Kệ ngôn 17: Hành Động Ác Bị Khổ Tâm

17/12/20205:11 SA(Xem: 1705)
Kệ ngôn 17: Hành Động Ác Bị Khổ Tâm
blank
Kệ ngôn 17: 
Hành Động Ác Bị Khổ Tâm
Giảng sư: TT. Thích Giác Đẳng

Nay khổ đời sau khổ
Kẻ ác hai đời khổ
Khổ tâm: "Ta làm ác"
Sanh ác thú khổ hơn
(Việt dịch Tỳ Khưu Trí Siêu)

Idha tappati pecca tappati paapakaarii ubhayattha tappati
Paapa.m me katanti tappati bhiyyo tappati duggati.m gato.

Minh Hạnh chuyển biên

TT Giác Đẳng: Đây là một bài kệ có thể nói có một ý nghĩa rất quen thuộc, nhất là người Phật tử chúng ta tin vào luật nhân quảchúng ta cũng tin vào những xáo trộn trong cuộc sống do phiền não gây lên. Đối với những người tu học, thỉnh thoảng chúng ta nên có những chiêm nghiệm về cuộc sống chung quanh. Người ta thường nghĩ đến nhân quả như là một cái gì ở đời sau, một cái gì xa xôi. Nhưng nếu chúng ta chú ý một chút thì chúng ta biết vô số hiện tượng nhân quả nhãn tiền trong đời sống này. Và với một người tạo ác nghiệp thì người đó sống như một kẻ sống trong cơn mơ, không có sự suy nghĩ như một người tỉnh trí. Nếu một lúc nào người làm ác có thể ngồi nhìn lại chính cuộc sống của chính mình thì người đó dễ dàng nhận ra ngay là mình đã cư xử một cách không thoả đáng và mình đang lãnh chịu hậu quả do những thứ đó mang lại.
.

Có thể nói rằng chúng ta thường biết về khuôn mặt của những người khác qua hình ảnh của những kẻ độc tài, những hình ảnh của các tay anh chị xã hội đen, qua hình ảnh của những người giầu có sống trên xương máu của người khác. Có người hình ảnh của họ nói lên các uy quyền, các tài sản vật chất to lớn mà họ có. Nhưng chúng ta ít có nhìn thấy bề trái tâm linh cuộc sống của họ yên tịnh như thế nào. Lấy một ví dụ là trong sự mưu cầu đạt được những tài sản bất chính mà người ta không màng đến sự đau khổ của người khác. Thông thường những người làm như vậy họ đánh mất đi một điều quan trọng của cuộc đời của họ, đó là tình người. Và khi con người sống mà đánh mất đi tình người thì họ sống cô đơn lạ lùng, họ sống cô đơn đến đổi trong đời họ, tình cảm là một cái gì xa lạ. Và khi họ nhìn trở lại để họ tự khám phá chính mình thì họ thấy rằng họ đang đơn độc ở trong sa mạc.
.

Đó chỉ là một ví dụ rất nhỏ liên quan đến tình người. Nhưng Đức Phật nói điều dễ sợ hơn là một người mà có mưu đồ lớn, có tham vọng lớn thì đến cuối cuộc đời họ nhìn lại thì họ thấy rằng mục đích mà họ theo đuổi hoặc việc làm họ theo đuổi nó có một khoản cách góc độ xa đến nỗi những thứ đó không bao giờ có thể gặp nhau được. Nếu mục tiêu ở hướng bắc mà chúng ta lại đi về hướng đông hướng nam hoặc hướng tây thì càng đi càng xa mục đích của mình bởi vì nó đã sai góc độ, đã sai khuynh hướng ngày từ ban đầu.

Một người làm ác, sống đời sống bất thiện có thể nói rằng họ càng ác nhiều chừng nào thì trong tâm hồn họ đi tìm một cái gọi là thoả mãn. Thoả mãn ở đây có thể là thoả mãn về tiền, về tình, có thể thoả mãn về danh vọng, có thể thoả mãn về tự ái, nhưng họ tìm thấy sự thoả mãn thì rất ít bởi vì một con người đã thoả mãn thì người đó sẽ không tiếp tục làm khổ người khác, một con người thỏa mãn thì không có điên cuồng để đạt tới mục đích của mình. Những người điên cuồng để chạy theo mục đích của mình thì điều đó chứng tỏ rằng ở trong lòng đang có một sự khao khát to lớn. Và sự khao khát này nói lên một điều rất quan trọng đó là những gì mà người đó đang làm và những gì người đó đang trải qua, cả hai thứ không phù hợp với nguyện vọng to lớn của họ là làm thế nào tìm được một ý nghĩa chân thật.

Thật ra thì người ta nói đến thiện ác như là những bài học luân lý. Đạo Phật dậy rằng nó không cần phải thiên kinh vạn điển, không cần phải có một cơ sở lý luận để nhận ra là việc mình làm là thiện hay là ác. Chỉ lắng nghe chính nội tâm của mình chúng ta có thể biết được một phần. Và có thể nói một phần rất quan trọng là việc làm của mình có mang lại hạnh phúc cho mình hay không. Đời sống của con người trong thế giới ngày hôm nay có nhiều việc mà chúng ta chấp nhận như là một điều kiện đương nhiên. Ví dụ một người xử dụng vũ khí tối tân để trở thành kẻ chiến thắng, trở thành kẻ mạnh trong chiến trường thế giới. Đó là điều mà nhiều quốc gia đang theo đuổi và ngày nay toàn cầu kể cả hai quốc gia lớn là Trung Hoa và Ấn Độ đều là những quốc gia có vũ khí nguyên tử. Ở bên cạnh đó thì những quốc gia nhỏ cũng có những tiền nghiệp tương tự. Chúng ta nói đến Pakistan nói đến Bắc Hàn. Những tiền nghiệpthể chế ra những vũ khí độc hại.

Người ta nói đến có một thời mà trong các quốc gia Tây Phương thủ đắc được kỹ thuật phát triển vũ khí nguyên tử như là một lợi điểm lớn. Một buổi sáng loài người thức dậycảm thấy khủng khiếp khi nhận ra rằng chỉ cần một quả bom nguyên tử là nuclear weapon nhỏ mà người ta có thể gây thương vong cho một thành phố. Và điều đó hoàn toàn có thể xảy ra cho thế giới ngày hôm nay trước những sự thất thoát của vũ khí nguyên tử. Từ Cộng Hoà Liên Xô cũ cũng như một số các quốc gia như Pakistan đã có nhiều cuộc chiến nguyên tử sang quốc gia khác. Vũ khí nguyên tử là nỗi ám ảnh lớn của nhân loại. Nhưng chúng ta đừng quên rằng đã có thời nhân loại xem nó còn quí hơn kim cuơng bảo ngọc. Người ta thấy rằng thủ đắc được kỹ thuật vũ khí nguyên tử đó là cả một tài sản lớn của quốc gia. Thậm chí người ta coi đó là một phát minh quan trọng có lợi cho loài người, có lợi cho một quốc gia hùng cường. Nhưng rồi gieo gió thì gặt bão, khi con người còn tạo ra những vũ khí nguy hiểm chừng nào thì chính cái giá phải trả là con người phải đương đầu với những thứ đó mà không phải lúc nào mình cũng có thể kiểm soát được.

Ngay cả khoa học cũng vậy, khoa học ngày nay đã cho chúng ta biết nhiều tiện nghi. Tuy vậy rải rác những đô thị lớn trên thế giới có bao nhiêu trẻ em đang miệt mài với những trò chơi điện tử, và những trò chơi điện tử này không dạy cho trẻ em khá hơn, để thành con người hoàn hảo hơn, mà dạy cho các em giết người một cách lạnh lùng, dạy cho các em sống bằng ảo tưởng. Cả một nền giáo dục đang xuống dốc trầm trọng là bởi vì tuổi trẻ không còn được sống trong lành mạnh nữa. Kỹ thuật điện tử đã đi quá xa vì vượt ngoài bất cứ sự kiểm soát của ai.

Như câu chuyện giả tưởng chúng ta nghe từ xưa là một nhà khoa học phát minh ra một người robot, và người robot này sút chuồng và trở thành con quái vật khổng lồ, nó đi từ xóm làng này sang thành thị khác đã gây bao thiệt hại, khiến cho người tạo ra nó đã không lường được hiệu quả nghiêm trọng như vậy. Thí dụ đó trong vô số thí dụchúng ta có thể biết được về những sản phẩm tâm linh và sản phẩm nội tại của mình đôi lúc chính mình lại không muốn nhìn.

