Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập

06/05/20214:24 CH(Xem: 3871)
Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

LỜI GIỚI THIỆU
 

Hạnh phúc thay, các đức Phật tự giác ngộ xuất hiện!
Hạnh phúc thay, giáo pháp trung đạo dẫn đến an lạc!
Hạnh phúc thay, sự hiểu biết trong cộng đồng những người theo đạo!
Hạnh phúc thay, sự thực hành tận tâm của cộng đồng hòa hợp!
(Kinh Pháp cú, kệ 194)

Đại lễ Vesak được đánh dấu bằng ngày rằm của tháng Vesak, thường vào tháng 5 (dương lịch), kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn (parinibbãna). Vào tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận đây là ngày lễ quốc tế.

Quyển sách này được xem là sự phát triển từ sự công nhận lễ Vesak. Sự công nhận này đã thúc đẩy cộng đồng Phật giáo thế giới cùng nhau tổ chức Đại lễ Vesak LHQ, lần đầu tiên vào năm 2000 tại Trụ sở LHQ ở New York, nơi vẫn diễn ra lễ kỷ niệm này hàng năm.

Từ năm 2004 đến nay, đại lễ Vesak LHQ chủ yếu được tổ chức ở Bangkok, với ba năm1

1 Nguyên tác tiếng Anh ghi là “hai năm” vì ấn bản đầu tiên ra đời năm 2018, đang khi đại lễ Vesak LHQ lần thứ 3 tổ chức vào năm 2019. tổ chức tại Việt Nam và một năm tại Tích Lan. Sự quy tụ của cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới đã dẫn đến việc thành lập Hội đồng quốc tế về Đại lễ Vesak (ICDV, the International Council for the Day of Vesak), hiện nay với tư cách tham vấn đặc biệt tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ (the United Nations Economic and Social Council).

Bản thân ICDV đã quy tụ nhiều tổ chức Phật giáo cao cấp từ hơn 20 quốc gia và giúp hình thành Hiệp hội Quốc tế các trường Đại học Phật giáo (IABU, the International Association of Buddhist Universities). Cả ICDVIABU đều tạo cơ hội hợp tác thường xuyên giữa ba truyền thống chính của Phật giáo gồm Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa (Mahāyāna) và Kim Cương thừa (Vajrayāna) để cùng nghiên cứuthực hành Phật pháp.

Một trong những nỗ lực chung đó là dự án của quyển sách này, được khởi động vào năm 2009 tại trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya, Thái Lan, nhằm mục đích xác định những điểm tương đồng giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau, mặt khác để tôn vinh sự phong phú và đa dạng giữa các truyền thống đó. Điều này đã dẫn đến việc xuất bản bộ sách lịch sử này: “Phật điển thông dụng: Lối vào tuệ giác Phật.

Được khuyến khích theo nghị quyết của Đại hội đồng LHQ và được truyền cảm hứng từ tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Phật giáo Thượng tọa bộĐại thừa, những người đã đưa ra một số điểm cơ bản thống nhất các tông phái Phật giáo trong Đại hội lần thứ nhất của Hội đồng Tăng-già thế giới (WBSSC, the First Congress of the World Buddhist Sagha Council) ở Colombo vào năm 1967, khoảng 20 học giả Phật giáo từ ba truyền thống Phật giáo được ICDVIABU tuyển chọn từ 10 quốc gia cùng tham gia thực hiện dự án này.

Trong suốt bảy năm, ủy ban biên soạn đã tiến hành tổ chức không dưới 12 phiên hội thảo tại trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya để phát huy nhận thứctriển khai kế hoạch cụ thể. Khoảng 490 đoạn kinh từ các văn bản kinh điển, các luận thư và luận giải sau này của ba truyền thống Phật giáo được tuyển chọn, đưa vào tác phẩm này để cùng nhau giới thiệu những gì đức Phật đã giảng dạy.

Tác phẩm mà quý vị đang cầm trên tay đã trải qua hai vòng thẩm định của các nhà lãnh đạo Phật giáo và các học giả trên thế giới, những người đã hoàn toàn tán đồng cả văn phong và nội dung của quyển sách.

Cùng với ân phúc của Hội đồng Tăng thống tối cao Thái Lan và sự ủng hộ của Chính phủ Hoàng gia Thái Lan, trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya đã được đặc ân giao phó nhiệm vụ hỗ trợ cần thiết ngay từ đầu.

Tôi hy vọng rằng sự thấu hiểu được phát huy trong quá trình biên soạn tác phẩm quan trọng này sẽ giúp các truyền thống tôn giáo khác nhau, cả Phật giáo và phi Phật giáo, tăng cường sự hòa hợp và sự sống chung hòa bình như đã được đức Phật mong muốn.

 

Hòa thượng GS.TS. Phra Brahmapundit
Tổng biên tập
Hiệu trưởng trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya (MCU)
Chủ tịch Hội đồng quốc tế về đại lễ Vesak (ICDV)
Chủ tịch Hiệp hội quốc tế các trường Đại học Phật giáo (IABU)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/10/2016(Xem: 10750)
15/10/2010(Xem: 48405)
23/03/2017(Xem: 10746)
05/06/2019(Xem: 8410)
16/07/2019(Xem: 15870)
28/05/2015(Xem: 20924)
13/02/2011(Xem: 70241)
14/02/2018(Xem: 9170)
20/05/2018(Xem: 9835)
23/05/2012(Xem: 38428)
28/10/2013(Xem: 13637)
26/12/2017(Xem: 13610)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.