Phụ Lục Bài Diệt Đế

24/05/201112:00 SA(Xem: 6977)
Phụ Lục Bài Diệt Đế

PHỤ LỤC BÀI DIỆT ĐẾ
NIẾT BÀN LUẬN

Phân tích ngữ căn của từ Niết Bàn : (S. Nirvana) 
Có hai cách phân tích: 
1) Nirvana : NiR + va + na. 
2) Nirvana : Nir + vana. 

I. Nirvana: Nir + va + na (hình dung từ) : 
Có các nghĩa thổi tắt, tiêu diệt, tịch diệt
a/ Nir : ra xa, ra ngoài, A. out, forth, away; va : thổi ; Nirva : thổi (như gió thổi), dập tắt
b/ Nir : không có (A. whithout). Nirvana : một đất nước không có rừng, nghĩa bóng là một nơi không còn có (rừng) phiền não nữa. 

II. Nirvàna (Nir + Vana) 
1) Nir : không, không có; va; nơi ở, đi, phiền não, dệt, người dệt. 
2) Vana : có 5 nghĩa : 
- khô, quả trái. 
- hành vi dệt, may vá. 
- lỗ hổng trên tường. 
- người có trí. 
- ngườl có trú xứ trong rừng. 
3) Vana : 
- thổi , 
- đi. 

III. Nir - va : (động từ) thổi, tiêu diệt, tiêu mất. 
1) Nirvanayati : tiêu (đẩy ngã) 
2) Nir vanayiayati : tiêu hủy, tiêu tán (thêm chủ ngữ). 

Vana : hình dung từ. 
1. Nirvana : (không còn củi nữa) 
2. Nibbana (pali) ; tiêu hủy, hủy diệt, dập tắt (theo tự điển của Childers) 

Như vậy từ Nirvana có thể hiểu theo hai nghĩa tiêu cựctích cực. Nếu là tiêu cực thì viết Nirvàna (nir + va + na). Nếu là tích cực thì viết Ni-rvana. Sự khác nhau là chỗ sau ngữ căn và của động từ, thêm danh từ Na, bèn dọc thành âm lưỡi, và danh từ thành ra có nghĩa tỉêu cực. 

Ngược lại, nếu sau và, có nà không đọc theo âm lưỡi thì ý nghĩa chuyển thành tích cực. Hơn nữa, nếu sau ngữ căn động từ, mà thêm na như là vĩ ngữ (terminal suffix) Na mà thành Vàna thì có thể dùng như hìnhdung từ.
*
* *

Trên đây là sự giải thích từ Nirvana của học giả Nhật Bản Tự Bổn căn cứ vào ý kiến của hai nhà Sanskrit học Williams và Childers. 

Nói chung lại, Niết bànhai nghĩa tiêu cựctích cực. Nhưng các học giả phương Tây thường chỉ nhấn mạnh một chiều ý nghĩa tiêu cực của Niết bàn, lại không hiểu nghĩa tiêu cực này của Niết bàn một cách đến nơi đến chốn. Trái lại, cái kinh và luận của Phật giáo đều chú trọng cả hai nghĩa tiêu cựctích cực của Niết bàn. Như Luận Đại Tỳ Bà Sa nói có 30 loại Niết Bàn (Đại Tỳ Bà Sa luận cuốn 26, Đại Chính cuốn 27 tr. 147). Trong số này, các loại Niết Bàn 1, 2, 3 là theo nghĩa tiêu cực. Từ 4 dến 13 là các loại Niết Bàn theo nghĩa tích cực. Theo loại thứ 7, Bàn là dệt, Niết là không, nghĩa là không dệt phiền não, không tạo ra phiền não. Trong loại Niết Bàn thứ sáu, Bàn là rừng, Niết là ra khỏi. Niết Bàn là thoát ra khỏi rừng (phiền não). 

Nói chung, các kinh Đại thừa đều nhận thứctriển khai Niết Bàn chủ yếu theo ý nghĩa tích cực của nó. Như trong kinh Niết Bàn, quyển 33 có câu : “Này thiện nam tử, đoạn phiền não không phải là Niết Bàn, không sanh ra phiền não nữa mới gọi là Niết bàn.” Chữ Tây Tạng, Niết Bàn là Mya-nam-boas. Có các nghĩa : “Vượt qua mọi nỗi khổ sanh tử”, “giải thoát khỏi mọi phiền não và ác hạnh” , “giải thoát khỏi ba giới: Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới”. 
*
* *

Tiến sĩ Nhật Bản Xích Chiều Trí Thiên, trong cuốn “Nghiên cứu Phật giáo nguyên thủy, có làm một bản liệt kê những từ ngữ đồng nghĩa với Niết Bàn, nhưng âm khác, và xếp theo hai loại nghĩa tiêu cựcnghĩa tích cực. 

A. Từ ngữ có dạng phủ định, thiên về nghĩa tiêu cực
1) Vô vi : asamskrta 
2) Vô biên : Anta, Ananta 
3) Vô lậu : Anasrava, Anasrava. 
4) Vô lão suy : Ajaijara 
5) Bất kiến : Apalokita 
6) Vô hiển thị : AnidassaNa 
7) Vô đình trệ : Nippapa 
8) Bất tử : Amata (cũng dịch là Cam lộ
9) Vô hữu : Abbhuta (cũng dịch là vị tằng hữu
10) Vô họa : Anitika (cũng dịch vô uổng) 
11) Vô họa pháp : Anitikadhamma (cũng dịch vô tai) 
12) Vô bịnh : Ayyapajja (cũng dịch vô tổn) 
13) Vô trú ốc: Analaya (cũng gọi là vô trú
14) Vô sanh : Ajata 
15) Vô tác : akata 
16) Vô sắc : Arupa (cũng dịch vô đọa) 
17) Vô tự : Ankhara 
18) Vô tử : Accuta 
19) Vô tác giới : Asankhatadhatu 
20) Bất quần : Apavagga 
21) Vô hiểm : Anupasagge 
22) Vô hiểm pháp : Anupassaggadhamma 
23) Vô đẳng : Asama 
24) Vô thượng : Anuttara 
25) Vô tỷ đẳng : Appatisama 
26) Vô tránh : Arana 
27) Vô thất : Anangana 
28) Vô nghi hoặc : Akaca. 
29) Vô luợng : Appamana 
30) Vô sở hữu : Akincana 
31) Vô hý luận : Appananca 
32) Niết Bàn : Nibbana. 

Trên đây là các từ ngữ rút ra từ kinh diển Pàli. Sau đây là những từ không có nguyên văn đối chiếu, nhưng rút ra từ hai cuốn “Pháp uẩn túc luận” và “Tứ đế luận”: 
33) Vô hạ 
34) Vô lưu
35) Vô thệ 
36) Vô cầu
37) Vô hại 
38) Vô úy 
39) Vô số 
40) Bất xả 
41) Vô giả 
42) Vô xí nhiên 
43) Vô nhiệt não 

B. Từ ngữ nói lên nghĩa tích cực của Niết Bàn:
1) Chân : sacca 
2) Bỉ ngạn : Para 
3) Vi diệu : Nipuna 
4) Nan kiến : Sududdass 
5) Kiên cố : Dhuva (cũng dịch Hằng tại : Vô tranh
6) Tịch tịnh : Santa 
7) Cam mỹ : Pamta 
8) Cát tường : Siva 
9) An ổn : Khema 
10) Ái tận : Tanhakkhaya 
11) Hy hữu : Acchariya 
12) Ly tham : Viraga
13) Thanh tịnh : Suddhi... 
14) Giải thoát : Mutti A. release, free-dom 
15) Đảo : dipa, cũng gọi là đảo, là đăng 
16) Ty nạn sở : Lena, cũng dịch là xá - nhà. 
17) Độ trường : Tana, cũng dịch năng độ 
18) Quy y sở : Sarana, cũng dịch suy y 
19) Chung cực sở : Parayana 
20) Ly luân hồi : Vivatta 
21) Hoàn mãn : Revala 
22) Túc (đầy đủ) cũng dịch vô trú 
23) Du già an ổn : Yogakkhema 
24) Ly ái : Uisoka 
25) Thậm thâm : Cambhira 
26) Nan giải : Duppassa 
27) Thắng : Uttara 
28) Chí tôn : Sattha
29) Tối thượng : Settha 
30) Ly cấu : Vimala 
31) Lạc : Sukkha 
32) Chỉ : Patittha 
33) Nan tư 
34) Vị đẳng 
35) Thánh quả 
36) Biến mãn 
37) Tôn 
38) Ứng thân 
39) Thanh lương 
40) Thiện sự 

Ngoài các từ kể trên, các bộ Luận Du GiàA Tỳ Đạt Ma Luận, có ghi thêm một số từ khác, cũng đồng nghĩa với Niết Bàn
1) Thường; 2) Hằng; 3) Cửu trú; 4) Vô biên; 5) Hữu pháp; 6) Bửu hộ; 7) Sở xứ; 8) Đạm bạc; 9) Vô chuyển; 10) Vô một; 11) Vô xí; 12) Vô nhiệt; 13) Vô bịnh; 14) Vĩnh tuyệt nhất thiết hý luận (theo Du Già Sư Địa luận - Đại Chính 30.577); 15) Tịch diệt; 16) Y chỉ; 17) Bất chung một; 18) Quy xú; 19) Vô tiêu nhiệt (Xá Lợi Phất - A tỳ Đạt Ma luận, Đại chính 28.G33). 
*
* *

Niết Bàn đã là cảnh giới không thể lấy suy tư và ngôn ngữ thế tục để tư duybàn luận, có lẽ tốt nhứt là đừng có bàn luận. Nếu có yêu cầu thuyết pháp, yêu cầu giảng dạy mà bàn tới Niết bàn, thì cần luôn luôn tỉnh giác, nói hay viết là để giúp người nghe, người đọc hướng tới Niết Bàn bằng tu tập, hành động cụ thể, chứ không phảỉ để lôi kéo họ vào việc bàn cãi suông về Niết Bàn

Từ xưa đã có chủ trương không dịch nghĩa Niết Bàn mà chỉ dịch âm. Chủ trương đó là đúng đắn. Khi kinh Niết Bàn nói Niết Bàn có tên gọi vô lượng là muốn ám chỉ rằng không có tên gọi nào là thích đáng cả. Trong tập bài giảng về Bốn đế, ở mục diệt đếdẫn chứng 66 tên gọi khác nhau của Niết Bàn, rút trong cuốn “Tứ đế luận”, của Bà Đậu Bạt Ma soạn (Vasuvarman), Chân Đế đời Trần dịch (499- 569). 

Nhà Phật học Trung Quốc Trương Mạn Đào trong cuốn “Niết Bàn tư tưởng nghiên cứu” có dẫn chứng một bảng liệt kê các danh từ đồng nghĩa với Niết Bàn, xếp theo hai bảng : một bảng liệt kê các từ theo nghĩa tiêu cực, phủ định và một bảng liệt kê các từ ngữ theo nghĩa tích cực khẳng định. Trích trong cuốn “Nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy” của nhà Phật học Nhật Bản Xích Chiểu. Niết bàn là một trong ba pháp ấn của đạo Phật: Niết bàn tịch tịnh

Niết Bàncảnh giới an lạc, giác ngộgiải thoát của bậc Thánh trong đạo Phật. Còn gọi cảnh giới đó bằng ngôn từ gì, là do yêu cầu cụ thể của các bộ phái, các Luận chủ muốn triển khai mặt này hay mặt khác của cảnh giới đó mà thôi. Thế nhưng có dùng ngôn từ gì đi nữa, cũng chỉ là ngón tay chứ không phải là mặt trăng, là cái bè chứ không phải là cái bờ bên kia.

Vì phải diệt hết phiền não mới chứng Niết Bàn cho nên gọi Niết Bàn là diệt hay trạch diệt. Nếu đã diệt hết phiền não, đạt tới cảnh tối thiện và thường trú của Niết bàn, nhưng vẫn còn thân thì gọi là Niết Bàn có dư y. Khi bậc Thánh ấy (A La Hán qua đời) không còn thân nữa thì gọi Vô dư y Niết Bàn
*
* *
Chưa chứng Niết Bàn, làm sao biết được Niết Bàncảnh giới an lạc? 
Trong kinh “Milindapanha” (Hán dịch: Đi lan Đà vấn đạo kinh), vua Milinda thắc mắc vì sao người chưa chứng Niết Bàn lại có thể biết cảnh giới Niết Bànan lạc
Vua hỏi cao Tăng Nagasena : 
- Bạch đại đức, người chưa chứng Niết Bàn có biết được cảnh giới Niết Bànan lạc không?
- Biết được. 
- Sao lại biết được nếu tự thân chưa chứng Niết Bàn
- Tâu Đại vương ? Đại Vương nghĩ thế nào ? Nguời không bị chặt cụt tay chân có biết được bị chặt cụt tay chân là đau khổ hay không? 
- Tất nhiên, biết được ? 
- Nhưng làm sao biết được, nếu mình không bị chặt cụt tay chân. 
- Nhờ nghe tiếng kêu khổ rên la của những người bị chặt cụt tay chân. 
- Đúng vậy, tâu Đại Vương! Chính nhờ nghe lời hoan hỷ tán thán của những người đã chứng Niết Bànchúng ta biết được cảnh giới Niết Bànan lạc, sung sướng
- Lành thay ! Đúng như vậy, bạch Đại đức

Đúng như vậy, tuy chúng ta chưa chứng Niết Bàn nhưng được nghe Phật và các bậc Thánh đã chứng Niết Bàn tán thán, ca ngợi Níết Bàn là an lạc hạnh phúc tuyệt đối vô thượng, cho nên chúng ta tin là, biết là cảnh giới Niết Bàn thực sự an lạc hạnh phúc. Chính vì lẽ đó mà tôi khuyên quý vị nên đọc hai tập Trưởng Lão Tăng kệ (Theragatha) và Trưởng Lão Ni kệ (Theri gatha), đọc bộ “Tập kinh” (Udana), Kinh Pháp Cú (Dhammapada), trong dó có ghi nhiều lời tán thán của các bậc Thánh đối với cảnh giới an lạchạnh phúc tuyệt đối của Niết Bàn

Việc giải thích Niết Bàn theo từ phủ định có thể là theo một lối suy nghĩ truyền thống của người Ấn Độ. Thay vì nói nhiều người, họ nói không phải một người, thay vì nói là xấu, họ nói không tốt. Do đó, Niết Bàn thường được giải thích theo từ phủ dịnh như là diệt khổ, dập tắt mọi đau khổ. Nhưng trong rất nhiều trường hơp, Niết Bàn cũng được giải thích bằng những từ khẳng định, như chúng ta có thể thấy trong bảng liệt kê 66 từ, rút trong cuốn “Tứ đế luận” của Vasurarman (bản dịch của Chân Đế đời Trần), hay là bảng liệt kê các từ ngữ đồng nghĩa với Niết Bàn của nhà Phật học Nhật Bản Xích Chiểu, trong cuốn “Nguyên thủy Phật giáo chi nghiên cứu” (tr 138-144) xếp theo các nghĩa tiêu cựctích cực

Chúng ta sẽ duyệt xét một số từ ngữ trong hai bảng đó. Không phải duyệt xét tất cả vì không có thời giờ. Nhưng chỉ thông qua một số từ ngữ, có thể là nói lên cảm nghĩ của những người đã chứng Niết Bàn, cũng đủ thấy Niết Bàn là một cảnh giới thực có, nó thực có hơn cái bàn hay là cái ghế mà ta thấy được, sờ mó được, và Phật nói về cảnh giới Niết Bàn với một giọng khẳng định, không thể nào hiểu nhầm đặng. 
“Này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi. Này các tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi”. 
Tập kinh 80 

(Không sanh: unborn; không hiện hữu: an unoriginated; không bị làm: unmade; không hữu vi: uncompounded) 

Như vậy, Đức Phật đã khẳng dịnh là tiềm ẩn ở đằng sau cái sanh diệt, cái nhơn duyên sanh, cái bị làm, cái hữu vi, có cái không sanh diệt, cái không phải nhơn duyên sanh, cái không bị làm, cái không hữu vi, tức Niết Bàn
 

1/ Niết Bàn trong các bộ Nikaya và A Hàm
Trong kinh điển Nguyên thủy, có nóí tới hai khái niệm cơ bản của Niết BànNiết Bàn có dư y và Niết Bàn không dư y. Văn liệu có thể còn thấy trong hai bộ A Hàm và Nikaya.

Hữu dư y : tiếng Sanskrit là Sanpadisera. Vô dư y là Anupadisara, là những tư tưởng đã có trong tập Áo nghĩa thư (Upanisads). Tập Upanisads nói tới “hữu thân giải thoát” (giải thoát mà còn có thân), và vô thân giải thoát (giải thoát mà không còn có thân). Hữu thân giải thoát chính là Niết Bàn có dư y, vô thân giải thoátNiết Bàn không dư y.

Trong các bộ A Hàm, bàn nhiều nhứt tới Niết Bàn là hai bộ Tạp A Hàm, và Tăng nhứt A Hàm. Trong kinh Nguyên thủy chữ Tạp vốn có nghĩa là Tương Ưng, không được hiểu là “pha trộn”, do dó, bộ Tạp A Hàm tương ưng với Tương ưng bộ kinh của các bộ Nikayas. 

Nói chung, trong các bộ A Hàm và Nikaya có ba cách thức giải thích khác nhau về Hữu dư Niết BànVô dư Niết Bàn

1) Hữu dư Niết Bàncảnh giới giải thoát của bậc Thánh khi đang còn sống. Vô dư Niết Bàncảnh giới của Bậc Thánh sau khi chết

2) Hữu dư Niết Bàncảnh giới chứng ngộ của bậc Bất Hoàn (tức AnaHàm), cũng gọi Bất Lai là quả Thánh thứ ba. Vô dư Niết Bàncảnh giới giác ngộ của A la Hán
Quả Bất Hoàn có phải là Hữu dư Niết Bàn hay không, có thuyết nói là đồng nhứt, có thuyết nói là sai biệt

3) Quả A la Hán vẫn là Hữu dư Niết Bàn, dù là A la Hán đã qua dời không còn có sắc thân nữa. Chỉ có Niết Bàn của Phật mới là Niết Bàn vô dư y. 
*
* *
Ngoài ra, còn các vấn dề cảnh giới Niết Bàn của Phật sau khi nhập diệt, Phật tồn tại hay không tồn tại ... 

Về sự phân biệt giữa hữu dưvô dư, kinh Bổn Sự viết: “Lậu tận tâm giải thoát, nhậm trì tối hậu thân, danh hữu dư Niết Bàn; chư hạnh do tương tục, chư sở thọ giai diệt, tịch tịnh vĩnh thanh lương, danh vô dư Niết Bàn. Chúng hý luận giai diệt, thử nhị Niết Bàn giới, tối thượng vô đẳng luân, vị hiện tại đương lai, tịch tịnh thường an lạc” (Đại Chính 17. 765). 
Nghĩa : “Tâm giải thoát không còn lậu hoặc (phiền não) còn giữ lại thân cuối cùng này, gọi là hữu dư Niết Bàn. Các hành còn nối tiếp (tương tục), mọi cảm thọ đều diệt, (cảnh giới) cảnh giới vắng lặngmát mẻ vĩnh cửu đó, gọi là Vô dư Niết Bàn

Bỏ hết mọi bàn cãi suông, hai cảnh giới Niết Bàn đó là cao tột cùng không gì bằng, tức là hiện nay và về sau đều là vắng lặng, an lạc mãi mãi. Như vậy có nghĩa là Hữu dư hay Vô dư, cảnh giới Niết Bàn của bậc Thánh vần là tối thượng, vắng lặng an lạc thưòng trú. 

Cần chú ý là, theo kinh Bổn Sự, dù là có dư y hay không có dư y, thì bậc Thánh A la Hán cũng đã đoạn sạch mọi lậu hoặc, và cả hai cảnh giới Hữu dư y và Vô dư y Niết Bàn đó đều là cảnh giới vô thượng, hiện nay hay về sau, cũng vẫn là vắng lặng, thường an lạc...

Đối với bậc Thánh đã chứng Niết Bàn, thì dù là còn có thân hay không còn có thân, cũng đều diệt hết mọi cảm thọ thế tục vui hay khổ, buồn hay sướng, khoái lạc hay không khoái lạc, mặc dù là (nếu bậc Thánh còn sống) năm căn tức là căn thân vẫn tồn tại như người bình thường vậy. 

Đoạn trích sau đây của kinh Itivutaka (Phật thuyết như vậy); càng nói rõ điều đó: 
Trong kinh tạng Pàli cũng có đoạn văn tương đương ở kinh Itivutaka (Phật thuyết như vậy: “Này các tỷ kheo, có hai cảnh giới Niết Bàn các người nên biết. Hai cảnh giới Niết Bàn đó là Hữu dư Niết BànVô dư Niết Bàn. Thế nào là Hữu dư Niết Bàn? Vị tỳ kheo chứng quả A la Hán, các lậu hoặc đều đoạn trừ hết, có đức hạnh trong sạch, mọi việc đã làm xong, gánh nặng đã bỏ xuống, mục đích đã đạt tới, mọi kiết sử không còn, có chánh trí tuệ và được giải thoát, nhưng năm căn vẫn còn, mà cảm giác khoái lạc, và không khoái lạc, kinh nghiệm khổ vui, tham sân si đều diệt, này các tỷ kheo, đó là Hữu dư y Niết Bàn


Lại nữa, thế nào là vô dư y Niết Bàn ? Này các Tỷ kheo, Vị tỷ kheo đã chứng quả A la Hán, mọi lậu hoặc đã đoạn trừ hết, đã thành tựu tịnh hạnh, việc làm đã xong, gánh nặng đã bỏ xuống, mục đích đã đạt, đoạn trừ hết phiền não, có chánh trí tuệ và được giải thoát, các cảm thọ đều diệt, chỉ còn lại sự mát mẻ, này các Tỷ kheo, đó là cảnh giới Vô dư y Niết Bàn”.

Tuy nhiên, nói chung, dựa vào các kinh điển Nguyên thủy thì sự phân biệt giữa Hữu dưVô dư là: Niết Bàn hữu dưcảnh giới bậc Thánh chứng ngộ khi đang còn sống, khi còn có sanh thân. Niết Bàn vô dưcảnh giới của bậc Thánh khi không còn có thân nữa. 
*
* *
Tuy vậy, trong kinh A Hàm Hán dịch, có đoạn nói : Hữu dư Niết Bàncảnh giới của hàng Bất Lai (A Na Hàm), Vô dư Niết Bàncảnh giới của A la Hán. Tạp A Hàm trang 734 (Đại chính 2.196) viết : Tỳ kheo tu tập 7 giác chi như vậy, sẽ được hai quả: Một là đoạn hết phiền não, trong hiện tại mà chứng Vô dư Niết Bàn. Hai là quả A na Hàm

Kinh Trung A Hàm cũng có đoạn viết: hoặc hiện tại, chứng trí tuệ cứu cánh, hoặc chứng quả Hữu dư A Na Hàm (Trung A Hàm 25. Đại chính 584). 

Trí tuệ cứu kính trong kinh Nguyên thủy, chỉ cho trí tuệ của A La Hán
Tạp A Hàm quyển 7 cũng viết : “Lúc bấy giờ, Phật dạy các Tỷ kheo : Có hai cảnh giới Niết Bàn: cảnh giới Hữu dư Niết Bàncảnh giới Vô dư Niết Bàn, Thế nào là Hữu dư Niết Bàn? Vị tỷ kheo diệt 5 kiết sử hạ phần, và nhập Niết Bàn, không trở lại đời này nữa, đó gọi là cảnh giới Hữu dư Niết Bàn. Và thế nào là cảnh giới Vô dư Niết Bàn? Tỷ kheo, đoạn tận phiền não, trở thành vô lậu cuối cùng được giải thoát, trí tuệ được giải thoát, tự thân chứng ngộ, tự do tự tại, sanh tử đã tận, phạm hạnh đã thành, không còn thọ sanh nữa, biết thực như vậy, đó là Vô dư Niết Bàn.” (Đại chính 11.579) 

Đoạn văn trên có ý tứ rõ rệt, không đợi chết rồi mới chứng vô dư Niết Bàn. Chỉ cần tự thân chứng ngộ, rằng sanh tử đã tận, phạm hạnh đã thành, không còn thọ sanh nữa, biết rõ như vậy, tức là chứng Vô dư Niết Bàn rồi. 

Nói cách khác, cảnh giới A La HánVô dư Niết Bàn. Cảnh giới A na Hàmcảnh giới Hữu dư Niết Bàn

Như vậy rõ ràng có khác với thuyết: Hữu dư Niết Bàncảnh giới chứng ngộ của vị A La Hán, khi còn sống, còn có sanh thân. Vô dư Niết Bàncảnh giới của vị A la Hán khi đã chết, không còn có sanh thân nữa. 

Nhưng trong Tạp A Hàm cũng có một đoạn giải thích khác: “Vô dư Niết Bàncảnh giới của A la Hán, cảnh giới của Bậc Thánh không còn ngã và ngã sở. Tương lai cũng không còn ngã và ngã sở”. (Trung A Hàm – Đại chính l.427). Như vậy, dấu hiệu chủ yếu của Vô dư Niết Bàn là không còn ngã và ngã sở, là siêu việt mọi đối lập, không những trong hiện tại mà là trong vị lai nữa; đó là cảnh giới viên mãn hoàn thiện, không có thừa gì mà cũng không thiếu. 

Vô dư có nghĩa như vậy chứ không phải chỉ có nghĩa là không có sanh thân. Vô dưhoàn thiện, viên mãn, không thiếu, không dư. 

2/ Niết Bàn trong thời kỳ Phật giáo bộ phái (cũng gọi là Phật giáo tiểu thừa) : 
Học giả phương Tây khi nói Niết Bàn Phật giáo là hư vô, chỉ là do chưa tham khảo đầy đủ các kinh luận Phật giáo mà thôi. Luận Bà Sa, một bộ luận tiêu biểu của Nhứt Thiết Hữu bộ, viết : “Trong tất cả các pháp. chỉ có Niết Bàn là vừa thiện, vừa thường... còn các pháp khác, có pháp là thiện nhưng không thường, có pháp là thường nhưng không thiện, có pháp vừa không thiện vừa không thường. Riêng Niết Bàn có đủ hai nghĩa thiện và thường. Thường là không thay đổi, là có thực. Sao bảo là hư vô được. Không những là có thực mà cái thực đó là thiện là mỹ, không phải là thiện mỹ tương đối của thế gian mà là thiện mỹ tuyệt đối, không có một pháp thiện mỹ nào của thế gian có thể so sánh được. Ở đây, chúng ta không thể đồng ý với một vài nhà Phật học Trung Hoa nói Niết Bàn của Tiểu thừatiêu cực. Nếu thế thì tuyệt đối thiện mỹtiêu cực hay sao? 

Vừa rồi, tôi có .đọc cuốn: Phật học khái luận, của Lâm Truyền Phương, một trong những nhà Phật họctiếng tăm của Trung Quốc, ở chương “Tu quán Luận” khi bàn đến các phép quán của Tiểu thừa, tác giả khẳng định quán 12 nhơn duyên là phép quán của Tiểu Thừa. Nhưng đọc Trường bộ kinhTrường A Hàm, chúng ta đều có thể ghi nhận không những Phật Thích Ca mà cả Phật Tỳ Bà Thi ngày xưa, cũng nhờ quán 12 nhơn duyên mà đạt lợi được quả Phật. Vậy thì sao nói quán 12 nhơn duyên là phép quán của Tiểu Thùa được? 

Niết Bàn còn có nghĩa là tối thắng, tối thắngưu việt hơn cả. Luận Bà Sa lại giải thích nghĩa tối thắng của Niết Bàn như sau: 
“Trạch diệt Niết Bàn ư chư pháp trung thị tối thắng pháp, ư chư nghĩa trung, thị tối thắng nghĩa, ư chư sự trung thị tối thắng sự, ư chư lý trung thị tối thắng lý, ư chư quả trung thì tối thắng quả, cố danh tối thắng”. 
Dịch: “Trạch diệt Niết Bàn là pháp ưu việt hơn cả trong tất cả các. pháp, là nghĩa ưu việt hơn cả trong tất cả các nghĩa, là sự ưu việt hơn cả trong tất cả các sự, là lý ưu việt hơn cả trong tất cả các lý, là quả ưu việt hơn cả trong tất cả các quả vì vậy mà có tên tối thắng”. 

Luận Bà Sa là bộ luận tiêu biểu của Phật giáo bộ phái sau này thường được gọi là Phật giáo Tiểu thừa. Tôi thấy định nghĩa Niết Bàn như vậy không có gì là tiêu cựchư vô cả. 

Tối đa chúng ta có thể công nhận Niết Bàn mà các bậc Thánh A na Hàm chứng là Niết Bàn tạm, vì sau khi tái sinh lên các cõi Trời Tịnh cư thiên, các vị ấy sẽ tiếp tục tu tập cho đến khi chứng quả A La Hán. Vì họ không trở lại cõi Dục giới này nữa cho nên gọi họ là Bất Lai hay Bất Hoàn. Sau khi sinh lên các cõi Trời Tịnh cư thiênSắc Giới, họ sẽ chứng quả A la Hánnhập Niết Bàn ở đấy. Vì vậycảnh giới Niết Bàn mà họ chứng ở Dục giới (có sách Phật gọi là Hữu dư Niết Bàn) chỉ là Niết Bàn tạm không phải là Niết Bàn đích thực. 

Nhưng chúng ta không thể nói cảnh giới Niết Bàn của A la Hántiêu cực được. Ngay việc các A La Hán không trở lại thế gian để độ sanh cũng là tạm thời. Tất cả các bậc Thánh trong đạo Phật đều tiếp tục sự nghiệp độ sanh hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các cõi sống khác nhau. 
*
* *

3/ Khái niệm Niết Bàn của học phái Trung luận (Madhyamika) 
Bồ tát Long Thọ, người khai sáng ra tư trào Trung Luận (cũng gọi là Đại thừa Không tông), cho rằng Niết Bàncảnh giới siêu việt mọi ngôn ngữ, tư duy, cho nên dùng toàn những từ phủ định để nói về Niết Bàn
Vô đắc diệc vô chí, 
Bất đoạn diệc bất thường, 
Bất sanh diệc bất diệt
Thị thuyết danh Niết Bàn
(Trung Luận
Nghĩa : 
Không được gì, không đến đâu, 
Bất đoạn cũng bất thường. 
Bất sanh cũng bất diệt
Đó gọi là Niết Bàn

Vô đắc là không nắm bắt được. Vô chí là không đến đâu cả. Bởi lẽ Niết Bàncảnh giới nội tâm. Chỉ cần tâm ta đoạn trừ hết phiền não, thoát khỏi mọi phân biệt đối đãi, mọi vọng tưởng thì cảnh giới Niết Bàn sẽ có ngay hiện tiền, không cần đi đâu đến đâu, tìm đâu. 

Phái Trung quán nhìn thấy tất cả các pháp đều không có tự tánh vì chúng biến đổi trong giây phút một, vì chúng là nhơn duyên sanh, do nhơn duyên hòa hợp tương tác mà thành. Không tự tánh tức là không, Long Thọ gọi là tất cánh không hay là đệ nhất nghĩa không. Và Long Thọ đồng nhứt Niết Bàn với Tất cánh không hay đệ nhất nghĩa không

Chính vì vậyLong Thọ khẳng định Niết Bàn với sanh tử, sanh diệt là một, không khác. Sanh tử tức Niết Bàn

Cuốn Trung Luận viết : 
Niết Bàn dữ thế gian
Vô hữu thiếu phân biệt 
Thế gian dữ Niết Bàn
Diệc vô hữu phân biệt
Nghĩa : 
Niết Bànthế gian
Không có chút phân biệt nào. 
Thế gianNiết Bàn
Cũng không có chút phân biệt nào. 

Đấy là một chơn lý trái thường, khó hiểu, và nếu hiểu sai, thì có thể nhầm híểu là Niết Bàn cũng là pháp sanh diệt. Cho nên Long Thọ tiếp tục viết : 
Thế Tôn tri thị pháp. 
Thậm thân vi diệu tướng, 
Phi độn căn sở cập, 
Thị cố bất dục thuyết. 
Nghĩa : 
Thế Tôn biết pháp này, 
Có tướng rất sâu xa vi diệu
Kẻ độn căn không hiểu được. 
Cho nên không muốn nói. 

Và Ngài Long Thọ cảnh cáo thêm : 
Bất năng chánh quán không
Độn căn tác tự hại, 
Như bất thiện chú thuật
Bất thiện tróc độc xà

Dịch : 
Không “quán không” được một cách chân chánh. 
Kẻ độn căn sẽ tự hại mình, 
Cũng như người không giỏi chú thuật
Không khéo bắt được rắn độc

Cái Không mà Long Thọ nói không phải là Hư Không, không phải là không có gì hết. Cái Không mà Long Thọ nói là đương thể không, là cái không tức sắc, không khác gì với sắc, chứ không phải là cái không ở ngoài cái có, ở ngoài sắc, không phải là cái không sau khi sắc tướng diệt. Cái không của Long Tbọ là không có tự tánh, vô ngã, và chính nhờ có cái không đó, các pháp mới có thể biến đổi sanh diệt. Hãy tưởng tượng nếu các pháp là có tự tánh, là thực có, thì chúng ta sẽ trơ trơ ra đó, làm sao mà thay đổi, biến diệt. Vì vậyLong Thọ viết : 

hữu không nghĩa cố, 
Nhất thiết pháp đắc thành, 
Nhược vô không nghĩa cố, 
Nhất thiết pháp bất thành 
Dịch : 
Do có nghĩa không 
Mà mọi pháp được thành tựu 
Nếu khôngnghĩa không 
Thì tất cá các pháp sẽ không thành tựu

Nói sanh diệt tức Niết Bàn là nói theo cái nghĩa đó. Bởi lẽ các pháp vì không có tự tánh, vì là đương thể không, cho nên mới sanh diệt vô thưòng được. Mà đương thể không là gì, chính là bất sanh bất diệt, là Niết Bàn

Khi nói các pháp là vô thường, là nói các pháp luôn luôn trong từng giây phút một, từng sátna một biến đổi, không bao giờ đứng yên, không bao giờ trú, dù chỉ trong giây tấc, vì vậy mà ngài Huệ Năng đưa ra khái niệm vô tướng, vô trú, vô niệmthực tướng của tất cả các pháp dù là sắc pháp hay tâm pháp. Đã là vô trú thì các pháp sanh rồi diệt ngay rồi sanh trở lại để diệt ngay. Có thể nói đó là sanh diệt tức thời, mà sanh diệt tức thời chính đồng nghĩa với bất sanh bất diệt. Bởi vì sanh là bất diệt, diệt là bất sanh

Chính vì lẽ đó mà trong kinh Duy Ma Cật, ngài Duy ma Cật nói với tôn giả Ca chiên Diên rằng : “Chớ lấy tâm sanh diệt mà bàn thực tướng của các pháp. Này Ca chiên Diên! Các pháp cứu kính là bất sanh bất diệt, đó là nghĩa của vô thường”. 
(Chư pháp bất sanh bất diệt thị vô thường nghĩa) 
Vì sao lại nói câu trái thường như vậy? Bởi vì các phép chỉ có thể biến đổi vô thưòng, nếu chúng là không có thực thể, không có tự tánh, tức là không, mà không là đồng nghĩa với bất sanh bất diệt

Ngài Cưu Ma La Thập, khi sớ giải kinh Duy Ma Cật đã bình luận đoạn này như sau : 
“Khi nói không, trước hết nói vô thường. Vô thường là sơ môn của không. Sô môn gọi là vô thưòng, cứu kính gọi là không. Vô thưòng với không là đồng nghĩa. Chỉ khác nhau ở chỗ tế và thô, sâu và cạn. Sao lại nói như vậy? Nói vô thưòng là niệm niệm bất trú. Tuy nói bất trú mà không rõ nghĩa vô trú. Đó là nghĩa thô của vô thường. Là nói chưa hết lẽ, chưa cùng lý. Trú mà không trú, tức là diệt. Đó là chân nghĩa của vô thưòng. Trú là hữu, vô trúvô hữu, là tất cánh không, là bất sanh bất diệt là nghĩa sâu xa của vô thưòng cho nên nói tất cánh không (bất sanh bất diệt) là nghĩa vô thường” (Sớ kinh Duy Ma, quyển III). 

Nói tóm lại
1) Vô thườngbiến động liên tục, không trú lại dừng lại, dù trong giây tấc. 
2) Tướng vô trú đó là liên tục, nghĩa là luôn luôn vô trú
3) Trú là tồn tại, không trú nghĩa là không tồn tại
4) Các pháp đã là vô trú, tức là sanh diệt tức thời, có thể nói là sanh diệt đồng thời. Mà sanh diệt tức thời, cũng không khác gì bất sanh bất diệt. Bởi vì sanh là bất diệt, diệt là bất sanh. Cho nên sanh diệt tức thời đồng nghĩa với bất diệt bất sanh. Đó chính là chân nghĩa của vô thường

Chính dưới ánh sáng của sự giải thích của Ngài Cưu Ma la Thập chúng ta mới hiểu được câu trái thường của Duy ma Cật: “Các pháp cứu kính bất sanh bất diệt là nghĩa vô thường”, cũng như câu của Long Thọ “Sanh tử tức Niết Bàn”. 

Quán vô thường như Long Thọ mới thực là sâu sắc triệt để, và có quán như vậy mới ly tham được, mới thực sự được giải thoát, không còn chấp thủ, vướng mắc
*
* *
Niết Bàn của Đại Thừa giáo : (Niết Bàn của Tông Duy Thức
Đại Thừa tự cho là hơn Tiểu thừa ở chỗ, không phải chỉ cầu giải thoát khỏi sinh tử luân hồi là xong mọi trách nhiệm, còn Đại thừa thì cầu chứng quả Phật và nguyện độ cho tất cả chúng sanh cùng chứng quả Phật. Như vậy, Đại Thừa cho rằng đứng về mặt tự độ và độ tha, hạnh nguyện của Đại Thừa đều hơn Tiểu Thừa một bậc. 

Tuy nhiên, theo tôi, nói hơn kém là còn chấp ngã. Như trong kinh Kim Cang nói, Bồ Tát còn thấy mình độ chúng sanh tức là còn chấp ngã tướng và chúng sanh tướng. Tiểu Thừa chứng quả A La Hán rồi thì không còn chấp ngã, không còn tư tưởng hơn thua. Theo tôi, trong đạo Phật, không nên bàn chuyện hơn thua, cũng không nên bàn chuyện lớn nhỏ. Vì căn cơ chúng sanh sai biệt nhiều, cho nên phép tu cũng lắm. Đại thừa vẫn nói có vô lượng pháp môn. Pháp môn nào thích hợp với căn cơ, thì đó là pháp môn ưu việt nhứt, đối với trường hợp cụ thể đó. 

Đại Thừa không gọi Niết Bànchơn như, thực tướng với bốn đức là Thường, lạc, ngã, tịnh. Nếu chúng ta hiểu lạc, ngã, tịnh, là tối thiện, thì định nghĩa Niết Bàn của Luận Bà Sa dẫn chứng trên đây có khác gì định nghĩa Niết Bàn của Đại Thừa

Đại Thừa cũng gọi Niết Bànpháp thân, là Bát Nhã, là đệ nhất nghĩa đế, là Nhất Như... 

Đại Thừa lập bốn loại Niết Bàn: (Tông Duy Thức
1) Bổn lai tự tánh thanh tịnh Niết Bàn: là thể tánh vốn vắng lặng, thanh tịnh của tất cả các pháp, tất cả mọi loài hữu tình

2) Hữu dư y Niết Bàn : là cảnh giới Niết Bàn của các bậc Thánh, khi đang còn sống, khi vẫn còn thân năm uẩn

3) Vô dư y Niết Bàn : là cảnh giới của bậc Thánh đã giác ngộgiải thoát, sau khi họ qua đời, không còn mang cái thân năm uẩn này nữa. 

4) Vô trụ xứ Niết Bàn : là cảnh giới Niết Bàn của Chư Phật, Bồ Tát, tuy đã ra khỏi cảnh sinh tử luân hồi, nhưng vì lợi lạc chúng sanh, mà không trú ở Niết Bàn, vẫn ra vào cõi sanh tử, để độ thoát các loài hữu tình

Tư tưởng Niết Bàn trong kinh Niết Bàn
Kinh Niết Bàn (Nam Bổn - chữ Hán 36 quyển) có hai định nghĩa về Niết Bàn :
Theo dịnh nghĩa thứ nhứt, Niết Bàn của Phật giống như chữ Y, có ba đức cùng tồn tại là: giải thoát, pháp thânBát Nhã. Trước đây, nói Niết Bàn mà chỉ nói giải thoát mà thôi là chưa đầy đủ, viên mãn. Cả ba đức trên là cùng một thể. Nói một đức là đủ cả ba đức. 

Theo dịnh nghĩa thứ hai, Niết Bàn là thường, lạc, ngã, tịnh. 
“Chư Phật đoạn trừ hết phiền não cho nên gọi là Niết Bàn. Niết Bàn tức là thường, lạc, ngã, tịnh” (quyển 23, t.13). 

Điều chúng ta suy nghĩ, tức là 4 đức của Niết Bàn trong kinh Niết Bàn của Đại Thừa phải chăng là nhằm đối trị cái gọi là bốn pháp ấn trong Phật giáo Nguyên thủy: vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh? Bốn pháp ấn này là đặc điểm nổi bật của nhân sinh, mà các bộ kinh A Hàm thường xuyên nói tới. 

Trên đây là hai nghĩa chính của Niết Bàn Đại Thừa, như có thể thấy trong kinh Niết Bàn
 

(Chữ Y : biểu trưng cho Niết Bàn Đại Thừa

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80789)
17/08/2010(Xem: 121589)
16/10/2012(Xem: 68215)
23/10/2011(Xem: 69989)
01/08/2011(Xem: 497134)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.