Đàm-vô-đức Tứ Phần Luật

28/06/201012:00 SA(Xem: 47412)
Đàm-vô-đức Tứ Phần Luật

ĐÀM-VÔ-ĐỨC TỨ PHẦN LUẬT 
TỲ-KHEO GIỚI BỔN

Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)

 

Chương mở đầu 
Chương một: Pháp Ba-la-di (Bất cộng trụ, 4 điều)
Chương hai: Tăng-già-bà-thi-sa (Tăng tàn, 13 điều)
Chương ba: Pháp bất định (2 điều)
Chương bốn: Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề (Xả đọa, 30 điều)
Chương năm: Ba-dật-đề (Đơn đọa, 90 điều)
Chương sáu: Ba-la-đề Đề-xá-ni (Hướng bỉ hối, 4 điều)
Chương bảy: Pháp chúng học (100 điều)
Chương tám: Pháp diệt tránh (7 điều)
Chương kết 

Giới thiệu:

Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì. Theo Hòa thượng Thích Trí Siêu ("Cương yếu giới luật", 1996), bộ luật này được các ngài Phật-đà-da-xá và Trúc-phật-niệm cùng dịch sang Hán văn, thành một bộ 60 cuốn, chia ra làm 4 phần:

1. Phần Một, gồm 21 cuốn: Nội dung chuyên nói 250 giới của Tỳ-kheo.

2. Phần Hai, gồm 16 cuốn: 9 cuốn đầu nói 348 giới điều của Tỳ-kheo-ni; 7 cuốn sau quy định việc thọ giới, thuyết giới, An cư, Tự tứ...

3. Phần Ba, có 12 cuốn: gồm các chương quy định việc Tự tứ tiếp theo, Bì cách, y, dược, y Kathina, việc xảy ra ở Câu-diệm-di, ở Chiêm-ba, kiết-ma Ha-trách, về người, về tội phú tàng, giá, phá Tăng, diệt tránh, về pháp Tì-ni và về Pháp.

4. Phần Bốn, gồm 11 cuốn: là các chương nói về phòng xá, tạp, ngũ bách kiết tập, thất bách kiết tập, điều bộ Tì-ni, Tì-ni Tăng nhất.

Phần Chánh Văn ở đây chỉ bao gồm 250 giới điều của hàng Tỳ-kheo, sắp xếp trong 8 nhóm:

1) Pháp Ba-la-di (Bất cộng trụ, 4 điều)
2) Tăng-già-bà-thi-sa (Tăng tàn, 13 điều)
3) Pháp bất định (2 điều)
4) Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề (Xả đọa, 30 điều)
5) Ba-dật-đề (Đơn đọa, 90 điều)
6) Ba-la-đề Đề-xá-ni (Hướng bỉ hối, 4 điều)
7) Pháp chúng học (100 điều)
8) Pháp diệt tránh (7 điều)

(Bình Anson, tháng 10-2004)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57523)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.