NĂM TẦNG PHÁP NHƯ LAI (PHẦN 3)
Mãn Tự
Còn phần biến dịch vi tế thành trụ dị diệt là nhân, nếu thấy biết bằng sáu giác quan thô phù phân biệt thì bốn thời kỳ thành trụ dị diệt có thời gian, có nhân, có quả. Còn các vị giác ngộ thấy pháp thấy biết bằng trí tuệ thì thành trụ dị diệt nhân quả đồng thời là biến dịch vậy.
Ở trên là nói tóm tắt về sắc hiện hữu, bây giờ nói về nhân tố thứ hai tức là thức tâm sở. Nghĩa như thế nào mà gọi là thức tâm sở? Thức tâm sở nghĩa là đối cảnh sở duyên mà giữ lấy, sự việc đã qua thì lưu trữ, sự việc hiện tại thì ứng xử. Thức hiện tại thì gọi là thức hiện hành, thức giữ lấy gọi là thức lưu trữ, là ký ức lưu trữ là cộng nghiệp, là A-lại-da-thức.
Để thấu triệt sự vận hành một cách rõ ràng thân tâm loài hữu tình và vòng quay thành trụ dị diệt không dung tha hay loại trừ một cá thể nào hết. Vì vậy không có “cái ta và của ta” nào hết mà chỉ là vay mượn. Vay mượn khi cần thì cũng đúng đi nhưng nghịch lý là không muốn trả. Vì chấp giữ không muốn trả nên vòng quay luân hồi nhân quả khó có thể chấm dứt.
Quán triệt sâu sắc để thấy rằng bốn giai đoạn thành trụ dị diệt là sự chuyển biến của sắc thân này nhanh hay chậm tùy theo cõi mà sắc thân hiện hữu, còn bản chất tâm sở là đối cảnh sở duyên nhận lấy lưu trữ, ứng dụng. Xuôi dòng luân hồi thì thân tâm loài hữu tình nó là như vậy, tuy nhiên những vị đã tu chứng Pháp nhân duyên sinh thì thấy biết rằng thân tâm này chỉ là vay mượn, dù biết là vay mượn nhưng lại chấp thủ lưu giữ không muốn trả mà nguyên nhân là một chữ “Thọ”.
Người tu học dầu biết sự cấu tạo hình thành thân tâm là như vậy, tuy nhiên cái biết đó là do tâm thức mà tâm thức là do duyên sinh đối cảnh mà hiện. Vì vậy nó không đủ lực để giữ gìn khi đối cảnh mạnh mẽ hơn, thù thắng hơn. Người tu học biết chưa là gì hết mà phải tu chứng mới hoàn tất.
Bây giờ đi vào vấn đề chính là tu học để “Giác Ngộ” thế nào là Giác Ngộ? đó là Tâm Thức bùng nổ. Tu học thế nào để tâm thức bùng nổ? đó là tu học một chữ “Lìa” hay “Vô sở đắc”. Vô sở đắc là cốt tủy kinh Bát-nhã-ba-la-mật, còn chữ “Lìa” là cốt tủy kinh Viên giác. Kinh Viên Giác phẩm Phổ Hiền, Đức Thế Tôn Như Lai dạy như vầy: “Tất cả Bồ tát và chúng sanh đời sau tu học muốn được Giác Ngộ thì phải biết “Lìa” tâm sở huyễn hóa hư vọng. Tâm ấy là huyễn nên phải lìa, ý chí tập trung lìa cũng là huyễn nên cũng phải lìa, cho đến không còn chỗ để lìa thì tâm sở huyễn hóa bùng vỡ “Bùng vỡ = Giác Ngộ””.
Câu hỏi đặt ra là: “Vì sao lìa tâm sở huyễn hóa mà bùng vỡ?”. Thật ra bùng vỡ Giác Ngộ rất khó giải thích, dù vậy để cho những vị tu học có chút ít khái niệm về sự tương tự bùng vỡ nên mượn lý thuyết “big bang” của khoa học viễn tưởng giải thích.
Theo triết thuyết big bang thì vũ trụ sinh ra đầu tiên là từ một vụ nổ, nguyên nhân vụ nổ là do năng lượng tích tụ dồn nén, đến một độ cùng cực không thể nào dồn nén được nữa nên vụ nổ phát sinh và vũ trụ sinh ra rồi lần lần bành chướng. Thí dụ thứ hai là “Âm cực sinh dương” theo đạo giáo Trung Hoa hay “Cùng tắc biến”. Thí dụ thứ ba, trong một xóm nọ có người đàn ông hiền lành, người trong làng có nói với ông dù đúng sai, oan ức… thì ông cũng làm thinh không phản đối, không cãi lại, cho đến một ngày kia dân làng ngỡ ngàng hay tin ông giết người.
Ba thí dụ ở trên nói lên một ý nghĩa là “dồn nén” để “bùng nổ” hai thí dụ đầu là khoa học và Đạo giáo thì nói về “hiện tượng” còn thí dụ thứ ba nói về “nội tâm”.
Theo tri thức thì “dồn nén” rồi bùng nổ thì chấp nhận được giống như cái bong bóng bơm hơi đến một độ mà nó không chịu được nữa thì nó “nổ” còn chữ “lìa” cũng theo tri thức thì xả hết ra năng lượng không tích tụ, đã không tích tụ năng lượng thì lấy gì mà “dồn nén” để rồi bùng vỡ.
Tu hành thì thân tâm là chính chứ không phải cảnh duyên, vì cảnh duyên là ảo ảnh không thật nó xuất hiện từ thức tâm sở của chính nhân vật đó. Vì vậy khi cảnh duyên đến không nhận cũng không bỏ, vì là ảo ảnh nên dù nhận hay bỏ cũng rớt vào ảo ảnh hết.
Như trên đã nói bản chất hiện hữu của thân tâm này là sắc thân hiện hữu theo dòng bốn giai đoạn: Thành-trụ-dị-hoại, còn tâm tức thức tâm sở, tính chất nó là: đối cảnh nhận lấy lưu giữ phân biệt, là ký ức lưu trữ. Loài hữu tình nói chung khi hiện hữu ở thế giới nào là vì có cộng nghiệp chung trong dòng thời gian đó, rồi theo cộng nghiệp chung đó mà tồn tại để vay trả, trả vay như vậy mà luân chuyển vô lượng thời gian. Nếu không biết tu học thì vòng quay đó không biết thời gian nào mới ngừng lại. “Lìa” để tích tụ là một nghịch lý với sự hiểu biết của tri thức, tuy nhiên chữ “Lìa” là chỉ vào nội tâm chứ không phải là hiện tượng. Xin nhắc lại Đức Thế Tôn Như Lai dạy chữ “Lìa” trong kinh Viên Giác. “Lìa”… cho đến không còn gì để lìa rồi ấn tượng “Lìa” đó cũng lìa luôn, ngay đó tâm thức bùng nổ = “Giác Ngộ”. Tuy là cùng bùng nổ mà không giống nhau giữa “hiện tượng” và “tâm thức”. Hiện tượng là cái “Tướng” thấy biết của sáu căn, mà cái tướng thấy biết sáu căn là sinh diệt vô thường, vì vậy triết lý khoa học là vũ trụ “sinh” ra sau vụ big bag, rồi lần lần bành chướng như hiện nay theo sự thấy thiên hà của những cái kính viễn vọng thiên văn.
Không như hiện tượng bùng nổ thì vũ trụ “sinh ra”, mà “tâm thức” bùng nổ thì “Pháp giới hiện hữu”. Sự thấy biết củ tri thức là trước không nay có, còn tâm thức bùng nổ = “Giác Ngộ”. Giác Ngộ thì Pháp giới hiện, vì Pháp giới chưa từng sinh diệt, tri thức không thấy Pháp giới vì phân biệt, Giác ngộ = “Trí”. Trí thấy Pháp giới vì “Lìa” phân biệt. Đến đây thì câu hỏi được đặt ra là : Tất cả kinh điển hiện có từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa gọi là “Pháp” do Đức Thế Tôn Như Lai giảng thuyết. Vậy “Pháp” trong những bộ Kinh và “Pháp giới” có tương quan hay không tương quan, là khác hay không khác.
Thật ra Pháp giới và Pháp theo thức tưởng thì đó là cảnh giới trên chín tầng mây bạc, ở đó chỉ có các Đức Như Lai và Chư Đại Bồ Tát với hào quang đủ màu chiếu diệu khắp thập phương. Sự diễn tả cảnh giới Pháp giới. Pháp trong kinh Hoa Nghiêm vượt qua tầm cỡ suy diễn của tâm thức nên làm cho những vị tu học thiếu tâm “Đại Bi” thì chỉ có đội lên đầu mà lạy thôi.
Pháp giới và Pháp không khác tương quan với nhau tuy nhiên có sự sai biệt vì Pháp giới là “Tổng” còn pháp là “Biệt” hay Pháp giới là “Đồng” còn Pháp là “Dị”. Có thể theo tri thức để thí dụ như thế này: Pháp giới là sự không còn Pháp là những dải ngân hà, hay Pháp giới là dải ngân hà còn Pháp là những thái dương hệ. Hay Pháp giới là không gian còn Pháp là thời tiết. Pháp giới và Pháp như không gian và thời tiết xoay vần luân chuyển sáng, tối, có nơi nắng, có nơi mù mịt, có nơi trong sáng… Nói chung là hiện tượng thời tiết bất đồng. Dù thời tiết hiện tượng bất đồng mà không gian thì bất động, không vì thời tiết nắng mưa sáng tối mà ngăn ngại không gian, hơn nữa hiện tượng thời tiết dù biến hiện, xảy ra như thế nào thì cũng từ không gian mà xuất hiện. Hiện tượng thời tiết là Pháp còn không gian là Pháp Giới. Hay cục đất và hạt bụi, cục đất là Pháp giới còn hạt bụi là Pháp. Hay một khối vàng người thợ vàng lấy ra làm nên đồ trang sức, đồ trang sức là Pháp còn khối vàng là Pháp Giới. Pháp giới và Pháp không phải một không phải khác, tuy nhiên có sự sai biệt như “đồng và dị” hay “tổng và biệt”.