Cương Yếu Giới Luật

28/06/201012:00 SA(Xem: 48425)
Cương Yếu Giới Luật

Thích Thiện Siêu
CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - 2002

LỜI NÓI ĐẦU

Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệcon đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.

Để tạo thêm sự dễ dàng cho việc hiểu và hành trì Giới học, ngay sau Giới đàn năm 1994 tại chùa Báo Quốc - Huế viên mãn, tôi giảng cương yếu Giới luật cho Tăng, Ni, nhất là nhũng vị tân thọ giới tại Giảng đường chùa Từ Đàm trong 7 hôm. Lời giảng này được ghi chép và sửa chữa, bổ sung thêm các bài liên quan Giới luật mà tôi đã giảng các lần khác, chung lại thành tập “Cương yếu Giới luật” này mà hôm nay có đủ duyên để gởi đến quý vị độc giả. Hy vọng nó sẽ giúp ích được phần nào trong việc thực hành Giới học của những vị hảo tâm xuất gia.

Phật lịch 2540,
Chùa Từ Đàm
Mùa An cư năm Bính Tý - 1996.
HT. Thích Thiện Siêu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57523)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.