Luận Đại Thừa Chưởng Trân 大乘掌珍論

09/07/20212:13 CH(Xem: 5167)
Luận Đại Thừa Chưởng Trân 大乘掌珍論
LUẬN ĐẠI THỪA CHƯỞNG TRÂN
大乘掌珍論
Mahāyāna Karatalaratna Śāstra
Mahāyāna Jewel in the Hand Treatise
Bồ-tát Thanh Biện tạo
Pháp sư Huyền Trang dịch
Quảng Minh dịch chú

LuanChuongTran
DẪN NHẬP

Chưởng Trân Luận 掌珍論, gồm 2 quyển: thượng và hạ, nói đủ là Đại Thừa Chưởng Trân Luận 大乘掌珍論, do ngài Thanh Biện trứ tác, ngài Huyền Trang đời Đường chuyển dịch1 , thu vào Đại Chánh Tạng tập 30, No. 1578. Nội dung bàn về nghĩa Không, dùng phương pháp lý luận Nhân Minh, bài bác sự thấy biết sai lầm của Ngoại đạo, Tiểu thừaĐại thừa Hữu tông để chứng thực nghĩa của Đại thừa Không tông - hết sức đề xướng dùng trí Không, xa lìa sự phân biệt có không, mà hoàn thành tám chánh đạo, sáu ba-la-mật.

Thanh Biện 清辨 (490-570), tiếng Phạm là Bhāvaviveka, Bhāviveka, Bhavya. Hán âm là Bà-tỳ-phệ-già (婆毘吠伽), Bà-tỳ-bệ-ca (婆毘薛迦), cũng gọi Minh Biện (明辯), Phân Biệt Minh (分別明), cao tăng Ấn độ sống vào thế kỷ thứ 6, luận sư của học phái Trung quán thuộc Phật giáo Đại thừa tại Nam Ấn độ. Có thuyết cho rằng sư thuộc Vương tộc nước Mạt-lợi-da-na (末利耶那, Malyara) ở Nam Ấn độ. Lại có thuyết nói sư thuộc chủng tánh Sát đế lợi (Kshatriya) ở nước Ma-già-đà (摩伽陀, Magadha) ở Bắc Ấn độ.

Sư từng đến Trung Ấn độ thờ ngài Tăng Hộ (僧護, Saṃgharakṣita)2 làm Axà-lê (Ācārya), chuyên cần tu học kinh điển Đại thừa và giáo thuyết của Bồ-tát Long Thọ (Nāgārjuna). Sau đó, sư trở về Nam Ấn Độ tuyên dương nghĩa Không, mở màn cho cuộc tranh luận về Không, Hữu với ngài Hộ Pháp (護法, Dharmapāla) thuộc tông Du-già ở nước Ma-yết-đà (磨羯陀). Ngài Hộ Pháp thừa kế học thuyết của các Bồ-tát Vô Trước, Thế Thân, chủ trương ‘Hữu là tận cùng của Không’, ngài Thanh Biện thì noi theo học thuyết của bồ-tát Long thọ, chủ trương ‘Không là tận cùng của Hữu’, hai bên bác bỏ nhau và thành tựu cho nhau. Trên văn tự thấy như hai ngài phá nhau, vì bên nói Hữu bên nói Không. Song, các ngài chỉ có một bản ý là hiển bày lý Chơn không - Diệu hữu, nên nói thành tựu cho nhau.

Là người sáng lập hệ phái Trung quán Y tự khởi (中觀依自起派, Mādhyamika-svātantrika), cũng được gọi là Độc lập luận chứng phái (獨立論證派), một trong hai trường phái của Trung quán, Sư cũng đả kích Phật Hộ (佛護, Buddhapālita), người sáng lập hệ phái Trung quán Cụ duyên (中 觀具緣派, Prāsaṅgika-mādhyamika), bằng một phương pháp suy luận biện chứng trên cơ sở Nhân minh học (Hetuvidyā), Nhận thức học (Pramāṇavāda). Vào thế kỷ thứ 8, trường phái của Sư được Tịch Hộ (Śāntarakṣita) biến thành phái Trung quán Duy thức (中觀唯識, Mādhyamika-yogācāra).

Tổ của phái Trung quán là ngài Long thọ; ngài dựa theo kinh Bát-nhã mà viết ra luận Trung quán, tuyên thuyết nghĩa ‘Duyên sinh tức Không’. Bài tụng Quy kính trong phần Bản tụng của luận Trung quán nêu ra Bát bất: chẳng sinh (Anutpàda), chẳng diệt (Anirodha), chẳng thường (Azàzvata), chẳng đoạn (Anuccheda), chẳng một (Anekàrtha), chẳng khác (Anànàrtha), chẳng đến (Anàgama), chẳng đi (Anirgama), để bác bỏ kiến giải cho các pháp là ‘hữu sở đắc’, mà thuyết minh duyên khởi tức là pháp tương đối. Cho nên có thể nói, phái Trung quántông phái thông đạt nghĩa các pháp duyên sinh, khiến cái thấy có - không đều dứt bặt, nhường chỗ cho chánh quán Chân không Trung đạo hiện tiền. Trong lịch sử Phật giáo Ấn độ, phái Trung quán và phái Du-già là hai giáo phái lớn đối lập nhau trong Phật giáo Đại thừa. Bắt đầu từ ngài Long thọ ở thế kỷ thứ 2, qua các 10 ngài Đề-bà, La-hầu-la, Bạt-đà-la, Thanh Mục v.v., đến các luận sư Hộ Pháp, Phật Hộ, Thanh Biện v.v. ở đầu thế kỷ thứ 6, nối nhau hoằng truyền ý chỉ Không quán Trung đạo. Trong đó, hai ngài Phật HộThanh Biện cùng theo học luận sư Chúng Hộ (眾護, Sajgharaksita), nghiên cứu học tập giáo thuyết của ngài Long thọ, nhưng sự thấy biết của hai vị lại khác nhau, mỗi vị tự viết luận phê bình luận thuyết của đối phương, do đó, phái Trung quán bị chia làm hai: phái Y tự khởi (依自起派) 3 theo học thuyết của ngài Thanh Biện và phái Cụ duyên (具緣派)  theo học thuyết của ngài Phật Hộ.

 

Xem tiếp:
pdf_download_2
LUẬN ĐẠI THỪA CHƯỞNG TRÂN



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48553)
11/08/2013(Xem: 44062)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.