Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3)

09/10/20183:54 CH(Xem: 7610)
Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3)

NĂM TẦNG PHÁP NHƯ LAI (PHẦN 3)
Mãn Tự

lotus hoa senCòn phần biến dịch vi tế thành trụ dị diệt là nhân, nếu thấy biết bằng sáu giác quan thô phù phân biệt thì bốn thời kỳ thành trụ dị diệt có thời gian, có nhân, có quả. Còn các vị giác ngộ thấy pháp thấy biết bằng trí tuệ thì thành trụ dị diệt nhân quả đồng thờibiến dịch vậy.

Ở trên là nói tóm tắt về sắc hiện hữu, bây giờ nói về nhân tố thứ hai tức là thức tâm sở. Nghĩa như thế nào mà gọi là thức tâm sở? Thức tâm sở nghĩa là đối cảnh sở duyên mà giữ lấy, sự việc đã qua thì lưu trữ, sự việc hiện tại thì ứng xử. Thức hiện tại thì gọi là thức hiện hành, thức giữ lấy gọi là thức lưu trữ, là ký ức lưu trữ là cộng nghiệp, là A-lại-da-thức.

Để thấu triệt sự vận hành một cách rõ ràng thân tâm loài hữu tình và vòng quay thành trụ dị diệt không dung tha hay loại trừ một cá thể nào hết. Vì vậy không có “cái ta và của ta” nào hết mà chỉ là vay mượn. Vay mượn khi cần thì cũng đúng đi nhưng nghịch lý là không muốn trả. Vì chấp giữ không muốn trả nên vòng quay luân hồi nhân quả khó có thể chấm dứt.

Quán triệt sâu sắc để thấy rằng bốn giai đoạn thành trụ dị diệt là sự chuyển biến của sắc thân này nhanh hay chậm tùy theo cõi mà sắc thân hiện hữu, còn bản chất tâm sở là đối cảnh sở duyên nhận lấy lưu trữ, ứng dụng. Xuôi dòng luân hồi thì thân tâm loài hữu tình nó là như vậy, tuy nhiên những vị đã tu chứng Pháp nhân duyên sinh thì thấy biết rằng thân tâm này chỉ là vay mượn, dù biết là vay mượn nhưng lại chấp thủ lưu giữ không muốn trả mà nguyên nhân là một chữ “Thọ”.

Người tu học dầu biết sự cấu tạo hình thành thân tâm là như vậy, tuy nhiên cái biết đó là do tâm thứctâm thức là do duyên sinh đối cảnh mà hiện. Vì vậy nó không đủ lực để giữ gìn khi đối cảnh mạnh mẽ hơn, thù thắng hơn. Người tu học biết chưa là gì hết mà phải tu chứng mới hoàn tất.
Bây giờ đi vào vấn đề chính là tu học để “Giác Ngộ” thế nào là Giác Ngộ? đó là Tâm Thức bùng nổ. Tu học thế nào để tâm thức bùng nổ? đó là tu học một chữ “Lìa” hay “Vô sở đắc”. Vô sở đắc là cốt tủy kinh Bát-nhã-ba-la-mật, còn chữ “Lìa” là cốt tủy kinh Viên giác. Kinh Viên Giác phẩm Phổ Hiền, Đức Thế Tôn Như Lai dạy như vầy: “Tất cả Bồ tátchúng sanh đời sau tu học muốn được Giác Ngộ thì phải biết “Lìa” tâm sở huyễn hóa hư vọng. Tâm ấy là huyễn nên phải lìa, ý chí tập trung lìa cũng là huyễn nên cũng phải lìa, cho đến không còn chỗ để lìa thì tâm sở huyễn hóa bùng vỡ “Bùng vỡ = Giác Ngộ””.

Câu hỏi đặt ra là: “Vì sao lìa tâm sở huyễn hóa mà bùng vỡ?”. Thật ra bùng vỡ Giác Ngộ rất khó giải thích, dù vậy để cho những vị tu học có chút ít khái niệm về sự tương tự bùng vỡ nên mượn lý thuyết “big bang” của khoa học viễn tưởng giải thích.

Theo triết thuyết big bang thì vũ trụ sinh ra đầu tiên là từ một vụ nổ, nguyên nhân vụ nổ là do năng lượng tích tụ dồn nén, đến một độ cùng cực không thể nào dồn nén được nữa nên vụ nổ phát sinh và vũ trụ sinh ra rồi lần lần bành chướng. Thí dụ thứ hai là “Âm cực sinh dương” theo đạo giáo Trung Hoa hay “Cùng tắc biến”. Thí dụ thứ ba, trong một xóm nọ có người đàn ông hiền lành, người trong làng có nói với ông dù đúng sai, oan ức… thì ông cũng làm thinh không phản đối, không cãi lại, cho đến một ngày kia dân làng ngỡ ngàng hay tin ông giết người.

Ba thí dụ ở trên nói lên một ý nghĩa là “dồn nén” để “bùng nổ” hai thí dụ đầu là khoa học và Đạo giáo thì nói về “hiện tượng” còn thí dụ thứ ba nói về “nội tâm”.

Theo tri thức thì “dồn nén” rồi bùng nổ thì chấp nhận được giống như cái bong bóng bơm hơi đến một độ mà nó không chịu được nữa thì nó “nổ” còn chữ “lìa” cũng theo tri thức thì xả hết ra năng lượng không tích tụ, đã không tích tụ năng lượng thì lấy gì mà “dồn nén” để rồi bùng vỡ.

Tu hành thì thân tâm là chính chứ không phải cảnh duyên, vì cảnh duyênảo ảnh không thậtxuất hiện từ thức tâm sở của chính nhân vật đó. Vì vậy khi cảnh duyên đến không nhận cũng không bỏ, vì là ảo ảnh nên dù nhận hay bỏ cũng rớt vào ảo ảnh hết.

Như trên đã nói bản chất hiện hữu của thân tâm này là sắc thân hiện hữu theo dòng bốn giai đoạn: Thành-trụ-dị-hoại, còn tâm tức thức tâm sở, tính chất nó là: đối cảnh nhận lấy lưu giữ phân biệt, là ký ức lưu trữ. Loài hữu tình nói chung khi hiện hữuthế giới nào là vì có cộng nghiệp chung trong dòng thời gian đó, rồi theo cộng nghiệp chung đó mà tồn tại để vay trả, trả vay như vậy mà luân chuyển vô lượng thời gian. Nếu không biết tu học thì vòng quay đó không biết thời gian nào mới ngừng lại. “Lìa” để tích tụ là một nghịch lý với sự hiểu biết của tri thức, tuy nhiên chữ “Lìa” là chỉ vào nội tâm chứ không phải là hiện tượng. Xin nhắc lại Đức Thế Tôn Như Lai dạy chữ “Lìa” trong kinh Viên Giác. “Lìa”… cho đến không còn gì để lìa rồi ấn tượng “Lìa” đó cũng lìa luôn, ngay đó tâm thức bùng nổ = “Giác Ngộ”. Tuy là cùng bùng nổ mà không giống nhau giữa “hiện tượng” và “tâm thức”. Hiện tượng là cái “Tướng” thấy biết của sáu căn, mà cái tướng thấy biết sáu căn là sinh diệt vô thường, vì vậy triết lý khoa học là vũ trụ “sinh” ra sau vụ big bag, rồi lần lần bành chướng như hiện nay theo sự thấy thiên hà của những cái kính viễn vọng thiên văn.

Không như hiện tượng bùng nổ thì vũ trụ “sinh ra”, mà “tâm thức” bùng nổ thì “Pháp giới hiện hữu”. Sự thấy biết củ tri thức là trước không nay có, còn tâm thức bùng nổ = “Giác Ngộ”. Giác Ngộ thì Pháp giới hiện, vì Pháp giới chưa từng sinh diệt, tri thức không thấy Pháp giớiphân biệt, Giác ngộ = “Trí”. Trí thấy Pháp giới vì “Lìa” phân biệt. Đến đây thì câu hỏi được đặt ra là : Tất cả kinh điển hiện có từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa gọi là “Pháp” do Đức Thế Tôn Như Lai giảng thuyết. Vậy “Pháp” trong những bộ Kinh và “Pháp giới” có tương quan hay không tương quan, là khác hay không khác.

Thật ra Pháp giới và Pháp theo thức tưởng thì đó là cảnh giới trên chín tầng mây bạc, ở đó chỉ có các Đức Như LaiChư Đại Bồ Tát với hào quang đủ màu chiếu diệu khắp thập phương. Sự diễn tả cảnh giới Pháp giới. Pháp trong kinh Hoa Nghiêm vượt qua tầm cỡ suy diễn của tâm thức nên làm cho những vị tu học thiếu tâm “Đại Bi” thì chỉ có đội lên đầu mà lạy thôi.

Pháp giớiPháp không khác tương quan với nhau tuy nhiên có sự sai biệtPháp giới là “Tổng” còn pháp là “Biệt” hay Pháp giới là “Đồng” còn Pháp là “Dị”. Có thể theo tri thức để thí dụ như thế này: Pháp giới là sự không còn Pháp là những dải ngân hà, hay Pháp giới là dải ngân hà còn Pháp là những thái dương hệ. Hay Pháp giớikhông gian còn Pháp là thời tiết. Pháp giớiPháp như không gianthời tiết xoay vần luân chuyển sáng, tối, có nơi nắng, có nơi mù mịt, có nơi trong sáng… Nói chung là hiện tượng thời tiết bất đồng. Dù thời tiết hiện tượng bất đồng mà không gian thì bất động, không vì thời tiết nắng mưa sáng tối mà ngăn ngại không gian, hơn nữa hiện tượng thời tiết dù biến hiện, xảy ra như thế nào thì cũng từ không gian mà xuất hiện. Hiện tượng thời tiết là Pháp còn không gianPháp Giới. Hay cục đất và hạt bụi, cục đất là Pháp giới còn hạt bụi là Pháp. Hay một khối vàng người thợ vàng lấy ra làm nên đồ trang sức, đồ trang sức là Pháp còn khối vàng là Pháp Giới. Pháp giớiPháp không phải một không phải khác, tuy nhiên có sự sai biệt như “đồng và dị” hay “tổng và biệt”.



Tu học chữ Lìa để Giác Ngộ theo lời dạy Đức Như Lai, tuy nhiên phải nhận ra Lìa là lìa cái gì? Nếu không thì sẽ ngớ ngẩn như vị ngoại đạo theo trong Kinh sau đây: Có vị ngoại đạo tu hành có được ngoại thần thông rất là hy hữu, nhiều người thán phục. Vị đó nghe danh tiếng của Thế Tôn liền tìm đến để xin học Pháp giải thoát. Khi đến vị đó hai tay cầm hai cây đại thụ cung kính dâng lên đức Thế Tôn để được nghe Pháp.

Đức Thế Tôn dạy ông ta rằng: “Buông xuống! thì ông ta buông cây bên tay trái xuống, Thế Tôn lại bảo buông xuống, thì ông buông cây bên phải xuống. Đức Thế Tôn lại bảo ông ta buông xuống thì ông ta ngớ ngẩn giơ hai tay ra chứng tỏ rằng ông ta không còn gì để buông bỏ nữa hết…

Nhiều vị tu hành không biết quay về tự tâm thì dù cho có đại thần thông đi nữa cũng rơi vào vô thường ngớ ngẩn mà thôi.

Tất cả Giáo Pháp hiện cóNguyên Thủy hay Đại Thừa hay những bộ luận đồ sộ tranh luận về “cứu cánh”. Tuy nhiêntranh luận như thế nào cũng xoay quanh tâm điểm con người lịch sửĐức Thế Tôn. Không một lần nào phủ nhận lịch sử vì đó là sự thật, dù vậy bằng mắt thấy tai nghe để phán đoán rằng lịch sử đó là duy nhất thì chắc chắn rằng sự phán đoán đó rớt vào cục bộ vì thật ra mắt không thấy, tai không nghe, mà mắt thấy, tai nghe đó là do tâm thức hướng dẫn, giống như xác chết cũng có mắt, có tai đó mà đâu có thấy nghe.

Hay như chiến tranh Việt Nam những người bình dân tay lấm chân bùn có ăn hôm nay không biết ngày mai, thì chỉ biết rằng quân đội miền bắc thắng quân đội miền nam, còn những vấn đề liên quan đến gần một nửa thế giới, hay sự cạnh tranh về học thuyết thì đó là những thứ xa xỉ không hoàn toàn liên quan tới họ.

Đức Thế Tôn Như Lai dạy rằng: “Những gì thế gian thấy biết thì ta cũng thấy biết, những gì ta thấy biết thì người thế gian không thấy không biết”. Sự thấy biết khác biệt trùng trùng không ai giống ai khi cùng nhìn một vật, thật vậy cái vật tuy là hiện hữu, nhưng cái thấy không phải là vật.

Để quán triệt chữ “Lìa” trong kinh Viên Giác Đức Như Lai dạy người tu học, chúng ta đi vào lịch sử bằng hai sự thấy biết.

1. Sự thấy biết bằng tâm thức
2. Sự thấy biết bằng trí tuệ

Thứ nhất sự thấy biết bằng tâm thức đó là sự thấy biết rõ ràng rằng Đức Thế Tôn sanh ra có cha là vua Tịnh Phạn và mẹ là Hoàng Hậu Maya vào thời gian đó … lớn lên rồi có vợ là công chúa Da-du có con là La-hầu-la ở trong cung hưởng thọ ngũ dục…đúng theo những gì mà lịch sử trong kinh Nguyên Thủy ghi lại.

Thứ hai: Thế nào thấy biết bằng Trí Tuệ? Không như Tâm Thức thấy biết phải nương vì vậy nó bị lệch lạc. Còn Trí Tuệ thấy biết không còn nương, không còn qua trung gian nên sự thấy biết chân thật. Vì là Trí nên cái Thấy dẫn cái Biết rồi cái Biết mở cái Trí. Còn tâm thức thì cái biết dẫn cái thấy, vì cái thấy bị định hình bởi cái biết.

Người tu họctrí tuệ cũng không phủ định lịch sử, tuy nhiên người Nhị Thừa chỉ biết cái quả sinh, còn trí tuệ thì thấy nhân sinh. Nhân sinh như thế nào? Nhân sinh có ba cấp bậc.

1. Nói chung phàm phu nhập thai không biết, sinh ra không biết.
2. Bậc Thánh có định lực nhập thai thì biết, sinh ra quên hết.
3. Bậc thị hiện nhập thai biết nhập thai, xuất thai biết xuất thai. Không mê mờ.

Người Trí thấy sự thị hiện Đức Thế Tôn nên lịch sử lưu lại những hành vi của Ngài từ lúc nhập thai sơ sanh tu hành cho đến nhập Niết Bàn đều là “Phương tiện thiện xảo” để hóa độ chúng sanh vô cùng quý giá mà Đức Thế Tôn Như Lai dùng nhiều phương tiện thiện xảo để hóa độ chúng sanh, không chừa xót một loại hữu tình nào, phương tiện đó ứng hợp với trình độ căn cơ mỗi loài theo đó nhận lấy mà tu học.

Những người tu học chúng ta phải tin tưởng một cách không lay chuyển rằng những gì Đức Thế Tôn thuyết giảng, chỉ dạy là Ngài đã tu học và đã trải nghiệm qua chứ không phải là lí thuyết hay triết lí suông. Vậy chữ “Lìa” để được Giác Ngộ Ngài dạy trong bộ kinh tối thượng Viên Giác nói lên ý nghĩa quan trọng như thế nào? Vì là phương tiện nên mỗi phương tiện thích hợp với mỗi trình độ. Bây giờ chúng ta đi đến đoạn thời gian Thế Tôn sáu năm tu khổ hạnh và sau đó là Giác Ngộ viên mãn. Đức Như Lai dạy chúng ta tu học chữ “Lìa” để Giác Ngộ, tuy nhiên điều quan trọng là phải biết “Lìa” là “Lìa” cái gì? ở đâu?

Lìa có hai loại một là lìa cảnh, hai là lìa Tâm, lìa cảnh thì tâm được tịch tịnh, lìa Tâm thì Giác Ngộ. Đến đây chúng ta cùng nhau mở một phần cánh cửa “Tâm” Đức Như Lai để chứng kiến chữ Lìa Ngài chỉ dạy.

Sáu năm khổ hạnh Đức Như Lai vừa thực nghiệm cũng vừa chứng kiến, không như khoa học muốn thí nghiệm một cái gì thì dùng vật bên ngoài để thí nghiệm còn họ là người chứng kiến. Khi thực hiện tu Khổ Hạnh có nghĩa “ăn” chỉ giữ cho thân xác được tồn tại, rồi theo thời gian càng ngày càng giảm cho đến lúc mỗi ngày Ngài chỉ ăn một vài hạt mè, đó là tiến trình thực nghiệm khổ hạnh. Khi thực nghiệm khổ hạnh Ngài chứng kiến thân thể của Ngài vì không đủ dinh dưỡng nên mỗi ngày mỗi teo tóp lại. Trong lúc đó cái thân nó đòi hỏi sự dinh dưỡng nên cái đói bùng dậy một cách mãnh liệt. Dù vậy với ý chí không lay động Ngài vượt qua cơn đói. Đói là cảm thọ đòi hỏi của cái thân, khi cảm thọ cái đói không được thỏa mãn mà chỉ ngồi yên lặng đó để trầm tư thì cái gì nó hiện lên trong tâm Ngài?

Đến đây bắt đầu đi vào trung tâm chữ ‘Lìa”. Như chúng ta biết không một ai xóa được ký ức vì nó đã qua mà con người thì không thể đi ngược dòng thời gian được. Nó hiện ra khi đủ nhân duyên hội tụ rồi nó biến diệt khi duyên tan.

Một khi chưa chiến thắng được cái thân nó còn vọng động thì tuyệt đối không thể nào thấy được cái “Tâm”. Cho đến khi hàng phục được sự đói khát của cái thân thì cái tâm mới hiện ra. Hiện ra cái gì? Là món ngon vật lạ mà Ngài ăn hằng ngày khi còn ở hoàng cung, những bữa tiệc linh đình sơn hào hải vị… những hình ảnh đó từ trong ký ức lưu trữ nó kéo ra như những trận cuồng phong có thể làm ngã đổ những cây cổ thụ. Bất cứ sự vật nào mà sáu căn tiếp xúc rồi có sự phân biệt khởi lên thì đều được lưu lại trong tâm thức. Hình ảnh thức ăn khởi lên đó dù có cuồng bạo, có mạnh mẽ, áp lực to lớn rất khó vượt qua tuy nhiên đó chỉ là cái tâm thức thô bên ngoài.

Vậy cái chính là làm thành cái quả tâm thức thô là gì? Đó là hương, vị, xúc, thọ. Một khi chiến thắng vượt qua được hình sắc thô, thì mới đi vào cái nhân, chính cái nhân đó nó làm cho hình ảnh trở nên sống động. Vậy cái chữ “Lìa” Đức Thế Tôn chỉ cho chúng ta khi nhịn ăn là “Hương, vị, xúc, thọ”. Một khi “Lìa” được hương, vị, xúc, thọ thì hình ảnh chỉ là hình ảnh nó không còn tác động lôi cuốn.

Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 1)
Năm Tầng Pháp Như Lai Phần 2
Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34550)
08/11/2018(Xem: 13449)
08/02/2015(Xem: 51664)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.