Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021
PHẦN II: GIÁO PHÁP
CHƯƠNG 10
MỤC TIÊU CỦA PHẬT GIÁO
THƯỢNG TỌA BỘ
HẠNH PHÚC ĐỜI NÀY VÀ ĐỜI SAU
Như đã thấy trước đây, Phật giáo xem sự tái sinh trong cõi người là hiếm có và quý báu (*Th.59-60), chấp nhận thực tế của nhiều cõi trời (cuối đoạn *L.27, *Th.58) và xem cả hai loại tái sinh này là kết quả của những hành động thiện lành (nghiệp thiện). Những hành động như vậy cũng dẫn đến mối quan hệ hài hòa với những người khác (ví dụ: *Th.49) cùng với sự tĩnh lặng và sự an lạc do tu tập thiền định (*Th.139, 140, 155). Tất cả những điều này là một trong những mục tiêu của việc thực hành tu tập Phật giáo. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là chứng đạt được niết-bàn, để vượt thoát khỏi mọi sự tái sinh trong tương lai và những hệ quả đau đớn mà chúng mang lại.
SỰ ĐỘT PHÁ TINH THẦN RỐT RÁO1
Người đã kết thúc được các phiền não dẫn đến tái sinh trong tương lai được gọi là vị A-la-hán (xem *Th.205-211). Người đó có thể tiếp cận với trải nghiệm trực tiếp về niết-bàn trong cuộc đời này và lúc chết đạt được niết-bàn cứu cánh. Những “vị thánh giả” khác (xem *Th.199204) đạt được các mức độ phát triển tâm linh khác nhau, mà chắc chắn cũng sẽ dẫn đến quả vị A-la-hán trong vòng tối đa bảy đời.
1 PDPT: Chứng ngộ tối hậu.
NIẾT-BÀN
Niết-bàn (P. nibbāna, S. Nirvāṇa) là mục tiêu của con đường tám nhánh chánh niệm (Bát chánh đạo) của Phật giáo Thượng tọa bộ. Giống như lý tương quan, vốn được xem là sâu sắc và khó thấy (*Th.13). Đó là sự “kết thúc” “ngọn lửa” của sự tham chấp / ham muốn dục vọng (tham), hận thù (sân) và si mê, cũng như những nỗi đau về tinh thần (tâm khổ) và thể chất (thân khổ) mà các phiền não ấy dẫn dắt ta đến hình thức tồn tại hoặc tái sinh bất kỳ do tạo tác. Niết-bàn được trải nghiệm ban đầu trong cuộc sống, khi người trở thành vị A-la-hán, người giác ngộ, với sự kết thúc được tham, sân, si. Khi vị A-la-hán (arhant) chết, có niết-bàn vượt ngoài cái chết, một trạng thái vượt ngoài mọi sự mô tả ( Itivuttaka 38-39).
Th.180. Mục đích của đời sống thánh khiết, phạm hạnh
Này, các Tỳ-kheo, người con của một gia đình thiện lương do tín tâm mà xuất gia… đạt được lợi dưỡng, sự tôn kính và khen ngợi. Các ấy cũng không trở nên vui mừng, cũng không phải là người đã thỏa mãn được quyết tâm của họ, với những lợi dưỡng và lời khen ngợi đó. Họ không đề cao bản thân và chê bai người khác, không vì những lợi dưỡng, sự tôn kính và sự khen ngợi đó, mà nói rằng “Tôi là người nhận được lợi dưỡng, sự tôn kính và ca ngợi còn các Tỳ-kheo khác ít được biết đến, ít được xem trọng..”.. Họ không bị say mê, tham đắm và phóng dật. Vì không phóng dật nên họ thành công trong việc đạt được giới luật đạo đức. Vì thành công trong việc đạt được giới luật đạo đức, họ vui mừng, nhưng họ không phải là người đã thỏa mãn được quyết tâm của họ… Họ không đề cao bản thân và chê bai người khác…
Khi không phóng dật, họ đạt được thành công trong việc đạt được sự tập trung thiền định. Vì thành công này trong việc đạt được sự tập trung thiền định, họ trở nên vui mừng, nhưng họ vẫn không phải là người đã thỏa mãn quyết tâm của họ... Khi không phóng dật, họ đạt được sự thấy biết (tri kiến). Vì thấy biết vậy, họ trở nên vui mừng, nhưng họ vẫn không phải là người đã thỏa mãn quyết tâm của họ. Vì thấy vậy, nên họ không đề cao bản thân và không chê bai người khác... Khi không phóng dật, họ đạt được sự giải thoát bền vững. Này các Tỳ-kheo, không có cách nào, cũng không có khả năng vị Tỳ-kheo này sẽ thoái thoát khỏi sự giải thoát bền vững đó.
Này các Tỳ-kheo, giống như người muốn có được lõi cây, tìm kiếm lõi cây, khi đi tìm lõi cây, đến một cây lớn đang đứng có lõi cây, người ấy chặt chính lõi cây ấy... [chứ không phải bất kỳ phần nhỏ hơn nào của cây] và lấy đi khi biết rằng đó là lõi cây và ông ta dùng vào lõi cây ấy vào mọi công dụng mà ông ta cần.
Như vậy, này các Tỳ-kheo, đời sống thánh thiện, hạnh thánh này không vì lợi dưỡng, sự tôn kính và khen ngợi, không phải vì lợi ích của (chỉ) thành tựu giới luật đạo đức, không phải vì lợi ích của việc thành tựu thiền định, không vì lợi ích của sự thấy biết (tri kiến). Này các Tỳ-kheo, mục đích của đời sống thánh thiện, hạnh thánh này, cốt lõi của nó, mục tiêu cuối cùng của nó, là sự giải thoát bất động.
(Đại kinh Ví dụ lõi cây: Kinh Trung bộ I. 193-198, do P.D.P. dịch tiếng Anh).
Th.181 Niết-bàn là sự kết thúc tham, sân, si
Theo nghĩa đơn giản nhất, niết-bàn là sự kết thúc các phiền não.
“Này tôn giả Xá-lợi-phất (Sāriputta), người ta nói “niết-bàn, niết-bàn.” Vậy niết-bàn là gì?” “Này hiền giả, niết-bàn là sự kết thúc tham, kết thúc sân, kết thúc si.”
(Kinh Niết-bàn: Kinh Tương ưng IV. 251, do P.D.P. dịch tiếng Anh).
Th.182 Từ đồng nghĩa với niết-bàn
Đoạn văn này mô tả mục tiêu của đạo chủ yếu là “vô vi” (không có điều kiện) (asaṅkhata), dưới hình thức “kết thúc tham, sân, si” và sau đó, đưa ra nhiều từ đồng nghĩa đầy cảm hứng khác nhau cho cái vô vi đó, một trong số đó là niết-bàn. Ở nơi khác (*Th.23), niết-bàn được ví như “bờ bên kia” an toàn và diệu kỳ của một dòng sông, bờ bên kia tượng trưng cho những nguy hiểm của sự luân hồi (saṃsāra).
Này các Tỳ-kheo, ta sẽ dạy các vị ngươi về vô vi và con đường dẫn đến vô vi. Này các Tỳ-kheo, thế nào là vô vi? Sự kết thúc tham, sự kết thúc sân; sự kết thúc si: đây được gọi là vô vi...
Này các Tỳ-kheo, ta sẽ dạy cho các ngươi về pháp cứu cánh và con đường đưa đến cứu cánh... vô lậu... sự thật / thực tại... cái bên ngoài... cái xảo diệu... cái rất khó thấy… sự bất diệt... sự bền lâu... sự không biến hoại (chiếu kiến)... sự không hiển lộ (vô kiến)... sự không được sinh ra... sự an nhiên... sự bất tử... sự siêu phàm... sự tốt lành... sự an ổn... sự tiêu diệt tham ái... sự kỳ diệu (bất khả tư nghị)... sự tuyệt vời hy hữu... sự không đau đớn... trạng thái không đau đớn... niết-bàn... sự không bị ảnh hưởng... không tham chấp... sự thanh tịnh... sự tự do... nơi trú ẩn... hòn đảo (giữa cơn lũ)... nơi trú ẩn... nơi an toàn... sự nương tựa (quy y)... đích đến.
(Tương ưng Vô vi: Kinh Tương ưng IV. 362 và 368-73, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.183 Niết-bàn là phúc lạc cao nhất (tối thắng lạc)
Sức khỏe là lợi ích cao nhất. Niết-bàn là phúc lạc cao nhất. Con đường tám nhánh (Bát chánh đạo) là con đường tốt nhất, vì nó dẫn đến cõi bất tử.
(Kinh Maghandiya: Kinh Trung bộ I. 508, do P.H. dịch tiếng Anh).
Thực sự hạnh phúc khi chúng ta đang sống, chúng ta không có bất kỳ chướng ngại nào (tham, sân, si). Chúng ta sẽ được nuôi dưỡng bằng niềm vui, giống như các thần Quang Minh.
(Kinh Pháp cú 200, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.184 Bản chất của niết-bàn
Những đoạn nối tiếp nhau miêu tả về niết-bàn, trước hết, vượt ra ngoài “tâm trí và cơ thể”(danh sắc) và mọi thế giới. Nó cũng nằm ngoài sự “đến và đi” thường được kết hợp với sự tái sinh và là một trạng thái vô vật thể (không sở duyên) tức là không “dựa vào” vào bất cứ thứ gì khác. Thứ hai, niết-bàn vượt ngoài mọi sự tham muốn. Thứ ba, nó là một cái gì đó không liên quan gì đến sự sinh khởi hoặc một cách tồn tại, nó không được “tạo ra”(kata) bởi nghiệp và không phải được tạo tác / cấu thành (saṅkhāra) bởi tri giác (sankhara) hoặc bất cứ điều gì khác. Thứ tư, đó là một trạng thái tĩnh lặng, không dao động vượt ra ngoài mọi khuynh tham ái nào hướng đến bất kỳ đối tượng dính mắc (chấp thủ) nào.
Một lần đức Thế Tôn đang cư ngụ tại tịnh xá của ông Anāthapiṇḍika (Cấp-cô-độc), trong rừng Jetavana (Kỳ-đà), tại Sāvatthī (Xá-vệ). Lúc đó Thế Tôn đang hướng dẫn các Tỳ-kheo, khai thị, khuyến khích và khiến họ vui mừng an lạc với bài Pháp thoại liên quan đến niết-bàn. Các Tỳ-kheo ở đó, lắng nghe giáo pháp, chú ý, hướng tâm trí, tập trung tất cả tư tưởng vào và lắng nghe. Vào lúc đó, Thế Tôn quan sát điều này và thốt lên những điều vui mừng sau đây:
“Này các Tỳ-kheo, có một tinh cầu, nơi không có đất, không có nước, không có lửa, cũng không có gió2; không có hư không vô biên xứ (sự vô tận của không gian), cũng không có thức vô biên xứ (sự vô cùng của ý thức), cũng không có vô sở hữu xứ (cõi hư vô), cũng không có phi tưởng phi phi tưởng xứ (không-tri-giác-cũng khôngkhông-tri giác)3; không có thế giới này cũng không có thế giới kia, cũng không có cả mặt trời và mặt trăng. Này các Tỳ-kheo, ta nói không có đến cũng không có đi, cũng không có ở, cũng không có diệt, cũng không có sinh (trong một kiếp tái sinh mới); nơi đó thực sự không được hỗ trợ, thiếu sự tồn tại liên tục theo thời gian (chuyển sanh) và không có đối tượng (vô vật). Đây thực sự là kết thúc khổ.”
“Khó thấy là cái không nghiêng lệch về một phía (do sự tham muốn dục vọng). Sự thật không dễ thấy. Chúng đã thâm nhập vào sự thèm muốn dục vọng và đối với những người biết và nhìn thấy chúng thì không có gì (để níu kéo).”
“Này các Tỳ-kheo, có cái không được sinh ra, không được hiện
2 Bốn yếu tố cơ bản của vật chất (tứ đại).
3 Bốn cấp độ thiền định vô sắc và cảnh giới tương ứng bốn cõi, vượt ra ngoài cả hình thức vi tế.
hữu, không được tạo ra và không được cấu thành. Nếu không có cái không được sinh ra, không được hiện hữu, không được tạo ra, không được tạo thành thì sẽ không được biết đến, ở đây, có sự thoát ra khỏi cái được sinh ra, cái hiện hữu, được tạo ra và cấu thành. Chính vì không sinh ra, không được hiện hữu, không được tạo ra và không được cấu thành, nên mới khiến cho biết có sự thoát ra khỏi cái được sinh ra, được hiện hữu, được tạo ra và được cấu thành.”
“Có sự dao động đối với ai bị tham đắm, dính mắc. Không có sự dao động đối với ai không bị tham đắm, dính mắc. Khi không có sự dao động thì có sự yên ổn, khinh an. Khi có sự yên ổn khinh an thì không có sự nghiêng lệch (do tham muốn dục vọng). Khi không có sự nghiêng lệnh thì không có đến và đi. Khi không có đến và đi thì không có chết và tái sinh. Khi không có chết và tái sinh thì không ở đây, cũng không ở nơi khác, cũng không ở giữa hai nơi. Đây đích thực là sự kết thúc khổ.”
(Kinh Nibbāna-patisaṃyutta đoạn thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư: Kinh Phật tự thuyết 80-81, do P.D.P. dịch tiếng Anh).
Th.185 Niết-bàn là sự bất tử và bất tận
Các đoạn này trước hết nhấn mạnh niết-bàn là “bất tử,” tức là vượt ra ngoài mọi thứ liên quan đến sinh tử và thứ hai là nó không phải do con đường mà cho phép người có thể nhận ra và không phải là bất cứ điều gì phát sinh: Do đó, nó không phải là một cái gì đó tồn tại mãi mãi trong thời gian, mà là vượt ra ngoài thời gian và những giới hạn của các hiện tượng hữu vi (có điều kiện) thuộc về thời gian.
Người đó hướng tâm trí ra khỏi những trạng thái đó [năm phạm trù của sự tồn tại (năm thủ uẩn), được xem là vô thường, đau khổ và phi ngã] và hướng nó về phía yếu tố bất tử: “Đây là bình yên, đây là sự siêu phàm…là niết-bàn.”
(Đại kinh Mālunkyā: Kinh Trung bộ I. 435-436, do P.H. dịch tiếng Anh).
“Mặc dù vậy, thưa Đại vương, có thể chỉ ra một con đường dẫn đến sự chứng ngộ niết-bàn, nhưng không thể chỉ ra một nguyên nhân cho sự xuất hiện của niết-bàn. Lý do gì? Vì pháp ấy là sự vô vi.”
“Tôn giả Nāgasena (Na-tiên), niết-bàn là vô vi chăng?” “Vâng, thưa Đại vương, niết-bàn là vô vi; nó không được tạo ra bởi bất cứ thứ gì. Thưa Đại vương, không thể nói rằng nó đã phát sinh, hoặc nó chưa phát sinh, hoặc nó có thể phát sinh, hoặc nó là quá khứ hay tương lai hoặc hiện tại, hoặc nó có thể nhận biết được bằng mắt, tai, mũi, lưỡi hoặc thân.”
“Nếu vậy, tôn giả Nagasena,…. Niết-bàn là cái gì đó không tồn tại, không có niết-bàn.” “Niết-bàn tồn tại, thưa Đại vương. Niết-bàn có thể nhận thức bằng tâm trí. Đệ tử bậc thánh, thực hành đúng đạo, với tâm thanh tịnh, cao thượng, ngay thẳng, không chướng ngại, không vướng bận nhiễm ô thế tục, sẽ thấy được niết-bàn.”
(Kinh Mi-tiên vấn đáp 270, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.186 Niết-bàn và thức
Đoạn này xem sự tham gia tìm kiếm khoái lạc của thức với bốn tổ hợp khác (bốn uẩn) của người như là cơ sở hoặc đối tượng hỗ trợ để nó tiếp tục trôi lăn vào một sự tái sinh khác. Nếu không dính mắc vào những tổ hợp (uẩn) này, hoặc thậm chí với chính dòng ý thức, nó sẽ trở nên thỏa nguyện (tri túc) và bình lặng đến mức các hoạt động của hành hoặc nghiệp thường đi cùng với nó chấm dứt và người đạt được niết-bàn, không có ý thức trôi lăn vào một sự tái sinh khác. Một đặc điểm thú vị của đoạn này là loại ý thức được giải phóng này được cho là “không được hỗ trợ” và không có “đối tượng,” giống như *Th.184 nói về bản chất niết-bàn là vậy.
Chấp dính vào hình thức vật chất (sắc), này các Tỳ-kheo, một ý thức đang trụ nơi sắc sẽ kiên trụ nơi sắc; với hình thức vật chất là vật thể (hoặc cơ sở), với hình thức vật chất như là chỗ dựa, với sự tận tâm hoan hỷ, nó sẽ phát triển, gia tăng và lớn mạnh. Chấp dính với cảm giác (thọ)…. nhận thức hay tri giác (tưởng)…. các hoạt động tự ý (hành)…. lớn mạnh.
Có người nói rằng, này các Tỳ-kheo, “Ngoài hình thức vật chất (sắc), ngoài cảm giác (thọ), từ nhận thức hay tri giác (tưởng), từ các hoạt động theo ý muốn (hành), tôi sẽ chỉ ra sự đến và đi của thức, hoặc sự mất đi và tái sinh của nó, hoặc sự tăng trưởng, gia tăng và lớn mạnh của thức:” điều đó không phù hợp.
Này các Tỳ-kheo, nếu sự chấp dính đối với yếu tố của hình thức vật chất, bị một Tỳ-kheo đoạn bỏ, bởi sự đoạn bỏ chấp trước đó, đối tượng của nó bị cắt đứt và không có sự hỗ trợ cho thức. Cũng vậy, đoạn bỏ sự chấp dính với các yếu tố của của cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), các hoạt động tự ý (hành) và thức (thông thường).
Ý thức không được hỗ trợ đó không có sự gia tăng và không có các hoạt động mang tính chất tự ý, được giải thoát; bằng cách được giải thoát, nên nó ổn định (an trú); bằng cách ổn định (an trú), đó là thỏa nguyện (tri túc); bởi mãn nguyện (tri túc), ông ta không bị phiền não; không bị phiền nào, cá nhân ông ấy chứng đạt được niết-bàn.
(Kinh Upaya:4 Kinh Tương ưng III. 53-54, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.187 Niết-bàn và ý thức rạng rỡ, không hiển lộ (thức quang minh, bất khả kiến)
Đoạn này dường như đức Phật đã đặt một loại thức vào vị trí thường được dành cho niết-bàn, mặc dù phần Chú giải về đoạn này giải thích “thức” ở dòng đầu tiên là đề cập đến niết-bàn như một thứ được thức biết đến. Lưu ý rằng trong đoạn *Th.182, “sự không hiển lộ” hoặc “vô kiến” (anidassana) là một trong những từ đồng nghĩa với “vô vi” và “niết-bàn.” Hơn nữa, thức không hiển lộ dường như được đánh đồng với một thức đã trải qua “sự dừng lại” hay “sự tịch diệt” (nirodha). Trong khi đoạn này nói về một thức rạng rỡ, một đoạn về thức “được dừng lại” (Kinh Tương ưng II. 102) nói về nó như một chùm ánh sáng không đọng lại trên bất kỳ đối tượng hữu hạn nào. Hàm ý của những đoạn này đã được nhiều giới Phật giáo tranh luận nhiều, vì hầu hết các vị Thượng
4 Trong một số truyền thống văn bản viết tay, gọi là Upàya.
tọa bộ đều xem các dạng thức là vô thường và hữu vi (có thể là do ý nghĩa trong Kinh Tương ưng III. 25) và do đó, không phải là niết-bàn.
Thức, không hiển lộ, vô biên, hoàn toàn tỏa sáng rạng rỡ.5
- Tại đây, đất, nước, lửa và gió không có chỗ đứng. Tại đây dài và ngắn, thô và tế, bất tịnh và tịnh (không có chỗ
đứng), Ở đây, danh (tên) và sắc (hình thức) 6 đều kết thúc vô dư.
- Với thức diệt, ở đây, cái này cũng diệt.
(Kinh Kiên cố (Kevatta):7 Kinh Trường bộ I. 223, do P.H. dịch tiếng Anh).
Th.188. A-la-hán vượt ngoài sự chết
Cũng như đối với đức Phật, trạng thái của vị A-la-hán (arhant) vượt ngoài sự chết cũng không được xác định (*Th.10,11, 21). Không thể nói vị ấy “tồn tại,” “không tồn tại,” “vừa tồn tại vừa không tồn tại” hoặc “không phải vừa tồn tại vừa không tồn tại.” Dù trạng thái của vị ấy là gì, nó cũng nằm ngoài sự tồn tại trong thời gian. Câu này được đức Phật nói về cái chết của A-la-hán Bahiya
Nơi nước, đất, lửa và gió không có chỗ đứng, ở đó, các ngôi sao không chiếu sáng, cũng không thấy mặt trời. Ở đó mặt trăng không xuất hiện, cũng không tìm thấy bóng tối ở đó.
Vì vậy, khi nhà hiền triết tự biết, một Bà-la-môn tự biết bởi quả vị thánh,
Vậy là, vị ấy được giải thoát khỏi sắc và vô sắc, khỏi lạc và khổ.
(Kinh Bahiyena: Kinh Phật tự thuyết 9, do P.H. dịch tiếng Anh).
5 Dù rằng trong vài văn bản chép tay, pabham (“quang huy,” ánh sáng rạng rỡ) đọc là paham, có thể mang ý nghĩa là “có thể tiếp cận được từ mọi xứ”.”
6 Điều này có lẽ đề cập đến “danh và sắc” bao gồm liên kết thứ tư trong lý tương quan, được duyên bởi thức: xem tiêu đề ở trên * Th.156, trong đó cách dịch được sử dụng, là “tâm và thân,” ít theo nghĩa đen hơn.
7 Đọc là Kevaddha trong vài truyền thống văn bản viết tay.
ĐẠI THỪA
HẠNH PHÚC ĐỜI NÀY VÀ ĐỜI SAU
Các Phật tử phái Đại thừa, cũng như Phật tử phái Thượng tọa bộ, coi những hành động thiện nghiệp là dẫn đến hạnh phúc lớn hơn trong cuộc đời này và dẫn đến tái sinh tốt đẹp. Tuy nhiên, sự chú trọng vào tâm từ bi có nghĩa là sự tập trung nhấn mạnh vào các hành động mang lại hạnh phúc và giảm bớt đau khổ cho người khác, các chúng sinh khác. Người đi theo con đường của Bồ-tát (bodhisattva) thậm chí sẵn sàng từ bỏ các kiếp tái sinh trong cảnh giới vị trời tốt đẹp để hành đạo trong thế giới này nhắm làm lợi ích cho người khác và tương tự như vậy thậm chí sẵn sàng tái sinh trong một địa ngục để có thể cứu giúp chúng sinh ở đó.
Cũng có ý kiến cho rằng một số vị Phật (Buddha) trên cõi Tịnh độ, đặc biệt là đức A-di-đà (Amitābha), đã thiết lập cõi “Tịnh độ,” nơi có những điều kiện đầy cảm hứng, tuyệt vời, dẫn đến hạnh phúc an lạc lớn lao và lý tưởng để đạt được sự chứng ngộ, tỉnh thức. Tái sinh trong một cảnh giới như vậy được xem là đòi hỏi phải có tín tâm mạnh mẽ, nhưng cũng cần đến sức mạnh cứu độ của đức Phật hữu duyên. Nhiều Phật tử bình dân ở Đông Á khao khát được tái sinh trong một cảnh giới như vậy.
SỰ ĐỘT PHÁ TINH THẦN RỐT RÁO8
Đối với một Phật tử phái Đại thừa, sự phát sinh tâm giác ngộ (tâm bồ-đề, bodhi-citta), như một nguyện vọng sâu xa để đạt được Phật quả, vì lợi ích của những chúng sinh đau khổ khác, là thời điểm then chốt của sự tu tập, phát triển tâm linh. Sau đó, là “con đường của cái thấy” (kiến đạo), nơi mà cái nhìn sâu sắc trực tiếp vào bản chất trống rỗng nhưng huyền diệu của thực tại (tự tánh), đưa người tu đến bước đầu tiên (địa thứ nhất) trong mười giai đoạn (mười địa, thập địa) của con đường thánh của Bồ-tát (bodhisattva). Vào khoảng giai đoạn bảy (địa thứ bảy) của con đường này, người tu đã đạt đến cấp độ tương tự như cấp độ của A-la-hán (arhant). Vào cuối con đường tu Bồ-tát vô cùng dài, Phật quả viên mãn tự nhiên thành.
8 PDPT: Chứng ngộ tối hậu.
NIẾT-BÀN
M.151 Niết-bàn là thường hằng, nhưng không phải là sự hủy diệt (đoạn kiến) cũng không phải là sự tồn tại vĩnh viễn (thường kiến) của người đạt được nó
Đoạn này nhấn mạnh rằng trong bốn chân lý Thánh, chỉ có chân lý thứ ba, tương đương với niết-bàn, là vĩnh viễn (thường hằng). Nó tiếp tục mô tả cách người thường (phàm phu) hiểu sai giáo pháp Phật giáo và phủ nhận sự tái sinh luân hồi của người chưa giác ngộ, coi niết-bàn là tồn tại vĩnh cửu (thường tồn) và cũng xem dòng sát-na ý thức nhất thời trong cuộc sống như một thực thể thường hằng.
Bạch Thế Tôn, trong bốn chân lý Thánh này, có ba chân lý là vô thường và một chân lý là thường hằng. Vì sao vậy? Đó là bởi vì ba trong số chúng là hữu vi (có điều kiện) và bất cứ điều gì hữu vi là vô thường. Bất cứ điều gì là vô thường đều là lừa dối về bản chất (hư vọng). Bất cứ điều gì lừa dối về bản chất đều không có thật, vô thường và không phải là nơi nương tựa. Do đó, chân lý Thánh -khổ là gì (khổ đế), nguồn gốc của khổ (tập đế) và con đường (đạo đế)không phải là thực tại tối hậu. Chúng vô thường. Chúng không phải là nơi nương tựa.
Chỉ có một trong những chân lý Thánh, sự chấm dứt của những gì đau khổ (khổ diệt đế), là vô vi và do đó, là thường hằng. Bất cứ điều gì là thường hằng, nên không phải là lừa dối về bản chất (không hư vọng). Bất cứ điều gì không lừa dối về bản chất đều thực sự đúng (chân đế) và thường hằng. Nó là một nơi nương tựa. Do đó, chân lý Thánh là sự chấm dứt của những gì đau khổ (diệt đế) là thực tại tối hậu.
Thực tại của sự chấm dứt đó (khổ diệt đế) là không thể nghĩ bàn. Nó vượt ra ngoài tầm với của tâm trí có ý thức của tất cả chúng sinh và nó cũng không nằm trong lãnh vực của sự hiểu biết về bất kỳ vị A-la-hán hay Phật Độc giác (Bích-chi-Phật) nào. Giống như những người mù bẩm sinh không thể nhìn thấy màu sắc, hoặc một đứa trẻ bảy ngày tuổi không thể nhìn thấy được mặt trời, thực tế của sự chấm dứt (khổ diệt đế) không phải là một phần của cảnh giới hiểu biết của hai thừa.9
Ý thức của người bình thường (phàm phu) bị bóp méo bởi hai quan điểm sai lầm (tà kiến). Sự hiểu biết của tất cả các A-la-hán và các Phật Độc giác đã được thanh tịnh. Những người thường (phàm phu) tuân thủ tà kiến cho rằng có một bản thể cái ngã liên quan đến năm phạm trù tồn tại (năm thủ uẩn) và do đó, làm nảy sinh hai quan điểm đối lập, thuyết tiêu diệt (đoạn kiến) và thuyết vĩnh cửu (thường kiến)10. Đây là những quan điểm cực đoan.
Xem hiện tượng là vô thường11, là quan điểm đoạn kiến, không phải là chính kiến. Xem niết-bàn là tồn tại cá nhân thường hằng là quan điểm thường kiến, không phải là chính kiến. Vì vọng tưởng sai lầm, họ phân biệt, họ quán chiếu các giác quan của thân mình và thấy rằng chúng đang hư hoại ngay trong khoảnh khắc này, nhưng họ không thấy sự tương tục của chúng. Bởi vì điều này, họ giữ quan điểm đoạn kiến. Do si mê tà kiến, vì mù quáng, ngu si nên họ không hiểu, không nhận ra cảnh giới tâm thức nhất thời không liên tục trong dòng tương tục của tâm. Bởi vì điều này, mà họ giữ quan điểm thường kiến12.
Những quan điểm sai lầm này đối với những đối tượng đó, hoặc đi quá xa hoặc không đi đủ xa, dẫn người ta đến sự phân biệt sai lầm và hoặc quan điểm thường kiến hoặc quan điểm đoạn kiến. Trong năm phạm trù tồn tại được nắm bắt (năm thủ uẩn), những chúng sinh có tâm trí méo mó xem cái vô thường mà tri giác là thường, cái thiếu bản thể thiết yếu (vô ngã) tri giác là cái ngã thiết yếu, cái đau khổ tri giác là an lạc và cái bất tịnh tri giác là tịnh.
(Kinh Thắng Man, Đại Chánh tập 12, đoạn 353, chs. 10-12, tr. 221c25-222a20; tham chiếu tập 11, đoạn 310, tr. 677a29-b23, do
T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).
9 Của các vị A-la-hán (arahant) và các vị Phật độc giác (Bích-chi-Phật) và những ai hướng đến các quả vị đó.
10 Xem *Th.173.
11 Theo nghĩa là kết thúc và không gây duyên sự khởi sinh của các hiện tượng tương tự.
12 Có nghĩa là họ coi dòng khoảnh khắc (sát-na) tâm như là một tâm thế bất biến và xem điều này như vẫn tồn tại trong niết-bàn.
M.152 Niết-bàn tạm thời và niết-bàn cứu cánh
Đoạn này nêu rằng khi đức Phật dạy về niết-bàn trong đời và niếtbàn vượt ngoài sự chết như những gì các A-la-hán chứng đạt được thì Ngài chỉ đưa ra một giáo pháp tạm thời, với mục đích khuyến khích mọi người. Mục đích thực sự, niết-bàn chân thật, chỉ đạt được là trở thành vị Phật hoàn toàn giác ngộ. Vì vậy, chỉ có “một thừa” sẽ đưa tất cả đến mục tiêu cao nhất, không phải ba thừa dẫn đến việc trở thành vị A-la-hán, vị Phật độc giác, hoặc ở đỉnh cao của con đường Bồ-tát, là Phật quả viên mãn13. Con đường cuối cùng cũng là dành cho tất cả.
Này các Tỳ-kheo, thông qua kỹ năng phương tiện của mình, chư Phật Như Lai (Tathāgata), các A-la-hán thời xa xưa biết rằng cảnh giới của các chúng sinh bị lôi cuốn bởi những gì thấp kém (hạ liệt), chìm trong vũng bùn của ham muốn dục vọng (ái dục). Này các Tỳkheo, đó là lý do Như Lai nói về niết-bàn, để thu hút sự quan tâm của các chúng sinh.
Này các Tỳ-kheo, cứ như thể có một con đường rừng khó khăn dài năm trăm do-tuần và có một nhóm lớn người muốn đi trên con đường này để đến chỗ có một kho báu lớn. Họ có người dẫn đường trí tuệ, đa văn, thông minh, có năng lực và có kỹ năng khéo léo vượt qua những khó khăn khi đi xuyên rừng. Vị nầy dẫn cả nhóm đông đồng hành vào rừng, nhưng mọi người dần trở nên mệt mỏi và kiệt sức, run rẩy vì sợ hãi và nói với vị ấy rằng: “Hỡi vị đạo sư dẫn đường cao quý, vị lãnh đạo, chúng tôi đã mệt mỏi và kiệt sức, run rẩy vì sợ hãi lo không thể quay về được. Chúng tôi muốn quay trở về lại. Đường rừng gian nan này dài quá!”
Sau đó, này các Tỳ-kheo, vị hướng đạo đó biết loại kỹ năng phương tiện có thể áp dụng cho những người đang muốn quay về, vị ấy nghĩ rằng, “Không thể để cho những kẻ đáng thương này đánh mất kho báu lớn vì điều này. “Với sự đồng cảm, vị ấy sử dụng kỹ năng phương tiện và với sức mạnh thần thông của mình hóa hiện
13 Mặc dù một số văn bản Đại thừa chấp nhận ý tưởng về “ba thừa,” với các mục tiêu khác nhau, mà một số người bị thu hút và thực sự chứng đạt được.
ra một thành trì14 cách đó một trăm, hai trăm hoặc ba trăm do-tuần ở giữa khu rừng. Sau đó, ông ta nói với mọi người, “Chớ sợ. Chớ quay lại. Đây là một đất nước tuyệt vời. Các ngươi có thể nghỉ ngơi tại đây. Các ngươi có thể làm bất cứ điều gì mình cần làm ở đây. Các ngươi có thể chứng đắc hay đạt được niết-bàn ở đây. Hãy đi dạo ở đây, và nghỉ ngơi. Khi các ngươi đã làm xong những gì các ngươi cần làm thì các ngươi có thể đi tiếp đến chỗ có kho báu lớn.”
Rồi, này các Tỳ-kheo, những người đó, có cảm tưởng kinh ngạc, kỳ diệu, rằng họ đã đi được con đường rừng khó khăn và nói, “Chúng tôi thoát khỏi con đường rừng khó đi rồi và chúng tôi sẽ an trú ở đây, trong niết-bàn”. Sau đó, này các Tỳ-kheo, những người đó vào thành trì đã được hóa hiện bởi thần thông và biết rằng họ đã đến đó. Họ biết rằng họ đã được cứu. Sau đó, vị hướng đạo nghĩ rằng, “Họ đã bỏ ý định quay về” và khi ông ta thấy rằng họ đã nghỉ ngơi đủ, ông ta khiến cho thành trì mà ông ta đã hóa hiện bằng thần thông của mình biến mất. Khi đã làm cho nó biến mất, ông ta nói với mọi người, “Hãy đến đây, những thiện nam tử. Kho báu lớn ở gần đây. Ta chỉ hóa hiện ra thành trì này để các ngươi có thể nghỉ ngơi thôi.”
Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, Như Lai (Tathāgata), A-la-hán (arhant), Phật giác ngộ tuyệt đối là đạo sư dẫn đường của các ngươi và là người dẫn đường cho tất cả mọi chúng sinh. Này các Tỳ-kheo, Như Lai, A-la-hán, Phật giác ngộ tuyệt đối thấy rõ mọi việc. Có một con đường rừng vĩ đại và khó khăn với những phiền não cần phải đi qua, vượt qua và chinh phục. Nếu họ nghe nói chỉ có một con đường duy nhất của vị Phật, họ sẽ không tiếp nhận nó một cách nghiêm trọng, họ sẽ không đạt được niết-bàn cứu cánh cuối cùng và giải thoát. Thuần phục con đường này của vị Phật có rất nhiều gian khổ. Do đó, Như Lai, khi nhìn thấy sự yếu kém của chúng sinh, giống như người dẫn đường kia, dùng thần thông hóa hiện một thành trì để cho chúng sinh nghỉ ngơi tại đó. Sau đó, khi họ đã nghỉ ngơi xong, Ngài nói với họ, “Thành trì này chỉ là một hóa hiện mà thôi.” Này các Tỳ-kheo, theo cách này, Như Lai, A-la-hán, Phật Chánh
14 Xem tham khảo *L.19.
đẳng giác, thông qua kỹ năng phương tiện tuyệt vời của mình, đã giảng dạy và thị hiện hai giai đoạn niết-bàn trên đường đi cho chúng sinh, để họ có thể nghỉ ngơi. Đây là giai đoạn của Thanh Văn và giai đoạn của Phật Độc giác (Bích-chi-Phật). Khi chúng sinh đạt được những giai đoạn này, này các Tỳ-kheo, khi đó Như Lai tuyên bố, “Này các tỷ-kheo, các ngươi vẫn chưa hoàn thành viên mãn mục đích của mình. Các ngươi vẫn chưa làm được những gì cần phải làm, nhưng các người đã đến gần lắm rồi, này các Tỳ-kheo. Này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy quán sát trí tuệ của Như Lai. Các ngươi nên suy tư kỹ lưỡng. Thực tế, niết-bàn của ngươi không phải là niết-bàn chân thật. Này các Tỳ-kheo, Như Lai, A-la-hán, Phật giác ngộ tuyệt đối đã tuyên bố có ba thừa được dùng như là kỹ năng phương tiện thiện xảo mà thôi….
- Vì vậy, ta nói với các ngươi ngay bây giờ, này các Tỳ-kheo, hãy khơi dậy sức sống và nghị lực lớn lao (hãy phát đại tinh tấn). Các ngươi phải đạt được kiến thức về toàn tri. Các ngươi vẫn chưa chứng đạt đến niết-bàn.
- Khi các ngươi đạt được tri kiến về toàn giác, mười sức mạnh và phẩm chất của các đấng Chiến thắng, khi các ngươi mang ba mươi hai đặc điểm tướng tốt của vị Phật, khi ấy các ngươi sẽ đạt đến niết-bàn.
- Các vị đạo sư dạy theo cách này và tuyên thuyết về niết-bàn để chúng sinh có thể nghỉ ngơi. Khi biết rằng họ đã nghỉ ngơi đầy đủ, các Ngài sẽ dẫn tất cả họ đến niết-bàn và đến thẳng tri thức về toàn giác (Phật trí).
(Kinh diệu pháp liên hoa, chương 7, do D.S. dịch tiếng Phạn).
M.153 Trí tuệ hoàn thiện (bát-nhã ba-la-mật) quán thấy tất cả như một giấc mộng, kể cả niết-bàn cũng như mộng
Đoạn này nhấn mạnh bản chất khó nắm bắt của chân lý như được truyền đạt trong Kinh điển Toàn thiện của Trí tuệ Bát-nhã ba-la-mậtđa): nó vượt ngoài ngôn từ, mặc dù nó chỉ ra bản chất giống như mộng của mọi thứ.
Một số vị thiên tử15 trong hội chúng tự nghĩ rằng: “Chúng ta hiểu những câu chuyện phiếm của dạ xoa (yakṣa)16, những gì dạ xoa nói, tiếng kêu khóc của dạ xoa, lời nói của dạ xoa, thảo luận của dạ xoa, lời nói của dạ xoa. Tuy nhiên, chúng ta lại không hiểu những gì Trưởng lão Subhūti (Tu-bồ-đề, dịch nghĩa là Thiện Hiện) nói, tuyên thuyết, chỉ giáo, diễn giải.”
Tôn giả Subhūti, với sự hiểu biết giác ngộ của mình, đã nhận thức được những suy nghĩ trong tâm trí của những vị thiên tử đó và nói với họ rằng “Không có gì để hiểu, không có gì để hiểu, các thiên tử. Không có bất cứ điều gì được chỉ ra, hoặc bất cứ điều gì để được nghe.”
Các thiên tử bèn nghĩ rằng, “Xin thánh giả Subhūti giải thích điều này! Mong Thánh giả Subhūti giải thích điều này! Những gì mà Thánh giả Subhūti đang đi vào đây còn xa hơn rất nhiều, vi tế hơn cả vi tế. Những gì mà Thánh giả Subhūti đang đi vào, những gì Ngài đang dạy, những gì Ngài đang nói, đều sâu sắc hơn cả sâu sắc.”
Sau đó, tôn giả Subhūti, với sự hiểu biết minh triết của mình, một lần nữa nhận thức được những suy nghĩ trong tâm trí của những vị thiên tử đó và bảo với họ rằng, “Các thiên tử, không ai có thể chứng đạt được quả Dự lưu (nhập lưu, tức là nhập vào dòng thánh nhân, Tu-đà-hoàn)17, trụ quả dự lưu, nếu họ không kiên nhẫn chấp nhận sự khó nắm bắt này của Pháp. Không ai có thể chứng đạt được quả Nhất lai (chỉ trở lại một lần, Tư-đà-hàm), trụ quả Nhất lai, chứng đạt được quả Bất lai (không quay trở lại, A-na-hàm), trụ quả Bất lai, đạt được quả vị A-la-hán, trụ quả A-la-hán, chứng đạt được quả vị Phật độc giác, hoặc trụ quả vị Phật độc giác, nếu họ không kiên nhẫn chấp nhận sự khó nắm bắt này của Pháp. Không ai có thể chứng đạt được quả vị Phật toàn giác viên mãn, hoặc trụ quả vị Phật toàn giác viên mãn, nếu họ không kiên nhẫn chấp nhận sự khó nắm bắt này của giáo pháp.”
Các thiên tử sau đó, nghĩ rằng, “Những người lắng nghe Thánh
15 Nghĩa đen là “ con trai của các vị trời.”
16 Loài chúng sinh tinh linh tinh quái và đôi khi ác độc.
17 Xem *Th.199-202.
giả Subhūti giảng dạy Pháp, sẽ giống như thế nào?”
Sau đó, tôn giả Subhūti (với sự hiểu biết giác ngộ của mình, một lần nữa nhận thức được ý nghĩ trong tâm trí của những vị thiên tử đó và nói với họ rằng, “Những người nghe tôi thuyết pháp đều giống như các huyễn cảnh (ảo ảnh) (huyễn cảnh (ảo ảnh), giống như trò nhà ảo thuật của pháp sư.” Tại sao vậy? Đó là bởi vì họ sẽ không nghe bất cứ điều gì, cũng không nhận ra bất cứ điều gì.”
Các thiên tử sau đó, nói với Tôn giả Subhūti rằng, “Có phải những chúng sinh giống như các huyễn cảnh (ảo ảnh) không chỉ là các huyễn cảnh (ảo ảnh)?”
Sau đó, tôn giả Subhūti nói với Các thiên tử: “Chúng sinh giống như các huyễn cảnh (ảo ảnh), này vị trời. Chúng sinh như mộng, này vị trời. Huyễn cảnh và chúng sinh không phải là hai thứ khác nhau, cũng không phải là hai thứ riêng biệt. Các giấc mộng và chúng sinh không phải là hai thứ khác nhau, cũng không phải là hai thứ riêng biệt. Tất cả mọi hiện tượng, này vị trời, giống như huyễn cảnh (ảo ảnh), như giấc mộng. Người chứng quả Dự lưu giống như huyễn cảnh (ảo ảnh), như giấc mộng. Kết quả của việc tu tập chứng quả Dự lưu giống như huyễn cảnh (ảo ảnh), như giấc mộng. Cũng vậy, người chứng quả Nhất lai, kết quả của tu tập chứng quả Nhất lai, người chứng quả Bất lai, kết quả của sự tu tập chứng quả Bất lai, vị A-la-hán và quả vị A-la-hán, giống như các huyễn cảnh (ảo ảnh), như các giấc mộng. Quả vị Phật Độc giác giống như một huyễn cảnh (ảo ảnh), như một giấc mộng. Phật Độc giác giống như một huyễn cảnh (ảo ảnh), như một giấc mộng. Vị Phật toàn giác viên mãn giống như một huyễn cảnh (ảo ảnh), như một giấc mộng. Quả vị Phật toàn giác viên mãn giống như một huyễn cảnh (ảo ảnh), như một giấc mộng.”
Sau đó, các thiên tử nói với Tôn giả Subhūti, “Thưa Thánh giả Subhūti, ngài có nói rằng ngay cả vị Phật toàn giác viên mãn cũng giống như một huyễn cảnh (ảo ảnh), như một giấc mộng? Ngài có nói rằng quả vị Phật toàn giác viên mãn giống như một huyễn cảnh (ảo ảnh), như một giấc mộng?”
Subhūti nói, “Tôi nói rằng ngay cả niết-bàn, này vị trời, cũng giống như huyễn cảnh (ảo ảnh), như giấc mộng, Vì vậy, các hiện tượng khác chắc chắn là như vậy.”
Các thiên tử nói, “Thưa Thánh giả Subhūti, ngài có nói rằng ngay cả niết-bàn cũng giống như một huyễn cảnh (ảo ảnh), như một giấc mộng?”
Tôn giả Subhūti nói, “Này vị trời, nếu có bất kỳ hiện tượng nào còn tuyệt vời hơn niết-bàn, tôi sẽ nói rằng ngay cả điều đó cũng giống như một huyễn cảnh (ảo ảnh), như một giấc mộng. Ảo tưởng và niết-bàn không phải là hai thứ khác nhau, cũng không phải là hai thứ riêng biệt. Giấc mộng và niết-bàn không phải là hai điều khác nhau, chúng không phải là hai điều riêng biệt.”
Sau đó, tôn giả Śāriputra (Xá-lợi-phất, Xá-lợi-tử), tôn giả Pūrṇa, con trai của Maitrāyaṇī (Mãn-tử tử), tôn giả Mahākoṣṭhila (Ma-ha Câu-thi-la, Chấp Đại Tàng), tôn giả Mahākātyāyana (Ma-ha Ca-chiên-diên), tôn giả Mahā-kāśapa (Ma-ha Ca-diếp, Ẩm Quang) và các đại đệ tử khác, cùng với hàng ngàn Bồtát, đã ngỏ lời với Trưởng lão Tôn giả Subhūti, nói rằng, “Thưa Tôn giả Subhūti, ai sẽ có thể thâm nhập vào được trí tuệ toàn thiện (bátnhã ba-la-mật) mà ngài đã giải thích?
Sau đó, tôn giả Ānanda (Ānanda, gọi tắt Ānanda, dịch nghĩa là Khánh Hỷ, Hoan Hỷ) nói với những vị trưởng lão đó, “Thưa Các tôn giả, các Bồ-tát (Boddhisattva) không thối chuyển, các bậc vĩ nhân, các cá nhân có thị kiến hoàn hảo (cụ túc chính kiến), hoặc các A-la-hán đã kết thúc các khuynh hướng tham đắm của họ (lậu tận), là những người sẽ có thể thâm nhập vào được trí tuệ toàn thiện (Prajñāpāramitā, bát-nhã ba-la-mật) đã được giải thích.”
Sau đó, Trưởng lão Tôn giả Subhūti nói với những trưởng lão đó rằng, “Thưa các tôn giả, không ai có thể thâm nhập được vào trí tuệ toàn thiện (Prajñāpāramitā, bát-nhã ba-la-mật) đã được giải thích này. Tại sao vậy? Đó là bởi vì không có hiện tượng nào được chỉ ra, không có hiện tượng nào để được soi sáng, không có hiện tượng nào để nhận biết. Vì không có hiện tượng nào được chỉ ra, không có hiện tượng nào được soi sáng, không có hiện tượng nào được phân biệt ở đây, thì không ai có thể thâm nhập vào được trí tuệ toàn thiện (Prajñāpāramitā, bát-nhã ba-la-mật) đã được giải thích này.
(Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, chương 2, bản do D.S. dịch tiếng Anh).
M.154. Phật và Bồ-tát không trụ trong niết-bàn cũng không ở trong luân hồi
Người thấy tất cả các sự vật
Giống như niết-bàn về bản chất thiết yếu của chúng
Thấy Như Lai
Là người rốt ráo không ngự ở nơi nào...
Người chèo đò vĩ đại không ở lại bờ này, bờ kia, cũng không ở giữa sông, mà liên tục di chuyển giữa dòng để có thể đưa những người đang ở bờ này sang bờ kia. Cũng vậy, Bồ-tát (boddhisattva), vị vĩ nhân, không ở trong vòng luân hồi, cũng không ở trong niết-bàn, cũng không trụ ở giữa, để có thể đưa chúng sinh đang ở bờ này qua bờ kia, nơi không có nguy hiểm và không có lo lắng phiền não.
(Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Đại Chánh tập10, đoạn 279, tr. 102a05-06 và 107c, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).
M.155 Phật quả là dành cho những người đấu tranh trong những phiền não
Đoạn này cho thấy Phật quả toàn giác được chứng đạt được bởi những người luôn gần gũi với chúng sinh và những phiền não của chúng sinh và từ bi giúp họ tiến về phía trước.
Mañjuśrī (Văn-thù-sư-lợi) nói rằng, “Này thiện gia nam tử, người sống với tầm nhìn kiên định về vô vi, sẽ không thể phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Người nào trú ngụ trong căn nhà hữu vi phiền não trong chân lý không có quan điểm sẽ có thể phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Này thiện gia nam tử, ví như thế này. Các loại hoa sen xanh, hoa sen đỏ, hoa súng, hoa sen trắng thơm ngọt không mọc trên nền đất khô cằn. Chúng mọc trên những bãi sông đầy bùn.18 Tương tự như vậy, này thiện gia nam tử, những đức tính của vị Phật không phát triển ở những người có tầm nhìn kiên định về vô vi. Những đức tính của Phật phát triển trong những chúng sinh đang ở trong bùn lầy phiền não. Tương tự như vậy, hạt giống không mọc trong hư không, chúng chỉ mọc trong đất. Tương tự như vậy, những phẩm chất của vị Phật không phát triển ở những người có tầm nhìn kiên định về vô vi. Khi người đã trau dồi một quan điểm lớn như núi Meru (núi Tu-di) rằng một bản ngã thiết yếu thực sự tồn tại, người ta sẽ có thể nuôi dưỡng một tâm giác ngộ (tâm bồ-đề).19 Đây là điều sẽ khiến những phẩm chất của vị Phật sinh trưởng.
Này thiện gia nam tử, ông nên hiểu điều đó dựa theo lời dạy này. Phiền não là chủng tính của Như Lai (Tathāgata). Tương tự như vậy, này thiện gia nam tử, người không dấn thân lặn sâu xuống đại dương thì sẽ không thể tìm lấy được những viên ngọc trai vô giá. Cũng vậy, người ta sẽ không thể phát triển viên ngọc trai vốn là tâm trí toàn tri nếu người ta không dấn thân vào ngôi nhà của những phiền não.”
(Duy-ma-cật sở thuyết kinh, chương 7, phần 3, do D.S. dịch tiếng Anh).
PHẬT QUẢ
M.156. Phật quả là một thành tựu do chứng đắc hay là đã có sẵn?
Đoạn này được đề cập đến đức Maitreya (Di-lặc), theo truyền thống được xem là Bồ-tát (boddhisattva) sẽ là vị Phật toàn giác tiếp theo sẽ xuất hiện trên Trái đất này, người sẽ đến sau khi giáo pháp của đức Phật lịch sử (tức là Phật Thích-ca) biến mất. Đoạn này nêu lên rằng tất cả chúng sinh đều sẵn có bản tính giác ngộ (tỉnh thức), nếu họ đã có mà sẵn thì điều cần biết là: họ cần làm gì để chứng đắc được điều này.
18 Tham khảo cuối phần *Th.5.
19 Tức là chính những kẻ si mê mới thực sự tìm kiếm sự giác ngộ, thức tỉnh.
Này Maitreya (Di-lặc), Phật có thọ ký cho ông sẽ đạt được sự giác ngộ (tỉnh thức) nhờ sự sinh ra của thực tại hay thông qua sự chấm dứt của thực tại? Thực tại không sinh khởi, hay chấm dứt, cũng như sẽ không chấm dứt. Thực tại của tất cả chúng sinh là thực tại của mọi hiện tượng và đó cũng là thực tại của Maitreya (Di-lặc). Do đó, nếu Phật dự đoán rằng ông sẽ đạt được giác ngộ thì Phật đã tiên đoán rằng tất cả chúng sinh sẽ đạt được giác ngộ. Tại sao vậy? Đó là bởi vì thực tế không bao gồm tính nhị nguyên hay tính đa nguyên.
Do đó, khi Di-lặc đạt được giác ngộ, tất cả chúng sinh cũng sẽ đạt được giác ngộ theo cùng một cách, cùng một lúc. Tại sao vậy? Giác ngộ là sự thức tỉnh của tất cả chúng sinh. Khi Maitreya (Di-lặc) đạt được niết-bàn cứu cánh, tất cả chúng sinh sẽ đạt được niết-bàn cứu cánh. Tại sao vậy? Đó là bởi vì các bậc Như Lai (Tathāgata) cũng không nhập niết-bàn cứu cánh cho đến khi tất cả chúng sinh đều đạt được niết-bàn cứu cánh. Các các bậc Như Lai (Tathāgata) xem những chúng sinh đó như đã đạt được niết-bàn cứu cánh và có sẵn tự tính niết-bàn là bản chất thiết yếu của chúng sinh. Vì vậy, Maitreya (Di-lặc), chớ không dụ hoặc các Thiên. Không đưa ra những khẳng định ngụy tạo.
Không ai an trụ trong sự giác ngộ (bồ-đề, tỉnh thức), hoặc thối lui khỏi sự giác ngộ. Maitreya (Di-lặc), ông nên khiến vị trời xả bỏ các quan điểm (kiến chấp) và giả định của họ về sự giác ngộ. Giác ngộ không đạt được bằng thân, cũng không phải bằng tâm. Giác ngộ là sự chấm dứt của tất cả các đặc Tính(các tướng). Giác ngộ không dựa trên bất cứ điều gì. Giác ngộ không có bất kỳ hoạt động tinh thần nào. Giác ngộ là cắt đứt mọi ý kiến. Giác ngộ là sự vắng mặt của tất cả các giả định. Giác ngộ là không có mọi chuyển động, suy nghĩ và khoảng trống. Giác ngộ không phụ thuộc vào bất kỳ sự khao khát nào. Giác ngộ là lối vào tự do khỏi các chấp trước, bởi vì nó không còn nắm giữ bất cứ thứ gì. Giác ngộ là ổn định, bởi vì nó được đặt nền tảng cho sự mở rộng của các hiện tượng. Giác ngộ phù hợp với thực tế. Giác ngộ là sự đạt được mục đích cuối cùng.
(Duy-ma-cật sở thuyết kinh, chương 3, phần 51-52, do D.S. dịch tiếng Anh).
M.157 Phật quả là sự đạt đến toàn giác các phẩm chất của Bồ-tát (bodhisattva)
Tuy nhiên, đoạn này, cũng trích từ kinh văn như trên, coi Phật quả là sự thể hiện đầy đủ các phẩm chất của Bồ-tát (boddhisattva).
Nơi thức tỉnh (trụ xứ giác ngộ) có nghĩa là gì?... Này thiện gia nam tử, nó là trụ xứ của những ý chí hướng thượng, bởi vì nó không phải là giả tạo. Nó là trụ xứ tu tập, bởi vì nó là sự giải phóng năng lượng. Nó là trụ xứ của sự quyết tâm, bởi vì nó đã đạt được sự phân biệt. Nó là trụ xứ của tâm thức, bởi vì nó không bị mất.
Nó là trụ xứ của sự bố thí, bởi vì nó không hy vọng bất kỳ lợi ích nào từ hành động của mình. Nó là trụ xứ của giới đức, bởi vì nó giữ mọi thệ nguyện. Nó là trụ xứ kiên trì, bởi vì nó không có ý nghĩ thù địch đối với chúng sinh. Nó là trụ xứ của khí phách nghị lực, bởi vì nó không quay đầu lại. Đó là trụ xứ của thiền định, bởi vì tâm của nó là tinh tấn. Nó là trụ xứ của trí tuệ, bởi vì nó nhìn thấy những gì có trước nó.
Đó là trụ xứ của tâm từ, bởi vì nó có tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Nó là trú xứ của tâm bi, bởi vì nó có thể chịu đựng được sự khó chịu. Nó là trụ xứ của tâm hỷ lạc thấu cảm, bởi vì nó hoan hỷ trong giáo pháp. Nó là trụ xứ của sự bình đẳng, bởi vì nó đã từ bỏ chấp trước và chán ghét.
Nó là trụ xứ của tri thức cao hơn, bởi vì nó sở hữu sáu loại tri thức cao hơn. Nó là trú xứ của sự giải thoát, bởi vì nó không có các cấu tạo tinh thần. Nó là trụ xứ của các kỹ năng trong phương tiện, bởi vì nó đưa tất cả chúng sinh đến sự trưởng thành. Nó là trụ xứ của các phương tiện hòa hợp với nhau một cách hài hòa, 20 bởi vì nó thu hút tất cả chúng sinh. Đó là trụ sở của việc học, bởi vì nó là bản chất của hạnh vi tốt. Nó là trụ xứ của sự hiểu biết thiền định sâu sắc, bởi vì nó xem xét mọi thứ một cách thấu đáo. Nó là trụ xứ của các
20 Bố thí, lời nói hòa ái (ái ngữ), hành vi giúp ích (lợi hành) và cùng nhau làm việc bình đẳng (đồng sự) hướng tới một mục tiêu chung.
thực hành giúp người ta đạt được giác ngộ tỉnh thức21, bởi vì nó đã từ bỏ hữu vi (có điều kiện) và vô vi (không có điều kiện). Nó là trụ xứ của sự thật, bởi vì nó không đưa ra những khẳng định sai lầm cho bất kỳ ai trên thế giới. Nó là trụ xứ của lý tương quan, bởi vì nó đã phá hủy mọi thứ từ vô minh đến già và chết22. Nó là trụ xứ an định của mọi phiền não, bởi vì nó thức tỉnh mọi thứ theo cách của chúng.
Nó là trụ xứ của tất cả chúng sinh, bởi vì tất cả chúng sinh đều thiếu bản chất thiết yếu (tự tánh). Nó là trụ xứ của mọi hiện tượng, bởi vì nó đã giác ngộ với tính không. Nó là trụ xứ đánh bại tất cả ma vương (Māra), bởi vì nó không thể lay chuyển. Nó là trụ xứ của ba thế giới,23 bởi vì nó đã kết thúc sự hướng đến. Đó là trụ xứ của sự mạnh mẽ tiếng sư tử hống vì nó không rụt rè hay sợ hãi. Nó là trụ xứ của quyền năng, sự tự tin và những đức tính đặc biệt của tất cả các Phật, bởi vì nó không thể chê vào đâu được. Nó là trụ xứ của ba loại tri thức24, bởi vì không còn dấu vết của phiền não. Nó là trụ xứ của sự hiểu biết trọn vẹn, nhất tâm về mọi hiện tượng, bởi vì nó đã đạt được tri thức toàn trí.
(Duy-ma-cật sở thuyết kinh, chương 3, phần 54-59, do D.S. dịch tiếng Anh).
M.158 Phật Amitābha (A-di-đà)
Đoạn này kể về xứ sở diệu kỳ của đức Phật Amitābha (A-di-đà, Vô Lượng Quang) / đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitāyus), có thể tái sinh ở cõi Phật thanh tịnh bằng đức tin chân chính (chánh Niềm tin). Đoạn này cũng đề cập đến nhiều vị Phật khác trong vũ trụ bao la.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói với Tôn giả Śāriputra (Xá-lợi-phất) rằng: “Này Śāriputra (Xá-lợi-phất) ở phương Tây, có một Cõi Phật tên là Sukhavati, “Cõi cực lạc,” cách đây quá mười muôn ức Cõi Phật. Vào thời điểm hiện tại, một Như Lai (Tathāgata), vị A-la-hán (arhant), vị Phật Chánh đẳng Chánh giác hiệu là Vô Lượng Thọ (Amitāyus) hiện đang ở đó, giảng dạy giáo pháp...
21 Xem chú thích *M.10.
22 Đó là, mười hai yếu tố nhân duyên, xem phần giới thiệu ở trước *Th.156.
23 Đó là, toàn bộ sự tồn tại có điều kiện: xem “ba cõi” trong chú giải bảng Thuật ngữ.
24 Sự hiểu biết rằng mọi thứ đều vô thường, khổ đau và vô ngã).
Lại nữa, Śāriputra (Xá-lợi-phất) trong cõi Phật đó, có những nhạc cụ trời thường trỗi. Mặt đất là một màu vàng ròng, ở đó, trong cõi Phật đó, những cơn mưa hoa trời Mạn-đà-la (mandarava) đổ xuống ba lần mỗi đêm và ba lần mỗi ngày. Trong thời gian chỉ cần ăn một bữa ăn, chúng sinh được sinh ra ở đó, sẽ đi đến các thế giới khác và tôn kính muôn ức đức Phật... Lại nữa, Śāriputra trong cõi Phật đó... những đàn chim hót những bài ca của giáo pháp thảy đều do thần lực của Vô Lượng Thọ Như Lai. Cõi Phật đó, Śāriputra được trang hoàng bằng tất cả những thứ kỳ diệu khác nhau mà người ta tìm thấy trong một Cõi Phật. Lại nữa, Śāriputra trong cõi Phật đó, khi gió lay động những hàng cây cọ và những chiếc chuông nhỏ tô điểm, chúng phát ra âm thanh vui tai làm dịu tâm trí... Khi những chúng sinh ở đó, nghe thấy những âm thanh đó, họ sinh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng...
Śāriputra, ông nghĩ sao Như Lai đó được gọi là “Amitāyus” hay “Vô Lượng Thọ”? Này Śāriputra, tuổi thọ của Như Lai đó và của những người cư ngụ trong cõi Phật của Ngài là vô lượng (không giới hạn).
Đây là lý do tại sao Như Lai đó được gọi là “Amitāyus” hay “Vô Lượng Thọ.” Như Lai đó đã đạt được Chánh đẳng Chánh giác tính đến nay đã được mười kiếp.
Śāriputra, ông nghĩ sao Như Lai đó được gọi là “Amitābha” (A-di-đà), “Vô Lượng Quang”? Này, Śāriputra, ánh sáng phát ra từ Như Lai ấy chiếu rọi không bị chướng ngại trong tất cả các cõi Phật. Đây là lý do tại sao Như Lai đó được gọi là “Amitābha” (A-di-đà) “Vô Lượng Quang.” Như Lai đó có một Tăng đoàn đệ tử đông đảo vô lượng, là những vị A-la-hán thanh tịnh, số lượng rất đông chẳng phải tính đếm có thể biết được. Này Śāriputra (Xá-lợi-phất), cõi Phật đó, được trang hoàng bằng tất cả những thứ kỳ diệu khác nhau mà người ta tìm thấy trong một cõi Phật.
Lại nữa, này Śāriputra, sự tiến bộ của những chúng sinh được sinh ra trong cõi Phật của Như Lai Vô Lượng Thọ (Tathāgata Amitāyus) trở thành như những Bồ-tát thanh tịnh bất thối chuyển và họ sẽ chỉ trải qua một lần tái sinh nữa.25 Này Śāriputra, số lượng của những Bồ-tát này rất đông, chẳng phải tính đếm có thể biết được. Chỉ có thể nói rằng đó là vô lượng vô biên vô số. Này Śāriputra, các chúng sinh, nên nuôi phát nguyện chân thành cầu sinh về cõi Phật đó. Tại sao họ nên làm vậy? Họ nên làm vậy vì trong cõi Phật đó, họ sẽ được ở cùng với những người tốt (bậc Thượng thiên nhân) như những Bồ-tát này.
Này Śāriputra, những chúng sinh chỉ có một vài căn lành (thiện căn phước đức) sẽ không được sinh ra trong cõi Phật của Như Lai Vô Lượng Thọ (Tathāgata Amitāyus). Nếu một thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe danh hiệu của đức Thế Tôn, Đức Như Lai Vô Lượng Thọ (Tathāgata Amitāyus) và nếu tâm trí của họ chấp trì danh hiệu của đức Phật đó -trong một đêm, hai đêm, ba đêm, bốn đêm, năm đêm, sáu đêm, hoặc bảy ban đêm -nếu nhất tâm không tạp loạn thì khi họ lâm chung, Vô Lượng Thọ Như Lai (Tathāgata Amitāyus), được bao quanh bởi Tăng đoàn đệ tử của Ngài và cùng với hội chúng Bồ-tát của Ngài sẽ xuất hiện trước mặt họ và họ sẽ lâm chung với tâm không điên đảo. Khi lâm chung, họ sẽ được vãng sinh về cõi Phật của Như Lai Vô Lượng Thọ (Tathāgata Amitāyus), trong thế giới cực lạc Sukhavati. Vì vậy, Śāriputra, vì những mục đích lợi ích này, mà Ta nói rằng thiện nam tử, thiện nữ nhân nên nhất tâm nuôi phát nguyện chân thành cầu sinh về cõi Phật đó trong tâm trí họ.
Śāriputra, về phía phương đông... phương nam,... phương tây,... phương bắc,... phương dưới (nadir),... phương trên (zenith), có rất nhiều Phật, rất nhiều Thế Tôn ở đó, nhiều như những hạt cát ở sông Hằng ca ngợi các cõi Phật của họ, cũng giống như Ta ca ngợi cõi cực lạc Sukhavati vậy...
Śāriputra, ý ông nghĩ sao, vì sao rằng bài giảng về Pháp này được gọi là “Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm” (Được hết thảy chư Phật hộ trì, được hết thảy chư Phật nghĩ tới”)? Này Śāriputra, các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này và ghi nhớ thọ trì danh hiệu
25 PDPT: nhất sanh bổ xứ.
của chư Phật đó, những đức Thế Tôn đó, những người đó tất cả sẽ được chư Phật hộ trì và sự tiến bộ của họ hướng đến sự giác ngộ vô thượng, toàn thiện sẽ là bất thối chuyển. Vì vậy, Śāriputra, ông nên có lòng tin nơi Ta và vào những vị Phật, những đức Thế Tôn này.
(Sukhāvatīvyūha (Samksipta-matrka), (cũng được biết đến như là Tiểu vô lượng thọ kinh, Sukhāvatīvyūha Sūtra), bản do D.S. dịch tiếng Anh).
TỊNH ĐỘ
Đoạn *M.158 mô tả những đặc điểm của niềm tin kỳ diệu của cõi Tịnh độ của đức Phật Amitābha (A-di-đà) và đoạn *M.114 mô tả sự quán tưởng về đức Phật Amitābha (A-di-đà).
M.159 Những đặc điểm niềm tin của cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà
Đoạn này đưa ra một số trong số bốn mươi sáu26 lời nguyện của Dharmākara (Pháp-tạng), Bồ-tát (bodhisattva) được xem là đã trở thành Phật Amitābha (A-di-đà), những lời nguyện này mô tả chi tiết những lợi ích mà Ngài sẽ đảm bảo tồn tại trong cõi Tịnh độ của mình: Ngài phát nguyện rằng chỉ khi nào những lời phát nguyện này thành tựu thì Ngài mới thành Phật.
- Bạch đức Thế Tôn,27 con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu có bất kỳ cảnh địa ngục, súc sinh, cõi ngạ quỷ, a-tu-la (Asura, loài Phi thiên) nào sinh trong cõi Phật của con.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu có chúng sinh nào sinh ra trong cõi Phật của con mà sau khi chết đi lại bị tái sinh rơi vào trong cảnh địa ngục, súc sinh, cõi ngạ quỷ, a-tu-la (Asura, loài Phi thiên).
5. Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu hết thảy mọi chúng sinh được sinh ra
26 Bốn mươi bảy hoặc bốn mươi tám trong các phiên bản kinh văn khác.
27 Xưng với vị Phật trong quá khứ, người mà Dharmākara (Pháp Tạng) đã phát nguyện trước đây.
trong cõi Phật của con chưa đạt công năng thần thông, 28 để chỉ có thể một phần giây (một sát-na) có thể vượt qua trăm ngàn ức triệu cõi Phật.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu hết thảy mọi chúng sinh được sinh ra trong cõi Phật của con không thể nhớ được các kiếp sống trước đây của họ, vô số hàng trăm ngàn ức triệu kiếp quá khứ (túc mạng thông).
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu chúng sinh được sinh ra trong cõi Phật của con hết thảy không có được mắt thần (thiên nhãn thông), để họ có thể nhìn thấy vô số hàng trăm ngàn ức triệu hệ thống thế giới.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu chúng sinh được sinh ra trong cõi Phật của con hết thảy không có được tai thần (thiên nhĩ thông), để họ có thể đồng thời cùng lúc nghe được Chính Pháp trong vô số hàng trăm ngàn ức triệu cõi Phật
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu chúng sinh được sinh ra trong cõi Phật của con hết thảy không có được khả năng biết được suy nghĩ của người khác (tha tâm thông), để họ có thể biết được hoạt động tinh thần của các chúng sinh đang cư ngụ trong vô số hàng trăm ngàn ức triệu cõi Phật.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu bất kỳ chúng sinh nào được sinh ra trong cõi Phật của con mà còn khởi tâm niệm sở hữu, ngay cả với thân thể của chính họ.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nếu bất kỳ chúng sinh nào được sinh ra trong cõi Phật của con mà không được vững chắc trong sự viên mãn cho đến khi họ đạt được niết-bàn vĩ đại, cứu cánh….
28 Như trong *Th.141: những công năng thần thông và kiến thức minh triết dựa trên thiền định thường đạt được khi sắp đạt giác ngộ.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu khi con chứng đắc giác ngộ, mà thọ mạng của con có hạn lượng, ngay cả khi là có hạn lượng đến hàng trăm ngàn ức triệu kiếp.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mà nếu khi con chứng đắc giác ngộ, vẫn có bất kỳ chúng sinh nào trong cõi Phật đó còn nghe thấy cụm từ “bất thiện.”…
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mà nếu khi con chứng đắc giác ngộ, vào lúc lâm chung của bất kỳ chúng sinh nào ở các thế giới khác - những người đã phát tâm cầu vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, người đã nghe đến tên con, chí tâm trì niệm danh hiệu con, mà con không hiện ra trước mặt họ cùng với các chư Thánh tăng bao quanh để tiếp dẫn chúng sinh đó...
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu chúng sinh trong vô lượng, vô số cõi Phật đã nghe đến danh hiệu của con, những người có ý định về cõi Phật của con và những người hồi hướng công đức thiện căn để được vãng sinh ở đó, mà không được vãng sinh ở đó, - ngay cả những người chỉ tu tập điều này mười lần.29 Điều này ngoại trừ những người đã thực hiện năm hành vi có hậu quả xấu tức khắc (tội ngũ nghịch)30 hoặc những ai phỉ báng Chánh Pháp cản trở họ vãng sinh về đó.31
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu khi con chứng đắc giác ngộ, mà những chúng sinh tái sinh ở đó, không phải chỉ một đời nữa là chứng đắc
29 Theo Talban (Đàm Loan, 476-542), vị tổ sư đầu tiên của Tịnh độ tông Trung Hoa, điều này có nghĩa là mười niệm A-di-đà chuyên tâm và không gián đoạn và cũng có nghĩa là mười niệm liên tục Hồng danh của Ngài (bằng cách niệm Namo mitabhaya Buddhaya (tiếng Sanskrit), Nan-mo A-mi-tuo Fo (tiếng Hoa), Namo Amida Butsu (tiếng Nhật): Tôn vinh Phật A-di-đà (Amitābha Buddha).
30 Cố ý giết mẹ, cha hoặc vị A-la-hán, làm Phật đổ máu, hoặc gây ra sự chia rẽ trong Tăng đoàn.
31 Việc đánh số thứ tự và thiết lập các lời nguyện của Phật A-di-đà hơi khác trong các phiên bản tiếng Phạn và tiếng Hán. Do đó, lời nguyện nổi tiếng được gọi là bản Đại nguyện thứ mười tám của Phật A-diđà trong Phật giáo Đông Á được đưa vào cùng với nội dung của lời nguyện thứ hai mươi trong bản Hán văn, được đánh số là mười chín trong bản tiếng Phạn.
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngoại trừ những Bồ-tát, những vị vĩ đại đó, những người đã phát nguyện lớn, những người khoác trên mình bộ áo giáp dũng mãnh, những người thức tỉnh nhu cầu của toàn thế giới, những người cống hiến cho toàn thế gian, những người tận tâm với sự đạt được niết-bàn của cả thế gian, những người thực hành con đường của Bồ-tát trong tất cả các thế giới - những người gặp gỡ tất cả Các Phật, những người đã an trú những chúng sinh nhiều như cát ở sông Hằng trong sự giác ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, những ai cam kết thực hành cao nhất và người đã hoàn thiện thực hành tu tập vì lợi ích chung...
29. Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu khi con chứng đắc giác ngộ, cõi Phật của con không soi chiếu vô lượng vô biên, không thể đếm được, không thể nghĩ bàn các cõi Phật hiển hiện khắp chung quanh, như rõ ràng như khuôn mặt trong một tấm gương được đánh bóng sáng loáng...
32. Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu khi con chứng đắc giác ngộ, mà chúng sinh trong vô lượng vô biên, không thể đếm được, không thể nghĩ bàn, vô song các cõi Phật không được ánh hào quang của con chiếu đến, khiến họ đều tràn ngập an lạc vượt qua cả trời và người.
37. Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu khi con chứng đắc giác ngộ, mà chúng sinh không được hưởng an lạc của vị A-la-hán thoát khỏi tham ái, an lạc của một Tỳ-kheo ở an trú trong bậc thiền định thứ ba, ngay lúc họ được sinh ra trong cõi Phật của con.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu khi con chứng đắc giác ngộ, mà những chúng sinh được sinh ra trong cõi Phật của con không được nghe bất kỳ giáo pháp nào mà họ mong muốn, ngay khi họ nghĩ tưởng muốn nghe.
- Bạch đức Thế Tôn, con nguyện sẽ không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu khi con chứng đắc giác ngộ, mà sự tiến bộ đối với sự giác ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của các
Bồ-tát trong cõi Phật của con, hoặc trong bất kỳ cõi Phật nào khác, vẫn không đạt bất thối chuyển khi họ nghe đến danh hiệu của con.
(Sukhāvatīvyūha (Vistara-matrka),(cũng được biết đến như là Đại vô lượng thọ kinh, Sukhāvatīvyūha Sūtra), bản do D.S. dịch tiếng Anh).
KIM CƯƠNG THỪA
HẠNH PHÚC ĐỜI NÀY VÀ ĐỜI SAU
V.77 Quả của những nghiệp lành (thiện nghiệp)
Đoạn này theo sau đoạn về bản chất của mười nghiệp lành (thiện nghiệp)(*V.41) và mô tả các tác động do nghiệp này như là những cảm nghiệm tương xứng với những nhân của nghiệp theo quả tương tự với chúng.
Tác dụng chín muồi (về mặt nghiệp báo) của việc thực hành mười nghiệp lành (thiện nghiệp) là ngươi sẽ được tái sinh lên một trong ba cõi cao hơn (loài người, a-tu-la (phi thiên) và thiên). Hoạt động phù hợp với nguyên nhân của nó là những gì khiến người sẽ hoan hỷ với những nghiệp lành (thiện nghiệp) trong mỗi cuộc đời, Vì vậy, chúng sẽ nhân rộng hơn nữa. Những cảm nghiệm tương xứng với nguyên nhân của họ, mười nghiệp lành (thiện nghiệp), như sau: Bằng cách ngưng sát sinh (không sát sinh), ngươi sẽ có một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh. Thông qua việc ngưng lấy những gì không được cho (không trộm cắp), ngươi sẽ giàu có và không bị trộm cướp. Thông qua việc ngưng các hành vi sai trái nhục dục (không tà dâm), ngươi sẽ có người bạn đời xinh đẹp và ít tình địch. Thông qua việc ngưng nói dối (không nói dối), ngươi sẽ được mọi người khen ngợi và yêu mến. Thông qua việc ngưng ăn nói gây chia rẽ, ngươi sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng. Thông qua việc tiết chế ngôn ngữ thô ác, ngươi sẽ được nghe lời dễ chịu. Thông qua việc tránh nói nhảm, lời nói của ngươi sẽ được tín nhiệm. Thông qua việc tiết chế sự thèm muốn, mong muốn của bạn sẽ được thực hiện. Thông qua việc ngưng ác tâm, ngươi sẽ không bị tổn hại. Cuối cùng, thông qua việc loại bỏ các quan điểm sai lầm, ngươi sẽ hiểu được chính kiến.
(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, trang. 187, do T.A. dịch tiếng Anh).
SỰ ĐỘT PHÁ TINH THẦN RỐT RÁO32
V.78. Bài ca chứng ngộ của Milarepa (Mật-lặc-nhật-ba)
Trong đoạn này, Milarepa (Mật-lặc Nhật-ba) hát về sự chứng ngộ tối hậu mà ngài đạt được khi nhập thất trên núi. Ngài hát về đức tự tin (vô sở úy) của vị Phật hoàn toàn giác ngộ, người đã vượt ra khỏi mọi nhị nguyên -bao gồm sự phân biệt thời gian của quá khứ và tương lai và sự phân biệt hiện sinh của luân hồi (saṃsāra) và niết-bàn (Nirvāṇa). Thậm chí còn bao gồm sự phân biệt đạo đức về đúng và sai: một khi nhận ra trạng thái không hai của vị Phật, lợi ích của chúng sinh sẽ được hoàn thành một cách tự nhiên và không cần phải phân biệt theo khái niệm thông thường của người đời nữa.
Sau khi thiền định ở một vùng núi khác, ta đã khám phá ra một sự tự tin chưa sanh ra (đắc định giải pháp vô sanh); đã giải quyết nhận thức nhị nguyên về cuộc sống quá khứ và tương lai, tiết lộ sự xuất hiện của sáu cõi như là những sự lừa dối và cắt đứt những tác động của sinh và tử.
Khi có được niềm tin về sự bình đẳng, ta đã giải quyết được tính hai mặt của lạc và khổ, tiết lộ trải nghiệm về cảm giác như là những sự lừa dối và cắt bỏ những áp đặt của đúng và sai.
Sau khi đạt được sự tự tin bất khả xâm phạm, ta đã giải quyết được tính hai mặt của luân hồi (samasara) và niết-bàn (Nirvāṇa), tiết lộ các giai đoạn thực hành dần dần như là những sự lừa dối và cắt bỏ những ám chỉ của hy vọng và sợ hãi.
(Một trăm ngàn bài ca của Milarepa, tr. 58. do T.A. dịch tiếng Anh).
NIẾT-BÀN
V.79 Tự tánh giải thoát là bản chất của Niết-bàn
Tiếp tục theo kinh văn về con đường trung đạo như là sự tự do thoát khỏi hai thái cực đoan của sự tồn tại và không tồn tại (*V.32), đoạn này mô tả bản chất của niết-bàn theo một cách tương tự.
32 PDPT: Chứng ngộ tối hậu.
Nhưng nếu các hiện tượng luân hồi (saṃsāra) không phải vừa tồn tại (hữu) hoặc vừa không tồn tại (vô) thì niết-bàn là cái gì đó tồn tại (hữu) hay cái gì đó không tồn tại (vô)? Một số nhà lý thuyết suy lý rằng niết-bàn phải là một cái gì đó tồn tại (hữu). Tuy nhiên, không phải vậy. Như (Nāgārjuna, Hán dịch: Long Thọ) đã nói trong “Bảo Man Luận” (hay “Vòng hoa quý báu”), “Nếu niết-bàn không phải là không tồn tại (vô) thì làm sao có thể là tồn tại (hữu)? (RV I. 42a). Nếu đó là một cái gì đó tồn tại (hữu, bhava) thì niết-bàn sẽ là một pháp hữu vi (saṃskṛta); và nếu đó là hữu vi thì cuối cùng cũng sẽ phải đi đến kết thúc (diệt). Như đã nói trong “Căn bản Trung quán luận” (“Luận thuyết cơ bản về con đường trung đạo” của Long Thọ): “Nếu niết-bàn là một cái gì đó tồn tại (hữu) thì niết-bàn sẽ hẳn là hữu vi,” (MMK XXV. 5), v.v... Nó cũng không thể là một cái gì đó không tồn tại (vô). Như ngài đã nói ở cùng quyển trên, “Niếtbàn không phải là không tồn tại (vô)” (MMK XXV. 7).
Vì vậy, người ta có thể hỏi rằng niết-bàn thực sự là gì. Cái mà chúng ta gọi là niết-bàn là không thể nào mô tả được, vượt ngoài trí óc suy luận, với tất cả các khái niệm về tồn tại (hữu) và không tồn tại (vô) đều bị kết thúc. Như trong “Bảo Man Luận” (hay “Vòng hoa quý báu”) nói: “Cái mà chúng ta gọi là niết-bàn là sự kết thúc mọi khái niệm về tồn tại (hữu) và không tồn tại (vô)” (RV I. 42b). “Nhập Bồ-tát hành” (hay “Nhập hạnh tỉnh thức”) cũng nói rằng, “Khi cả tồn tại (hữu) cả không tồn tại (vô) đều không còn lại cho tâm trí thì không còn lựa chọn nào khác, nó sẽ bình tĩnh lại mà không có suy nghĩ nào” (BCA IX. 26). “Kinh Phạm thiên sở vấn” nói rằng: “Đó là sự làm giảm bớt các ý niệm khái niệm33, thoát khỏi sự dao động.” “Diệu pháp liên hoa kinh” nói: “Này Kāśyapa (Ca-diếp), niết-bàn là sự chứng ngộ giống nhau của mọi hiện tượng.”
Vì vậy, niết-bàn không là gì khác ngoài làm giảm bớt tâm trí lý luận -chứ không phải bất cứ thứ gì được tạo ra hoặc dừng lại, loại bỏ hoặc đạt được. Vì vậy, “Căn bản Trung quán luận” (hay “Luận thuyết
33 Tương đương với “sự không sinh sôi” trong phần *Th.182.
cơ bản về con đường trung đạo”) nói: “Không có gì bị loại bỏ, không có gì đạt được, không có gì bị tiêu diệt và không có gì vĩnh viễn; đó là niết-bàn” (MMK XXV. 3). Vì niết-bàn không được tạo ra cũng không bị dừng lại, không bị loại bỏ cũng không đạt được, nó không phải là thứ mà người ta nên tạo ra, xây dựng hoặc chuyển hóa thành. Kinh “Hư không bảo” (Ratna-akasa) cũng khẳng định rằng, “Không có gì phải loại bỏ, không phải là điều nhỏ nhất gì được thiết lập; chỉ cần nhìn vào thực tế đích thực như nó thực sự là và nếu ngươi có thể nhìn nhận nó theo cách đó, ngươi hoàn toàn tự do, giải thoát.”
(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 287-89, do T.A. dịch tiếng Anh).
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỨC PHẬT
V.80 Biểu hiện tự nhiên
Chương cuối của “Vòng hoa báu giải thoát” mô tả các hoạt động tự phát của thân, khẩu và ý của đức Phật. Kinh văn này sử dụng một số mô phỏng gợi liên tưởng từ Luận Phật tính hay Bảo tính luận - Uttaratantra (UT) để mô tả cách đức Phật thể hiện tất cả những hành vi đó một cách tự phát từ trạng thái tâm vô phân biệt, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của chúng sinh.
Khơi dậy ý thức giác ngộ trước, sau đó, thực hành con đường và cuối cùng đạt được quả vị Phật, tất cả đều chỉ nhằm mục đích diệt trừ đau khổ của chúng sinh và làm cho họ an lạc, hạnh phúc. Khi trở thành vị Phật, an trú mà không có bất kỳ ý niệm hoặc nỗ lực cố ý nào, nhưng trong khi đức Phật không có bất kỳ ý nghĩ hay ý định nào để làm lợi ích cho chúng sinh thì nghiệp của họ được hoàn thành một cách tự nhiên, thành tựu không ngừng.
Điều đó xảy ra như thế nào? Nói tóm lại, hành động sắc thân Phật dành cho chúng sanh, mà không có khái niệm phân biệt;34 Phật-ngữ và Phật-tâm cũng phục-vụ lợi-ích của chúng sinh mà không có kháiniệm phân biệt. Ba điều đó chứa đựng hoạt động của vị Phật. Cách thức hoạt động của thân, khẩu và ý Phật đối với các loài hữu tình mà
34 Tức là nó nảy sinh một cách tự nhiên, không cần phải suy nghĩ gì về nó.
không có bất kỳ khái niệm phân biệt nào được minh họa bằng một số mô phỏng trong “Luận Phật tính” (Uttaratantra): “Như Indra (Thiên đế), trống, mây và Phạm thiên (Brahmā); như Mặt trời và một viên ngọc quý (như ý bảo châu); Như Lai như tiếng vang, như hư không và đất” (UT XVII. 13).
(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 348-49, do T.A. dịch tiếng Anh).
V.81 Hoạt động của thân Phật
“Xuất hiện dưới dạng Indra (Đế-thích)” là một cách ví dụ về cách thức hoạt động của Phật thân đối với các loài hữu tình mà không có bất kỳ phân biệt ý niệm khái niệm nào. Indra, chúa tể của các vị trời, sống với các thiên nữ tùy tùng trong một cung điện tráng lệ, được làm bằng lưu ly trong suốt và tinh khiết và vì vậy, ảnh tượng phản chiếu của Indra hiện ra bên ngoài cung điện. Một số người nam và nữ sống trên Trái đất có thể cảm nhận được sự ảnh tượng phản chiếu của Indra cùng các thọ dụng. Với mong muốn họ sẽ sớm đạt được trạng thái đó, họ thực hiện nguyện vọng và thực hiện các hành động thiện lành vì mục đích đó, cho nên họ được tái sinh ở đó, sau khi mạng chung. Mặc dù hình ảnh phản chiếu (của Indra) không có bất kỳ ý tưởng khái niệm hay sự xáo trộn phân biệt nào, nhưng nó vẫn khích lệ tín tâm và phát nguyện hướng thượng ở những người cảm nhận được.
Tương tự như vậy, những người cảm nhận được tất cả các hiển thị kỳ diệu khác nhau - chẳng hạn như đi, đứng, ngồi, nằm, giảng Pháp, hoặc thiền định - của thân đức Phật, được hiển hiện bằng các tướng hảo và tùy hình tưởng hảo (của vị vĩ đại), phát sinh thành niềm tin ngưỡng mộ bởi các hiển hiện đó. Họ phát tâm giác ngộ và bắt đầu thực hành con đường để đạt được trạng thái đó và do đó, cuối cùng họ đạt được Phật quả - mặc dù hình dáng bên ngoài của đức Phật không có khái niệm phân biệt hay sự xao động nào.
Như đã nói, “Cũng như thân của Indra” được phản chiếu trên mặt đất lưu ly trong suốt (trong thiên cung), Phật thân được phản chiếu trên mặt đất thanh tịnh của “tâm trí” chúng sinh (UT XVII.
29). Đó là cách mà thân Phật hành động vì lợi ích dành cho chúng sinh” không có khái niệm phân biệt.
(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 349-50, do T.A. dịch tiếng Anh).
V.82 Hoạt động của lời Phật
“Giống như trống trời” là một sự ví von về cách mà Phật ngữ hoạt động vì lợi ích dành cho chúng sinh mà không có bất kỳ ý nghĩ khái niệm phân biệt nào. Trên đỉnh cung điện tráng lệ của Indra, có một chiếc trống trời “Trì Pháp lực,” thành tựu bởi lực của những hành động tích cực (nghiệp thiện) mà vị trời đã thực hiện trong quá khứ. Trong khi không có bất kỳ ý niệm khái niệm phân biệt nào, trống vẫn liên tục cảnh báo các vị trời hay buông lung, bằng cách rền vang bốn tiên đề (bốn pháp ấn) của quan điểm (Phật giáo): “Tất cả mọi thứ hữu vi là vô thường. Mọi hiện tượng đều phi ngã. Mọi thứ bị nhiễm ô là khổ. Niết-bàn là sự an lạc hoàn toàn.” Như nói rằng, “Cũng như tiếng trống Pháp nhắc nhở các vị trời hay quên về sự vô thường, khổ, phi ngã và an lạc, thông qua lực lượng của các vị trời” những nghiệp trước đó mà không cần nỗ lực, không dừng lại, không có bất kỳ hình thức tinh thần hay khái niệm nào “(UT XVII. 31-32).
Tương tự như vậy, lời thuyết của đức Phật, mặc dù không có nỗ lực cân nhắc và khái niệm phân tích, giảng dạy giáo pháp cho những chúng sinh may mắn hữu duyên theo bất cứ cách nào phù hợp. Như nói rằng, “Tương tự như vậy, mặc dù pháp thân (Phật) có sức lan tỏa không cần nỗ lực, vân vân, nhưng Phật ngữ lan tỏa khắp mọi chúng sinh, không ngoại lệ, giảng dạy giáo pháp cho những người may mắn hữu duyên đó” (UT XVII. 33). Đây là cách Phật-ngữ hoạt động vì lợi ích dành cho chúng sinh mà không có khái niệm phân biệt.
(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 350-51, do T.A. dịch tiếng Anh).
V.83 Hoạt động của tâm Phật
“Như một đám mây” là một cách ví von về cách thức hoạt động của tâm Phật vì lợi ích dành cho chúng sinh, mà không có bất kỳ ý niệm khái niệm phân biệt nào. Nó giống như những đám mây tụ tập mà không cần gắng nỗ lực trên bầu trời mùa hè và đổ mưa xuống trái đất; mà không có bất kỳ ý nghĩ khái niệm nào, chúng làm cho các loại cây trồng khác nhau phát triển hoàn hảo. Như nói rằng, “Cũng giống như những đám mây vào mùa hè, mưa xuống một khối nước trên trái đất mà không cần nỗ lực nào, cũng làm cho mùa màng tăng lên” (UT XVIL42).
Tương tự như vậy, hoạt động của Phật-tâm đang trút cơn mưa Phật pháp mà không có bất kỳ ý niệm khái niệm phân biệt nào, khiến cho mùa thu hoạch của những hành động thiện lành được chín. Như nói rằng, “Tương tự như vậy, từ hoạt động từ bi của đức Phật, nước mưa của Phật pháp vĩ đại đã đổ xuống dòng nước mưa, mà không có bất kỳ ý niệm khái niệm phân biệt nào, vì lợi ích cho chúng sinh, làm chín mùa màng” (UT XVII. 43). Đó là cách Phậttâm hoạt động vì lợi ích của chúng sinh mà không cần khái niệm phân biệt.
“Giống như Brahmā (Phạm thiên):” Brahmā, vua của các vị trời, có thể xuất hiện trong tất cả các thế giới vị trời, nhưng không dịch chuyển khỏi thế giới Brahmā. Tương tự như vậy, đức Phật làm việc thông qua việc thực hiện mười hai công hạnh35 cho những ai sắp trở thành đệ tử của Ngài trong khi chưa chuyển Pháp-thân. Như nói rằng, “Cũng như Brahmā, vua của các vị trời, xuất hiện dễ dàng trong tất cả các thế giới vị trời trong khi không chuyển dịch khỏi thế giới Phạm thiên; tương tự như vậy, đức Phật dễ dàng hiển thị các hóa thân cho những người hữu duyên may mắn khắp ba cõi trong khi không di chuyển khỏi Pháp thân” (UT XVII. 54).
“Giống như Mặt trời:” Các tia sáng của Mặt trời có thể khiến nhiều loại hoa sen và vô số loại hoa khác đồng loạt nở ra các cánh hoa của chúng, mà không cần bất kỳ ý tưởng khái niệm phân biệt nào. Tương tự như vậy, những tia sáng của Phật pháp, trong khi
35 'Mười hai công hạnh” của đức Phật là: 1) xuất thân từ trời Tuṣita (Đâu-suất), 2) nhập thai, 3) đản sinh, 4) trở nên thành thạo trong các ngành nghề, nghệ thuật khác nhau, 5) hưởng thụ năm dục của hoàng gia, 6) xuất gia, 7) tu hành khổ hạnh trong sáu năm, 8) đi đến ngồi dưới gốc cây bồ đề, 9) hàng phục Ma vương (Māra) và chủ chứa phiền não, 10) đạt được giác ngộ, tỉnh thức, 11) thuyết pháp bài Pháp đầu tiên, 12) niết-bàn viên tịch.
không có bất kỳ ý nghĩ hay ý định nào, có thể khai mở tâm trí của các đệ tử thuộc nhiều loại và nhiều lợi ích khôn lường. Như đã nói, “Giống như Mặt trời chiếu ánh sáng cùng một lúc, mà không có bất kỳ ý nghĩ khái niệm phân biệt nào, làm cho hoa sen nở các cánh hoa của chúng và làm chín các loại hoa khác nhau; tương tự như vậy, những tia sáng của giáo pháp cao siêu từ Mặt trời của Như Lai chiếu rọi trên hoa sen của các đệ tử mà không có bất kỳ ý niệm phân biệt nào” (UT XVII. 58-9).
Một cách khác để ví von này là khi Mặt trời được phản chiếu cùng một lúc trong mỗi bình nước tinh khiết, đức Phật cũng đồng thời xuất hiện trước tất cả các đệ tử có linh kiến thanh tịnh. Như đã nói rằng, “Mặt trời của Như Lai được phản chiếu bằng vô số cách đồng thời trong bình nước của mỗi đệ tử thuần thành” (UT XVII. 62).
Viên ngọc thỏa ước nguyện (như ý bảo châu): Mặc dù viên ngọc quý hoàn thành ước nguyện (như ý bảo châu) không có ý nghĩ về khái niệm phân biệt, nhưng nó dễ dàng tạo ra bất cứ thứ gì cần thiết và được yêu cầu. Tương tự như vậy, dựa vào đức Phật, tất cả các loại đệ tử khác nhau đều có thể đạt được mục đích đã định của họ. Như đã nói rằng, “Giống như một viên ngọc ước nguyện (như ý bảo châu), mặc dù không có khái niệm, có thể đồng thời đáp ứng những mong muốn khác nhau của tất cả những người sống trong phạm vi hoạt động của nó; tương tự như vậy, mặc dù những người có ý định khác nhau sẽ nghe thấy nhiều bản khác nhau của giáo pháp khi nghe đức Phật như ý nguyện, Ngài không có bất kỳ khái niệm phân biệt nào” (UT XVII. 67-8).
Tiếng vọng, trái đất (đại địa) và bầu trời (hư không) cũng là những thí dụ mô phỏng cho cách đức Phật làm vì lợi ích cho chúng sinh vang lên mà không hề có chút khái niệm phân biệt nào.
(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 351-54, do T.A. dịch tiếng Anh).
***