Thư Viện Hoa Sen

Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1e- Phụng Sự Nhân Loại

05/03/201112:00 SA(Xem: 14956)
Phần Thứ Nhất - Những Quán Tưởng Về Tân Thiên Niên Kỷ - 1e- Phụng Sự Nhân Loại

VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa


PHỤNG SỰ NHÂN LOẠI

Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma,Ngài là một đứa trẻ ngoại lệ. Những thiếu nhi quan tâm đến tương lai của thế giới vừa mới đứng ra thành lập một hiệp hội. Ngài có muốn trao truyền một thông điệp nào cho chúng không?

Tương lai trải dài trước mắt chúng ta quả thật là rất quan trọng. Thiếu nhi là người chịu trách nhiệm trực tiếp với tương lai. Trên căn bản nhận định rằng bản chất con người vốn tốt đẹp, tình cảm yêu thương, tâm địa lương hão của trẻ thơ được phát xuất một cách tự nhiên. Lúc còn bé, đứa trẻ thường không có nhận thức phân biệt giữa một con người này và một con người khác; chẳng hạn như đối với chúng, nụ cười cuả người đối diện quan trọng hơn là chủng tộc, quốc tịch, văn hóa của họ. Tôi yêu mến cái giá trị tốt đẹp của thái độ như thế, nó mang lại cho tôi biết bao hy vọng khi nhìn về tương lai.

Tuy nhiên ta không thể không quan tâm đến một vài phương diện khác của vấn đề. Trẻ con nói chung đều có một tâm hồn nồng hậu, nhân ái; thế nhưng trong một số lãnh vực cuả nền giáo dục mà chúng tiếp thu phần nào đã làm gia tăng sự cách biệt giữa chúng với nhau, tạo nên khoảng cách giữa đứa trẻ này và những đứa trẻ khác. Theo tôi, điều quan trọng là bản chất tốt đẹp của thiếu nhi cần phải được nuôi dưỡng. Điều này có nghĩa là giáo dục phải được hoà điệu nhịp nhàng cùng với bản chất nhân ái sẵn có của trẻ thơ. Thế nên yếu tố quan trọng nhất là chúng cần phải được nuôi dưỡng trong một bầu khí đầy yêu thương, trìu mến. Một cách lý tưởng mà nói thì những phẩm chất của con người cần phải được triển khai cùng với lòng nhân ái, thế nhưng nếu cần phải chọn lựa giữa một bên là những phẩm chất quan trọng chung và bên kia là lòng nhân ái, tôi thường phát biểu rằng tôi sẵn sàng lựa chọn lòng nhân ái.

Những vốn liếng về thông minh và học vấn mà con người tích lũy được dù quan trọng đến thế nào đi nữa cũng chưa đủ để xây đắp tương lai. Tâm hồn của chúng ta cần phải được ươm đầy lòng vị tha thông qua việc học tập những giá trị căn bản của nhân loại, tình yêu đối với tha nhân là một thí dụ.

Hãy để cho lòng nhân ái thẩm thấu vào tâm hồn của mỗi con người và giữ cho tâm hồn của chúng ta luôn ở trong trạng thái tích cực, sinh động. Chúng ta hãy làm phong phú thêm óc thông minh của mình bằng những phẩm chất tốt đẹp này và biết vận dụng một cách khéo léo tất cả những gì mà chúng ta tiếp thu được từ giáo dục để xây dựng cho mình một cuộc sống thỏa mãnhạnh phúc.

Ngài có thể giải thích cho chúng tôi biết tại sao trong xã hội Tây phương, cha mẹ và con cái thường là không thuận thảo với nhau ?

Điều này tôi quả tình không biết. Có quá nhiều yếu tố, điều kiện gây nên những xung đột trong đời sống gia đình, chẳng hạn như thói quen, tập quán hoặc là những khuôn mẫu mà chúng ta đặt để buộc con cái phải tuân theo. Dĩ nhiên quả là điều đáng buồn nếu ta phải chứng kiến sự thiếu vắng tình thương giữa cha mẹ và con cái. Theo tôi chúng ta khó có thể quy trách cho bất cứ yếu tố nào trong chuyện xung đột này. Nguyên nhân thì rất nhiều, thế nên khi tìm cách giải quyết vấn đề ta phải nhìn chúng một cách toàn diện.

Thưa Ngài, những quan điểm của Tây phương về chính trị, kinh tế có vẻ như rất thành công trong thập niên 60, nhưng đã không còn thích hợp trong thập niên 90. Nó không còn làm cho người ta hài lòng nữa. Theo Ngài, làm thế nào để cải thiện tình huống này?

Từ thuở bé đến giờ, tôi rất yêu thích bộ môn khoa học kỹ thuật. Một số người cho rằng sự phát triển của bộ môn này tự nó không phải là điều hoàn toàn đáng mong ước, nhưng theo thiển ý của tôi, không được đúng lắm trong trường hợp này. Tất cả đều tùy thuộc vào thái độ của chính chúng ta. Khoa học kỹ thuật chỉ là phương tiện, công cụ. Nó thực hiện những gì mà chúng ta đòi hỏi, tốt hay xấu hoàn toàn do chính chúng ta làm chủ, quyết định. Như vậy mọi chuyện đềy tùy thuộc vào động cơ thúc đẩyphương cáchchúng ta sử dụng chúng. Tôi nghĩ rằng trong thời đại này tất cả chúng ta đang chứng kiến sự bùng nỗ lớn lao của kiến thức, tuy nhiên do quá chú trọng đến kiến thức, chúng ta đã không quan tâm mấy đến sự phát triển lòng nhân đức, vị tha, bác ái.

Nói như thế, tôi nghĩ rằng mọi việc bây giờ đã có vẻ trở nên sáng tỏ hơn. Con người hẵn nhiên không phải là sản phẩm của máy móc, thế nên khát vọng đạt đến hạnh phúc chân thật không thể nào hoàn toàn nương tựa vào những cảnh huống bên ngoài. Dĩ nhiên chúng ta cũng cần phải có một cuộc sống vật chất tối thiểu, nhưng đó không phải là cỗi nguồn của hạnh phúc. Chúng ta phải tự nỗ lực tìm kiếm ngay chính trong bản thân cuả mỗi chúng ta những nguyên nhân của hạnh phúcthỏa mãn. Chúng phải được phát triển ngay bên trong của mỗi con người. Theo tôi, vấn đề này rất là rõ ràng.

Mặc dù điều này có vẻ như rất khó giải thích, tuy nhiên tôi cũng xin cố gắng để diễn tả điều mà tôi vừa khẳng định. Trước tiên, chúng ta phải nhận thức được rằng hạnh phúc chỉ có thể tìm thấy được trong tâm hồn của chính mình. Những ai nghĩ rằng chỉ có khoa học kỹ thuật là có khả năng giải quyết mọi vấn đề, và với sự tiến bộ trên lãnh vực vật chất, mọi mục tiêu đều có thể đạt tới được, theo tôi đều là những người có quan điểm cực đoan. Chúng ta cần phải nhận thức được những giới hạn của lối tiếp cận như thế. Và một khi chúng ta bắt đầu bằng cách ý thức được những giới hạn này, chúng ta sẽ không bao giờ bị xúc động khi phải đối diện với những chướng ngại bên ngoài.

Theo tôi, mỗi khi phải đối diện với những nỗi khó khăn, tốt nhất là chúng ta chớ vội đi sâu vào vấn đề, thay vì nên lùi lại, nhìn ngắm chúng với một tâm hồn rộng mở, đặt chúng vào trong mộr bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Bằng cách này tôi tin rằng chúng ta sẽ rất dễ dàng tìm ra những giải pháp. Cụ thể hơn như khi chúng ta phải đối đầu với những vấn đề nghiêm trọng, nếu ta không đứng tách ra ngoài để nhìn vấn đềtìm cách đối phó, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì cả, những khó khăn sẽ trở nên nặng nề và chúng ta sẽ rơi vào trạng huống tiêu cực hơn. Ngược lại, nếu chúng ta quan sát chúng từ xa, tiếp cận chúng với một thái độ rộng mở, khảo sát vấn nạn từ mỗi góc cạnh, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy được những trạng huống tích cực của vấn đề.

Tôi nghĩ rằng quả là điều quan trọng nếu chúng ta biết tổng hợp trí óc thông minh tự nhiên sẵn có của mình cùng với lòng can đảm để có thể phát triển lòng tự tin trong mỗi chúng ta. Kinh nghiệm cá nhân cho tôi biết thái độ này rất ích lợi cho sự bình an của tâm hồn.

Thưa Ngài, bằng những phương sách nào, các chính khách có thể mang lại cho quần chúng hạnh phúc hơn?

Theo tôi vấn đề này không phải chỉ đặt ra cho giới chính khách mà thôi. Nó liên hệ đến tất cả mọi giới: giáo viên, nhà khoa học, lý thuyết gia chính trị, chuyên gia tâm lý, nói chung là tất cả những ai đang hoạt động trên các lãnh vực khoa học về tâm trí, tinh thần. Một cách cụ thể, tất cả mọi người đều phải tự tìm kiếm cho mình những phương cách để mang lại sự bình an tâm hồn. Y khoa càng ngày càng khám phá thêm những mối liên hệ mật thiết giữa sự thanh thản tâm hồnsức khỏe thể xác. Những nghiên cứu như thế đáng được đẩy mạnh thêm.

Bên cạnh đó, theo tôi lãnh vực truyền thông cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong chuyện này. Ngành truyền thông của chúng ta hiện đang ở vào thời đại tân tiến, cho nên tôi tin chắc chúng có thể đảm nhiệm được công việc như những nhà giáo dục nhằm kích thích tâm hồn của con người. Những ký giả vì thế cũng mang một sứ mệnh quan trọng.

Nhân đây tôi cũng xin được bày tỏ đôi điều về vấn đề này. Tôi nghĩ là ngành truyền thông đại chúng hiện đang quá chú trọng đến việc khai thác các khía cạnh tiêu cực trong đời sống xã hội; điều này đã tạo cho công luận có một ấn tượng tiêu cực về bản chất của nhân loại nói chung. Thông thường, một khi bạn mang một ấn tượng như thế, bạn sẽ rất dễ dàng sinh ra chán nản, và thực tế cho thấy là người ta mất đi niềm hy vọng để sống.

Nhân loại -mặc dù được coi như một đại gia đình- đã phải gánh chịu khổ đau bởi rất nhiều vấn nạn.Thế nhưng cho dù con người phải đối diện với vô vàn những khó khăn như thế, ta vẫn có khả năng chuyển hóa chúng. Chúng ta có thể cải thiện hoàn cảnh sống bởi vì thiện tâmlòng nhân ái là một phần của bản chất con người. Nếu chúng ta biết phối hợp trí óc thông minh của mình với sự thúc đẩy của lòng nhân ái, chúng ta có khả năng thay đổi cuộc sống của chúng ta và qua đó, chuyển hóa xã hội. Tôi nghĩ rằng đây là điểm căn bản.

Điều này giải thích tại sao tôi luôn quan niệm rằng khi cần phải đối phó với những vấn đề liên quan đến con người, điều tốt nhất là ta nên cân nhắc kỹ lưỡng. Tất cả những trạng huống tiêu cực của nhân loại dĩ nhiên không phải là không quan trọng, nó cho báo chí những tin hay. Tuy nhiên đồng thời ta cũng đừng nên bỏ qua khía cạnh tích cực của đời sống vốn được xây dựng trên bản chất tốt đẹptrí tuệ của con người.

Gần đây tại một số quốc gia đã có những cuộc thảo luận liên quan đến vai trò của truyền thông đại chúng. Những gì cần phải được tường thuật? Tường thuật như thế nào? Những phần nào liên quan đến đời tư của con ngườitruyền thông không được đụng tới? Tôi cũng có một vài thiển ý liên quan đến những vấn đề này, đặc biệt là những lãnh vực mà các nhà lãnh đạo thường quan tâm. Trong thời gian qua thực tế cho thấy là đã có một số các khuôn mặt lãnh đạo lạm dụng chức quyền, họ không hề tuân thủ một chút nào về nguyên tắc đạo đức hoặc ý thức kỹ luật tự giác. Đối với những trường hợp như vậy, tôi nghĩ rằng ngành truyền thông có quyền kiểm chứng và phơi bày cho công luận biết những tệ trạng như thế, đó là lý do tại sao tôi ủng hộ những hoạt động của họ và đánh giá cao khả năng điều tra tìm tòi của người ký giả, có thể chỏ mũi vào bất cứ nơi nào.

Một con người lương thiện không thể có sự mâu thuẫn nào giữa dáng vẽ bên ngoài và đời sống nội tâm của họ. Tôi nghĩ rằng ngành truyền thông cần cho công luận thấy một vài khuôn mặt nổi tiếng đã khéo léo che dấu con người thật của họ bằng một mả ngoài rất lịch sự, dễ thương. Trong những trường hợp như thế, tốt hơn là ta đành phải chấp nhận chuyện xâm phạm đời tư cá nhân, tuy nhiên, xin đừng quên rằng mục đích chung cùng của chúng taphụng sự nhân loại trong ý hướng cải thiện xã hội.

Điều này không cho phép ta làm việc cẩu thả, sai lầm hoặc bị lôi kéo bởi những động cơ tiêu cực. Tôi quan niệm rằng nếu chúng ta không chịu phơi bày ra những mặt xấu xa của xã hội chẳng hạn như ma túy, sát nhân, sách nhiễu tình dục, khai thác trẻ con... ngày qua ngày, những người lương thiện sẽ vẫn còn tiếp tục hứng chịu những đau khổ gây ra bởi những tệ nạn này. Nếu chúng ta biết giải thích mọi việc một cách sáng tỏ, công luận từ đó sẽ quan tâm đến vấn đềtìm ra những phương thức làm giảm thiểu khổ đau.

Tôi cũng nhận thấy rằng khi người ta nói về luân lý, đạo đức người ta thường liên hệ những phẩm chất này với những ý niệm tôn giáo. Theo tôi, một việc khá quan trọng là ta cần nên tách rời giữa hai ý niệm đạo đứctôn giáo. Tôn giáo dĩ nhiên giúp ta củng cố, trợ lực và phát triển đạo đức; thế nhưng khi ta nói đến những khái niệm như lòng vị tha, tình huynh đệ chúng ta nên nhận thức rằng những tiêu chuẩn đạo đức này tự nó hiện hữu, độc lập đối với mọi tôn giáo, bởi vì những tình cảm này được hình thành do bản chất tự nhiên của con người -tình nhân ái và lòng thương yêu.

Thưa Ngài, quan niệm của Ngài như thế nào về việc kiểm soát sinh sản và Ngài có ý kiến gì về việc phá thai?

Để trả lời cho câu hỏi này tôi thường giải thích theo quan điểm của người Phật tử vốn quan niệm rằng đời sống của tất cả mọi loài chúng sanh, kể cả côn trùng sâu bọ và đặc biệtcon người, đều rất qúy giá. Nếu nhìn vấn đề như thế thì tất cả mọi hình thứckiểm soát sinh sản đều cần phải được ngăn cấm. Tuy nhiên những sinh mạng qúy giá đó nay đã đạt đến một số lượng đáng kể, thế nên chúng ta không thể không khẩn thiết kêu gọi mọi người phải quan tâm đến vấn đề hạn chế sinh sản một cách nghiêm túc, vì đó là phương cách duy nhất để hạn chế tình trạngï gia tăng dân số. Như tôi đã từng đề cập, khi mà tài nguyên của trái đất đang khô kiệt dần, tôi chấp nhận chuyện hạn chế sinh sản một cách bất bạo động.

Còn phá thai là một chuyện khác, đó là một hành động sát nhân. Truyền thống Giới Luật Phật giáo chỉ rõ rằng ta không được giết hại con người, cho dù đó là một bào thai. Tuy nhiên không phải là không có những trường hợp ngoại lệ mà ta phải xem xét, chẳng hạn như đó là nguồn gốc gây nên sự khổ đau trầm trọng cho một thành viên trong gia đình, ví dụ một bà mẹ mang thai có nguy cơ tử vong lúc lâm bồn hoặc những người có thể sinh ra quái thai.

Thưa Ngài, làm thế nào để giúp đỡ những người mang những khổ đau thể xác lớn lao, những người không đủ sức khoẻ để có thể theo đuổi con đường dẫn đến giác ngộ?

Có nhiều loại bệnh hoạn về thể chất khác nhau. Những loại tạo ra những ảnh hưởng trầm trọng đến tâm trí của bệnh nhân thì quả thật là rất đáng thương và bi đát; thế nhưng có những loại chỉ gây nên những đau đớn về thể xác, như là các bệnh kinh niên, bán thân bất toại hoặc tạo ra những biến chứng trầm trọng, nhưng tâm trí người bệnh vẫn tỉnh táo và như vậy họ có thể dự phần vào các sinh hoạt tâm linh ở một mức độ nào đó.

Sự học hỏi Giáo Pháp không phải là một hoạt động về lãnh vực thể chất mà đòi hỏi sự vận dụng tâm trí và một thái độ tâm linh cần thiết. Những ai đang đau đớn có thể được hướng dẫn để quán tưởng về các đề mục tham thiền như tình yêu thương, lòng can đảm, về đức tin cũng như tinh thần từ bi, nhân ái; những việc này sẽ tạo cho họ thêm tin tưởng cũng như làm cho đời sống của họ trở nên có ý nghĩagiá trị hơn. Tuy nhiên sự hướng dẫn phải được thực hiện một cách khéo léo.

Thưa Ngài, ta có thể làm được gì khi một người biết mình đang bị bệnh AIDS hoặc một căn bệnh bất trị khác?

Một lần nữa, theo tôi những phản ứng của một người trước loại bệnh hoạn như thế đều tùy thuộc vào mức độ tham dự vào những sinh hoạt tâm linh của họ. Tôi không biết phải nói như thế nào đối với những kẻ vô thần hoặc không có một niềm tin tôn giáo cụ thể nào. Tuy nhiên điều tôi muốn trình bày ở đây là dù thế nào đi nữa, chúng ta không nên bỏ rơi hoặc gạt họ ra bên lề xã hội và như thế ta có thể làm giảm thiểu được sự khổ đau gây nên bởi cảm giác bị hất hủi, tuyệt vọng, không được che chở nơi họ. Chúng ta phải cho người bệnh thấy là họ không bao giờ bị gạt ra ngoài. Đó là trách nhiệm lớn lao của xã hội.

Nếu một người không còn một mảy may hy vọng nào sống sót -ví dụ như đang ở trong trạng thái hôn mê chẳng hạn- có phải là điều quan trọng nếu ta kéo dài sự sống của họ một cách giả tạo? Chúng ta có tạo nghiệp hay không khi phải chấm dứt sự sống không ngoài mục đích ngăn chặn những đau đớn không cần thiết khác?

Chúng ta hãy nhìn vấn nạn này trên quan điểm của người bệnh. Tâm trí của họ có còn tỉnh táo, lý trí của họ có đủ khả năng để suy luận hay không? Nếu còn đủ, một điều rất quan trọng là ta phải để cho họ sống, dù chỉ trong một ngày hay một buổi để may ra họ có thể có cơ hội phát triển trạng thái đức hạnh về mặt tâm linh như lòng từ bi và hỷ xả chẳng hạn. Trong trường hợp bệnh nhân đang ở trong trạng thái hôn mê bất tỉnh, tâm trí không còn hoạt động nữa, ta cần nên xem xét một số yếu tố khác, chẳng hạn như ý muốn của những người thân trong gia đình cũng như quyết định ai sẽ là người trách nhiệm đứng ra chấm dứt sự sống. Như vậy quả tình vấn đề không phải là đơn giản, ta không thể có câu trả lời trên căn bản những lời khuyên thông thường.

Tuy nhiên quan trọng hơn cả là chúng ta cần phải xem xét động cơ đàng sau mỗi hành động. Đạo Phật dạy chúng ta không nên huỷ diệt sự sống của bất kỳ sinh vật nào. Nếu một người đang đau đớn, họ phải chấp nhận hoàn cảnh khổ đau đó để thanh lọc nó. Tuy nhiên qủa là một lầm lẫn lớn nếu ta không thèm đếm xỉa đến nỗi khổ đau của người khác, xem đó là nghiệp qủa mà họ phải gánh chịu và ta không thể làm gì được. Mỗi chúng ta đã và đang tích lũy một nghiệp qủa riêng.

Nó đã được thu nhận, và tiềm ẩn trong mỗi con người. Tương lai vì thế nằm ở trong tay của chính chúng ta chứ không ai khác. Những khó khăn trở ngại, những bệnh tật, khiếm khuyết... là kết qủa của những tác hành mà chúng ta phạm phải trong quá khứ, rất khó mà trốn chạy được. Đối diện với bệnh hoạn và khổ đau người ta thường tìm đủ mọi cách để tránh né chúng, cố làm vơi bớt đi những gánh nặng khó khăn; và cho dù ngay cả khi trực nhận thấy rằng ta không đủ lực để chữa trị hay làm khuây khoả, ta phải nên nhớ rằng tất cả những vấn nạn này đều là kết quả của những tác hành mà ta đã gây ra trong quá khứ.

Làm thế nào để giúp đỡ một người đang ở trong trạng thái hôn mê ?

Nếu đó là một người có tín ngưỡng, ta nên giúp họ theo quy cách tôn giáo mà họ đang tu tập. Cá nhân tôi không thể đưa ra một giải đáp chắc chắn nào trước cả. Riêng đối với quan điểm của một Phật tử,tôi nghĩ là con người nên biết cách chuẩn bị cho mình trước khi sự việc bi đát xảy ra bởi vì một khi đã rơi vào trạng thái hôn mê, quả thật là hơi muộn màng khi nói đến chuyện tâm linh.

Làm thế nào để một người có thể thoát khỏi tình trạng nghiện rượu?

Theo tôi, tốt nhất là ta nên tìm kiếm lời khuyên từ những bác sĩ chuyên môn. Tạm thời hãy để qua một bên bất cứ những niềm tin tôn giáo của người đó, điều dễ dàng nhất là ta cứ nhìn vào và nhận thức được những tổn hại gây ra do việc rượu chè quá độ cả trên hai bình diện tinh thần lẫn thể xác, để hiểu được rằng do nghiện ngập ta đã bị người đời xa lánh, cô lập. Một khi đã có một cái nhìn rõ ràng về mặt bất lợi của việc nghiện rượu và phát triển được lòng quyết tâm từ bỏ nghiện ngập, tôi tin chắc là bạn có thể thay đổi được đời mình. Tuy nhiên nếu bạn không đủ ý chínghị lực để có được một thái độ tích cực, tốt nhất là hãy nên đến các trung tâm y khoa chuyên chữa trị về cai rượu hầu như bây giờ đều có mặt khắp nơi.

Khi một người Tây Tạng giết một con trâu để nuôi sống gia đình, có phải họ đã gây ra một ác nghiệp? Hoặc khi một cận vệ phải giết kẻ khác để bảo vệ sinh mạng của Ngài? Chúng ta giải thích như thế nào về những trường hợp trên?

Dĩ nhiên đó đều là những hành động bất thiện. Tuy nhiên nghiệp tác động vào mỗi hành động của chúng ta dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như ý hướng thúc đẩy hành động, sự hành động và những ý tưởng theo sau hành động đó.

Thưa Ngài, những gì được xem như là những thái độ tình dục không đúng đắn? Ngài nghĩ như thế nào về đồng tình luyến ái?

Tùy thuộc vào các yếu tố như cơ quan sinh dục, thời giankhông gian mà một số hành động được coi như là không đúng đắn chẳng hạn như giao cấu không đúng chỗ trên bộ phận của cơ thể hoặc xảy ra không hợp thời hợp chốn. Đây là những hành động mà người Phật tử xem là vô luân về mặt tình dục. Miệng và hậu môn dĩ nhiên không được coi là những bộ phận sinh dục, sử dụng các bộ phận này trong việc giao cấu, dù nam hay nữ đều được coi như là vô luân trong tình dục. Ngay cả thủ dâm cũng thế.

Giao cấu vào ban ngày cũng được coi như là vô luân, ngay cả việc giao cấu với người bạn tình mà họ đang tuân thủ một số nguyên tắc đạo đức, hạnh nguyện dù chỉ là tạm thời, chẳng hạn như từ khước ham muốn tình dục, sống độc thân... Bắt buộc người khác phải giao cấu với mình cũng được liệt vào loại liên hệ tình dục không đúng thời, đúng lúc.

Giao cấu không đúng chỗ nếu được xảy ra tại những nơi như chùa chiền, chỗ thờ phượng, hoặc bất cứ nơi nào mà một trong những người bạn tình cảm thấy không thoải mái. Một hành động tình dục được coi là đúng đắn khi đôi vợ chồng sử dụng các bộ phận chức năng sinh dục trong việc giao cấu, không có một ngoại lệ nào khác. Làm tình với gái điếm do chính mì nh trả tiền mà không phải là một người thứ ba nào khác, ngược lại không được xem như là hành vi không đúng đắn. Tất cả những thí dụ vừa nói nêu ra một số khái niệm thế nào là đúng và không đúng đắn trong thái độ tình dục theo quan điểm đạo đức của Phật giáo.



Đồng tình luyến ái, bất luận là giữa người nam hay người nữ, đều được xem là những liên hệ tình dục không đúng đắn. Xin được nhắc lại một lần nữa rằng những gì được coi là không đúng đắn nếu sử dụng các bộ phận không xứng hợp trong chuyện giao hợp. Vấn đề này như thế có lẽ đã sáng tỏ?

Thưa Ngài, Phật giáo giải thích như thế nào về vấn đề ý thức đối với các sinh vật bé nhỏ như côn trùng hay vi trùng chẳng hạn? Phải chăng tất cả các loài hữu tình đều có ý thức? Còn cây cỏ, đất đá thì sao, chúng có vẻ như là những vật vô tình? Phải chăng cây cỏ cũng có Phật tánh?

Tôi đã từng thảo luận vấn đề này với các nhà khoa học. Không nhiều thì ít, chúng tôi đã đồng ý với nhau trên quan điểm rằng mọi vật có thể tự mình chuyển động được -đặc tính mà cây cối không có- đều có ý thức, linh hồn. Dĩ nhiên rễ cây cũng chuyển động khi chúng phát triển, tuy nhiên đây không phải là chuyển động tự nó mà chỉ được xảy ra khi cây cối tăng trưởng. Vì thế ta không thể gọi cây cối là “chúng sanh”, tức là có linh hồn. Tuy nhiên ta có thể kết luận rằng một tế bào vi tế nhất, tế bào amíp chẳng hạn, vẫn được coi như là một sinh vật vì nó có khả năng tự chuyển động.

Một khi đã không xem các loại rau cỏ là sinh vật, ta không thể xem chúng là có Phật tánh. Đối với một số loài cây ăn thịt, tôi không có khả năng phán đoán khả năng giăng bẩy bắt mồi của chúng là do chúng có ý thức hay chỉ là kết quả của một phản ứng thuần túy hóa học. Vấn đề này xin được mở rộng để thảo luận. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ta không thể không đặt vấn đề. Đóa hoa này chẳng hạn, được xem như là loài vô tình -tức là không có linh hồn- hay là một chúng sanh? Chúng ta thỉnh thoảng được phép nêu lên nghi vấn bởi vì trong một số kinh sách Phật giáo đã từng đề cập đến các loài chúng sanh có thể được xuất hiện dưới dạng thể của loài vô tình hay cây cối,v.v... Bởi lẽ đó, chúng ta cũng không thể khẳng định dứt khoát rằng một đóa hoa có phải là sinh vật hay không, vì lẽ chúng ta không thể biết được một chúng sanh đang hoá hiện ra dưới hình thức như thế.

Phật giáo quan tâm mạnh mẽ đến việc bảo vệ thiên nhiên, cây cỏ, không phải vì chúng là loài hữu tình, là những tạo vật có thể đánh động lòng từ bi thương xót nơi chúng ta mà bởi vì thiên nhiên tự nó chính là môi trường sống, cũng như bảo vệ sự sống còn của muôn loài sinh vật. Nếu một thành phố bị hỏa thiêu thành tro bụi, có phải là một số lượng rất lớn những mái ấm gia đình của con người đã bị hủy diệt? Cũng thế, sự tàn phá thiên nhiên cũng chẳng khác gì hơn, bởi vì một số lượng lớn loài vật sẽ bị mất đi nguồn thực phẩm, chỗ cư trú, tức là mất đi khả năng sinh tồn.

Đối với các loài vi khuẩn, theo kinh sách Phật giáo, cơ thể của chúng ta chứa một số lượng đáng kể. Người ta ước tính ra là có thể có hơn 80,000 loại như thế, đây là một con số khá lớn. Ở vào chiều kích nào, trình độ tiến hoá nào những vi sinh vật này có thể được coi như là những chúng sanh? Tôi không thể nói thêm được điều gì ngoại trừ cho rằng các sinh vật bé nhỏ, súc vậr -nếu chúng ta quan niệm chúng là súc vật hẵn nhiên là chúng phải có một số hình thức sinh hoạt của loài hữu tình- vì thế chúng ta có thể xem chúng là có linh hồn.

Thưa Ngài, xin Ngài giải thích cho chúng tôi khái niệm về cộng nghiệp, ví dụ nghiệp lực của một quốc gia như Cam Bốt, Tây Tạng? Cộng nghiệp của các quốc gia này đã được biểu hiện như thế nào?

Chúng ta có thể nhận thức được thế nào là cộng nghiệp của một quốc gia. Thế nhưng cho dù các nghiệp quả được tích lũy của một cá nhân và chung một nhóm người có thể được phát tác đồng lúc, điều này không nhất thiết là tất cả nghiệp lực của họ đều được gây ra bởi cùng một thời điểm giống nhau. Tôi không tin rằng tất cả những nguyên nhân của cộng nghiệp được tạo ra cùng một lúc mà đó là kết quả của từng cá nhân gây ra ở những thời điểm khác nhau. Lực của những tác hành này cộng thêm với những yếu tố khác đã tạo nên cộng nghiệp mà qua đó một nhóm người hay cả một quốc gia phải hứng chịu.

Có một số tội phạm chiến tranh tại các quốc gia Âu Châu, cụ thể là Đông Âu và một vài quốc gia khác tại Á Châu, như Cam Bốt, Việt Nam chưa hề bao giờ bị truy tố hoặc ngay cả trong vài trường hợp nhận được sự khoan hồng trước khi bị mang ra xét xử. Ngài nghĩ như thế nào về chuyện này?

Thật quả là điều hổ thẹn khi nhìn thấy một số quốc gia vừa mới được giải thoát khỏi ách chuyên chế độc tài hồi gần đây lại quay ra oán hờn và trả thù trả oán lẫn nhau trong khi lẽ ra người ta nên chấp nhậntha thứ cho nhau. Đối với các quốc gia vừa mới được hưởng tự do dân chủ, đây không phải là thời điểm để rửa hờn và thanh thỏa chuyện cũ. Trái lại đây chính là lúc cần tập trung nỗ lực để xây dựng quốc gia, tái tạo xã hội. Tôi vẫn luôn nêu lên những cảm nghĩ này mỗi khi có dịp thăm viếng các quốc gia đó. Riêng tại Trung quốc, mặc dù nền kinh tế đã được giải phóng nhưng họ vẫn theo đuổi một chế độ chính trị độc tài áp bức. Tình trạng vi phạm nhân quyền xảy r a khắp nơi, đặc biệt là tại các khu vực của sắc dân thiểu số, cụ thể là Tây Tạng, trên thực tế là một quốc gia đang bị họ chiếm đóng.

Tôi rất mực hoan hỷ và khâm phục các hoạt động cao quý của những tổ chức như Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã làm việc với tinh thần cực kỳ thành khẩn, rất có hiệu quả và nhiệt tình trong lãnh vực bảo vệ quyền làm người.

Thưa Ngài, Ngài đã từng nói đến việc tài giảm vũ khí cần đi đôi với việc giải trừ quân bị ngay chính trong tâm hồn của mỗi con người. Chúng tôi rất muốn được biết thêm làm thế nào đểø giải trừ quân bị ngay chính trong tâm hồn của mỗi người trong khi chúng ta hàng ngày đã phải đối mặt với kẻ thù, và hận thù thì ngự trị khắp nơi. Trong cuốn sách The Ways of the Heart, Ngài có gợi ý về việc thành lập một quân lực quốc tế cho tương lai. Như vậy tổ chức này theo Ngài, sẽ hoạt động như thế nào trong khi Ngài là người chủ trương bất bạo động? Đội quân này có được võ trang hay không?

Mọi người đều biết rất rõ rằng khả năng giết chóc lẫn nhau giữa con người vẫn còn tồn tại khi nào mà vũ khí vẫn còn vung lên giữa các quốc gia hay đơn giản hơn ngay trong nội bộ của chính mỗi quốc gia. Dù bất cứ trường hợp nào đi nữa chúng ta cũng cần phải làm một cái gì đó để chận đứng tệ trạng buôn lậu vũ khí bởi vì tình huống ngày càng trở nên kinh khủng và vô trách nhiệm. Hãy suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh đến các vấn nạn về quân bị và vũ trang: Nếu nhìn vấn đề một cách thấu đáo ta thấy rằng các học viện quân sự là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đổ vỡ hủy diệt và mối kinh hoàng ngự trị trên trái đất này bắt nguồn từ vũ khí. Thế nên mối hiểm họa xung đột vẫn luôn luôn có cơ may xảy ra khi mà các trung tâm quân sự vẫn còn hiện hữu, dù là ở phe này hay phe kia.

Đó là lý do giải thích tại sao việc giải trừ quân bị là điều cần thiết, dĩ nhiên cần được tiến hành từ từ từng bước một. Đầu tiên nên bắt đầu bằng việc giải giới vũ khí nguyên tử, tiếp theoloại bỏ các loại vũ khí hóa học, sinh học và cuối cùngcác loại vũ khí của chiến tranh quy ước. Trước hết ta cần phải có sự đảm bảo quốc tế để theo dõi tiến trình này, kể cả kiểm soát việc buôn bán vũ khí, lãnh vực mà không thiếu gì những kẻ vô lương tâm đang hoạt động. Để giám sát việc giải trừ quân bị, có thể là chúng ta cần có một cơ quan pháp lý, hình thức giống như cảnh sát quốc tế.

Tổ chức Liên Hiệp Quốc gần đây đã tham dự khá nhiều vào các hoạt động quân sự giải phóng, chúng ta cũng cần một lực lượng như thế trong phạm vi khu vực hay toàn cầu để giám sát công tác hoàn toàn giải trừ quân bị một quốc gia. Lực lượng hỗn hợp này trong ý tưởng của tôi chẳng khác gì lực lượng kiểm soát hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Với cung cách này mỗi chúng ta có thể sẽ trở thành một vị Bồ Tát, và dĩ nhiên, lực lượng này không cần phải trang bị vũ khí! Tuy thế tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề rất khó khăn.

Có thể một số người đã không hiểu ý nghĩa của việc giải trừ quân bị ngay chính trong tâm hồn của mỗi con người. Theo tôi, kẻ thù tồi tệ nhất cuả chúng ta là sự thù hận. Đó cũng chính là kẻ thù của sự an bình tâm hồn, của tình thân hữu và hoà điệu giữa con người, là ba yếu tố then chốt trong việc triển khai tích cực nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp. Hận thù phải được tiết giảm để cho từ bithiện cảm lên ngôi. Đó chính là khái niệm về giải trừ quân bị trong tâm hồn mà tôi đã từng đề cập.

Thưa Ngài, xin Ngài nêu bật những đặc điểm của nhân loại?

Dĩ nhiên đây là câu hỏi liên quan trực tiếp đến thực tại của thế giới hiện tượng vốn có nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ cao nhất, chúng ta không thể nào tìm ra được sự hiện hữu tuyệt đối của cái mà ta gọi là thực tại.

Tuy nhiên thông thường mà nói, tôi luôn cho rằng thực tính của nhân loại chính là lòng nhân ái. Giáo dụckiến thức đồng thời cũng mang lại những phẩm chất tốt đẹp khác, thế nhưng nếu ta muốn trở thành một con người đúng nghĩa cũng như mang lại ý nghĩa thoả đáng cho sự hiện hữu của mình, ta cần phảithiện tâm.

Cái gì nối kết Pháp với hạnh phúc? Phải chăng là cảm thụ?

Khi nói đến hạnh phúc ta nói đến hai trạng thái khác nhau: thứ nhất, hạnh phúc được hiểu như là một cảm giác hài lòng thỏa mãn, một thứ kinh nghiệm dễ chịu; mặt khác, hạnh phúc còn là những gì mang lại cho tâm hồn ta những hân hoan sâu lắng hơn. Khi bạn tưởng đến Pháp và đi vào thực hành, bạn được xem như là đang tích lũy công đức, bởi vì tất cả mọi loại hạnh phúcthỏa mãn đều là kết qủa trực tiếp hay gián tiếp của các tác hành tích cực, tốt đẹp. Tôi có cần phải khẳng định thêm một lần nữa rằng tham dự vào các hoạt động tinh thần lành mạnhcon đường ngắn nhất dẫn đến an lạc, thanh thản tâm hồn? Bình an, thanh thản tâm hồnthể không nhất thiết được cảm nhận như là một cảm giác đặc biệt, thế nhưng nó xúc tác trên cảm xúc thể chất tạo ra niềm vui, hạnh phúc.

Thanh bìnhan lạc của Niết Bàn không tạo ra một thực trạng thuộc về thế giới cảm xúc mà là một trạng thái hoàn toàn giải thoát khỏi khổ đau cùng những mối dây ràng buộc ta vào vòng luẩn quẩn của sinh tử luân hồi. Từ cái nhìn này, đây chính là trạng thái hạnh phúc vĩnh cữu. Phật qủa vì thế cũng đồng nghĩa với cực lạc, tuyệt đối hạnh phúc. Nếu qúy vị muốn đi một bước xa hơn và hỏi tôi: Như vậy cái gì là bản chất của cái gọi là cực lạc này ?, tôi bắt buộc phải trả lời rằng đây là điều không thể thấu đáo, không thể nghĩ bàn, hoàn toàn vượt ra ngoài khả năng tinh thần của chúng ta.

Làm thế nào để có thể phát triển được sự can đảm tinh thần? Phải chăng đây là một thuộc tính tích cực?

Không còn nghi ngờ gì nữa, can đảm là một thái độ tích cựccần thiết. Nếu bạn thiếu can đảm, hãy luôn luôn tự nhắc nhở mình: “Tôi sẽ can đảm, Tôi sẽ can đảm,” vàphải kiên trì suy nghĩ như thế mãi.

Lòng can đảm có thể được phát triển bằng cách nào? Trước tiên bạn phải có khả năng nhận biết mỗi loại tình cảm để có thể cô lập những loại thường gây kích động và phiền nhiễu đến tâm hồn của mình. Bạn biết được loại tình cảm tiêu cực này, thường là những loại tình cảm vụn vặt không quan trọng -không hợp lý, không chính đáng, làm cho tâm hồn của bạn phản ứng một cách bối rối, kích động. Trong khi đó các loại tình cảm khác như lòng từ bi, tình thương, nhân ái là những tình cảm căn bản lành mạnhtích cực. Nếu luôn suy nghĩ đến chúng sẽ làm bạn tăng trưởng lòng can đảmsức mạnh đạo đức; và khi bạn quán tưởng sâu xa đến bản chất bất toại của chu kỳ cuộc sống, nó sẽ dấy lên trong lòng bạn những tình cảm đột biến thay đổi sâu xa, tạo nên một nhu cầu khẩn thiết phải tự giải phóng cho chính mình ra khỏi những hệ lụy đó.

Xu hướng mạnh mẽ này mà mục tiêu chính là nhằm giải thoát mình ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, chính là điều mà tôi cho là trạng thái tích cực của tâm hồn -không nhất thiết là bạn phải đạt đến 100%- bởi vì nó được bắt nguồn từ một tiến trình tư duy lành mạnh cũng như những lý luận đã được thực chứng bởi kinh nghiệm. Cũng như khi ta phân chia việc tu tập Đại thừa ra làm hai phạm vi: pháp, cũng còn được gọi là phương tiện thiện xảo, và trí huệ- tôi nghĩ là chúng ta có thể đồng hoá những phẩm chất này với pháp và xem trí thông minh như là trí huệ. Chắc chắn là pháp tương ứng với những khía cạnh tích cực của phản ứngtrí huệ chính là sự biểu hiện trí thông minh của chúng ta.

Bây giờ nói đến chuyện làm thế nào để phát triển lòng can đảm, đây qủa là một vấn đề khó nuốt! Tuy nhiên thực ra, tôi tin một cách chắc chắn rằng toàn bộ cuốn Nhập bồ đề hành kinh (Bhodicharyavatara) của Bồ Tát Tịch Thiên (Shantideva), ngay từ những dòng đầu tiên của chương nhất cho đến đoạn cuối của chương mười và phần kết luận đều nêu lên chủ đề về con đường đưa đến tỉnh thức cũng như phương thức tu dưỡng lòng can đảmquyết tâm. Tuy nhiên tùy theo căn cơ, tâm tínhtrình độ thông minh khác nhau của mỗi cá nhân, có người có thể ưa thích giá trị của kỹ thuật được đưa ra trong cuốn sách này nhưng cũng có người lại chọn một đường lối khác hơn.

Tôi hoàn toàn tâm đắc với câu nói sau đây của Geshe Potawa: “Vòng luân hồi sinh tử không có điểm khởi đầu cũng như nguồn gốc cho nên nó không thể tự chấm dứt. Ta không thể so sánh nó như một trái cây trên cành, cho dù không ai chăm sóc vẫn lớn lên, chín tới và rơi rụng khi bắt đầu thối rửa.” Thế cho nên một khi bạn cảm thấy chán ngán cái vòng luẩn quẩn của tử sinh và có ý hướng muốn tìm cách phá vỡ nó để thoát ra, thật là sai lầm khi khoanh tay ngồi chờ sự giải thoát tìm đến với bạn. Thời gian tự nó không thể mang đến sự chấm dứt của vòng sinh tử. Bạn phải là người chủ động từ đầu; bạn phải khởi đi một cách có ý thức từ bước đầu tiên nhằm đảo ngược tiến trình của vòng luân hồi sinh tử. Khoanh tay ngồi chờ dòng sinh tử tự chấm dứt chỉ là hy vọng hảo huyền, nếu không nói là biểu hiện của một cuộc sống vô nghĩa.

Thưa Ngài, vô chấp và vô phân biệt khác biệt nhau như thế nào?

Hoàn toàn khác nhau. Vô phân biệt bao hàm một thái độ hoàn toàn xả bỏ trước đối tượng, trong khi vô chấp vẫn còn mang một vài vướng mắc, dính líu.

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta nên hiểu thế nào là chấp trước. Có hai loại chấp trước: Loại thứ nhất được gây ra do trạng thái tâm hồn bị quấy đục bởi dục vọng hoặc các yếu tố tâm linh tiêu cực khác và do đó cần phải được loại bỏ. Loại thứ hai là sự lôi cuốn bởi các đối tượng của lòng từ bi -sự lôi cuốn này không phải là kết quả của những tình cảm hay tư tưởng tiêu cực- do đó cần phải được đào sâucủng cố.

Khi chúng ta thực tập thiền định về tánh không, chúng ta làm công việc giải trừ những kiến thức sai lầm về hiện tượng và sự vật, những kiến thức sai lầm đã làm cho chúng ta tin chắc rằng mọi vật đều bền vữnghiện hữu một cách độc lập. Thật là điều quan trọng để sửa chữa những kiến giải sai lầm này, tuy nhiên trong nỗ lực nhằm nâng cao tiềm năng của những phẩm chất lành mạnhtích cực cũng như loại bỏ các xu hướng tiêu cực, độc hại trong mỗi chúng ta, quả là điều khó khăn khi giữ cho ý thức của ta luôn luôn tỉnh táo để có thể phân biệt được cái nào nên trau dồi cái nào nên loại bỏ. Những tính năng phân biệt của chúng ta như thế vẫn còn nguyên vẹn.

Cũng cùng một tâm cảnh như thế, vị Bồ tát phải nhổ đến tận gốc rễ và loại bỏ hoàn toàn tính kiêu căng tự phụ. Một vị Bồ tát khiêm nhường phải tự hạ mình trước mọi loài chúng sanh, đây là điều hoàn toàn tự nhiên. Điều này chẳng mảy may cản trở cái năng lực phi thường và lòng dũng cảm tuyệt vời của Bồ tát trong tâm nguyện giải thoát mọi loài chúng sanh ra khỏi khổ nạn. Tâm đại từ bi này, vốn đã không còn bị vướng mắc bởi mọi hình thức chấp trước tiêu cực, là một thí dụ chứng tỏ cho thấy thái độ dính líu tích cực ở một mức độ quan trọng lớn lao hơn cho phúc lợi của kẻ khác thay vì cho hạnh phúc của riêng cá nhân mình.

Một người biết sử dụng trí thông minh của mình song song với việc thực hành tu dưỡng tinh thần, tức là nếu cần thiết, sử dụng cả pháp cùng với những tính năng sáng tạo của tâm thần, họ sẽ học được cách khám phá ra những sắc thái vi tế giữa một bên chỉ biết chăm sóc đến bản ngả của mình, một hình thức của chấp trước, và bên kia là những tình cảm cao thượng biết cống hiến đời mình cho hạnh phúc tha nhân. Chỉ có sự hoà hợp duy nhất giữa pháp và trí huệ mới có thể đưa ta đến sự phát triển các tính năng vững chắc của nhận thức phân biệt.

Thế cho nên tôi thường phát biểu rằng khi nói đến bản ngã tức là cũng đồng thời nói đến một ý thức tự giác vững mạnh. Một trong những hình thức biểu hiện của ngã tức là không quan tâm đến kẻ khác, không thèm đếm xỉa đến hạnh phúc của tha nhân và đi xa hơn nữa là khai thác mọi cơ hội nhằm mang đến lợi nhuận cho cá nhân mình, miễn sao cho mình vui thích là đủ! Thái độ tinh thần này dứt khoát là rất tiêu cực, cần phải loại trừ.

Ngược lại, một khía cạnh khác của ngã có thể được xem như là sự biểu hiện của niềm tự tin lớn lao, loại niềm tin khiến chúng ta có thể nói một cách mạnh dạn rằng: “Tôi có thể làm được việc này, việc kia. Tôi có khả năng mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người. Tôi có thể đạt đến hoàn toàn giác ngộ để cứu độ chúng sanh.” Loại tình cảm này chắc chắn là không thể bị loại bỏ mà ngược lại cần phải được phát triển và củng cố. Như thế, những tiến bộ trên hành trình tu tập sẽ giúp cho tâm hồn ta ngày càng thư giản, tỉnh lặng cùng một lúc với trạng thái hoàn toàn tỉnh thức, sáng suốt biểu hiện khả năng quán chiếu nội tâm và tập trung trí tuệ cao độ.

Thưa Ngài, có gì khác biệt giữa giận dữ và hận thù?

Cá nhân tôi phân biệt hai thứ tình cảm loạn động này như sau. Hận thù phát sinh ra do nỗi oán hận người mà động cơ thúc đẩy chắc chắn không bao giờ phát xuất từ lòng từ bi. Tình cảm này vì thế phải được hoàn toàn loại bỏ. Giận dữ mặt khác chỉ là hệ quả của một phản ứng tình cảm cấp thời,mà theo kinh điển, vẫn có thể được sử dụng trong hành trình tu chứng. Giận dữ trong một vài trường hợp có thể được coi như là sự biểu lộ của lòng từ bi chẳng hạn như được sử dụng như là một chất xúc tác hay là một sức thúc đẩy cần thiết trước một hành động khẩn cấp.

Xin Ngài định nghĩa về khái niệm thế nào là có một kẻ thù?

Khi bạn “đỏ mặt” lên vì giận dữ một người nào đó, hãy hỏi cái tâm trạng nóng giận của bạn lúc đó kẻ thù là cái gì? Trong cuốn Nhập bồ đề hành kinh của Shantideva (Bhodicharyavatara), chương nói về lòng khoan dungnhẫn nhục đã có một định nghĩa rất rõ về kẻ thù, tức là người trực tiếp hăm dọa đến đời sống của ta, của bạn bè quyến thuộc, của tất cả những gì là tài sản, sở hữu của ta, v.v... Bạn của những kẻ thù ta cũng được xem nhưkẻ thùTuy nhiên với phương pháp tu tập chuyển hoá tư tưởng (Tây Tạng gọi là lodjong), một người có thể thiết lập được mối tương quan bình đẳng không phân biệt giữa mình và người khác, và do đó đi đến nhận thức rằng không có gì được gọi là thù hay bạn.

Đây không phải là sự phủ nhận sự hiện hữu của khái niệm bạn thù: Thù vẫn là thù, bạn vẫn là bạn. Tuy nhiên phương pháp tu tập này chỉ cho ta thấy rằng ta không có lý do gì để phải giận dữ bất cứ ai được coi như là kẻ thù của ta, cũng như không nên vướng mắc vào một lối đối xử đặc biệt nào đối với những người được ta coi như là bạn bè, quyến thuộc. Nhìn ở góc cạnh này, hắn ta là kẻ thù của tôi vì hắn đã gây nên những thiệt hại cho tôi, nhưng nhìn ở một góc cạnh khác, tôi có thể xem y như một người bạn vì y đã cho tôi cơ hội thực tập nhẫn nhục và phát triển lòng khoan dung. Với quan điểm này ta không còn xem y nhưkẻ thù địch, mà ngược lại rất hữu ích, hữu dụng đối với ta.

Dựa trên những giáo lý Phật giáo, làm thế nào để chúng ta học hỏi được những kinh nghiệm về các hành vi bạo động, như chiến tranh chẳng hạn?

Điều quan trọng nhất là tránh chuyện sát sanh. Ý tưởng cho rằng một người có thể được quyền tước đi mạng sống của kẻ khác phải được hoàn toàn tẩy sạch trong tâm trí của mọi người.
 

Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 111700)
10/10/2010(Xem: 107854)
10/10/2010(Xem: 110148)
10/08/2010(Xem: 112918)
08/08/2010(Xem: 118673)
21/03/2015(Xem: 23641)
27/10/2012(Xem: 66643)
09/09/2017(Xem: 12225)
02/09/2019(Xem: 9000)
09/04/2016(Xem: 15621)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: