- Lời Nói Đầu, Sách Tham Khảo
- 1 Phẩm Tựa
- 2 Phẩm Phương Tiện
- 3 Phẩm Thí Dụ
- 4 Phẩm Tín Giải
- 5 Phẩm Dược Thảo Dụ
- 6 Phẩm Thọ Ký
- 7 Phẩm Hóa Thành Dụ
- 8 Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký
- 9 Phẩm Thọ-học Vô-học Nhơn-ký
- 10 Phẩm Pháp Sư
- 11 Phẩm Hiện Bửu Tháp
- 12 Phẩm Đề-bà-đạt-đa
- 13 Phẩm Trì
- 14 Phẩm An-lạc Hạnh
- 15 Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- 16 Phẩm Như Lai Thọ-lượng
- 17 Phẩm Phân Biệt Công Đức
- 18 Phẩm Tùy-hỷ Công Đức
- 19 Phẩm Pháp-sư Công-đức
- 20 Phẩm Thường-bất-khinh Bồ-tát
- 21 Phẩm Như Lai Thần-lực
- 22 Phẩm Chúc-lụy
- 23 Phẩm Dược-vương Bồ-tát Bổn-sự
- 24 Phẩm Diệu-âm Bồ-tát
- 25 Phẩm Quán-thế-âm Bồ-tát Phổ-môn
- 26 Phẩm Đà-la-ni
- 27 Phẩm Diệu-trang-nghiêm-vương Bổn-sự
- 28 Phẩm Phổ-hiền Bồ-tát Khuyến-phát
KINH DIỆU PHÁP LIÊN
HOA
Giảng nghĩa:
Pháp Sư Thích Thiện Trí
Giảng Sư Cao Cấp
Phật Giáo Việt Nam & Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM
Lời nói đầu
Trong phẩm Pháp Sư, Đức Thế Tôn có dạy: “Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai, rồi mới vì bốn chúng rộng nói kinh này?
Chúng tôi, tài sơ trí thiển, bi tâm chưa rộng, sự nhu nhẫn còn vướng mắc nhiều, lại chưa chứng “Nhất Chân Thật Tướng Pháp Giới” thì làm sao đủ khả năng để phô diễn kinh này ?
Tuy vậy, ở đoạn trước Phẩm Pháp Sư, Đức Thế Tôn đã khéo khai phương tiện : “Này Dược Vương ! Kinh này là tạng bí yếu của Đức Phật.... sau khi Như Lai diệt độ, người nào có thể biên chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, hay vì người khác mà nói thì được Như Lai lấy y trùm thân, lại được các Đức Phật hiện tại ở các phương khác hộ trì”.
Vả lại, hiện nay Pháp Hoa là một trong những bộ kinh Đại thừa phổ thông nhất trong Tăng, Ni, và tín đồ Phật tử Việt Nam, và từ lâu đã trở thành kinh tụng hàng ngày của các chùa, tu viện Phật giáo... cùng số đông tư gia Phật tử... Đồng thời, kinh Pháp Hoa là một môn học đã được tuyển chọn vào chương trình giảng dạy cho Tăng, Ni sinh của trường Cao cấp Phật học Việt Nam mà hiện đang đào tạo, và phát triển... Do đó, nên nay chúng tôi muốn đem chỗ hiểu biết khiêm tốn của mình để diễn giải từng phần nhằm mục đích cùng với những vị đồng học, đồng tu kiến giải, để thấu suốt được phần nào ý nghĩa vi diệu của kinh.
Ngoài ra, với cao vọng mong cầu quý vị tham học từ kinh này ngộ nhập “Tri kiến Phật” để rồi không cầu chân, không trừ vọng mà lại: “Như thị chân, như thị huyễn, như thị công đức” với thực tại tinh cần “Phục vụ chúng sinh tức cúng dường chư Phật”.
Trong bộ “Kinh giải” này không sao tránh khỏi những thiếu sót, nhưng với tâm nguyện ở trên, chúng tôi chân thành cảm ơn và rất mong các bậc cao minh hỷ xả.
Mùa Hạ 1979
Pháp
Sư Thích Thiện Trí
Giáo Sư
của Giảng Sư Cao cấp Phật Giáo Việt
Giáo Sư
Học Viện Phật Giáo Việt
SÁCH THAM KHẢO
( BẢN KINH
CHỮ HÁN )
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của Ngài Cưu Ma La Thập. Trước đó có bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ với tựa đề “Chánh Pháp Hoa” nhưng nay không thông dụng bằng bản kinh của ngài Cưu Ma La Thập.
( BẢN KINH TIẾNG VIỆT )
Bản dịch của
Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1948).
Bản dịch của Đoàn
Trung Còn (1936).
Bản dịch của Mai
Thọ Truyền (1964).
Ngoài ra, cần tìm đọc:
Diệu Pháp Liên
Hoa Kinh Văn Cú của Ngài Trí Khải Đại sư.
Pháp Hoa Huyền
Luận của Trạm Nhiên.
Pháp Hoa Nghĩa Sớ
(Kiết tạng).
Pháp Hoa Du Ý
(Kiết tạng).
Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh Huyền Tán (Khuy Cơ).
Le Lotus de la
Bonne Loi (E. Burnouf).
Pháp Hoa Tông Ý
(Ngươn Hiểu).
Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh Giải Diễn Lục (Thái Hư Đại sư giảng, Trí Nghiêm dịch).