Chương 3. Các Phẩm Tính Của Pháp

08/03/20218:30 SA(Xem: 3589)
Chương 3. Các Phẩm Tính Của Pháp

PHẦN II. PHÁP

___________
CHƯƠNG 3
CÁC PHẨM TÍNH CỦA PHÁP

THƯỢNG TỌA BỘ

 

Đặc tính tổng thể của Pháp

‘Pháp’ (Pāli. Dhamma, Skt. Dharma) là một từ có nhiều tầng ý nghĩa. Là trân bảo thứ hai trong ba đối tượng quy kỉnh của Phật tử (‘Tam quy’: xem *Th.93), trong đó Pháp được dùng ở dạng số ít, hàm nghĩa lời dạy của đức Phật: giáo pháp; thực tại và nguyên lý mà các pháp này nói đến là Mô thức Thực tại: lý pháp; đạo lộ giải thoát khỏi khổ đau là trọng tâm chính của giáo pháp, và nó phù hợp với bản chất của thực tại; và đỉnh cao tối hậu của đạo lộ này, tức Niết-bàn: chứng pháp.

Pháp cũng có thể có nghĩa là một cái gì đó như ‘đức hạnh’, ‘công lý’, ‘công chính, đạo lý’, như khi một vị vua được cho là cai trị theo Pháp, tức là một cách công chính, hợp đạo lý. Khi được dùng theo số nhiều, dhamma/dharma có thể chỉ cho một yếu tố tâm lý hay một hiện tượng, theo nghĩa rộng nhất (pháp hữu vi); hoặc chỉ cho một sự vật có thật hay tưởng tượng, đối tượng của ý thức (pháp xứ hay pháp giới); hoặc chỉ cho một nguyên lý, chân lý hoặc mô thức thực tại (ví dụ: bốn Thánh đế (xem *L.27 và gần cuối *Th.138)).

Th.12 Các phẩm tánh của Pháp

Phần đầu tiên của đoạn này trích từ một đoạn văn thường được tụng bằng tiếng Pāli trong các lễ sám, cũng như được chiêm niệm trong tu tập tùy niệm.

‘Thưa Tôn giả Gotama,…được nói là pháp hiện kiến, pháp hiện kiến (dhamma/pháp: chân lý/ thực tại; sandiṭṭhiko: hiện kiến hiện chứng, được thấy/ chứng ngộ ngay trong hiện tại), phi thời (ākaliko: không lệ thuộc thời gian, kết quả tức thì, không trì hoãn), cận quán (ehipassiko: hãy đến để thấy), dẫn đạo (opanayiko: hướng dẫn thực hành tiến đến cứu cánh), trí giả nội chứng (paccattaṃ veditabbo viññūhi: chỉ được chứng nghiệm nội tại bởi kẻ trí), nói thế có nghĩa là gì?

‘Này bà-la-môn, người bị tham ái chế ngự, tâm bị nắm chặt… dẫn đến hại mình, hại người, hại cả hai, cảm thọ tâm khổ, tâm ưu. Nhưng khi tham ái được đoạn trừ, người ấy bị dẫn đến tự hại, hại người, hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ, tâm ưu. Đó được nói là, pháp hiện kiến [Lặp lại như trên về bị sân hận, ngu si chế ngự... đoạn trừ... Kinh khác có nội dung tương đương, chỉ khác ở chỗ thay từ ‘pháp’ (dhamma) bằng từ ‘Niết-bàn’ nibbāna).]

Aññatara Brāhmana and Nibbāna Suttas: Aṅguttara-nikāya I.156– 157, dịch Anh P.H.

Th.13 Pháp thâm sâu

Trong đoạn này, đức Phật nói về Pháp thâm sâu mà Ngài đã kinh nghiệm khi giác ngộ. Sau đó Ngài giải thích điều này theo hai phương diện: một mặt, chuỗi quan hệ duyên khởi (xem đoạn *Th.156-168), tức là chuỗi tiếp nối của các điều kiện dẫn đến tái sinh và dòng tương tục của khổ, và ngược lại, là Niết-bàn, chấm dứt tất cả những điều kiện tiếp nối như vậy. Không như Niết-bàn, lý duyên khởi không phải là pháp để quy y, nương tựa, nhưng được hiểu là một phần thuộc về pháp, tức là đạo.

Pháp mà Ta đã chứng ngộ này thật là sâu xa, khó thấy và khó hiểu, tịch tĩnh, vi diệu, vượt ngoài khả năng suy luận, chỉ được chứng nghiệm bởi kẻ trí. Nhưng quần chúng này thì ái lạc chấp tàng (ālayarāma: lạc a-lại-da), khoái lạc chấp tàng (ālayata: hân a-lại-da), hỷ lạc chấp tàng (ālayasammudita: hỉ a-lại-da). Thật khó cho quần chúng như vậy có thể thấy được pháp này, tức là, y duyên tánh duyên khởi (idappaccayatā paṭiccasamupādo). Và thật khó thấy pháp này, tức là, sự tịnh chỉ tất cả hành, xả ly tất cả sanh y (upadhi), ái tận, ly tham, tịch diệt, Niết-bàn.<br><br>Ariya-pariyesanā Sutta: Majjhima-nikāya I.167, dịch Anh P.H.

 

Mục đích tu Phật

 

Th.14 Mục đích của đời sống phạm hạnh

 

Này các tỳ-kheo, phạm hạnh này không sống để lừa dối mọi người, không vì để phù phiếm với mọi người, không vì lợi ích của lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, không vì mục đích bảo vệ chủ kiến của mình, không với ý nghĩ ‘Mong sao mọi người biết ta’. Này các tỳ-kheo, phạm hạnh ấy được sống với mục đích chế ngự, đoạn trừ, ly tham, diệt tận (khổ đau).

Uruvela-vagga Brahmacariya Sutta: Aṅguttara-nikāya II.26, dịch Anh P.D.P.

 

Thái độ đối với các đạo giáo khác

 

Th.15 Pháp không nhắm cải đạo người khác mà để giúp mọi người sống tốt hơn

Trong đoạn văn này, đức Phật nói chuyện với một du sĩ ngoại đạo, khẳng định Ngài muốn giúp mọi người tu đạo tiến bộ chứ không vì mục đích thu phục đệ tử.185

Này Nigrodha, có thể ông nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama nói vậy là muốn thu đệ tử.’ Chớ nghĩ như vậy. Tôn sư các ông là ai, vẫn là tôn sư của các ông. Có thể ông nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama nói vậy là muốn chúng ta từ bỏ giáo thuyết của mình’.… ‘Ông ấy muốn đặt chúng ta vào những pháp bất thiện mà các tôn sư tiền bối của chúng ta xem là bất thiện.’… ‘Ông ấy muốn chúng ta xa lánh những thiện pháp mà các tôn sư tiền bối của chúng ta xem là thiện’. Chớ có nghĩ như vậy. Những gì là pháp thiện mà các tôn sư của các ông xem là thiện, hãy cứ xem là thiện. Này Nigrodha, Ta thuyết không phải vì những mục đích ấy.

Này Nigrodha, có những pháp bất thiện mà không được từ bỏ, làm cho ô nhiễm, dẫn đến tái sanh, mang lại khổ não, kết quả của khổ, già, bệnh, chết trong tương lai. Những pháp ấy, Ta thuyết pháp để diệt trừ các pháp ấy. Nếu các ông thực hành đúng theo lời giảng dạy, các pháp ô nhiễm của các ông được trừ diệt, các pháp thanh tịnh được tăng trưởng, và các ông sẽ bằng thắng trí tự mình giác chứng và an trụ, ngay trong hiện tại, trí tuệ viên mãn, quảng đại.’

Udumbarika-sīhanāda Sutta: Dīgha-nikāya III.56–57, dịch Anh P.D.P.

 

Tranh luậnkhoan dung

 

Th.16 Phật khuyên bảo đệ tử đáp ứng những chỉ trích và cáo buộc như thế nào

 

Đoạn này Phật khuyến cáo các đệ tử nên đánh giá bình tĩnh về bất kỳ lời chỉ trích hay lời khen ngợi nào đối với Phật, Pháp hay Tăng (hội chúng Phật giáo).

‘Này các tỳ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ông chớ nên vì vậy mà sanh phẫn nộ, không xứng ý. Nếu các ông do vậy phẫn nộ, không xứng ý, như vậy sẽ có hại cho các ông. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, mà các ông phẫn nộ, không xứng ý, thế thì các ông có thể biết được những lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai chăng?’ ‘Bạch Thế Tôn, không thể được.’

‘Nhưng khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ông nên nêu rõ những gì không đúng sự thật là không đúng sự thật, chỉ rỏ “điều này như thế là không đúng sự thật; như thế là không chính xác; điều (xấu) này không có giữa chúng tôi…”.

‘Này các tỳ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, các ông không nên vì vậy hoan hỷ, vui mừng, hớn hở… sẽ có hại cho các ông. Khi có người tán thán Ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, các ông hãy thừa nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật, nói rằng “điểm này như thế này là đúng sự thật, điểm này như thế này là chính xác, điều (tốt) này có giữa chúng tôi,…”.’<br><br>Brahma-jāla Sutta: Dīgha-nikāya I.2–3, dịch Anh P.D.P.

 

Giáo pháp chú trọng thực hành

 

Th.21 Đức Phật dạy những gì được chứng nghiệmthiết thực

Khi giáo huấn một người nào đó, đức Phật chọn lựa từ những gì Ngài đã thực chứng, thấy là thiết thực tu hành cho người nghe, dù người thấy điều ấy dễ chịu hay không.<br><br>

Cũng vậy, này vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, hư ngụy, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, không hư ngụy, nhưng không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, không hư ngụy, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây Như Lai biết đúng thời để nói lời nói ấy.…[Ba mẫu văn trên được lặp lại với ‘khiến những người khác ưa thích’ thay cho ‘khiến những người khác không ưa thích’.] Vì sao vậy? Bởi vì Như Lai thương tưởng các hữu tình.Abhaya-rājakumāra Sutta: Majjhima-nikāya I.395, dịch Anh P.H.

 

Th.22 Hiểu pháp đúng và sai

Trong đoạn này, đức Phật đáp lời một tỳ-kheo tuyên bố rằng hành dục lạc không gây chướng ngại đạo. Ngài xem ông ấy như một người tìm lỗi chỉ có ý định khoa trương kiến giải riêng của mình, chứ không vận dụng giáo pháp một cách thích hợp.

Này các tỳ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp… Học các pháp này, nhưng không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Do không quán sát ý nghĩa, không suy ngẫm mà nhẫn thọ. Những người ấy học pháp chỉ vì có lợi để chỉ trích người khác hay chỉ để khoa trương kiến giải. Dù học pháp với mục đích gì, họ cũng không đạt được. Những pháp được nắm giữ sai lầm ấy dẫn họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài.… Ví như một người cần có rắn, tìm kiếm rắn, đi khắp nơi để tìm, rồi thấy một con rắn lớn, và bắt nó ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn tay người đó, hay cắn chi phần nào khác. Do nhân này, người đó có thể bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Vì nắm bắt con rắn một cách sai lầm.

Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.133–134, dịch Anh P.D.P.

 

Con đường dẫn đến trí giải thoát

 

Th.25 Y chỉ thể nghiệm thực chứng, không y chỉ tông truyền hay lý luận

 

Phần đầu đoạn trích ở đây phê phán các cơ sở khác nhau làm y cứ cho đời sống tu tập. Cơ sở thứ nhất là y chỉ một vị thầy tự cho là có nhất thiết trí không gián đoạn, nhưng gặp phải những điều không hay không lường trước, rồi sau đó lại biện hộ ‘Sự việc đó nhất định phải như vậy’. Phần trích dẫn của đoạn này phê bình việc y chỉ vào một giáo nghĩa tông truyền hoặc y chỉ lý luận tư biện. Trong phần thứ hai, đức Phật nêu rõ tri kiến của Ngài do thể nghiệm thực chứng.
Này Sandaka, ở đây có những tôn sư là những vị y chỉ sư truyền, cho rằng những gì được nghe từ sư truyềnchân thật. Y chỉ sư truyền, những vị ấy thuyết pháp dựa vào kinh giáo được truyền qua các thế hệ rằng ‘điều này được nói như vầy’, ‘điều này được nói như vầy’ phù hợp với thánh tạng của giáo pháp truyền thừa. Nhưng với ai y chỉ sư truyền… vị ấy có thể ghi nhớ rõ hoặc không ghi nhớ rõ. Lại nữa, nó có thể là như thực, có thể không như thực… Này Sandaka, đây là phạm hạnh không an ổn thứ hai, được Thế Tôn, vị Tri Giả, Kiến Giả… tuyên bố. Và ở đây người có trí không thể tự mình trụ phạm hạnh ấy, và nếu trụ, thì không thể thành đạt chánh lý, thiện pháp.
Lại nữa, này Sandaka, ở đây có vị đạo sư là nhà lý luận, là nhà thẩm sát. Vị này thuyết pháp dựa trên những gì tự mình rõ, đả phá bằng lý luận, tùy hành theo thẩm sát. Trong trường hợp nhà lý luận, nhà thẩm sát, vị ấy có phần khéo lý luận, có phần không khéo lý luận. Cũng có thể là như thực, có thể không như thực.… (Như đã nói) điều này, này Sandaka, đây là phạm hạnh không an ổn thứ ba, được Thế Tôn, vị Tri Giả, Kiến Giả… tuyên bố.…Sandaka Sutta: Majjhima-nikāya I.520, dịch Anh P.D.P.

 

ĐẠI THỪA

Những phẩm tính của Pháp

 

M.14 Tôn Kính Pháp

Trong chương này, Pháp chủ yếu là những giáo thuyết uyên áo của Phật.

‘Bạch Thế Tôn, con nghe nói, trong tất cả cúng dường, cúng dường pháp là tối thượng. Vậy, bạch Thế Tôn, thế nào là cúng dường pháp?<br><br>

Thế Tôn dạy, ‘Thiện nam tử! Cúng dường Pháp là cúng dường những gì được Như Lai (Tathāgata) thuyết giảng. Đó là cúng dường các Kinh điển thậm thâm vi diệu và tương tợ thậm thâm vi diệu, đối trị tất cả thế gian, khó tín thọ, khó dò, khó thấy, khó hiểu, cực kỳ vi tế, cực kỳ vi diệu, khó lý giải. Pháp ấy bao gồm cả Bồ-tát tạng, được ấn trì bởi dấu ấn của các tổng trì và các kinh, khai thị Pháp luân không thối chuyển, là nguồn cội phát xuất sáu ba-la-mật, 196 nhiếp trì những ai cần được nhiếp trì, tùy hành cùng ba mươi bảy đạo phẩm197 dẫn đến giác ngộ198 và dẫn đạo bảy giác chi, hướng chúng sinh vào đại bi và thuyết giáo đại từ, dẫn tránh xa Ma thuyết (Māra) 199 và diễn giải pháp duyên khởi 200 , tuyên thuyết vô ngã, vô chúng sinh, vô mạng giả và vô nhân xưng, tuyên thuyết không, vô tướng, vô nguyện, vô tác hành201, dẫn đến bồ-đề đạo tràngchuyển Pháp luân, được chư thiên, long, dạ-xoa, càn-thát-bà202 lễ bái tán dương, duy trì mạng mạch chánh pháp không đứt đoạn, nhiếp trì kho báu của chánh pháp, dẫn chúng sanh thú nhập tối thượng cúng dường pháp, được tất cả Hiền Thánh nhiếp thọ, khai phát tất cả sở hành của Bồ-tát, dẫn vào chỗ quy thú của thật tướng các pháp, xuất sanh tổng yếu các pháp vô thường, khổ, vô ngã, tịch tĩnh, chỉ ra uy lực tác hại của ác giới, cứu hộ tất cả thoát khỏi kinh sợ bởi chấp trước tà kiến, ác luận của ngoại đạo, được nhất thiết chư Phật tán dương, là đối trị phần của luân hồi, khai thị Niết-bàn an lạc. Tuyên thuyết, khai thị, thọ trì, quán sát những kinh giáo với các hình thức như vậy, nhiếp thọ chánh pháp, đây gọi là cúng dường pháp.

Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra,ch. 12, sections 10–11, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

 

Lý do quyết định tu Phật

 

M.17 Đức Phật vị Đạo Sư xử lý tính bạc nhược của con người

 

Đoạn này phác họa tình cảnh chúng sinh vô minhthỉnh Phật cứu hộ.

2. Bị tham dục bao quanh, bị tường thành của ngã mạn kiên cố vây hãm, cấu thành tam hữu, pháo đài to lớn này chính là ba cõi.211

3. Chính vì bị ném vào trong vọng tưởngvô minh, bị tam độc thiêu đốt, cho nên (ở đây) luôn bị quyền lực của Ma vương sai sử. Đây là nơi cư ngụ của những trẻ dại ngu si.

4. Họ bị xích xiềng tham dục trói buộc, gian dối diệt chánh hành. Họ bị lưu chuyển trong ác đạo, nghi hoặcdo dự làm mắt mù lòa.

5. Do tật đố và keo kiệt trói buộc, họ bị dẫn vào những cõi bất hạnh, như ngạ quỷ, súc sinh hoặc địa ngục. Vì bị sanh, già, bệnh, chết bức bách, nên họ bị nghiệp kéo lôi vào chốn luân hồi mông muội.

6. Đại bi vô thượng như ánh trăng rằm, tuệ quang như mặt trời rực rỡ hiện ra diệt đại dương phiền não nhiễm ô, chiếu xuống con.

7. Ánh trăng rằm đại từ, tuệ quang an chúng sinh, bình đẳng chiếu khắp nơi. Con nguyện được nguyệt vương chiếu soi.

8. Là vua của tất cả Pháp giới, binh đoàn là tịnh Pháp, thường chuyển chánh pháp luân. Con nguyện được diệu Pháp này chuyển hóa.

9. Con nguyện đắc bồ-đề. Con tích tập thiện nghiệp hạnh, và làm lợi ích mọi chúng sinh. Nguyện đấng Đại Đạo Sư che chở cho con.

10. (Được) trang nghiêm thân bằng áo giáp nhẫn nhục, nắm chặt thanh kiếm trí, và nhờ thế, trong ác đạo Ma vương, nguyện giúp con được cứu thoát.

Gaṇḍavyūha Sūtra, Taishō vol.9, text 278, p.688b14–c02, dịch Anh T.T.S. and D.S.

 

Tranh chấpbao dung

 

M.18 Bồ-tát không dự phần tranh chấp

Đoạn này xem Bồ-tát như là người cảm động nhân tâm bằng tính bao dung dù khi những tranh chấp ác liệt bao vây.<br><br>Bồ-tát Vô Biên Trang Nghiêm (Anantavyūha) hướng Phật bạch rằng, ‘Bạch Thế Tôn, vào thời vị lai, khi mà những tranh luận khởi lên, bấy giờ con người đầy bám chấp sẽ đấu tranh khốc liệt lẫn nhau, ba độc hưng phát và chánh pháp bị rối loạn. Lúc bấy giờ, chư Bồ-tát, dốc hết đại bi, hiện thân nhẫn nại ở giữa những thảm cảnh này, để lưu bố pháp này mà không tranh luận. Vì không tham gia tranh luận, nên họ nhiếp thụ đại từ đại bi và tích tập tất cả sức mạnh của thiện căn.’ Ananta-mukha-pariśodhana-nirdeśa, section 2 of the Mahā- ratnakūṭa Sūtra, Taishō vol.11, text 310, p.21a11–15, dịch Anh T.T.S. & D.S.

M.19 Chân như vô tránh

Đoạn này xem ‘sự vật nó như là nó’ – bản tính như thực của thực tại, thường được dịch là ‘như’ hay ‘chân như’– vì vượt trên ngôn từtranh luận, cho nên những ai tùy thuận chân như sẽ không tranh luận với chúng sinh (cf. *Th.17).

 

Pháp là phương tiện đưa tới cứu cánh

 

M.20 Pháp không phải là để bám chấp

Đoạn này lặp lại từ đoạn *Th.23, ví dụ pháp như chiếc bè đưa hành giả vượt sông mê sang bờ giác (Niết-bàn); Pháp dụ cho phương tiện, một khi tới đích thì nên buông bỏ.

Này Tu-bồ-đề (Subhūti), Bồ-tát ma-ha-tát, không bám chấp pháp, cũng không bám chấp những gì là phi pháp. Đây là điều mà Như Lai có ý nói, ‘Ông nên biết rằng, pháp được tuyên thuyết, như chiếc bè. Chánh pháp còn phải buông xả, hà huống phi pháp.’Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 6, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.21 Con đường dẫn đến trí tuệ

Bồ-tát cần phải tu tập các công đức dẫn đến giác ngộ, mà không xem các công này là có thực tính để có thể bám nắm. Bấy giờ, trưởng lão Tu-bồ-đề (Subhūti) bạch Phật: “Thế Tôn, như vậy thì, bát-nhã ba-la-mật-đa này quả thật tối uyên thâm. Không có người tu, không có pháp được tu, không có chỗ để tu xứ, và cũng không do đây mà được tu tập. Tại sao vậy? Đó là vì trong nghĩa thậm thâm của bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí thiểu không có phần nào pháp có thực để có thể gọi là người tu, pháp được tu, chỗ để tu, hoặc do đây mà tu.

Bạch Thế Tôn, nếu tu hư không, đó là tu bát-nhã ba-la-mật- đa. Tu chứng tất cả pháp là tu bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu pháp không có thực là tu bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu cái không có gì là tu bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu cái không nhiếp thọ là tu bát- nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ diệt pháp là tu bát-nhã ba-la-mật-đa. Mahā-prajñāpāramitā Sūtra, Taishōvol. 7, text 220, pp.617c03– c12, dịch Anh T.T.S. and D.S.

 

Giáo pháp phân định tùy căn cơ, thu nhiếp tất cả

 

M.22 Đức Phật thuyết pháp tùy thuận căn cơ của thính chúng

Đoạn này trích dịch từ Kinh Pháp Hoa, trong đó đức Phật chỉ rõ rằng, Ngài đã dùng phương tiện thiện xảo để dẫn dắt chúng sinh, vì biết rằng có nhiều ý hướng khác nhau. Với những người hạ căn, thì Phật dạy, cứu cánh là Niết-bàn, hàm nghĩa giải thoát cá nhân khỏi sinh tử luân hồi. Giáo pháp này chỉ là một trong ba thừa (yāna: cỗ xe) mà thôi (xem*M.64-7).

Thừa (cỗ xe) thứ hai là thừa dẫn đến chứng quả Độc Giác – tuy trí tuệ kiên cố, nhưng vẫn không đủ tâm bi để giáo hóa thuần thục chúng sinh. Thứ ba là thừa (cỗ xe) dẫn đến chứng đắc Phật quả viên mãn, đức Phật viên mãn đại tríđại bi. Thực tế, tất cả chúng sanh đều có thể đạt được cứu cánh này, là mục đích mà Phật chỉ rõ trong Kinh Pháp Hoa. Hai thừa đầu tiên chỉ là hai thừa phương tiện, mà mục đích chưa phải là cứu cánh đích thực tối thượng.

42. Hãy lắng nghe, này Xá-lợi-phất! Chư Phật, Đại Đạo Sư, bằng vô số trăm nghìn phương tiện thiện xảotuyên thuyết Phật Pháp, các Vô thượng Đại trượng phu.

43. Ta vốn biết những ý hướng, phẩm hạnh, những xu hướng sai biệt và những nghiệp thù thắng của vô lượng chúng sinh, cũng như các thiện nghiệp trong quá khứ được tạo tác thành tựu.

44. Và Ta đã dẫn những chúng sinh này đến với Pháp bằng vô số sai biệt ngôn từ, diễn giải; bằng vô số nhân duyên, thí dụ khiến cho vô lượng chúng sinh hoan hỷ.

45. Ta đã tuyên thuyết các khế kinh (sūtra) và kệ tụng (gāthā), bản sanh (jātaka)213, bản sự (itivṛttaka), vị tằng hữu (adbhuta), nhân duyên (nidāna), và trăm nghìn thí dụ (aupamya). Ta đã thuyết bằng vi diệu ứng tụng (geya), và luận nghị (upadeśa).

 

KIM CANG THỪA - Phẩm tính của Pháp

 

V.7 Thử nghiệm pháp

Đoạn này cho rằng Phật Pháp nên được tiếp nhận một cách có phê phán, hơn là chỉ tin tưởng mù quáng; được trích dịch từ tác phẩm của một luận sư Trung luận (Mādhyamika) Ấn- độ là Tịch Hộ (Śāntarakṣita) (khoảng 680–740), người đầu tiên hỗ trợ thiết lập Phật giáo tại Tây Tạng.

Này các tỳ-kheo, những ai đa văn chỉ nên tiếp nhận những gì Ta nói sau khi đã thẩm sát, chứ không phải chỉ vì tôn kính – cũng như người thử vàng, bằng cách nung, cắt, và mài giũa.

Tattvasaṅgraha v. 3588, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

V.7 Chân hạnh phúc chỉ có thể đạt được bằng thực chứng Pháp

Milarepa (Mi la ras pa, c. 1052–c.1135) là một trong những du-già sư và thi nhân nổi tiếng nhất của Tây Tạng. Ngài là đệ tử của đại dịch sư Marpa (1012-1097), và một nhân vật chính trong lịch sử phái Kagyupa của Phật giáo Tây Tạng. Ngài được mọi người biết đến nhiều nhất qua các bài thơ tự sáng tác của mình, được sưu tập vài thế kỷ sau khi Ngài qua đời ở Mila Gurbum, gọi là “Một trăm ngàn bài ca của Milarepa”.216 Đoạn dưới đây, so sánh an lạc của hành giả du-già mật tục chân chánh với sự không an lạc của ‘những kẻ hành Pháp’ giả dối và tự phụ, là một trong những bài ca nổi tiếng nhất của Ngài. Chủ điểm của bài ca là an lạc chân thật chỉ có thể đạt được do thực chứng Pháp.

Thấy rõ tự tánh của chính mình, thấu rõ các pháp bản lai như thật, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Tâm đuổi theo vọng tưởng, tự khốn tự bức khổ, như vậy người học pháp, mọi thời đều khổ não.

Trụ tự tâm an nhiên, bản tánh tịnh bất động,217 như vậy du- già sĩ, mọi thời đều an lạc. Tâm đuổi theo vọng cảnh, chế ngự bởi tham sân, như vậy người học pháp, mọi thời hằng ưu khổ. Tỏ ngộ tất cả pháp, thảy đều là Pháp thân218 không sợ, mong, nghi hoặc, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Ba hoa nói vô nghĩa, bị tám gió219 xoay vần, như vậy người học pháp, mọi thời đều khổ não.

 

Lược giải về Pháp

 

V.7 Đèn soi Nẻo Giác

‘Bồ-đề đạo đăng luận’ (Skt. Bodhi-patha-pradīpa) là một tác phẩm có tầm quan trọng cực kỳ trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Nó được viết bởi Đại đạo sư Atiśa (982-1054), hay còn gọi là Dīpaṃkara Śrījñāna (Nhiên Đăng Cát Tường Trí), vị tiền phong phục hưng Phật giáoTây Tạng, được gọi là ‘hậu truyền’ của Chánh Pháp. Vốn là một vị tôn trưởng và tu sĩ học giả được tôn kínhđại học tu viện Siêu Giới (Vikramaśīla), Ngài được thỉnh đến Tây Tạng vào những năm cuối đời. Các hoạt động hoằng pháp của Ngài đã dẫn đến sự hình thành một trật tự tôn giáo mới, của phái Kadampa. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ngài, được dịch toàn bộ, là một bản tóm tắt ngắn gọn về quan niệm hậu kỳ Đại thừaKim cang thừa về đạo lộ Phật giáo khi nó được truyền sang Tây Tạng vào thời đó.222

[Dẫn nhập] Kính lễ Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử

1. Kính lễ tam thế Tối Thắng Tôn, cùng với giáo pháp và Tăng-già. Do đệ tử Bồ-đề Quang,224 con thắp ngọn đèn soi nẻo giác.

2. Do căn có ba hạng: hạ, trung và thượng sĩ. Tôi kể từng hạng một, và giải thích sai biệt.

3. Hạng sĩ phu hạ căn, luôn tìm mọi phương tiện, chỉ lợi ích mình, chỉ theo vui sanh tử.

4. Quay lưng lạc ba hữu, tránh xa các nghiệp ác, chỉ mong ta tịch tĩnh, đây là hạng trung sĩ.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 109894)
10/10/2010(Xem: 106083)
10/10/2010(Xem: 108495)
10/08/2010(Xem: 111399)
08/08/2010(Xem: 116979)
21/03/2015(Xem: 21767)
27/10/2012(Xem: 64997)
09/09/2017(Xem: 10791)
02/09/2019(Xem: 7675)
09/04/2016(Xem: 13753)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.