Nếu Cõi Đời Không Đau Khổ Tối Tăm Ta Không Xuất Hiện Ở Trần Gian

25/05/201112:00 SA(Xem: 7294)
Nếu Cõi Đời Không Đau Khổ Tối Tăm Ta Không Xuất Hiện Ở Trần Gian

"NẾU CÕI ĐỜI KHÔNG ĐAU KHỔ TỐI TĂM
TA KHÔNG XUẤT HIỆN Ở TRẦN GIAN " 
-- SAKYA MUNI

Cuộc sống nhân loại càng ngày càng trở nên phức tạp và hổn hợp. Vì mãi đấu tranh cho cuộc sống, cho dục vọng tham, sân, si đã dẫn dắt con người đi sâu vào con đường của đau khổ, sa đọa. Do bởi không nhận chân được thực tướng vô thường của thế gian, rõ biết sự giả hợp nơi bản thân, sự sinh diệt của vũ trụ nên mãi mê tham đắm khổ cầu chạy theo thị dục, thị hiếu của xã hội để rồi phải sa lầy vào đám bùn nhơ tham vọng. Càng đấu tranh khuấy động bao nhiêu thì bùn lầy tội lỗi sẽ nhận chìm con người lún xuống bấy nhiêu. Như vậy đã sa vào vũng bùn tham dục, còn khuấy động thêm nữa thì hậu quả càng trầm trọng khó có thể trở lên nơi khô ráo một cách dễ dàng được.

Từ chỗ sạch sẽ đi vào con đường bùn lầy. Ví như bệnh đã bộc phát nơi thân thì phải có phương pháp, thuốc men chữa trị... Vậy muốn lìa khổ được vui chúng ta phải theo sự chỉ dẫn của những vị hướng đạo. Đại biểuđức Phật. Vì ngài là người đã chứng nghiệm bằng chính bản thânđạt đến kết quả giải thoát, xứng đáng làm mô phạm cho cả trời người noi theo học tập. Chính các đệ tử của Phật đã hành trì theo lời dạy và thâu hoạch được rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Lịch sử ra đời của đạo Phật đã chứng minh điều đó, không phải chuyện hảo huyền vô căn cứ. Mỗi người trong chúng ta ai có thực hành mới thấy được giá trị đích thực cao siêu tuyệt vời của nó. Ví như người uống nước nóng lạnh tự mình biết được. Như người thưởng thức những món cao lương mỹ vị mới có thể cảm nhận cái ngon lành thơm quý của các món ấy mà thôi. Nếu chỉ nghe và biết, chưa hoặc không trực tiếp hưởng thụ thì chẳng bao giờ được lợi ích thiết thực.

Giáo pháp đức Phật có muôn ngàn phương tiện. Thế nên tùy theo căn cơ trình độ chúng sinh thích hợpthực hành. Điều này đòi hỏi con người phải có một trí tuệ sáng suốt để nhận định, chọn đúng hướng đi cho mình, khỏi nhọc lòng mà kết quả lại khả quan. Nhưng cho dù pháp môn nào đi nữa cũng không ngoài mục đích hướng dẫn chúng sinh lìa khổ đạt vui, giũ sạch phiền não tham sân, si đạt đến chỗ thanh tịnh giải thoát. Đức Phật dạy: "Cũng như nước trong tất cả biển duy chỉ có một hương vị, hương vị của mặn. Trong tất cả giáo pháp của Như Lai chỉ có một hương vị, hương vị của giải thoát". Đường đến thành La Mã có rất nhiều, hoặc gần hay xa, mau hay chậm, nhưng mục đích của kẻ lữ hành chỉ có một. Tuy nhiên, nếu biết nhầm đường mà không trở lại, có bệnh mà không chịu kiêng cử, uống thuốc, lỗi ấy không phải tại người hướng đạo không chỉ dẫn cặn kẽ, thầy thuốc không căn dặn rõ ràng, mà chính do ta không chịu hồi đầu đi theo con đường bằng phẳng, chẳng chịu uống thuốc, chắc chắn không bao giờ ta đến nơi đất sạch hoặc hết bệnh cho được. Chẳng phải đường khó mà do lòng ta ngại khó, chẳng phải tại thuốc không công hiệu mà tại ta sợ đắng. Phải đi, dù cho đi chậm vẫn còn hơn không. Phải uống, dù cho chưa hết bệnh ngay, nhưng thuốc sẽ thấm dần vào cơ thể. Kiên trì nhẫn nại tiến bước thì dù xa đến đâu, khó khăn cách mấy cũng sẽ vượt qua và tới đích. Trái lại, nếu một bước tới hai bước lùi thì dù cho lâu đài hạnh phúchiển hiện trước mắt vẫn xa ta muôn trùng chẳng làm sao tới được. Thanh Sĩ có câu:

Cố đi mãi đường dài hóa ngắn
Còn nghỉ luôn lộ cận hóa xa.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: "Nhân thị tối thắng, năng sinh nhất thiết chư pháp thiện cố". Nghĩa là: con người là hơn cả, vì con người có khả năng thể hiện hết thảy mọi sự cao đẹp. Thật vậy, nhìn hạn hẹp vào một thế giới ta đang sống, con người là một động vật như bao loài động vật khác. Cũng tham sống sợ chết, cũng đau khổ buồn vui, cũng thỏa mãn dục tính... Nhưng do lý trí và khả năng sáng tạo, con người đã vượt lên trên mọi động vật khác, thay đổi và biến chuyển cuộc đời từ lạc hậu thô sơ đến tiến bộ thẩm mỹ. Xét về mặt rộng, theo kinh Phật dạy, con người là một thú trong lục đạo luân hồi. Tuy cõi Ta bà mà ta hiện sống là tạp sinh và khổ vui lẫn lộn, không như các cõi khác có sự phân định rõ rệt. Nhưng nhờ ở điểm này mà con người có ưu thắng và dễ ý thức về tính cách vô thường của thế gian để cầu tiến.

Dưới tuệ nhãn của Phật: "Trong tất cả các loài con người có đủ điều kiện hơn, như về trí khôn ngoan chẳng hạn. Nhất là hoàn cảnh con người không quá khổ như địa ngục, không quá vui như thiên đàng và không ngu si như thú vật". (Kinh Ưu Bà Tắc). Xét về lục đạo luân hồi, ta có thể phân chia cõi Trời biểu tượng của vui và địa ngục biểu tượng của đau khổ đọa đày. Đối với cảnh giới cao đẹp, chúng sinhcõi Trời toàn hưởng những phước báo, thân hình tốt xinh, tướng hảo uy nghi, khí hậu thanh khiết, cảnh trí trang nghiêm tuyệt mỹ cuộc sống đầy đủ tiện nghi sung sướng, những thứ khổ não lo sầu không thể xâm nhập len lõi vào thế giới ấy được. Từ nguyên nhân hoàn hão này khiến họ trở nên giải đải, chỉ biết hưởng thụ mà không tiến tu hầu tăng trưởng thiện pháp. Khi đã hết phước báo đã gieo trồng trong quá khứ, rồi tùy theo nghiệp lực có thể sa đoạ trở xuống cảnh giới thấp hơn thậm chí còn rơi vào khổ cảnh. Đó là luật tiến hóađào thải của vũ trụ nhân quả. Ví như chiếc thuyền trên dòng nước ngược nếu không tiến ắt phải bị lùi. Tương phản với cõi Trờiđịa ngục. Những chúng sinh đọa đày nơi khổ cảnh này hoàn toàn không có một chút vui sướng, luôn luôn sống trong những lo âu sợ sệt, chịu bao cực hình đau khổ, chung quanh họ toàn là cảnh tượng hãi hùng diễn biến. Do quả nghiệp này, họ khó có thể phát khởi thiện tâm, gieo nhân giải thoát cho được. Duy chỉ có con ngườitrọng tâm giữa các sự khổ và vui, là nấc thang thăng hoa từ phàm phu đến quả vị thánh hiền, là chủ thể của vạn hữu. Do vậy con người được tôn xưng là tối linh hơn cả: "Nhân linh ư vạn vật". Con người có khả năng tự định đoạt vận mạng tương lai của mình. Con người dễ đạt đến quả vị Chánh đẳng chánh giác.

Trong Kinh Pháp Cú, Phật dạy: "Làm dữ bởi ta mà ô nhiễm cũng bởi ta. Làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh cũng bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ta thanh tịnh được". Vậy chính ta làm cho ta trong sạch và cũng chính ta làm cho ta ô nhiễm. Hạnh phúc hay đau khổ do chính con người tạo ra, không ai có quyền ban phước giáng họa hoặc thưởng phạt ai cả. Chỉ có nhân quả nghiệp báo là quan tòa công lý vận hành quyết định số phận của mỗi chúng sinh mà thôi. Ví như một người được gọi là bác sĩ. Có phải do tự nhiên mà được không? Hoặc Thượng đế hay vị thần nào đó "cảm tình riêng" vì lỡ nhận chút ít quà cáp biếu xén nên đã tặng cho ông danh hiệu ấy chăng? Không, chính thực tế nhân quả đã tạo thành danh phận ấy. Với một quá trình lâu dài tu học chuyên cần, tốn bao công sức tài của, trong đó ý chísức mạnh vô biên thúc đẩy để người ta trở nên những tài năng hữu ích. Do lẽ đó mỗi con người chúng ta phải tự tạo cho mình một lý tưởng để từ đó mà thăng tiến, xây dựng một tương lai huy hoàng sáng lạn.

Muốn qua sông phải nhờ thuyền, nhưng có thuyền cũng chưa đủ cần phải chèo chống nó đi. Muốn trở thành con người hoàn thiện hưởng sự an vui giải thoát, chúng ta không chỉ có phương pháp hướng dẫn sẵn sàng, mục đích rõ rệt mà điều quan trọng nhất là phải thực hành cho đúng và cho được. Cái khó là ở chỗ này. Thế nên sau khi tiếp thu và hiểu thấu lời Phật dạy, chúng ta nên từng bước từng bước chậm rãi mà đi. Như người leo núi cao chẳng nên hấp tấp vội vã. Nếu không cẩn thận vô tình trợt chân té ngã sẽ khó lòng đi tiếp được. Chẳng may "bất đắc kỳ tử" thì coi như bao nhiêu công trình đều dở dang hết. Hãy nhớ câu "Dục tốc bất đạt". Hoặc cây chóng lên thì dễ bị gió thổi gẫy non. Thế nên, TU NHÀ là bước đầu căn bản cho người Phật tử tại gia làm bàn đạp tiến lên con đường giải thoát sau này. Vậy thế nào là TU NHÀ?

Nói đến chữ TU có lẽ - hầu như đa số - đều nghĩ ngay đến ông sư bà vãi nào đó ở chùa, giam mình trong cảnh hiu quạnh cô độc, quanh năm suốt tháng chỉ tương dưa, rau quả khổ hạnh, suốt đời áo vải nâu sồng chẳng biết gì đến thế sự nhân tình... Nói chung họ gần như là người chôn vùi cuộc sống nơi cửa Thiền, "còn sống mà coi như đã chết". Do vậy nhiều người rất sợ tiếng TU. Khi xưa hễ ai nói với tôi về vấn đề tu hành là tôi gạt ngang phản đối lại liền. Bởi vì tôi rất "cữ" tiếng ấy. Điều này cũng dễ hiểu tại sao tôi lại cữ. Thú thật tôi rất sợ gò bó, không được tự do nhất là - xin độc giả chớ cười - không được đi xem xi nê! Lại thêm một tội mê coi đá banh, vì ít ra tôi đã có một thời là "cầu thủ tí hon". Nếu xét cho cùng thì chữ tu không phải tuyệt đối như thế, mà còn tùy theo mỗi trình độ tu hành của con người. Vậy TU là gì?

Chữ tu nói chung là sửa đổi. Nếu đi cùng với một từ nào đó nó sẽ cho ta được nhiều nghĩa. Chẳng hạn:

- Tu tâm: là sửa đổi tâm tánh từ tà vạy thành ngay thẳng, xấu ra tốt, dữ hóa hiền, ích kỷ thành độ lượng...
- Tu thân: là sửa mình cho đứng đắn, nghiêm trang, tề chỉnh. Hành động phải cẩn thận không nên vụt chạc...
- Tu bổ: sửa đổi cho được tốt đẹp, thêm thắt cho đầy đủ. Như tu bổ nhà cửa, kiều lộ, tịnh xá...
- Tu dưỡng: sửa các điều xấu và vun bồi nuôi dưỡng tăng trưởng các điều thiện.
- Tu hành: sửa đổithực hành theo một phương pháp nào đó để đưa con người đạt đến lý tưởng mà họ theo đuổi.

Nói tóm lại, chữ Tu có nghĩa là sửa đổibồi bổ. Sửa những điều sai trái, sai lầm, xấu ác, bồi bổ đức tính từ bi hỷ xả, tăng trưởng các thiện pháp tới chỗ chân thiện mỹ. Người tu ví như kẻ sửa đường, chỗ nào cao thì san xuống cho bằng, chỗ nào thấp trũng bồi đắp lên cho đầy. Thế nên ý nghĩa chữ tu này tùy theo trình độ mà có cao thấp khác nhau. Từ người xấu thành tốt, từ phàm phu đến thánh hiền, từ chúng sanh lên quả vị Phật.

Còn nhà là nơi tụ họp của một gia đình nhỏ hẹp trong đó có cha mẹ, con cái cùng nương náu để che mưa đở nắng, xây dựng cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc. Nhà là một phần tử hết sức quan trọng trong cộng đồng xã hội, là môi trường đạo đức rất tốt sản sinh ra những nhân tài sau này nối tiếp cha ông xây dựng đất nước, cường thịnh quốc gia. Một xã hội có thể ví như tòa nhà đồ sộ, mỗi gia đình là một viên ngói đan khít với nhau để che chở bảo vệ đồ vật trong nhà khỏi bị mưa nắng làm hư hoại. Nếu một tấm ngói - một gia đình - bị hư bể thì toàn bộ căn nhà cũng ảnh hưởng không ít. Do vậy, nói chung thì một gia đình hay gần hơn nữa là từng con người sẽ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc xây dựngcải hóa thế giới Ta bà thành cõi Tịnh độ hiện tiền.

Tóm lại, TU NHÀ là nói về những điều cơ bản mà người Phật tử tu tập tại gia, trong phạm vi gia đình chưa vượt khỏi hạn chế bổn phận và trách nhiệm đối với cha mẹ, vợ chồng, con cái. Thế nên, hiểu rõ chữ Tu người Phật tử phải biết phận sự của mình ở địa vị nào hầu làm tròn. Đồng thời để tránh tình trạng có người vừa quy y Tam Bảo, hiểu chút ít giáo lý Phật về nhà lại tỏ ra lãnh đạm thờ ơ với công việc gia đình, chẳng thiết quan hệ với ai, nhắm mắt làm ngơ không thèm thấy nghe tin tức thế sự. Thậm chí đến việc giáo dục con cái cũng "phớt tỉnh Ăng lê" luôn. Sống chết tốt xấu mặc bay, ta cứ thản nhiên lim dim ngồi niệm Phật cầu sinh Tây phương Cực lạc. Hành động ấy ta lại vô tình gây thêm sự xáo trộn, bất hòa giữa cha mẹ và con cái, sai tinh thần giáo lý Phật dạy.

Tu đâu phải tách biệt mọi quan hệ với mọi người chung quanh. Chúng ta nên nhớ câu: "Bà con xa không bằng láng giềng gần". Đời sống con người đâu phải lúc nào cũng bình thản lặng yên, đôi khi cũng có những biến cố tai họa xảy đến. Nếu thật sư hằng ngày ta chẳng thèm đếm xỉa đến ai, thì gia đình ta hữu sự lại có lẽ nào ta lại thản nhiên ngồi đón nhận những ân huệ kẻ khác ban cho, quả là tủi hổ và kỳ lắm đấy! Tu đâu phải nhắm mắt bịt tai. Nếu có chăng là đừng nhìn bậy, đừng nghe lời xàm quấy. Còn tất cả sinh hoạt tin tức xã hội rất cần thiết cho việc mỡ mang kiến thức và là bài học quý giá để chúng ta học tập và ngăn ngừa. Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác có dạy: "Quảng học đa văn, tăng trưởng trí tuệ". Nếu chúng ta không học rộng nghe nhiều làm sao được tăng trưởng trí huệ?

Ý nghĩa của chữ học ở đây không chỉ có cắp sách đến trường mới gọi là học. Thực ra qua kinh nghiệm bản thân, qua thực tế hiện sinh, qua những cái mắt thấy tai nghe, qua sách vở ta chọn lọc tiếp thu được những điều hay lẽ phải. Tất cả hình thức đó đều là học cả. Thế nên theo dõi tin tức thế giannâng cao kiến giải cho sự tu hành của mình phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Riêng vấn đề giáo dục gia đình người Phật tử phải có trách nhiệm cao hơn nữa. Khi chưa hiểu đạo thì ta hướng dẫn con cái theo chiều hướng thế gian. Nay hiểu đạo phải có bổn phận hướng dẫn con trẻ sống theo tinh thần Phật dạy Thế nên, tu không phải mặc nhiên ai làm gì thì làm, tốt xấu mặc kệ, mình chỉ biết lo phận mình là đủ. Chính ra người hiểu đạo phải tích cực cải thiện bản thânkhuyến hóa người khác tránh ác hành thiện.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80817)
17/08/2010(Xem: 121606)
16/10/2012(Xem: 68263)
23/10/2011(Xem: 70016)
01/08/2011(Xem: 497877)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :