Bốn Chân Lý Cao Thượng (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

04/01/20214:01 CH(Xem: 17953)
Bốn Chân Lý Cao Thượng (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
BỐN CHÂN LÝ CAO THƯỢNG
THE FOUR NOBLE TRUTHS

Bốn Chân Lý Cao Thượng

 

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục
Table of Content

Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Chương Một—Chapter One: Bốn Chân Lý Trong Bài Pháp Đầu Tiên—The Four Noble Truths in the First Sermon
Chương Hai—Chapter Two: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Bốn Chân Lý Cao Thượng—Overview and Meanings of The Four Noble Truths
Chương Ba—Chapter Three: Chân Lý Về Khổ—The Noble Truth of Suffering
Chương Bốn—Chapter Four: Chân Lý Về Sự Vân Tập Của Khổ—The Noble Truth of Accumulation of Suffering
Chương Năm—Chapter Five: Chân Lý Về Diệt Khổ—The Noble Truth of the Cessation of Suffering 
Chương Sáu—Chapter Six: Chân Lý Về Con Đường Diệt Khổ—The Noble Truth of the Right Way of the Cessation of Suffering
Chương Bảy—Chapter Seven: Vô Số Khổ Đau Trong Cõi Ta Bà—Innumerable Sufferings in the Saha World
Chương Tám—Chapter Eight: Những Lời Phật Dạy Về Bốn Chân Lý Cao Thượng—The Buddha’s Teachings on the Four Noble Truths
Chương Chín—Chapter Nine: Đạo Phật: Đạo Lộ Diệt Khổ—Buddhism: The Path to the Removal of Sufferings
Chương Mười—Chapter Ten: Hành Giả Tu Thiền Và Bốn Chân Lý Cao Thượng—Zen Practitioners and the Four Noble Truths

Phụ Lục—Appendices

Phụ Lục A—Appendix A: Đời Người Trầm Luân Với Ưu Tư Và Khổ Sở—Human Lives Are Circling in Worries and Miseries
Phụ Lục B—Appendix B: Khổ Đau Và Nghịch Cảnh—Sufferings and Adverse Circumstances
Phụ Lục C—Appendix C:  Khổ Đau Phiền Não—Sufferings and Afflictions 
Phụ Lục D—Appendix D: Thiền Quán Về Khổ Đau—Meditation on Suffering
Phụ Lục E—Appendix E: Lấy Khổ Đau làm Đối Tượng Tu Tập Thiền Quán—To Consider Sufferings as Subjects of Meditation 
Phụ Lục F—Appendix F: Tập Khí—Remnants of Habits
Phụ Lục G—Appendix G: Chuyển Hóa “Nội Kết”—Tranformation of “Internal Formations”                                                      
Phụ Lục H—Appendix H: Thế Giới Ta Bà & Ba Cõi Luân Hồi—The Worldly World & Three Realms Of The Rebirth Cycle
Phụ Lục I—Appendix I: Niết Bàn Giải Thoát—Deliverance of Nirvana
Tài Liệu Tham Khảo—Refrences

 

Lời Đầu Sách

 

Ngay sau khi Phật đạt được đại giác tại Bồ đề đạo tràng, ngài đã đi vào vườn Lộc uyển tại thành Ba La Nại, để giảng bài pháp đầu tiên về Trung Đạo, Tứ Thánh ĐếBát Thánh Đạo. Tại Vườn Lộc Uyển trong thành Ba La Nại, thoạt đầu Đức Phật bị năm anh em Kiều Trần Như lãng tránh, nhưng khi Đức Phật tiến lại gần họ, họ cảm nhận từ nơi Ngài có những tướng hảo rất đặc biệt, nên tất cả đều tự động đứng dậy nghênh tiếp Ngài. Sau đó năm vị đạothỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ giáo những điều Ngài đã giác ngộ. Đức Phật nhân đó đã thuyết Bài Pháp Đầu Tiên: Chuyển Bánh Xe Pháp. Ngài bắt đầu thuyết giảng: “Này các Sa Môn! Các ông nên biết rằng có bốn Chân Lý. Một là Chân Lý về Khổ. Cuộc sống đầy dẫy những khổ đau phiền não như già, bệnh, bất hạnh và chết chóc. Con người luôn chạy theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ tìm thấy khổ đau. Mà ngay khi có được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì những lạc thú nầy. Không có nơi nào mà con người tìm thấy được sự thỏa mãn thật sự hay an lạc hoàn toàn cả. Thứ hai là Chân Lý về Nguyên Nhân của Khổ. Khi tâm chúng ta chứa đầy lòng tham dụcvọng tưởng chúng ta sẽ gặp mọi điều đau khổ. Thứ ba là Chân Lý về sự Chấm dứt Khổ. Khi tâm chúng ta tháo gỡ hết tham dụcvọng tưởng thì sự khổ đau sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc không diễn tả được bằng lời. Cuối cùngChân Lý về Đạo Diệt Khổ, con đường giúp chúng ta đạt được trí tuệ tối thượng.” Bài pháp đầu tiên này của đức Phật đã trở thành cốt lõi của giáo pháp nhà Phật.

Vào khoảng năm 2009, Thiện Phúc đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản, gồm 8 tập. Tuy nhiên, quả là rất khó đặc biệt là người tại gia với nhiều gia vụ đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 6184 trang giấy khổ lớn. Vì vậy mà Thiện Phúc đã trích chương 20 trong tập II ra, cố gắng biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ có nhan đề là Bốn Chân Lý Cao Thượng. Quyển sách nhỏ có tựa đề “Bốn Chân Lý Cao Thượng” này không phải là một nghiên cứu về triết lý sống, mà nó chỉ đơn thuần trình bày bài pháp đầu tiên của đức Phật, một bậc giác ngộ vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu Phật không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Bốn Chân Lý Cao Thượng” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

Thiện Phúc

 

Preface

 

Right after the Buddha’s Enlightenment at Buddha Gaya, He moved slowly across India until he reached the Deer Park near Benares, where he preached to five ascetics his First Sermon. The Sermon preached about the Middle Way between all extremes, the Four Noble Truths and the Noble Eightfold Path. In the Deer Park, Benares, at first the Buddha was ignored by the five brothers of Kaundinya, but as the Buddha approached them, they felt that there was something very special about him, so they automatically stood up as He drew near. Then the five men, with great respect, invited the Buddha to teach them what He has enlightened. So, the Buddha delivered His First Teaching: Turning the Wheel of the Dharma. He began to preach: “O monk! You must know that there are Four Noble Truths. The first is the Noble Truth of Suffering. Life is filled with the miseries and afflictions of old age, sickness, unhappiness and death. People chase after pleasure but find only pain. Even when they do find something pleasant they soon grow tired of it. Nowhere is there any real satisfaction or perfect peace. The second is the Noble Truth of the Cause of Suffering. When our mind is filled with greed and desire and wandering thoughts, sufferings of all types follow. The third is the Noble Truth of the End of Suffering. When we remove all craving, desire, and wandering thoughts from our mind, sufferings will come to an end. We shall experience undescribable happiness. And finally, the Noble Truth of the Path, the Path that helps us reach the ultimate wisdom.” This first sermon became the core teachings of Buddhism.

In around 2009, Thiện Phúc composed a set of 8 books titled “Basic Buddhist Doctrines”. However, it's really difficult for people, especially lay people with a lot of familiy duties, to read or to study the total of 6,184 big-sized pages. So, Thiện Phúc extracted Chapter 20 in Volume II, tried to revise and publish it as a small book titled “The Four Noble Truths”. This little book titled “The Four Noble Truths” is not a philosiphical study of life, but a book that simply presents the first sermon of the Buddha, the Great Enlightened in human history. Devout Buddhists should always remember that cultivation in Buddhism does not necessarily mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. The Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The Four Noble Truths” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness. 

 Thiện Phúc

pdf_download_2
Bốn Chân Lý Cao Thượng - Thiện Phúc


Xem thêm sách:
Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Nhiệm Màu - Tứ Thánh Đế- Bốn Chân Lý Cao Cả) (Nhiều tác Giả)
Người học Phật có thể hiểu sai và tu sai Tứ Diệu Đế (Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh)



.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48425)
11/08/2013(Xem: 43813)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.