Thư Viện Hoa Sen

Lời Nói Đầu, Sách Tham Khảo

28/05/201012:00 SA(Xem: 13979)
Lời Nói Đầu, Sách Tham Khảo

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 
Giảng nghĩa: Pháp Sư Thích Thiện Trí

Giảng Sư Cao Cấp Phật Giáo Việt Nam & Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM


Lời nói đầu


Trong phẩm Pháp Sư, Đức Thế Tôn có dạy: “Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai, rồi mới vì bốn chúng rộng nói kinh này?

Chúng tôi, tài sơ trí thiển, bi tâm chưa rộng, sự nhu nhẫn còn vướng mắc nhiều, lại chưa chứng “Nhất Chân Thật Tướng Pháp Giới” thì làm sao đủ khả năng để phô diễn kinh này ?

Tuy vậy, ở đoạn trước Phẩm Pháp Sư, Đức Thế Tôn đã khéo khai phương tiện : “Này Dược Vương ! Kinh này là tạng bí yếu của Đức Phật.... sau khi Như Lai diệt độ, người nào có thể biên chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, hay vì người khác mà nói thì được Như Lai lấy y trùm thân, lại được các Đức Phật hiện tại ở các phương khác hộ trì”.

Vả lại, hiện nay Pháp Hoa là một trong những bộ kinh Đại thừa phổ thông nhất trong Tăng, Ni, và tín đồ Phật tử Việt Nam, và từ lâu đã trở thành kinh tụng hàng ngày của các chùa, tu viện Phật giáo... cùng số đông tư gia Phật tử... Đồng thời, kinh Pháp Hoa là một môn học đã được tuyển chọn vào chương trình giảng dạy cho Tăng, Ni sinh của trường Cao cấp Phật học Việt Nam mà hiện đang đào tạo, và phát triển... Do đó, nên nay chúng tôi muốn đem chỗ hiểu biết khiêm tốn của mình để diễn giải từng phần nhằm mục đích cùng với những vị đồng học, đồng tu kiến giải, để thấu suốt được phần nào ý nghĩa vi diệu của kinh.

Ngoài ra, với cao vọng mong cầu quý vị tham học từ kinh này ngộ nhập “Tri kiến Phật” để rồi không cầu chân, không trừ vọng mà lại: “Như thị chân, như thị huyễn, như thị công đức” với thực tại tinh cần “Phục vụ chúng sinh tức cúng dường chư Phật”.

Trong bộ “Kinh giải” này không sao tránh khỏi những thiếu sót, nhưng với tâm nguyện ở trên, chúng tôi chân thành cảm ơn và rất mong các bậc cao minh hỷ xả.

Mùa Hạ 1979

 Pháp Sư Thích Thiện Trí
 Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp Phật Giáo Việt Nam
 Giáo Sư Học Viện Phật Giáo Việt Nam. (Tp.HCM)


 SÁCH THAM KHẢO
( BẢN KINH CHỮ HÁN )


Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của Ngài Cưu Ma La Thập. Trước đó có bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ với tựa đề “Chánh Pháp Hoa” nhưng nay không thông dụng bằng bản kinh của ngài Cưu Ma La Thập.

( BẢN KINH TIẾNG VIỆT )

Bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1948).
Bản dịch của Đoàn Trung Còn (1936).
Bản dịch của Mai Thọ Truyền (1964).

Ngoài ra, cần tìm đọc:

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú của Ngài Trí Khải Đại sư.
Pháp Hoa Huyền Luận của Trạm Nhiên.
Pháp Hoa Nghĩa Sớ (Kiết tạng).
Pháp Hoa Du Ý (Kiết tạng).
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Tán (Khuy Cơ).
Le Lotus de la Bonne Loi (E. Burnouf).
Pháp Hoa Tông Ý (Ngươn Hiểu).
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Giải Diễn Lục (Thái Hư Đại sư giảng, Trí Nghiêm dịch).

Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 48850)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: