Các giới Khinh của Bồ tát giới Tây Tạng

02/07/201511:08 SA(Xem: 22366)
Các giới Khinh của Bồ tát giới Tây Tạng

CÁC GIỚI KHINH CỦA BỒ TÁT GIỚI TÂY TẠNG
Nguyên tác: Secondary Bodhisattva Vows
Tác giả: Alexander Berzin /August 1997

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

I- Giới thiệu

van thu su loiNhững giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.

Sáu ba la mật là:

  1. Thí (dana), rộng rải ban cho.
  2. Giới (shila), đạo đức tự giác.
  3. Nhẫn (kshanti), nhẫn nại bao dung, chịu đựng.
  4. Tấn (virya), kiên trì vui vẻ, nhiệt tình tích cực.
  5. Thiền (dhyana), tĩnh lự
  6. Tuệ (prajna), tỉnh giác phân biệt

Mặc dù những hành vi lỗi lầm đối nghịch và ngăn trở tiến tình của chúng ta đối với Giác Ngộ, vi phạm chúng, ngay cả với bốn nhân tố ràng buộc (kun-dkris bzhi) hoàn toàn, cũng không cấu thành việc đánh mất giới nguyện Bồ tát. Tuy nhiên, càng ít vi phạm những nhân tố này thì càng ít tổn hại vấn đề chúng ta tiến hành việc phát triển tâm linh trên con đường Bồ tát. Nếu chúng ta tình cờ vi phạm bất cứ những hành vi lỗi  lầm này, thì chúng ta biết sai sót của chúng taáp dụng những năng lực đối trị, như trong trường hợp của các giới trọng của Bồ tát giới.

[Xem chi tiết bốn nhân tố ràng buộc và những năng lực đối trị trong: Căn Bản Giới Bồ tát của Phật Giáo Tây Tạng]

Có nhiều chi tiết để học hỏi về 46 giới này, với nhiều ngoại lệ khi không có lỗi trong việc vi phạm chúng. Tuy nhiên, tổng quát mà  nói, vấn đề tổn hại đến việc phát triển những thái độ ba la mật và đến việc làm lợi íchchúng ta có thể ban cho người khác lệ thuộc vào động cơ tiềm tàng trong những hành vi lỗi lầm của chúng ta. Nếu động cơ ấy là một thể trạng phiền não của tâm thức, chẳng hạn như dính mắc, sân hận, thù oán hay kiêu căng, thì sự tổn hại lớn hơn nếu nó là một thể trạng không phiền não mặc dù là thứ bất lợi, chẳng hạn như dửng dưng, lười biếng, hay quên lãng. Với dửng dưng, chúng ta thiếu niềm tin hay tôn trọng tương xứng trong việc tu tập là bị làm phiền việc dấn thân trong ấy. Với lười biếng, chúng ta quên lãng việc thực hành của chúng ta bởi vì chúng ta thấy thích thú và dễ dàng hơn với việc không làm gì. Khi chúng ta thiếu chánh niệm, thì chúng ta hoàn toàn quên mất về chí nguyện giúp đở người khác. Nhiều giới trong 46 giới ấy, chúng ta không có lỗi nếu chúng taxu hướng cuối cùng loại trừ chúng khỏi thái độ của chúng ta, nhưng những cảm xúcthái độ phiền não vẫn rất mạnh mẽ đối với việc thực tập đầy đủ sự kiểm soát.

 Sự trình bày này là những gì của đại sư Tông Khách Ba nói trong Diễn Giải về Đạo Đức của chư Bồ tát: Con Đường Chính đến Giác Ngộ (Byang-chub sems-dpa'i tshul-khrims-kyi rnam-bshad byang-chub gzhung-lam)

II- Bảy Hành Vi Lỗi Lầm Bất Lợi Cho Việc Tu Tập Thí Ba La Mật

Thí ba la mật (sbyin-pa, Skt. dana) được định nghĩa như thái độ của việc sẳn sàng ban cho. Nó bao gồm việc sẳn sàng ban cho vật chất (tài thí), bảo hộ khỏi những hoàn cảnh sợ hãi (vô úy thí) và giáo huấn (pháp thí).

Trong bảy hành vi lỗi lầm này ảnh hưởng đến việc phát triển bố thí, hai tổn hại việc sẳn sàng ban cho người khác vật chất, hai tổn hại chí nguyện ban cho người khác sự bảo hộ khỏi những hoàn cảnh sợ hãi, hai liên hệ đến việc không cung cấp những hoàn cảnh để người khác trau dồi và thực tập bố thí, và một làm tổn hại việc phát triển rộng lượng việc ban phát giáo huấn.

a- Hai hành vi lỗi lầm bất lợi đến việc phát triển sự sẳn lòng ban cho người khác vật chất (tài thí).

1- Không cúng dường Tam Bảo qua ba cánh cổng thân thể, lời nói và tâm ý của chúng ta. (Giới khinh thứ 1)

Vì buồn giận, bị quấy rầy về điều gì đó, hay vì lười biếng, dửng dưng, hay đơn giảnquên lãng, không cúng dường đến Phật, Pháp, Tăng ba lẫn mỗi ngày và ba lần mỗi đêm, tối thiểu lễ lạy với thân thể chúng ta, ca ngợi với lời nói chúng ta, và ôn lại những phẩm chất tốt đẹp của các Ngài với tâm thức và trái tim của chúng ta. Nếu chúng ta không thể tối thiểu ân cần đủ để cúng dường những thứ này một cách vui mừng mỗi ngày và mỗi đêm đến Tam Bảo, thì làm chúng ta có thể kiên định đúng đắn sự nhiệt tình của chúng ta để bố thí mọi thứ cho mọi  người?

2- Hành động vì tâm khao khát của chúng ta (Giới khinh thứ 2)

Do bởi lòng tham dục, dính mắc lớn, hay thiếu toại nguyện, nuông chiều bất cứ loại nào trong năm đối tượng tham dục cảm giác - hình sắc, âm thinh, mùi hương, vị nếm, hay xúc giác. Thí dụ, do bởi dính mắc vào những vi ngon, chúng ta cắn từng chút vào cái bánh trong tủ lạnh ngay cả khi chúng ta không đói. Điều này bất lợi cho việc chống lại sự tham lam của chúng ta. Chúng ta rồi sẽ thấy chính chúng ta tích trử cái bánh, và ngay cả dấu nó phía sau chiếc kệ, để chúng ta không phải chia sẻ nó với bất cứ người nào khác. Nếu chúng ta hoàn toàn muốn vượt thắng thói xấu này nhưng chưa thể khống chế nó bởi vì sự dính mắc của chúng ta với thực phẩm quá mạnh, thì chúng ta không có lỗi khi ăn một miếng bánh. Tuy thế, chúng ta cố gắng để làm tăng sự tự kiểm soát của chúng ta bằng việc lấy một miếng bánh nhỏ và không quá thường.

b- Hai hành vi lỗi lầm bất lợi cho việc phát triển sự nhiệt tình bố thí sự bảo hộ cho người khác khỏi những hoàn cảnh sợ hãi

3- Không biểu lộ sự tôn trọng đến những người lớn tuổi (Giới khinh thứ 3)

Những đối tượng của hành vi này kể cả cha mẹ, giáo viên, những ai với các phẩm chất tuyệt hảo và trong tổng quát, bất cứ người nào thâm niên hay đơn giản là lớn tuổi hơn chính chúng ta. Khi chúng ta không nhường chỗ ngồi trên xe buýt, gặp họ ở phi trường, không giúp mang hành lý của họ, do bởi sự tự kiêu, sân hận, thù oán, lười biếng, dửng dưng hay quên lãng, chúng ta để mặc họ với một hoàn cảnh sợ hãilo lắng khó khăn để đối phó.

4- Không trả lời khi người hỏi chúng ta (Giới khinh thứ 4)

Do bởi sự kiêu ngạo, sân hận, thù oán, lười biếng, dửng dưng, hay quên lãng, không trả lời một cách vui vẻ với những câu hỏi chân thành của người khác. Bằng việc tảng lờ họ, chúng ta để họ trong tình trạng lúng túng mà không ai để ý tới - và cũng ở trong một tư thế sợ hãi và không an toàn.

Như một sự soi sáng chi tiết thấy trong luận giải của Tông Khách Ba về những giới nguyện này, chúng ta hãy nhìn vào những ngoại lệ khi không có lỗi trong việc giữ im lặng hay hoãn lại sự đáp ứng của chúng ta. Trong dạng thức của chính chúng ta như căn bản cho hành vi này, chúng ta không cần trả lời nếu chúng ta quá bệnh hay người hỏi đã cố ý đánh thức ta vào nửa đêm. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, thì không lỗi lầm gì trong việc nói với người chờ đợi cho đến khi chúng ta khỏe hơn hay đến sáng.

Có những ngoại lệ tùy theo trường hộp, thí dụ, khi người nào đó cắt lời chúng ta với một câu hỏi trong khi chúng ta đang giảng dạy người khác, đang thuyết giảng, tiến hành một  nghi lễ, nói lời an ủi người nào đó, đang nghe bài, hay lắng nghe trong một khóa tu nào đó. Chúng ta nói với họ một cách lịch sự để hoãn câu hỏi của họ sau đó.

Những hoàn cảnh nào đó, nhất thiết, đòi hỏi im lặng hãy hoãn lại câu trả lời. Thí dụ, nếu chúng ta trả lời trong chiều sâu của một câu hỏi về các địa ngục trong một buổi thuyết giảng công cộng ở phương Tây về Phật Giáo, thì chúng ta có thể làm mọi người khựng lại, tạo ra một trở ngại trong việc liên hệ của họ với giáo Pháp. Việc im lặng thích hợp hơn, thí dụ thế, nếu trong việc trả lời câu hỏi của người nào đó là việc chất vấn định kiến về hoàn cảnh chủng tộc,… của chúng ta, thì chúng ta có thể làm cho người đó không thích chúng ta và do thế không tiếp thu sự giúp đở của chúng ta. Im lặng cũng tốt hơn nếu nó sẽ làm người khác dừng lại việc hành động một cách tàn phá và hướng họ đến một thái độ xây dựng hơn - thí dụ, khi người ta lệ thuộc một cách tâm lý vào chúng ta và đòi hỏi chúng ta trả lời mọi câu hỏi trong đời sống của họ và chúng ta mong muốn dạy họ thực hiện những quyết định và nghĩ ra mọi thứ cho chính họ.

Xa hơn nữa, nếu chúng ta đang ở trong một khóa tu thiền với một quy tắc im lặng và nếu ai đó hỏi chúng ta một câu hỏi, thì không cần phải nói. Cuối cùng, tốt nhất là kết luận bằng phần hỏi và trả lời vào lúc cuối buổi thuyết giảngtiếp tục khi thính chúng đã mệt mõi và quá trể, thì chúng ta có thể tạo ra sự bực bội và tức giận.

c- Hai hành vi lỗi lầm của việc không cung ứng những hoàn cảnh cho người khác trau dồi và thực hành bố thí

5- Không chấp nhận khi được mời như một vị khách (Giới khinh thứ 5)

Nếu chúng ta từ chối một cuộc viếng thăm hay một bửa ăn do vì ngã mạn, sân hận, thù oán, lười biếng, hay dửng dưng, chúng ta lấy mất đi cơ hội cho người khác xây đắp năng lực tích cực phước đức (punya), từ việc mến mộ hiến tặng. Ngoại trừ có những lý do chính đáng để từ chối, thì chúng ta chấp nhận bất chấp việc ngôi nhà có thể khiêm tốn như thế nào.

6- Không nhận những tặng phẩm vật chất (Giới khinh thứ 6)

Cùng lý do như trường hợp thứ 5.

d- Một hành vi lỗi lầm bất lợi cho việc phát triển bố thí giáo huấn

7- Không ban bố giáo Pháp cho những người mong muốn học hỏi (Giới khinh thứ 7)

Ở đây động cơ cho  việc từ chối giảng dạy Phật giáo, cho mượn sách Phật giáo, chia sẻ tập vở của chúng ta và v.v…, là sân hận, thù oán, ganh tỵ rằng người khác cuối cùng sẽ vượt xa chúng ta, lười biếng, hay dửng dưng. Trong trường hợp của Bồ tát giới trọng thứ hai, chúng ta từ chối do bởi dính mắc và bỏn xẻn.

III- Chín Hành Vi Lỗi Lầm Bất Lợi Cho Việc Tu Tập Giới Ba La Mật

Nguyên tắc đạo đức tự giác, trì giới (sila) là thái độ kiềm chế khỏi những hành vi tiêu cực. Nó cũng bao gồm nguyên tắc để dấn thân trong những hành vi tích cực và giúp đở người khác.

Trong chín hành vi lỗi lầm ngăn trở sự phát triển nguyên tắc đạo đức tự giác, bốn liên hệ đến những hoàn cảnh mà trong ấy sự quan tâm chính của chúng ta là người khác, ba liên hệ hoàn cảnh của chính chúng ta, và hai liên hệ cả tự chúng ta và người khác.

a- Bốn hành vi lỗi lầm liên hệ đến những hoàn cảnh mà trong ấy sự quan tâm chính của chúng ta là người khác

1- Tảng lờ những người với đạo đức đổ vở (Giới khinh thứ 8)

Nếu, do bởi sân hận, thù oán, lười biếng, dửng dưng hay quên lãng, chúng ta phớt lờ, thờ ơ, hay xem thường những ai đã vi phạm giới nguyện của họ hay ngay cả phạm phải những tội ác ghê tởm, thì chúng ta đã làm yếu đi nguyên tắc giới đức của chúng ta để dấn thân trong những hành vi tích cực và để giúp đở người khác. Những người như vậy đặc biệt cần sự quan tâm và chú ý của chúng ta vì họ đã xây đắp những nguyên nhân cho khổ đau và bất hạnh trong hiện tại và tương lai. Không có sự tự mãn hay phẩn nộ về đạo đức, chúng ta cố gắng giúp đở họ, thí dụ bằng việc giảng dạy việc hành thiền cho những tù nhân quan đến trong những trại giam.

2- Không bảo vệ sự tu tập đạo đứcmục tiêu đối với những người khác tín ngưỡng (Giới khinh thứ 9)

Đức Phật đã cấm nhiều hành vi mà mặc dù không tàn phá một cách tự nhiên, nhưng bất lợi cho tiến trình tâm linh của chúng ta - thí dụ, những cư sĩtu sĩ uống rượu, và tu sĩ chung phòng với một thành viên khác phái. Việc kềm chế khỏi thái độ như vậy là việc tu tập thông thường của cả những hành giả Thanh Văn ThừaBồ tát đạo, chúng ta phớt lờ những cấm đoán này do bởi thiếu sự tôn trọng hay tin tưởng trong những giáo huấn đạo đức của Đức Phật, hay do bởi lười biếng để thực tập sự tự kiểm soát, chúng ta làm người khác thấy thái độ của chúng ta và đánh mất niềm tin và sự ngưỡng mộ đối Phật tửPhật Giáo. Do thế, với việc quan tâm cho cảm giác về phẩm hạnh của chúng ta làm đối với người khác, chúng ta kiềm chế, thí dụ, với việc dùng những thứ thuốc men tiêu khiển.

3- Biểu hiện nhỏ nhen khi quan tâm đến lợi ích của những người khác (Giới khinh thứ 10)

Đức Phật lập ra nhiều quy tắc thứ yếu cho những tu sĩ để rèn luyện thái độ của họ, thí dụ, luôn luôn có ba y nơi chúng ta ngủ. Tuy nhiên, đôi khi nhu cầu của người khác gạt qua một bên sự cần thiết tuân theo việc tu tập thứ yếu này, thí dụ, nếu người nào đấy ngã bệnh và chúng ta cần chăm sóc cả đêm cho người ấy. Nếu do bởi sân hận hay kiêu ngạo đối với người ấy, hay đơn giản là lười biếng để ở cả đêm, chúng ta từ chối rằng vì không có ba y với chúng ta, thì chúng ta vi phạm với hành động lỗi lầm này. Thể hiện như một kẻ giáo điều với những giới luật làm cản trở sự phát triển cân bằng đạo đức tự giác của chúng ta.

4- Không vi phạm một hành vi tiêu cực khi từ ái và bi mẫn kêu gọi cho việc ấy (Giới khinh thứ 11)

Thảng hoặc, những hoàn cảnh cực đoan nào đó sinh khởi mà trong ấy lợi ích của người khác bị nguy hại nghiêm trọng và không có một các nào khác có thể ngăn chặn thảm họa hơn là việc vi phạm một trong bảy hành vi tàn phá của thân thể hay lời nói. Có 7 thứ loại này là lấy một mạng sống, lấy thứ không được cho, nuông chiều trong một thái độ tình dục không thích đáng, nói dối, nói lời chia rẻ, sử dụng ngôn ngữ độc ác, hay bàn tán một cách vô nghĩa. Nếu chúng ta thực hiện một hành vi như vậy mà không với bất cứ cảm xúc phiền não nào vào lúc ấy, chẳng hạn như sân hận, tham dục, hay ngu ngơ về nhân và quả, mà được động viên chỉ bởi nguyện ước để ngăn ngừa sự khổ đau của người khác - hoàn toàn tự nguyện chấp nhận cho chính chúng ta bất cứ hậu quả tiêu cực nào có thể xảy đến, thậm chí đau đớn như địa ngục - thì chúng ta không làm tổn hại đến nguyên tắc đạo đức tự giác hoàn thiện  hay giới ba la mật. Trong thực tế, chúng ta xây đắp vô lượng phước đức (năng lực tích cực) mà nó sẽ đẩy nhanh tiến độ trên con đường tâm linh của chúng ta.

Việc từ chối làm những hành vi tàn phá này khi nhu cầu cần thiết là phạm lỗi lầm, tuy nhiên, chỉ nếu chúng ta đã tiếp nhậngiữ gìn những giới Bồ tát một cách thuần khiết. Sự thận trọng của chúng ta để hoán đổi hạnh phúc của chúng ta vì lợi ích của người khác luôn luôn làm chướng ngại sự hoàn thiện đạo đức tự giác hay giới ba la mật của chúng ta để giúp đở người khác. Sẽ không có lỗi lầm gì nếu chúng ta chỉ có một lòng bi mẫn hời hợt và không giữ giới Bồ tát hay tu tập trong hạnh kiểm được vạch ra bởi các giới ấy. Chúng ta nhận ra rằng vì lòng bi mẫn của chúng tayếu kém và không vững vàng, kết quả khổ đau chúng ta có thể trải nghiệm từ những hành vi bất thiện ấy có thể dễ dàng làm cho chúng ta miễn cưỡng với hạnh kiểm của Bồ tát. Chúng ta có thể ngay cả từ bỏ con đường hành động để giúp đở kẻ khác. Giống huấn thị rằng Bồ tát trong những giai tầng thấp nếu họ thử tiến hành những sự tu tập của các vị Bồ tát ở những giai tầng cao hơn thì chỉ có thể làm tổn hại chính họ và những năng lực của họ để giúp đở người khác - chẳng hạn như cho cọp ăn thịt của họ - thật tốt hơnchúng ta nên hãy thận trọng và nén lại.

Vì có thể có lầm lẫn về những hoàn cảnh nào kêu gọi một hành động của Bồ tát như vậy, cho nên chúng ta hãy nhìn vào những thí dụ được trích từ những luận giải. Xin hãy nhớ trong tâm rằng đây là hành vi cuối cùng được dùng đến khi tất cả những phương tiện khác không thể sử dụng hữu hiệu để làm nhẹ bớt hay để ngăn ngừa sự khổ đau của người khác. Như một vị Bồ tát mầm non triển vọng, chúng ta sẳn sàng lấy đi mạng sống của một người nào đó sắp thực hiện một sự giết hại nhiều người. Chúng ta không do dự trong việc tịch thu sung công thuốc men dành cho nổ lực cứu trợ một đất nước chiến tranh mà người nào đó đã lấy để đi bán chợ đen, hay tịch thu một quỹ từ thiện mà người quản lý nào đó đang biển thủ hay sử dụng lãng phí.  Chúng ta sẳn sàng, nếu là đàn ông, có chuyện ấy với vợ người khác - hay với một người nữ chưa có gia đìnhcha mẹ người ấy cấm cản, hay với bất cứ một người phối ngẫu không thích đáng nào khác - khi người kia có mong ước mạnh mẽ trong việc phát tâm giác ngộ nhưng bị tràn ngập với tham muốn tình dục với chúng ta và người ấy nếu chết vì không có chuyện tình dục với chúng ta, sẽ mang mối ác cảm như một bản năng vào những kiếp sống tương lai. Như một kết quả, người ấy sẽ cực kỳ thù địch đối với chư vị Bồ tátcon đường Bồ tát.

Chư Bồ tát chí nguyện tham dự trong những hành vi tình dục không thích đáng khi tất cả những thứ khác thất bại trong việc cứu giúp người nào đó khỏi phát triển một thái độ tiêu cực quá độ đối với con đường tâm linh vị tha sinh khởi một quan điểm quan trọng cho những cặp đôi vợ chồng trên con đường Bồ tát quan tâm. Đôi khi một cặp đôi trở thành liên hệ trong Phật Pháp và một trong người trong họ, mong ước độc thân, chấm dứt mối quan hệ tình dục với người phối ngẫu của họ khi người ấy không cùng tư tưởng. Người kia vẫn còn dính mắc với tình dục và xem quyết định của người kia như sự từ chối cá nhân. Đôi khi sự cuồng nhiệt với Phật Pháp của người kia và thiếu sự nhạy cảm làm cho người phối ngẫu đổ thừa sự thất vọng của người ấy và không vui với Phật Pháp.  Người ấy lìa bỏ hôn nhân và quay lưng lại với Phật Pháp với sự phẩn nộ cay đắng. Nếu không có cách nào để tránh phản ứng thù địch của người kia đối với con đường tâm linh và người phối ngẫu hâm mộ Phật Pháp đang giữ giới Bồ tát, người ấy sẽ làm tốt trong việc đánh giá lòng bi mẫn của người ấy để quyết định có đủ mạnh để cho phép người ấy có chuyện tình dục thỉnh thoảng với người phối ngẫu mà không làm tổn hại nghiêm trọng đối với năng lực giúp đở người khác của người phối ngẫu hâm mộ Phật Pháp. Điều này rất liên hệ trong dạng thức của những thệ nguyện mật tông quan tâm đến thái độ trong sáng.

Như những vị Bồ tát mầm non triển vọng, chúng ta sẳn sàng lừa dối khi nó có thể cứu được mạng sống của người khác hay ngăn ngừa người khỏi bị tra tấn và bị làm thương tật. Chúng ta không do dự để nói chia rẻ để tách biệt con cái chúng ta khỏi đám đông bè bạn hư hỏng - hay các đệ tử khỏi những vị thầy hướng dẫn sai lạc - những người đang sử dụng những ảnh hưởng tiêu cực đối với chúng và thúc đẩy những thái độhành vi tổn hại. Chúng ta không kềm chế trong việc sử dụng những ngôn ngữ thô lỗ để đưa con cái chúng ta khỏi những cung cách tiêu cực, như không làm bài tập ở nhà, khi chúng không lắng nghe lý do. Và khi những người khác, hấp dẫn trong Phật Giáo, hoàn toàn say mê trong tán gẫu, uống rượu, tiệc tùng, ca hát, nhảy múa, hay kể lễ đùa bợt với những câu chuyện bạo lực, thì chúng ta sẳn sàng tham dự vì nếu từ chối sẽ làm những người này cảm thấy rằng chư Bồ tát, và các Phật tử nói chung, không bao giờ vui đùa và rằng con đường tâm linh là không phải dành cho họ.

b- Ba hành vi lỗi lầm liên hệ đến hoàn cảnh của chính chúng ta

(5) Sinh sống qua cách sống sai lầm- tà mạng (Giới khinh thứ 12)

Lối sống như vậy là những phương tiện không trung thực, một cách chính yếu là 5 loại quan trọng: (a) giả vờ hay đạo đức giả, (b) tâng bốc hay dùng lời ngọt ngào để đánh lừa kẻ khác, (c) dọa dẫm, tống tiền, hay đùa cợt trên tội lỗi của người ta, (d) đòi hỏi hối lộ hay tiền phạt chính xác cho những lỗi lầm tưởng tượng, và (e) đưa hối lộ để đạt được điều gì đó nhiều hơn. Chúng ta dùng đến những phương tiện như vậy do bởi hoàn toàn thiếu vắng một cảm nhận tự trọng đạo đức hay dè dặt.

(6) Trở nên hào hứng và đi đến một hành động phù phiếm nào đó (Giới khinh thứ 13)

Do bởi việc không toại nguyện, rỗi rảnh, chán chường, hay hiếu động thái quá, và thèm muốn một sự phấn khích nào đó, rồi chạy đến một trò chơi tiêu khiển vô bổ nào đó - như đi quẩn quanh trong một trung tâm mua bán, bật hết đài tivi này qua đài tivi khác, chơi trò chơi điện tử và v.v… Chúng ta mê mẫn hoàn toàn và không thể kiểm soát. Nếu chúng ta dấn thân trong những hành vi như vậy với những người khác nhằm để dằn cơn giận dữ của họ hay làm giải tỏa cơn chán chường của họ, để giúp họ nếu họ bị ghiền với những thứ như vậy, để có lòng tin với họ nếu chúng ta nghĩ rằng họ thù địch với chúng ta, hay để củng cố mối thân hữu vốn có, thì chúng ta không làm tổn  hại việc tu tập kỷ luật tự giác của chúng ta để hoạt động một cách tích cực và để giúp đở người khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta chạy đến những hành vi như vậy và cảm thấy không có điều gì khá hơn để làm, thì chúng ta đang tự lừa dối mình. Luôn luôn có những điều gì đó khá hơn để làm. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cần khoảng thời gian giúp để làm mới lòng nhiệt tình và năng lượng của chúng ta khi chúng ta trở nên mệt mõi hay chán nản. Không có lỗi lầm gì trong ấy, chừng nào chúng tathiết lập những giới hạn hợp lý.

(7) Chỉ nhắm đến việc lang thang trong cõi luân hồi (Giới khinh thứ 14)

Nhiều kinh điển giải thích rằng các vị Bồ tát mong muốn ở lại trong cõi luân hồi hơn là đạt đến giải thoát cho chính họ. Thật là một lỗi lầm để hiểu điều này theo ngôn ngữ có nghĩa là không hành động để vượt thắng những cảm xúcthái độ phiền nãođạt đến giải thoát, mà chỉ giữ những vọng tưởnghoạt động với chúng để giúp đở người khác. Điều này khác với giới trọng thứ 10 của Bồ tát giới là việc từ bỏ tâm giác ngộ, mà với nó chúng ta quyết định hoàn toàn chấm dứt việc hành động cho việc giải thoátGiác Ngộ. Ở đây, chúng ta quả thật xem nó không quan trọng và không cần thiết trong việc giải thoát chính chúng ta khỏi các cảm xúc phiền não, là thứ làm yếu kém một cách nghiêm trọng đạo đức tự giác hay giới ba la mật của chúng ta. Mặc dù trên con đường Bồ tát, một cách đặc biệt là khi tu tập trong Tantra Yoga Tối Thượng (Anuttarayoga Tantra), chúng ta chuyển hóasử dụng năng lượng của tham dục để nâng cao tiến trình tâm linh của chúng ta, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta để sự tham dục tự do thống trị chúng ta và không hành động để thoát khỏi chúng.

c- Hai lỗi lầm liên hệ đến cả chúng ta và người khác

(8) Không từ bỏ thái độ làm chúng ta tai tiếng (Giới khinh thứ 15)

Giả sử chúng ta thích ăn thịt. Nếu chúng ta ở trong những Phật tử ăn chaychúng ta đòi  ăn thịt bít tết, thì chúng ta mời người ta phê phán và không tôn trọng. Họ sẽ không quan tâm những lời về Phật Pháp của chúng ta một cách nghiêm túc và sẽ lan truyền những câu chuyện về chúng ta, và cũng làm cho người khác không tiếp thu sự giúp đở của chúng ta. Như những Bồ tát triển vọng, nếu chúng ta không tự từ bỏ thái độ như vậy, thì đó là một lỗi lầm lớn.

(9) Không điều chỉnh những ai hành động với những cảm xúc và thái dộ phiền não (Giới khinh thứ 16)

Nếu chúng ta ở trong một vị thế có thẩm quyền trong một văn phòng, trường học, tu viện hay gia đình, do bởi dính mắc đến những thành viên nào đó hay mong muốn như vậy, chúng ta không rầy la hay trừng phạt những ai với thái độcảm xúc phiền não là những người đang hành động một cách rối loạn, thì chúng ta làm tổn hại kỷ luật và đạo đức của cả nhóm.

IV- Bốn Hành Vi Lỗi Lầm Bất Lợi Cho Việc Tu Tập Nhẫn Ba La Mật

Nhẫn nại bao dung (Kshanti) là việc tự nguyện để đối phó, mà không sân hận với những ai đang làm tổn hại, với sự gian khó liên hệ trong việc thực hành Phật Pháp, và với sự khổ đau của chính chúng ta.

(1) Từ bỏ bốn rèn luyện tích cực (Giới khinh thứ 17)

Những tu tập này là không trả lại một sự làm hại khi (a) bị gièm pha hay bình phẩm, (b) bị làm mục tiêu cho sự sân hận của kẻ khác, (c) bị đánh đập, (d) bị làm nhục. Vì việc tu tập của chính chúng ta là không trả lại một sự làm hại trong bốn hoàn cảnh cố gắng này hoạt động như một nguyên nhân cho việc nhẫn nhục của chúng ta lớn mạnh,  nếu chúng ta bỏ điều này qua một bên thì chúng ta làm tổn hại việc phát triển đặc điểm tích cực này.

(2) Phớt lờ những ai sân hận với chúng ta (Giới khinh thứ 18)

Nếu người khác bị quấy rầy với chúng ta và ôm ấp mối ác cảm, nếu không làm gì với việc này và không cố gắng để làm khuây khỏa sự sân hận của họ, do bởi kiêu hảnh, thù oán, ganh tỵ, lười biếng, dửng dưng, hay không quan tâm, thì chúng ta làm cản trở sự hoàn thiện nhẫn ba la mật bởi vì chúng ta cho phép sự đối kháng của nhẫn nhục, cụ thểsân hận, tiếp tục sức mạnh. Để tránh lỗi lầm này, chúng ta xin lỗi cho dù chúng ta có gây mất lòng hay làm bất cứ điều gì sai hay không.

(3) Từ chối sự xin lỗi của người khác (Giới khinh thứ 19)

Giới trọng thứ ba của Bồ tát giới là không lắng nghe sự xin lỗi của người khác khi họ cầu xin sự tha thứ vào thời khắc khi chúng ta sân hận với họ. Ở đây, chúng ta không chấp nhận sự xin lỗi của họ sau duyên sự, khi chúng ta đang ôm ấp một mối ác cảm.

(4) Sống trong sân hận (Giới khinh thứ 20)

Một khi chúng ta sân hận trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì chúng ta hành động trái ngược với sự phát triển của nhẫn nại bao dung nếu chúng ta sống với nó, ôm ấp mà không áp dụng những năng lực đối trị để chống lại nó.

V- Ba Hành Vi Lỗi Lầm Bất Lợi Cho Việc Tu Tập Tấn Ba La Mật

Tinh tấn ba la mật hay nhiệt tình tích cực (virya) là tiếp nhận sự vui mừng lớn trong việc làm những gì xây dựng.

(1) Tập hợp một phạm vi những môn nhân do bởi tham muốn sự sùng báitôn kính (Giới khinh thứ 21)

Khi chúng ta tập hợp một nhóm những  người bạn, những người thán phục, hay học trò, hay quyết định để kết hôn hay sống với người nào đó, nếu động cơ của chúng ta là nguyện ước cho người khác biểu lộ sự tôn kính chúng ta, cho chúng ta yêu thương và tình cảm, cho chúng ta phẩm vật, phục vụ chúng ta, xoa bóp lưng chúng ta, và làm việc hàng ngay cho chúng ta, thì chúng ta đánh mất nhiệt tình hay làm bất cứ điều gì tích cực , chẳng hạn như giúp đở người khác. Chúng ta hấp dẫn với một kiểu mẫu vận hành thấp kém, cụ thể là nói người khác làm điều gì đó cho chúng ta.

(2) Không làm bất cứ việc gì, vì lười biếng và v.v…(Giới khinh thứ 22)

Nếu chúng ta chìm trong lười biếng, dửng dưng, lãnh đạm, đỏng đảnh và không cảm thấy muốn làm bất cừ điều gì, hay hoàn toàn không thích thú trong bất cứ việc gì, hay say mê ngủ nghĩ dài giờ, nằm trên giường cả ngày, ngủ nghĩ thường xuyên, thơ thẩn quanh quẩn không làm gì cả, thì chúng ta đam mê điều này và đánh mất nhiệt tình giúp đở người khác. Dĩ nhiên, chúng ta nghĩ ngơi khi chúng ta bệnh hay kiệt lực, nhưng thật là một lỗi lầm lớn để làm hư thân chúng ta bằng việc quá ngờ nghệch.

(3) Sắp xếp để thời gian trôi qua với những câu chuyện, vì sự dính mắc (Giới khinh thứ 23)

Chướng ngại thứ ba ngăn trở sự phát triển nhiệt tình giúp đở người khác là lãng phí thời gian trong những kiểu thức vô  nghĩa. Điều này liên hệ đến việc nói, nghe, đọc, xem tivi hay phim ảnh, hay tìm trên Internet những câu chuyện về tình dục, bạo động, nhân vật danh tiếng, âm mưu chính trị, và v.v…

VI- Ba Hành Vi Lỗi Lầm Bất Lợi  Cho Việc Rèn Luyện Trong Thiền Ba La Mật

Thiền định ba la mật, hay tập trung, tĩnh lự (dhyana), là thể trạng của tâm thức không đánh mất sự cân bằng hay tập trung vì những cảm xúc phiền não, tán loạn hay trạo cử.

(1) Không tìm kiếm những phương tiện để đạt đến nhất tâm hay tam muội (Giới khinh thứ 24)

Nếu do bởi kiêu hảnh, thù oán, lười biếng, hay dửng dưng, cho nên chúng ta không tham dự việc giảng dạy vấn đề ổn định tâm thức chúng ta trong tam muội, nhất tâm (samadhi) khi một vị thầy thuyết giảng về chúng, chúng ta làm sao có thể trau dồi hay làm nổi bật sự ổn định tâm thức của chúng ta? Nếu chúng ta bệnh hoạn, nghi ngờ rằng những sự hướng dẫn là không đúng, hay đã đạt được sự tập trung hoàn hảo, thì chúng ta không cần đến.

(2) Không giải thoát chúng ta khỏi những chướng ngại ngăn trở sự ổn định tinh thần (Giới khinh thứ 25)

Khi thực tập thiền để đạt đến tam muội nhất tâm, chúng ta chạm trán nhiều chướng ngại quan trọng. Nếu chúng ta chịu thua và không cố gắng để loại trừ chúng, chúng ta làm tổn  hại việc phát triển sự ổn định tinh thần của chúng ta. Nếu chúng ta đang cố gắng để loại bỏ chúng, nhưng chưa thành công, thì chúng ta không có lỗi lầm gì. Năm chướng ngại là (a) những xu hướng theo đuổi bất cứ thứ nào trong năm loại tham muốn của giác quan - tham dục, (b) những tư tưởng của kiêu mạn, (c) uể oải, buồn ngủ - hôn trầm, (d) gàn bướng và hối hận, và (e) do dự nghi ngờ.

(3) Xem những hương vị an lạc từ việc định tâm như tiến bộ chính của nó (Giới khinh thứ 26)

Thông thường, chúng ta gắn chặc năng lượng chúng ta rất nhiều trong căng thẳng, lo lắng, do dự, những tư tưởng oán giận hay khao khát, và v.v…, hay đè nặng chúng xuống với hôn trầm và mê ngủ. Khi chúng ta tập trung và hòa nhập tâm thức chúng ta càng sâu hơn, thì chúng ta sẽ giải phóng càng nhiều hơn những năng lượng này. Chúng ta trải nghiệm điều này như một cảm giác an lạc của tâm thứcthân thể. Sự an lạc càng mạnh mẽ, nó càng đưa chúng ta vào sự nhất tâm xa hơn. Vì lý do này, trong Tantra Yoga Tối Thượng chúng ta sản sinh và sử dụng thậm chí những thể trạng diệu lạc mạnh mẽ  hơn của tâm thức hơn là những người chỉ đơn thuần có được từ sự tập trung hoàn hảo, nhằm để đạt đến hoạt động tinh thần linh quang vi tế nhất và hòa nhập nó trong sự thấu hiểu về tánh không. Nếu chúng ta bị dính mắc với hương vị an lạcchúng ta có được ở bất cứ giai tầng nào của việc phát triển sự ổn định tinh thần, cho dù nó có liên kết với sự thực hành mật tông hay không, và chúng ta xem việc thụ hưởng niềm vui sướng có được từ sự an lạc như mục tiêu chính yếu của sự thực hành, thì chúng ta sẽ gây trở ngại nghiêm trọng cho việc phát triển thiền ba la mật của chúng ta.

VII- Tám Hành Vi Lỗi Lầm Bất Lợi Cho Việc Rèn Luyện Trong Tuệ Ba La Mật

Phân biệt tỉnh giác hay tuệ ba la mật (prajna), là nhân tố tinh thần phân biệt một cách chính xác giữa những gì đúng và không đúng, thích đáng và không thích đáng, lợi íchtổn hại, và v.v…

(1) Từ bỏ con đường Thanh văn thừa (Giới khinh thứ 27)

Giới trọng thứ sáu của Bồ tát giới là cho rằng những giáo điển của Thanh văn thừa không phải là lời của Phật, trong khi giới thứ 14 là nói rằng những hướng dẫn trong ấy là không hiệu quả cho việc loại trừ dính mắc, chấp trước và v.v… Giới thứ 13 là nói rằng chư Bồ tát giữ gìn những giới điều ba la đề mộc xoa (giải thoát cá nhân) - một phần của giáo huấn Thanh văn thừa - rằng không cần chúng, như những vị Bồ tát, để giữ gìn những giới điều này. Ở đây, hành vi lỗi lầm đơn giản chỉ là nghĩ và nói với người khác rằng chư vị Bồ tát không cần nghe những giáo huấn của Thanh văn thừa - một cách đặc biệt liên quan đến những giới điều của Thanh văn thừa - hay giữ gìn hay tu tập với chúng. Không ai thật sự cần phải từ bỏ những giới điều của họ.  

Trong việc học hỏigiữ gìn giới luật, chúng ta tăng trưởng năng lực của chúng ta để phân biệt giữa những loại thái độ nào là nên tiếp nhậntừ bỏ. Bằng việc phủ nhận nhu cầu tu tập với những giới luật ba la đề mộc xoa, chúng ta làm yếu kém sự phát triển tỉnh giác phân biệt, tuệ giác. Chúng ta cũng phán xét một cách sai lầm giáo huấn Thanh văn thừa như chỉ cần thiết cho hàng Thanh văn, và vô giá trị với những vị Bồ tát.

(2) Sử dụng nổ lực trong ba la đề mộc xoa trong khi có những phương pháp riêng của chúng ta (Giới khinh thứ 28)

Nếu chúng ta sử dụng toàn bộ những nổ lực của chúng ta trong việc chỉ học hỏi và giữ gì những giới luật giải thoát cá nhân (của Thanh văn thừa), để quên lãng việc học hỏitu tập trong những giáo huấn Bồ tát rộng rãi quan tâm đến từ ái và bi mẫn, thì chúng ta cũng làm yếu đi tuệ giác của chúng ta. Khi chúng ta dùng nổ lực trong giáo huấn của Thanh văn thừa thì đồng thời chúng ta cũng phải hoạt động trong những giáo huấn của Bồ tát đạo.

(3) Sử dụng nổ lực trong việc học hỏi những sách vở không phải Phật Giáo khi nó không được hoàn thành (Giới khinh thứ 29)

Theo những luận giải, những sách vở không phải Phật Giáo liên hệ đến những hoạt động về luận lý và văn phạm. Chúng ta có thể bao gồm không nghi ngờ gì về những sách vở học hỏi ngoại ngữ hay bất cứ chủ đề nào chương trình giáo dục hiện đại, chẳng hạn như toán học, khoa học, tâm lý học và triết học. Lỗi lầm ở đây là đặt toàn bộ nổ lực của chúng ta vào việc nghiên cứu những môn này và quên lãng việc học hỏithực hành Đại Thừa vì thế cuối cùng quên hết cả. Nếu chúng ta cực kỳ thông minh, có thể học mọi thứ một cách nhanh chóng, có sự thông hiểu vững chải và ổn định về giáo huấn Đại Thừa căn cứ trên luận lý và lý trí, và có thể ghi nhớ những giáo huấn này trong tâm thức một thời gian dài, thì không có lỗi lầm gì trong việc học hỏi những sách vở không Phật Giáo nếu mỗi ngày chúng ta duy trì việc học tập và thực hành Đại Thừa của chúng ta.

Những sinh viên Phật Giáo không phải người Tây Tạng mong ước học Tạng ngữ sẽ làm tốt nếu giữ lời hướng dẫn này trong tâm. Nếu họ có thể học hỏi ngôn ngữ một cách nhanh chóng và dễ dàng, thì họ đã có một nền tảng vững vàng trong Phật Giáo, và có đủ thời giờ để học hỏi cả ngôn ngữPhật Pháp, họ sẽ đạt được nhiều lợi lạc từ việc học hỏi Tạng ngữ. Họ có thể sử dụng nó như một khí cụ để làm sâu sắc cho việc học tập. Tuy thế, nếu chúng ta thấy rằng ngôn ngữ là khó khăn, chỉ thời giannăng lực thuận lợi hạn chế, và chưa có một sự thấu hiểu tốt về Phật Giáo hay một sự tu thiền ổn định mỗi ngày, thì họ sẽ làm tổn hại và trở ngại cho việc phát triển tâm linh của họ qua việc học Tạng ngữ. Thật quan trọng để phán xét những gì ưu tiên.

(4) Ngay cả nếu có thể sử dụng năng lực của chúng, (nhưng) trở thành say mê (Giới khinh thứ 30)

Nếu chúng ta có khả năng để học hỏi những thứ không phải Phật Giáo, chẳng hạn như ngôn ngữ Tây Tạng, với tất cả những quy định ở trên, nếu chúng ta trở thành say mê với chủ đề ấy, thì chúng ta có thể từ bỏ sự thực hành tâm linh và tập trung hoàn toàn vào chủ đề kém quan trọng này. Tinh thông tiếng Tạng hay toán học không thể đưa chúng ta đến sự giải thoát khỏi những cảm xúcthái độ phiền não, cũng như những rắc rối và khổ đau mà chúng gây ra. Nó không cho chúng ta năng lực để hổ trợ người khác một cách tròn vẹn như có thể. Chỉ việc hoàn thiện tâm giác ngộ và các ba la mật, một cách đặc biệt tuệ giác về tánh không mới có thể đưa chúng ta đến mục tiêu này. Cho nên, để bảo đảm chống lại sự say mê với những chủ đề không Phật Giáo - là những thứ chắc chắn lợi lạc để học hỏi, nhưng không là những thứ chính yếu để chúng ta tập trung - thì chúng ta phải học hỏi chúng một cách đúng mức, giữ một quan điểm thích đáng. Trong cách này, chúng ta phân biệt một cách đúng đắn những gì là thiết yếu và bảo vệ chính chúng ta khỏi việc bị lôi cuốn với những vấn đề kém quan trọng hơn.

(5) Từ bỏ cổ xe Đại Thừa (Giới khinh thứ 31)

Giới trọng thứ sáu của Bồ tát là cho rằng kinh luận Đại Thừa không phải là lời Phật. Ở đây, giới nhẹ này, chúng ta chấp nhận rằng, trong tổng quát, chúng là có giá trị, nhưng chúng ta bình phẩm những khía cạnh nào đấy của chúng, một cách đặc biệt những kinh luận liên hệ đến những việc làm bao la không thể tưởng tượng được của chư Bồ tát và những giáo huấn thậm thâm không thể nghĩ bàn về tánh không. Giới trọng bao gồm những miêu tả về việc chư Phật phân thân trong vô lượng hình tướng đồng thời để cứu độ vô số chúng sanh trong vô biên thế giới, trong khi giới nhẹ này bao gồm những tập hợp kệ tụng ngắn gọn súc tích cực kỳ khó khăn để suy lường. Chúng ta làm thoái hóa tuệ giác của chúng ta bằng việc khước từ chúng trong bất cứ 4 cách này, (a) nội dung của chúng là thấp kém - chúng nói đến những thứ tuyệt đối vô nghĩa, (b) cung cách biểu lộ của chúng là thấp kém - văn cú của chúng là tệ hại và không có ý nghĩa gì, (c) tác giả của chúng là thấp kém - chúng không phải là lời của một Đức Phật Giác Ngộ, (d) sự sử dụng của chúng là thấp kém - chúng không có lợi cho bất cứ người nào. Bằng việc phân tích một cách sai lầm như thế này, trong một thái độ hẹp hòi và nóng vội, chúng ta làm tổn hại năng lực của chúng ta để phân biệt bất cứ thứ gì một cách đúng đắn.

Khi chúng ta đối diện với những giáo huấn hay kinh luậnchúng ta không hiểu, chúng phải duy trì sự cởi mở. Chúng ta nghĩ rằng mặc dù chúng ta không thể đánh giá đúng hay suy lường chúng bây giờ, chư Phật và chư Bồ tát thân chứng cao độ thấu hiểu lời của chúng và, qua sự thực chứng về ý nghĩa của chúng, các ngài làm lợi ích người khác trong vô lượng cách. Trong cách này, chúng ta phát triển sự quyết tâm vững vàng (mos-pa) để cố gắng thấu hiểu chúng trong tương lai. Không có lỗi lầm gì nếu chúng ta thiếu sự quyết tâm vững vàng này, nhưng cho đến khi mà chúng ta không xem thườngphỉ báng các giáo huấn, thì chúng ta tối thiểu duy trì sự bình thản, nhận biết rằng chúng ta không thể thấu hiểu chúng.

(6) Đề cao chính mình và/ hay xem thường người khác (Giới khinh thứ 32)

 Giới trọng thứ nhất của Bồ tát giới là làm việc này với động cơ tham muốn lợi lạc hay ganh tỵ. Ở đây động cơ là kiêu hảnh, tự hào, ngạo mạn, hay giận dữ. Những động cơ như vậy sinh khởi khi chúng ta tự xem sai lầm như tốt hơn những người khác.

(7) Không đi vì lợi ích của Phật Pháp (Giới khinh thứ 33)

Giới trọng thứ hai của Bồ tát giới là không ban bố giáo Pháp do bởi chấp trước hay bỏn xẻn. Ở đây, lỗi lầm là không đi giảng dạy, hay tiến hành nghi thức Phật Giáo , tham dự các nghi lễ Phật Giáo, hay lắng nghe những bài giảng do bởi kiêu ngạo, giận dữ, thù oán, lười biếng, hay dửng dưng. Với động cơ như vậy, chúng ta không phân biệt một cách đúng đắn những gì có giá trị. Tuy nhiên, sẽ không có lỗi, nếu chúng ta không đi do bởi cảm thấy chúng ta không là một vị thầy hay bị bệnh nặng, hay bởi vì chúng ta nghĩ rằng giáo huấn chúng ta sẽ nghe hay bộ phận nào đó là không đúng, hay chúng ta biết rằng thính chúng nghe chúng đã nghe rồi hay đã biết chúng, hay chúng ta đã tiếp nhận chúng trọn vẹn hay lãnh hộitinh thông chúng hoàn toàn vì thế chúng ta không cần lắng nghe xa hơn, hay chúng ta đã tập trung và thâm nhập vào giáo huấn cho nên không cần nhắc lại chúng, hay chúng đã tràn ngập đầu óc chúng tachúng ta chỉ rối rắm thêm nếu nghe nữa. Xa hơn, nếu những vị thầy của chúng ta sẽ không vui lòng nếu chúng ta đi - chẳng hạn nếu vị ấy bảo chúng ta làm điều gì khác - chúng ta chắc chắn không đi.

(8) Tin vào những ngôn ngữ để chế nhạo một vị thầy (Giới khinh thứ 34)

Chúng ta làm yếu kém các năng lực của chúng ta để phân biệt một cách đúng đắn khi chúng ta phán xét những vị thầy tâm linh bằng ngôn ngữ của các vị ấy. Chúng ta nhạo báng và phủ nhận những ai nói năng với một giọng nặng nề, có nhiều lỗi lầm văn phạm, mặc dù những gì họ giải thích là đúng, và chạy theo những ai nói năng thanh lịch nhưng hoàn toàn vô  nghĩa.

VIII- Mười Hai Hành Vi Lỗi Lầm Mâu Thuẩn Với Việc Làm Lợi Ích Cho Người Khác

(1) Không giúp đở những người đang cần (Giới khinh thứ 35)

Do bởi giận dữ, thù oán, lười biếng, hay dửng dưng, không đi hổ trợ một trong tám loại người đang cần giúp đở: (a) trong việc thực hiện một quyết định về điều gì đó tích cực, thí dụ tại một cuộc hội họp, (b) trong việc du lịch, (c) trong việc học hỏi một ngoại ngữ mà chúng ta biết, (d) trong việc tiến hành một nhiệm vụ nào đó không có lỗi lầm đạo đức, (e) trong việc coi sóc một ngôi nhà, chùa viện, hay tài sản của họ, (f) trong việc chấm dứt một cuộc xung đột hay tranh luận, (g) trong việc kỷ niệm một sự kiện, như một đám cưới, hay (h) trong việc làm việc từ thiên. Tuy nhiên, không chịu đi không làm tổn hại những năng lực của chúng ta để giúp đở người khác nếu chúng ta bệnh hoạn, chúng ta đã hứa hẹn giúp đở nơi khác, cử người nào khác thích hợp với công việc, dấn thân trong một nhiệm vụ tích cực nào khác quan trọng hơn, hay bất lực để giúp đở. Cũng không có lỗi lầm gì nếu nhiệm vụtổn hại người khác, mâu thuẩn với Phật Pháp hay vô lý, hay nếu những người yêu cầu sự giúp đở của chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp đở nơi khác hay người nào đó đáng tin cậy hơn cho họ.

(2) Phớt lờ việc phục vụ người bệnh (Giới khinh thứ 36)

Do bởi giận dữ, thù oán, lười biếng, hay dửng dưng.

(3) Không làm giảm bớt khổ đau (Giới khinh thứ 37)

Cũng cùng những lý do ấy. Bảy loại người khổ não với những khó khăn đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt: (a) mù, (b) điếc, (c) người tàn tật và què quặt, (d) khách du lịch mõi mệt, (e) những người khổ đau từ bất cứ loại nào trong năm chướng ngại[1] ngăn trở việc ổn định tinh thần, (f) những người với ý xấu và thành kiến mạnh mẽ, và (g) những người vừa mới bị mất đi địa vị cao.

(4) Không giảng dạy 'người bất chấp' phù hợp với đặc tính của họ (Giới khinh thứ 38)

Những người bất chấp liên hệ đến những kẻ không quan tâm đến tiến trình nhân quả và, do vậy, thái độ của họ sẽ đem đến khổ đau và rắc rối cho họ trong kiếp này và những kiếp sống tương lai. Chúng ta không thể giúp đở những người như vậy nếu chúng ta bất bình và không tán thành tự cho là đúng. Để đến gần họ, chúng ta cần thiện xảođiều chỉnh sự tiếp cận của chúng ta thích hợp với những hoàn cảnh đặc thù của họ. Thí dụ, nếu láng giềng của chúng ta là một ham mê săn bắn, chúng ta sẽ không diễn giảng ồn ào rằng người ấy sẽ bị thiêu đốt nơi địa ngục. Người ấy chắc chắn sẽ không bao giờ gần chúng ta một lần nữa. Đúng hơn chúng ta hãy đối xử tốt với người láng giềng bằng việc nói với người ấy loại phục vụ tốt lành mà người ấy làm là cung cấp thịt cho gia đìnhthân hữu của người ấy. Một khi người ấy cởi mở với sự khuyến tấn của chúng ta, thì chúng ta từ từ đề nghị những cách tốt đẹp hơn để thư giản và làm người khác vui vẻ mà không lấy đi mạng sống của những chúng sanh khác.

(5) Không đền đáp sự giúp đở đã nhận (Giới khinh thứ 39)

Không muốn giúp đở người khác nhằm để đền trả sự giúp đở mà người khác đã cho chúng ta, hay không nhớ hay ngay cả nghĩ đến việc báo đáp. Tuy nhiên, không có lỗi lầm gì nếu trong khi chúng ta cố gắng để làm việc đền đáp, chẳng hạn như khi họ sửa chửa xe cộ của họ, chúng ta không có kiến thức và khả năng, hay quá yếu. Hơn thế nữa, nếu những  người giúp đở chúng ta không mong ước được đền trả gì cả, thì chúng ta không ép họ chấp nhận sự đề nghị của chúng ta.

(6) Không làm nhẹ nổi khổ não tinh thần của người khác (Giới khinh thứ 40)

Do bởi thù oán, lười biếng, hay dửng dưng, nếu chúng ta không cố gắng để an ủi những ai mất  người thân, tiền bạc, tài sản, thì chúng ta có lỗi. Những ai đau khổ hay thất vọng đòi hỏi tình cảm, sự tử tế, hay sự thấu hiểu chân thành của chúng ta nhưng chắc chắn không phải lòng thương hại.

(7) Không ban cho những ai cần thiết sự từ thiện (Giới khinh thứ 41)

Do bởi giận dữ, thù oán, lười biếng, hay dửng dưng. Nếu chúng ta bỏn xẻn, thì đó là một giới trọng.

(8) Không chăm sóc những nhu cầu trong chu vi của chúng ta (Giới khinh thứ 42)

Sẽ là một lỗi lầm lớn nếu phớt lờ, do bởi thù oán, lười biếng, hay dửng dưng, trong chu vi của những người thân, bạn bè, đồng nghiệp, người làm công, đệ tử, và v.v…, đặc biệt khi dấn thân trong việc xã hội để giúp đở người khác. Chúng ta cần cung cấp nhu cầu vật chất của họ và chăm sóc lợi lạc tâm linh của họ. Làm thế nào chúng ta có thể giả bộ hổ trợ tất cả chúng sanh nếu chúng ta lãng quên nhu cầu của những người gần gũi nhất đối với chúng ta?

(9) Không đồng hành cùng với những sở thích của người khác (Giới khinh thứ 43)

Vậy thì cho đến khi nào những gì người khác mong ước chúng ta làm hay những gì họ thích không làm tổn hại họ hay người khác, nó là một lỗi lầm không đồng ý. Mọi người làm những thứ khác biệt nhau hay có những sở thích cá nhân riêng. Nếu chúng ta không tôn trọng điều này, do bởi thù oán, lười  biếng, hay dửng dưng, thì chúng ta bắt đầu những tranh luận nhỏ nhen về những thứ như ăn chỗ nào, hay không nhạy cảm với những sở thích của họ và sinh ra khó chịu hay giận hờn khi gọi thức ăn.

(10) Không nói năng trong việc ca ngợi tài năng hay những phẩm chất tốt đẹp của người khác (Giới khinh thứ 44)

Nếu chúng ta không ca  ngợi người khác khi họ đã làm điều gì đó tốt lành hay đồng ý với sự hoan nghênh của người nào đó về họ, do bởi giận hờn, thù oán, dửng dưng, hay lười biếng, thì chúng ta làm yếu kém sự thích thú và nhiệt tình của chúng ta cho chúng tiếp tục lớn mạnh. Nếu người khác thẹn thùng khi được ca ngợi, cho dù lúc riêng tư hay công cộng, hay sẽ trở thành kiêu hảnh hay tự phụ nếu ca ngợi trước mặt họ, thì chúng ta kềm giữ lời lẽ của chúng ta  lại.

(11) Không thi hành trừng phạt phù hợp với những hoàn cảnh (Giới khinh thứ 45)

Để giúp người khác, thật quan trọng để nguyên tắc với họ nếu họ hành động trong thái độ vô kỷ luật. Nếu không làm như thế, do bởi những vấn nạn cảm xúc, hay lười biếng, dửng dưng, hay không quan tâm thì chúng ta làm tổn hại năng lực của chúng ta để hướng dẫn hiệu quả.

(12) Không sử dụng những thứ như vậy như những quyền năng vật lý phụ trội hay năng lực để đánh ngã sự quyến rũ (Giới khinh thứ 46)

Trong những hoàn cảnh nào đó cần những phương pháp để  giúp đở người khác, chẳng hạn như việc sử dụng những quyền năng vật lý phụ trội (rdzu-'phrul). Nếu chúng ta sở hữu những phương tiện này, nhưng không sử dụng chúng khi chúng có thể là thích đánghiệu quả, thì chúng ta làm tổn hại năng lực để giúp đở người khác của chúng ta. Chúng ta cố gắng để sử dụng bất cứ tài năng nào, năng lực nào, và thành tựu nào mà chúng ta có để làm lợi ích cho người khác.

***

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, July 01, 2015

Bài liên hệ

Tu tập từ việc phát tâm giác ngộ nguyện vọng

Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/



[1] Tham dục (1-Kamacchanda), Sân hận (2-Vyapada), Hôn trầm (3-Thina-middha), Trạo cử 4-(Uddhacca-kukkucca), Hoài nghi (5-Vicikiccha)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57519)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.