Chương 4: Lắng nghe sâu

09/09/20212:49 CH(Xem: 4286)
Chương 4: Lắng nghe sâu
TĨNH LẶNG
SỨC MẠNH CỦA SỰ TĨNH LẶNG 
TRONG THẾ GIỚI HUYÊN NÁO
Thích Nhất Hạnh | Chân Hội Nghiêm chuyển ngữ
Nhà xuất bản Thế Giới

Chương 4: Lắng nghe sâu

 

Lúc nào đầu ta cũng đầy suy nghĩ, vì vậy ta không có không gian để lắng nghe ta và lắng nghe người khác. Có thể ta được học ở trường, hoặc từ ba mẹ là ta phải nhớ nhiều, phải nhớ bài vở, từ ngữ, quan điểm, khái niệm… và ta nghĩ rằng kho dự trữ kiến thức này giúp ích cho đời ta. Nhưng khi nói chuyện chân thành với ai đó thì ta thấy khó nghe, khó hiểu được họ. Im lặng cho phép ta lắng nghe sâu và trả lờichánh niệm, đó là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa truyền thông chân thậttoàn vẹn.

Nhiều cặp vợ chồng đã chung sống với nhau lâu rồi nhưng không lắng nghe nhau được nữa, vì vậy, họ đến các trung tâm tu học chánh niệm. Đôi khi có người lại nói với tôi: “Vô ích, bà ta không lắng nghe tôi.” Hay: “Ông ta sẽ không bao giờ thay đổi. Nói chuyện với ông ta giống như nói với bức tường.” Tuy nhiên, người đang phàn nàn đó có thể là người không có không gian để lắng nghe. Mỗi người chúng ta ai cũng muốn người kia hiểu mình. Tất nhiên rồi, nhưng ta cũng cần có khả năng để thực sự hiểu được người kia.

Đơn giản là nhiều người trong chúng ta đã chất chứa quá nhiều. Chúng ta không có không gian để thực sự nghe được người khác và hiểu được người khác. Có thể ta suy nghĩ quá nhiều trong công việc; tám, chín tiếng đồng hồ mỗi ngày, không ngừng nghỉ. Ta hiếm khi chú ý đến hơi thở hay những thứ khác. Ta tin rằng nếu muốn thành công, ta phải làm như vậy, không thể khác được.

Lắng nghe với lòng khinh an

Gần đây tôi gặp một phụ nữ đến từ Paris. Cô xin tôi hướng dẫn cho cô thực tập trong ngành vận động học (kinesiology). Là một nhà cố vấn sức khỏe, cô muốn biết làm thế nào để có thể thành công nhất trong nghề nghiệp của cô. Tôi nói: “Nếu cô có sự nhẹ nhàng và không gian trong lòng, thì lời nói của cô sẽ chuyên chở được tuệ giác sâu sắc, sẽ đưa tới sự truyền thông đích thực.” Tôi chia sẻ với cô:

Để thực tập lắng nghe sâu, trước tiên ta phải có thời gian để nhìn sâu vào tự thân, nhìn sâu vào người trước mặt mình, để ngôn từ có khả năng chế tác được sự hiểu biết, cảm thông và làm vơi đi nỗi khổ đau của cả hai bên.

Khi nói, tất nhiên, ta chỉ nói những gì ta nghĩ là đúng. Nhưng đôi khi do cách ta nói, người nghe không tiếp nhận được, vì vậy lời nói của ta không có hiệu quả mãnh liệt giúp người kia thấy rõ vấn đề và hiểu thêm tình trạng. Ta nên tự hỏi lại mình: “Tôi có đang nói ‘chỉ để nói’ không, hay tôi nói vì tôi nghĩ rằng lời nói của tôi có thể giúp người kia trị liệu?” Khi ta nói với lòng từ bi, dựa trên nền tảng của yêu thươngtương tức, về mối liên quan mật thiết giữa ta và người kia thì lời nói của ta mới có thể được gọi là lời nói ái ngữ.

Khi ta trả lời liền cho một ai đó, thường thì ta chỉ tung ra những kiến thức mà ta đã học hoặc phản ứngcảm xúc. Khi nghe lời chia sẻ hoặc vấn đề của người khác, ta không để thời gian để lắng nghe sâu và nhìn sâu vào những gì người kia nói, ta chỉ phát ra những lời đối đáp, những câu trả lời nhanh lẹ. Điều này không ích lợi gì cả.

Lần tới có ai hỏi mình điều gì thì đừng trả lời ngay. Hãy tiếp nhận câu hỏi hoặc lời chia sẻ và để cho nó thấm vào mình để người kia thấy là họ đang được lắng nghe thật sự. Tất cả chúng ta, đặc biệt là những người có nghề nghiệp giúp đỡ người khác, rèn luyện mình bằng kỹ năng này sẽ mang lại nhiều lợi lạc. Chúng ta phải thực tập làm cho được và làm cho hay. Trước tiên ta phải lắng nghe chính mình, nếu không lắng nghe chính mình sâu sắc thì ta không thể lắng nghe người khác sâu sắc được.

Chúng ta cần vun trồngnuôi dưỡng con đường tâm linh trong đời sống hằng ngày nếu ta thực sự muốn nhẹ nhàng, thảnh thơikhinh an. Ta cần phải thực tập để khôi phục lại không gian trong ta. Chỉ khi nào ta có khả năng khơi mở không gian trong lòng thì ta mới có thể thực sự giúp được người khác. Dù ta đi bộ hay đi xe buýt, bất kỳ ở đâu, ta cũng có thể dễ dàng nhận ra những người có không gian trong lòng. Có lẽ chúng ta đã từng gặp những người này rồi, cho dù ta không biết họ là ai, nhưng ta thấy thoải mái với họ, bởi vì họ dễ chịuthư thái. Họ không có nhiều lịch trình trong đầu.

Nếu mở rộng không gian trong lòng, ta sẽ thấy mọi người muốn đến gần ta, ngay cả những người trước đây đã từng lánh mặt ta như con gái tuổi mới lớn, vợ hay chồng mà mình từng cãi lộn, cha mẹ… Ta không cần phải làm gì cả, không cần phải dạy gì, thậm chí không cần phải nói gì. Nếu ta thực tập cho chính mình, tạo không gian và sự yên tĩnh trong lòng thì người khác sẽ hướng về không gian ấy. Mọi người chung quanh ta sẽ cảm thấy thoải mái khi gần ta vì phẩm chất có mặt của ta.

Đó là đạo đức vô hành. Chúng ta dừng suy nghĩ, đưa tâm về đoàn tụ với thân và có mặt thật sự. Vô hành rất quan trọng. Vô hành không phải thụ động hay trì trệ, nó là một trạng thái cởi mở, sáng tạophong phú. Chúng ta chỉ cần ngồi yên, rất tỉnh thức, nhẹ nhàng, và khi người khác đến ngồi với ta, họ cảm thấy nhẹ nhàng khinh an ngay. Cho dù ta không làm gì để giúp, người kia cũng nhận được rất nhiều từ ta.

không gian để lắng nghe bằng tâm từ bi là tinh yếu cho một tình bạn chân thật, một tình đồng nghiệp chân thật, một người cha, người mẹ đích thực, một người bạn hôn phối đích thực.

Người đó không cần phải là một chuyên gia tâm lý để lắng nghe giỏi. Thực tế, nhiều nhà tâm lý trị liệu không có khả năng lắng nghe, bởi vì họ có quá nhiều khổ đau. Họ học về tâm lý nhiều năm, biết rất nhiều phương pháp kỹ thuật, nhưng trong tim họ có nhiều khổ đau mà họ không có khả năng trị liệuchuyển hóa, không có khả năng hiến tặng cho chính họ niềm vui, không có khả năng giải trí để quân bình với những khổ đau mà họ đã nhận vào từ khách hàng. Vì vậy, họ không có không gian để giúp đỡ người khác cho có hiệu quả. Người ta phải trả nhiều tiền cho các nhà tâm lý trị liệu để gặp họ từ tuần này qua tuần khác, hy vọng được trị liệu, nhưng các nhà tâm lý trị liệu không thể giúp được nếu họ không có khả năng lắng nghe chính họ bằng tâm từ bi. Các nhà tâm lý trị liệu cũng là con người, cũng khổ đau như bao người khác. Khả năng lắng nghe người khác trước hết phụ thuộc vào khả năng lắng nghe chính mình bằng tâm từ bi.

Các nhà chuyên nghiệp muốn giúp người khác cần phảibình an trong lòng thì mới giúp được, nếu không chỉ làm lãng phí thời gian của khách hàng và lấy tiền của họ. Tất cả những gì ta cần trước hết là sự dễ chịu, khinh an, nhẹ nhàng và bình yên trong thân tâm. Bình an này ta có thể chế tác được bằng mỗi bước chân, mỗi hơi thở của ta. Chỉ khi đó chúng ta mới thực sự lắng nghe người khác.

Điều này đòi hỏi một ít thực tập. Mỗi ngày ta dành một ít thời gian cho hơi thở và bước chân, đưa tâm trở về với thân và nhớ rằng ta có một cái thân. Mỗi ngày dành ra một ít thời gian để lắng nghe em bé trong mình, lắng nghe những điều trong lòng đang kêu gào được lắng nghe. Sau đó ta sẽ biết cách lắng nghe người khác.

Nghe chuông

Trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, tiếng chuông được sử dụng để giúp mọi người đến với nhau, tạo ra sự hài hòa trong mình và trong người khác. Ở nhiều nước Á châu, mỗi gia đình đều có ít nhất là một cái chuông nhỏ ở nhà. Ta có thể dùng bất cứ loại chuông nào để thưởng thức. Sử dụng tiếng chuông như một lời nhắc nhở chúng ta nhớ thở, nhớ trở về với thân thể, trở về ngôi nhà đích thực của chính mình để chăm sóc chính mình và làm lắng dịu tâm hành. Trong đạo Bụt, tiếng chuông được xem như tiếng gọi của Bụt. Khi nghe chuông, ta dừng lại mọi nói năng, hành động và suy nghĩ. Trở về với hơi thở. Lắng nghe với tất cả thân tâm mình.

Lắng nghe như vậy ta cho phép niềm an vui và hạnh phúc thấm vào mỗi tế bào cơ thể ta. Ta không chỉ lắng nghe bằng đôi tai, không chỉ lắng nghe bằng trí năng, mà ta mời tất cả các tế bào trong cơ thể ta cùng lắng nghe chuông với ta.

Chuông không lấy mất nhiều không gian. Chắc chắn ta có thể tìm một chỗ trên bàn hay trên kệ để đặt nó. Dù ta sống ở đâu, thậm chí trong một căn phòng nhỏ, ta cũng có thể tìm được chỗ cho nó. Trước khi thỉnh chuông về nhà, ta phải đảm bảotiếng chuông này hay. Chuông không cần lớn nhưng âm thanh phải hay, phải dễ chịu.

Mỗi khi nghe và tiếp nhận tiếng chuông, ta phải chuẩn bị thân tâm. Thay vì nói đánh chuông, ta nói là thỉnh chuông. Nhìn vào chuông như nhìn một người bạn, một bậc giác ngộ giúp ta tỉnh thứctrở về ngôi nhà đích thực của mình. Nếu muốn, ta có thể đặt chuông trên một cái đế nhỏ, giống như bất kỳ một vị Bồ tát nào đang ngồi thiền.

Khi nghe chuông, ta thở vàobuông bỏ tất cả những căng thẳng đã chất chứa trong ta, buông bỏ tập khí chạy trong thân và đặc biệt là trong tâm. Dù có thể ta đang ngồi, nhưng thường bên trong ta vẫn chạy. Tiếng chuông là một cơ hội đón ta trở về với chính mình, theo dõi hơi thở vào ra để có thể buông bỏ căng thẳng và dừng lại hoàn toàn. Tiếng chuông và cách lắng nghe của ta giúp cho con tàu suy nghĩcảm xúc đang chạy đêm ngày trong ta dừng lại.

Mỗi sáng, trước khi đi làm hay trước khi con mình đi học, mọi người có thể ngồi lại với nhau nghe ba tiếng chuôngtheo dõi hơi thở. Thở và nghe chuông như vậy ta sẽ bắt đầu một ngày mới bằng sự bình an, vui tươihạnh phúc. Ngồi thở một mình hay với gia đình như thế rất hay. Ta có thể nhìn vào một vật nào đó có ý nghĩa trong nhà, hay một cái cây bên ngoài cửa sổ và mỉm cười. Điều này sẽ trở thành một sự thực tập đều đặn, là nơi nương tựa đáng tin cậy cho gia đình. Không mất nhiều thời gian, nhưng là một phần thưởng vô giá, một sự thực tập rất đẹp, mang lại bình an, sự có mặt và hòa hợp trong gia đình.

Phòng thở

Chúng ta hãy dành một phòng hoặc một phần của căn phòng để thiền tập. Không cần phải có một không gian lớn. Chỉ cần một góc nhỏ của căn phòng mà ta có thể biến thành một nơi yên tĩnh để quán chiếuthiết lập bình an là đã tuyệt vời rồi. Đó là phòng thở, là thiền đường nhỏ. Khi có ai đó trong gia đình ngồi trong chỗ yên tĩnh này thì những người khác không nên vào nói chuyện với người ấy. Chúng ta phải đồng ý với nhau là nơi này dành cho sự bình an và yên tĩnh.

Mọi người trong gia đình nên ngồi lại để đồng lòng với nhau là bất kỳ lúc nào không khí trong gia đình ồn ào, nặng nề hoặc căng thẳng thì bất kỳ ai cũng có quyền vào phòng thở để thỉnh chuông. Mọi người đều thực tập theo dõi hơi thở vào ra và khôi phục lại sự yên tĩnh, bình an, tình thương mà họ đã đánh mất vì những suy nghĩ, lời nói hay hành động thiếu khéo léo, thiếu chánh niệm.

Bất kỳ lúc nào ai đó có vấn đề, có cảm giác bất an hay khổ đau, người đó có quyền đi vào không gian này, ngồi xuống, thỉnh chuông và theo dõi hơi thở. Khi có người làm điều này thì những người khác trong gia đình phải tôn trọng. Nếu thực tập giỏi thì người kia cũng ngưng lại những gì đang làm để lắng nghe chuông và cùng thở những hơi thở chánh niệm bình an. Nếu muốn, mình cũng có thể vào thở chung với người đó.

Vì vậy, nếu người bạn hôn phối của ta đang có tâm trạng không tốt, nếu trong gia đình ta có người đang lo lắng, thì ta có thể nhắc nhở người kia: “Mình nên vào phòng thở để nghe chuông và thở với nhau vài phút.” Điều này rất đơn giản, ta có thể làm được. Hoặc giả mình thấy con mình đang giận, rồi sau đó mình nghe chuông, thì biết rằng con mình đang thở, mình cũng nên dừng công việc lại và theo dõi hơi thở vào ra để yểm trợ cho con. Trước khi đi ngủ, nếu mọi người trong gia đình cùng ngồi lại với nhau nghe ba tiếng chuông, theo dõi hơi thở vào ra chín lần thì rất hay, rất dễ thương.

Người nào thực tập nghe chuông như thế sẽ có khả năng chế tác bình anhòa hợp. Tôi gọi đó là nền văn minh đích thực. Ta không cần nhiều dụng cụ thiết bị hiện đại để được văn minh. Chúng ta chỉ cần một cái chuông nhỏ, một nơi yên tĩnh cùng với hơi thở vào ra trong chánh niệm.

Lắng nghe với tổ tiên

Nhiều người nghĩ rằng tổ tiên của mình đã qua đời rồi, điều đó không đúng. Vì chúng ta còn đây, còn đang sống, nên tổ tiên ta cũng tiếp tục sống trong ta. Tổ tiên ta đã trao truyền họ cho ta với tất cả những tài năng, kinh nghiệm, hạnh phúc và khổ đau của họ. Họ hoàn toàn có mặt trong mỗi tế bào cơ thể ta. Cha ta, mẹ ta đều có mặt trong ta. Chúng ta không thể lấy họ ra khỏi mình.

Khi nghe chuông, ta có thể mời tất cả các tế bào trong ta cùng nghe chuông với ta, đồng thời tất cả tổ tiên từ bao đời cũng đang lắng nghe chuông với ta. Nếu biết cách nghe, bình an sẽ thấm vào mỗi tế bào cơ thể ta. Không chỉ ta có bình an và thư giãn mà tất cả tổ tiên trong ta cũng hưởng được giây phút hiện tại mầu nhiệm này. Có thể trong cuộc đời, họ có nhiều khổ đau và không có nhiều cơ hội để an vui. Nhưng qua ta thì họ có được cơ hội này.

Thông thường ta nghĩ rằng, lắng nghe là lắng nghe người khác, lắng nghe những thứ khác quanh mình. Nhưng như đã nói trước đây, lắng nghe chính mình là bước đầu tiên để có thể nghe được người khác. Nếu lắng nghe mình, ta sẽ thấy rằng không có một tiếng nói đơn độc nào, không có một cái ta riêng biệt nào. Đây là một tuệ giác có được nhờ sự thực tập chánh niệm. Chúng ta khám phá ra mối liên hệ thâm sâu giữa ta và những người đi trước. Nhờ họ mà ta có thể biểu hiện. Chúng ta là một cộng đồng tế bào, tất cả tổ tiên ta đều có mặt trong ta. Chỉ cần lắng tai nghe là ta có thể nghe được tiếng nói của họ.

Đừng kẹt vào ngôn từ

Nếu mỗi ngày ta thực tập im lặng một ít, cho dù chỉ vài phút thôi, ta sẽ ít bị kẹt vào ngôn từ hơn. Thực tập Im Lặng Hùng Tráng nhuần nhuyễn ta sẽ tự do như một con chim, tiếp xúc được với những tinh hoa của sự sống.

Ngài Vô Ngôn Thông, một trong những người sáng lập ra thiền phái Phật giáoViệt Nam, có viết: “Đừng hỏi tôi thêm một điều gì nữa. Bản chất của tôi là vô ngôn.” Muốn thực tập nói lời chánh niệm ta phải có khả năng thực tập im lặng. Rồi ta có thể kiểm nghiệm kỹ càng những cái thấy của ta và những nội kết ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của ta. Im lặng là nền tảng tốt nhất để nhìn sâu. Khổng Tử có nói: “Thượng đế không nói gì cả.” Tuy nhiên, thượng đế nói với ta rất nhiều nếu ta biết lắng nghe.

Nếu ta lắng nghe bằng tâm tĩnh lặng, thì mỗi tiếng chim, mỗi tiếng gió thủ thỉ qua cành thông sẽ nói chuyện với ta.

Tất cả chúng ta ai cũng muốn truyền thông với người thương của mình, và có rất nhiều cách truyền thông mà không cần lời nói. Một khi dùng ngôn từ, ta có khuynh hướng biến chúng thành nhãn hiệu mà ta cho là sự thật, là chân lý. Chẳng hạn như những từ “công việc lặt vặt”, “con cái”, “đàn ông”, “đàn bà” mang đến trong tâm thức ta những hình ảnh, những nhận thức nào đó, có thể khó để thấy được một bức tranh tổng thể vượt ngoài sự xây dựng của tâm thức. Nếu thật sự muốn truyền thông với người thương, ta cần ý thức đến những cách vô ngôn, không cần lời nói mà vẫn truyền thông được, dù bằng ý thức hay vô thức.

Thanh lọc tâm ý

Nhiều nền văn hóa thực tập thanh lọc cơ thể (bằng cách nhịn ăn) trong các ngày lễ tôn giáo, những buổi lễ nhập môn, những buổi lễ khai mạc, hay vì những lý do khác. Có những người thanh lọc vì lý do sức khỏe. Điều này không những có giá trị cho thân thể mà còn có giá trị cho tâm thức. Mỗi ngày chúng ta tiếp nhận vào rất nhiều thứ như ngôn từ, hình ảnh, âm thanh… nên chúng ta cần một ít thời gian dừng lại để tiêu thụ những thứ ấy, để cho tâm thức ta được nghỉ ngơi. Một ngày mà không có Xúc Thực (thức ăn ta đưa vào cơ thể qua đường mắt, tai, mũi, thân và ý) như email, video, sách báo, chuyện trò là một cơ hội cho ta thanh lọc tâm ý, buông bỏ những sợ hãi, lo lắng, khổ đau đã đi vào tâm thức ta và tích lũy ở đó.

Cho dù ta không nghĩ là ta có thể sống một ngày mà không có những phương tiện truyền thông công cộng, ta cũng có thể nghỉ ngơi đôi chút, sử dụng một âm thanh nào đó để dừng lại nếu ta muốn. Ngày nay, hầu hết mọi người không thể sống thiếu âm thanh. Bất cứ lúc nào ở một mình (đi bộ trên đường phố, lái xe, ngồi trên xe buýt hay trên tàu, mở cửa đi ra ngoài…) hay thậm chí ngồi chơi với đồng nghiệp, với người thương ngay trước mặt ta, ta vẫn cố nhét vào tâm thức một cái gì đó. Nếu ta quyết định chỉ làm một lúc một việc trong sự im lặng đích thực, dù là đang lái xe, đang chuẩn bị đồ ăn sáng, đang đi quanh xóm… chúng ta sẽ hiến tặng cho mình một cơ hội nghỉ ngơi, không để cho những dòng kích thích liên tục xâm chiếm tâm thức ta. Tôi biết có một người, mỗi khi đi siêu thị, nghe nhạc trong đó làm cho cô ta rất buồn. Những bài hát ấy gợi cho cô nhớ lại giai đoạn khó khăn trong đời cô, cô thấy tâm mình hướng về những ký ức ấy mà không tập trung vào việc đi chợ. Khi nhận ra được điều này, cô rất ý thứcquyết định rất sáng suốt là cô phải chăm sóc tâm thức mình. Bây giờ, mỗi khi đi siêu thị, cô ta đóng tai lại để không bị tán tâm hay trầm cảm bởi những bài hát đó.

Thực ra, ta không cần phải đóng tai lại để thanh lọc âm thanh. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần dành vài phút cho sự vắng lặng. Không có ngôn ngữ nào từ bên ngoài đi vào, hay không có ngôn ngữ nào đang cuồn cuộn từ trong tâm thức đi lên, thì chúng ta sẽ có cơ hội để thực sự lắng nghe chính mình. Đây là một món quà quý giá, sâu sắc mà ta có thể hiến tặng cho chính mình và cho người khác, vì nó sẽ giúp ta lắng nghe người khác trọn vẹn hơn.

Thực tập: Bốn câu thần chú

Bốn câu thần chúpháp môn thực tập mà bất kỳ ai cũng có thể làm được kể cả trẻ em. Những câu thần chú giúp ta làm lớn mạnh khả năng lắng nghe sâu và khả năng có mặt trong mối quan hệ giữa mình và người mình thương. Thần chú là một công thức thần diệu có thể chuyển hóa tình trạng ngay lập tức mà không cần phải đợi thêm một giây phút nào cả. Điều kiện làm cho sự thực tập này có hiệu quả tốt là chánh niệmchánh định. Không có hai yếu tố này thì thần chú sẽ không linh ứng, sẽ không có hiệu quả.

Để thực tập những câu thần chú này, điều quan trọng là ta phải làm lắng dịu những suy nghĩ cho tâm tư định tĩnh và tạo không gian thoáng rộng trong lòng. Nếu không thì ta không thật sự có mặt cho người khác. Duy trì sự định tĩnh và không gian ngay cả khi người khác trả lời mình. Đặc biệt là khi thực tập câu thần chú thứ ba và thứ tư, nếu người kia muốn nói điều gì thì phải đảm bảo là ta đang theo dõi hơi thở, đang lắng nghe một cách trầm tĩnhkiên nhẫn mà không phán xét, không phản ứng. Khi thực hiện câu thần chú thứ tư, ta sử dụng sự trầm tĩnh bên trong cùng với những lời nói đã được chọn lựa kỹ càng để mang lại sự trị liệu, hòa giảicảm thông. Ta tạo không gian bên trong cho chính ta và hiến tặng không gian cho người khác.

Câu thần chú thứ nhất là: “Mẹ ơi, con đang có mặt cho mẹ đây.” (Hoặc là: “Em ơi, anh đang có mặt cho em đây”.) Khi thương ai, ta muốn hiến tặng những gì đẹp nhất của ta cho người đó, đó là sự có mặt đích thực của ta. Ta chỉ có thể thương yêu khi nào ta có mặt thật sự. Chỉ nói lên thôi thì không có kết quả. Chúng ta phải thực tập có mặt cho chính ta và cho người ta thương bằng hơi thở chánh niệm, bằng bước chân thiền hành hay bất kỳ pháp môn thực tập nào giúp ta có mặt như một người tự do. Trước hết, hãy sử dụng câu thần chú này với chính bản thân mình. Trở về với chính mình, chế tác năng lượng trầm tĩnh và tạo không gian trong lòng cho phép ta thật sự có mặt cho người kia và nói lên câu thần chú một cách thành thật.

Câu thần chú thứ hai là: “Mẹ ơi, con biết mẹ có đó nên con rất hạnh phúc.” (Hoặc là: “Em ơi, anh biết em có đó nên anh rất hạnh phúc.”) Thương nghĩa là công nhận sự có mặt của người ta thương. Câu thần chú này chỉ có thể thực hiện được khi ta đã thực tập câu thần chú thứ nhất. Chỉ khi nào ta có mặt 100%, ta mới có thể nhận diện sự có mặt của người kia một cách trọn vẹn và người kia mới cảm được tình thương chân thật mà ta dành cho họ.

Nếu có mặt thật sự và có chánh niệm, ta sẽ có khả năng thấy được khi nào người thương của ta đau khổ. Lúc đó ta thực tập có mặt sâu sắc và trọn vẹn. Rồi đến bên người đó và đọc lên câu thần chú thứ ba: “Mẹ ơi, con biết mẹ đang khổ đau nên con có mặt đây cho mẹ.” Hoặc là: “Em ơi, anh biết là em đang khổ đau nên anh có mặt cho em đây.” Khi khổ đau, người ta muốn người mình thương biết là mình đang khổ đau. Điều này rất con người và rất tự nhiên. Nếu người ta thương không ý thức, hoặc không biết là ta đang đau khổ, thì ta lại càng khổ hơn. Vì vậy, sử dụng câu thần chú này để nâng cao ý thức của mình. Và khi người kia nhận ra là ta biết được họ đang khổ đau thì nỗi khổ của họ sẽ vơi đi rất nhiều. Cho dù ta chưa làm gì cả mà người kia cũng bớt khổ đi rồi.

Câu thần chú thứ tư, có lẽ ta sẽ không sử dụng thường xuyên, nhưng sẽ rất mạnh khi ta cần dùng nó. Ta thực tập câu thần chú thứ tư này khi chính ta khổ đau, đặc biệt là khi ta tin rằng nỗi khổ của ta do người kia gây nên. Khi người kia chính là người ta thương yêu nhất thì ta càng khổ đau hơn. Vì vậy, ta đến bên người ấy, thiết lập Chánh Niệm, Chánh Định trước mặt mình và phát ra câu thần chú thứ tư: “Mẹ ơi, con đang khổ. Mẹ giúp con đi.” (Hoặc là: “Em ơi, anh đang khổ. Em giúp anh đi.”) Điều này hơi khó nhưng ta có thể làm được. Chỉ cần một ít luyện tập thôi. Khi khổ đau, ta có khuynh hướng muốn ở một mình. Cho dù người kia cố gắng muốn đến gần ta, muốn hòa giải với ta, ta cũng không muốn buông bỏ cái giận. Điều này cũng rất bình thường và rất con người. Nhưng khi thương nhau, chúng ta rất cần nhau, đặc biệt là khi ta khổ đau. Ta tin rằng, nỗi khổ của ta do người kia gây nên. Nhưng ta có thật sự chắc không? Có thể là ta đã sai. Có thể người kia không có ý muốn làm ta khổ. Có thể do ta hiểu lầm và có tri giác sai lầm.

Đừng vội vàng phát ra câu thần chú này. Khi thấy trong lòng đã sẵn sàng rồi, ta hãy đến bên người kia, thở vào thở ra thật sâu, trở về với chính mình và có mặt 100%. Sau đó, hãy nói lên câu thần chú với tất cả trái tim mình. Có thể ta không muốn thực tập điều này. Có thể ta muốn nói là ta không cần người kia. Lòng tự ái và tự trọng của ta đã bị tổn thương. Nhưng đừng để tự ái xuất hiện giữa mình và người mình thương. Trong tình thương chân thật không có chỗ cho sự tự ái. Nếu tự ái vẫn còn đó thì ta biết rằng ta cần phải thực tập để chuyển hóa tình thương của ta thành tình thương chân thật. Thực tập đi thiền, ngồi thiền, thở chánh niệm đều đặn để phục hồi lại sự tươi mát của thân tâm cũng giúp ta rèn luyện chính mình, chuẩn bị cho lần sau, khi có khổ đau, ta có thể sử dụng câu thần chú thứ tư này.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 21000)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.