức của mình.

Thế rồi đức Thế Tôn dạy tiếp: “Lại nữa, này A-dật-đa, nếu ai nghe đến sự lâu dài của thọ mạng của đức Phật và lĩnh hội ý nghĩa ấy thì công đức của người ấy sẽ vượt quá giới hạn lượng và người ấy sẽ tiến đến trí tuệ vô thượng của chư Như Lai.”

Đây là cấp độ tâm thức vượt khỏi cấp độ của sự thọ nhận chỉ một niệm tín giải về tính thường hằng của thọ mạng đức Phật. Cấp độ này không chỉ có nghĩa là tín giải tính thường hằng của thọ mạng đức Phật bằng chỉ một niệm mà còn lĩnh hội ý nghĩa lớn lao của nó nữa. Chúng ta được đức Phật là sự sống vĩ đại của vũ trụ làm cho sống, và đồng thời chúng ta cũng được làm cho đồng nhất với Ngài. Sự Vĩnh hằng của sự sống của đức Phật có nghĩa là sự Vĩnh hằng của sự sống của chính chúng ta. Dù rằng sự hiện hữu của chúng ta có vẻ khác với sự hiện hữu của đức Phậtchúng ta bị mây ảo tưởng bao phủ, chắc chắn cuối cùng chúng ta cũng sẽ thành Phật nếu chúng ta cố gắng gỡ bỏ lần lượt từng đám mây ảo tưởng khỏi tâm chúng ta. Sau một, hai đời, ta không thể đạt Phật quả, nhưng một khi đã hiểu sự bất tử của sự sống của chính ta thì ta có thể thẳng tiến trên đường với niềm hy vọnglòng can đảm. Nếu mọi người có cùng cảm nhận và cùng nhau tiến đến mục đích này thì một xã hội hòa bình, lý tưởng sẽ được thể hiện trên trái đất này.

Khi ta hiểu cái ý nghĩa sâu xa của sự bất tử của thọ mạng đức Phật thì giáo lý ấy có vẻ quá đơn giản, điều này ghi dấu một bước tiến đến trí tuệ của đức Phật. Cấp độ tâm thức này mà ta đạt được do đào sâu niềm tin được ngài Trí Giả gọi là cấp độ của sự lĩnh hội ý nghĩa của sự Vĩnh hằng của thọ mạng đức Phật. “Huống chi trường hợp người nỗ lực nghe kinh này, hoặc khiến những người khác nghe kinh, hoặc tự mình thủ trì kinh hoặc khiến những người khác thủ trì kinh, hoặc tự mình chép kinh, hoặc khiến những người khác chép kinh, hoặc dùng hoa, hương, vòng hoa, cờ, phướn, trướng lụa hay đèn dầu thơm và bơ lỏng mà cúng dường kinh, thì công đức của người này vô lượng vô biên và có thể tạo nên trí tuệ toàn hảo.”

Cấp độ này là cấp độ của người tín đồ đã vượt qua một bước xa hơn cấp độ lĩnh hội ý nghĩa của sự Vĩnh hằng của thọ mạng đức Phật. Ở cấp độ thứ ba này, không những ta chỉ hiểu ý nghĩa thực sự của sự Vĩnh hằng của thọ mạng đức Phật mà còn nỗ lực nghe và không quên giáo pháp của Ngài như là giáo pháp ấy đã bắt rễ trong tâm ta; và ta miệt mài tu đạo, gồm cả việc sao chép các kinh. Ngoài những thực hành như thế, ta phải thúc đẩy và khiến cho những người khác tu tập. Đây là cấp độ nỗ lực giảng kinh Pháp Hoa phổ rộng cho những người khác.

Đồng thời, cấp độ này dạy chúng ta đảnh lễ kinh Pháp Hoa theo nhiều cách tôn kính kinh khác nhau. Đảnh lễ kinh là một cách biểu lộ lòng biết ơn chân thành của chúng ta đối với giáo lý của đức Phật. Tên của các đồ cúng dườngtrang hoàng đẹp đẽ được nêu ra ở đây tượng trưng ý nghĩa của lòng tri ân đức Phật được thể hiện bằng sự cúng dường các thứ này cho kinh. Nếu ta có lòng tri ân sâu xa đối với đức Phật thì việc ta biểu lộ lòng tri ân của ta là điều tự nhiên. Đối với các tín đồ, trang hoàng các bàn thờ của họ bằng nhiều thứ cúng dường là rất thích đáng.

“Này A-dật-đa ! Nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhân khi nghe ta Tuyên thuyết rằng thọ mạng của Ta là miên trường mà dốc lòng tin hiểu thì người ấy sẽ luôn luôn nhìn thấy đức Phật giảng Pháp trên núi Kỳ-xà-quật (Grdhrakùta), có hội chúng đại Bồ-tát và Thanh văn vây quanh. Và người ấy sẽ nhìn thấy cõi Ta-bà này có đất bằng lưu ly, bằng phẳng, có tám con đường được phân định bằng vàng diêm-phù-đàn (jambùnada), bằng các hàng cây quý; có tháp, lầu, đài quán đều bằng châu ngọchội chúng Bồ-tát cùng ở chung trong đó. Nếu người nào có thể thấy được như thế thì Ông nên biết rằng đấy là sự biểu hiện của lòng tin hiểu sâu xa.”

Những lời này cho ta biết được cái trạng thái tâm linh mà ta đạt được khi ta dốc lòng tin hiểu về sự trường cửu của thọ mạng của đức Phật. Biểu ngữ “người ấy sẽ luôn luôn nhìn thấy đức Phật giảng Pháp trên núi Kỳ-xà-quật, có hội chúng đại Bồ-tát và Thanh văn vây quanh” có ý trỏ chúng ta xác tín rằng đức Phật lúc nào cũng luôn luôn hiện hữu. Đồng thời, qua biểu ngữ này, ta thực sự hiểu rằng giáo lý của đức Phật luôn luôn được thuyết giảng quanh ta.

Việc miêu tả thế giới Ta-bà là một vùng đất đẹp đẽ trỏ ý rằng cõi Ta-bà được đồng hóa với cõi Tịnh Độ về bản chất, nếu chúng ta có thể chỉ dấn sâu niềm tin đủ để nhận thức như thế. Thế giới thực sự hiện nay sẽ biến thành một thế giới thanh tịnhhỷ lạc nếu tâm ta luôn được tràn ngập sự phấn kích tôn giáo nhờ giáo lý của đức Phật. Trong trạng thái tâm thức này, chỗ nào chúng ta nhìn thấy cũng đẹp đẽ và người nào chúng ta nhìn thấy cũng giống như một vị Bồ-tát. Chúng ta có thể xuyên thủng cái xấu bên ngoài của một người mà nhìn thấy suốt cái Phật tính vốn có ở thâm sâu trong tâm thức người ấy.

Cái trạng thái tâm thức cao nhất này mà các tín đồthể đạt được gọi là trạng thái thể hiện sự tín giải thâm sâu. Nếu tự đáy lòng, chúng ta tin và hiểu rằng đức Phật là một con người thực sự và có thọ mạng miên trường thì chúng ta có thể nhìn thấy cuộc sống và thế giới theo giáo lý của Ngài và có thể an trú không ngừng trong cảnh giới của niềm phấn kích tôn giáo. Kết quả là chúng ta có thể thấy cõi Ta-bà là cõi Tịnh Quang Vĩnh Cửu.

NĂM LOẠI CÔNG ĐỨC:

“Lại nữa, sau khi Như Lai diệt độ, nếu có người nào nghe kinh này mà không phỉ báng, lại khởi lòng vui thích thì ông nên biết rằng người ấy đã có dấu hiệu tin và hiểu sâu xa.”

Bằng những lời trên, đức Phật bắt đầu giảng về con đường lý tưởng của người tín đồ và về năm thứ công đức mà người tín đồ sẽ đạt được sau khi đức Phật nhập diệt.

Ta không thể bảo rằng chúng ta chỉ có lòng tin một khi ta hiểu giáo pháp của đức Phật về lý thuyếtchấp nhận giáo lý ấy về lý trí. Ta không thể có được cái tâm trạng của niềm tin nếu ta không cảm thấy niềm hoan hỷ về tâm linh đối với giáo pháp. Khi ta mới hoan hỷ đối với giáo pháp thì tâm trạng này được gọi là “sự hoan hỷ đầu tiên đối với giáo pháp”, tức công đức thứ nhất trong năm thứ công đứcTrạng thái tâm thức này quan trọng đến nỗi các công đức của nó sẽ được bàn kỹ ở phẩm 18, “Tùy Hỷ Công Đức” (những xứng đáp của sự vui vẻ chấp nhận).

“Huống chi người đọc, tụng, thọ nhận và chấp trì giáo pháp ! Người này đội Như Lai trên đầu(1). Này A-dật-đa ! Thiện nam tử hay thiện nữ nhân như thế không cần phải dựng tháp, chùa, tinh xá cho ta, cũng không cần cúng dường bốn thứ cần thiết(2) cho chư Tăng. Tại sao ? Vì thiện nam tử hay thiện nữ nhân này thọ trì, đọc tụng kinh này vốn đã dựng tháp, xây tịnh xácúng dường các thứ cho chư Tăng, tức là đã dựng tháp thờ xá-lợi Phật bằng bảy thứ báu, cao, rộng và vút đến cõi Phạm thiên, có treo phướn, lọng và các thứ chuông báu, có hoa, hương, chuỗi anh lạc, bột trầm, dầu bôi thơm, hương liệu, trống, nhạc cụ, tiêu, địch, đàn khung, đủ loại điệu múa và trò vui - ca hát và tán tụng bằng âm thanh vi diệu - người ấy vốn đã cúng dường các thứ này từ vô lượng ngàn vạn ức kiếp.”

Trong cấp độ tâm thức này, người tín đồ đã tiến lên một tầng bậc vượt qua sự hoan hỷ đầu tiên đối với giáo pháp, người ấy vững vàng thọ trì không ngừng tụng đọc giáo pháp. Đọc và tụng một bộ kinh không có nghĩa là tụng kinh thuộc lòng mà còn phải nghiên cứu kinh bằng cách đọc đi đọc lại kinh cho mình với sự suy nghĩ thận trọng. Cấp độ này của niềm tin được gọi là “đọc và tụng kinh”.

“Này A-dật-đa ! Sau khi ta nhập diệt, nếu có ai nghe kinh này mà có thể thọ trì, hoặc tự mình chép hoặc khiến người khác chép kinh, thì người ấy vốn đã dựng các tinh xá và đã xây dựng các đền chùa bằng gỗ trầm đỏ gồm ba mươi hai điện thờ, cao bằng tám cây ta-la, nguy nga, rộng rãi, bên trong có hàng trăm, hàng ngàn Tỳ-kheo cư trú; lại được trang trí bằng vườn, rừng, hồ tắm, các chỗ kinh hành và phòng Thiền; lại có y phục, thực phẩm, giường chiếu, thuốc thang và đủ thứ tạo sự hỷ lạc được cung cấp tối đa. Những tinh xá như thế và những số lượng đền chùa như thế, trăm ngàn vạn ức, vô số kể, người ấy đã cúng dường Ta và các Tỳ-kheo của Ta trước mặt ta đây. Do đó Ta bảo rằng sau khi Như Lai diệt độ, nếu có ai thọ trì kinh, đọc tụng kinh, giảng kinh cho người khác, tự mình chép kinh hay khiến người khác chép kinh và đảnh lễ kinh, thì người ấy không cần phải dựng tháp, xây đền chùa, xây tinh xácúng dường chư Tăng nữa.”

Ở cấp độ này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng chúng ta không thể không giảng giáo lý của đức Phật cho người khác khi ta thọ trì, tụng đọc kinhdần dần hiểu được giá trị của kinh. Ở đây, ta không nên giới hạn việc giảng Phật pháp chỉ bằng lời nói. Ta có thể thông tin giáo lý của Ngài bằng bài viết rồi đăng vào tạp chí. Và ngay cả một người ăn nói, viết lách kém cỏi cũng có thể nêu giá trị của Phật pháp cho người khác biết nhờ sự tu tập thầm lặng của mình. Tất cả những thực hành này đều bao gồm những biểu ngữ “giảng giáo lý của đức Phật cho người khá c”.

Loại giảng giáo lý của đức Phật cho người khác là cái cấp độ tâm linh trong đó chúng ta đi xa hơn sự tự mình hoan hỷ và được cứu độ theo nghĩa cá nhân, mà tiến tới cái hạnh Bồ-tát là làm lợi lạccứu độ những người khác. Do đó, tự nhiên là những công đức mà người ta đạt được trong loại này thì lớn hơn nhiều so với loại đọc tụng kinh.

Tưởng cũng cần phải nói rõ thêm đôi chút về loại này. Cả trong loại này và hai loại trước, đức Phật dạy rằng một thiện nam tử hay một thiện nữ nhân không còn cần phải dựng các tháp bảy báu để thờ xá-lợi của Ngài, cũng không cần xây tinh xá cúng dường chư Tăng, Ngài lặp lại những gì Ngài đã dạy ở phẩm 10, “Pháp Sư”.

Qua đó, đức Phật dạy ta rằng những thứ cúng dường chân thành thuộc tinh thần mà một người dâng lên đức Phật thì giá trị hơn nhiều so với những thứ cúng dườngtính chất hình thức thuộc vật chất. Ngài cũng khuyên ta rằng thứ cúng dường lớn nhất mà một người có thể dâng lên đức Phậtlòng tin và sự thọ nhận giáo pháp của Ngài, thực hành, thuyết giảngquảng bá giáo pháp ấy. Trước hết, ta phải nhớ kỹ điều này trong tâm. Kế đến, ta chớ nghĩ rằng ta không còn cần có các đền chùa hay tinh xá đơn giản là vì đức Phật đã tuyên bố rằng toàn bộ thân thể Ngài gồm trong giáo lý của Ngài và rằng ta không nên thờ xá-lợi của Ngài. Một người chấp nhận các kinh chỉ từ quan điểm kinh viện thì chỉ có thể diễn dịch lời của đức Phật về mặt ngôn từ. Người ấy không có ý niệm về lòng biết ơn và sự tôn kính đức Phật. Người như thế chỉ chấp nhận giáo lý của đức Phật trên mặt lý thuyết mà quên đi sự tin tưởng vào giáo lý.

Không cần phải nói, theo giáo lý của đức Phật, các tín đồ cần phải nỗ lực tối đa để tín thọ các giáo lý, thực hànhthuyết giảng giáo lý vì lợi ích của toàn bộ xã hội. Đồng thời, ta chẳng có cách gì khác hơn là cúng dường phẩm vật lên đức BổnĐại Từ Bi là vị dẫn ta đến Đạo vô thượng và lên chư vị Bồ-tát là những vị phụ trợ Ngài xuyên suốt mọi thời đại.

Như đã nhắc lại nhiều lần trong cuốn sách này, chúng ta càng xúc độnggiáo lý của đức Phật thì chúng ta càng có xu hướng biểu hiện cảm xúc của chúng ta ra bên ngoài. Đấy là lý do tại sao những người Phật tử luôn luôn trang trí bàn thờ của họ bằng nhiều phẩm vật cúng dường, lễ bái bàn thờ mỗi sáng mỗi tối, ca tụng đức Phậtđảnh lễ Ngài bằng cách thực hiện các hành tác có tính cách tôn giáo.

“Huống chi có người có thể thọ trì kinh này, lại bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, Thiền địnhtrí tuệCông đức của người ấy sẽ tối thắng, vô lượng, vô biên; ví như hư không, Đông, Tây, Nam, Bắc, tứ duy, thượng, hạ đều vô lượng, vô biên. Công đức của người ấy cũng sẽ như vậy, vô lượng, vô biên, và người ấy sẽ nhanh chóng đạt đến trí tuệ toàn hảo.”

Đây nói đến loại công đứcchúng ta đạt được do việc tu đạo, tức là loại công đức thực hành đồng thời sáu ba-la-mật. Đó là thọ trì Phật pháp, đọc tụngthuyết giảng cho người khác và đồng thời thực hành sáu ba-la-mật. Tuy nhiên, ở cấp độ này, hầu như không thể thực hành cả sáu ba-la-mật một cách toàn hảo. Do đó đức Phật dạy rằng ta khởi sự thực hành các ba-la-mật từ bất cứ chỗ nào mà ta có thể, tùy theo tình trạng, hoàn cảnh của ta. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni không bao giờ thúc đẩy chúng ta làm cái không thể làm được. Ngài dạy ta hãy thực hành theo từng bước, khởi sự ở cái cấp độ nào mà ta có thể khởi sự. Ở phẩm 2, “Phương Tiện”, Ngài dạy rằng tất cả chúng sanh có thể vào Phật đạo từ bất cứ ở đâu, ngay cả từ sự việc trẻ con chơi đùa gom cát để làm tháp Phật. Ở phẩm 17, đức Phật trỏ cho chúng ta cái thứ tự luận lý theo đó chúng ta có thể đào sâu niềm tin từng bước.

Điều quan trọng cần ghi nhận là năm ba-la-mật có vẻ như bị xem nhẹ để nhấn mạnh các công đức đạt được ở cấp độ thọ nhận chỉ một ý tưởng tin và hiểu về sự Vĩnh hằng của thọ mạng đức Phật. Nhưng ở loại công đức đang nêu, sáu ba-la-mật chứ không phải năm, được nhấn mạnh là những cần thiết cho niềm tin. Đức Phật Thích-ca vốn có trí tuệ toàn hảo và là vị Đạo sư vĩ đại; các môn đệ được Ngài trực tiếp giáo hóa khi Ngài còn tại thế có thể vào sâu trong niềm tin do chỉ cần tín giải giáo lý của đức Phật nhờ nghe và lĩnh hội giáo lý ấy. Khi thực hành năm ba-la-mật, chư đệ tử của đức Phật đã có thể đạt nhiều tiến bộ trong tu tậpđức Phật đã trực tiếp giáo hóa họ bằng trí tuệ toàn hảo của Ngài. Nói cho có phần đơn giản, họ được đức Phật trao cho trí tuệcăn cứ vào trí tuệ này, họ chỉ cần chuyên chú thực hành năm ba-la-mật kia - bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấnThiền định. Hẳn cũng dễ tưởng tượng ra rằng, họ đã có thể không ngừng tu tập các ba-la-mật này bằng niềm cảm xúc sâu đậm và sự phấn kích tôn giáo vì họ tu tập trước sự hiện diện của đức Phật, mẫu thức của họ như là một con ngườicăn tính vĩ đại và là bậc Đạo sư tối thượng.

Tuy nhiên, chúng ta phải học và hành Phật pháp bằng năng lực của chính chúng ta trong thời mạt pháp này, trong lúc vắng bóng đức Phật Thích-ca-mâu-ni, người dẫn đạo và vị Thầy vĩ đại của chúng ta. Chúng ta cầu tìm trí tuệ trong giáo pháp mà Ngài đã để lại cho chúng ta và phải thể nghiệm giáo pháp ấy cho chính mình. So với lúc Ngài tại thế, quả thực ngày nay, việc thực hành sáu ba-la-mật, kể cả trí tuệ, phải được xem là quan trọng nhất. Đấy là lý do khiến đức Phật cố thúc đẩy chúng ta thực hiện loại công đức này mà tu tập hết cả sáu ba-la-mật.

Các tín đồ thuộc cấp độ tâm thức của loại này tu tập sáu ba-la-mật theo nhiều cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Đôi khi có người thuộc tình trạng không thể thực hành một số ba-la-mật nào đó và phải thực hành các ba-la-mật ấy cùng lúc với loại công đức thọ trì giáo pháp của đức Phật, đọc tụng và giảng giáo pháp cho người khác. Đấy là lý do tại sao loại công đức này được gọi là “đồng thời tu tập sáu ba-la-mật”.

Tuy nhiên, ở loại thứ năm và thứ sáu, các tín đồ có thể tu tập sáu ba-la-mật một cách tinh chuyêntrọn vẹn. Tiếp đó, đức Phật giảng về các công đức mà các tín đồ sẽ đạt được khi thực hành như thế: “Nếu có người đọc tụng, thọ trì kinh này, hoặc giảng kinh này cho người khác, hoặc tự mình chép hay khiến người khác chép kinh này; lại nữa, người ấy còn có thể dựng tháp, xây tu viện, cúng dường tán thán chư Tỳ-kheo Thanh văn; lại dùng trăm ngàn vạn ức cách mà mà tán thán công đức của chư Bồ-tát; lại nữa, nếu người ấy còn suy luận nhiều cách theo ý nghĩa của kinh Pháp Hoagiải thích kinh này cho người khác; lại nữa, nếu người ấy còn có thể thanh tịnh trì giới, sống thân ái với người nhu hòa, nhẫn nhục chứ không sân hận, kiên cố trong ý chíý niệm, luôn trọng Thiền định, được Thiền định thâm sâu, tinh tấn dũng mãnhhộ trì điều thiện, linh lợi và trí tuệ, có thể trả lời những vấn nạn khó khăn; lại nữa, này A-dật-đa, nếu sau khi Ta diệt độ, thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào thọ trì, đọc tụng kinh này, có những công đức cao vời như những công đức này, thì Ông nên biết rằng những người ấy đã tiến đến Đạo trường, sắp đạt Toàn Giác mà ngồi dưới cội cây Giác ngộ”.

Loại này được gọi là “tinh chuyên thực hành sáu ba-la-mật”, nghĩa là thực hành các ba-la-mật một cách trọn vẹn. Như đức Phật đã tuyên bố, nếu có ai đạt được cấp độ tâm thức này thì người ấy đã gần với Toàn Giác. Cho nên đức Phật dạy: “Này A-dật-đa ! Chỗ nào những thiện nam tử hay thiện nữ nhân ngồi, đứng hay đi, thì chỗ ấy Ông nên dựng miếu; tất cả trời và người cần đảnh lễ như tháp xá-lợi Phật”.

Ở loại thứ tư này, đức Phật dạy rằng một người không cần phải dựng tháp cho mình nữa, trong khi ở loại cuối cùng, Ngài tuyên bố rằng hễ chỗ nào có người tu tập tinh chuyên sáu ba-la-mật thì nên dựng miếu và nên đảnh lễ như tháp xá-lợi Phật. Ở đây, đức Phật nhấn mạnh tầm mức quan trọng lớn lao của việc thực hành, thuyết giảngquảng bá giáo lý của Ngài cho người khác trong thời mạt pháp. Chúng ta nên cảm nhận ân đức về những lời này của đức Phật.

Kế đến, đức Phật trùng tuyên giáo lý của Ngài bằng kệ. Nếu chúng ta đã hiểu ý nghĩa của phần văn xuôi thì chúng ta sẽ hiểu những câu kệ này, vì đoạn kệ hầu như gồm đúng hết nội dung ấy. Bốn dòng cuối của đoạn kệ cần được xem là những lời thiêng liêng nhất của đức Phật:

Phật tử trú nơi này,
Nơi chính Phật thọ dụng
Và mãi trú nơi đây
Đi, ngồi hoặc nằm xuống.

Đức Phật xem những ai tín giải thâm thiết giáo pháp của Ngài như là con của Ngài và gọi những người ấy là Phật tử. Ngài cũng dạy rằng hễ chỗ nào người Phật tử ở thì chỗ ấy là chổ ở của đức Phật. “Nơi chính Phật thọ dụng”. Ngài tuyên bố rằng Ngài vẫn tiếp tục trú tại nơi như thế, đi, ngồi và nằm xuống ở đấy.

Nếu ta có lòng tin sâu đậm và triệt để, tự thân đức Phật sẽ đến nơi nào ta có thể ở và trú tại đó với ta. Đối với một tín đồ, không có gì thích thú hơn nữa. Mỗi ngày khởi sự và chấm dứt bằng sự phấn kích tôn giáo. Buổi sáng ta thức dậy cùng với đức Phật, buổi tối ta đi ngủ cùng với Ngài. Đây là sự toàn hảo của đời sống đạo của con người.

Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 48850)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: