Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021
CHƯƠNG II
CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐỨC PHẬT
THƯỢNG TỌA BỘ
PHẨM CHẤT CỦA ĐỨC PHẬT
Th.1 Các đặc tính của Phật
Đây là phần đoạn văn về Ba Nương Tựa (xem Th.93) thường xem được trì tụng bằng tiếng Pāli trong các trường hợp cầu nguyện, cũng như được quán tưởng trong các thiền định tùy niệm.
Ở đây, này các Tỳ-kheo, bậc thánh có sẵn niềm tin kiên cố về đức Phật như sau: “Đức Thế Tôn là bậc A-la-hán, đức Phật tỉnh thức hoàn toàn, có sẵn tuệ tri và phẩm hạnh, bậc Thiện Thệ, bậc hiểu biết về các thế giới, bậc huấn luyện con người được thuần phục không ai sánh được, bậc thầy của trời và người, bậc tỉnh thức đức Thế Tôn.”
(Kinh Vua: Kinh Tương ưng V. 343, do P.H. dịch tiếng Anh).
QUAN HỆ CỦA ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI PHÁP
Bản chất của đức Phật được xem là liên hệ mật thiết với Pháp, trong ý nghĩa của các lời dạy của ngài, con đường đến mục đích Phật giáo và chính mục đích này, niết-bàn.
Th.2 Ai thấy pháp là thấy Phật
Thậm chí nếu, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo nên an trú bảy trăm dặm xa, nhưng là người không trở nên tham ái… hoặc với tâm sân hận,… (và là) người với chánh niệm hiện tại, tỉnh giác, định tĩnh, với sự nhất tâm, các giác quan được thu thúc, sau đó, người như thế thật sự ở trước mặt ta. Tại sao lại như vậy? Vì Tỳ-kheo này thấy Pháp và trong thấy Pháp, thấy ta.
(Kinh Saṅghāṭikaṇṇe: Kinh Phật thuyết như vậy 91, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.3 Đức Phật là trở thành Pháp
Trong đoan này, bậc A-la-hán Đại Ca-chiên-diên (Mahā Kaccana) mô tả đức Phật là nguồn về các sự giải thích về Pháp.
Đang biết, đức Thế Tôn biết; đang thấy, ngài thấy; ngài trở nên thấy, trở nên có tuệ tri, trở nên Pháp, trở nên tối thượng, ngài là vị nói, người tuyên thuyết, người giải thích ý nghĩa, người trao trạng thái bất tử (niết-bàn), bậc thiện xảo về Pháp, Như Lai (xem L.20).
(Kinh Mật hoàn: Kinh Trung bộ I. 111, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.4 Đức Phật là pháp hiển hiện
Những đoạn này giới thiệu thuật ngữ kết hợp “pháp thân” (Pāli: Dhamma kāya, tiếng Phạn: Dharma kāya), điều có quá nhiều được phản ánh nhiều và mở rộng trong Phật giáo Đại thừa (xem M.9-11, V. 2). Kāya có nghĩa “thân,” nhưng có nghĩa điều này trong ý nghĩa “sự tập hợp,” bao gồm sự tập hợp các đặc tính tinh thần. Trong nghĩa kết hợp, ta không thể nói liệu rằng từ đầu tiên là số ít hay số nhiều, vì vậy, pháp - có thể nghĩa là Pháp, hoặc là “các pháp,” những đặc tính được phát triển trên đường đạo. Trong đoạn đầu tiên, thuật ngữ kép là một tính từ và dường như có nghĩa là đức Phật là vị mà “thân” ngài của các đặc tính, nghĩa là nhân cách, là Pháp: ngài là bậc có thân các đặc tính Pháp, ngài hiển hiện Pháp. Việc chuẩn bị đến đoạn này được trình bày phía dưới như Th.44. Trong đoạn thứ hai, trong đó thuật ngữ kép là danh từ, Tỳ-kheo-ni A-la-hán Mahā Pajāpatī (Ma-ha ba-xà-ba-đề), mẹ kế của đức Phật, nói với đức Phật.
Này Vāseṭṭha, vì niềm tin của vị ấy về Như Lai đã cắm rễ và trở nên thiết lập, kiên cố, không lay động bởi bất kỳ Sa-môn, Bà-lamôn, trời, ma vương hoặc Phạm thiên hay bất kỳ người nào khác trên thế gian, thật là phù hợp với vị ấy khi nói rằng: “Ta là đứa con chính thống của đức Thế Tôn, được sinh ra từ miệng ngài, sinh ra từ Pháp, được sản sinh bởi Pháp, được tạo ra bởi Pháp, kế thừa giáo pháp. Nguyên nhân là gì cho điều này? Bởi vì, này Vāseṭṭha, đây là những định rõ của Như Lai, “bậc mà toàn thân (của các đặc tính) là pháp (Pháp thân),” “bậc mà toàn thân (của các đặc tính) là cao nhất (Phạm thiên),” “trở nên Pháp,” trở nên tối thượng.”
(Kinh Khởi thế nhân bổn: Kinh Trường bộ III. 84, do P.H. dịch tiếng Anh).
Ta, bậc Thiện Thệ, ta mẹ của con; ngài, này bậc trí tuệ, là cha của ta: Bạch ngài, ngài đem hạnh phúc của thiện Pháp, (vì vậy) con sinh ta từ ngài, Gotama!
Bậc thiện thệ, thân thể hình thức vật chất này của ngài được nuôi dưỡng bởi con, nhưng pháp thân không lỗi của ta (thân của các đặc tính tốt) được nuôi dưỡng bởi ngài.
(Ký sự Trưởng lão Ni kệ, phần 17, kệ 31-32: Thánh nhân ký sự (Apadāna), tr. 532, do P.H. dịch tiếng Anh).
BẢN CHẤT CỦA PHẬT
Th.5 Đức Phật đơn giản có phải là một con người?
Phần giới thiệu về đoạn văn L.38 chỉ có “ba mươi hai đặc tính của bậc đại nhân” rằng đức Phật và bậc chuyển luân thánh vương được xem là có giống nhau. Điều này chỉ ra rằng thậm chí thân thể vật lý của đức Phật được xem là tuyệt vời và được ảnh hưởng nghiệp lực bởi các sự hoàn hảo của ngài được tu bồi nhiều kiếp sống qua. Trong đoạn văn nổi bật này, một số thấy được một trong ba mươi hai đặc tính của bậc đại nhân trong dấu chân của đức Phật và nghĩ rằng chúng sanh như thế không thể là một con người. Ngài sau đó, gặp đức Phật và hỏi ngài liệu rằng ngài là trời, nhạc sĩ trời, thần tự nhiên (A-tu-la) hay một con người. Đức Phật nói ngài không phải là những điều trên (và cũng không có các đời sống tương lai trong đó ngài sẽ không phải bất kỳ ai trong họ) nhưng, đứng trên thế gian trong đó ngài phát triển ngài là, một cách chính xác, đức Phật.
Sau đó, Dona, theo các dấu chân của đức Thế Tôn, thấy ngài đang ngồi tại gốc cây: phong nhã, truyền cảm hứng tự tin, với các giác quan an tịnh và tâm an bình, đã đạt được sự chế ngự tối thượng và định tĩnh, (giống như) một con voi đực được bảo vệ và thuần thục với các giác quan được chế ngự.
Khi thấy ngài, vị ấy đi đến và nói, “Bạch ngài, có phải ngài là vị trời?” “Không, này Bà-la-môn, ta sẽ1 không là vị trời.” Có phải ngài là nhạc sĩ cõi trời?” “Không, này Bà-la-môn, ta không phải là nhạc sĩ cõi trời” “Có phải ngài là thần dược xoa?” “Không, này Bàla-môn, ta không phải là thần dược xoa.” “Có phải ngài là con người? “Không, này Bà-la-môn, ta không phải là một con người.”
“… Sau đó, vậy ngài có thể là ai?” “Này Bà-la-môn, những khuynh hướng sai lầm bởi nó - nếu chúng không được từ bỏ - ta có thể là vị trời: những điều đã được từ bỏ bởi ta, gốc của chúng bị tiêu diệt, làm như gốc cây cọ, không còn điều kiện để phát triển, không hướng đến sự khởi sinh tương lai. Những khuynh hướng sai lầm mà qua đó - nếu chúng không được từ bỏ - ta có thể là nhạc công cõi trời… một dạ xoa… một con người: những điều đã được từ bỏ bởi ta, gốc của chúng bị tiêu diệt, làm như gốc cây cọ, không còn điều kiện để phát triển, không hướng đến sự khởi sinh tương lai.
“Giống như hoa sen đỏ hoặc xanh hoặc trắng rằng mặc dù sinh ra trong nước, lớn lên trong nước, nhô lên khỏi mặt nước, đứng không bẩn bởi nước, trong cùng một cách, mặc dù sinh ra trong thế gian, lớn lên trong thế gian, ta đã vượt ra thế gian và sống không bị nhiễm bẩn bởi thế gian. Hãy nhớ ra, này Bà-la-môn, là đức Phật (bậc tỉnh thức).”
(Kinh Tùy thuộc thế giới: Kinh Tăng chi II. 37-39, do P.H. dịch tiếng Anh).
1 Người hỏi sử dụng thì tương lai, nhưng trong cách sử dụng trang trọng của ý nghĩa “ngài có phải là?;” đức Phật trả lời một cách phủ định, sử dụng cùng động từ, nhưng trong ý nghĩa đen, liên quan đến các kiếp sống tương lai có thể. Tuy nhiên, thuật ngữ tương đương tiếng Hoa đối với đoạn văn trên chỉ sử dụng thì hiện tại.
ĐỨC PHẬT, CÁC SỰ TOÀN HẢO CỦA NGÀI ĐƯỢC TU TẬP TRONG NHIỀU ĐỜI LÀ BẬC BỒ-TÁT VÀ CÁC ĐỆ TỬ GIÁC NGỘ CỦA NGÀI
Th.6 Những câu chuyện tiền thân Jātaka và các sự toàn hảo của Bồ-tát
Đức Phật hiện tại của chúng ta được xem là đã gặp đức Phật quá khứ nhiều kiếp về trước và nguyện trở thành đức Phật như ngài. Sau đó, ngài được xem là đã tiếp tục phát triển các đặc tính đạo đức và tâm linh trong nhiều kiếp, mà trong đó ngài gặp nhiều đức Phật quá khứ khác. Một nguồn văn học giàu có về một số kiếp sống của Bồ-tát (một chúng sanh tận tâm hướng đến quả đức Phật) người trở thành đức Phật lịch sử gồm các câu chuyện tiền thân Jātaka. Phần chuyện tiền thân trong kinh tạng Pāli bao gồm 547 câu chuyện trong hình thức thơ ca và đoạn văn giải thích mở rộng trong một loạt các câu chuyện đạo đức, trong đó không nghi ngờ một phần đưa tới và phỏng theo các câu chuyện dân gian Ấn Độ. Hạnh Tạng (Cariyā-piṭaka) (III. 15, vv. 8-11), hoặc “Giỏ Phẩm hạnh,” là một văn bản kinh điển ngắn (37 trang) của kinh tạng Pāli, một trong phần cuối của tạng kinh được bao gồm ở đây. Ở đây, tập trung về một số câu chuyện tiền thân nhất định để minh họa “mười sự toàn hảo” của Bồ-tát (P=S. pāramitā): bố thí, giữ đạo đức, ly dục, trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, chân thật, nguyện lực, từ, xả. Mỗi một phần này được cho rằng tồn tại là một sự toàn hảo, sau đó, là “sự toàn hảo bậc trung” (upapāramī). Sau đó, là “sự toàn hảo bậc thượng” (parāmattha-pāramī; Phật sử I. 77). Những ba-la-mật này được xem bởi một số là được phát triển tương ứng với một bậc A-la-hán, Phật Độc giác đức Phật toàn hảo. Đoạn văn sau từ câu chuyện tiền thân kể rằng Bồ-tát là Magha, người dẫn dắt người khác trong việc làm những công việc vì lợi ích cho cộng đồng, nhưng sau đó, đã bị tố cáo oan là kẻ trộm. Bị tử hình, với bạn hữu của mình, bị giẫm đạp tới chết bởi một con voi, ngài bảo vệ tất cả họ bằng cách thúc giục họ phải có lòng từ đối với kẻ vu khống, nhà vua người đã ra lệnh sự trừng phạt họ và con voi.
Một dịp khác ba mươi vị được dẫn dắt bởi Bồ-tát để có cùng mục đích giống nhau như chính ngài; ngài thiết lập chúng trong năm nguyên tắc đạo đức, rồi sau đó, thường đi với họ bằng những hành động thiện lành… Với cây gậy của mình, họ đã sử dụng lăn tròn ra khỏi đường tất cả những hòn đá mà nó đặt trên… tất cả con đường của làng; họ đốn hạ cây cối nào ngăn chặn các bánh xe của xe chở; họ làm những địa điểm gồ ghề thành mềm mại; họ xây dựng đường đắp cao và hội trường và các hồ nước được đào; họ thực hành bố thí và giữ những điều đạo đức. Theo cách này, hầu những người dân trong làng nói chúng đều đi theo những lời dạy của Bồ-tát và giữ giới.
Nhưng vị trưởng làng nghĩ rằng, “Khi những người này thường say xỉn và phạm tội giết người, v.v... ta thường có nhiều tiền vì điều đó, không chỉ dựa trên giá cả của các đồ rượu uống của họ, mà còn bằng những hình thức phạt tiền bạc và tiền thưa kiện họ trả. Nhưng bây giờ, có vị thanh niên Bà-la-môn Magha có xu hướng làm cho họ giữ những điều đạo đức; vị ấy đã làm chấm dứt giết hại và các tội phạm khác.” Trong lúc giận dữ của mình, vị ấy khóc, “Ta sẽ làm họ giữ được năm điều đạo đức!”
Khi vị ấy đi đến nhà vua, nói rằng, “Bạch ngài, có một nhóm cướp sắp sửa cướp bóc các ngôi làng và thực hiện nhiều hành động xấu ác khác.” Khi nhà vua nghe điều này, ngài nói với trưởng làng mang những người đó đến trước mặt ngài… [Điều sau đó, vị ấy làm, vu khống họ với nhà vua]. Không có bất kỳ yêu cầu nào, nhà vua ra lệnh thẳng tay rằng họ sẽ bị giẫm đạp cho đến chết bằng con voi. Vì vậy, sau đó, họ tự nguyện nằm xuống tại sân trong của nhà vua và được gửi đến chỗ con voi. Nhưng Bồ-tát thúc giục họ rằng, nói rằng, “Hãy luôn ghi nhớ các điều đạo đức; tu tập lòng từ một cách bình đẳng với kẻ vu khống, nhà vua, con voi và những thân thể của các vị.”
Sau đó, voi được mang đến để giẫm họ đến chết. Nhưng tuy nhiên dù bị dẫn đến đó nhưng nó không thể nào tiến đến họ được, mà thả ra thì nó la lớn lên. Từng con voi một được đem đến, nhưng tất cả đều bỏ chạy như con voi đầu tiên. Nghĩ rằng những người này chắc có lẽ phải có một loại thuốc về các con người của họ, nhà vua lục soát kiểm tra họ, nhưng khi được bảo rằng không tìm thấy gì cả. “Sau đó, họ phải đang trì niệm một số loại mật chú nào đó,” nhà vua nói, “hỏi họ thử xem liệu rằng họ có một loại mật chú như thế không.” Câu hỏi được đặt ra đối với mình, Bồ-tát nói rằng họ có một mật chú… Vì vậy, nhà vua bảo họ tụng chú đó trước mặt ngài và nói “Nói cho ta mật chú các vị.”
Bồ-tát hồi đáp, “Bạch ngài, chúng tôi không có mật chú nào hơn điều này: đó là không có một ai trong số ba mươi người chúng tôi giết hại, lấy những điều không cho, chính mình làm tà hạnh (về quan hệ dục lạc), hay nói dối; chúng tôi không uống các chất say; chúng tôi tu tập lòng từ; chúng tôi thực hạnh bố thí; chúng tôi làm đường, đào ao và xây dựng hội trường cộng đồng: đây là mật chú của chúng tôi, sự bảo hộ của chúng tôi và sức mạnh của chúng tôi.”
Rất vừa lòng với họ, nhà vua đã giao cho họ tất cả tài sản trong nhà của kẻ vu khống kia và bắt hắn làm đầy tớ của họ.
(Chuyện Tổ chim con (Kulāvaka): Chuyện tiền thân đức Phật I. 199-200, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.7 Đức Phật và các A-la-hán khác
Đoạn L.18 chỉ ra rằng đức Phật tỉnh giác hoàn toàn là bậc khám phá lại con đường đến giải thoát khi nó đã bị thất lạc. Đoạn này chỉ rằng đây là sự khác biệt quan trọng giữa đức Phật toàn giác và các A-lahán khác, các đệ tử giác ngộ.
Về mặt đó, điều gì là sự khác biệt, sự chênh lệch và khác nhau giữa Như Lai, A-la-hán, Phật toàn giác và Tỳ-kheo giải thoát bằng trí tuệ?... Như Lai, bậc A-la-hán, Phật toàn giác là bậc xuất hiện con đường chưa xuất hiện trước đó, người phát sinh ra con đường chưa được sinh trước đây, người tuyên bố con đường chưa được tuyên bố trước đây. Ngài là bậc thấy biết, bậc khám phá và bậc thiện xảo trong con đường này. Và các đệ tử của ngài bây giờ, an trú theo sau con đường đó và trở nên tùy thuận với nó sau đó.
(Kinh Chánh đẳng giác: Kinh Tương ưng III. 66, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.8 Đức Phật biết nhiều nhưng chỉ dạy những điều hữu ích tâm linh
Đoạn này đề nghị rằng đức Phật cũng biết nhiều hơn các A-la-hán khác, nhưng chỉ dạy những điều giúp người khác đạt được giải thoát.
Vào một thời, đức Thế Tôn đang cư ngụ tại Kosambi ở vườn cây Simsapa. Sau đó, đức Thế Tôn, lấy một ít là cây simsapa trong tay ngài, rồi nói với các Tỳ-kheo: “Các vị nghĩ sao, này các Tỳ-kheo? Cái nào nhiều hơn, một ít là ta có ở đây, trong tay của ta, hay những chiếc lá ở trên cây của khu rừng này?”
“Bạch đại đức ngài, đức Thế Tôn đang nắm chỉ một vài chiếc lá: những chiếc lá ở trên cây thì số lượng nhiều hơn nhiều.”
“Trong cách này, này các Tỳ-kheo, những điều ta trực tiếp biết, nhưng không chỉ dạy đến các vị, rất nhiều. Điều mà ta chỉ dạy cho các vị là chỉ một ít. Và tại sao, này các Tỳ-kheo ta không dạy nó? Bởi vì, này các Tỳ-kheo, nó không liên quan gì đến mục đích, nó không phải là nền tảng cho đời sống thánh hạnh, không dẫn đến ly si, ly dục, kết thúc, an tịnh, tuệ tri cao hơn, giác ngộ đến niết-bàn. Đó là tại sao ta không dạy nó. Và điều gì, này các Tỳ-kheo, ta dạy? Ta đã dạy: “Đây là khổ;” ta đã dạy: “Đây là nguồn gốc của khổ;” ta đã dạy: “Đây là sự kết thúc của khổ;” ta đã dạy: “Đây là con đường dẫn đến sự kết thúc của khổ.”
(Kinh Siṃsapā: Kinh Tương ưng V. 437-478, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.9 Bản chất của thánh quả A-la-hán
Những đoạn này chủ yếu tóm gọn bản chất của bậc A-la-hán (nghĩa đen là “bậc xứng đáng”), bậc đã sử dụng những lời dạy và thực hành được dạy bởi đức Phật để chấm dứt tất cả những nguyên nhân của khổ đau, trải nghiệm niết-bàn và do đó, tiến đến sự chấm dứt của tất cả tái sanh. Những điều này có sự khác nhau trong trường hợp rằng họ có những năng lực như biết được các đời sống quá khứ và các khả năng là bậc đạo sư của họ. (Cũng xem Th.205ff).
“Này bạn hữu Sāriputta, nói rằng “A-la-hán, A-la-hán.” Bây giờ, A-la-hán thánh quả là gì?” “Sự kết thúc chấp thủ, sự kết thúc sân hận, sự kết thúc si mê: điều này, bạn hữu được gọi là A-la-hán.”
(Kinh A-la-hán: Kinh Tương ưng IV. 252, do P.H. dịch tiếng Anh).
An tịnh là tâm, an tịnh ngôn ngữ và hành động của người như thế là an tịnh và giải thoát bởi sự ngộ đạo hoàn hảo.
(Kinh Pháp cú 96, do P.H. dịch tiếng Anh).
TRẠNG THÁI CỦA ĐỨC PHẬT VƯỢT LÊN SỰ NHẬP DIỆT CỦA NGÀI
Như được xem trong Th.2, đức Phật từ chối trả lời “những câu hỏi bất định: liệu rằng, sau khi nhập diệt, Như Lai “là,” “không phải là,” “cả hai là và không phải là” hoặc “không “là” cũng không phải “không là.” Thuật ngữ “là” ở đây, hoti, thường được sử dụng xác nhận những điểm tương đồng, như “Bà-la-môn là cận thần,” hoặc tương đương với “xảy ra;” nó nói về các sự kiện và tính đồng nhất đúng thời. Bây giờ, rõ ràng từ các đoạn kinh cho thấy đức Phật hay vị giác ngộ khác không còn tái sanh ở bất kỳ phương cách nào: ta không thể nói rằng người như thế “là” sau khi chết trong một vài cảnh giới tạm thời. Nhưng ta không thể nói rằng vị ấy hoàn toàn “không phải,” nếu điều này tương đương với việc nói rằng “người mà những khuynh hướng say lầm bị kết thúc (bậc a-la-hán) được tiêu diệt và bỏ đi và hoại diệt của thân thể và không phải sau khi chết” (Kinh Tương ưng bộ III. 110).
“Cả hai là và không phải là” từ chối sự khả dĩ có thể có nghĩa là vị giác ngộ sau khi nhập diệt trong một trạng thái mà chỉ có một phần bản chất họ được tái sanh như trong trạng thái vô sắc vượt trên tính thể chất vật lý và “không phải là, cũng không phải không là” nghĩa là trong một trạng thái nhẹ đi cực kỳ: tái sanh trong trạng thái vô sắc cao nhất, cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng. Hơn nữa, những ai hỏi về số phận của Như Lai sau khi nhập diệt được xem là sai lầm khi xem ngài là một tự thể giác ngộ.
Th.10 Như Lai là không thể đo lường được như đại dương
Trong đoạn này, du sĩ Vaccahagotta hỏi đức Phật về số phận của những vị giác ngộ sau khi chết. Đức Phật không chấp nhận bất kỳ điều nào trong bốn khả năng đưa ra và nói rằng hỏi điều gì trong đó ứng dụng thì giống như hỏi hướng lửa đi đâu khi ngọn lửa tắt lịm. Cho rằng “lửa” (sự nóng) được xem là một trong những thành tố cấu thành của bất kỳ sự vật vật lý nào và rằng một trong những lựa chọn bị bác bỏ là bậc giác ngộ bị hủy diệt lúc chết, sự so sánh này không thể có nghĩa rằng bậc giác ngộ hoàn toàn chấm dứt lúc chết. Hay nói đúng hơn, giống như lửa không còn nhiên liệu (upādāna), người như thế không có chấp thủ (upādāna) mà nó có thể dẫn đến bất kỳ tái sanh nào. Thậm chí trong đời sống, họ được xem là “sâu xa… khó đo được như là đại dương,” do đã từ bỏ bất kỳ sự chấp thủ và do đó, sự đồng nhất hoàn toàn, năm loại quá trình thân và tâm tạo nên một con người. Kinh Mi-tiên vấn đáp (Milindapañha, tr. 73), bản văn hậu kinh điển thời kỳ đầu, nói rằng đức Phật vẫn “tồn tại,” không thể được định vị, nhưng có thể chỉ ra bằng phương diện của thân/sự tập thành của pháp (Pháp thân), vì ngài đã dạy Pháp.
Nhưng bậc đạo sư Gotama, Tỳ-kheo mà tâm đã được giải thoát như thế, nơi nào ngài xuất hiện trở lại (sau khi chết)? “Xuất hiện trở lại,” này Vaccha, “không áp dụng.” “Trong trường hợp đó, bậc đạo sư Gotama, ngài không không xuất hiện trở lại.” “Không không xuất hiện trở lại,” này Vaccha, “không áp dụng được.” “… Cả hai tái xuất hiện và không tái xuất hiện.” “… không áp dụng được.” “… Cũng không phải tái xuất hiện cũng không phải không tái xuất hiện.” “… không áp dụng được.”
“… Ở điểm này, đạo sư Gotama, con bối rối; ở điểm này, con mơ hồ. Mức độ tin tưởng của con xuất hiện từ đối thoại lúc đầu với đạo sư Gotama bây giờ, đã biến mất.” “Tất nhiên, con bối rối, này Vaccha. Tất nhiên con mơ hồ. Pháp này sâu xa, khó thấy, khó hiểu, an tịnh, vi tế, vượt lên trên sự duy lý, tinh tế, được chứng nghiệm bởi bậc trí. Đối với những ai có các quan điểm khác, thực tập khác, sự thỏa mãn khác, mục đích khác, đạo sư khác, thật khó biết. Trong trường hợp đó, ta Bây giờ, sẽ đặt một vài câu hỏi cho con. Hãy trả lời khi con thấy thích hợp.
Con nghĩ sao, này Vaccha: nếu ngọn lửa đang bốc cháy trước mặt con, con có biết rằng “ngọn lửa này đang cháy trước mặt con”? “… vâng… “Và giả sử một ai đó hỏi con, này Vaccha, “Ngọn lửa này đã cháy trước mặt ông, dựa vào cái gì mà đó cháy?” Được hỏi như thế, con sẽ trả lời sao??”… Con sẽ trả lời, “Ngọn lửa đang cháy này ở trước con đang cháy dựa vào cỏ và gỗ làm nhiên liệu của nó.” “Nếu ngọn lửa đang cháy trước mặt con tắt mất, con có biết rằng “Ngọn lửa đang cháy này trước mặt con đã tắt mất”? “… Vâng… “Và giả sử có ai đó hỏi con “Ngọn lửa này đã tắt mất trước ông thì theo hướng nào từ đó nó đi? Hướng đông, tây, bắc, hoặc nam?” Được hỏi như thế, con sẽ trả lời như thế nào?” Điều đó không áp dụng được, bạch đạo sư Gotama. Bất kỳ ngọn lửa đang cháy nào dựa vào nhiên liệu cỏ và gỗ, khi chúng được sử dụng hết, nếu nó không có bất kỳ nhiên liệu nào nữa, mà không có bỏ thêm vào, được tính đơn giản chỉ là “đã đi.”
“Cũng vậy, này Vaccha, bất kỳ sắc thân vật lý nào mà qua đó người ta mô tả Như Lai có thể mô tả ngài: rằng Như Lai đã từ bỏ, gốc của nó hủy diệt, làm giống như gốc cây cọ, không còn các điều kiện phát triển, không hướng đến sự khởi sinh tương lai. Như Lai giải thoát khỏi từ việc nuôi dưỡng liên quan đến sắc thân, này Vaccha, vị ấy sâu xa, không thể đo lường được, khó đo lường như là đại dương vậy. “Tái xuất hiện” không áp dụng được. “Không tái xuất hiện” không áp dụng được. “Cả hai tái xuất hiện và không tái xuất hiện” không áp dụng được. “Không phải tái xuất hiện cũng không phải không tái xuất hiện” không áp dụng được. Bất kỳ cảm xúc… bất kỳ tri giác… bất kỳ các hoạt động ý chí (tâm hành)… bất kỳ ý thức nào mà qua đó người ta mô tả Như Lai sẽ mô tả ngài: rằng Như Lai đã từ bỏ, gốc của nó đã tiêu diệt, làm như gốc cây cọ, không còn điều kiện phát triển, không hướng đến sự khởi sinh tương lai. Như Lai đã thoát khỏi sự nuôi dưỡng liên quan đến cảm xúc, tri giác, tâm hành hoặc ý thức, này Vaccha, ngài sâu xa, không thể đo lường được, khó đo lường như là đại dương.
(Kinh Dạy Vacchagotta về lửa: Kinh Trung bộ I. 486-488, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.11 Vượt lên cái chết, bậc tỉnh thức vượt lên ngôn ngữ
Đoạn này nhấn mạnh rằng bậc tỉnh thức vượt lên cái chết (không phải “sau” chết, vì điều này vẫn hàm ẩn sự tồn tại đúng thời gian) đã vượt qua lên trên bất kỳ phương cách nào nói về ngài.
“Ngài, vị đã ra đi (“lặng” như mặt trời, hay đi đến mục đích), có phải ngài tồn tại, hay ngài ở trong trạng thái của hạnh phúc bất tử? Xin hãy cho con lời giải thích tốt đẹp về điều này, này bậc thánh, vì pháp này được biết bởi ngài.”
“Không tồn tại đo lường nào cho vị đã đi đến mục đích, này Upasiva,” đức Thế Tôn nói. “Điều đó không có hiện hữu đối với ngài qua đó người ta có thể nói về ngài. Khi tất cả hiện tượng được gỡ bỏ, tất cả phương tiện nói năng đều được gỡ bỏ.”
(Kinh Câu hỏi của thanh niên Upasīva: Kinh tập 1075-1076, do
P.H. dịch tiếng Anh).
ĐẠI THỪA
NHỮNG TÍNH NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH CỦA ĐỨC PHẬT
M.1 Giải thích các tính ngữ của đức Phật
Đoạn này giải thích các đặc tính của Phật được tìm thấy trong các đoạn như Th.1.
1 Như Lai, từ quán chiếu bất tịnh2 đến sự thành tựu giác ngộ hoàn toàn và từ giai đoạn chuẩn bị, siêu việt hơn tất cả đệ tử và các Phật độc giác. Đây là lý do tại sao ngài được biết là “Bậc vô thượng sĩ.”
2 Như Lai, đức Thế Tôn, dạy tu tập thiền định tập trung về tánh không, tập trung thiền định về sự kết thúc nhận biết và cảm xúc, bốn tầng thiền, tu tập từ bi, mười hai mắc xích của duyên khởi, tất cả vì lợi ích của chúng sanh. Những gì đức Phật đã biểu lộ là không thể thay đổi được. Đó là lý do tại sao ngài được biết là Như Lai, “Đi như thế.” Hơn nữa, đức Phật
2 Đó là những khía cạnh không khả ái bên trong của thân thể.
đầu tiên tiến đến từ giai đoạn chuẩn bị rồi sau đó, đạt được sự giác ngộ hoàn toàn vô thượng. Đây là lý do ngài được biết là Như Lai, “Đến như thế.”3
1 Vì ngài đã thành tựu những tính chất vi tế, tuyệt vời và xác thực,4 nên ngài được biết là bậc A-la-hán, “Bậc Xứng Đáng được cúng dường.” Hơn nữa, vì ngài là bậc xứng đáng được cung kính lễ lạy bởi tất cả trời người, nên ngài được biết là bậc A-la-hán.
2 Vì ngài đã giác ngộ hai loại thực tại, thực tại chế định và thực tại tuyệt đối, nên ngài được biết là Phật toàn giác.
3 Vì ngài hoàn hảo hoàn toàn phẩm hạnh giới đức của mình Ngài sở hữu ba loại tuệ tri nên ngài được biết là bậc đã thành tựu trí tuệ và phẩm hạnh.
4 Vì ngài chắc chắn sẽ không còn đi tái sanh nữa trong bất kỳ hình thức hiện hữu nào nên ngài được biết là bậc Thiện Thệ, “Khéo đi.”5
5 Vì ngài có được tuệ tri hoàn toàn của hai thế giới, thế giới hữu tình và thế giới vật chất, nên ngài được gọi là “Bậc thấy biết thế gian (thế gian giải).”
6 Vì ngài khéo léo trong các phương tiện thiện xảo cần có để hóa độ chúng sanh nên ngài được biết là bậc huấn luyện mọi người (điều ngự trượng phu).
7 Vì ngài có thể hóa giải sợ hãi của chúng sanh và khéo léo dạy họ con đường thoát khỏi khổ đau và hướng đến niềm vui an tịnh, nên ngài được biết là “thầy của trời người.”
8 Vì ngài hiểu tất cả các hiện tượng và tất cả hành nghiệp, nên ngài được biết là Phật, bậc tỉnh thức. Hơn nữa, vì ngài đánh
3 Từ ghép Như Lai có thể được giải thích theo hai cách, hoặc là Tatha-gata (đi như vậy), hoặc là
Tatha-agata (đến như vậy).
4 Cụm từ này có thể cũng được giải thích là “Vì ngài thấy được Pháp vi tế, tuyệt vời và chân thật.”
5 Nghĩa đen của sugato, có thể dịch khác trong cuốn này là “Bậc May Mắn.”
bại bốn loại ma,
6 nên ngài được biết là Thế Tôn (Bhagava).
(Giới Cư sĩ nam, Đại Chánh tập 24, kinh số 1488, chương16, p. 1051b01-b16, T.T.S. và D.S. dịch)
M.2 Tán thán đức Phật
Những câu kệ sau từ vần thơ tán thán đối với đức Phật bởi một nhà thơ Đại thừa.
1-2. Thật là thích hợp cho người thông minh trở về nương tựa bậc luôn luôn thoát khỏi bất kỳ lỗi lầm và bậc được phúc với mọi phẩm hạnh. Thật là thích hợp để tôn kính và tán thán ngài và chính mình nương tựa lời dạy của ngài…
- Bạn không ganh tỵ với người hơn mình, không coi khinh người thua mình và không ganh đua với người bằng mình. Theo cách này, bạn trở thành người tuyệt vời nhất trên thế gian.
- Bạn đã tận hiến đến sự nghiệp phẩm hạnh, không phải thành quả của nó và thông qua việc thực hành toàn hảo của họ, tất cả phẩm hạnh đã trở nên thiết lập vững chắc trong bạn…
40. Bạn đạt được pháp bảo, bằng cách ấy đạt được tuyệt hảo. Thông qua sự thành tựu ấy thôi thì bạn giống với bảo vật ấy và nó an nghỉ bên trong bạn…
52. Đẹp mà an tịnh, sáng mà không chói lòa, quyền lực mà tĩnh mịch, sắc thân ngài không tỳ vết….
56. Không nơi nào khác mà những phẩm hạnh Như Lai tuyệt vời này an trú hơn chính sắc thân này của ngài với các đặc tính thân thể sáng rỡ….
58. Mọi người trên thế giới không ngoại lệ bị bó buộc bởi các phiền não.7 Để giải thoát thế gian ra khỏi những phiền não này, ngài luôn luôn bó buộc mình vì lòng từ bi.
6 Về Ma, Xem mục LI.5 và LI.7. Bốn loại thứ là ma, chết, là “năm loại hiện hữu” (sự tập hợp vô thường của các quá trình tạo nên thân và tâm), chết, thiên ma, phiễn não ma như tham, sân và si.
7 Đây không bao gồm các đức Phật, vị mà trong ngữ cảnh này không được xem là phần của “thế gian này.”
- Con nên tán thán điều gì đầu tiên? Ngài hay lòng đại bi của ngài, đã khiến ngài vẫn còn ở cõi luân hồi8 qua nhiều đời nhiều kiếp, mặc dù ngài biết sự lỗi lầm của nó?
- Mặc dù ngài có khuynh hướng tự nhiên hướng đến ẩn cư, nhưng lòng từ bi đã dẫn ngài trải qua thời gian với đông đảo mọi người…
92. Nghe ngài mang lại sự hài lòng và nhìn ngài mang lại sự an tịnh. Lời nói của ngài mang lại niềm vui và giáo pháp của ngài mang lại sự giải thoát…
- Tán thán ngài gỡ bỏ những lỗi lầm và niệm ngài mang lại sự hỷ lạc. Tìm kiếm ngài mang lại sự hiểu biết và hiểu ngài mang lại sự thanh tịnh…
- Tiếp cận ngài mang lại điều may mắn và phục vụ ngài mang lại đại trí tuệ. Cung kính ngài mang lại không sợ hãi và tôn kính ngài là điềm lành.
- Được thanh tịnh bởi giới luật đạo đức, an tịnh bởi thiền định, điềm tĩnh bởi trí tuệ, ngài là hồ nước vĩ đại của các thiện nghiệp lành…
- Ngài là hải đảo cho những ai bị trôi dạt bởi cơn lũ, bảo vệ cho người bị thương, nơi nương tựa cho những ai sợ hãi sự tái sanh và nơi ẩn trú cho những ai mong cầu giải thoát.
- Đối với tất cả loài hữu tình, ngài là bậc xứng đáng được cúng dường bởi vì sự thanh tịnh hoàn toàn, ruộng phước tốt lành vì ngài mang quả,9 và là một thiện tri thức đích thực vì sự giúp đỡ ngài đem đến…
113. Kiệt quệ, mất đi sự hạnh phúc của an tĩnh, đồng hạnh với kẻ ngu, những cặp đối nghịch,10 và đông đảo mọi người, ngài mang những khó khăn này như thể chúng là hồng phúc của ngài.
8 Vòng các kiếp tái sanh; con đường đến Phật quả toàn hảo trải qua nhiều kiếp hơn con đường trở thành bậc A-la-hán.
9 Vòng tái sanh; Con đường dẫn đến quả vị Phật toàn hảo mất nhiều kiếp hơn con đường trở thành vị A-la-hán.
10 Những cặp đối nghịch: được và mất, thành và bại, khen và chê, hạnh phúc và khổ đau.
114. Ngài nỗ lực làm lợi ích cho thế gian với tâm thoát khỏi sự dính mắc. Quả là hồng phúc Phật tánh của đức Phật…
116. Ngài là bậc bảo vệ quyền lực, chịu đựng sự phỉ báng để phục vụ người khác, thay đổi và bắt chước những thổ ngữ vì lòng từ bi đối với những ai sẽ được tu tập…
- Ngài giúp những ai làm hại ngài, hơn là người bình thường sẽ giúp những ai muốn giúp họ.
- Đối với kẻ thù có ý định làm hại ngài, ngài lại là người bạn có ý định giúp đỡ họ. Ngài mong muốn tìm kiếm phẩm hạnh tốt ở những ai luôn tìm kiếm lỗi lầm…
124. Thông qua phương tiện khéo léo của ngài, kẻ khắc nghiệt trở nên dịu dàng, kẻ keo kiệt trở nên nhu mì và kẻ độc ác trở nên dịu dàng…
- Ngài đã tuyên bố về sự kết thúc của phiền não và xua tan ảo tưởng của Ma vương. Ngài đã tuyên thuyết những khiếm khuyết của luân hồi và chỉ ra nơi không sợ hãi.
- Còn có thể làm gì hơn nữa cho chúng sinh bởi những người có lòng từ bi muốn làm điều thiện mà ngài đã không ban phát, vì lòng tốt?...
- Vì lòng thương cảm với thế gian, ngài đã truyền bá pháp trên thế giới thời gian lâu dài. Ngài đã truyền dạy rất nhiều đệ tử tốt, những người có thể mang lại điều tốt đẹp cho tam giới.11
- Ngài đã đích thân huấn luyện rất nhiều đệ tử, người cuối cùng là Subhadra. Còn lại ngài nợ những chúng sanh nào?
145. “Sắc thân và pháp thân của ta tồn tại vì lợi ích cho người khác,” ngài nói. Ngay cả trong niết-bàn, ngài chỉ đường cho thế giới không có niềm tin này.
(Nhất Bách Ngũ Thập Kệ của Mātṛceṭa, phiên dịch từ tiếng Phạn bởi D.S. )
11 Đó là, toàn bộ sự tồn tại có điều kiện: xem ‘ba cõi’ trong phần Thuật ngữ.
M.3 Ca ngợi những đức tính tốt đẹp vô hạn của Như Lai
Đoạn văn này xuất hiện sau khi Hoàng hậu Śrīmālā nhận được một lá thư do hoàng thân của bà gửi đến, ca ngợi những đức tính tốt đẹp vô hạn của đức Phật.
Hoàng hậu đã đón nhận bức thư với sự tôn trọng và vô cùng vui mừng, đã đọc nó một cách thích thú và ghi nhớ nó. Sau đó, bà nói những lời này với sứ giả, Chandra:
Tôi vừa nghe thấy từ “Phật,” một từ mà trước đây chưa từng nghe thấy trên thế gian này. Nếu những gì người ta nói về ngài là sự thật, tôi nên phục vụ anh ta và cúng dường cho ngài. Phật, đức Thế Tôn xuất hiện vì lợi ích của tất cả thế gian. Vì lòng từ bi, xin hãy hiển hiện chính ngài cho con.
Ngay khi bà vừa nói những lời này, đức Phật đã xuất hiện trên bầu trời ngay trên bà, phát ra hào quang thanh tịnh trong sáng, hiện thân không thể nghĩ bàn.
Hoàng hậu Śrīmālā và đoàn tùy tùng đảnh lễ trước đức Phật, cúi đầu dưới chân Ngài và khen ngợi bậc hướng đạo vĩ đại:
Không có gì trên thế gian có thể so sánh với thân thể kỳ diệu của Như Lai. Thật không thể so sánh được, không thể nghĩ bàn. Đây là lý do tại sao chúng con tôn vinh ngài.
Sắc tướng của Như Lai là vô tận, cũng như trí tuệ của Ngài. Pháp của Ngài là vĩnh hằng và vì vậy, con xin trở về nương tựa.
Với tinh thần tự giác, đã điều phục được tâm xấu và bốn điều xấu của thân,12 Đã đạt đến giai đoạn không thể nghĩ bàn, con xin đảnh lễ ngài.
Ngài hiểu tất cả các hiện tượng có thể biết. Thân trí tuệ của ngài không bị cản trở. Không có hiện tượng nào có thể tránh được ngài. Con đảnh lễ ngài.
Con đảnh lễ trước bậc vô lượng. Con đảnh lễ trước bậc vô
12 Giết hại, trộm cướp, tà hạnh và nói dối.
song. Con đảnh lễ pháp tự tại. Con đảnh lễ trước sự không thể nghĩ bàn.
Hãy bảo vệ con, với lòng từ bi, để hạt giống pháp có thể lớn lên trong con. Với sức mạnh của những việc tốt con đã làm được, kiếp này và kiếp sau, xin Phật luôn gia hộ cho con.
(Kinh Thắng Man sư tử hống nhất thừa đại phương tiện phương quảng, chương 1: Kinh số 48 của Kinh Đại bảo tích, Đại Chánh tập.11, đoạn 353, p. 217a16-217b10; tham chiếu text 310, pp. 672c24673a18, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).
M.4 Bản chất của sự thức tỉnh hoàn hảo vượt trội
Đoạn văn này miêu tả sự thức tỉnh của đức Phật không phải là một thành tựu của bất cứ điều gì, vì nó được trải nghiệm từ sự buông bỏ sâu sắc của chấp trước mà thấy được sự không thể giải thoát của thực tại.
“Ông có nghĩ rằng, này Tu-bồ-đề (Subhūti), có tồn tại một hiện tượng là sự thức tỉnh hoàn hảo, vượt trội của Như Lai không?”
