Thư Viện Hoa Sen

Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4c- Một Ý Thức Trách Nhiệm Phổ Quát - Nhân Cuộc Thăm Viếng Lộ Đức

05/03/201112:00 SA(Xem: 16603)
Phần Thứ Tư Vượt Qua Giáo Điều - 4c- Một Ý Thức Trách Nhiệm Phổ Quát - Nhân Cuộc Thăm Viếng Lộ Đức

VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa


MỘT Ý THỨC TRÁCH NHIỆM PHỔ QUÁT
NHÂN CUỘC THĂM VIẾNG LỘ ĐỨC

Hôm nay tôi vô cùng hoan hỷ được viếng thăm một thánh địa hành hương nổi tiếng, mà bây giờ đã trở nên một trung tâm cho những kẻ tín ngưỡng do những phép lạ đã được ban bố. Thông điệp của chúng ta hôm nay được gởi đến mọi con người -không quên lời cảm tạ về cơ hội gặp gỡ của tất cả mọi tôn giáo và dân chúng tại đây, là một thông điệp của hoà bình và yêu thương phổ quát. Thế cho nên tôi rất hân hạnh được có một cơ hội tốt đẹp để cùng với qúy vị cầu nguyện cùng nhau tại thánh địa này. Một lần nữa tôi xin cảm tạ về những gì mà qúy vị đã làm trong việc tổ chức cuộc gặp gỡ cũng như đã chào mừng tôi đến đây ngày hôm nay.

Chúng ta đã được nhắc nhở ở đây về những nỗi kinh hoàng không diễn tả được của chiến tranh, cụ thể như hiện đang xảy ra tại thành phố Sarajevo, nơi mà hàng ngàn người dân vô tội đã bị tàn sát hoặc đang tiếp tục sống trong khổ nạn. Chúng ta không được quyền quay lưng lại với vấn nạn này. Những thảm trạng như thế cho thấy một điều rất rõ ràng rằng thật khó mà làm vơi đi những tham vọng của con người, mà một khi được buông lỏng ra thường không do một nguyên nhân chính đáng nào, cũng như thật khó mà tìm ra một giải pháp khi tình cảm của con người không còn chế ngự được nữa. Dĩ nhiên trí thông minh sẵn có của con người có thể giúp ta phân biệt được giữa lợi ích tạm thời và lợi ích tối hậu, thế nhưng cái khả năng phán đoán này đôi khi cũng bị lu mờ đi bởi những tình cảm xung động một khi tham vọng xâm chiếm tâm hồn ta.

Đó là lý do tại sao tôi cho rằng sự an bình nội tâm, sự giải giới bên trong mới là điều cần thiếttuyệt đối ta không nên thờ ơ trước chuyện này. Sẽ là một điều rất khó khăn đểø đạt đến một nền hoà bình thế giới thiết thựcvững chắc nếu chúng ta không thực hiện được sự hoà bình ngay chính trong tâm mình. Thế nên tôi cũng mong mỏi rằng các vị đang hoạt động trên các lãnh vực giáo dục, truyền thông, các nhà chính trị cần nên chú trọng đến khía cạnh sau đây trong dòng tư tưởng của nhân loại, đó là: tâm bình, thế giới bình. Dĩ nhiên nếu tâm ta loạn động bị lôi kéo bởi những tình cảm hung hăng, ác độc, ganh tỵ, mầm hung hăng tiềm ẩn sẽ bộc phát ngay khi mà những tình huống bên ngoài có vẻ như đã chín mùi, thuận lợi.

Tôi tin rằng cuộc gặp gỡ hôm nay mang một ý nghĩa rất trọng đại. Thực vậy, một điều rất khả tín là tất cả mọi tôn giáo đều chia xẻ những giá trị chung về lòng nhân ái, về tình yêu tha nhân, và tinh thần khoan thứ. Trên căn bản này chúng ta phải xây dựng được sự hoà đồng tôn giáo. Trong tình hình thế giới hiện nay, một điều đã trở nên vô cùng khẩn thiết là chúng ta cần nên đặt trọng tâm vào sự hòa hợp, gia tăng mối hiểu biết sâu xa giữa con người và giữa đại diện của các tôn giáo. Tuy nhiên một điều cũng nên lưu ý rằng lòng nhân ái, tình huynh đệ, và lòng khoan dung không phải là những đức tính độc quyền của những người có tín ngưỡng. Đây là những đức tính căn bản của tất cả mọi con người.

Cuộc thăm viếng hôm nay cho tôi hai lý do chính để hy vọng. Sự kiện những đại diện của tất cả các tôn giáo tập trung tại đây, một thánh địa Thiên chúa giáo, để cùng nhau cầu nguyện, tôi hy vọng sẽ góp phần rất lớn vào việc phát hiện ra sự cần thiết của việc triển khai mối an bình nội tâm cho tất cả con người. Đồng thời tôi cũng tin chắc rằng cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay sẽ dẫn đến mối cảm thông sâu xa và niềm tương kính giữa các tôn giáo. Đây có thể là nguồn khích lệ lớn lao cho tất cả mọi người, để từ đó họ có thể phát triển sự an bình, thanh thản sâu xa hơn trong lòng mình do nhận thức được tinh thần hoà hiệp hiện đang ngự trị giữa chúng ta. Thế cho nên tôi yêu cầu mọi người xin hãy noi gương theo những vị đại diện của các tôn giáo khác nhau đang tụ họp tại nơi này để cùng phát triển ý thức trách nhiệm và những gì cần thiết nhằm đạt đến sự hoà đồng.

Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo ý kiến của Ngài, có những giá trị phổ quát được chia xẻ bởi mọi tôn giáo và góp phần vào việc tạo dựng nên một nền hòa bình lâu dài?

Tôi tin tưởng rằng không phải chỉ có những giá trị được chia xẻ bởi tất cả mọi tôn giáo, mà còn bởi tất cả mọi con người, mọi dạng thức của đời sống. Tình yêu đối với người láng giềng, lòng yêu thương, trìu mến, nhân ái đều là những đạo lý phổ quát căn bản, và tôi cho rằng mọi sinh vật, dù là thú vật hay con người, đều thích thú được tiếp nhận sự yêu thương trìu mến. Như vậy thì vai trò của tôn giáo là gì? Tôn giáo chỉ đóng vai trò giúp đỡ phương tiện để củng cố và phát triển tình cảm nhân ái tự nhiên sẵn có của con người.

Tôi nghĩ là xã hội có thể sống trong an ổn hoà bình, cảm ơn nhân loại đã phát triển được sự an bình nội tâm thông qua trí óc thông minh của mình. Thế nên tôi hoàn toàn tin rằng để có được hòa bình thế giới, trước tiên ta phải có được sự an bình nội tâm. Tất cả những ai giữ được cho mình sự thanh thản tự nhiên, hoà bình với chính mình sẽ dễ dàng mở rộng tâm hồn đối với kẻ khác. Và tôi cho rằng đây chính là nền tảng căn bản của nền hoà bình phổ quát.

Tất cả mọi tôn giáo đều có những phương thức, kỷ thuật tâm linh riêng để phát triển sự giải giới bên trong, sự an bình nội tâm này. Chúng ta cần phải hiểu biết lẫn nhau và làm việc cùng nhau trong tinh thần hoà điệu, bởi vì bổn phận của chúng ta là khai mở trong mỗi con người bản chất yêu chuộng hoà bình tự nhiên của họ.

Như một câu hỏi thông thường mà người ta thường hỏi vị bác sĩ là có thể có một ngày nào đó sẽ không còn bệnh tật trên thế gian này, cũng thếtrải qua hàng tá hay hàng trăm các cuộc gặp gỡ đại loại như thế này, Ngài có nghĩ rằng có một ngày nào đó thế giới sẽ sống trong hoà bình thực sự?

Tôi tin như thế và tiếp tục hy vọng rằng chúng ta sẽ đạt đến một nền hoà bình phổ quát trên trái đất này. Thế nhưng, dĩ nhiên luôn luôn vẫn sẽ có những vấn nạn nhỏ xảy ra ở nơi này hay nơi khác.

Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài vừa viếng thăm một thánh địa của Thiên Chúa Giáo La Mã. Ngài có hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ đến viếng thăm Jerusalem hay Mecca?

Tôi rất hân hoan được đích thân viếng thăm nhà thờ Lộ Đức, một trung tâm thánh địa hành hương nổi tiếng mà tôi đã từng được nghe tới từ lâu. Quả thật là tôi vô cùng xúc động.
Dĩ nhiên trong quá khứ tôi đã từng tham dự rất nhiều buổi lễ nghi tôn giáo, những cuộc đối thoại liên tôn. Trong vòng hai năm qua tôi đã dự trù tạo ra những cuộc hành hương chính đến thăm viếng những thánh địa cùng với các bạn đồng hành của các tôn giáo khác. Khi chúng ta đến những nơi như vậy chúng ta sẽ hưởng được rất nhiều lợi lạc của bầu khí nơi đó, chúng ta cầu nguyện cùng nhau,hoặc đơn giản nhất, chúng ta có thể tỉnh tọa và hiệp thông với tư tưởng của mình trong yên lặng. Tôi đã từng làm như thế tại Ấn Độ và rất hoan hỷ được bắt đầu một lần nữa tại nơi đây. Tôi tin rằng những nơi này sẽ làm thức dậy trong ta cái cảm giác hiệp thông và hiểu biết sâu sắc hơn là do nhận thức của trí tuệ thông thường. Tôi rất muốn được khởi đầu các cuộc hành hương như thế để thăm viếng Jerusalem và Mecca nhưng không biết lúc nào thì có những điều kiện thuận lợi để tôi có thể đến viếng thăm những vùng đất thánh này.

Thưa Ngài, trong các cuộc thảo luận giữa Ngài và đại diện các tôn giáo khác, có khi nào qúy vị nêu ra vấn đề cải đạo, thay đổi từ một tôn giáo này qua tôn giáo khác, cụ thể là giữa Tin Lành, Thiên Chúa giáo, cũng như đối với cả Phật giáo ở tại Pháp?

Trong cuộc tiếp xúc riêng của chúng tôi, một giáo hữu Cơ Đốc đã lập lại cho tôi nghe một câu đã được khắc trên bia đá của vua A Dục, trong đó Ngài đề cập đến tinh thần bất khoan dung đối với các tôn giáo khác tức là tự mình hủy diệt tôn giáo mình; và sự phong phú của một tôn giáo liên hệ mật thiết với sự kính trọng các tín ngưỡng khác.

Ngài nghĩ như thế nào về nỗ lực hiệp nhất xảy ra giữa những người Cơ Đốc giáo phương Tây và Trung Quốc?

Những người Cơ Đốc vì là thành phần thiểu số tại Trung Quốc cho nên họ đã phải gánh chịu nhiều đau khổ như thế. Một phần nữa là do tình trạng thiếu thốn phương tiện truyền thông gây ra bởi chế độ chính trị tại Trung Quốc chắc chắn đã hạn chế tầm nhìn của họ đối với tình hình thế giới. Thế nên tôi nghĩ rằng bất cứ những cuộc đối thoại nào được thiết lập với những người Cơ Đốc ở bên ngoài sẽ giúp họ mở rộng thêm tầm mắt đối với thực trạng của thế giới.

Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 111700)
10/10/2010(Xem: 107854)
10/10/2010(Xem: 110148)
10/08/2010(Xem: 112918)
08/08/2010(Xem: 118670)
21/03/2015(Xem: 23641)
27/10/2012(Xem: 66643)
09/09/2017(Xem: 12225)
02/09/2019(Xem: 9000)
09/04/2016(Xem: 15621)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: