Tư Tưởng

26/12/20218:08 SA(Xem: 4273)
Tư Tưởng

Nam Mô A Di Đà Phật

Hậu học Phật kính chào quý Thầy, nay hậu học được đọc bài “Một Số Vấn Đề Ngữ Pháp Trong Các Bản Dịch Phạn Hán “ Thầy Tuệ Sỹ đăng trên thuvienhoasen.org . Từ góc nhìn của hậu học , bài viết này của Thầy Tuệ Sỹ bị “ kẹt “ . Vậy “ kẹt “ chỗ nào !? Ý quý Thầy nghỉ sao ?


Hâu học có suy nghỉ như vầy : Thành lập hội đồng phiên dịch Tam Tạng kinh điển là một việc RẤT cần thiết phải nên làm , nhưng theo như Thầy Tuệ Sỹ nói : phiên là “ phản “ như vậy kết quả sẽ cho ra hai nghiệm số

Nghiệm số 1 :  Thấy biết đúng sẽ là gìn giử chấn hưng Phật giáo

Nghiệm số 2 : Thấy biết không đúng là đang góp phần làm suy tàn Phật pháp nhanh chóng !

Vậy thấy biết đúng có phải chăng là theo “ tư tưởng “ hay theo “ lý tưởng “ !!!? Ý quý Thầy nghỉ sao ?

 

Nếu nói như vậy , hình như hậu học đang đẩy quý Thầy vào “ hư không “ . Vì sao ? Vì lâu nay ta luôn sống với bản ngã , được thể hiện qua “ tư tưởng “ và “ lý tưởng “ của chính mình . Nay đột nhiên bị tước mất “ tư tưởng “ và “ lý tưởng “ thời bản ngã cũng theo đó mà tan biến ! Còn lại cái Tâm trơ trọi “ vô sở trụ “ .

 Người có TÍN Tâm Phật pháp bền chắc sẽ dễ dàng thích ứng với trạng thái tâm này . Người chưa có TÍN Tâm Phật pháp bền chắc sẽ sinh tâm sợ hãi mất phương hướng !

Hậu học xin được ví dụ kính mong quý Thầy hoan hỷ . Ví dụ Thầy Thích Thanh Quyết khi giảng dạy , hoàng pháp hay dịch kinh đều không xa rời “ tư tưởng HCM “ và “ lý Tưởng CS “ vậy câu hỏi được đưa ra , ta nên hoan hỷ hay không nên hoan hỷ ? . Vậy khi ta hoàng pháp hay dịch kinh bẳng “ tư tưởng “ và “ lý tưởng “ của mình thì đại chúng hoan hỷ hay không hoan hỷ ? . Ý quý Thầy nghỉ sao ?

Một ví dụ khác : ví dụ hậu học đọc bài viết “ Nghiệp  “ của Thầy Tuệ Sỹ rất hay ,hậu học được Thầy dẫn “ du lịch “ từ Đông sang Tây , từ Á sang Âu , từ cổ tới kim … Hết một vòng địa cầu để rồi trở về vị trí ban đầu xuất phát “ Nghiệp quả và nghiệp lực như vậy, quả thật bất khả tư nghị.” . Vì sao lại là như vậy ? vì Thầy Tuệ Sỹ bị kẹt ở chỗ  “ tư tưởng nghiên cứu “ . Cho nên Thầy Tuệ Sỹ chỉ có thể  “ tri giác thường nghiệm “ không thể “ tri giác siêu nghiêm “ !

“ Muốn thành Phật “ để “ tri giác siêu nghiệm “ phải tu hành ! Không thể “ nghiên cứu “ mà có thể “ thành Phật “ được ! . Quý Thầy đơn giản chỉ chiêm nghiệm tư duy logic chút xíu là thấy như hậu học vậy .

Từ góc nhìn này có thể thấy Thầy Tuệ Sỹ đứng ngán ngay “cửa đạo “ (Chân trong , Chân ngoài . Một hướng dẫn viên du lịch , dẫn đoàn người du lịch qua các danh lam thắng cảnh , các cung đường thơ mộng bí hiểm , vào đến đường “ cụt “ dơ tay bảo “ hết phim “ !) . Hậu học “ Ngu Lâu “ nên “ tán thán “ chân trong “ , “ phê phán “ Chân ngoài .

Tiếp :

Hậu học nghỉ như vầy : nói đến “ tư tưởng “ thì hầu như ai cũng biết đó là sự suy nghĩ , ý nghĩ , quan điểm … Ngay đây hậu học xin được ví dụ để diễn bày kính mong quý Thầy hoan hỷ .

Ý một :

Hậu học được đọc bài “ Một Số Vấn Đề Tư Tưởng Trần Nhân Tông “ của Thầy Lê Mạnh Thát (https://thuvienhoasen.org/a36925/mot-so-van-de-tu-tuong-tran-nhan-tong)

Cùng với góc nhìn bài viết “ Truyền thuyết Về Trần Nhân Tông – Tạp Chí Thăng Long “(https://thuvienhoasen.org/a12817/truyen-thuyet-ve-tran-nhan-tong-tap-chi-thang-long)

Như vậy Vua Trần Nhân Tông được xem là “ Phật hoàng “ ? . Thế thì “ Tư Tưởng Trần Nhân Tông “ của Thầy Lê Mạnh Thát có thể xem là “ Tư Tưởng Phật “ !?

Ý hai :

 hậu học mời quý Thầy xem đoạn trích bài viết “ Đạo Phật Trụ Thế , Xuất Thế Rồi Nhập Thế “ của Thầy Đào Văn Bình ( trích ):   Tư tưởng Phật là thăng hoa, vượt lên thân phận cay đắng, nghiệt ngã của kiếp người và hành động của Phật là cứu độ, hòa bình và thân ái. Trong Phật có Nho nhưng trong Nho không có Phật. Trong Phật có Lão nhưng trong Lão không có Phật. Dù nói Tam Giáo Đồng Quy nhưng Phật siêu việt lên trên giống như đỉnh ngọn tháp. Trong cuốn Hiền Như Bụt, Hạ Long Bụt Sĩ Lưu Văn Vịnh có nói rằng, “Có sự dung thông giữa Phật-Nho-Lão ở khoảng dưới, khoảng giữa và khoảng cao. Nhưng tới mức độ tột cao thì Đạo Phật vượt lên như một nỗ lực siêu việt.” ( hết trích )

Từ hai ý trên:

Hậu học xin được diễn bày  “ Tư Tưởng Phật “ !!! . Hậu học nghỉ như vầy :

Nếu nói “ Tuệ Giác Chư Phật “ là đại dương không ngằn mé , thì “ Tư Tưởng “ còn bé hơn lỗ chân Trâu !

Nếu nói “ Tuệ Giác Chư Phật “ là ánh sáng Đại Nhật Như Lai , thì “ Tư Tưởng “ không khác lập lèo Đom đóm !

Nếu nói “ Tuệ Giác Chư Phật “ là vũ trụ bao la không có chỗ cùng tận , thì “ Tư Tưởng “ như hạt cát trong sa mạc giới hạn!

Nếu nói “ Tuệ Giác Chư Phật “ là Tâm Đại Từ Đại Bi như tổng vị mặn bốn đại dương , thì “ Tư Tưởng “ chỉ là tình thương ích kỷ của chúng sinh như vị chát của những giọt nước mắt lăn trên gò má !

…... Chừng như so sánh thì còn nhiều , hậu học xin nói bấy nhiêu .

Phật thuyết pháp là từ  “Tánh Không “ lưu xuất , tùy thuận chúng sanh diễn bày ! Không phải từ “ Tư tưởng “ như chúng sanh mà nói !

Vì vậy dù Phật thuyết pháp nhiều năm nhưng Đức Phật lại nói không hề thuyết một lời ! Trong kinh Di Giáo Đức Phật nói đơn thuần Ngài chỉ là “ Thầy thuốc “ là người “ Chỉ đường “ ,  trong kinh không có lấy một câu nói Phật là “ Nhà tư tưởng “ !

Đức Phật cũng đã dạy , khi đến “ Bờ Giác “ thì Chánh pháp cũng bỏ !

Ngay đây hậu học đặt câu hỏi như vầy : Với góc nhìn được diễn bày như vậy , thì “ Tư Tưởng Phật “ dựa vào đâu thành lập !? Ý quý Thầy nghỉ sao ?

Lại nữa , Là như vầy ! Trong mỗi chúng sanh đều có “ Phật Tánh “ vì vậy trong mỗi chúng sanh đều có “ Tuệ Giác “ như Chư Phật , nhưng lâu nay ta “ giam “ “ Tuệ Giác “ này vào trong “ Tư tưởng “ , “ Lý tưởng “ của mình vi tế biện minh cho tham , sân , si của bản ngã ! Như vậy “ Tư tưởng vĩ đại “ , “ Lý tưởng vĩ đại “ thì dẫn tới “ Vô Minh vĩ đại “ ! .

Cũng như Thầy Tùng Thẩm nói “ bởi nghiệp thức che đậy “ , “ bởi biết mà cố phạm “ !

Tiếp , hậu học mời quý Thầy xem đoạn kinh Duy-ma-cật Thầy Tuệ Sỹ dịch : ( trích )

Xá-lợi-phất đáp:
«Bạch Thế Tôn, con không đủ năng lực để đi thăm bệnh ông ấy. Vì sao vậy? Con nhớ lại, có lần, con đang ngồi tĩnh niệm[2] dưới tàn cây trong rừng,[3] Duy-ma-cật đến đó, và bảo con rằng,[4] ‹Kính thưa[5] ngài Xá-lợi-phất, bất tất[6] ngồi như vậy mới là ngồi tĩnh niệm. Hiện thân và ý[7] mà không ở trong ba cõi, ấy mới là tĩnh tọa. Hiện các oai nghi[8] mà vẫn không xuất khỏi diệt tận định,[9] ấy mới là tĩnh tọaHiện thân làm các việc phàm phu[10] mà không xả Đạo pháp,[11] ấy mới là tĩnh tọaTâm không trụ trong, không trụ ngoài, ấy mới là tĩnh tọaTu hành ba mươi bảy phẩm[12] mà không làm dao động các kiến chấp,[13] ấy mới là tĩnh tọaNhập Niết bàn mà không đoạn trừ phiền não,[14] ấy mới là tĩnh tọa. Ngồi được như vậy, thì mới được Phật ấn khả.( hết trích )

Hậu học hiểu như vầy : Duy-ma-cật là tu theo Đại thừa , Xá-lợi-phất là tu theo Tiểu thừa , Xá-lợi-phất còn phải là những người con Phật trí tuệ , Phật ấn khả cho ngồi tĩnh niệm là thiền Phật giáo . Như vậy để vào thiền việc đầu tiên là phải “ không hiện thân ý trong ba cõi “ ( không riêng gì cõi dục ) thì đây mới đúng là Thiền Phật giáo , là Thiền trên tâm  không tư tưởng , không lý tưởng . Đơn giản dễ thấy khi “ không hiện thân ý trong ba cõi “ thì tư tưởng và lý tưởng dựa vào đâu hình thành ? Bám vào đâu tồn tại ? Như vậy chỉ và quán mới “ Chánh “

Thầy Tuệ Sỹ dịch : “ Hiện thân và ý[7] mà không ở trong ba cõi “ là vào thiền ngoại đạo . Vào thiền trên tư tưởng và lý tưởng . Dẫn tới chỉ , quán là “ Tà “ . Do đâu ? do Thầy Tuệ Sỹ dùng “ Tư Tưởng “ dịch kinh vậy .

Ví dụ tiếp : hậu học xin được diễn bày kính mong quý Thầy Từ Bi hoan hỷ .

Giả định hậu học có “ Tư tưởng nghiên cứu “ lịch sử . Hậu học phải lấy không gian  “làm xương “ , lấy thời gian “ làm cốt “ , lấy sự kiện “ nuôi lớn “ mới tạo hình hài lịch sử ! Để có chăng , chỉ một lớp son sơn lên giả danh cảu một cái thân tứ đại không bền chắc ! Chẳng thể so sánh với Thân Phật .

Nhưng khi ! :

Theo tinh thần trí thức , Đại học Na-Lan-Đà , với góc nhìn của Thầy Long Thọ :  “Bất sanh diệc bất diệt . Bất thường diệc bất đoạn . Bất nhất diệc bất dị . Bất lai diệc bất xuất “. Như vậy “ xương “ cũng không , “ cốt “ cũng không , sự kiện chỉ là huyễn hóa ! Vì vậy “ Lịch sử “ xem như “ phá sản “ !

Chừng như theo dân gian , đơn giản hơn ! Ngư , Tiều , Canh , Mục . “ quả trứng và con vịt “ thì Quá khứ ,  Hiện tại , Vị lai bất khả đắc ! Thế thì “ Lịch sử “ chỉ còn là “ tiếng kêu khàn “ !

Tiếp :

Nếu nghe nói như vậy quý Thầy sanh ra “ lo sợ “ !? . Quý Thầy chớ có “ lo sợ “ ( sân cũng là một trong hành thức của sợ ! ) . Chừng như thấy có “ lo sợ “ hay thối “ Bồ Đề Tâm “ !  Quý Thầy hãy nhìn thẳng vào thân tâm của chính mình chiêm nghiệm . Ta sẽ thấy , chẳng qua bản ngã nó đang cố bảo vệtư tưởng “ và “ lý tưởng “ cũng là sự bảo vệ chính nó vậy !.

 

Lại nữa : Từ góc nhìn này : khi thấy thời giankhông gian không thực hữu ; Khi quá khứ  hiện tại vị lai bất khả đắc ! Ta nên lấy đó làm giả thuyết để đi đến kết luận .

 Vậy kết luận là gì ? .

 Kể từ khi phát “ Bồ Đề Tâm “ ( là điểm A ) , đến khi thành Phật ( là điểm B ) con đường đạo này ( Đức Phật đi từ A đến B là ba A Tăng Kỳ Kiếp ) “ Uốn cong “ được ! “ Kéo “ điểm B về trùng vào điểm A , tiếp theo ta bước từ điểm A sang B vậy là “ xong việc “ ! Như vậy có thể thấy pháp tu này rất là đơn giản thù thắng “ cực kỳ hiệu quả “, không cần phải có “ tư tưởng vĩ đại “ , “ lý tưởng vĩ đại “ ! Ý quý Thầy nghỉ sao ?

Hậu học xin phép được diễn bày kính mong quý Thầy hoan hỷ . Bây giờ ta ra tiệm sách mua một quả địa cầu mang về . Từ đây ta chấm lấy một điểm trên đường “ xích đạo “ , rồi cứ đi lần theo đường “ xích đạo “ mà đi , cuối cùngkết thúc ” không biết thời gian là bao nhiêu !? Nhưng “ điểm kết thúc “ lại trùng đúng vào “ khởi điểm ban đầu “ . Nhìn lại chẳng phải con đường đã được “ uốn cong “ !? . Đó là nói ta đi đúng đường “ xích đạo “ , còn như đi “ chệch đường “ thì sẽ không có điểm kết thúc , lại chẳng thể biết đi về đâu !? Lúc này quý Thầy chiêm nghiệm thử góc nhìn của Thầy Long Thọ : Đã đi , đang đi , sẽ đi …! Bất lai diệc bất xuất !

Chừng như “ không tiền “ mua một quả địa cầu cũng không sao ! Ta tìm một tờ giấy trắng , mép giấy bên trái ta chấm điểm “ A “ , mép giấy bên phải ta chấm điểm “ B “ tiếp theo ta kẽ đường thẳng AB vẽ mũi tên đích đến “ B “ trên đường AB ta viết “ lớn hơn ba A tăng kỳ kiếp “ . Bấy giờ ta chiêm nghiệm người còn tham sân si ( người ngu ) nghỉ gì! ? . Người có Giới Định Tuệ ( người Trí ) nghỉ gì ? . Tiếp theo ta dựng tờ giấy “ đứng dậy “ , uốn cong tờ giấy sao cho “ B “ trùng “ A “ . Như vậy con đường đã được “ uốn cong “ ! Đây là hậu học diễn bày theo hình tướng để dễ thấy ! Hình như “ thuật toán “ chứng minh được .

Thấy được như vậy , hậu học nghỉ ta có thể “ Ngộ “ ngay trong đời này ! . Không thể thấy được như vậy  , chiêm nghiệm cẩn thận hơn ta thấy hết một đời học đạo , hành đạo không khéo  chỉ là một điểm “ epsilon “ ngay tai “ A “ !  ý quý Thầy nghỉ sao ?

“ Uốn cong “ con đường không phải mới lạ gì ! Chẳng là hậu học biểu diễn huyễn hóa thuận theothời đại “! .  Chư Phật , Chư Tổ đã dạy từ rất lâu : Dạy thế nào ? Dạy “ thần thông “ để ta “ uốn cong “ con đường là : “ Tức Tâm Tức Phật “ . Thầy Huệ Năng Đại Từ Đại Bi còn chỉ dạy ta cách bước từ “ A “ sang “ B “ : “Niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật “ . Hậu học còn thấy như vầy : Thầy Huệ Năng như một Từ Phụ , nghiền nát thức ăn để nuôi dưỡng những người con Phật ( Phật tử ) ,vì vậy ta không cần phải “ Nhai “ chỉ như vậy từ từ “ Nuốt “ từ từ lớn sẽ trở “ thành Phật “ !.

Ngay đây hậu học đặt câu hỏi :  “Niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật “ vậy khoản hở nào để “ tư tưởng “ và “ lý tưởng “ sinh ra !? Nếu như vậy “ tư tưởng “ và “ lý tưởng “ cho dù là “ lý tưởng của người Bồ Tát “ cũng đều do vô minh  vọng tưởng ý thức luân hồi sinh ra !?

Lại nữa : trong Kinh pháp bảo đàn phẩm cơ duyên Thầy Thích Thanh Từ dịch : Tổ bảo: “Diệu lý của Chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự.” . Hậu học hiểu như vầy : Như vậy Tâm không quan hệ gì đến “ tư tưởng “ và “ lý tưởng “ . Ý quý Thầy nghỉ sao .  

( còn tiếp )



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 110007)
10/10/2010(Xem: 106204)
10/10/2010(Xem: 108612)
10/08/2010(Xem: 111495)
08/08/2010(Xem: 117093)
21/03/2015(Xem: 21899)
27/10/2012(Xem: 65158)
09/09/2017(Xem: 10899)
02/09/2019(Xem: 7768)
09/04/2016(Xem: 13895)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.