Đại đức Tu-bồ-đề đáp, “chắc chắn là không, bạch đức Thế Tôn. Không tồn tại hiện tượng nào, thưa đức Thế Tôn, đó là sự thức tỉnh hoàn hảo, vượt trội của Như Lai.”
Đức Thế Tôn nói, chính xác, này Tu-bồ-đề, chính xác vậy. Ngay cả những hiện tượng nhỏ nhất cũng không thể được xác định hoặc được tìm thấy là tồn tại.13 Đây là cách cụm từ “thức tỉnh hoàn hảo, siêu việt” được sử dụng.
( Kinh Kim Cang Bát Nhã, mục 22, do D.S. dịch tiếng Anh).
BẢN CHẤT CỦA PHẬT
Trong khi Phật giáo Thượng tọa bộ xem đức Phật lịch sử là một con người vừa mới thức tỉnh, một con người trở thành tối thượng thì Đại thừa và Kim cương thừa có xu hướng xem Ngài là một biểu hiện trần gian của đức Phật trên trời, người đã thức tỉnh vô số kiếp trước, vị trời hiện thân của thực tại cuối cùng vượt thời gian.
13 Là một thực thể độc lập, đáng kể.
M.5 Điềm báo về sự mất liên lạc rõ ràng với đức Phật lúc nhập niết-bàn
Trong đoạn văn này, nhiều chúng hữu tình khác nhau và các vị trời thấp hơn đã thốt lên lời than khóc trước viễn cảnh về nhập đại bát niết-bàn sắp đến của đức Phật - sự nhập diệt của Ngài vào niếtbàn không còn thân thể khi qua đời.
Khi chứng kiến cảnh đức Phật nhập niết-bàn, tất cả chúng ta đều chìm trong đại dương đau khổ, khắc khoải đau buồn như con nghé đã mất mẹ.
Chúng ta khốn cùng không có ai giúp đỡ, giống như người bị bệnh tật áp bức, vì không có thầy thuốc tư vấn nên làm theo ý mình và ăn những thứ không nên ăn.
Chúng sanh bị bệnh phiền não làm hại, liên tục bị tà kiến làm hại.
Một phần từ thầy thuốc của Pháp, họ tiêu thụ chất độc thay vì thuốc. Vì lý do này, cầu xin đức Phật, đức Thế Tôn, không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
Giống như những người dân trong một đất nước không có vua đang bị nạn đói hoành hành, chúng ta cũng vậy, không có nơi nương tựa và không có sự nuôi dưỡng của giáo pháp.
Giờ đây, khi nghe tin đức Phật nhập niết-bàn, tâm trí chúng ta trở nên bối rối và rối loạn, giống như người nào đó trở nên mất phương hướng và lạc lối trong một trận động đất lớn.
Khi bậc đại thánh nhập niết-bàn, mặt trời của Phật sẽ lặn xuống trái đất và nước của pháp sẽ cạn kiệt. Chúng ta chắc chắn sẽ chết.
Khi đức Như Lai nhập niết-bàn, chúng sanh cũng đau buồn như con trai của một gia chủ khi nghe tin cha và mẹ của mình đã qua đời.
(Kinh đại bát niết-bàn, Đại Chánh tập 12, đoạn 374, chương 3, tr. 0375c07-21, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).
M.6 Đức Phật không thực sự biến mất khi Ngài nhập diệt trên trái đất
Đoạn văn này mô tả đức Phật thực sự vẫn không thay đổi: sự ra đi của Ngài chỉ là một sự xuất hiện sai lệch.
Đức Phật nói với Kāśyapa (Ca-diếp), “Giống như khi mọi người không nhìn thấy mặt trăng xuất hiện - họ đều nói “Mặt trăng đã biến mất” và hình thành một khái niệm về sự biến mất của nó. Tuy nhiên, mặt trăng về bản chất của nó không thực sự biến mất. Mặt trăng di chuyển và xuất hiện ở một nơi khác. Người dân ở nơi đó nói rằng “Mặt trăng đã xuất hiện,” nhưng mặt trăng về bản chất của nó không thực sự xuất hiện. Tại sao vậy? Mặt trăng không thể nhìn thấy vì nó đã bị che khuất bởi núi Sumeru (Tu-di).14 Mặt trăng luôn luôn hiện hữu, nó không xuất hiện hoặc biến mất. Như Lai, đức Phật toàn giác là như thế này. Xuất hiện trong hệ thống hàng tỷ thế giới, ngài hiện thân trong thế giới này với tư cách là một con người, để mọi người nói rằng “Ngài đã xuất hiện trên thế giới này.” Ngài hiện thân ở đó, nhập niết-bàn, nhưng bản chất của Như Lai không thực sự nhập niết-bàn. Tuy nhiên, tất cả chúng sanh đều nói “Như Lai đã nhập niết-bàn.” Giống như mặt trăng không thực sự biến mất, con trai của một gia đình tốt, Như Lai về mặt bản chất không thực sự xuất hiện hoặc biến mất. Ngài chỉ xuất hiện và biến mất để hóa độ chúng sanh.
Nó là như thế này, con trai của một gia đình tốt. Khi mặt trăng tròn ở một nơi, nó được xem như là bán nguyệt ở nơi khác. Nửa vầng trăng ở một nơi được xem như trăng tròn ở nơi khác. Khi mọi người trên thế giới này nhìn thấy trăng lưỡi liềm, họ đều nói, “Đó là ngày đầu tiên của tháng” và hình thành khái niệm về trăng non. Khi họ nhìn thấy trăng tròn, họ nói, “Đó là ngày rằm của tháng” và hình thành khái niệm về trăng tròn. Tuy nhiên, mặt trăng về bản chất không thực sự tròn hay khuyết. Nó chỉ có vẻ tròn hoặc khuyết lại là do ảnh hưởng của núi Sumeru. Sự xuất hiện của Tathāgata trong thế giới này với tư cách là một đứa trẻ sơ sinh hay sự biểu hiện của việc nhập niết-bàn của ngài cũng giống như vậy. Khi ngài ấy xuất hiện như một đứa trẻ sơ sinh, ngài giống như mặt trăng non vào
14 Được xem là đỉnh núi vĩ đại tại trung tâm vũ trụ chúng ta.
ngày đầu tiên của tháng. Mọi người đều nói rằng đứa trẻ vừa được sinh ra. Sau đó, ngài dường như đi bộ bảy bước, giống như mặt trăng vào ngày thứ hai. Ngài xuất hiện để đi vào cảnh giới hữu học, giống như mặt trăng vào ngày thứ ba. Ngài xuất hiện xuất gia khỏi cuộc sống gia đình, giống như mặt trăng vào ngày thứ tám. Ngài dường như phát ra ánh sáng vĩ đại, diệu kỳ của trí tuệ, có thể tiêu diệt đội quân phiền não vô lượng của māra (ma vương) trong chúng sanh, như trăng tròn vào ngày rằm. Sau đó, ngài thể hiện vẻ đẹp của chính mình thông qua ba mươi hai đặc điểm cơ thể15 và tám mươi đặc điểm phụ của đức Phật và hiện thân nhập niết-bàn của mình, giống như mặt trăng bị che khuất.
(Kinh đại bát niết-bàn, Đại Chánh tập 12, đoạn 375, tr. 657a17-b07, tham chiếu Đại Chánh tập 12, đoạn 374, tr. 416a18-c03, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).
M.7 Sự hiện diện liên tục của đức Phật và tuổi thọ lâu dài của Ngài
Đoạn này, từ Kinh pháp hoa, đức Phật đã tuyên bố rằng việc Ngài đạt được quả đức Phật không phải là sự kiện gần đây, mà đã xảy ra vô số kiếp trước, kể từ khi Ngài xuất hiện trong thế giới của chúng ta (và những nơi khác), nhiều lần, dưới hình thức những đức Phật thế gian, những đức Phật giảng dạy pháp. Sau đó, dường như biến mất vào niếtbàn cuối cùng. Ngài chỉ tạo ấn tượng này để chúng sanh không trở nên giải đãi, nghĩ rằng ngài luôn ở bên để giúp đỡ mình, mà nỗ lực hết mình trên đường đạo. Sắc thân thực sự của ngài vượt trên thế giới này, ở một tầng trời thiên giới.
Những đứa con của gia đình tốt, hãy nghe và ta sẽ cho bạn biết những năng lực siêu nhiên mà ta sở hữu. Toàn bộ thế giới này, với các vị trời, con người và A-tu-la, những đứa con của gia đình tốt, cho rằng trong thời đại hiện nay, đức Thế Tôn, đức Như Lai Thíchca Mâu-ni đã rời khỏi bộ tộc Thích-ca, đi đến vị trí tuyệt vời, tối thượng của sự thức tỉnh trong thị trấn vĩ đại được gọi là Gayā và đạt được sự tỉnh thức toàn hảo, siêu vượt. Các vị không nên nhìn
15 Xem L.38.
nó theo cách này. Những người con nhà lành, ta đã đắc đạo vô lậu, hoàn hảo thức tỉnh nhiều vô số trăm ngàn triệu hằng hà sa số kiếp trước…
Kể từ thời điểm đó, những đứa con của gia đình tốt, ta đã giảng dạy giáo pháp cho chúng sanh trong thế giới gọi là trái đất này và cho chúng sanh trong vô lượng hàng trăm ngàn triệu triệu hệ thống thế giới khác. Trong thời gian này, những đứa con của gia đình tốt, ta đã kể về đức Như Lai Dīpaṃkara (Nhiên Đăng)16 và các đức Như Lai khác, những vị A-la-hán, những đức Phật tỉnh thức toàn hảo. Ta đã kể về sự nhập niết-bàn không còn thân thể của họ, về những sáng tạo kỳ diệu mà họ đã tạo ra để giảng dạy giáo pháp bằng cách áp dụng phương tiện thiện xảo.
Hơn nữa, những người con trong gia đình tốt, khi chúng sanh đến Như Lai, ta quán xét kỹ lưỡng năng lực của các giác quan cơ khác nhau của họ, xưng danh,17 tuyên bố rằng ta sẽ đạt được niếtbàn cuối cùng. Sau đó, làm họ vui mừng với các loại giáo lý pháp khác nhau…
Các con của một gia đình tốt, phương tiện của cuộc sống mà ta có được từ việc thực hành con đường Bồ-tát trước đây của ta vẫn chưa cạn kiệt.18 Các con của một gia đình tốt, phương tiện cuộc sống của ta sẽ không cạn kiệt gấp đôi vô số hàng trăm nghìn triệu kiếp như nó đã kéo dài. Bây giờ, những đứa con của gia đình tốt, ta sẽ xuất hiện để đạt được niết-bàn cuối cùng mà không nhập vô dư y niết-bàn. Tại sao vậy? Những đứa con của gia đình tốt, ta không làm cho chúng sanh trưởng thành bằng cách ở lại trong một thời gian dài lâu. Nếu chúng sanh luôn có thể nhìn thấy ta, họ sẽ không vun trồng các nhân lành và họ sẽ bỏ bê việc tích lũy thiện nghiệp. Họ sẽ trở nên nghèo khổ và mù quáng, khao khát khoái lạc nhục dục và
16 Vị Phật sống cách đây nhiều đời, theo truyền thống được xem là vị mà dưới đó, chúng sanh trở thành vị Phật lịch sử bắt đầu con đường hướng tới quả vị Phật.
17 Có lẽ có nghĩa là ngài tiên đoán Phật quả trong tương lai của một người và đặt tên mà họ sẽ được gọi là Phật.
18 “Phương tiện cuộc sống” ở đây có nghĩa là một cuộc đời duy nhất kéo dài một thời gian rất dài, chứ không phải là một chuỗi cuộc đời dài.
họ sẽ bị mắc vào lưới của các tà kiến. Khi họ nhìn thấy Như Lai, họ sẽ vui mừng khôn xiết, nhưng nếu Như Lai ở gần trong tầm tay, họ sẽ nghĩ rằng không khó để nhìn thấy Như Lai. Họ sẽ không nỗ lực để thoát khỏi tam giới,19 và họ sẽ không nghĩ rằng rất khó để nhìn thấy Như Lai.
Đây là lý do tại sao, những người con của một gia đình tốt, Như Lai đã áp dụng phương tiện thiện xảo và tuyên bố với những chúng sanh đó rằng: “Thật là khó khăn, này các Tỳ-kheo, để chứng kiến sự xuất hiện của một Như Lai.” Tại sao thế? Đó là bởi vì những chúng sanh đó có thể hoặc không thể nhìn thấy một Như Lai trong vô số hàng trăm ngàn triệu kiếp. Đây, những đứa con của gia đình tốt, là lý do tại sao ta nói, “Thật khó, này các Tỳ-kheo, chứng kiến sự xuất hiện của một Như Lai.” Khi họ hiểu rằng rất khó để chứng kiến sự xuất hiện của một Như Lai, họ sẽ phát triển sự hiểu biết về điều gì là tuyệt vời và điều gì là đau buồn. Khi họ không nhìn thấy Như Lai, bậc A-la-hán, đức Phật tỉnh thức hoàn toàn, họ sẽ khao khát được nhìn thấy Như Lai và những cội rễ lành mạnh mà họ sẽ vun trồng khi tâm trí của họ trở nên hấp thụ bởi Như Lai theo cách này sẽ có lợi cho họ, thuận lợi và hạnh phúc trong một thời gian dài. Khi vị ấy thấy rằng họ đã đạt được lợi ích này, Như Lai xuất hiện để đạt được niết-bàn cuối cùng mà không nhập vô dư y niết-bàn. Do đó, chúng sanh sẽ phát khởi mong muốn thực hành.
Đây, này các người con của gia đình tốt, là cách Như Lai dạy Pháp. Đức Như Lai không nói sai.
(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chương 15, do D.S. dịch tiếng Anh).
M.8 Như Lai cũng giống như vô vi
Đoạn văn này tuyên bố rằng đức Phật, giống như niết-bàn, là vô vi.
Nếu người con trai trong gia đình tốt muốn bảo vệ chánh pháp chân chính, vị không nên nói rằng Như Lai cũng giống như các sự vật hữu vi. Ngài không giống như các sự vật hữu vi. Nếu ai đó nói
19 Nghĩa là toàn bộ sự tồn tại có điều kiện: xem “tam giới” trong Phụ lục.
rằng ngài là như vậy, vị ấy nên phản ánh một cách nghiêm khắc, nói rằng “Tôi không biết gì và chưa có con mắt của trí tuệ.” Pháp chân chính của Như Lai là không thể nghĩ bàn và thật là không thích hợp khi tuyên bố rằng Như Lai là hữu vi. Như Lai là vô vi. Ai đó có tầm nhìn chân chánh nên nói rằng Như Lai là vô vi. Tại sao vị ấy phải làm như vậy? Vị ấy nên làm như vậy vì Như Lai mang lại pháp tuyệt vời để làm lợi ích cho chúng sanh và vì vị ấy có lòng từ bi đối với họ, giống như người phụ nữ tội nghiệp hy sinh cuộc sống của mình trên sông Hằng vì tình yêu dành cho con trai mình.
Con của một gia đình tốt, Bồ-tát, người bảo vệ Phật pháp, nên hành động theo cách này. Vị ấy nên từ bỏ cuộc sống của mình hơn là tuyên bố rằng Như Lai giống như pháp hữu vi. Vị ấy nên nói Như Lai cũng giống như pháp vô vi. Bởi vì vị ấy dạy rằng Như Lai cũng giống như pháp vô vi, vị ấy sẽ đạt được sự tỉnh thức hoàn hảo vượt trội, giống như người phụ nữ hy sinh bản thân vì con trai mình sẽ tái sanh trong thế giới Phạm thiên. Tại sao có trường hợp này? Là vì vị ấy bảo vệ Pháp. Bảo vệ Pháp nghĩa là gì? Nghĩa là dạy rằng Như Lai cũng giống như pháp vô vi. Con của một gia đình tốt, sự giải thoát sẽ tự nhiên đến với người như thế này, ngay cả khi vị ấy không tìm kiếm nó, giống như người phụ nữ hy sinh bản thân mình cho con trai mình sẽ tự nhiên tái sanh trong thế giới Phạm thiên, ngay cả khi cô ấy không tìm kiếm nó.
(Kinh đại bát niết-bàn, Đại Chánh tập 12, đoạn 375, chương 2, tr. 613c10-23; tham chiếu Đại Chánh tập 12, đoạn 374, tập 12, tr. 374a19-28, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).
BA “THÂN” CỦA PHẬT
Những tư tưởng Đại thừa về bản chất của đức Phật được hệ thống hóa trong học thuyết về tam thân hay “ba thân thể” của đức Phật. Pháp thân (dharma-kāya) hay ‘cơ thể của các sự vật (tinh khiết)” (xem Th.4), là bản chất tối thượng của Ngài, ứng thân (sabhoga-kāya) là hình dạng của Ngài ở cấp độ thiên thể mà các Bồ-tát cao cấp có thể nhận thức được và hóa thân (nirmana-kāya) là hình thức mà Ngài xuất hiện trong các thế giới vật chất bình thường như của chúng ta.
M.9 Pháp thân I: Các Như Lai không đến, không đi mà được nhìn thấy trong pháp thân của các ngài
Những đoạn văn này thể hiện ý tưởng rằng sự xuất hiện và âm thanh của đức Phật không cho chỉ đức Phật thực sự: đức Phật được nhìn thấy trong pháp thân của Ngài, mà trong đoạn đầu tiên có thể có nghĩa là tập hợp (thân thể) của các phẩm chất (các pháp) liên quan đến pháp như là con đường tâm linh.
Bồ-tát, vị đại nhân Dharmodgata, nói với Bồ-tát, vị đại nhân Sadāprarudita, “… Con trai của một gia đình tốt, một người đã bị thiêu đốt bởi cái nóng mùa hè, vào tháng cuối cùng của mùa hè, vào giữa ngày, có thể thấy một ảo ảnh rung chuyển trong không khí. Vị ấy có thể chạy về phía nó, tự nghĩ: “Ta có thể nhìn thấy nước! Ta có thể nhìn thấy nước để uống!” “Ngài nghĩ rằng nước đến từ đâu, con trai của một gia đình tốt Ngài nghĩ nó sẽ đi đâu? Đến đại dương lớn ở phía đông, hay các đại dương lớn ở phía nam, phía tây hay phía bắc?”
Sadāprarudita nói, “Con trai của một gia đình tốt, nước trong ảo ảnh không tồn tại. Làm thế nào người ta có thể nhận biết được nó đang đến hay nó đang đi? Người đàn ông khờ khạo, thiếu khôn ngoan đó, con trai của một gia đình tốt, người đang bị thiêu đốt bởi cái nóng mùa hè, đã nhìn thấy ảo ảnh và hình thành nhận thức về nước ở nơi không có nước. Ở đó, vốn dĩ không có nước.”
Dharmodgata nói, “Chính xác, con trai của một gia đình tốt, chính xác. Những người gán ghép sắc thân hoặc giọng nói của Như Lai và những người hình thành cấu trúc tinh thần của Như Lai khi đến hay đi, đều giống như thế này. Những người hình thành cấu trúc tinh thần của Như Lai khi đến hay đi đều được mô tả là ngu ngốc và thiếu khôn ngoan, giống như người đã hình thành nhận thức về nước ở nơi không có nước. Tại sao thế? Đó là bởi vì các Như Lai không được nhìn thấy từ cơ thể vật lý của họ. Các Như Lai có pháp thân.”
(Kinh bát thiên tụng bát nhã ba la mật đa, chương 31, do D.S. dịch tiếng Anh).
Những ai nhìn thấy ta bằng cơ thể ta và theo dõi ta bằng giọng nói của ta đã nỗ lực một cách sai lầm. Những người đó sẽ không nhìn thấy ta.
Một đức Phật nên được nhìn thấy từ Pháp, các bậc chỉ đường có các sự vật thân. Tuy nhiên, bản chất của pháp thì không ai có thể biết được. Nó không thể được biết.
(Kinh kim cang bát nhã ba la mật đa, phần 26, do D.S. dịch tiếng Anh).
M.10 Pháp thân II: Pháp thân khởi sinh từ những đặc tính của thánh đạo
Đoạn này xem pháp thân phát sinh từ những phẩm chất khác nhau của con đường dẫn đến Phật quả.
“Thân của Như Lai, này bằng hữu, là pháp thân. Nó phát sinh từ sự rộng lượng, kỷ luật đạo đức, thiền định, trí tuệ, sự giải thoát và cái biết và cái thấy của sự giải thoát. Nó phát sinh từ lòng nhân ái, từ bi, hỷ xả. Nó phát sinh từ sự rộng lượng, tự chủ và kiềm chế. Nó phát sinh từ sự chấp nhận kham nhẫn và từ ái. Nó phát sinh từ những căn lành thiện được tạo ra bởi áp dụng năng lượng ổn định. Nó phát sinh từ sự hấp thụ thiền định, sự giải phóng, sự tập trung thiền định và sự đạt được thiền định. Nó phát sinh từ học hỏi, trí tuệ và phương tiện thiện xảo. Nó phát sinh từ ba mươi bảy thực hành giúp người ta đạt được giác ngộ.20 Nó phát sinh từ sự an tịnh thiền định và tuệ giác. Nó phát sinh từ mười sức mạnh, từ bốn loại tự tin và từ mười tám phẩm chất độc đáo của đức Phật. Nó phát sinh từ tất cả các sự hoàn hảo. Nó phát sinh từ tuệ tri cao thượng và tuệ tri trực tiếp. Nó phát sinh khi bị gạt bỏ mọi phẩm chất bất thiện của bản thân. Nó phát sinh khi một người phát triển tất cả các phẩm chất thiện lành. Nó phát sinh từ sự thật. Nó phát sinh từ thực tại. Nó phát sinh từ sự tỉnh giác.
Thân của Như Lai, này bằng hữu, phát sinh từ nghiệp thanh tịnh
20 Đây là những tập hợp phẩm chất tâm linh khác nhau, chẳng hạn như bốn nền tảng của chánh niệm.
vô hạn. Đây là điều ngài nên mong cầu. Để loại bỏ tất cả chúng sanh khỏi bệnh tật của tất cả các phiền não, ngài nên quyết tâm đạt được sự tỉnh thức hoàn hảo và vượt trội.”
Licchavi Vimalakīrti đã giảng dạy pháp theo cách này cho những người đã tụ tập để hỏi về căn bệnh của ông và hàng trăm ngàn hữu tình đã quyết tâm đạt được sự tỉnh thức hoàn hảo và vượt trội.
(Kinh Duy Ma Cật, chương 2, phần 12, do D.S. dịch tiếng Anh).
M.11 Đức Phật và các Bồ-tát cao cấp hiển hiện dưới vô số hình thức
Đức Phật xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào sẽ giúp đưa chúng sanh đến với pháp và giúp họ hướng đến giải thoát.
Ta hiện thân theo nhiều cách khác nhau để giải thoát tất cả các loại chúng sanh khác nhau. Ta có thể xuất hiện với một cơ thể nam giới. Ta có thể xuất hiện với một cơ thể phụ nữ. Ta có thể xuất hiện với cơ thể của vị thần hoặc một nāga.21 Ta có thể xuất hiện với cơ thể của một quỷ thần. Ta có thể xuất hiện như một ngọn núi, một khu rừng, một con suối, một con sông, một cái hồ, một đài phun nước, hay một cái giếng để giúp đỡ mọi người và giải thoát tuyệt đối tất cả họ. Ta có thể xuất hiện với cơ thể của Śakra,22 Vua của các vị trời. Ta có thể xuất hiện với thân hình của Brahmā. Ta có thể xuất hiện với cơ thể của vị vua của toàn thế giới. Ta có thể xuất hiện với cơ thể của một gia chủ. Ta có thể xuất hiện với cơ thể của vua của một quốc gia cụ thể. Ta có thể xuất hiện với thân hình của một thừa tướng. Ta có thể xuất hiện với cơ thể của một quan đại thần. Ta có thể xuất hiện với thân thể của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, v.v... Ta có thể xuất hiện với thân xác của Thanh văn, vị A-la-hán, đức Phật độc giác, Bồ-tát, v.v... để đưa chúng sanh đến sự trưởng thành. Ta không chỉ xuất hiện với thân hình của đức Phật.
(Kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện công đức, Đại Chánh tập 13, đoạn 412, chương 2, tr. 779b18-b26, do D.S. dịch tiếng Anh).
21 Vị thần rắn. 22 Tiếng Pāli là Sakka (Đế Thích).
PHẬT TÁNH
Tất cả chúng sanh được xem là đều chứa đựng hoặc là Như Lai tạng, có nghĩa là “phôi thai” hoặc “bào thai” của Như Lai, nghĩa là họ có trong mình một tiềm năng rạng rỡ cho quả đức Phật. Nó được xem là rạng rỡ và thanh khiết nhưng bị che lấp bởi những phiền não không nội tại, cũng như bản chất của tâm trong Th.124. Trong hầu hết các trường hợp trong tác phẩm này, Như Lai tạng được đề cập đến bằng bản dịch thoáng là “Phật tánh.”
M.12 Bản chất của Như Lai tạng và mối quan hệ của nó với chúng sanh
Đoạn đầu tiên xuất phát từ một bản văn chính yếu dường như là bài đầu tiên giới thiệu ý tưởng về Như Lai tạng. Nó đưa ra chín so sánh về cách liên hệ của Như Lai tạng với chúng sanh, những ý nghĩa khác nhau của “tạng:” tử cung, phôi thai, đài hoa bao bọc một bông hoa đang phát triển, căn phòng/ nơi tôn nghiêm ẩn bên trong, lớp vỏ bên ngoài của một hạt giống hoặc chính hạt giống, hoặc bên trong của bất cứ thứ gì. Bản kinh mô tả được đức Phật tuyên thuyết mười năm sau khi ngài giác ngộ, cho hàng ngàn Tỳ-kheo thành tựu và vô số Bồ-tát. Hầu hết các so sánh của nó cho thấy rằng Như Lai tạng là một Phật tánh ẩn bên trong chỉ cần được bộc lộ bằng cách loại bỏ các phiền não tinh thần che khuất nó, nhưng các ví dụ số 3, 6 và 8 cho thấy đó là một thứ cần phải phát triển và trưởng thành. Cùng với đó, những điều này cho thấy rằng đó là một tiềm năng Phật quý giá cần được phát hiện sau đó, phát triển.
(1) Đức Phật nói, “Những đứa con của gia đình tốt, có thể được so sánh với vô số hoa sen do đức Phật hiện thân mà héo tàn đột ngột và trong đó có vô số đức Phật, trang nghiêm với ba mươi hai đặc tính thân thể của đức Phật, được hiển lộ ngồi xếp bằng… Tương tự như vậy, này những đứa con của gia đình tốt, khi ta nhìn tất cả chúng sanh bằng Phật nhãn của mình, tôi nhìn thấy trí tuệ Như Lai, con mắt của Như Lai và thân thể Như Lai đang ngồi xếp bằng và bất di bất dịch giữa những phiền não của tham, sân, si. Này những đứa con của gia đình tốt, mặc dù chúng sanh hiện đang bị ô uế làm ô uế,
nhưng họ có được Như Lai tạng thanh tịnh vĩnh viễn, với những đức tính không thể phân biệt được với chính của ta.
(2)… Như mật nguyên chất trên vách đá hay trong cây cối được bao bọc bởi đám mây có vô số ong vò vẽ vây quanh và canh giữ, Như Lai tạng được các phiền não che đậy và giấu giếm..
(3) Lại nữa, này những đứa con của gia đình tốt, nó có thể được so sánh với hạt ngũ cốc chưa bỏ vỏ. Kẻ ngu xuẩn, không khôn ngoan, giản dị, hèn mọn có thể vứt bỏ nó, nhưng khi nó được rửa sạch và bỏ vỏ thì hạt nhân có thể dùng được…
(4) Lại nữa, này những đứa con nhà lành, nó có thể ví như cục vàng ròng đổ trong đống phế thải, nằm giấu ở đó, nhiều năm…
(5) Lại nữa, này những đứa con của gia đình tốt, nó có thể được so sánh như một viên ngọc quý ẩn trong một hộ gia đình nghèo khó [mà các thành viên không hề hay biết về nó]…
(6) Lại nữa, này những đứa con nhà lành, có thể ví như đá xoài không bị phân hủy khi chôn xuống đất, mà mọc thành cây đại thụ, vua của các loài cây…
(7) Lại nữa, những người con của một gia đình tốt, có thể so sánh với người có tượng bằng vàng ròng, người đang đi đến nước khác trên những con đường nguy hiểm và người sợ bị tấn công và cướp trên đường và do đó, người quấn bức tượng của mình trong những mảnh vải vụn bẩn thỉu, để không ai phát hiện ra nó. Hãy tưởng tượng rằng anh ta chết trên đường đi và tượng vàng của anh ta bị vứt bỏ trong đồng vắng. Du khách đã giẫm đạp nó và nó trở nên bẩn thỉu…
(8) Lại nữa, này những đứa con của gia đình tốt, nó có thể được so sánh với người phụ nữ nghèo, xấu xí, có tâm giản dị nhưng mang trong mình một đứa con danh giá sẽ trở thành vị vua cao quý, vị vua của toàn thế giới. Người phụ nữ này, mặc dù không biết vị ấy sẽ trở thành gì trong tương lai và xem như một đứa trẻ nghèo, bình thường, thấp bé. Tương tự như vậy, những người con của gia đình tốt, Như Lai thấy tất cả chúng sinh đang đi vòng quanh luân hồi chịu mọi loại đau đớn và trúng độc, nhưng tất cả đều sở hữu bên trong thân thể của họ Như Lai tạng quý giá. Cũng giống như người phụ nữ, mặc dù, họ không nhận ra những gì họ mang trong mình. Đây là lý do tại sao Như Lai giải thích pháp cho mọi người rằng: “Này các con của gia đình tốt, con không thấp kém. Tất cả các con đều sở hữu Phật tánh trong cơ thể mình. Nếu các con tự mình tinh tấn và tiêu diệt các việc ác trước đây của mình thì các con sẽ trở thành các Bồ-tát và các đức Thế Tôn và các con sẽ chuyển hóa và giải cứu vô số chúng sinh…”
(9) Lại nữa, này những người con nhà lành, có thể ví như một ông chủ thợ đúc tượng bằng vàng ròng. Khi tượng đã được đúc xong, nó được lật ngược lại và đặt trên mặt đất. Mặc dù bên ngoài bị cháy đen nhưng bức tượng bên trong không hề bị ảnh hưởng. Khi được mở ra, bức tượng được hiển lộ, màu vàng của nó tỏa sáng…
(Kinh Như lai tạng, Đại Chánh tập 16, đoạn 666, tr. 457b25-c03, c23-c27, tr. 458a10-a14, a24-a28, b10-b15, b23-b24, b29-c06, c1521, tr. 459a07-a14, a25-b02, do D.S. dịch tiếng Anh).
28. Tất cả chúng sinh hiện thân luôn luôn là những Như Lai tạng, đã phát triển từ một hạt giống…
45. Trong thực tế, không có sự khác biệt giữa những người bình thường, những thánh nhân và những đức Phật toàn giác. Những người đã nhìn mọi thứ theo cách họ đang dạy rằng tạng chiến thắng23này phải được tìm thấy trong chúng sinh…
47. Nó được cho là không thanh tịnh trong cảnh giới của chúng sanh, cả hai thanh tịnh và không thanh tịnh trong các Bồ-tát và hoàn toàn thanh tịnh trong các đức Như Lai…
49. Giống như không gian mở rộng khắp mọi nơi và có tính đồng nhất như bản chất của nó, yếu tố không tỳ vết có tâm trí như bản chất thiết yếu của nó bao trùm mọi thứ…
155. Yếu tố này trống rỗng của các đặc tính phi nội tại, khác biệt
23 Jina hoặc “bậc chiến thắng” là danh hiệu của Phật.
với nó. Nó không trống rỗng những phẩm chất vượt trội, không khác biệt với nó.
(Bảo tánh phân tích của Sārāmati hoặc Maitreya, chương 1, v. 28, 45, 47, 49, 155, do D.S. dịch tiếng Anh).
M.13 Hoàng hậu Śrīmālā về Phật tánh
Đoạn văn này miêu tả Phật tánh (Như Lai tạng) trong con người vốn là cơ sở của vòng tái sanh (vì nó là gốc rễ của tâm, có thể đi chệch hướng do nhiễm ô đi kèm), nhưng cũng cho thấy cần giải phóng khỏi điều này và những đau đớn của nó và cần giải thoát. Nó là vĩnh cửu và thuần khiết, nhưng không phải là một bản ngã thường hằng cần thiết.
Bạch đức Thế Tôn, luân hồi dựa trên Phật tánh và dựa vào Như Lai tạng, người ta nói rằng không thể biết được trạng thái nguyên thủy. Bạch đức Thế Tôn, nếu ai nói rằng khi Phật tánh tồn tại, luân hồi tồn tại thì điều này là khéo nói…
Hai hiện tượng sanh tử, bạch đức Thế Tôn, chính là Phật tánh. Theo nghĩa của thế gian, sinh xảy ra thì chết xảy ra. Khi các giác quan chấm dứt, điều này được gọi là cái chết. Khi các giác quan mới phát sinh, điều này được gọi là sự sinh ra. Phật tánh không sinh không diệt. Phật tánh không được đặc trưng bởi bất cứ điều gì được điều kiện hóa. Phật tánh là thường còn và bất biến. Vì lý do này, Phật tánh là cơ sở, là chỗ dựa, là nền tảng. Bạch đức Thế Tôn, đó là những phẩm chất của đức Phật, không thể tách rời, không thể phá vỡ, không thể phân chia, không thể phá hủy, không thể nghĩ bàn. Bạch đức Thế Tôn, Phật tánh là cơ sở, là chỗ dựa và là nền tảng của các sự vật hữu vi, có thể phá vỡ, phân chia, hủy diệt và ngoại tại.
Bạch đức Thế Tôn, nếu không có Phật tánh, sẽ không chán ghét những gì đau khổ và hoan hỷ tinh tấn vì niết-bàn24 …
Bạch đức Thế Tôn, Phật tánh là không có nguồn gốc, một hiện tượng bất khởi và không ngừng. Nó có thể trải nghiệm đau đớn và
24 Gợi ý là ý thức bình thường là một dòng trạng thái nhất thời, quá khó để phát triển những trạng thái này.
do đó, có thể trải nghiệm chán ghét những gì đau đớn và hoan hỷ tinh tấn vì niết-bàn.
Bạch đức Thế Tôn, Phật tánh không phải là một bản ngã, một sinh thể, một sinh lực hay một con người. Phật tánh không phải là cảnh giới của những chúng sanh rơi vào những quan điểm sai lầm về một bản ngã bản chất, những người có quan điểm méo mó và những người có sự hiểu biết mơ hồ về tánh không.
Bạch đức Thế Tôn, Phật tánh là phôi thai25 của hiện tượng vạn vật, phôi thai của pháp thân, là phôi thai siêu thế tối cao, phôi thai tự bản chất nguyên thủy thuần khiết. Bản chất nó là thuần khiết nguyên thủy, nhưng nó bị ô nhiễm bởi những tùy phiền não không nội tại,26 phiền não thực. Cảnh giới của Như Lai không thể nghĩ bàn. Tại sao điều này là trường hợp?
Đó là bởi vì không phải trạng thái tâm tốt lành nhất thời hay trạng thái tâm bất thiện nhất thời đều không bị ô nhiễm bởi các phiền não.
(Kinh Thắng Man phu nhân, Đại Chánh tập 12, đoạn 353, chương 13, p. 222b05-26; tham chiếu Đại Chánh tập 11, đoạn 310, tr. 677c07-27, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).
KIM CƯƠNG THỪA
PHẬT TÁNH
V.1 Mọi người đều có Phật tánh
Trong chương đầu tiên của tác phẩm nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn “Vòng hoa báu giải thoát” của mình, dựa trên các nguồn kinh điển của Ấn Độ, đạo sư vĩ đại người Tây Tạng Gampopa (1079-1153) lập luận rằng Phật tánh (xem M.12-13) đang có mặt trong tất cả chúng sanh và cuối cùng tất cả họ sẽ đạt được sự tỉnh thức tối thượng của đức Phật.
Chúng ta phải giải thoát mình khỏi luân hồi27 mê lầm này và đạt
25 Tạng, cũng có thể có nghĩa là “bào thai” (M.12).
26 Những phiền não đến và đi.
27 Luân hồi là chu kỳ sinh tử từ vô thủy (xem Th.55 và V.18). Nó là "ảo tưởng" bởi vì nó bắt nguồn từ sự vô minh hoặc không biết về thực tại tối hậu và bởi vì nó gây ra ảo tưởng (về sự vĩnh viễn ở nơi không có, v.v...).
được sự tỉnh thức vượt trội. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự hỏi liệu những sinh mệnh thấp kém như mình, cố gắng hết sức có thể, có thể đạt được điều đó hay không. Vâng, nếu chúng ta chuyên tâm thực hành, tại sao chúng ta không thể đạt được nó? Rốt cuộc, cũng giống như tất cả chúng sanh, chúng ta cũng có Phật tánh -nguyên nhân của (đạt được) Phật quả…
Nếu điều đó là đúng thì nguyên nhân gì mà tất cả chúng sanh đều có Phật tánh? Đó là (1) bởi vì tất cả chúng sanh đều được bao trùm bởi pháp thân,28 tánh không;29 (2) bởi vì thực tại tối hậu của như vậy là không thể phân chia; và (3) bởi vì mỗi chúng sanh là một trong các loại (của Phật tánh). Nhờ ba lý do đó, mà mỗi chúng sanh đều có Phật tính. Đây là những gì được nói trong Uttaratantra, “Bởi vì thân Phật thức tỉnh hoàn toàn là toàn bộ; bởi vì “tánh như vậy” là không thể phân chia được; và bởi vì chúng thuộc các loại; tất cả chúng sanh hiện thân luôn luôn có Phật tánh (UT VII. 28).
Lý do thứ nhất là tất cả chúng sanh đều được bao trùm bởi pháp thân, tánh không. Điều này có nghĩa là chúng sanh có Phật tánh bởi vì đức Phật là pháp thân, pháp thân là tánh không và tánh không tràn khắp tất cả chúng sanh. Thứ hai là thực tại cuối cùng của “tánh như vậy” là không thể phân chia được. Điều này có nghĩa là chúng sanh có Phật tánh cũng bởi vì “tánh như vậy” của đức Phật không tốt hơn, lớn hơn hoặc cao hơn “tánh như vậy” của chúng sinh. Thứ ba là mỗi chúng sanh thuộc một trong các loại (Phật tánh). Điều này có nghĩa là mỗi chúng sanh thuộc một trong năm loại Phật tánh: “loại bị cắt bỏ,” 30 loại không chắc chắn,31 loại đệ tử, loại Phật đơn độc, hoặc loại Cỗ xe lớn… 32
Có hai loại (Phật tánh): loại thức tỉnh và loại không thức tỉnh.
28 Xem M.9-10.
29 Bản chất của chúng sinh là bản chất vốn có trống rỗng, vì vậy chúng rốt cuộc không khác với Pháp thân của vị Phật.
30 Loại ‘cắt đứt’ (Skt. icchantika) tạm thời bị cắt đứt (hoặc bị ngắt kết nối) khỏi Phật tánh của chúng (xem bên dưới).
31 Loại không chắc chắn có thể trở thành bất kỳ loại nào trong ba loại còn lại tùy thuộc vào các điều kiện.
32 Về những điều này, hãy xem “Cổ xe nhỏ” trong Bảng chú giải thuật ngữ.
Loại thức tỉnh là quả vị đã thành tựu trọn vẹn (của Phật quả), có dấu hiệu có thể nhận biết được. Loại chưa được đánh thức là quả chưa hoàn thành, không có dấu hiệu nhận biết. Người ta có thể tự hỏi bằng điều kiện nào mà Phật tánh có thể được đánh thức. Câu trả lời là một khi các điều kiện không thuận lợi được loại bỏ và các điều kiện thuận lợi có sẵn, Phật tánh được thức tỉnh. Nếu không, Phật tánh vẫn chưa thức tỉnh. Có bốn điều kiện bất lợi: sinh ra trong một hoàn cảnh không thuận lợi, thiếu thiên hướng (thực hành giáo pháp), hành vi không đúng đắn và những ảnh hưởng bị che lấp. Có hai điều kiện thuận lợi: điều kiện bên ngoài là vị thầy giảng dạy Pháp và điều kiện bên trong là một thái độ đúng đắn và nguyện vọng đối với thiện Pháp…
Trong số năm loại (Phật tánh), loại cỗ xe lớn là nguyên nhân gần gũi của (đạt được) Phật quả. Đệ tử thanh văn và các Phật Độc giác là những nguyên nhân xa bởi vì cuối cùng chúng cũng sẽ dẫn đến Phật quả. Loại không chắc chắn có thể là nguyên nhân gần hoặc nguyên nhân xa. Kiểu cắt đứt - không có nghĩa là người ta hoàn toàn không đạt được Phật quả, chỉ là người ta cần một thời gian rất dài để đạt được điều đó - là một nguyên nhân rất xa. Do đó, vì tất cả chúng sinh thuộc một trong năm loại đó, nên mỗi chúng sanh đều có Phật tánh.
Như vậy, do ba lý do (đã giải thích ở trên), người ta dạy rằng mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Làm thế nào nó có thể được minh họa? Nó tồn tại trong chúng ta như bạc trong quặng, dầu mè trong hạt mè, hoặc bơ trong sữa. Vì vậy, giống như quặng có thể biến thành bạc, vừng thành dầu và sữa thành bơ, tất cả chúng sanh đều có thể biến thành Phật.
(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 6-8, 13-16, do T.A. dịch tiếng Anh).
BA THÂN CỦA PHẬT
Trong Kim cương thừa, ba “thân” của đức Phật (xem M.9-11) được xem như có thể tiếp cận được bên trong, theo các khía cạnh khác nhau của tâm.
V.2 Ba thân Phật là bản chất của tâm
Đoạn văn này giới thiệu ba thân Phật theo quan điểm của Đại Thành Tựu (Dzogchen),33 chỉ ra sự hiện diện của ba thân Phật trong bản chất của tâm hay “biết” (tiếng Tây Tạng là rig-pa) là ba khía cạnh hoặc “chiều không gian” của kinh nghiệm không hai.34 Bộ ba trong ngữ cảnh này được định nghĩa là bản chất, tự thể và lòng từ của sự hiểu biết và được ví như phản xạ sáng trống rỗng của một tấm gương. Đoạn văn được trích từ “Flight of the Garuda” (Cuộc chiến chim Sí Điểu) (FG) của Lama Zhabkar (1781-1850).
Emaho35
Bây giờ, các con trai yêu quý, hãy lắng nghe.36 Ba thân của đức Phật: bản thể, bản chất và từ bi - cũng như năm thân (thọ dụng) hay năm loại tri thức37- đều hoàn chỉnh trong hiện tại vốn dĩ biết và tự soi sáng này. Bản chất của cái biết, tánh không theo nghĩa không có màu sắc, hình dạng hay bất kỳ thuộc tính nào khác, là pháp thân. Sự tự thể hiện sáng chói của sự trống rỗng đó là Thọ dụng thân. Và sự thể hiện không ngừng của sự đa dạng là Ứng hóa thân. 38
Ba thân của đức Phật được minh họa bằng ví dụ tấm gương. Gương pha lê minh họa pháp thân, độ sáng rõ ràng của nó biểu thị Thọ dụng thân và hình ảnh hiển thị không ngừng của nó tương tự như pháp thân. Nếu chúng sanh chỉ có thể nhận ra ba thân của đức Phật là bẩm sinh trong tâm của họ, họ sẽ tự mình trở thành Phật ngay lập tức, mà không cần phải thực hành dù chỉ một chút thiền định. Mặc dù ta đã giới thiệu ba thân Phật từng cái một, nhưng
33 Theo Phật giáo Tây Tạng, Dzogchen là trạng thái tự nhiên, nguyên thủy của bản thể, cũng như một thể của các giáo lý và thực hành thiền định nhằm mục đích thực hiện trạng thái đó. Đây là giáo lý trung tâm của trường phái Nyingmapa và cũng được các tín đồ của các trường phái Phật giáo Tây Tạng khác thực hành.
34 Do đó, thuật ngữ ‘biết’ (rig-pa) dùng để chỉ tri thức bất nhị, trong đó không có sự khác biệt hay tách biệt giữa chủ thể (tâm trí) và đối tượng của tri giác.
35 Một biểu hiện của sự kỳ diệu trong truyền thống Dzogchen (Đại Thành Tựu).
36 Lời dạy này là số 7 trong chuỗi hai mươi ba ‘bài hát’ hướng dẫn dành cho các môn đồ của ngài, những người mà ngài coi là ‘những đứa con trai’ tâm linh của mình.
37 Xem đoạn tiếp theo, V.3.
38 Về ba thân của vị Phật, xem phần giới thiệu ở trên M.9.
chúng thực sự là một và cùng một phạm vi mở rộng,39 Vì vậy, đừng nhầm lẫn khi coi chúng là khác nhau, hỡi các con trai!
Hãy biết ba thân Phật là tánh không hoàn toàn thuần khiết từ cái đầu tiên, một thực thể duy nhất là sự hợp nhất của sáng chói và tánh không và luôn luôn ở trong trạng thái đó mà không cần nắm bắt. Hãy biết rằng bộ ba bản thể, bản chất và lòng từ bi tương ứng với các thể pháp -thọ dụng và ứng hóa và biết ba thể đó là sự thống nhất đầy đủ của tánh chói sáng và tánh không, hãy tự tiến hành trong trạng thái đó mà không cần nắm bắt!
(Chuyến bay chim Sí Điểu, tr. 171-72, do T.A. dịch tiếng Anh).
NĂM HÓA THÂN PHẬT
Ngũ bộ đức Phật bao gồm năm đức Phật thọ dụng thân làm chủ gia đình (“những người cha”), phối ngẫu của Phật độ mẫu (“những người mẹ”), một số Bồ-tát được xem là hậu duệ tâm linh của họ (“con trai và con gái”) và một số các số nhân vật khác. Trong Kim cương thừa, mặc dù họ được mô tả là những vị thần siêu việt bên ngoài, họ được hiểu là những khía cạnh thuộc bản chất của chính mình.
V.3 Năm đức Phật thọ dụng thân như năm loại tri kiến
Trong phần tiếp theo của đoạn trước, Zhabkar giới thiệu ý tưởng về năm đức Phật thọ dụng thân (xem phần giới thiệu phần trước M.9) là năm loại tri thức vốn có khi biết. Tên riêng của các vị Phật được giải thích và mô tả như là “năng lực biểu đạt” của tri thức, sau đó, được định nghĩa. Nhận thức trực tiếp về tiềm năng được đánh thức hiện diện trong bản chất hiểu biết của tâm trí có thể mang lại sự tỉnh thức nhanh chóng.
Hơn nữa, vì trí tuệ về tri thức tự sinh này xuất hiện dưới mọi hình thức, nên nó là thân thể của Đại Nhật (Vairocana, bậc soi sáng). Không thay đổi, đó là cơ thể của Akṣobhya (A-súc - Bất Động, không thể lay chuyển). Không có trung tâm hay ranh giới,
39 Thuật ngữ này có thể được coi là viết tắt của 'sự mở rộng của các hiện tượng', nhưng trong truyền thống Đại thừa, nó cũng là một từ đồng nghĩa với Phật tánh.
nó là thân thể của Amitābha (A-di-đà, ánh sáng vô hạn). Giống như một viên ngọc mang lại mọi thành tựu tối cao và bình dị, đó là thân thể của Ratnasambhava (Bảo tướng, nguồn của những viên ngọc). Vì nó hoàn thành mọi thứ, nó là cơ thể của Amoghasiddhi (Thành Tựu) (“Thành tựu hành động”). Họ không tồn tại ngoài sức mạnh biểu đạt của sự hiểu biết.
Vì sự hiểu biết về kiến thức về cơ bản là không ngừng, tánh sáng chói biểu hiện, nên nó là kiến thức giống như tấm gương. Vì nó có tính lan tỏa, nên nó là kiến thức về như vậy. Vì sự đa dạng phát sinh từ sức mạnh biểu đạt của nó, đó là sự phân biệt. Vì nó hoàn thành mọi thứ, nó là kiến thức về sự hoàn thành hành động. Vì tất cả các loại tri thức đều thuộc về bản chất nguyên sơ thuần túy (của biết), nên nó là tri thức về sự mở rộng của các hiện tượng. Những loại kiến thức này hoàn toàn không tồn tại ngoài sức mạnh biểu đạt của sự hiểu biết.
Nếu ta chỉ trực tiếp cho các thấy ba thân của đức Phật - bản thể, bản chất và lòng từ bi và năm thân thọ dụng hay năm loại tri thức - bằng cách chỉ tay trực tiếp vào chúng thì chúng ở đây, trong cái không được tạo ra này và không bị ảnh hưởng bởi khoảnh khắc hiện tại của sự hiểu biết, không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, không bị ảnh hưởng bởi sự nắm bắt. Chúng ở ngay đây trong khoảnh khắc nhận biết rõ ràng và tỉnh táo này; đây là nơi mà tất cả các đức Phật trong quá khứ đều phát sinh từ đó, tất cả đức Phật của hiện tại đều đến từ đó và tất cả đức Phật trong tương lai sẽ phát sinh từ đó. Đây là tâm của đức Phật ba đời, nên đừng bao giờ lìa bỏ nó, hỡi những đứa con may mắn của ta!
(Chuyến bay chim Sí Điểu, tr. 172, do T.A. dịch tiếng Anh).
V.4 Lời nguyện cầu đến ngũ bộ đức Phật từ quyển “Tử thư Tây Tạng”
Đoạn văn này, được trích từ quyển “Tử thư Tây Tạng” nổi tiếng, giới thiệu năm đức Phật thọ dụng thân, cùng với “gia đình” của họ, như những thực tại siêu việt sẽ gặp sau khi một người qua đời. Đó là lời cầu nguyện cho “những người cha” và “người mẹ” của các gia đình - những người có thể được nhận ra là bản chất của chính họ - để giải cứu người đã khuất khỏi vực thẳm của “thân trung ấm đáng sợ,” trạng thái trung gian giữa cái chết và sự sinh ra.40 Mỗi vị trong số năm gia đình Phật được dự là sẽ trình bày một con đường tri thức đến vùng đất Phật tương ứng của họ, nơi người ta có thể nhanh chóng đạt được sự giải thoát và tỉnh thức. Gia đình Phật của người sẽ được xác định bởi phiền não / triền phược chi phối của một người, được xem là biểu hiện méo mó của loại tri thức được đại diện bởi thọ dụng thân Phật, người đứng đầu gia đình đó.
Lời cầu nguyện cho sự giải phóng khỏi vực thẳm của trạng thái trung gian
Kính lễ đối với bậc đạo sư và chủ của Các vũ công cõi trời!41
Xin hãy hướng dẫn con trên con đường của con bằng tình yêu bao la của ngài!
Con có nên lang thang trong luân hồi vì sự nhầm lẫn,
Mong con được hướng dẫn bởi những anh hùng và những người
nắm giữ kiến thức,42
Về con đường sáng ngời của tri thức đồng xuất hiện,43
Cầu mong cho con được phù trợ bởi những vũ công bầu trời của mẹ tối cao;
Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân trung ấm đáng sợ
Và hộ tống con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự!
Con có nên đi lang thang trong luân hồi do si mê mạnh mẽ,
Mong con được đức Phật Đại Nhật chỉ dẫn
40 Trạng thái trung gian được cho là một “vực thẳm” vì cảm giác mất mát-tương tự như mất mặt đất vững chắc từ dưới chân-và mất phương hướng. Chúng sanh được cho là bị quăng quật bởi “gió của nghiệp,” tức là sức mạnh của các hành động nghiệp của họ, đôi khi có thể là “khủng khiếp.”
41 Đạo sư là bậc thầy Mật thừa và một “vũ công trên trời” (ḍākinī) là một nữ minh tinh thể hiện năng lượng trí tuệ giác ngộ trong truyền thống Mật tông. Ví dụ, năm ‘Phật độ mẫu’-phối ngẫu của năm ‘Phật độ phụ’-là hiện thân của năng lượng thuần khiết của năm nguyên tố vật chất.
42 Các ‘anh hùng’ là bạn đồng hành nam giới hoặc đối tác của các vũ nữ cõi trời và ‘người nắm giữ kiến thức’ là những bậc thầy về giáo lý Mật thừa.
43 Kiến thức bất nhị vốn có trong mọi khoảnh khắc trải nghiệm.
Đến với con đường sáng của sự mở rộng của tri thức hiện tượng, Cầu mong con được phù hộ bởi mẹ tối cao Ākāśadhātvīśvarī,44 Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân trung ấm
đáng sợ Và gia hộ con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự! Con có nên đi lang thang trong luân hồi do sự hung hãn dữ dội
không, Xin cho con được hướng dẫn bởi đức Phật Kim cương tỏa45 Đến với con đường sáng ngời của tri thức sáng như gương, Cầu mong con được phù hộ bởi người mẹ tối cao Buddhalocana,46 Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân trung ấm
đáng sợ Và hộ tống con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự! Con có nên đi lang thang trong luân hồi vì lòng kiêu hãnh mãnh
liệt không, Mong con được hướng dẫn bởi đức Phật Bảo Tướng, Đến với con đường chói sáng của tri thức về sự giống nhau, Xin cho con được phù hộ bởi mẹ tối cao Māmakī,47 Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân trung ấm
đáng sợ Và hộ tống con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự! Con có nên đi lang thang trong luân hồi do chấp trước mạnh mẽ
không, Cầu mong con được hướng dẫn bởi đức Phật A-di-đà Đến với con đường sáng ngời của kiến thức phân biệt, Mong con được người mẹ tối cao ủng hộ Pandaravasini,48
44 Vị nữ tối cao của thành tố không gian.
45 “Kim cương,” ở đây là tên khác của “Bất động,” “không thể lay động.”
46 “Phật nhãn” nhân cách hóa bản chất thanh tịnh của thành tố nước.
47 Mamaki (không có bản dịch) nhân cách hóa của thành tố nước.
48 Người trong trang phục màu trắng là bản chất thanh tịnh của thành tố lửa.
Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân trung ấm đáng sợ Và hộ tống con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự! Con có nên đi lang thang trong luân hồi vì lòng đố kỵ mạnh mẽ, Mong con được đức Phật Thành Tựu hướng dẫn Đến với con đường sáng chói của kiến thức hoàn thành hành động, Cầu mong con được người mẹ tối cao SaMāyātara49 phù trợ Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân đáng sợ Và hộ tống con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự! Con có nên đi lang thang trong luân hồi vì năm chất độc,50 Mong con được năm đức Phật độ cha hướng dẫn Đến với con đường sáng chói của bốn loại kiến thức kết hợp, Cầu mong con được năm người mẹ tối thượng phù trợ Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân đáng sợ Và hộ tống con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự! Con có nên đi lang thang trong luân hồi vì những thói quen mạnh mẽ, Mong con được các đức Phật ôn hòa và phẫn nộ51 hướng dẫn Đến với con đường sáng chói của những khải tượng đáng sợ và sợ hãi, Cầu mong con được năm người mẹ phẫn nộ tối thượng phù trợ Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân đáng sợ Và hộ tống con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự! Con có nên đi lang thang trong luân hồi do bối rối sâu sắc, Mong con được hướng dẫn bởi những anh hùng và những người nắm giữ kiến thức,
49 “Nữ thần cứu rỗi tận hiến,” người thể hiện bản chất thuần khiết của gió hoặc nguyên tố không khí.
50 Năm phiền não (hay chất độc tinh thần) được đề cập trong các câu trước: si mê, hung hăng, kiêu ngạo, chấp trước và đố kỵ.
51 ‘Những vị Phật Phẫn nộ’ là những biểu hiện năng động của những vị Phật thọ dụng thân ôn hòa đại diện cho sức mạnh chuyển hóa năm chất độc thành các loại tri thức tương ứng của chúng.
Đến với con đường sáng ngời của tri thức đồng xuất hiện,
Cầu mong cho con được phù trợ bởi những vũ công cõi trời của mẹ tối cao;
Cầu mong họ giải cứu con khỏi vực thẳm của thân trung ấm đáng sợ
Và hộ tống con đến mặt đất của đức Phật hoàn toàn thực sự!
(Tử thư Tây Tạng, tr. 185-191, do T.A. dịch tiếng Anh).
ĐỨC PHẬT BÊN TRONG
V.5 Màn-đà-la bên trong của năm Phật thọ dụng thân
Ngược lại, đoạn văn này trong “Chuyến bay của Garuda” xem năm vị thọ dụng thân như những thực tại nội tại, các khía cạnh khác nhau của tri thức đều được bao gồm trong “mạn-đà-la bên trong” của sự hiểu biết. Hơn nữa, nó xác định chúng là sự thanh tịnh vốn có của năm phiền não.52
Emaho! Bây giờ, một lần nữa, những người may mắn, hãy nghe bài hát của người xuất gia này!
Đại Nhật không ở bên ngoài, ngài ở bên trong.
Đức Phật Đại Nhật thực là bản chất của tâm,
Sự mở rộng của các hiện tượng không bị ám ảnh bởi khái niệm,
Và chính bản chất của si mê -thuần khiết như nó vốn có.
Kim cương tát-đỏa không ở bên ngoài, ngài ở bên trong.
Đức Phật Kim cương tát-đỏa thật là tấm gương,
Không ngừng thể hiện sức mạnh biểu đạt của tâm trí,
Và chính bản chất của sự sân hận - thuần túy như nó vốn có.
Bảo Tướng không ở bên ngoài; ngài ở trong.
Đức Phật Bảo Tướng thật là như vậy,
52 Giáo lý đặc biệt này trong truyền thống Dzogchen (Đại Thành Tựu) tuyên bố rằng năm loại kiến thức là bản chất thuần khiết bên trong bị che khuất của các phiền não, mặc dù năng lượng thanh tịnh tự nhiên của chúng chỉ được thực hiện trong thiền định. Chẳng hạn như cách thiền định về bản chất của phiền não mà không áp dụng bất kỳ “thuốc giải độc” nào (gọi là “thanh lọc sức mạnh biểu đạt của sự hiểu biết”) được mô tả trong bài hát 13 của “Chuyến bay của Garuda.” Ngoài ra, hãy xem đoạn văn tiếp theo, V.6.
Không có gì để chấp nhận hoặc bác bỏ, chứng minh hoặc bác bỏ,
Và chính bản chất của niềm kiêu hãnh - thuần khiết như nó vốn có.
A-di-đà không ở bên ngoài, ngài ở bên trong.
Đức Phật A-di-đà thật là phân biệt đối xử,
Đắm chìm trong sự vui sướng trống rỗng,
Và chính bản chất của sự chấp thủ -thuần khiết như nó vốn có.
Thành Tựu không ở bên ngoài, ngài ở bên trong.
Đức Phật Thành Tựu thực sự là thành tựu hoạt động,
Khả năng tức thời tự giải thoát của tri thức,
Và chính bản chất của sự đố kỵ - thuần khiết như nó vốn có.
(Chuyến bay của Garuda, tr. 196, do T.A. dịch tiếng Anh).
V.6 Lời cầu nguyện của Ādibuddha Samantabhadra
Ādibuddha là một khái niệm then chốt trong Phật giáo Kim Cương thừa. Ngài là đức Phật nguyên thủy đầu tiên, người đã thức tỉnh ngay từ thuở sơ khai.53 Ngài được biết đến với nhiều tên khác nhau trong các trường phái khác nhau, nhưng trong Trường phái Cổ mật (Nyingmapa) của Phật giáo Tây Tạng, ngài được gọi là “Phổ Hiền,” “Tất cả đều tốt.” Đoạn văn dưới đây là một phần của văn bản Mật tông lớn hơn đề cập đến Samantabhadra (Phổ Hiền) (TantraShowing the Transparency of the Samantabhadra”s Buddha Mind) và có phụ đề: “Một lời cầu nguyện về Đại hiệu quả không thể không làm cho tất cả chúng sanh đạt được Phật quả.”54 Thay vì một đấng sáng tạo vũ trụ, toàn năng, Phổ Hiền đại diện cho bản chất cơ bản của tâm là “cơ sở” của mọi hiện tượng của luân hồi và niết-bàn. Lời cầu nguyện của Ngài cho sự giải thoát và thức tỉnh của tất cả chúng sinh là một phương tiện khéo léo để làm cho họ nhận ra bản sắc tối thượng của họ với Ngài. Trong phần đầu của lời cầu nguyện, ngài mô tả quá trình mà chúng sinh lạc vào con đường của
53 Mặc dù luân hồi không có sự bắt đầu về mặt thời gian tuyến tính, Vajray.na vẫn quan niệm về một ‘sự khởi đầu’ thực sự tồn tại mãi mãi.
54 Để biết thêm chi tiết và giải thích đầy đủ về Bài nguyện của Phổ Hiền, hãy xem FG 139–153.
luân hồi; trong khi ngài vẫn là đức Phật. Ngài cũng mô tả cách ngài đã thuần hóa chúng sanh thông qua việc biểu hiện vô số hóa thân. Trong phần thứ hai, ngài mô tả động lực của năm trong số sáu cảnh giới tái sanh về mặt phiền não chiếm ngự của chúng và trong khi bề ngoài cầu nguyện cho sự giải thoát của chúng sanh, ngài mô tả một phương pháp thiền định, nhờ đó các trạng thái tâm trí đông cứng được giải phóng vào “mở rộng các hiện tượng” vĩ đại, để cho ánh sáng của “biết” phát sinh.
HO! Các thế giới và chúng sanh của luân hồi và niết-bàn đều dựa trên cơ sở giống nhau - tuy nhiên chúng là hai con đường khác nhau dẫn đến hai kết quả khác nhau: một là sự hiển thị huyền diệu của cái không biết, cái kia là cái biết. Thông qua lời cầu nguyện của Phổ Hiền, cầu mong tất cả họ đều thể hiện Phật tánh thức tỉnh hoàn hảo trong cung điện của mở rộng hiện tượng!
Cơ sở bao hàm tất cả là một không gian vô hạn không điều kiện, tự xuất hiện, không thể diễn tả được, không được gọi là luân hồi hay niết-bàn. Nếu con biết điều đó, con là đức Phật - nếu con không biết, con là một chúng sanh quanh quẩn trong luân hồi. Cầu mong tất cả chúng sanh trong khắp ba cõi55 của sự hiện hữu nhận biết được cơ sở không thể diễn đạt được đó!
Ta, Phổ Hiền, cũng có tuệ tri tự xuất hiện về cơ sở đó - không nhân, không bị điều kiện. Không bên ngoài cũng không bên trong, không được cải tạo hay bị phủ nhận, nó không bị bóng tối của sự lãng quên làm mờ đi. Vì vậy, tầm nhìn của ta là không có vấn đề.
Sống trong trạng thái của tri thức nội tại không có hoảng sợ mặc dù ba cõi có thể sụp đổ; không có sự dính mắc vào năm đối tượng (giác quan) của ham muốn. Trong tri thức phi khái niệm, tự xuất hiện, không có đối tượng vật chất cũng như không có bất kỳ thứ nào trong năm cảm xúc nhiễm độc.56
55 Đó là, tất cả các cấp độ của sự tồn tại, từ địa ngục thấp nhất đến thiên đàng tinh khiết nhất: xem “ba cõi” trong Bảng chú giải thuật ngữ.
56 Giống như năm phiền não, chúng được liệt kê dưới đây như là những phiền não chi phối của mỗi cảnh giới tái sanh.
Sự chói sáng không ngừng của sự hiểu biết là nguồn gốc duy nhất của năm loại tri thức.57 Từ năm loại tri thức được phát triển đầy đủ, năm gia đình của đức Phật nguyên thủy58 xuất hiện. Sau đó, khi kiến thức phát triển hơn nữa, bốn mươi hai đức Phật59 xuất hiện; Khi sức mạnh biểu cảm của năm loại được đánh thức, sáu mươi người uống máu60 ra đời. Đó là lý do tại sao biết về cơ sở chưa bao giờ bị mê mờ.
Vì ta là Phật bổn nguyên, ta cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh quanh quẩn trong ba cõi có thể nhận ra cái biết tự xuất hiện này và phát triển tất cả tuệ giác. Các hóa thân của ta không ngừng, ta gửi hàng triệu (Phật) không thể nghĩ bàn để cho họ những lời dạy khác nhau, bất cứ điều gì thuần phục đến tâm họ. Thông qua lời cầu nguyện từ bi của ta, cầu mong tất cả chúng sanh đang lưu hành trong ba cõi được giải thoát khỏi sáu cảnh giới tái sinh!
Ban đầu chúng sanh mê muội. Không tìm hiểu được cơ sở, họ rơi vào quên lãng - đó là sự không biết (vô minh), nguồn gốc của mọi sự nhầm lẫn. Đột nhiên, họ bất tỉnh và hoảng loạn, đầu óc họ bắt đầu nhảy loạn xạ. Đó là cách họ làm nảy sinh các khái niệm về “bản thân” và “người kia,” kẻ thù.
Khi thói quen của họ dần dần phát triển, họ bước vào con đường của luân hồi. Năm sự ô nhiễm độc hại tiếp tục tăng lên và một dòng không ngừng của năm hành động độc hại xảy ra sau đó. Vì vậy, việc không biết - hay sự lãng quên - là nguyên nhân đầu tiên khiến họ nhầm lẫn, ta - đức Phật - cầu mong họ tự động nhận ra cái biết của chính mình.
Không biết bẩm sinh là ý thức bị phân tâm, lãng quên; khái niệm không biết là nhận thức nhị nguyên về bản thân và tha nhân. Không
57 Xem V.3.
58 Gia đình của năm vị Phật thọ dụng thân (xem V.3) là hóa thân của Phổ Hiền.
59 Bốn mươi hai vị Phật thọ dụng thân yên bình, những người cũng xuất hiện trong các thị kiến sau khi chết được mô tả trong “Tử thư Tây Tạng.”
60 Cái gọi là “các thần phẫn nộ” (herukas) đại diện cho các năng lực năng động của tâm trí thường biểu hiện như tức giận, kích động (và những thứ tương tự) nhưng có thể được chuyển hóa thông qua con đường của Mật chú thành năng lượng giác ngộ. Họ cũng được biết đến nhiều từ ‘Tử thư Tây Tạng’ (xem chú thích cuối cùng của V.4)
biết bẩm sinh và khái niệm là hai lý do cơ bản khiến chúng sanh thường xuyên bị mê lầm. Ta - đức Phật - cầu nguyện rằng tất cả chúng sanh quanh quẩn trong luân hồi có thể thức tỉnh khỏi bóng tối dày đặc của sự lãng quên, được thanh lọc khỏi nhận thức nhị nguyên và nhận ra cái biết nội tại.
Tâm trí nhị nguyên, luôn luôn nghi ngờ, bắt đầu mờ nhạt bám víu (vào một cảm giác sai lầm về danh tính), sau đó, dần dần hình thành các kiểu thói quen dày đặc. Dính mắc với thức ăn, tài sản, quần áo, địa điểm, người thân; năm đối tượng giác quan và bạn đồng hành yêu thương, nó bị dày vò bởi ham muốn khoái lạc. Những (ham muốn) đó là vọng tưởng của thế gian - hành động nhị nguyên (nghiệp lực) là vô tận. Khi kết quả của sự bám víu chín muồi, người ta sinh ra làm ngạ quỷ bị đau khổ bởi khao khát mãnh liệt, trong cơn đói và khát khủng khiếp. Ta - đức Phật - cầu nguyện rằng những chúng sanh có chấp trước không được kìm nén ham muốn cháy bỏng của họ, cũng như không theo đuổi các đối tượng của chấp trước của họ; Liệu họ có thể giải phóng tâm trí của mình trong trạng thái tự nhiên,61 Khi họ tiếp xúc với sự hiểu biết nội tại, họ có thể đạt được kiến thức về sự phân biệt (chính xác).
Tâm trí bị khuấy động một cách tinh vi bởi nỗi sợ hãi về hình dáng bên ngoài hình thành thói quen chán ghét, sau đó, nảy sinh thù hận, gây hấn và tàn sát. Khi kết quả của sự căm thù cay đắng chín mùi, người ta phải trải qua những đau đớn như thiêu đốt của địa ngục. Ta - đức Phật - cầu nguyện rằng bất cứ khi nào có chúng sanh nào trong sáu cõi tái sinh trải qua sự chán ghét dữ dội, họ có thể giải phóng nó mà không kìm nén hay đeo đuổi nó; Khi họ tiếp xúc với trạng thái biết tự nhiên của họ, họ có thể đạt được kiến thức sáng tỏ.62
Khi tâm trí trở nên kiêu ngạo, nó bắt đầu thách thức và hạ bệ người khác; Sau đó, xây dựng một thói quen tự phụ cực độ, nó phải trải qua nỗi đau của những cuộc chiến đấu liên tục. Khi quả của
61 Theo truyền thống của Đại Thành Tựu (Dzogchen), trạng thái tự nhiên của tâm cũng giống như tâm của Phổ Hiền. Nhận thức về những phiền não tinh thần mà không kìm nén hoặc bộc lộ cũng được tìm thấy trong một khía cạnh của thực hành chánh niệm Thượng tọa bộ (xem Th.138, dưới chánh niệm về cảnh giới thực tại).
62 Cũng giống như tuệ tri như gương (Xem V.3).
nghiệp đó chín, người ta được sinh ra như vị thần đã được định sẵn để giáng xuống. Ta - đức Phật - cầu nguyện rằng khi tâm trí chúng sinh đang căng thẳng, họ có thể giải phóng cảm giác đó về trạng thái tự nhiên, khi họ tiếp xúc lại với sự hiểu biết nội tại của mình, họ có thể nhận ra sự thật giống nhau.
Nỗi thống khổ của việc tự làm khổ bản thân và chê bai người khác thông qua những thói quen dày đặc của nhận thức nhị nguyên phát triển thành sự cạnh tranh và ganh đua khốc liệt, dẫn đến việc sinh ra như một á thần đáng ghét, người cuối cùng bị định mệnh rơi xuống địa ngục. Ta - đức Phật - cầu nguyện rằng những người đang trong cơn ghen tị và cạnh tranh có thể giải phóng sự thù hận của họ hơn là nắm bắt nó; Khi họ tiếp xúc lại với sự hiểu biết nội tại của mình, họ có thể đạt được kiến thức về hoạt động của đức Phật không bị cản trở.63
Sự đờ đẫn, ngu ngốc, đãng trí, hôn trầm, thùy miên và ngơ ngác - tất cả đều là kết quả của việc chìm đắm trong sự lãng quên thờ ơ - dẫn đến sự tái sanh như một con vật không nơi nương tựa. Ta - đức Phật - cầu nguyện rằng ánh sáng chói rọi của nhận thức có thể rạng rỡ trong tâm trí u mê của những chúng sinh buồn tẻ và (khi họ tiếp xúc với sự hiểu biết nội tại của mình), họ có thể đạt được tri thức mà không cần suy nghĩ.64
Mỗi chúng sinh trong ba cõi đều bình đẳng như ta, là Phật, là căn bản toàn thể; nhưng trong khi họ đã chìm vào trạng thái tâm mê muội, quên lãng và hiện đang tham gia vào những hoạt động vô nghĩa - sáu loại hành động (nghiệp)65 giống như những giấc mơ hư ảo - thì ta vẫn là Phật từ đầu để chế ngự sáu loại của chúng sanh thông qua hóa thân của ta. Ta - đức Phật - cầu nguyện rằng tất cả chúng sinh không có ngoại lệ có thể trở thành đức Phật trong pháp giới.
(Mật chú chỉ trong sáng Phật tâm Phổ Hiền, 1: 535-541, do T.A. dịch tiếng Anh).
63 Cũng được biết đến như là kiến thức về hoàn thành hành động (xem V.3).
64 Còn được gọi là kiến thức về “sự mở rộng của các hiện tượng” (xem V.3).
65 Loại thứ sáu, nghiệp của con người (hoặc hành động dẫn đến tái sanh trong cõi người) đã không được mô tả riêng trong lời cầu nguyện.