Có một số Phật tử đã tâm sự với chúng tôi rằng đôi lúc mình gặp thứ gì đó và mua về, lúc mua thì thấy đẹp, thậm chí chúng tôi đi hành hương bên Ấn Độ, Trung Quốc và quí Phật tử đi cùng thường thấy cái gì cũng mua để đầy vali khệ nệ mang về, nhưng khi mang về nhà rồi đôi khi nhìn lại những thứ đó nó không đẹp nữa, để thì chật chỗ mà quăng đi thì phiền tiếc, đồ đặc mà mình mua không đáng giá thì mình có thể quăng đi được, tuy nhiên việc mình đang làm thì nó là một cái gì khó có thể tháo gỡ hoặc bỏ đi được vì vậy Đức Phật Ngài dạy:
Người làm ác thì.

Nay khổ đời sau khổ
Kẻ ác hai đời khổ
Khổ tâm: "Ta làm ác"
Sanh ác thú khổ hơn

Cái khổ ở đây được nêu rất rõ là có hai trường hợp:
1) là vết tích ở trong nột tâm.
2) là sanh thiên hay sanh thú hoặc giảcảnh giới của đời sau.

nhân quả cho chúng ta hiểu một sự việc đơn giản là cuộc sống không ngừng nghỉ ở hơi thở cuối cùng của cuộc đời, một cuộc sống là sự tái tục. Nếu chúng ta không phải là một vị đã đắc đạo chứng quả và cuộc sống sẽ tiếp diễn trong một cảnh giới khác và cảnh giới đó tương xứng với những gì mình đã làm hiện tại.

Ở trong lý nhân quả không bao giờ cho thấy rằng một hột giống trái cam lại sanh ra trái ới hay là hạt giống ớt mà sanh ra trái cam. Đời sống của con người kiếp này và đời sau đều có ảnh hưởng và bị chi phối bởi các hành động. Và từ cái nhìn của bậc giác ngộ như Đức Phật thì Đức Phật cho chúng ta biết một số các chi tiết rất là quan trọng về cảnh giới tái sanh. Con người có thể đi theo những nghiệp tùy theo đôi cánh của mình, và những cảnh khổ đó có thể nhìn thấy ngay trong đời này như mình thí dụ. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy rằng có những người sanh ra đời chỉ để chịu khổ thôi, chỉ bị người khác hành hạ khổ sở từ lúc sanh ra cho tới chết, lịch sử của nhân loại ghi lại không biết bao nhiêu trường hợp cảnh nô lệ, những người nô lệ sống đời sống khổ từ đời này sang đời khác.

Rồi chúng ta cũng ghi nhận không biết bao nhiêu là nước mắt đau thương. Mỗi lần quí vị xem tin tức qúi vị hình dung một chút thì những người Palestin sống tại West Bank ngày hôm nay, thì qúi vị sẽ thấy họ sống như trong chốn lao tù. Lao tù đó rộng lớn đến nỗi mà Liên Hiệp Quốc đôi lần phải lên tiếng nói rằng những trại tỵ nạn của người Palestin tại Do Thái giống như những nhà tù khổng lồ bởi vì nhà tù đó chứa một triệu rưỡi người dân Palestin. Cứ tưởng tượng một triệu rưỡi người sống dồn ép ở trong những khu tập trung chật hẹp thiếu vệ sinh và thiếu tất cả mọi thứ. Cuộc sống chỉ trông chờ một cách thoi thóp vào nguồn ngoại viện của Liên Hiệp Quốc hay khối ả rập. Thế mà thỉnh thoảng quân đội Do Thái vào gây bao nhiêu thương vong ở trong trại tỵ nạn. Bây giờ chúng ta ngồi hình dung một đứa trẻ lớn lên chưa bao giờ thấy được thanh bình trong cuộc sống của mình thì quả thật là một khổ cảnh. Còn vô số khổ cảnh khác mà chúng ta có thể tìm thấy trên trần gian này không nói chi đến đời sau thì không có gì gọi là ngẫu nhiên, không phải là tình cờ. Và dựa trênnhân quả thì chúng ta phải thấy rằng chúng ta vốn dĩ bị kẹt vào cái vòng luẩn quẩn của nghiệp quảphiền não.

Theo trong kinh Phật thì những gì chúng ta thể hiện qua tâm lý nó sẽ lưu lại nhiều vết tích. Vết tích hiện tiền và vết tích dị thục. Vết tích dị thục ở đây chúng ta hiểu là dị thời di thục, tức là khác thời mà thành thục, khác thời mà trổ quả. Bây giờ chúng ta đang làm điều thiện và 5 năm, 10 năm sau chúng ta mới thấy được quả đó gọi là quả dị thục. Nhưng cũng có những quả có thể cho chúng ta thấy liền đó là tâm tư của con người, người làm thiện đặc biệt là tâm tư của họ mát mẻ thanh tịnh hoà ái, còn người tạo việc bất thiện thì tâm tư của họ phiền lụy, tâm tư của họ có vô số vấn đề chi phối. Có thể nói rằng nhìn bên ngoài người độc tài, các tay anh chịxã hội đen, những người tham nhũng trọc phú rất tàn nhẫn trong sự bóc lột người khác, có một gia tài kếch xù họ ăn trên ngồi trước, ngất ngưởng trên địa vị chiếc ghế đầy quyền uy, đầy tiền bạc thế lực nhưng mà rồi không chắc gì chúng ta biết được tâm tư của họ. Đọc lại hồi ký, đọc lại nhiều câu truyện liên quan đến cá nhân này thì chúng ta hiểu rằng họ luôn luôn sống chịu sự đau khổ bất hạnh.

Chúng ta nên nhớ rằng Đức Phật Ngài không dạy về thiện ác nhân quả như là những giáo điều như là lời răn hay là những hệ thống đạo đức mang tính cách bắt buột. Mà Đức Phật đã dạy những điều này là những điều luật thiên nhiên như là những sự thật. Lấy ví dụ hồi nhỏ chúng tôi thường nghe mẫu thân của chúng tôi nói rằng nếu mình nấu chè đậu khi đậu chưa mềm mà bỏ đường vào thì đậu sẽ bị sượng, điều đó giống như một sự thậtsự thật đó hoàn toàn không mang tánh gì gọi là đạo đức hay luân lý, mà sự thật đó là sự thật rất là thiên nhiên, nếu chúng ta bỏ đường sớm khi đậu chưa mềm thì đậu sẽ bị sượng. Thì tương tự như vậy khi Đức Phật dạy những khổ đau này, Ngài cũng không làm cho chúng ta sợ hãi, mà Ngài cố gắng chỉ bày cho chúng ta thấy đâu là lẽ thực, và lẽ thực đó chi phối đời sống của con người.

Bài kệ này một lần nữa nhắc cho chúng ta một sự việc hết sức quan trọng là nếu con người biết lắng nghe biết quan sát, biết suy nghĩ chỉ trong đời sống nội tại mình có thể khám phá ra rất nhiều thứ, những thứ rất quan trọng mà mình nghĩ rằng khó để biết đến đó là hạnh phúc, đó là khổ đau, đó là thiện, đó là ác, đó là sự thanh tịnh và cái gì là quấy nhiễu, những thứ này chỉ cần con người biết tôn trọng sự thật mà có một vài giây phút nghiền ngẫm thì sẽ hiểu được điều gì là thích hợp và không thích hợp cho mình.

Dĩ nhiên chúng ta cũng nói rằng một người bịnh thì phải nhờ đến bác sĩ và chỉ có bác sĩ là biết cái gì có hại, cái gì có lợi cho chúng ta trong việc ăn uống. Tuy vậy không có nghĩa rằng tất cả những ăn uống trong đời sống chúng ta đều tùy thuộc vào bác sĩ. Một người lớn nên nếu họ có một chút để ý thì họ sẽ hiểu được những thực phẩm nào hợp cho cơ thể của họ và thực phẩm nào không hợp cho cơ thể họ. Chúng ta có thể ăn nhiều những bữa ăn khác nhau, nhưng sau mỗi bữa ăn như vậy thì mình tự hiểu rằng có những thức ăn mình ăn trong người nghe thoải mái dễ chịu, có những thức ăn làm mình cảm thấy con người mình lừng chừng không khoẻ khoắn như những thức ăn khác và lâu ngày thì sự hiểu biết về chính bản thân của mình rất có lợi.

Ở trong một đoạn kinh Đức Phật Ngài đã dạy ngài Rahula là có những lúc chúng ta ngồi lại để phản tỉnh cuộc sống của chúng ta trong sự yên lặng, nhất là sự im lặng trong các câu chuyện. Cuộc sống trong lúc chúng ta nghe pháp để rồi nghiền ngẫm hoặc giả là cuộc sống để chúng ta có một chút lắng đọng tâm tư, một chút suy tư thì chúng ta sẽ khám phá ra đây là điều mình nên làm, đây là điều mang lại an lạc đây là điều mình không nên làm, đây là điều mang lại khổ đau, những thứ đó không cần phải ai dạy chi mình, chỉ cần mình lắng nghe mà thôi.

Đức Thế Tôn khi còn là Thái Tử Ngài rời hoàng cung năm đó Ngài Rahula vừa mới chào đời, và khi Ngài trở về cố hương thành Ca Ty La Vệ thì Ngài Rahaula lên 7 tuổi. Có nghĩa là sau mùa an cư thứ nhất, qua mùa an cư thứ 2 thì Đức Thế Tôn trở về để thăm vua Tịnh Phạn và độ các vị hoàng tử trong giòng họ Thích Ca. Trong số người trong hoàng thân xuất gia theo Phật bấy giờ có Đề Bà Đạt Đa, người anh em chú bác với Đức Phật. Trong những tháng năm đầu tiên trong khi xuất gia là một người tánh tình tốt đẹp , tốt đẹp đến nỗi Ngài Xá Lợi Phật vị thượng thủ Thinh Văn của Đức Phật cũng phải khen ngợi tánh hạnh của Đề Bà Đạt Đa, nhưng về sau này chính vì danh và lợi đã làm cho vị này mù quán trong nhiều việc làm đại nghịch bất đạo, một trong những việc làm của Đề Bà Đạt Đa đã làm đó là xúi Thái Tử A Xà Thế giết cha để đoạt ngôi (Vua Bình Xa Vương). Và bản thân của Đề Bà Đạt Đa đã nhiều lần toan ám hại Đức Phật , một trong những lần đó là nhân lúc Đức Thế Tôn đi khất thực ở trên một triền núi Linh Thứu thì Đề Bà Đạt Đa đã lăn đá xuống để giết Đức Phật. Không ai có thể giết một vị Phật, nhưng người ta có thể làm chảy máu chân của Đức Phật, điều này nói lên một ác nghiệpĐề Bà Đạt Đa đã làm. Và còn có nhiều ác nghiệp là phá sự điều hợp tăng, Đề Bà Đạt Đa đã kêu gọi một số các vị tăng học sinh đang tu học đã nghe lời Đề Bà Đạt Đa để ra đi để lập ra một bộ phận khác. Các việc làm này đã khiến cho Đề Bà Đạt Đatâm cực kỳ hối hận vào những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời. Đề Bà Đạt Đa đã nói rằng "cho dù ta làm thế nào đi nữa thì Đức Phật Ngài vẫn đối với ta một lòng bi mẫn giống như đối với La Hầu La (Rahula) vậy. Nhưng cho dù sự hối hận không nguôi, cho dù niềm hối hận dâng trào Đề Bà Đạt Đa cũng không tránh khỏi cái hoạ của mình.

Với một người con Phật đi chùa thường xuyên với ý niệm khi nghe bài kệ này thì không phải xa lạ mà là rất quen, quen đến nỗi chúng ta không còn cảm thấy quan trọng để chúng ta nhớ. Nhưng thỉnh thoảng Đức Phật Ngài dạy chúng ta nên suy niệm về hậu quả khổ đau về những hành động bất thiện trong đời sống của mình để thấy để biết và để tự mình tránh những khổ đau như vậy. Với khổ quả nếu chúng ta có một chút ý thức thì chúng ta sẽ không vướng phải. Một phần thưởng to lớn của một người sống đời sống thượng mà một người giàu có khác không thể đánh đổi được đó là sự thanh thản trong lòng. Sống trong cuộc đời này 30 năm, 50 năm, 70 năm trong một giây phút nào đó chúng ta có thể đi bộ trên một con đường trong một công viên nghe lòng mình nhẹ nhỏm thư thới đó là cả một phần thưởng không nhỏ.

Qúi vị thử làm một trắc nghiệm trong một ngày đẹp trời không quá nóng không quá lạnh chúng ta thử đi bộ để tự hỏi trong lòng rằng mình có thể có được những giờ phút thanh thảnh không. Phần lớn chúng ta không được thanh thản như vậy, mà là luôn luôn vướng bận tâm vì sinh kế, vì việc làm, con cái, những liệu toan lo lắng xa gần. Nhưng điều đó không phải quan trọng, những điều đó nếu cố gắng cũng có thể ra khỏi. Nhưng nếu với một người làm ác rồi thì bất thiện ác đó sẽ cuốn theo chân của họ từng bưóc đi và có lẽ suốt đời suốt kiếp họ không bao giờ có được những giây phút thanh thản trong lòng, sự thanh thản ở những giờ phút đó có giá trị cực kỳ to lớn. Buổi sáng thức dậy mà tâm tư được an tòan, buổi chiều trở về nhà mà tâm tư được vắng lặng thì đó là cả một đời sống hết sức hiền thiện, nó cho phép chúng ta có được những thứ đó. /.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 47590)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.