Thư Viện Hoa Sen

Lời Nói Đầu

20/06/201012:00 SA(Xem: 24898)
Lời Nói Đầu


Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP HAI

Lời nói đầu

Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách «Phật học cơ bản« nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng NiPhật tử.

Bộ sách «Phật học cơ bản« này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo.

Trong tập Hai này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ hai (1999-2000) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểunghiên cứu Phật học.

Ban Biên Soạn
Chương trình Phật học Hàm thụ
Thành phần Ban Tổ chức, 
Ban Giảng huấn và Ban Biên soạn

của Chương trình Phật học Hàm thụ (1998 - 2002)

Ban Tổ chức

* Trưởng ban: HT Thích Trí Quảng, Trưởng ban Hoằng pháp T.U GHPGVN kiêm Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ

* Phó ban: TT Thích Giác Toàn, Phó ban Giáo dục T.U GHPGVN kiêm Phó Tổng Biên tập báo Giác Ngộ

* Phó ban: TT Thích Thiện Tâm, Phó ban Hoằng pháp T.U GHPGVN

* Thư ký kiêm biên tập Chương trình: ĐĐ Thích Tâm Thiện, Ủy viên Ban Văn hóa T.U GHPGVN

* Phó Thư ký: ĐĐ Thích Tâm Khanh, Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế T.U GHPGVN, Biên tập viên Báo Giác Ngộ

* Phó Thư ký: ĐĐ Thích Tâm Hải, Biên tập viên Báo Giác Ngộ

* Kiểm tra: CS Tống Hồ Cầm, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM kiêm Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ

Ban Giảng huấn

HT Tiến sĩ Thích Thiện Châu (Paris), HT Tiến sĩ Thích Trí Quảng, TT Tiến sĩ Thích Chơn Thiện và chư tôn Thượng tọa, Đại đức, Giáo sư trực thuộc ngành Hoằng pháp GHPGVN.

Ban Biên soạn

TT Thích Giác Toàn, TT Thích Thiện Tâm, TT Thích Thiện Bảo, GS Minh Chi, ĐĐ Thích Tâm Thiện, ĐĐ Thích Viên Giác, ĐĐ Thích Tố Huân, ĐĐ Thích Gia Tuệ, ĐĐ Thích Trí Chơn, ĐĐ Thích Tâm Khanh, ĐĐ Thích Tâm Hải, ĐĐ Thích Từ Hòa, ĐĐ Thích Phước Lượng.

Quy chế Chương trình 
Phật học Hàm thụ Khóa II (1999-2003)

Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, kể từ tháng 5-1999, Ban Biên tập Báo Giác Ngộ sẽ kết hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương tiếp tục tổ chức khóa II (1999-2003) của Chương trình Phật học Hàm thụ (PHHT), nội dung như sau:

1- Mục đích: Nhằm nâng cao tri thức Phật học cho Tăng Ni Phật tửđộc giả nguyệt san Giác Ngộ.

2- Đối tượng: Đối tượng tham dự khóa II PHHT gồm Tăng Ni Phật tửđộc giả nguyệt san Giác Ngộ.

3- Thời gian: Thời gian của khóa học được bắt đầu từ tháng 5-1999 đến tháng 5-2003 (4 năm). Học viên sẽ thi kiểm tra vào cuối mỗi năm học và một kỳ thi tập trung vào cuối khóa.

4- Thể lệ ghi danh, học tập và dự thi :

a. Học viên muốn tham dự khóa II PHHT phải ghi danh trên phiếu đăng ký. Trên phiếu đăng ký, học viên cần ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có), ngày tháng năm sanh, nơi sanh, địa chỉ, nghề nghiệp và gởi theo phiếu đăng ký 2 tấm ảnh khổ 3 x 4 (mới chụp) về Tòa soạn (theo mục d).

b. Học viên ở tại nhà học tập theo cách học từ xa. Tài liệu PHHT của học viên khóa II là 4 cuốn Phật Học Cơ Bản do Ban Tổ chức biên soạn mỗi năm. Ban Hướng dẫn Chương trình PHHT sẽ lần lượt giải đáp trên nguyệt san Giác Ngộ các nghi vấn của học viên trong phạm vi nội dung các bài học của tài liệu PHHT. Học viên cần theo dõi các thông báo hàng tháng của Ban Hướng dẫn trên nguyệt san Giác Ngộ.

c. Vào cuối mỗi năm học, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thời gian thi, đề thi và các thông báo thi cuối năm sẽ được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Kết quả thi kiểm tra cuối năm sẽ được công bố trên tuần báo Giác Ngộ.

d. Mọi thư từ liên hệ cần ghi rõ:

- Họ tên, học viên khóa II Chương trình PHHT, địa chỉ (nơi gởi thư đi).

- Nơi nhận: Ban Hướng dẫn Chương trình PHHT, Tòa soạn Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TP Hồ Chí Minh - ĐT: 8.222120 - 8.292388 - FAX: 84.8.8.231112.

5- Thể lệ kiểm tra:

a. Cuối mỗi năm học, mỗi học viên phải làm một bài kiểm tra do Ban Tổ chức ra đề và đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Bài viết được làm tại nhà và gởi về Tòa soạn Báo Giác Ngộ theo quy định của Ban Tổ chức.

b. Riêng đối với kỳ thi cuối khóa, tức sau 4 năm học, học viên sẽ tham dự một kỳ thi tập trung do Ban Tổ chức quy định.

c. Các học viênt ham dự kỳ thi cuối khóa phải có văn bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (của các trường chính quy hoặc của trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tương đương).

6- Cấp chứng chỉ và khen thưởng:

a. Học viên sau mỗi năm học nếu có làm bài kiểm tra và đạt kết quả (theo quy định của Ban Tổ chức) sẽ được ban Hoằng pháp Trung ương cấp chứng chỉ. Đối với các học viên đạt kết quả xuất sắc, sẽ được khen thưởng (theo quy định của Ban Tổ chức).

b. Đối với học viên dự kỳ thi tập trung sau 4 năm học, nếu đủ điểm theo quy định của Ban Tổ chức, sẽ được Ban Hoằng pháp Trung ương cấp chứng chỉ tốt nghiệp Phật học hàm thụ.

Ban Tổ chức
Chương trình Phật học Hàm thụ

Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000

Tạo bài viết
07/10/2013(Xem: 8691)
09/11/2010(Xem: 78076)
09/11/2010(Xem: 62916)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: