Chú Giải Luật Thiện Kiến

04/12/20203:10 CH(Xem: 5849)
Chú Giải Luật Thiện Kiến
Theravàda 
(Thượng-tọa bộ)
CHÚ GIẢI LUẬT THIỆN KIẾN
Samantapàsàdikà Nàma Vinayatthakathà
Hán dịch: Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra)
Việt dịch: Tỳ kheo Tâm-Hạnh (Caràna-citto Bhikkhu)
Phật Lịch 2543 (TL 1999)

Chú Giải Luật Thiện Kiến

"Vinayo Sàsana Mùlam"
Giới Luật Là Nền Tảng Của Phật Pháp



Lời Người Dịch

Chú giải luật Thiện-kiến, nguyên bản Thiện kiến tỳ bà sa (Paly: Samantapàsàdikà) 18 cuốn, do Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra - Chúng-Hiền, Đệ tử Ngài Buddhaghosa) dịch từ thời Nam-Tề, vào khoảng Vĩnh minh năm thứ 06 Dương lịch năm 488 tại chùa Trúc lâm, Quảng châu, Trung quốc, giải thích Luật Theravàda theo truyền thừa của Thượng tọa bộ Tích-lan. Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.

Từ Quyển 1 đến Quyển 5 ghi lại một phần sinh hoạt của Tăng đoàn sau khi Phật Niết bàn, các cuộc kiết tập kinh điển và sự truyền trì luật tạng, chư tổ truyền thừa, sinh hoạt tăng đoàn... đến sự việc Trưởng lão Mahinda con trai vua A-dục truyền Phật giáo sang Tích lan. Từ Quyển 5 trở về sau giải thích giới bản tỳ kheo và các kiền độ. Đối chiếu bộ luật này với Nam truyền Đại tạng kinh thì phần Tựa nằm ở phần Thiện-kiến luật chú tự tập 70, phần sử vua A-dục và chư tổ truyền thừa ở phần Đại vương thống sử tập 65, từ Quyển 5 trở về sau nằm phân tán trong Luật tạng từ tập 1 đến 5.

Bộ luận này là một bản sao dịch từ bản chú giải Luật tạng Nam truyền của Luận sư Phật-Minh Buddhaghosa soạn thuật vào đầu thế kỷ thứ V. Trong Bộ luận này có nói đến sự việc không chấp nhận các học giới liên quan đến tháp Phật trong phần chúng học pháp của luật Tứ phần. Thứ tự và nội dung giải thích từng học giới trong bộ này theo thứ tự luật tạng Nam truyền và quan điểm của Thượng tọa bộ Tích lantài liệu trích dẫn là Luật tạng Theravàda, Thanh tịnh đạo luận Visuddhimagga của Ngài Phật Minh và những mẫu chuyện về trì luật tại Tích-lan.

Nguyên bản, các giới không ghi rõ thứ tự, chúng tôi cho thêm thứ tự theo chú thích của tạng Đại chính và giới bản của Luật tạng Theravàda.

Trong phần giải thích, có những câu không nêu rõ chánh văn Luật mà chỉ giải thích, chúng tôi dịch theo ý những đoạn tương đương trong Luật tạng Nam truyền.

Với những câu mà nguyên bản trích dẫn Thanh tịnh đạo luận nhưng tối nghĩa, tôi dịch theo những câu tương đương trong bản Việt dịch Thanh tịnh đạo của Ny sư Trí Hải.

Phần giải thích từng học giới và các Kiền độ, gặp những chổ khó hiểu, chúng tôi dựa theo phần giải thích trong Luật xuất gia của Ngài Hộ Tông, Tứ thanh tịnh giới của Ngài Bửu Chơn và Tứ phần hợp chú, Yết ma yết chỉ của Hòa thượng Trí Thủ để dịch.

Ngoài ra, gặp những chổ ngoài khả năng, không tìm được tài liệu, chúng tôitham khảo ý kiến nơi Thầy Viên-Minh và Đại đức Hộ-Pháp ở Bửu long.

Bản Hán dịch này không đầy đủ như nguyên bản chú giải bằng Pàly của Ngài Buddhaghosa, có một số học giới bị lược đi, phần giải thích cũng chỉ nêu ra những vấn đề cần thiết. Ngay cả trong phần giải thích này, nếu không đối chiếu với Luật tạng Nam truyền và tham khảo các bản chú thích khác về luật thì cũng khó nhận định được các vấn đềtác giả muốn nói.

Dịch bộ luật này, chúng tôi hy vọng giới thiệu đến độc giả một tác phẩm của Phật giáo Nam truyền nằm trong hệ Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh mà trước đây đã được các vị luật sư theo hệ Bắc truyền ở Đông Nam Á thường trích dẫn trong các bản chú thích về luật trong Luật bộ Hán dịch. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn đóng góp một phần tài liệu về luật Theravàda cho quý vị Tăng ny trong các hệ phái ở Việt namlưu tâm nguyên cứu về Luật. Ngoài ra, bản dịch này cũng để đáp ứng một phần tâm nguyện dịch Tạng luật ra Việt ngữ của Thầy Tịnh Hạnh, Đài Loan.

Những thuật ngữ, danh từ, những vấn đề mà bản Hán văn phiên âm hay giải thích theo cách Hán dịch, chúng tôi ghi Pàly vào để người đọc dễ nhận định. Tuy nhiên, có những đoạn, chúng tôi ghi cả nguyên văn Pàly vào để các vị đọc giả chỉ giúp chúng tôiý nghĩa vấn đề nếu phát hiện những chổ sai nhầm hay không đúng với truyền thống Luật của Theravàda do người dịch hay từ bản Hán dịch thì chúng tôi sẽ sửa lại và chú thích rõ.

Sau khi dịch xong, tôi được Luật sư Thích Đỗng Minh chứng nghĩa cho từng cuốn.

Bản dịch này, chúng tôi sử dụng những thuật ngữ đang dùng trong các bộ luật của Nam tôngBắc tông bằng Việt ngữ đang lưu hành. Tuy nhiên, vẫn có những câu, những đoạn sẽ khó hiểu đối với những vị chưa quen tiếp cận với văn luật và đó là điều chúng tôi không thể làm khác đi được.

Đây là bản dịch chưa hoàn chỉnh, tôi thành kính mong các vị thiện tri thức chỉ dạy cho những chổ sai, sót để bản dịch này được sửa chửa hoàn chỉnh hơn.

Long sơn Vihàra, Nha-trang
Mùa hạ PL 2543
Tỳ kheo Tâm-Hạnh
(Caràna Citto Bhikkhu)

--ooOoo-- 

Con thành kính dâng bản dịch này đến:

- Hòa thượng Siêu Việt, chùa Kỳ Viên, Sài Gòn
- Hòa thượng Hộ Nhẫn, chùa Thiền Lâm, Huế
- Thầy Viên-Minh, chùa Bửu Long, Sài Gòn

Đã truyền giới và hướng dẫn con sống phạm hạnh trong pháp luật của đức Phật.

Caràna Citto Bhikkhu
(Tỳ kheo Tâm-Hạnh)

 --ooOoo--

 Tài Liệu Tham Khảo

Trong quá trình dịch, chúng tôi đã tham khảo các bộ:

Hán dịch Nam truyền Luật tạng, Đài Loan
Hán dịch Nam truyền đại tạng kinh, Đài Loan
Luật xuất gia của Ngài Hộ Tông
Tứ phần Hợp chú và Yết-ma yết chỉ của Hòa thượng Trí Thủ
Tứ thanh tịnh giới của Ngài Bửu Chơn
Việt dịch Thanh tịnh đạo của Ny sư Trí Hải,
Việt dịch Đại Vương thống sử của Đại Đức Minh Huệ

Tự điển và từ điển:

Pàly Việt của Ngài Bửu Chơn
Thái Pàly Hán của Ngài Nhân-Nguyện, Thái Lan
Pàli English Dictionary của Pali Text Society London


Phật quang đại tự điển, Đài Loan
Phật học từ điển, Hà Nội
Khang hy tự điển, Từ hải
Đại từ điển Hán ngữ, Tam dân thư cục
Tự Điển Hán Việt, Thiều Chửu
Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh và Lý Văn Hùng
Việt nam tự điển, Khai trí tiến đức
Từ điển Việt nam, Viện ngôn ngữ học Đà Nẵng xuất bản
 

Chúng tôi chân thành tri ân tác giả các tác phẩm trên, nhất là Phật tử Lý Huệ Chiêu cùng các Phật tử khác ở Đài Loan đã gửi cho Bộ Nam truyền Luật tạng và trọn bộ Hán dịch Nam truyền Đại tạng kinh làm tài liệu chính để dịch.

--ooOoo--

Lời Tri Ân

Con xin thành kính cúng dường Pháp bảo này đến:

- Tam bảo, Cha mẹchư Thiên mật thùy gia hộ.

- Các vị Ân sư, Giáo thọ sư, các Thiện tri thức ở các Phật học viện Hải-Đức, Nha Trang; Bửu-Tịnh, Tuy-Hòa; Liễu-Quán, Phan-Rang; Phổ Đà, Đà-Nẵng; Huyền KhôngThiền Lâm, Huế; Kỳ ViênPhật Bảo, Sài-Gòn, đã nuôi dưỡngdạy bảo cho con được biết đến Chánh pháp của Đức Phật với lòng thành kính và tri ân vô biên.

- Luật sư Thích Đỗng Minh đã hoan hỷ tận tình chỉ dạy và chứng nghĩa từng quyển.

Thân tặng các bạn pháp Bồ đề trong các trú xứ trên cùng những nơi mà tôi đã có thời gian được may mắn chung sống và cùng nhau tu học chánh pháp.

Hồi hướng công đức này đến các Phật tử hỗ trợ tài liệu, tịnh tài photocopy và tất cả hữu tình.

Nguyện nhờ uy lực của Pháp bảo này, Tạng Luật Việt ngữ sớm hoàn thành, con luôn được sinh đến những nơi Phật pháp đang thịnh hành để tu học theo Chánh pháp.

Tỳ kheo Tâm-Hạnh,
Nha Trang, 1999

Mục Lục

Lời người dịch

Quyển I:

Sự việc sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, tôn giả Ca-diếp tổ chức kiết tập Pháp tạng.

Giải thích về các từ ngữ của Tam tạng
Đại hội kiết tập tam tạng lần thứ nhất, kiết tập với năm trăm vị A-la-hán
Phẩm Bạt-xà-tử về mười điều phi pháp, kiết tập pháp tạng lần thứ hai, kiết tập với bảy trăm vị.
Phẩm A-dục-vương về sự việc kiết tập pháp tạng lần thứ ba Truyện vua A-dục
Tiểu sửnhân duyên xuất gia Ngài Mahinda và Sanghamitta, con vua A-dục.

Quyển II:

Tiếp theo phần Ngài Mahinda xuất gia
Vua A-dục giải quyết bất hòa giữa chư tăng
Tiểu sử Tôn giả Đế-tu (Tissa)
Kiết tập tam tạng lần thứ ba
Các vị tôn giả truyền thừa
Mười sáu phái đoàn truyền bá giáo pháp của vua A-dục
Ngài Mahinda sang đảo Sư-tử (Tích-lan)
Các đời vua ở đảo Sư-tử Tích lan
Ngài Mahinda truyền bá giáo pháp

Quyển III:

Tiếp theo phần Ngài Mahinda truyền pháp tại Tích-lan
Ngài Tu-ma-na thỉnh Xá-lợi, xây dựng tinh-xá, tháp Xá-lợi, hiện thần thông
Thỉnh tỳ khưu ny Sanghamitta, con vua A-dục, và chuyển cây thánh thọ Bồ đề sang Tích-lan
Vua A-dục đưa thánh thọ Bồ-đề sang Tích lan
Cây Bồ-đề và Sanghamitta đến Tích-lan
Quyển IV:
Ngài Mahinda thành lập tăng đoàn và sự truyền thừa giới luật tại Tích lan.
Phật pháp truyền bá khắp Tích-lan.
Mở đầu tạng Luật
Giải thích mười hiệu của đức Phật
Chổ ngồi của Phật tử khi gặp Phật, Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn
Các dục và các thiền chi thuộc bốn thiền Sắc giới
Quyển V:
Tiếp tục về bốn thiền Sắc giới
Các cảnh giới sinh và quả giải thoát
Giải thích ba quy yý nghĩa ưu-bà-tắc (nam Phật tử)
Đức Phật an cư ở Tỳ-lan-nhã và phải ăn lúa của ngựa
Phẩm Đại-mục-kiền-liên
Giới bảnđời sống của Chư-Phật
Phẩm Xá-lợi-phất: Xá-lợi-phất xin Phật chế giới
Quyển VI:
Tiếp theo phần ở Tỳ-lan-nhã
Phẩm Ca-lan-đà chú thích giới bản tỳ kheo
Ba-la-dy thứ nhất dâm dục.
Tu-đề-na, người phạm đầu tiên
Mười điều lợi ích của sự chế định giới luật
Phẩm con vượn
Mười điều phi pháp
Bốn loại luật và ba pháp của Luật sư
Quyển VII:
Danh nghĩa các hạng tỳ kheo
Các trường hợp đắc giới của Tỳ kheo
Các trường hợp xả giới
Các hành động bất tịnhý nghĩa giới ba-la-dy dâm dục
Quyển VIII:
Nhân duyên về giới
Các trường hợp tăng và ny chuyển căn
Thuyết minh rõ về giới dâm dục
Giới ba-la-dy thứ hai: trộm cắp

Truyền thuyết về thành Vương-xá

Giới trộm cắp
Quyển IX:
Giới trộm cắp (tiếp theo)
Quyển X:
Giới trộm cắp (tiếp theo)
Giới ba-la-di thứ ba: giết người truyền thuyết về thành Tỳ-xá-ly
Các tướng trạng của bốn thiền pháp quán hơi thở
Quyển XI:
Giới giết người
Nói về pháp quán hơi thở
Giới ba-la-dy thứ tư: nói dối chứng pháp thượng nhân
Quyển XII:
Tiếp theo phần dối chứng pháp thượng nhân
Các cảnh giới của ngạ quỷ

Mười ba pháp tăng-tàn

Thứ nhất: tiết tinh

Thứ hai: xúc chạm với người nữ

Quyển XIII:
Tiếp theo giới tăng tàn thứ hai
Tăng tàn thứ ba: nói lời thô tục
Thứ tư: đòi dâng cúng sự dâm dục
Thứ năm: làm mai mối
Thứ sáu: tự làm thất cho mình
Thứ bảy: làm nhà lớn, có người dâng cúng
Thứ tám: vu cáo vô cớ
Thứ chín: dựa vào cớ khác mà vu cáo
Thứ mười: phá tăng
Thứ mười một: hỗ trợ phá tăng
Thứ mười hai: ngoan cố không nghe dạy

Quyển XIV:

Tăng tàn thứ mười ba: hành động xấu,gây tiếng xấu
Hai pháp bất định: Pháp thứ nhất
Pháp bất định thứ hai
Ba mươi pháp Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề Xả-đọa Ưng-xả-đối-trị: Từ pháp số 01 đến 06
Quyển XV:

Các giới Ưng-xả-đối-trị xả đọa tiếp theo: Từ pháp số 07 đến 30

Pháp ưng đối trị: pháp số Từ 01 đến 23

Quyển XVI:
Pháp ưng-đối-trị tiếp theo: Từ pháp số 23 đến 91
Pháp Ba-la-đề-đề-xá-ny Ưng phát lộ
Các Điều học
Giới Tỳ-kheo-ny
Các Kiền-độ Truyền giới sa-dy
Pháp đệ tử phục vụ thầy và truyền thọ giới cụ-túc
Quyển XVII:
Tiếp phần Giới tỳ-kheo Đức Phật về thăm quê hương, La-hầu-la và các Thích tử xuất gia.
Giải về các loại cương giới giải về y phục
Giải về pháp dùng các loại thuốc
Quyển XVIII:
Giải về y ca-thi-na
Giải về sự phạm tội và thể thức sám hối tranh cãi ở Câu-diệm-dy và cách giải quyết
Phần bảy pháp diệt tranh cãi
Giải về tỳ-kheo-ny

Chia vật dụng

Phẩm Ưu-ba-ly giải về luật - Kệ tụngGiải thích

Phụ đính: Có phải Trung Quốc đã bảo tồn được bản chú giải Luật Tỳ kheo tiếng Sinhala đã thất truyền? Ananda W.P. Guruge.



pdf_download_2
Chú Giải Luật Thiện Kiến 



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57519)
29/06/2010(Xem: 52027)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.