Giới thiệu Bản dịch Việt – Nguyệt Xứng Giải thích Sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi của LONG THỌ.

24/07/20184:01 SA(Xem: 10560)
Giới thiệu Bản dịch Việt – Nguyệt Xứng Giải thích Sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi của LONG THỌ.

Đặng Hữu Phúc

Giới thiệu Bản dịch Việt – 
Nguyệt Xứng Giải thích Sáu mươi kệ tụng
biện luận lý tính duyên khởi của LONG THỌ.

reason sixty1.

Ngài Long Thọ (c. 150-250) viết nhiều tác phẩm, và có thời kỳ là Viện Trưởng Nalanda. Ngài Nguyệt Xứng (590 – 675), là Giáo sư Trung Quán tại Nalanda từ năm 620, Viện Trưởng Nalanda từ năm 650, viết Nhập Trung Đạo - Madhyamakavatara (năm 615), Minh Cú Luận - Prasannapada (năm 621), Giải thích Bảy mươi kệ tụng về Tính Không - Sunyatasaptativrtti (năm 622).  Giải thích Bốn trăm kệ tụng về Hạnh du già của Bồ tát - Catuhsatakatika (năm 626), Giải thích Sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi - Yuktisastikavrtti (năm 633). Ngài Huyền Trang tới Nalanda học với ngài Giới Hiền - Silabhadra tại Nalanda năm 631, rời Nalanda năm 643; và dịch Kinh Vô Cấu Xưng tại Trường An, Trung Hoa năm 645.

Sáu mươi kệ tụng -- Yuktisastika nguyên bản Sanskrit của ngài Long Thọ gồm một kệ tụng Kính lễ Phật và Sáu mươi kệ tụng, nay chỉ còn 12 kệ tụng Sanskrit, tìm thấy từ các trích dẫn trong các tác phẩm của các luận sư -- theo ghi chú của Lindtner.

Giải thích Sáu mươi kệ tụng -- Yuktisastikavrtti của ngài Nguyệt Xứng, viết năm 633, nay nguyên bản Sanskrit không còn, chỉ còn kệ tụng kính lễ mở đầu – ngài Nguyệt Xứng kính lễ ngài Long Thọ, và vài kệ tụng tiếp theo – theo ghi chú của Scherrer – Schaub. Hiện nay chỉ có bản dịch Tạng ngữ trong thế kỷ thứ chín.

2.

Bản dịch Việt dịch theo bản dịch Anh -- Nagarjuna’s Reason Sixty with Commentary by Chandrakirti. Translated from Tibetan by Joseph Loizzo and the AIBS Translation Team. 2007.  Bản này gồm khoảng 70 trang Giải thích của Nguyệt Xứng và khoảng 15 trang chú thích của Loizzo và nhóm dịch giả, một bản giới thiệu dài 110 trang của Loizzo, và bản dịch Tạng ngữ dài 146 trang.  Các chú thích của bản Anh, nếu hữu ích, cần thiết, sẽ được dịch. Bản dịch Việt có các chú thích và phụ bản riêng.

Về Sáu mươi kệ tụng, bản dịch Lindtner dịch mỗi kệ tụng thành hai câu văn xuôi, bản dịch Loizzo dịch thành bốn dòng văn vần theo như cách dịch phổ thông của bản dịch Tạng ngữ.  

Bản dịch Việt dịch mỗi kệ tụng thành hai câu văn xuôi.

Về phần giải thích của ngài Nguyệt Xứng, bản dịch Việt dịch theo bản dịch Loizzo – và có tham khảo thêm bản dịch Della Santina, nhưng bản này chỉ lược dịch phần giải thích của ngài Nguyệt Xứng

Bản dịch Anh ngữ của Joseph Loizzo và AIBS Translation Team (AIBS: American Institute of Buddhist Studies at Columbia University in New York) dịch từ một bản dịch Tạng ngữ. Bản dịch Anh là tác phẩm của một tập thể nên bản dịch Việt nhiều khi không dịch theo sát từ ngữ bản Anh mà dịch theo ý nghĩa và ngữ cảnh. Người dịch rất mong các độc giả khoan dung độ lượng, từ bi chỉ giáo, thư về: phucdang143@hotmail.com

3.

Mở đầu Bản “Giải thích Sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi của LONG THỌ”, ngài Nguyệt Xứng viết:

Tôi kính lễ tác giả của “Sáu mươi kệ tụng biện luận tính duyên khởi” – bộ luận tịch diệt hai cực đoan.

Nay theo phương pháp luận của Đấng Tối Thắng, tôi sẽ giảng luận này theo Trung Quán.

*

Ngài Long Thọ vô cùng hoan hỷ do thấy duyên khởi cũng là chân như, thật tướng, tính không, và pháp tính. Nhận biết rằng sự thật chứng lý tính duyên khởi là căn nguyên của chánh tín tối thượng và cũng là kho tàng của tất cả các phúc đức thế giansiêu thế gian -- tất cả những trí giả (all noble), không ngoại trừ một ai, và ngay cả sự giác ngộ toàn hảo về tất cả các phương diện của thật tại, nhất thiết trí của chư Phật -- tất cả đều xuất phát từ thấy lý tính duyên khởi, ngài Long Thọ quyết định giải thích lý tính duyên khởi. Ngài xác định duyên khởi miễn nhiễm các khái niệm cực đoan về sinh và diệt, và hữu và phi hữu, bởi vì các tồn tại chẳng được tạo tác trên phương diện yếu tính tự hữu - not being intrisically produced, và sự thiện mỹ huy hoàng - magnificience - của duyên khởisự giải thoát đến từ duyên khởi thì chẳng có bất kỳ yếu tính tự hữu nào.

4.

Sau đây là một tỉ dụ về dịch thuật và chú thích của bản dịch Việt:

Kệ tụng 1 của Sáu mươi kệ tụng:

1. Những trí giả mà trí của họ vượt ngoài hữu và phi hữu, và chẳng trú ở khoảng giữa hữu và phi hữu, thấy được ý nghĩa của “duyên”: bất khả tư nghị, và tùy thuộc / không độc lập / không tự lập / không có yếu tính tự hữu / không khách quan / bị nhuốm màu cảm xúc.

Bản dịch Việt ghi chú thích:

Chú thích

Thưa qúy độc giả, Về bản dịch Việt, và về kệ tụng 1, cách dịch kệ tụng 1, kính mong độc giả khảo sát, chiêm nghiệm thực tế xã hội Việt nam trong tám mươi năm và hiện nay, để thấy thực tế đúng như thực tế. ĐHP

1. Those whose intelligence has transcending being and non-being and is unsupported have discovered the profound and non-objective meaning of ‘condition’.

Note:

1. Objective: adj. Relating to or constituting an object // of the nature of, or belonging to, that which is presented to consciousness (opposed to subjective), exterior to mind, self-existent, regarding or setting forth what is external, actual, practical, uncoloured by one’s own sensations or emotions; …. – Chambers Dictionary - 1988.

2. In general “self” – atman, “person”– pudgala, and “I” -aham are synonyms along withcreature”, or “being” - purusha, which has been translated here as “person”.

However, when Prasangikas speak specifically of a self of persons – pudgalatman, this “self” does not refer to the conventionally existent person which is imputed in dependence on the aggregates of mind and body.

In the term “self of persons”, “self” means “inherent existence”, and the word “persons” means “nominally exist persons”. “Inherent existence” means “independent existence”, “objective existence”, “natural existence”, or “existence under its own power”, etc—Meditation on Emptiness. J. Hopkins. p 175

5.

Sau khi giải thích kệ tụng 60 của ngài Long Thọ, ngài Nguyệt Xứng viết kệ tụng hoàn tất bản Giải thích của ngài:

“Nhớ đến ngài Long Thọ, tôi xa lìa sợ hãi, và tôi được xem như mặt trăng chiếu sáng cho những người chưa giác ngộ, phá tan các ảo ảnh ngăn che mắt tuệ, nguồn gốc của tất cả các xấu ác, làm triết lý của ngài khai hiển như hoa thủy nguyệt nở dưới ánh trăng.

*

Trực nhập vô phân biệt trí không phủ nhận thực tế, tôi thán phục thấy ý nghĩa của thực tế có thể hiển bày, bởi vì Phật chẳng bao giờ nói nó sẽ tạo tổn hại, và trong thật chứng lý tính duyên khởi tôi đã cách tuyệt các hoài nghi.

*

Do sẵn lòng nói sâu rộng, tôi chân thành giải thích “Sáu mươi kệ tụng biện luận lý tính duyên khởi”. Bất kỳ phúc đức nào đến từ bản phân tích của tôi, mong tất cả các hữu tình mau chóng thành các vị Phật”.

-----------------------------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20875)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.