Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021
PHỤ LỤC
Phụ lục 4
THUẬT NGỮ PHẬT HỌC, NHÂN DANH THÔNG DỤNG
(Glossary/index of key Buddhist terms and names)
Ghi chú:
- Các từ viết tắt: P = Pāli, S. = Sanskrit (tiếng Sanskrit), Ch = Chinese (tiếng Trung), J = Japanese (tiếng Nhật), Tib = Tibetan (tiếng Tây Tạng)
- Nhân danh không viết nghiêng, ngoại trừ tên của văn tự.
- Dấu > : Xem nội dung chi tiết tại mục từ ngay sau dấu này.
- Thuật ngữ bằng tiếng Pali thường được trình bày trước, ngoại trừ một số bản tiếng Sanskrit phổ biến hơn.
A-đề-sa (S. Atiśa) (982–1054), người dẫn đầu phong trào phục hưng Phật giáo ở Tây Tạng và là tác giả của tác phẩm “Ngọn đèn trên con đường tỉnh thức’ (xem *VI.7 và *V.10).
A-di-đà (S. Amitābha): “Vô lượng quang,” Phật quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa (xem *M.158, 114).
A-dục (P=S. Aśoka): Là vị vua Phật tử trị vì tại Ấn Độ từ năm 268-39 TCN, người đã giúp truyền bá Phật giáo nhanh chóng (xem *GI.1 và *Th.15).
A-hàm (S. āgama): Tuyển tập kinh điển phi Đại thừa (xem> kinh) bằng tiếng Sanskrit, hoặc được phiên dịch, song song với một trong các kinh Pāli> nikāya (xem * ThI.3, *MI.5).
A-la-hán (P. arahant; S. arhant): Trong Phật giáo thời kỳ đầu và Thượng tọa bộ thì người giải thoát hoàn toàn là người chứng đắc > niết-bàn trong kiếp sống của mình (xem *LI.3, *Th.7, 9, 188, 205, 211). Trong Phật giáo Đại thừa, một người chứng đắc tâm linh cao thượng nhưng người còn phải tiến xa hơn nữa để đạt được quả vị cao nhất: quả vị Phật giác ngộ viên mãn (xem *MI.2 và 3 và *M.49, 66, 129, 152). Phật (giác ngộ viên mãn) cũng là một A-la-hán nhưng có trí tuệ vượt xa hơn so với các A-la-hán còn lại.
a-tu-la (P=S. asura): Một loài chúng sanh với lòng ganh tị, là kẻ thù của >chư thiên. Thuật ngữ này cũng dùng để mô tả một trong bốn loại chúng sinh bất hạnh bị tái sinh do ác nghiệp (bao gồm các cảnh giới khác: địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ).
A-tỳ-đạt-ma (P. abhidhamma; S. abhidharma): Phần thứ ba của kho tang kinh điển Phật giáo luật thời kỳ đầu về hệ thống hóa giáo pháp, tâm lý học, triết học.
ba cõi (P. tidhātu, S. tridhātu): Ba cảnh giới trong >sinh tử luân hồi (xem *Th.164): Dục giới (kāma-dhātu), bao gồm thế giới của địa ngục,> ngạ quỷ, súc vật, con người và > Tứ thiên vương như > Sakka; Sắc giới (rūpa-dhātu): gồm 16 tầng trời của các thiên nhân. Vô sắc giới (arūpa-dhātu): thế giới thuần túy bằng tâm thức. Cụm từ 'ba cõi' thường chỉ đến toàn bộ thế giới bị ràng buộc trong luân hồi.
ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân: Đặc điểm của thân Phật là dấu hiệu của bậc đại nhân xem *L.38 và >Chuyển luân vương.
ba nơi nương tựa (P. tisaraṇa, S. trisaraṇa): Phật, Pháp và (Thánh) Tăng (xem *L.60, *Th.93, 110, *M.49–54, 85 and *V.27-9).
ba thân của Phật (S. Tri-kāya): Lời dạy về bản tính của quả Phật i) >Pháp thân, bản tính tối thượng của thực tại ii) Báo thân, tức là Phật ở cõi trời, iii) Hóa thân, Phật thị hiện ở thế gian.
bậc thành tựu (S. siddha): “người đã hoàn thành,” tức là chứng đắc trên con đường Kim Cương Thừa. Xem thêm >Đại thành tựu (mahāsiddha). thiện xảo trong các phương tiện/ các phương tiện thiện xảo (S. upāya-kauśalya): phương tiện khéo léo và từ bi của một vị Phật trong việc giáo hóa chúng sinh phù hợp với căn cơ, trình độ của họ (xem *MI.2, 3, 6, *L.33, *M.12, 22, 67, 69, 113, 168 và *V.6); sự thiện xảo của một vị Phật hoặc >Bồ-tát trong ẩn-hóa thân phận (*M.106); những phương pháp được Bồ-tát áp dụng để giáo hóa chúng sinh dù đôi khi vi phạm giới luật nếu được cần thiết trong việc từ bi cứu độ chúng sinh.
ba-la-mật: Xem > hoàn hảo.
Bà-la-môn (P=S. brāhmaṇa): Tu sĩ đạo Bà-la-môn (Hinduism), xếp thứ bậc cao nhất trong xã hội gồm 4 tầng lớp của hệ thống Bà-la-môn (xem *LI.2 và *Th.44). Thuật ngữ này cũng được dùng theo nghĩa bóng trong Phật giáo: “Bà-la-môn chân chính” tức là một vị >A-la-hán.
bánh xe Phật pháp: Biểu tượng về những lời dạy của đức Phật và con đường giác ngộ (xem phần cuối của *L.27).
báo thân (S. Saṃbhoga-kāya): Vị Phật được nhận thấy bởi vị Bồ-tát. Một trong >ba thân của một vị Phật.
Bất lai: Cấp độ quả vị thánh chỉ dưới >A-la-hán. Một người sẽ không còn tái sinh làm người hoặc vị trời nữa nhưng sẽ được sinh về một trong các cõi trời “tịnh cư” (nơi chỉ có các vị bất lai được sanh), tiếp tục tu tập để trở thành A-la-hán (xem *Th. 201).
bát thánh đạo: Xem > đạo thánh tám nhánh.
bất thiện (P. akusala, S. akuśala): Một hành động xấu, ác hoặc trạng thái xấu của tâm thức được xuất phát từ lòng tham, sân, si và sẽ gây ra những đau khổ cho chúng sinh, ngăn cản tiến trình giác ngộ (xem *Th.102).
bi (P=S. karuṇā): Một trong >những phẩm chất vô hạn và là gốc của động lực trên con đường của các vị >Bồ-tát (xem *Th.136, *M.152 and *V.23, 67).
bộ kinh (P. nikāya): Gồm 5 tuyển tập kinh điển của Thượng tọa bộ (xem*ThI.2 and 3).
Bồ-đề Đạt-ma (S. Bodhidharma): Thế kỷ thứ 5-6 sau CN, người sáng lập trường phái Thiền Phật giáo tại Trung Hoa.
bồ-đề tâm: Xem > tâm bồ-đề.
bồ-đề: Xem > giác ngộ.
bốn điều thu phục lòng người (P. saṃgaha-vatthu, S. saṃgraha-vastu): Bố thí (P=S dāna); ái ngữ (P. peyya-vajja, S. priya-vāditā); lợi hành là hướng dẫn một người làm thiện (P. atha-cariyā, S. artha-caryā), đồng sự hoặc cùng nhau làm việc bình đẳng hướng tới một mục tiêu (S. samānārthatā): *L.38, *Th.229, *M.25, 77 và 157.
bốn niệm xứ (P. satipaṭṭhāna, S. smṛtyupasṭhāna): Bốn “nền tảng,” “cơ sở” hay “ứng dụng” của chánh niệm: quán chiếu về thân, cảm giác, trạng thái tâm và >các pháp (xem *Th. 138).
bốn tâm vô lượng (P. appamāṇa, S. apramāṇa) (cũng được gọi là bốn phạm trụ (P=S. brahma-vihāra): những cảm xúc/thái độ thiện lành khi tu tập tròn đầy thì có khả năng phá vỡ mọi rào cản giới hạn giữa bản thân và chúng sinh khác: >tâm từ, > tâm bi > tâm hỷ (muditā) và tâm xả (P upekkhā, S. upekṣā) (see *Th.114–16, 136-37, *M.113, *V.65-8).
bốn yếu tố (P=S. dhatu, đại): Bốn yếu tố (thường gọi là đại chủng tánh [mahā-bhūtas]) gồm đất/thể rắn, nước /thể kết dính, lửa/nhiệt độ và không khí/gió/chuyển động: Đây là những thành phần cơ bản của vật chất. Sáu yếu tố là các yếu tố trên và thêm hai yếu tố là không gian và nhận thức. Mười tám yếu tố là: năm giác quan vật lý và ý căn (xem như một giác quan), các đối tượng của mỗi giác quan này và các nhận thức liên quan; mười hai yếu tố đầu tiên trong số này là >giác quan.
Bồ-tát (Skt. bodhisattva; P. bodhisatta): Người luôn sống trong tỉnh thức: người có tâm nguyện trở thành một (giác ngộ viên mãn) > vị Phật. > Gotama từng là vị Bồ-tát trong nhiều kiếp trước khi trở thành Phật và trong kiếp cuối cùng thì Ngài cũng là vị Bồ-tát trước khi giác ngộ ở tuổi 35. Trong Phật giáo Đại thừa đã mô tả con đường dài của Bồ-tát với chư vị Bồ-tát cao hơn như > Quán Thế Âm Bồ-tát, hiện thân cho tinh thần cứu khổ, cứu nạn đối với chúng sinh (Xem *GI.8, *LI.7, * ThI.2 và phần cuối của 6, *MI.2 và 3, *L.1, 2, *Th.6 và tiêu đề phần trước nó và *M.64 –67).
cảm giác (P=S. vedanā): Dễ chịu, khó chịu hoặc trung tính gây ra do tác động của một trong năm giác quan hoặc tâm. Không đồng nghĩa với “cảm xúc” nhưng bất kỳ cảm xúc nào cũng sẽ đi kèm với một số cảm giác. Nếu dùng “cảm xúc” thì chỉ mô tả những cảm giác phát sinh từ giác quan vật lý, đặc biệt là qua tiếp xúc. Là một trong năm >nhóm tổ hợp của hiện hữu.
Ca-nhĩ-cư (Tib. bKa’ brgyud pa): Phái Ca-nhĩ-cư của Phật giáo Tây Tạng (xem *VI.5). Dòng phái Mật tông này do Marpa (1012–97) sáng lập, một cư sĩ có gia đình đã theo học với các bậc đạo sư Mật thừa ở Ấn Độ và phiên dịch nhiều văn bản. Ngài đề cao hệ thống hành trì Du-già phức tạp và những chỉ dẫn được mật truyền từ bậc thầy sang đệ tử. Học trò chính của ông là nhà thơ, ẩn sĩ, thánh >Milarepa, chính là thầy của Gampopa.
chân chính (P. dhammika, S. dharmika): Hành động phù hợp với >chánh pháp và >giới hạnh, hướng tới công bằng, từ bi và đạo đức.
chân lý thánh (P ariya-sacca, S. ārya-satya): Bốn chân lý/thực tại then chốt khi một hành giả chứng được quả vị từ Dự lưu trở lên thấy rõ: i) >đây là khổ (dukkha), ii) Nguyên nhân của khổ, >khao khát tính dục, iii) chấm dứt mọi khổ đau, từ sự chấm dứt khao khát tính dục, iv) con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau >con đường tám nhánh cao cả. Ariya-sacca thường được dịch là “chân lý thánh” nhưng được dùng để giáo hóa chúng sinh về bốn sự thật cao cả (xem *Th.149–55).
chân như (S. tathatā): Bản chất thực sự của thực tại.
chấp mắc (P=S. upadhi, acquisition): Nền tảng, cơ sở hoặc chịu chi phối của sự tái sinh. Thuật ngữ đề cập đến những sở hữu, những bám víu và dính mắc, từ đó dẫn đến khổ đau.
chỉ: Xem > thiền chỉ.
chuyển luân thánh vương (P. Cakkavatti, S. Cakravartin): Một vị vua nhân ái và công tư. Được xem như một người thế tục và hiện thân của một vị Phật. Sinh ra với > ba mươi hai tướng tốt (xem *L.38) như trường hợp của > Cồ-đàm (xem *LI.5, *L.38, 65, *Th.61, 213, 228, *V.13).
Chuyển luân thánh vương: Xem > vua thánh chuyển luân
chuyển luân vương (P. Cakkavatti): Xem > vua thánh chuyển luân.
Chuyện tiền thân (P=Skt. jātaka): Ngụ ý về chuyện tiền thân trong quá khứ của đức Phật. Một đoạn liên hệ đến câu chuyện (xem *Th.6).
Cồ-đàm Sĩ-đạt-ta (P=S. Gautama Siddhārtha): Họ tên của đức Phật lịch sử.
cõi dưới: Ba dạng tái sinh ở cấp độ thấp hơn con người: một số loại súc sanh (bao gồm động vật ở mặt đất, chim, cá, côn trùng); ngạ quỷ và chúng sinh địa ngục).
cõi sắc (P=S. rūpa-dhātu, sắc giới): Cảnh giới (dhātu) của sắc gồm nhiều tầng thiên cao thượng và ứng với các trạng thái thiền định. Vượt trên sắc giới là bốn bậc của “vô sắc (arūpa) giới” (*Th.142): không gian vô tận, tâm thức vô hạn, hư vô và phi tưởng phi phi tưởng xứ.
con đường (P magga, S. marga, đạo): Con đường giải thoát: xem >Đạo thánh tám nhánh. Con đường của >Bồ-tát trong tư tưởng Đại thừa, bao gồm một chuỗi năm con đường: tích lũy (saṃbhāra-mārga); kết nối, ứng dụng hoặc chuẩn bị (Prayoga-mārga); thấy (dārśana- māraga) là cái nhìn sâu sắc trực tiếp bắt đầu quả vị “thánh;” phát triển (bhāvanā-mārga), từ đó tiến sâu vào mười quả vị Bồ-tát; và tới bờ giải thoát (aśaikṣa-mārga), quả vị Phật. Xem cước chú v.59 của *V.10.
con đường thần chú (S. Mantranaya): “Con đường thần chú” - tương đồng với >thần chú thừa.
công đức (P. puñña, S. puṇya): Năng lượng tự nhiên thuận lợi của các hành động tốt nhằm thanh lọc tâm và mang lại quả thiện nghiệp (*Th.105–07). Cũng được sử dụng cho quả của các thiện nghiệp. Điều này có thể chia sẻ với người khác bằng cách giúp họ hướng tâm về việc thiện làm trên danh nghĩa của họ (*Th.109 và *M.35–38). Thuật ngữ puñña/puṇya cũng được hiểu là “lợi ích của nghiệp,” tức là một hành động thiện sẽ tạo nên những kết quả tốt đẹp trong tương lai một cách tự nhiên. Trước đây, puñña/puṇya thường được dịch là “công đức” và “phước báu” nhưng điều này có ngụ ý “được ban” từ một thần lực nào đó (chẳng hạn như Thượng đế), trong khi đạo Phật coi đó là quy luật của tự nhiên).
đại lạc: Xem > niềm vui lớn.
Đại thành tựu (S. mahāsiddha): “Bậc thành tựu vĩ đại” - một bậc lão luyện về Kim cương thừa đã chứng ngộ (xem *V.70, 85–9). Theo Phật giáo Đại thừa: là “Phương tiện lớn.” Hình thức Phật giáo tập đề cao con đường của >Bồ-tát, hướng đến quả vị Phật và vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Loại hình này xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, với Kim cương thừa ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bu-tan (xem *GI.8, *LI.3, MI, VI.1, 3 và 4).
Đại thành tựu (Tib. rDzogs chen; “Great Completion/Perfection,” đại viên mãn): Hoặc Yoga cứu cánh (Ati-yoga) một hình thức hành trì, tư tưởng đặc biệt là của trường phái Ninh-mã (Nyingmapa) Phật giáo Tây Tạng (xem *V.27 và 70). Mặc dù là cốt lõi của trường phái Ninh-mã các tín đồ của các trường phái khác thuộc Phật giáo Tây Tạng cũng tu tập. Theo văn học của Đại thành tựu thì đây là con đường cao nhất và cuối cùng để dẫn đến giác ngộ.
đà-la-ni (S. dhāraṇī): Câu thần chú.
danh sắc: Xem > tâm và thân thể.
danh tánh: Trong các đoạn như *V.75 và 76, được sử dụng thay cho từ “ngã” (S. ātman) được dùng trong ngữ nghĩa là bản chất giả lập của một người hoặc hiện tượng nào đó.
đạo sư (Skt; Tib. lama): Trong Phật giáo Kim cương thừa thì đây là một vị thầy được mọi người tin tưởng như một hiện thân của trí tuệ giác ngộ và là người hướng dẫn cách tu tập chuyển hóa, các văn tự bí truyền của Mật thừa liên quan tới tu tập (*V.30–1). Đó có thể là một vị tăng, ni hoặc cư sĩ.
đạo thánh tám nhánh (dẫn đến kết thúc của >khổ đau): tầm nhìn chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, lập nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, chánh niệm, chánh định (xem *L.27 và *Th.99–101). Con đường là “tám nhánh” không có nghĩa là tám “bước” riêng biệt mà theo nghĩa có tám yếu tố cần được phát triển cùng nhau một cách hài hòa và hỗ trợ lẫn nhau.
đạo: Xem > con đường.
đát-đặc-la (S. tantra): Một “hệ thống” của thiền định và nghi lễ được ghi chép trong các văn tự được sử dụng trong > Phật giáo Kim cương thừa (xem *VI.1, 3–4 và 6, *V.6, 10, 40). Có nhiều loại đát-đặc-la khác nhau: tác (kriyā), hành (caryā) và du-già (yoga) là những đát-đặc-la “bên ngoài” - hệ thống thực hành được xây dựng quanh tư tưởng “tiếp cận” và mô phỏng một vị Phật nguyên mẫu. Ma-ha Du-già (Mahā-yoga) và A-nậu Du-già (anu- yoga) là hai loại đát-đặc-la vô thượng, được gọi là “bên trong,” với A-tì Du-già (ati-yoga) hoặc> Đại thành tựu là loại thứ ba và cao nhất. Ba đát-đặc-la này kết hợp cùng nhau được gọi là Vô thượng Du-già-đát-đặc-la (tantras anuttarayoga).
Đạt-lai Lạt-ma: Cựu lãnh đạo của Tây Tạng, hiện đang sống lưu vong ở Ấn Độ. Ngài là lãnh đạo chủ chốt của trường phái Gelukpa, một trong bốn trường phái của Phật giáo Tây Tạng. Đức Đạt-lai Lạt-ma hiện tại là vị thứ mười bốn trong hàng các vị Đạt-lai Lạt-ma, mỗi vị vừa được xem là hóa thân của vị trước, vừa là sự thị hiện của Bồ-tát từ bi >Quán Thế Âm Bồ-tát.
đau khổ: Xem >khổ.
Dạ-xoa (Skt. yakṣa; P. yakkha): Chúng sinh dạng linh hồn thường gây ra những rắc rối cho thế gian (xem *Th.5 và *M.14, 68, 96, 108, 153).
Đế Thích (P=S. Śakra): Tên Phật giáo của Đế-thích thuộc kinh Vệ-đà, người dẫn đầu các vị trời trên cõi trời Ba mươi ba. Theo quan điểm của Phật giáo thì đây là một đệ tử của đức Phật và thường có pháp thoại với Phật (xem *L.2, 31, 33, 36, 69, *Th.34, 36, *M.39, 71, 100, 149, 150, 168, 221 và *V.18, 48, 80– 2).
địa ngục (P and S. niraya): Cảnh giới thấp nhất và tồi tệ nhất mà một chúng sinh có thể tái sinh về, nơi có nhiều trải nghiệm đau đớn trong một thời gian rất dài, như trong ác mộng dài. Tuy nhiên, cảnh giới này cũng không vĩnh hằng. Đó là hệ quả của nghiệp, những việc làm gây ra đau khổ lớn cho người khác và chấp trước vào những quan điểm biện hộ cho những hành động xấu, ác đó.
Di-lặc (S P. Metteyya): “Người có lòng từ,” tên của một vị >Bồ-tát sẽ là Phật trong tương lai trên thế gian trong khoảng vài ngàn năm nữa. Điều này được đồng tình trong truyền thống Thượng tọa bộ và Đại thừa (xem *LI.3, *MI.5, tiêu đề trước *L.1, *Th.32 and *M.131, 148, 156).
đoạn thiện căn giả (S. icchantika): Hạng người “cắt bỏ” hoặc bị “chi phối bởi tham ái” – người rời bỏ Phật tính trong tâm do lòng ham muốn, vì thế rất khó để đạt được tỉnh thức (xem *M.41 and *V.1).
Độc-giác Phật (S. pratyeka-buddha, P. pacceka-buddha): Một người tự giác ngộ vào thời điểm chưa có giáo pháp của >đức Phật (bậc giác ngộ viên mãn) và chỉ dạy lại cho người khác ở một phạm vi nhỏ. Phật giáo Đại thừa coi những hành giả hướng đến mục tiêu này hoặc trở thành >A-la -hán là đang hành trì ở cấp độ >“Tiểu thừa” (Hīnayāna) (xem *LI.3, ThI.6, *MI.2 và 3, phần giới thiệu *M.22, *M.64, 100, 108, 153 và *V.1, 70).
dục giới: Xem > cõi dục.
dục lạc (P=S. kāma): Một thuật ngữ chỉ ham muốn các cảnh trần của năm giác quan và cũng chỉ vẻ quyến rũ của các cảnh trần, đặc biệt là về khao khát tính dục.
đức tin (P. saddhā, S. śraddhā): Thực tâm tin tưởng vào những người vượt bậc về tâm linh, các phẩm chất và giáo pháp của họ, đặc biệt là niềm tin vào Ba ngôi báu. Đây là căn đầu tiên trong năm >căn. Trở nên vững mạnh hơn khi trải nghiệm hiệu quả của việc tu tập tâm linh, do đó nó không chỉ đơn thuần là “niềm tin” nhận thức).
Du-già (S. Yogācāra): Một tông phái của Phật giáo Đại thừa với tư tưởng chủ đạo là thế giới, hoặc ít nhất là thế giới như chúng ta biết, chính là sự phóng chiếu của tinh thần (xem *M.142–43). Còn được gọi là Duy thức (Cittamātra), trường phái “tâm chỉ”.
duy tâm (S. cittamātra): Xem Du-già.
duyên khởi (P. paṭicca-samuppāda, S. pratītya-samutpāda): Nguyên lý cơ bản rằng mọi pháp (ngoại trừ Niết-bàn, theo Thượng tọa bộ) được hình thành hoặc tồn tại phụ thuộc vào các yếu tố khác. Chuỗi Mười hai nhân duyên (nidāna) được mô tả kỹ trong >khổ (xem *Th.156–68, *M.130–31 và *V.61, 74).
Gampopa (Tib sGam po pa bsod nams rin chen, 1079–1153): Thuộc trường phái Kagyupa, Phật giáo Tây Tạng và là tác giả chủ tác phẩm Giải thoát trang nghiêm Bảo man.
Gelukpa (Tib. dGe lugs pa): Trường phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, do nhà cải cách > Tông-khách-pa thành lập trên cơ sở của trường phái Kadampa thời kỳ đầu và biên soạn lại các giáo pháp của Atiśa theo chuỗi cấp độ, với cấp cao nhất là tịnh độ Mật tông. Tên của trường phái có nghĩa là “Những người theo con đường đức hạnh,” và nhấn mạnh nghiên cứu về Trung Quán tông và giữ gìn đức hạnh và giới luật.
giác ngộ (P=S. bodhi, bồ-đề): tỉnh thức trong cuộc sống bị chi phối bởi > phiền não và tỉnh thức về bản chất thực tại của các pháp bằng cách nhìn sâu vào bản chất của chúng, loại trừ những ý thức sai lầm về đạo đức và tâm linh để một người trở thành >A-la-hán, >độc giác Phật hoặc (giác ngộ viên mãn) > thành Phật. Người “tỉnh thức” theo nghĩa này không phải là người mới trải nghiệm cảm giác tỉnh thức ban đầu của một số trải nghiệm mới, tức chưa thành thục hoàn toàn, mà là chỉ cho người đã đạt được giải thoát hoàn toàn.
giai cấp (P. vaṇṇa, S. varna): Trong xã hội Ấn Độ, Bà-là-môn xem đó được chia bởi thần thánh, nhưng Phật tử xem đó đơn giản là tập tục xã hội gồm: Bà-la-môn (P=S brāhmaṇa), vua chúa cai trị (P. khattiya, S. kṣatriya), thương gia (P. vessa, S. vaiśya), lao động thấp hèn (P. sudda, S. śūdra).
giai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu (S. Utpatti-krama and sampanna-krama): Hai giai đoạn trong thực hành quán chiếu của các hành giả Mật thừa trong Vô thượng Du-già (Anuttarayoga tantra).
giới (P sīla, S. śīla): Hành vi thiện lành, đạo đức thuộc thân thể và lời nói, đặc biệt là bằng cách tuân giữ >giới (xem *Th.97–8, 110–11, *M.80–87, 100–01 và * V.45–48). Với > định thiền và > trí tuệ, một trong ba phần của con đường thánh tám nhánh. Cũng là một trong > các hoàn hảo của một vị >Bồ-tát.
gốc thiện: (P kusala-mūla, S. kuśala-mūla, thiện căn): Lòng độ lượng (nghĩa đen là không tham lam), thiện chí (không hận thù) và trí tuệ (không si mê) là gốc rễ của các >hành động thiện.
hành: Xem > tâm tư.
hành giả Nhất thiết hữu bộ (S. Sarvāstivādin): tín đồ của trường phái trên.
hành giả Thượng tọa bộ (P. Theravādin): tín đồ của Thượng tọa bộ.
hành giả Trung quán tông: một người thực tập theo tông phái trên.
hệ phái (P=Skt. nikāya): một giáo hội hoặc trường phái.
hiện hữu: Xem > hữu.
hình thái (P=S. rūpa, sắc) hay thân thể, các phương diện vật chất của thế giới. Đây là một trong năm >nhóm tổ hợp hiện hữu.
Hoa Nghiêm tông (H, N. Kegon): Một tông phái Phật giáo Trung Quốc với lý tưởng chủ đạo về thế giới như một tổng thể của các quá trình “đan xen và phụ thuộc lẫn nhau” (xem *M.148–50).
hóa thân (S. Nirmāṇa-kāya): Hình dáng của một vị Phật thị hiện trên trái đất với >thọ dụng thân. Một trong ba thân của chư Phật).
hoàn hảo (S. pāramitā, P. pāramī, ba-la-mật): Sự hoàn hảo về đạo đức hoặc tâm linh được tu tập bởi vị >Bồ-tát (xem *Th.6, *M.100–06 và *V.42–54). Theo Thượng tọa bộ thì sự hoàn hảo bao gồm: lòng độ lượng> giới luật, từ bỏ trần tục,> trí tuệ >tinh tấn, kiên nhẫn, trung thực, kiên định,> từ bi và >buông xả. Theo Phật giáo Đại thừa, đó là: rộng lượng,> giới luật, kiên nhẫn,> tinh tấn,> thiền định,> trí tuệ,> phương tiện thiện xảo, lời nguyện, sức mạnh và ngộ đạo.
Huệ Năng (H. Huineng, 638–713), vị tổ sư thứ sáu có ảnh hưởng trong Thiền tông. Cuộc đời và giáo pháp của ngài được mô tả trong Lục tổ đàn kinh hoặc “Pháp bảo đàn kinh của Lục tổ” (xem *M.125–27 and *M.167).
hữu (P=S. bhava): Một phương thức tồn tại và hành động gắn liền bản chất nắm giữ của một người và dẫn đến sự tái sinh. Đôi khi được dịch là “khởi sự trở thành”.
hỷ (P=S. muditā): Hạnh phúc với thành công hay hạnh phúc cho người khác; một trong bốn >phẩm chất vô lượng.
Jamyang Khyentse Wangpo (Tib ’Jam dbyangs mkhyen brtse’i dbang po, 1829–1870): Bậc đạo sư lỗi lạc ở thế kỷ 19 của dòng phái Sakyapa, Phật giáo Tây Tạng.
khổ (P=S. duḥkha): Nghĩa rộng là “đau khổ,” nhưng khi dùng như một danh từ: trong ngữ nghĩa hẹp thì đó là nỗi đau vật lý và sau đó là nỗi đau tinh thần (đau khổ, bất hạnh), từ đó gây ra những cảm giác “đau đớn” (xem *L.27, *Th.150) – chân lý đầu tiên trong bốn chân lý >chân lý của các bậc Thánh. Khi dùng như một tính từ thì nó mang nghĩa là “đau đớn,” có trở ngại, không thỏa mãn, hạn chế và không hoàn hảo và được áp dụng cho tất cả các pháp ngoại trừ niết-bàn (xem *Th.152 và *V.18–22).
không (P. suñña, S. śunya): Theo Thượng tọa bộ thì không được cho là vĩnh viễn. Theo Phật giáo Đại thừa thì không chính là bản chất tự tính vốn có của các pháp (xem thêm > vô ngã).
kiếp (P. kappa, S. kalpa): đơn vị thời gian rất dài của vũ trụ (xem *Th.63).
Kim Cương hỷ (S. Hevajra): vị thần Mật thừa.
Kim cương thừa (S. Vajrayāna): “Xe kim cương” hay “phương tiện sấm sét” của Phật giáo Đại thừa phổ biến tại Tây Tạng, Mông Cổ và Bu-tan, tập trung vào thành tựu giác ngộ trực tiếp, thậm chí ngay trong kiếp sống hiện tại, thông qua các phương tiện đặc biệt khám phá Phật tính hiện hữu trong mỗi người, bao gồm quán chiếu tỉnh thức kết hợp trì tụng thần chú (xem *GI.5, 8, 9, SI.2, MI.7, VI).
kinh (P=S. sūtra): Bài chân lý do đức Phật dạy hoặc một bài giảng tương tự do một đệ tử của ngài giảng dạy và được đức Phật xác nhận (xem *LI.6, * ThI.2–3, *MI.1, 3 –7, *VI.1, 3, 6).
kinh điển Pāli: Tuyển tập kinh điển của Phật giáo Thượng tọa bộ.
Kinh Pháp hoa: viết tắt của kinh Diệu pháp liên hoa, là bản kinh then chốt của Phật giáo Đại thừa, khái quát những ý tưởng về thiên tính của đức Phật và > “các phương tiện thiện xảo” mà Ngài sử dụng để giảng dạy ở nhiều cấp độ khác nhau, tức là > cấp độ Tiểu thừa và Đại thừa (xem *MI.3, 5, 6 và *M.22, 152).
Lạt-ma (Tib=S. guru): Xem >Bậc đạo sư.
lậu hoặc (P. āsava, S. āśrava): Cũng được dịch là “nhiễm ô,” “lậu,” “hữu lậu,” những sai lầm ăn sâu vào tâm và chỉ bị loại trừ bởi vị >A-la-hán. Lậu hoặc là sự hướng tới khoái lạc giác quan, sự hiện hữu tương tục, định kiến và >vô minh (xem *Th.128).
Liên Hoa Sinh: Bậc đạo sư Kim cương thừa trong thế kỷ thứ 8, người đã giúp thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng
Long Thọ: (c.150-250 CN): Người sáng lập ra >Trung Quán tông.
luận (S. śāstra): luận thư của một tác giả nổi tiếng.
luân hồi (P=Skt. saṃsāra): “đi quanh quẩn” một thuật ngữ chỉ vòng tái sinh, vòng sinh-tử và nói rộng hơn là toàn bộ thế giới có điều kiện (xem *Th.55–8 và *V.17 –22).
luật (P=Skt. vinaya): Giới luật, quy định về giới hạnh dành cho Tăng, Ni, bao gồm quy tắc về quy tắc về cách vận hành của các trung tâm tu học Phật. Các văn bản liên quan (xem *GI.7, *LI.6, SI, ThI.2, 3, *MI.4, 6, 7 và *VI.6).
ma đói (P. peta, S. preta, ngạ quỷ): Một trong những hình thức trên con đường tái sinh; do hệ quả của lòng tham trong kiếp sống trước, phải chịu đựng sự đói, khát và những luyến ái.
ma vương (P=Skt. māra): Được xemlà hiện thân của ham muốn giác quan và cái chết (xem *LI.5 và 7, chú thích ở *L.1, *L.14, 35, 51, 55, 58 , 61, *Th.47, 121, 216, 223, *M.1, 6, 14, 15, 17, 41, 46, 66, 67, 106, 157, 168 và *V.49). Thuật ngữ ma vương cũng được sử dụng để chỉ những thứ “chết chóc” hoặc “chết người” khác, bao gồm bất cứ thứ gì chịu chi phối của vô thường, diệt vong và cũng dùng để chỉ những suy nghĩ tiêu cực, đặc tính xấu ác trong tâm người, điều đó cản trở tiềm năng tươi sáng cho sự tỉnh thức của tâm.
Mật-lặc Nhật-ba (Mi la ras pa, c. 1052–c.1135), một trong những hành giả Du-già và là nhà thơ nối tiếng của Tây Tạng (xem *V.8, 11, 17, 23).
Mi-tiên vấn đáp (S. Milindapañha): Xem >Na-tiên.
năm căn (P=S. indriya): >đức tin, >tinh tấn, >chánh niệm, >thiền định, >trí tuệ. Đây là những phẩm chất theo chốt để tiến bộ trên con đường tu tập.
năm điều đạo đức (P. pañca-sīla, S. pañca-śīla, ngũ giới): Các chuẩn mực đạo đức thường được coi là ràng buộc đối với tất cả các Phật tử tại gia, tránh xa: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối hoặc sử dụng các chất kích thích (xem *Th.110, *M.81-82, cf.112).
Na-tiên: Thế kỷ thứ nhất TNC? Một tu sĩ thông thái đã đàm luận với vua Mi-lin-đà trong văn bản Thượng tọa bộ “Mi-Tiên vấn đáp” hoặc “Những câu hỏi của vua Mi-tiên” (xem *ThI.2, 4, tiêu đề trước *Th.95, *Th.10, 90, 146, 174, 185, 226, 231.
nền tảng chánh niệm (P. satipaṭṭhāna): xem >Tứ niệm xứ.
ngã (P. atta, S. ātman): Một thuật ngữ được sử dụng hàng ngày và chấp nhận được để chỉ về “bản thân” (“oneself”), nhưng cũng có nghĩa là tự thể thường hằng của một người, được thể hiện bằng cách viết hoa chữ cái đầu tiên: ngã (Self). Trong khi bản ngã được các tôn giáo khác ở Ấn Độ chấp nhận, đức Phật không chấp nhận rằng không có gì là có ngã. Ngài đã dạy “mọi thứ đều là vô ngã” và các pháp đều không có tự ngã (xem *Th.170). Trong Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa, bản ngã cũng là dùng để chỉ một bản thể của bất kỳ hiện tượng nào cho dù bản chất thực của chúng là tính không.
ngạ quỷ: Xem > ma đói.
nghiệp (S và trong tiếng Anh, P. kamma): Nghĩa đen: “hành động,” trong Phật giáo, nghiệp được đề cập chi tiết là hành động có tác ý, >tác ý, sau một hành động, được xem là nhân của quả hài lòng hay không hài lòng trong tương lai, thiện đức hay ác đức (*Th.64–72). Một hành động tốt được xem là >thiện lành và hành động xấu là >bất thiện.
nghiệp ác cho quả liền (P. kamma ānanatarika, S. karma ānantarya): Bất kỳ hành động xấu nào trong số năm ác nghiệp dẫn đến sự tái sinh tiếp theo ở địa ngục: làm chảy máu Phật, giết vị A-la-hán, gây chia rẽ trong Tăng-già, giết mẹ hoặc giết cha mình (Điều đầu tiên là gây thương tích cho Phật vì không thể sát hại được Phật.
ngũ giới: Xem > năm điều đạo đức.
nhập lưu: Xem > vào dòng thánh.
nhập niết-bàn (Skt=P. parinibbāna): Sự nhập Niết-bàn của một vị Phật hoặc A-la-hán khi qua đời (xem *L.69, *Th.10–11, *M.5–6).
Nhất lai: Quả vị thánh được xếp dưới quả vị >bất lai. Những lần tái sinh trong tương lai, họ chỉ duy nhất một lần tái sinh trong kiếp sống của con người hoặc Tú thiên vương (xem *Th.201).
Nhật Liên (J. Nichiren): tên của một nhà sư (1222-82) sáng lập ra giáo phái mang tên mình nhằm đề cao là niềm tin nhất tâm vào >kinh Pháp hoa.
Nhất thiết hữu bộ (S. Sarvāstivāda): Một trong những trường phái không thuộc Phật giáo Đại thừa trong thời kỳ đầu của Phật giáo, từng rất phát triển ở miền bắc Ấn Độ. Học thuyết đặc trưng là “tất cả đều tồn tại,” tức là quá khứ, tương lai và hiện tại đều tồn tại).
Như Lai (P=Skt. Tathāgata): Nghĩa đen: “Đi như vậy” hoặc "Đến như vậy,” một người hòa hợp với thực tại. Một danh xưng của đức Phật hoặc đôi khi là của một vị >A-la-hán (xem *LI.4, *L.20, *Th.10).
Như Lai tạng (S. Tathāgata-garbha): “phôi của Như Lai”- tiềm năng đắc quả Phật trong tất cả chúng sinh, đôi khi được xem như một nội tại của quả vị Phật đang bị phiền não che khuất và cần loại bỏ >phiền não (xem *M. 12–13, 112, *V.1). Xem > tánh Phật, được dùng trong tác phẩm này như là bản dịch nghĩa của từ Như Lai tạng.
niệm (P. sati, S. smṛti): Nhận biết đúng về các tiến trình của tâm và vật lý, phù hợp phẩm chất tâm của Phật, Pháp, Tăng và bản chất của thực tại của các pháp như cái chết. Một nhân tố then chốt của thiền (xem *Th.134–35, 138–40, *M.114–16, *V.79).
niệm hơi thở (P. ānāpāna-sati): Một phương pháp thiền quan trọng giúp quán chiếu về luồng hơi thở vào-ra và các trạng thái của thân, tâm tương ứng trong khi quán niệm (xem *Th.138–39, *M.115 và *V.69).
niềm vui lớn (S. mahā-sukha): Thuật ngữ trong Kim Cương thừa biểu thị cho trạng thái hỷ lạc của sự tỉnh thức.
niết-bàn (S. nirvāṇa, P nibbāna): Nghĩa đen: “dập tắt,” tức là dập tắt tất cả các “ngọn lửa” của sự dính mắc, hận thù và si mê, được xem là nhân của > khổ (xem *L.17). Theo Phật giáo Đại thừa, mục tiêu chứng quả vị Phật được xem là Niết-bàn tối thượng (xem *M.151–55 và *V.79). Một vị >Bồ-tát vượt bậc cũng được xem là trải nghiệm “Niết-bàn không trụ vào bất cứ thứ gì” (apratiṣṭhita-nirvāṇa; *M.67), tức là không còn dính mắc vào >luân hồi hoặc niết-bàn.
Ninh-mã phái (Tib. rNying ma pa), trường phái cổ nhất của Phật giáo Tây Tạng được sáng lập bởi Đức Liên Hoa Sinh. Tên giáo phái ngụ ý những “Tín đồ của Mật thừa cổ.” Nhấn mạnh vào Mật điển và trải nghiệm chuyển hóa, cùng với việc nghiên cứu làm nền tảng của việc tiến tu (xem *VI.5). Giáo pháp cao nhất của > Đại thành tựu.
Pāli: Ngôn ngữ được lưu truyền và sử dụng cho trì tụng trong kinh điển Thượng tọa bộ.
Patrul Rinpoche (Tib. dPal sprul rin po che, 1808–1887), tác giả của tác phẩm Tây Tạng “Lời dạy của người thầy hoàn hảo của tôi,” được xem là một cẩm nang tiêu chuẩn của trường phái >Ninh-mã của Phật giáo Tây Tạng về các quả vị trên con đường giải thoát (xem *VI.7 và *V.18, 22).
Phạm thiên (P=Skt. Brahmā): Chúa trời mà các Bà-la-môn, thời của đức Phật, nghĩ là đã tạo ra thế giới (xem tiêu đề trước *Th.169). Phật giáo cho rằng có một số Phạm thiên trong vũ trụ. Họ được xem như những vị thần của yêu thương và từ bi trong một cõi trời cụ thể nhưng không được xem là những vị thần sáng tạo ra thế giới (xem *LI.5 và 7, * ThI.6 và chú thích ở *L.1).
pháp (P=S. dharma): Một hiện tượng, một trạng thái của tâm, hoặc bất kỳ “tiến trình hay mô hình cơ bản về tinh thần hoặc vật lý như là yếu tố cơ bản của hiện hữu, hoặc một “mô hình thực tại” do các pháp hợp thành (xem gần cuối của *Th.138). Thuật ngữ cũng được dùng cho bất kỳ đối tượng nào của tâm thức, cảm giác (ví như những suy nghĩ, trí nhớ hoặc trí tưởng tượng), cho dù nó có thực hay không. (Xem * ThI.2, tiêu đề trước *Th.12, *Th.4, 138, 165, 179 và ghi chú cho *V.75 và 76).
pháp giới (S. dharma-dhātu): Theo Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa, đây là thuật ngữ mô tả bản chất thực của các pháp được thấy và thấu đáo bởi một vị Phật giác ngộ viên mãn.
pháp thân (S. Dharma-kāya): Nội tánh của chư Phật và bản chất tối thượng của thực tại; là một trong >ba thân của một vị Phật.
Phật (P=Skt. Buddha): “Bậc tỉnh thức” hoặc “Bậc đã giác ngộ.” Một thuật ngữ thường được dùng để chỉ một “vị Phật giác ngộ viên mãn” như > Ngài Gotama. Thuật ngữ buddha (không viết hoa chữ cái đầu) dùng chỉ cho một vị A-la-hán. Khi một chúng sinh đã đạt được> tỉnh thức/giác ngộ (P=S. bodhi) đến bản chất nền tảng của thực tại, được gọi là vị Phật giác ngộ viên mãn, chấm dứt mọi phiền não (xem *GI.5, *LI.3). Quả vị này là thành quả từ nỗ lực của chính bản thân trên con đường phát triển tâm linh qua nhiều kiếp hành trì >Bồ-tát đạo. Đó cũng là cơ duyên lan tỏa >Phật pháp một cách rộng rãi và hình thành tôn giáo. Tất cả trường phái Phật giáo đều tin sự xuất hiện của các bậc toàn giác qua nhiều kiếp. Phật giáo Đại thừa cũng cho rằng: hiện có những vị Phật đang giáo hóa ở các cõi khác trong vũ trụ.
Phật Âm (P. Buddhaghosa): Nhà chú giải nổi tiếng về các văn bản của Thượng tọa bộ và là tác giả của cẩm nang thiền định và giáo pháp, Visuddhimagga, “Thanh tịnh đạo” (xem *Th.I.4, *Th.91, 134). Hành trì vào thế kỷ thứ 5 CN ở Tích Lan.
Phật giáo Bắc truyền: Hình thức của Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa với hệ thống văn bản được lưu giữ phần lớn bằng tiếng Tây Tạng, tức là Phật giáo Tây Tạng và một số vùng ở Trung Quốc, Mông Cổ, Bhutan, Nepal và vùng xa xôi phía bắc của Ấn Độ.
Phật giáo Nam truyền: Hình thức Phật giáo do Tích Lan với vai trò trung gian, bao gồm Phật giáo ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào và các vùng phía nam Việt Nam. Gần đây cũng hiện diện tại Nê-pan. Phật giáo Thượng tọa bộ có đôi chút bị ảnh hưởng từ Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo phương Đông: Loại hình Phật giáo Đại thừa trung hòa với văn hóa Trung Hoa, đó là Phật giáo Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam, Sing-ga-po và một vài nơi tại Mã Lai).
Phật pháp (P=S. Dharma): Những lời dạy của đức Phật, con đường của đạo Phật và những trải nghiệm tâm linh thông qua hành trì với đỉnh cao là >niết-bàn. Đây cũng là quy luật tự nhiên-trật tự của vũ trụ (xem *GI.6, *L.19, *Th.12–13, *M.14–16).
Phật tánh (H. Fo-xing, S. Buddhatā): Tiềm năng hay bản chất Phật có trong tất cả các chúng sinh. Cũng còn được gọi là > Như Lai tạng và trong tác phẩm này được sử dụng như là dịch nghĩa của thuật ngữ này.
phi ngã (P. anattā, S. anatman, vô ngã): Mô tả về một cái gì đó không tồn tại mãi mãi. Cái tôi hoặc tự thể cũng không ngoại lệ. Mọi sự vật đều phi ngã (xem *Th.170–79, *M.133–36 và *V.75) (xem thêm > tính không).
phiền não (P. kilesa, S. kleśa): Những sai lầm về tinh thần, chẳng hạn như tham, sân, si, gây ra những hành động xấu thuộc thân thể, lời nói, tâm ý và các nghiệp quả của chúng. Xóa bỏ được phiền não trong tâm sẽ dẫn tới >tỉnh thức.
Phổ Hiền: Tên của một vị Bồ-tát quan trọng (xem *M.39, 71, 107) và cũng được xem là vị Phật gốc (Ādibuddha) (xem *V.6).
quan điểm về thân (P. sakkāya-diṭṭḥi, S. satkāya-dṛṣṭi): Quan niệm về bản ngã: bất kỳ quan điểm nào coi một trong năm nhóm hợp thành sự tồn tại là vĩnh viễn > cái tôi, thuộc về tôi, hoặc chứa đựng cái tôi.
quán đỉnh (S. abhiṣeka): Trong Phật giáo Kim Cương thừa, việc khởi đầu tu tập của một hành giả do một >bậc đạo sư chỉ dẫn về phương thức hành trì nào đó và các văn tự bí truyền liên hệ đến việc hành trì.
Quán Thế Âm Bồ-tát (S. Avalokiteśvara): Vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi và là vị Bồ-tát được xếp hàng quan trọng bậc nhất trong quan niệm của Phật giáo Đại thừa. Đặc biệt, ngài hiện thân cho > lòng từ bi nên được gọi là Quan Âm ở Trung Hoa (xem *M.55).
Rigpa (Tib. rig pa): Là cái “biết:” cái biết bất nhị, tức là không có sự khác biệt giữa chủ thể nhận thức (tâm) và đối tượng của nhận thức.
sắc giới: Xem > cõi sắc.
sắc: Xem > hình thái.
Sa-môn (P. samaṇa, S. śramaṇa): Một du sĩ không phải bà-la-môn tìm đạo bao gồm tu sĩ Phật giáo và Kì-na giáo (xem *LI.2 và *L.13, 14).
sanh tử: xem >vòng luân hồi.
Sanskrit: Ngôn ngữ trong nhiều kinh điển của Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa. Ngôn ngữ này hiện chủ yếu được tìm thấy trong các bản dịch tiếng Tây Tạng và Trung Quốc.
sự thật thánh: Xem >chân lý thánh.
tác ý (P=S. manasikāra). Tác ý không như lý (ayoniso) là biểu hiện của thiếu khôn ngoan, bất cẩn và chỉ tập trung vào những hình thức bên ngoài, vì vậy phát sinh các phiền não trong tâm. Tác ý như lý (yoniso) là biểu hiện của thông minh, cẩn trọng, tìm kiếm và chú ý các đặc điểm của pháp, do đó không sinh phiền não (xem *Th.130).
tác ý: Xem > ý chí.
tam bảo: Xem > ba nơi nương tựa.
tâm giác ngộ (S. bodhi-citta, tâm bồ-đề): Trong Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa, đây là phát nguyện cao cả và từ bi nhằm thực tập trên con đường lâu dài của >Bồ-tát để trở thành (giác ngộ viên mãn) >Phật và luôn tâm niệm phát nguyện này thông qua việc hành trì lòng từ bi với Bồ đề tâm “tối thượng,” tức là tâm tỉnh thức (xem *M.71–6 và *V.10, 33–9).
tám nạn: hoàn cảnh bất lợi, có tám tình huống bất lợi, ngăn cản quá trình học hỏi và tiếp cận Phật pháp, gồm: địa ngục; cầm thú; ngạ quỷ; A-tu-la; nơi không có chánh pháp; người có khuynh hướng phi Phật giáo; không có năng lực tinh thần để hiểu Pháp; sống vào thời kỳ mà giáo Pháp chưa có (xem *V.14).
tâm sáng rực rỡ (P. pabhassara citta, S. prabhāsvara citta): Bản chất thực của tâm, thường bị che khuất bởi> phiền não (xem *Th.124) và khi xóa bỏ phiền não thì đạt được >tỉnh thức. Phật giáo Đại thừa gọi đó là >Phật tính.
tâm tư (P. saṅkhārā, S. saṃskārā): yếu tố thứ tư trong năm >tổ hợp của hiện hữu. Điều quan trọng nhất là > tác ý (tạo ra nghiệp quả). Thuật ngữ này cũng đề cập đến phần thứ hai của các sợi dây liên kết trong> duyên khởi, đôi khi được hiểu là “sự hình thành nghiệp.” Theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ hành động tác ý (saṃskārā) cũng dùng để chỉ các trạng thái chịu tác động của nghiệp hoặc bất kỳ yếu tố điều kiện nào khác.
tâm và thân thể (P=S. nāma-rūpa, danh sắc): nghĩa đen “danh và sắc,” có nghĩa là “thân chúng sinh,” hoặc “hiện tượng tâm và vật lý.” Một móc xích trong > duyên khởi.
Tăng đoàn (P=S. saṅgha, also S. saṃgha): “đoàn thể” tu sĩ Phật giáo, cũng là “đoàn thể” cao quý của những người đã và đang được giải thoát (ngôi báu thứ ba trong > Ba ngôi báu).
tàng thức: Xem > thức kho tàng.
Tăng-già: Xem > Tăng đoàn.
tánh không (P. suññatā, S. śūnyatā, không): Trong truyền thống Thượng tọa bộ thì đây là một thuật ngữ chỉ >niết-bàn, đặc biệt, trong bản thể của nó là >phi ngã và vượt ra khỏi tất cả các khái niệm. Trong Phật giáo Đại thừa, thường đề cập đến các phẩm chất của tất cả pháp là trống không của tự tánh (xem *M.137–41 và *V.76) nhưng cũng được dùng để chỉ không phân biệt chủ thể-khách thể (xem *M.143) và Phật tánh như tánh không của phiền não (xem *M.144) hoặc như tánh không của bản tánh bất biến (xem *M. 150)
tham ái (P. taṇhā, S. tṛṣṇā): Đòi hỏi ham muốn, được coi là điều kiện then chốt của >khổ (dukkha) và sự tiếp tục của vòng luân hồi (saṃsāra), là chân lý thánh thứ hai trong >bốn chân lý thánh (xem *L.6, 16, 27, tiêu đề trước *Th.156, *Th.18, 55, 132, 158, 164, 177, *V.74). Chỉ một số hình thức ham muốn được coi là 'thèm khát' và có hại. Ví dụ, “mong muốn làm” (Chanda) có thể có những hình thức thiện lành, đó là một phần của đạo Phật.
thần chú (Skt; P. manta): Một từ hoặc cụm từ thiêng liêng, thường được sử dụng trong >Phật giáo Kim Cương thừa, để nhận ra bản chất tỉnh thức của các chúng sanh trong tự thân họ (xem *GI.8, *VI.4, *V.10, 46).
thần chú thừa (S. Mantra-yāna): “Chân ngôn thừa” (xem >thần chú).
thân kiến: Xem > quan điểm về thân.
thần thông (P. abhiññā, S. abhijñā): Một trong sáu loại tuệ giác trực tiếp như là kiến thức siêu phàm sinh từ tâm thiền định (xem *Th.141): >thần thông; nghe âm thanh ở khoảng cách rất xa, kể cả âm thanh của chư thiên; đọc ý nghĩ; nhớ về kiếp trước; thấy chúng sinh tái sinh tùy theo nghiệp của họ như thế nào; giải thoát tri kiến và chứng ngộ.
thần thông (P. iddhi, S. ṛddhi, supernormal powers): Những năng lực phi thường, tương tự như những thần thông được liệt kê trong các bản kinh Thượng tọa bộ (xem *L.35 và *Th.69 và 131), hoặc năng lực phi thường.
Thắng lạc luân Kim Cang (S. Cakrasaṃvara): Một vị thần của Kim Cương thừa.
thánh (P. ariya, S. ārya): Một người đã chuyển hóa sâu sắc về mặt tâm linh thông thấy rõ bản chất của thực tại (xem> bốn chân lý thánh). Bậc thánh gồm: các vị dự vào dòng thánh, tái sinh một lần, những người không trở lại, các vị A-la-hán và các vị vượt bậc trên con đường trở thành một trong bốn quả vị; > các vị Phật độc giác; giác ngộ viên mãn và trong Phật giáo Đại thừa, > các vị Bồ-tát trải nghiệm “kiến đạo” để đạt an lập trên một trong mười giai vị Bồ-tát).
thánh đế: Xem > chân lý thánh.
thánh quả tâm linh: quả vị của một bậc thánh.
Thanh Văn (P. sāvaka, S. śrāvaka): Thường dùng để chỉ một “đệ tử thánh” >một A-la-hán hoặc một người đã có bước đột phá tâm linh chắc chắn sẽ dẫn đến chứng quả a-la-hán trong một số kiếp sống: a> một số kiếp (Dự lưu),> một lần trở lại (Nhất lai) hoặc > không trở lại (Bất lai) (xem tiêu đề trước *Th.6. và *Th.199). Trong Phật giáo Đại thừa, thường được xếp thấp hơn hàng >Bồ-tát, người hướng tới mục tiêu cao nhất, quả vị Phật (xem *M.64–6).
Thanh Văn thừa (S. Śrāvaka-yāna): “Phương tiện của hàng Thanh Văn:” một thuật ngữ Phật giáo Đại thừa dành cho những hành giả theo các trường phái Phật giáo phi Đại thừa: những người tuân thủ chặt chẽ những lời dạy của đức Phật để xứng đáng là hàng Thanh Văn. Từ > “Tiểu thừa” cũng bao hàm Thanh Văn thừa và những người có phát nguyện trở thành các vị > Độc-giác Phật (xem *MI.3, *M.1, 11, 22, 46, 65, 66, 67, 100, 108, 145, 152, 153 và *V.1, 70).
tháp (S. stūpa; P. thūpa): Một ụ xá lợi, nơi chứa xá lợi của đức Phật hoặc bậc giải thoát. Bảo tháp được xây dựng và phát triển theo các hình thức đa dạng. Còn được gọi là chùa, dāgoba, hoặc chorten (Tây Tạng) (xem *Th.94).
thế giới hệ (P=S. loka-dhātu): hệ thống vũ trụ tương tự như hệ mặt trời, mặt trăng di chuyển theo quỹ đạo riêng của nó và chiếu sáng. Trong dải Ngân hà (một Thiên hà có hệ mặt trời) còn có hàng ngàn tiểu hành tinh khác; có tới hàng ngàn các Thiên hà tương tự như dải Ngân hà trong không gian; siêu Thiên hà chứa hàng tỷ các Thiên hà (*Th.62).
Thế Thân:1
1 Được phiên âm trong tiếng Hán là Bà-tu-bàn-đầu / được gọi là Bồ-tát Thế Thân Nhà sư ở thế kỷ thứ tư CN. Tác giả của một số tác phẩm thuộc Phật giáo Đại thừa > Trường phái Du-già (xem *MI.5, *VI.6, *V.64, 76). Có thể chính là tác giả soạn A-tỳ-đạt-ma Câu-xá (Abhidharma-kośa), một văn tự then chốt của trường phái > Nhất thiết hữu bộ.
Thế Tôn (P=S. Bhagavā): Hoặc “Vương:” một thuật ngữ danh xưng của Phật (xem *LI.4, *L.1, 22, *Th.1 and *M.1). Tương tự trong tiếng Trung Hoa được gọi là “Bậc tôn kính thế gian.”
Thích-ca Mâu-ni (S. Śākyamuni): “Vị thánh của tiểu quốc Thích-ca,” theo Phật giáo Đại thừa thì đây là danh hiệu của đức Phật lịch sử và chư Phật trên trời đã thị hiện ngài xuống trần gian. Thuật ngữ Thích-ca-mâu-ni trong tiếng Pāli được sử dụng như danh xưng gắn liền với đức Phật Cồ-đàm.
thiền (H. chan): Một trường phái Phật giáo Trung Quốc nhấn mạnh về thiền định và đạo đức (xem *M.124–28). Ở Nhật được gọi là Zen, ở Việt Nam gọi Thiền và ở Hàn Quốc gọi là Se-on).
thiền (P. jhāna, S. dhyana, J. Zen, thiền-na): Trạng thái thiền định sâu khi tâm rất nhanh trí nhưng tĩnh lặng và tập trung cao. Có bốn dạng thiền định tỷ lệ với mức độ an trụ tâm (xem *L.15, *Th.140 và *M.117).
thiên (P=S. deva): Chúng sinh được tái sinh cõi trời nhưng vẫn chịu sự chi phối của sinh-tử, cho nên cần hướng tới giải thoát (xem *Th. 58,62).
thiện căn: Xem > gốc thiện.
thiền chỉ (P. samatha, S. śamatha): trạng thái “an tịnh,” “an lạc” hay tĩnh lặng:” Phương pháp thiền định để phát triển những trạng thái này khi đạt được >thiền định (xem *Th.132, 138 và *M.120).
thiền định (P=S. samādhi): Trạng thái thiền định sâu trong đó tâm trí được lắng đọng trong sự tập trung, đồng nhất, chuyên trú vào một đề mục cụ thể của quán chiếu (xem *Th.98 và *V.57). Thường đề cập đến >thiền-na.
thiền quán (P, S. vipaśyanā): “Tuệ giác” và một loại thiền định phát triển tuệ giác (xem *Th.132, 138, *M.121–23), đặc biệt tập trung vào vô thường >khổ (dukkha) và >phi ngã (non-Self) (xem thêm >cái nhìn đặc biệt).
thiền quán (S. vipaśyanā): Phương pháp thực tập thiền nhằm phát triển trí tuệ gồm làm chủ thân thể, cảm giác, tâm và các pháp (xem *V.40, vv.21–3).
thiện lành (P=S. kuśala): Một hành động hoặc trạng thái tốt của tâm thức, phát sinh từ lòng rộng lượng, thiện ý hoặc trí tuệ, không gây hại cho chúng sinh và hướng tới giải thoát (xem * Th .102, 111, *V.41).
thiện nam tử (P kula-putta, S. kula-putra): trai của một gia đình có chuẩn mực đạo đức tốt. Khi không đề cập rõ ràng đến giới tính nam thì đó có thể là bất kỳ “đứa trẻ/con cái” nào đó của một gia đình tốt.
Thiên Thai tông (Ch, J. Tendai): Một trường phái Phật giáo phương Đông nhấn mạnh tư tưởng của > kinh Pháp hoa và Phật tính (xem *MI.6 và *M.119, 123).
Thiện Thệ (P=S. Sugata): Có nghĩa đen là “Bậc đi tới nơi:” một danh hiệu cao quý dành cho một vị (giác ngộ viên mãn) >Phật.
thiện tri thức (P kalyāṇa-mitta, S. kalyāṇa-mitra): Một “người bạn tốt” theo nghĩa là người bạn đức hạnh và trí tuệ, có thể hướng dẫn người khác tu tập tốt.
thiếu hiểu biết: Xem >vô minh.
thủ: Xem > chấp mắc.
thức (P. viññāṇa, S. vijñāna): Nhận biết cơ bản về sự hiện diện của các đối tượng giác quan và phân biệt chúng thành nhiều phần và khía cạnh, điều đó được nhận ra bởi >nhận thức. Một trong năm nhóm tổ hợp của hiện hữu.
thức kho tàng (S. ālaya-vijñāna): Theo trường phái >Du-già, đây là tầng sâu nhất của tâm thức, nơi lưu giữ những hạt giống của nghiệp tốt và xấu trong quá khứ, cũng như những hạt giống của tiềm năng tươi sáng, có tác động tới nhân cách của một chúng sinh.
Thượng tọa bộ (P. Theravāda): “Giáo pháp cổ xưa” hay “Con đường của những trưởng lão,” phát triển chủ yếu ở Tích-lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Lào. Là một trong những trường phái cổ trước Phật giáo Đại thừa còn tồn tại đến ngày nay (xem *GI.4, 8, 9, * SI.2, ThI, MI.3).
Tịch Thiên (c. 650–750), >Trung quán tông, tác giả của Con đường Bồ-tát (Tu tập hành vi để tỉnh thức) về các hoàn hảo của Bồ-tát và Bồ-tát học luận (Tóm tắt về tu tập Bồ-tát), trích dẫn từ nhiều kinh điển Đại thừa (xem *MI.5, *VI.6 và 7).
Tiểu thừa (S. Hīnayāna): Thuật ngữ chuyên môn được Phật giáo Đại thừa dùng cho các hành giả của các trường Phật giáo khác, có nghĩa là "Phương tiện hạn hẹp". Cũng được sử dụng trong chỉ một Phật tử có tâm nguyện là giải thoát cho cá nhân thay vì hướng tới giúp đỡ tất cả chúng sinh (xem *MI.3, *VI.3, *V.13, 28).
tịnh cư (P. suddhāvāsa, S. śuddhāvāsa): Năm cõi trời thanh tịnh >nơi dành cho các vị >bất lai tái sinh. Ở đó các vị ấy tiếp tục tu để trở thành các vị >A-la-hán.
Tịnh độ: Theo Phật giáo Đại thừa thì đây là thế giới tâm linh của một vị Phật trên trời. Tịnh độ cũng là tên của một trường phái Phật giáo Trung Quốc/Hàn Quốc/Nhật Bản, tu tập theo hạnh nguyện của đức Phật A-di-đà (xem *M.159).
tinh tấn (P. viriya, S. vīrya): Phẩm chất tinh thần của “đạt được và tiếp tục” - năng lượng, nỗ lực, sức mạnh tinh thần, sự kiên trì. Một trong những phẩm chất của > hoàn hảo và căn.
tổ hợp (P. khandha, S. skandhas, uẩn, ấm, nhóm): Năm nhóm tổ hợp tạo nên một con người (xem *Th.151, 177–78): > hình thức vật chất,> Cảm giác, > tri giác, >hoạt động chủ ý> nhận thức. Cũng được gọi là năm thủ uẩn: năm “nhóm chấp thủ hiện hữu” tức là yếu tố vật lý và tinh thấn chấp vào cái “Tôi.”
Tông-khách-pa (1357–1419): Người sáng lập trường phái >Gelukpa, Phật giáo Tây Tạng (xem *VI.5 và *V.40). Vô ký2
2 Không phân biệt-đối đãi, ví dụ: không thiện cũng không ác trong ý nghĩ, lời nói và hành động (P. avyākata, S. avyākṛta): các chủ đề mà đức Phật tuyên thuyết không quan điểm và không chấp nhận bất kỳ khả năng nào như: thế giới có vĩnh cửu hay không, hữu hạn hay không, nguyên lý sống có tương đồng với cơ thể phàm trần hay không và liệu một người giác ngộ sau khi chết có thể được xác định một cách chính xác là “có,” “không,” “vừa có vừa không,” hay “không không cũng không có” (xem *Th.10, 20).
trạng thái ngủ ngầm (P. bhavaṅga): Trong Thượng tọa bộ >A-tỳ-đạt-ma, một loại trạng thái vô thức của tâm xảy ra liên tục trong giấc ngủ không mơ và nhanh chóng lóe hiện khi tỉnh dậy.
trạng thái tồn tại trung chuyển (S. antarā-bhava, Tib. Bardo, trung hữu): Giai đoạn chuyển tiếp từ một kiếp sống này và kiếp tiếp theo. Trong “Tử thư Tây Tạng” đưa ra lời khuyên về cách ứng phó với nhiều viễn cảnh có thể trải qua trong quá trình này, từ đó tiến bộ nhanh trên con đường tới >giác ngộ.
tri giác (P. saññā, S. saṃjñā, tưởng): Giúp phân loại, định danh, diễn giải và nhận biết các đối tượng của giác quan. Một trong năm nhóm tổ hợp của hiện hữu.
trí tuệ (P. paññā, S. prajñā): Sự hiểu biết dựa trên nghe/đọc, rồi suy tư và thiền định; cấp độ sâu nhất chính là tuệ giải thoát (xem *Th.98, 143–48, *M.129 và *V.71– 3).
trí tuệ hoàn hảo (S. prajñā-pāramita, tuệ ba-la-mật): Trí tuệ không bám víu vào bất cứ thứ gì, cho phép thấy rõ mọi sự vật là trống không trong tự thể hoặc bản chất độc lập hoặc hiện hữu độc lập. Trí tuệ hoàn hảo cũng là tên của một bản kinh trong Phật giáo Đại thừa.
trung đạo: Đạo thánh tám nhánh, tránh những cực đoan của tu khổ hạnh khắc nghiệt và thỏa mãn giác quan (xem *L.27). Ngoài ra, theo nghĩa triết lý thì > duyên khởi có nghĩa rằng những điều sau thuộc nhận định sai lầm: a) một người hoàn toàn biến mất sau khi chết (thuyết hủy diệt), b) một bản ngã vĩnh viễn tồn tại sau khi chết (thuyết vĩnh cửu) (xem *Th.168, 174, *M.58–63 và *V.32).
trung hữu: Xem > trạng thái tồn tại trung chuyển.
Trung quán tông (S. Mādhyamika): Tông phái Trung đạo: một tông phái của Phật giáo triết học Đại thừa được ngài >Long Thọ khởi xướng. Tập trung vào tính không của các pháp: tức là tất cả các pháp điều không có tự tính riêng biệt (xem *M.138).
trường phái Sakyapa (Tib. Sa skya pa): Trường phái của Phật giáo Tây Tạng, được thành lập vào năm 1073 tại tu viện Sakya (xem *VI.5). Trường phái này nổi tiếng với sự thông thuật uyên thâm và giáo pháp khá tương đồng với trường phái >Kagyupa.
từ (P mettā, S. maitrī): Phát nguyện cho bất kỳ chúng sinh nào cũng được khỏe mạnh và hạnh phúc; một trong bốn tâm vô lượng (xem *Th.114–16, 136–37, *M.97, 113 và *V.16, 66).
tứ nhiếp pháp: Xem > bốn điều thu phục lòng người.
tự tính (S. svabhāva): Sự tồn tại riêng biệt: một ý niệm về một cái gì đó tách biệt, tồn tại độc lập và không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì khác.
tùy miên: Xem > trạng thái ngủ ngầm.
Tỳ-kheo (P. bhikkhu, S. bhikṣu): Nghĩa đen: “khất sĩ:” tu sĩ Phật giáo (xem *Th.189–90, 193–98, 212–19).
Tỳ-kheo-ni (P. bhikkhunī, S. bhikṣuṇī): Nghĩa đen là “khất sĩ,” một nữ tu sĩ Phật giáo (xem *Th.189–90, 220–25)
Vajravārāhi: một nữ thần theo tư tưởng Mật thừa.
Văn-thù-sư-lợi (S. Mañjuśrī): “Diệu Âm:” một vị >Bồ-tát quan trọng trong truyền thống Đại thừa, được xem là hiện thân của trí tuệ (xem *M.69, 113, 134, 136, 141, 153 và *V.9).
Vào dòng thánh (P sotāpanna, S. srotāpanna): Sơ quả của hàng thánh, chứng được cái thấy đầu tiên về > niết-bàn (xem *Th.201–02). Xem thêm > bậc thánh.
vô minh (P. avijjā, S. avidyā): Không thiếu kiến thức mà là sự vô minh thuộc tâm linh; sự mù quáng hoặc quay lưng với tuệ giác tâm linh. Một nhận thức sai lầm về bản chất của thực tại, đặc biệt là >bốn chân lý thánh (xem *Th.128, 159).
vô ngã: Xem > phi ngã.
vô sắc giới: Xem > cõi vô sắc.
Vô Trước (Asaṅga, 310–90?): Người sáng lập, cùng với anh em cùng cha khác mẹ > ngài Thế Thân, của > trường phái Du-già của Phật giáo Đại thừa. Ngài được lưu truyền là lấy cảm hứng từ Bồ-tát > Di-Lặc (Maitreya) để soạn thảo Đại thừa trang nghiêm kinh, bao gồm hệ thống các tư tưởng Đại thừa về Phật tính (xem *MI.5).
xả (P. upekkhā, S. upekṣā): Tâm bình đẳng, không thiên vị đối với bản thân và người khác, tâm vô loạn động khi đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống, của bản thân và những người khác. Một trong bốn >phẩm chất vô lượng. Thuật ngữ này trong tiếng Pali và Sanskrit cũng được sử dụng để chỉ cảm giác trung tính.
xá-lợi (P. sarīra, S. sarīra): Phần cơ thể vật lý còn lại của một vị Phật hoặc một bậc giải thoát được tìm thấy trong tro cốt trong khi thiêu. Được xem là biểu trưng cho một vẻ đẹp, sức mạnh kỳ diệu và thường được lưu giữ trong các >bảo tháp.
xe lớn: Xem >Đại thừa.
xứ (P=S. āyatana): sáu “nội xứ” gồm năm giác quan vật lý và tâm căn (mano), “ngoại xứ” là sáu đối tượng của những giác quan này.
ý chí (P=S. cetanā): ý muốn hoặc ý định thể hiện trong bất kỳ hành động nào của thân, khẩu hoặc ý, được xác định trong *Th.64 gắn liền với nghiệp.
***