Cư sĩ dịch kinh cuộc đời & sự nghiệp

29/08/20174:08 SA(Xem: 10470)
Cư sĩ dịch kinh cuộc đời & sự nghiệp
Thích Chúc Phú
CƯ SĨ DỊCH KINH
CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP
Nhà xuất bản Hồng Đức 2017

Cu si dich kinhLời nói đầu

Thời Phật tại thế, có những vị đệ tử thân tuy ở tại gia nhưng đã mang chí nguyện xuất trần thượng sĩ. Trong số những cư sĩ được kinh Tăng Chi đề cập (A.i,23), có thể kể đến như: tối thắng về bố thí là Anāthapindika, chuyên lo sức khỏe cho Tăng-già là ngự y Jīvaka Komārabhacca, ưu thắng về hạnh đa vănnữ cư sĩ Khujjutarā…

Đặc biệt, theo Chú giải kinh Phật thuyết như vậy (Paramatthadīpanī) của ngài Ācariya

Dhammapāla, thì tập kinh Phật thuyết như vậy (Itivuttaka) do chính nữ cư sĩ Khujjutarā, nghe trực tiếp từ Đức Phật, sau đó trùng tụng lại cho các hầu nữ trong cung nghe (ItA. 29-32). Do đó có thể nói, đóng góp đầu tiên của hàng cư sĩ tại gia,

trong việc lưu truyền kinh điển theo truyền thống Nam truyền, là nữ cư sĩ Khujjutarā.

Trong lãnh vực phiên dịch kinh điển Bắc truyền, bên cạnh những thành tựu của các bậc cao tăng với những tác phẩm đồ sộ hiện còn lưu giữ trong Đại tạng kinh, là những đóng góp lặng thầm nhưng rất mực quan trọng của một bộ phận cư sĩ. Xét ra, để toàn tâm chuyên dịch kinh thư, có những cư sĩ đã không màng đến thê tử, vinh hoa để cùng các bậc cao tăng trợ phiên kinh điển.

Sự đóng góp của hàng cư sĩ trong lãnh vực dịch kinh đôi khi không dừng lại trong một thế hệ, bởi lẽ, có những trường hợp cả hai cha con cùng làm việc dưới một dịch trường. Sau khi cha mất, người con kế tục truyền thống gia đình, cùng với các bậc cao tăng tổ chức phiên kinh.

Với sơ khảo bước đầu cho thấy, số lượng kinh điển do các vị cưphiên dịch từ Phạn sang Hán hiện còn trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu đã trên một trăm bộ, trải đều trên cả ba tạng kinh điển Phật giáo, thế nhưng tên tuổi của các vị cư sĩ này chỉ xuất hiện thấp thoáng bên cạnh hành trạng của các bậc cao tăng.

Nhằm ghi nhận những đóng góp của hàng cư sĩ đã tận hiến một phần cuộc đời trong lãnh vực phiên kinh, chúng tôi cố gắng phác thảo chân dung và dịch phẩm của 16 vị cưtại gia, được ghi chép đó đây trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu, với tên gọi là Cư sĩ dịch kinh - cuộc đờisự nghiệp.

Bằng sự cẩn trọngcân nhắc, nhưng sẽ khó tránh khỏi những vụng về khi đề cập đến công hạnh của tiền nhân. Nơi đây, chúng tôi xin lắng nghe chỉ giáo từ các bậc cao minh, để chân dung của các vị cưdịch kinh được hiện rõ trên trang Phật sử.

Trân trọng!

Thích Chúc Phú

Mục lục
* Lời nói đầu 
* Chi Khiêm: vị cư sĩ tài - hạnh kiêm ưu 
* Kỵ đô úy An Huyềnbản kinh Pháp Cảnh 
* Nhiếp Thừa ViễnNhiếp Đạo Chân - truyền thống phiên kinh của một gia đình 
* Trúc-thúc-lan - lãng tử hồi đầu 
* Trúc-nan-đề - vị cưdịch kinh và hộ giới 
* Thư Cừ Kinh Thanh- nhà dịch kinh giữa thời chiến loạn 
* Cù-đàm Bát-nhã-lưu-chi - vị cư sĩ chuyên trì Luận tạng 
* Vương tử Nguyệt-bà-thủ-na và bản kinh Thắng Thiên Vương Bát-nhã 
* Vai trò hộ pháp của Phí Trường Phòng trong tác phẩm Lịch đại Tam bảo ký 
* Những vị cư sĩ với nỗ lực khiêm tốn 


pdf_download_2
Cư Sĩ Dịch Kinh - Cuộc Đời và Sự Nghiệp






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.