Giới thiệu sách mới sách hay “yêu sự căng thẳng, thương nỗi muộn phiền”

15/09/20183:34 CH(Xem: 5651)
Giới thiệu sách mới sách hay “yêu sự căng thẳng, thương nỗi muộn phiền”

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI SÁCH HAY
“YÊU SỰ CĂNG THẲNG, THƯƠNG NỖI MUỘN PHIỀN”

 

Yêu-sự-căng-thẳng-thương-nỗi-muộn-phiềnTrong cuốn Yêu sự căng thẳng, thương nỗi muộn phiền này, tôi không đưa ra khám phá gì mới mẻ. Đây chỉ là đúc kết tuệ giáckinh nghiệm của các bậc thức giả tiên phong trong lĩnh vực chỉ dạy chánh niệm, chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như sự phát triển lành mạnh của tuổi trẻ. Tôi muốn chia sẻ kết quả thực tập chánh niệm của riêng tôi cũng như những kinh nghiệm lâm sàng của tôi trong vai trò là một bác sĩ nhi khoa chuyên về y khoa tuổi vị thành niên.

       Gốc rễ thực tập chánh niệm của tôi là những năm tháng thực tập dưới sự chỉ dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Người vừa là một thiền sư, vừa là thi sĩ, đã từng hoạt động tranh đấu hòa bình và được mục sư Luther King Jr. đề nghị trao giải Nobel Hòa bình. Rất nhiều dẫn chứng hay khái niệm về chánh niệm cũng như các phép thiền hướng dẫn, ngồi thiền, thở bằng bụng, ăn uống trong chánh niệm, đi thiền, quán từ bi, truyền thông, và xây dựng hòa bình trong sách này đều do tôi lĩnh hội từ sự chỉ dạy của thiền sư Thích Nhất Hạnhgiáo lý thực tập tại Làng Mai, một trung tâm thiền tập do thiền sư Thích Nhất Hạnh thiết lập tại miền Nam nước Pháp.

       Nói như thế không có nghĩa phải là một Phật tử mới được lợi lạc khi đọc cuốn sách này. Tôi đã cố gắng trình bày sự thực tập chánh niệm dưới một hình thức không có tính cách tôn giáo, một hình thức phổ biến để có thể hấp dẫn các thanh thiếu niên thuộc hay không thuộc bất cứ một truyền thống tôn giáo nào, một hình thức thích hợp cho việc sử dụng tại bệnh viện hay trường học.

       Cuốn Yêu sự căng thẳng, thương nỗi muộn phiền này được xây dựng từ chương trình MARS-A (Mindful Awareness and Resilience Skills for Adolescents – Trau dồi ý thức chánh niệm và khả năng kiên cường cho vị thành niên) mà tôi đã tổ chức với sự hợp tác của một người bạn thân và cũng là đồng nghiệp, bác sĩ Jake Locke. Chương trình huấn luyện này đang được tổ chức tại bệnh viện nhi British Columbus.

       MARS-A là một chương trình dành cho những bạn trẻ vị thành niên đang thời kỳ phát triển và thích ứng với đời sống. Chương trình kéo dài tám tuần lễ, tại khu ngoại chẩn, nhằm huấn luyện chánh niệm cho các thiếu niên từ 14 đến 19 tuổi đang gặp khó khăn về mặt tâm thần (trầm cảm, lo âu, sợ hãi) và có thể bị, hay không bị, đau nhức kinh niên hay một chứng bệnh kinh niên nào khác. Căn bản cơ cấu tổ chức và nội dung của chương trình MARS-A được phỏng theo chương trình MBSR (Mindful Based Stress Reduction – Giảm bức xúc bằng chánh niệm, Kabat-Zinn, 2013) cũng như hai chương trình tương tự, MBCT (Mindful Based Cognitive Therapy – Liệu pháp nhận thức bằng chánh niệm, Segal, William & Teasdale, 2013), MBSR-T (Mindful Based Stress Reduction for Teens –  Giảm bức xúc bằng chánh niệm cho trẻ vị thành niên, Biegel et al., 2009).

       Vài thực tập căn bản của hai chương trình MBSR và MBCT (ăn uống trong chánh niệm, ngồi thiền, quán chiếu từng bộ phận của cơ thể, tư duy chánh niệmthực tập niệm tâm từ) đã được áp dụng trong chương trình MARS-A và được đưa vào cuốn sách này dưới một hình thức mang nặng ảnh hưởng từ đường lối thực tập tại Làng Mai và từ thực tập chánh niệm của riêng tôi.

       Chương nói về chánh niệm cơ thể và cách ứng xử đau nhức chịu ảnh hưởng nhiều từ chương trình MBSR.

       Chương nói về chánh niệm khi suy nghĩ (chương 9) và chăm sóc tự thân (chương 17) chịu ảnh hưởng từ chương trình MBCT.

       MARS-A cũng tham khảo công trình của Kenneth Ginsburg về sự phát triển lành mạnh của tuổi trẻđặc biệt là trong chương nói về thích ứng bức xúc (chương 1) và chương nói về ý muốn được toàn hảo (chương 11).

       MARS-A cũng rút kinh nghiệm từ công trình của Daniel Siegel về liên hệ thần kinh sinh lý học – đặc biệt là chương nói về tác dụng thần kinh sinh lý của bức xúc (chương 1) và thiết lập liên hệ tương liên (chương 12).

       Tôi cũng xin hết lòng tri ơn những vị đã hướng dẫn, giáo huấn cũng như những đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong việc hoàn thành cuốn sách này, gồm có, nhưng không giới hạn, các vị sau đây: Kenneth Ginsburg, Colette (Coco) Auerswald, Jon Kabat-Zinn, Richard Kreipe, Ronald Epstein, Kim Schonert-Reichl, Adrianne Ross, Jeanie SewardMagee, Thầy Pháp Hải, Sư cô Chân Không, Curren Warf, Sabrina Gill, Amy Saltzman, Gina Biegel, Mark Bertin, Christopher Willard, Sheila Marshall, Andrea Johnson, Jane Garland, Deborah Christie, Margaret Callahan, Brian Callahan, Zindel Segal, Sarah Bowen, Steve Hickman, Catherine Phillips, Chris McKenna, Sam Himelstein, Larissa Duncan, Kevin Barrows, Mark Unno, Shimi Kang, và Nimi Singh. Tôi cũng xin cảm ơn bệnh viện nhi British Columbia và Trung tâm Dịch vụ Thần kinh Tâm thần Kelty đã hỗ trợ chương trình Huấn luyện chánh niệm cho tuổi trẻ do tôi tổ chức. Tôi xin cảm ơn những vị đã bỏ nhiều thì giờ và đóng góp tài năng để nhuận sắc bản thảo cuốn sách này, Mark Bertin, Jeanie SewardMagee, Ly Hoang, Ly Nguyen, Ban ấn hành Làng Mai và các biên tập viên Tesilya Hanauer, Jess Beebe, và Will DeRooy.

       Xin cảm ơn người bạn đời chánh niệm thương yêu, Ly Hoang, đã hết lòngkiên nhẫn hỗ trợ trong suốt thời gian hoàn thành cuốn sách này. Xin cảm ơn mẹ, Ngọc Đỗ, và ba đã quá vãng (người thầy đầu tiên dạy tôi chánh niệm), và em gái tôi, Ylan, đã khích lệ và dẫn dắt. Hy vọng rằng đóng góp của tôi về chánh niệm sẽ là tiếp nối của những hoài bão của mẹ và em. Và quan trọng hơn cả, tôi thành thực cảm ơn những người trẻ đã chia sẻ tuệ giác với tôi. Ước mong rằng tuệ giác và sự kiên cường của họ cũng sẽ khích lệ quý vị”

Võ Xuân Dũng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20873)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.