Thư Viện Hoa Sen

Phẩm 26: Đà La Ni

26/05/201012:00 SA(Xem: 43315)
Phẩm 26: Đà La Ni

ĐẠO PHẬT NGÀY NAY 
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA

Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997

 

Phẩm 26
ĐÀ-LA-NI

 

Phẩm này tuyên bố về sự việc rằng với các âm tiết bí mật, các chúng sanh không phải người (phi nhân) đại diện cho thế giới tinh linh, xúc động thâm sâu vì các giáo lý của kinh Pháp Hoa, nguyện hộ trì các giáo lý và những người thuyết giảng giáolý.

Trước hết, hai Bồ-tát là Dược VươngDũng Thí nguyện hộ trì người giảng kinh Pháp Hoa. Lời nguyện của chư vị là hoàn toàn bình thường vì cả hai vị Bồ-tát này đều là đệ tửsứ giả của đức Phật. Kế đến hai vị Phạm thiên vươngThiên vương Tỳ-sa-môn (Vai'sravana) và Thiên vương Trì Quốc nguyện hộ trì kinh. Lời nguyện của hai vị Thiên vương không phải Phật tử này có nghĩa rằng giáo lý của đức Phật bao gồm mọi giáo lý khác và truyền sức sống tôn giáo vào trong các giáo lý lấy.

Sau đó, mười nữ La-sát (Ràkshasas) và Quỷ Tử Mẫu(1) nguyện hộ trì kinh Pháp Hoa. Mười nữ quỷ này đồng thanh tuyên bố trước đức Phật rằng nếu có ai quấy nhiễu các Pháp sư của kinh Pháp Hoa thì họ sẽ bảo vệ các Pháp sư tránh khỏi sự quấy nhiễu ấy. Lời tuyên bố của họ xác chứng sự kiện Phật tâm cũng có ở trong các quỷ này. Ngược lại, có thể nói giáo lý của kinh Pháp Hoanăng lực khiến cho cả đến các quỷ này cũng thành Phật.

NĂM LOẠI TỪ KHÔNG THỂ CHUYỂN DỊCH:

Nhiều từ tiếng Phạn có mật nghĩa xuất hiện trong phẩm này. Tại sao các từ này không được chuyển dịch ? Lý do là sự thận trọng của ngài Cưu-ma-la-thập (Kumàrajiva). Khi các kinh Đại thừa được chuyển dịch từ Phạn ngữ ra Hán ngữ, các dịch giả, trong đó có Cưu-ma-la-thập, đã để nguyên các “từ không thể chuyển dịch được”. Các dịch giả này nêu định năm loại từ sau đây là “những từ không thể chuyển dịch được”:

1. Các từ có ý nghĩa xa lạ đối với người Trung Quốc tức là, tên các thú vật, cây cỏ và quỷ thần đặc biệt của Ấn Độ nhưng xa lạ đối với Trung Quốc.
Ví dụ: Mùi hương đa-ma-la-bạt (tamàlapattra) và mùi hương đa-già-la (tagara) được nêu ở phẩm 19 và các chúng sanh như Ca-lâu-la (Garuda) và Khẩn-na-la (Kimnara).

2. Các từ có nhiều nghĩa, tức là các từ không thể dịch đủ bằng một từ độc nhất. Ví dụ: đà-la-ni (dhàrani), đôi khi có nghĩa là năng lực bí mật khiến người tụng giữ được giáo lý mình đã nghe, đôi khi có nghĩa là năng lực ngăn chặn mọi kẻ ác và khích lệ mọi người thiện, đôi khi có nghĩa là những âm tiết bí mật nhờ đó người tụng có thể thoát khỏi khổ nạn. Những âm tiết bí mật trong phẩm 26 thuộc loại cuối này.

3. Các từ bí mật. Ví dụ: các bài chú đà-la-ni ở phẩm 26. Những từ này được để nguyên như thế vì ý nghĩa sâu xa của chúng sẽ suy giảm đi nếu chúng được chuyển dịch.

4. Những chuyển ngữ vốn đã được thiết lập từ trước. Ví dụ: A-nậu đa-la tam-miệu tam-bồ-đề (annuttara samyak sambodhi) có thể được dịch là “ToànGiác” hay “Trí tuệ tối thắng của đức Phật”.

5. Các từ có ý nghĩa sâu xa sẽ bị mất ý nghĩa thực sự của chúng nếu được chuyển dịch. Ví dụ: Phật (Buddha), Bồ-đề (Bodhi).

Năm loại từ không thể chuyển dịch được này (goshu-fuhon; ngũ chủng bất phiên) bao giờ cũng được các dịch giả để nguyên, không dịch.

Khi đức Phật giảng xong phẩm 25, Bồ-tát Dược Vương đứng dậy khỏi chỗ ngồi, kính cẩn vạch trần vai phải, chắp tay hướng Phật mà tác bạch: “Bạch đức Thế tôn ! Nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào có thể thọ trì kinh Pháp Hoa, hoặc đọc, tụng, hoặc nghiên cứu, sao chép kinh này thì sẽ được phước đức như thế nào ?”

Đức Phật đáp Dược Vương: “Giả như có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào cúng dường tám trăm vạn ức na-do-tha đức Phật, nhiều như cát sông Hằng, thì theo ý Ông, phước đức ấy há không nhiều sao ?”

“Rất nhiều, bạch Thế Tôn !” Bồ-tát Dược Vương đáp.

Đức Phật dạy tiếp: “Nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhơn nào đối với kinh này, có thể thọ trì chỉ một bài kệ bốn câu, đọc tụng, hiểu ý nghĩa và tu hành như kệ dạy thì công đức của người ấy còn nhiều hơn nữa”.

Bấy giờ Bồ-tát Dược Vương bạch Phật: “Bạch Thế Tôn ! Nay con xin trao bài chú Đà-la-ni(1) cho các vị thuyết pháp để thủ hộ các vị ấy.

(1) Mẫu thức phù chú, một trong bốn loại Đà-la-ni. Có bốn loại chú: 1. để lành bệnh, 2. để chấm dứt hậu quả của tội lỗi, 3. để hộ trì các kinh và 4. để được trí tuệ. Ở đây, các bài chú nhằm để hộ trì kinh này.

Thế rồi Bồ-tát đọc bài chú sau đây: “An-nhĩ man-nhĩ ma-nễ ma-ma-nễ chỉ-lệ già-lê-đệ xa-mế xa-lý-đa vĩ-thiên-đế mục-đế mục-đa-lý sa-lý a-vĩ-sa-lý, tang-lý-sa-lý xoa-duệ a-xoa-duệ a-kỳ-nhị chiên-đế xa-lý đà-la-ni a-lô-già-bà-sa phá-giá-tỳ-xoa-nhị nễ-tỳ-thế a-tiện-đa-la-nễ-tỳ-thế a-đàn-đa-la-lê-du-địa âu-cứu-lệ mâu-cứu-lệ a-la-lệ ba-la-lệ thủ-ca-si a-tam-ma-tam-lý phật-đà-tỳ-cát-lợi-diệt-đế đạt-ma-ba-lỡ-si-đế tăng-già-niết-cù-sa-nễ bà-xá-bà-xá- du-địa mạn-đa-la mạn-đa-la-xoa-dạ-da bưu-lâu-đa bưu-lâu-đa-kiêu-xá-lược ác-xoa-la ác-xoa-dã-đa-dã a-bà-lô a-ma-nhã-na-đa-dạ”.(Anye manye mane mamane citte carite same samità vì'sànte mukte muktame same avishame samasame jaye [kshaye] akshaye akshìne 'sànte samite dhàranì àlokabhàshe pratyavekshani nidhiru abhyantaranivishte abhyantarapari'sudhi ukule mutkule arade parade sukànkshì asamasame buddhavilokite dharmaparìkshite samghanirghoshani [nirghoshanì] bhayabhayavi'sodhani mantre mantràkshayate rute tutakau'salye akshaye akshayavanatàye [vakkhule] valoda amanyanatàye [svàhà])(1)

(1) Phần phiên âm theo Hán Việt là dựa vào bản Hán (Đại Tạng Kinh) và phần phiên âm trong ngoặc đơn là dựa vào bản Phạn ngữ, do tác giả ghi lại. Các bài chú tiếp trong phẩm cũng theo như trên (N.D.)

“Bạch Thế Tôn ! Thần chú Đà-la-ni này đã được chư Phật nhiều như cát của sáu mươi hai ức sông Hằng nói ra. Nếu có kẻ nào xúc phạm đến các vị Pháp sư của Pháp này tức là kẻ ấy cũng xúc phạm đến chư Phật ấy”.

Bấy giờ đức Phật Thích-ca-mâu-ni khen Bồ-tát Dược Vương rằng: “Hay thay, hay thay, Dược Vương ! Vì Ông có lòng từ ái và ủng hộ các Pháp sư ấy, Ông đã đọc lên thần chú Đà-la-ni này làm lợi ích nhiều cho chúng sanh”.

Lúc ấy Bồ-tát Dũng Thí bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn ! Con cũng vậy, nhằm ủng hộ những vị đọc tụngthọ trì kinh Pháp Hoa mà sẽ đọc các Đà-la-ni. Nếu các Pháp sư này có được các chú Đà-la-ni này, hoặc dạ-xoa, hoặc la-sát, hoặc phú-đơn-na, hoặc kiết-giá, hoặc cưu-bàn-trà, hoặc quỷ đói v.v... mong tìm những sở đoản của họ thì cũng không tìm đâu được”. Thế rồi trước đức Phật, Bồ-tát đọc chú sau đây:

“Thoa-lệ ma-ha-thoa-lệ úc-chỉ mục-chỉ a-lệ a-la-bà-đệ niết-lệ-đệ niết-lệ-đa-bà-đệ y-trí-ni vi-trí-ni chí-trí-ni niết-lệ-trì-ni niết-lệ-trì-bà-đê “.

(Jvale mahàjvale ukke [tukku] mukku ade adàvati nrtye nrtyàvati ittini vittini cittini nrtyeni nrtyàvati [svàhà]).

“Bạch Thế Tôn ! Thần chú Đà-la-ni này đã được chư Phật nhiều như cát sông Hằng nói ra và tùy hỷ. Nếu có kẻ nào xúc phạm đến các giảng sư của kinh này tức là kẻ ấy xúc phạm đến chư Phật ấy”.

Bấy giờ Thiên vương Tỳ-sa-môn (Vaisravana) là người hộ trì thế gian bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn ! Con cũng vậy, vì thương tưởng chúng sanh và để hộ trì các Pháp sư của kinh này mà nói lên bài chú Đà-la-ni này”. Thế rồi Thiên vương đọc chú như sau: “A-lê na-lê nâu-na-lê a-na-lô na-lýcâu-na-ly “

(Atte [tatte] natte vanatte anade nàdi kunadi [svàhà])

“Bạch Thế Tôn ! Nhờ thần chú này con sẽ hộ trì các Pháp sư giảng Pháp này. Con cũng sẽ hộ trì những ai trì kinh này, khiến cho trong vòng một trăm do tuần sẽ không có tai nạn nguy biến”.

Bấy giờ Thiên vương Trì Quốc, hiện diện trong hội chúng cùng với một chúng gồm hàng ngàn vạn ức na-do-tha
Càn-thát-bà cung kính vây quanh, đến trước đức Phật, chắp tay tác bạch: “Bạch Thế Tôn, con cũng sẽ ủng hộ những người thủ trì kinh Pháp Hoa bằng thần chú Đà-la-ni. Thế tồi Thiên vương đọc bài chú sau đây: “A-già-nễ già-nễ cù-lỡ càn-đà-lỡ chiên-đà-lỡ ma-đăng-kỳ thường-cầu-lỡ phù-lâu-sa-ni ác-đê”
(Agane gane gauri gandhàri candàri màtangi [pukka'si] samkule vrùsali sisi [svàhà])

“Bạch Thế Tôn ! Thần chú Đà-la-ni này được bốn mươi hai ức đức Phật nói ra. Nếu kẻ nào xâm phạm những vị Pháp sư của kinh này thì tức là kẻ ấy xâm phạm chư Phật ấy”.

Có các nữ La-sát, nữ La-sát thứ nhất tên là Lam-bà, thứ hai tên là Tỳ-lam-bà, thứ ba tên là Khúc Xỉ, thứ tư tên là Hoa Xỉ, thứ năm tên là Hắc Xỉ, thứ sáu tên là Đa Phát, thứ bảy tên là Vô Yếm Túc, thứ tám tên là Trì Anh Lạc, thứ chín tên là Cao-đế và thứ mười tên là Đoạt Tinh Khí. Mười nữ La-sát này cùng với Quỷ Tử Mẫu và các con, quyến thuộc của bà đều đến chỗ đức Phật, đồng thanh bạch Phật: “Bạch Thế Tôn ! Chúng con cũng muốn ủng hộ những người đọc tụng, thọ trì kinh Pháp Hoa và loại trừ các tai hoạn cho họ. Nếu có kẻ nào dò tìm chỗ thiếu sót của các Pháp sư này thì chúng con sẽ khiến cho kẻ ấy không có cơ hội thuận tiện”. Thế rồi trước đức, các quỷ này nói bài chú sau đây: “Y-đề lý, y-đề dẫn, a-đề lý, y-đề lý; nê lý, nê lý, nê lý, nê lý, nê lý; lâu-hê, lâu-hê, lâu-hê, lâu-hê, lâu-hê; đa-hê, đa-hê, đa-hê; đâu-hê, đâu-hê”.

(Iti me, iti me, iti me, iti me; ni me, ni me, ni me, ni me, ni me; ruhe ruhe, ruhe, ruhe [ruhe]; stuhe, stuhe, stuhe, stuhe, stuhe [svàhà}(1)

“Hãy trút các phiền não lên đầu chúng con hơn là gây khổ não cho vị Pháp sư; dược-xoa (yaksha), hay la-sát (raksha), hay quỷ đói, hay phú-đơn-na (pùtana), hay kiết-giá (kritya), hay tỳ-đà-la (vetada), hay kiện-đà (kashàya), hay ô-ma-lặc-già (umàraka), hay a-bạt-ma-la (apasmàraka), hay dạ-xoa-kiết-giá (yaksha kritiya), hay nhơn kiết-giá (2), hay nhiệt bệnh, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày hoặc đến bảy ngày, hoặc các nhiệt bệnh liên miên, hay quỷ mang hình nam hay mang hình nữ,hay mang hình đồng nam, hay mang hình đồng nữ; các loại quỷ này dù cho cả trong mộng cũng không gây phiền khổ cho các Pháp sư ấy”. Thế rồi, trước đức Phật, các quỹ này nói kệ:
“Ai chống chú chúng con
Và làm phiền Pháp sư
Đầu sẽ vở bảy mảnh
Như búp hoa a-lê
Như kẻ giết cha mẹ
Phận như loại ép dầu
Lừa người khi cân đo
Tội Điều-đạt phá Tăng;
Kẻ xúc phạm Pháp sư
Sẽ bị tai ương ấy.

(1) Phần phiên âm chữ Phạn và phần phiên âm chữ Hán trong các bài chú ở phẩm này có chỗ không tương ứng (N.D.)

(2) Tỳ-đà-la là quỷ đỏ, kiện-đà là quỷ vàng, ô-ma-lặc-già là quỷ đen, và a-bạt-ma-la là quỷ xanh; dạ-xoa-kiết-giá là kiết-giá mang hình dạ-xoa, và nhơn kiết-giá là kiết-giá mang hình người. Người dịch chú thêm: dược-xoa là quỷ ăn thịt người, la-sát là quỷ rất hung ác, phú-đơn-na là quỷ xú uế, kiết-giá là quỷ thây ma.

Đây là một bài kệ nổi tiếng. Người ta bảo rằng nếu có ai chạm vào một búp hoa a-lê (arjaka) thì các cánh hoa sẽ mở ra và rơi ra thành bảy mảnh. Các dòng “Đầu sẽ vỡ bảy mảnh / Như búp hoa a-lê” nghĩa là “Mong số phận của người ấy là số phận của một kẻ giết cha mẹ”. Biểu từ “Phận như loại ép dầu” nhằm trỏ một tập tục của Ấn Độ. Khi một người xay mè, anh ta đặt một trọng lượng trên cối xay để ép mè. Nếu trọng lượng này chỉ ép nhẹ trên mè, các sâu mè sẽ không bị nghiền. Nếu người ấy đặt một trọng lượng quá nặng trên cối xay để ép cho nhanh thì sâu mè bị nghiền nát và mè sẽ mất mùi vị. Do đó, ở Ấn Độ cổ, sự việc này được xem là tượng trưng cho tội giết hại sinh mạng của kẻ khác nhằm có lợi cho mình.

Điều này cũng dùng để trỏ đến tội trạng của một người gian dối trong việc cân đo. Mặc dù tội trạng này không thể so sánh với tội giết người trong hệ thống luật pháp ngày nay, nó cũng là một hành vi xấu ác theo quan điểm tâm linh. Do đó hành vi như thế đã bị người Ấn Độ thời xưa xem là một trọng tội.

TỘI PHÁ TĂNG-GIÀ:

Câu kế là “Tội Điều-đạt phá Tăng”. Điều-đạt (Đề-bà-đạt-đa, Devadatta) phạm ác tội phá vỡ sự gắn bó, hòa hợp trong cộng động tín chúng của đức Thích-ca-mâu-ni. Dĩ nhiên rằng một người sẽ phạm trọng tội khi phá hoại cộng đồng do các tín chúng thành lập. Một người phá rối các Pháp sư của kinh Pháp Hoa cũng là một kẻ tội phạm và số phận của người ấy sẽ là đầu bị chẻ làm bảy như búp hoa a-lê.

Mới đọc qua đoạn này, người ta thấy các nữ quỷ La-sát (Rakshasas) có vẻ như muốn báo oán những kẻ thù của kinh Pháp Hoa. Tuy vậy, hiểu như thế là không đúng. Chúng ta nên xét kỹ hơn rằng sức mạnh và lòng nhiệt tình đã khiến họ thốt lên những lời sôi nổi vì họ đã không tích tập những đức hạnh lớn như các đệ tử của đức Phật và vì họ vốn mang bản tính của quỷ. Mặt khác, đức Phật Thích-ca đã giảng về sự bao dung đối với chúng sanh thì không thể nào Ngài lại tán thán các nữ La-sát rằng “Hay, hay lắm !”.

Ở đây áp dụng trọn vẹn sự giải thích về sự trừng phạt trong Phật giáo (đã được bàn đến ở cuối phẩm Thí Dụ và phẩm Bồ-tát Thường Bất Khinh). Câu kệ là “Đầu sẽ vỡ bảy mảnh” (đầu kẻ ấy sẽ bị vỡ làm bảy) chứ không phải là “Phật bửa đầu làm bảy” (đức Phật làm cho đầu kẻ ấy bị vỡ thành bảy mảnh). Lại nữa, ta đọc thấy “Sẽ bị tai ương ấy” theo như liệt kê về những số phận dành cho kẻ xúc phạm các Pháp sư. Cách biểu thị này phù hợp với nguyên lý của quan điểm Phật giáo về sự trừng phạt là nguyên lý dạy rằng người ta sẽ bị trừng phạt do chính những tội lỗi của mình chứ không phải dotác nhân nào bên ngoài hay do thế lực tùy tiện nào,

Sau khi đọc bài kệ này, các nữ La-sát bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con sẽ đích thân ủng hộ những ai thọ trì, đọc tụngtu hành kinh này, khiến họ được an ổn, tách xa mọi suy hoạn, và mọi thứ độc dược”.

Đức Phật bảo các nữ La-sát: “Hay, hay lắm ! Nếu các người chịu ủng hộ những ai thọ trì danh tự Pháp Hoa thì công đức của các người thật vô lượng; huống chi thọ trì những ai trọn vẹn thọ trìcúng dường kinh bằng hoa, hương, anh lạc, mạt hương (bột trầm), đồ hương (để xoa), thiêu hương (để đốt), phướn, lọng, kỹ nhạc, đốt các thứ đèn như đèn bơ, đèn dầu, đèn dầu thơm, đèn dầu của hoa chiêm-bặc (campaka), đèn dầu của hoa bà-si-ca (vàrshika),đèn dầu của hoa ưu-bát-la (udumbara) và hàng trăm ngàn loại cúng dường như thế. Này Cao-đế, bà cùng các quyến thuộc nên ủng hộ các Pháp sư như thế”.

Phẩm này có phần kết: “Trong khi phẩm Đà-la-ni này được giảng, sáu vạn tám ngàn người chứng được Vô sanh Pháp nhẫn”.

Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 48851)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: