Phần Ii: Nguyên Khởi

08/07/201012:00 SA(Xem: 12737)
Phần Ii: Nguyên Khởi

PHẬT GIÁO TỔNG QUAN
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
TRẦN QUANG THUẬN
Trung Tâm Học Liệu xuất bản


PHẦN II: NGUYÊN KHỞI

1. Phật Giáo xuất phát từ thời kỳ nào, trong hoàn cảnh nào?

- Phật Giáo ra đời vào thế kỷ thứ sáu trước kỷ nguyên tại Ấn Độ.

- Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước kỷ nguyên có 16 nước lớn, không khác gì Trung Quốc sau thời Xuân Thu Chiến Quốc, đầu nhà Chu số chư hầu hơn 1,000, cuối nhà Chu chỉ còn 12 nước, vào thời Tần Thủy Hoàng chỉ còn 7 nước, để rồi bị Tần tiêu diệt, thống nhất lãnh thổ.

- Tại Ấn Độ trong 16 nước lớn có 4 nước quan trọng, đó là Câu Tất La, Ma Kiệt Đà, Vam Di và Bạt Kỳ với những đô thị lớn như Xá Vệ, Vương Xá, Kiều Thượng Di, Phệ Xá Ly.

- Đến thời Phật chuyển bánh xe pháp, Ma Kiệt Đà với thủ đô Vương Xá, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất Ấn Độ thời bấy giờ.

- Vũ đài văn hóa hay trung tâm văn hóa Ấn Độ trước khi Phật ra đời nằm ở thượng lưu sông Hằng, Tây Ấn Độ. Bà La Môn giáo gọi vùng đất này là Trung Thổ (Medhyadesa) để phân biệt với các vùng khác cho là biên địa. Nhưng rồi vì chiến tranh, vì năng lực phát triển có tính cách chọn lọc của các nước vùng biên địa, vũ đài văn hóa ở Tây Ấn Độ di chuyển đến miền hạ lưu sông Hằng, Đông Ấn Độ. Nước Ma Kiệt Đà trở thành trung tâm văn hóa Ấn Độ thời bấy giờ.

- Xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tâm linh, dân chúng ngày càng bất mãn với hình thức nghi lễ tôn giáo Vệ Đà thời thượng cổ, dưới quyền thống lãnh của giai cấp đạo sĩ Bà La Môn. Nhiều giáo phái đứng lên chống đối. Các nhà tôn giáo tìm cầu chân lý bắt đầu hướng nội, không dựa vào hình thức nghi lễ bên ngoài, để tìm những giải đáp căn bản cho cuộc sống. Không còn nữa uy quyền thần linh chi phối con người, không còn nữa độc quyền vạn năng của hàng đạo sĩ Bà La Môn. Nhiều học thuyết Bà La Môn ra đời, trong đó có 6 học phái mà trong kinh Phật thường đề cập, gọi là Lục Sư Ngoại Đạo, chủ trương trái ngược nhau, kích bác lẫn nhau làm cho dân Ấn Độ hoang mang, không nơi nương tựa. Chính ở trong bối cảnh này, đức Phật ra đời, đem lại cho dân Ấn Độ ánh sáng chỉ đạo cần thiết.

- Thế kỷ thứ sáu trước kỷ nguyên là thời đại cải tổ tôn giáo khắp thế giới cổ đại. Hy Lạp trong thời điểm này chứng kiến sự xuất hiện của Parmenides và Empedocles. Trung Quốc thấy sự ra đời của Lão Tử, Khổng Tử. Tại Ấn Độ dân chúng thờ phụng thần Yaksa, Gandharva, Vriksa, Nàga, v. v…

2. Phật là ai? Chúng ta biết gì vè đời sống của Ngài?

- Theo sử liệu, Phật giáng sinh vào năm 623, có thuyết nói vào năm 563 trước kỷ nguyên, con của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Gia (Maya), thuộc giòng họ Thích Ca (Sakya), tại thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), phía đông bắc sông Hằng (Ganges), hiện nay nằm trong quốc thổ Népal.

- Thái tử Tất Đạt Đa được nuôi dưỡng trong nhung lụa, trong cung điện nhà vua, chung quanh có tường cao bao bọc. Năm 16 tuổi vua tuyển vợ cho con, hy vọng giây tình ái sẽ ràng buộc thái tử vào nếp sống trần thế. Công chúa Da Du Đà La cùng thái tử Tất Đạt Đa sinh được một người con trai đặt tên là La Hầu La. Sau khi có con làm yên lòng phụ hoàng, làm vui lòng vợ và sau khi chứng kiến cảnh già, bệnh, chết, và cảnh đạo sĩ thong dong tự tại, Thái Tử Tất Đạt Đa quyết chí xuất gia, tìm con đường thoát vòng sinh, già, bệnh, chết của trần thế. Năm 29 tuổi thái tử nửa đêm vượt thành xuất gia tầm đạo. Sau sáu năm khổ hạnh tại Khổ Hạnh Lâm, tức rừng Uruvela, đến 35 tuổi, dưới gốc cây, sau này gọi là cây Bồ Đề, tại làng Gaya, vùng Uruvela, sau này gọi là Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài tham thiền nhập định rồi giác ngộ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật lịch sử sau 45 năm giảng truyền chánh pháp, độ vô số đệ tử, viên tịch dưới hai hàng cây, sau này gọi là Ta La Song Thọ của vua Mallas trong thành Câu Thi Na (Kusinara), hưởng thọ 80 tuổi.

3. Em đọc sự tích Phật nói Phật giáng sinh bên hông phải của hoàng hậu Ma Gia. Như vậy có phải là thần thoại không?

- Khi đức Phật, qua sự sùng kính của hàng tín đồ, trở thành các bậc siêu nhân, thì mọi việc liên quan đến các bậc siêu nhân đều hoàn toàn khác với người thường.

- Đức Phật là Đấng Đại Giác, là Thể Tánh Viên Minh, không lệ thuộc vào hình hài nhân thế, biến hóa tự tại.

4. Phật lịch khởi đầu từ khi nào?

- Từ năm đức Phật nhập Niết Bàn, tức là 80 năm sau khi Phật giáng sinh.

- Nếu chúng ta lấy năm Giáng Sinh của Phật là năm 623 trước kỷ nguyên, thì ngày nhập Niết Bàn của Ngài là năm 543 trước kỷ nguyên. Vì vậy Phật lịch bắt đầu từ năm 543 trước kỷ nguyên.

5. Trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã đi đến đâu, giảng dạy bao nhiêu lần? Ngài dùng ngôn ngữ gì để giảng truyền giáo nghĩa?

- Ngài đã đi khắp các thị trấn, làng mạc dọc theo lưu vực sông Hằng. Theo bờ trái của sông Hằng, Ngài đi từ xứ Sravasti đến Samkasya, dài gần 500 km. Bên bờ phải của sông Hằng, Ngài đi từ Vương Xá Thành đến Kausambi, một quãng đường trên 400 km. Về hướng bắc nam, Ngài đi khắp vùng rộng trên 400 km vuông. Không phải Ngài chỉ đi qua một lần, mà lui tới nhiều lần. Có khi Ngài đi bộ, có lúc Ngài đi thuyền.

- Thời khóa biểu hàng ngày của Phật gồm thì giờ đi khất thực, tắm rửa, thọ trai, thiền định, thuyết pháp, hướng dẫn chúng tăng, tiếp hàng đạo sĩ Bà La Môn, quốc vương, đại thần, trưởng giả, giới bình dân v.v… Trung bình mỗi ngày Ngài giảng dạy ba lần, nói pháp ba lần, khi ngắn khi dài tổng cộng trên 49,275 bài pháp sau này được biên chép lại trong 10,000 trang.

- Ngài sống nhiều năm tại Ma Kiệt Đà, nên thường nói tiếng Ma Kiệt Đà, nhưng đi đến những vùng khác, Ngài dùng ngôn ngữ địa phương để thuyết pháp.

6. Ngài nói Pháp nhiều như vậy tại sao Ngài lại nói không nói một lời Pháp nào hết?

- Pháp Phật là pháp vi diệu, không thể dùng từ ngữ hạn cuộc để có thể giải thích được. Lời dạy của Phật chỉ là phương tiện đưa đến giác ngộ.

- Phương tiện không phải là giác ngộ. Mặt trăng trong ao, trong hồ, trong biển, trong thau nước không phải là mặt trăng mà chỉ phản chiếu mặt trăng. Phật nói Pháp mà Pháp ấy không phải là ngôn từ, thì lời nói Pháp đâu phải là Phật Pháp, và do đó Ngài đâu có nói câu nào.

- Giáo pháp của Phật là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải để mô tả thực tại, cũng như ngón tay chỉ mặt trăng, chứ không phải mặt trăng.

- Cái vi diệu của Phật Phápchứng đắc chứ không phải lời nói.

7. Trong Kinh có kể câu chuyện Phật thấy chư Tăng không hòa hợp bỏ vào rừng sâu ba tháng, lại có Kinh nói trong ba tháng ấy Ngài lên cung trời Đâu Suất giảng kinh cho Thánh mẫu Ma Gia nghe, câu chuyện nào đúng?

- Sau mùa An Cư thứ chin, Phật đến Kosambi. Tại đây, năm ấy có sự tranh chấp giữa hai phái Luật SưKinh Sư về các hành trì. Sự tranh chấp ngày càng nặng, lời qua tiếng lại như những mũi tên độc. Phật nghe được chuyện rắc rối này, khuyên nhủ hai phe nhưng vẫn không dẹp được sự tranh chấp. Ngài trở về tịnh xá, ngày sau vào thành Kosambi khất thực một mình, rồi một mình đi vào núi thọ trai. Dần dần Phật đi đến thị trấn Balakalonakaragama, hỏi thăm sự tu học của Tỳ Kheo Bhagu, rồi Kimbila, Nandiya, thấy họ sống an lành, thanh tịnh.

- Trước khi từ giã 3 vị Tỳ Kheo, Phật nói Pháp Lục Hòa làm nguyên tắc cho nếp sống Tăng Già, rồi Ngài lên đường vào rừng Rakkhita, quyết định dùng rừng này làm nơi trú ẩn cho 3 tháng An Cư Kiết Hạ lần thứ mười sắp đến.

- Trong ba tháng hạ thường thường sau giờ khất thực, Phật giảng pháp cho chúng tăng nghe. Mùa Hạ này Phật sống một mình, có thì giờ lên cung trời Đâu Suất giảng Kinh Địa TạngThắng Luận (Abhidhamma Sangala) cho thánh mẫu Ma Gia.

- Sau ba tháng An Cư lần thứ 10, Phật trở về tu viện Cấp Cô Độc ở Savatthi. Chư Tăng Kosambi trước đây tranh chấp nhau, sau hàng thí chủ làm áp lực, không cúng dường cho những vị tranh chấp, nên dần dần vấn đề được giải quyết và họ đến đảnh lễ Phật, cầu xin sám hối.

- Ở đây chúng ta có một số dự kiện: 1/ Nếu chấp chặt ý kiến của mình thì không làm sao có thể giải quyết vấn đề, chắc chắn xảy ra tranh chấp. 2/ Đức Phật giải quyết vấn đề bằng cách không giải quyết vấn đề. Ngài không áp đặt, mà để hàng đệ tử dần dần tỉnh ngộ. 3/ Ngài dùng thì giờ hiếm có để giảng kinh cho thánh mẫu. Ngài là “Thiên nhân chi đạo sư”. 4/ Nhân cơ hội đó Ngài đưa ra 6 nguyên tắc (Lục Hòa) làm khuôn mẫu cho nếp sống Tăng Già. 5/ Làm áp lực để chư Tăng sống hòa hợp, là một trong những nhiệm vụ hộ đạo của hàng Phật Tử tại gia.

8. Trong cuộc đời đức Phật, thời kỳ nào quan trọng?

- Kinh sách Phật Giáo đề cập đến 547 chuyện Tiền Thân. Mỗi câu chuyện diễn đạt Phật lúc còn là vị Bồ Tát đã trải qua nhiều số kiếp thị hiện giữa thế gian bằng hình tướng khác biệt, khi hình tướng đàn ông, khi hình tướng đàn bà, khi hình tướng súc vật, để hóa độ chúng sinh. Mười chuyện tiền thân cuối cùng là niềm cảm hứng cho các danh họa, điêu khắc gia và cũng là đề tài thiền quán.

- Về Đức Phật Lịch Sử, bốn thời kỳ quan trọng được ghi chép trong kinh sách, được thể hiện bằng tranh ảnh, hình tượng, thường thường được gọi là Tứ Động Tâm, đó là lúc Sơ Sinh, Xuất Gia, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn.

- Về cảnh tượng Giáng Sinh, nhiều kinh văn, hình ảnh hội họa, điêu khắc diễn tả Phật từ cung trời Đâu Suất (Tusita) giáng trần, sinh ra bên hông mẹ. Vừa sinh ra Ngài bước bảy bước công bố đạo tối thượng bằng câu: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, ý nói chỉ có đạo lý giải thoát mới là thù thắng.

- Trước khi Ngài xuất gia, kinh văn, hình ảnh hội họa, điêu khắc diễn tả 4 cảnh tượng già, bệnh, chết, đạo sĩ trong 4 dịp Ngài ra thành viếng thăm dân chúng.

- Về Cảnh Tượng Xuất Gia, nhiều kinh văn, hình ảnh hội họa, điêu khắc diễn tả Ngài cưỡi con ngựa Kiền Trắc, như được mây đưa tiễn, vượt qua thành giữa đêm khuya.

- Về Cảnh Tượng Thành Đạo, kinh văn, hội họa, điêu khắc diễn tả Phật hàng phục Ma Vương, Phật theo lời yêu cầu của Phạm vương Indra thuyết pháp độ sinh, Phật giảng kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 người đệ tử đầu tiên, năm ông Kiều Trần Như tại Vườn Lộc Uyển, Sarnath, phía bắc thành Benares.

- Về Cảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn, kinh văn, hội họa, điêu khắc diễn đạt Phật giảng Kinh Niết Bàn trước khi viên tịch, cảnh đức Ca Diếp quỳ lạy dưới chân Phật, chúng tăng thương tiếc, quân vương nhận phần xá lợi của Phật đem về nước tôn thờ. Đức Phật không còn là người của thành Ca Tỳ La Vệ, của Vương Xá Thành, của xứ Ma Kiệt Đà mà của bốn phương, tám hướng.

9. Đức Phật có bao nhiêu đệ tử? Cộng đồng Phật Giáo phát triển như thế nào?

- Năm vị đệ tử xuất gia đầu tiên là ngài Kiều Trần Như (Kondanna), Bạt Đề (Bhaddiya), Thập Lực (Vappa), Đại Danh (Mahànàma), Mã Thắng (Assaji).

- Đức Phật có bảy chúng đệ tử: Tỳ Khoe, Tỳ Kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thúc Xoa Ma Na (người nữ chuẩn bị thọ Tỳ Kheo Ni Giới), Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di hay tổng quát chia thành 4 chúng: Xuất gia nam, xuất gia nữ, tại gia nam, và tại gia nữ. Về thành phần xuất gia Ngài có 1,250 vị đệ tử, trong đó có 500 vị thường xuyên sống gần Phật, đặc biệt 10 vị Đại Đệ Tử.

- Thành phần đệ tử tại gia của Ngài gồm đủ mọi thành phần: quốc vương, đại thần, trưởng lão, phú hộ, Bà La Môn, thương gia, trí thức, nông dân, thợ thuyền, công nhân, tôi tớ.

- Trong số đệ tử xuất gia của Phật có 10 vị nổi danh vì khả năng tu chứng đặc biệt, trong kinh gọi là Thập Đại Đệ Tử, đó là tôn giả Xá Lợi Phất, nổi danh trí tuệ đệ nhất, tôn giả Mục Kiền Liên, thần thông đệ nhất, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, thiền định đệ nhất (Đầu Đà đệ nhất), tôn giả Ca Chiên Diên, nghị luận đệ nhất, tôn giả A Nan, đa văn đệ nhất, tôn giả A Nâu Lâu Đà, thiên nhãn đệ nhất, tôn giả La Hầu La, mật hạnh đệ nhất, tôn giả Tu Bồ Đề, giải không đệ nhất, tôn giả Phú Lâu Na, biện tài đệ nhất và tôn giả Ưu Ba Ly, giới luật đệ nhất.

- Người đệ tử xuất gia cuối cùng của Phật là Subhadda, một vị Bà La Môn lớn tuổi được Phật nhiếp độ trong đêm Phật nhập Niết Bàn.

- Trong hàng đệ tử tại gia có những vị nổi tiếng như vua Tần Bà Ta La (Bimbisara), nước Ma Kiệt Đà, vua Ba Tư Nặc (Pasenadi), nước Kiều Tất La (Kosala), trưởng giả Cấp Cô Độc (Anàthapindika), và Visakha…

- Vua Tần Bà Ta La dâng hiến cho Phật và chúng tăng rừng Trúc Lâm và Tịnh Xá Trúc Lâm. Trưởng giả Cấp Cô Độc dâng hiến khu rừng ngoại thành Xá Vệ (Savatthi), kinh đô của vua Ba Tư Nặc và ngôi Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana).

10. Cộng đồng Phật Giáo phát triển như thế nào?

- Do hàng đệ tử xuất giatại gia của Phật. Xuất gia gồm hàng Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni. Tại gia gồm Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Bồ Tát tại gia.

- Tỳ Kheo là những vị nam xuất gia, đã thọ 250 giới gồm 4 trọng giới hay 4 giới Ba La Di (Catraparàjika), 13 giới Tăng Tàn (Trayodasa-Sanghahàdesena), 2 giới Bất Định (Dvy-Aniyata), 30 giới Xả Đọa (Trimsan-Naisargita), 90 giới Đan Đọa (Narvati-Pràyascittiya), 4 giới Đề Xá Ni (Catra-Pratsesaniya), 100 giới Chúng Học (Sàta-saiksa), 7 giới Diệt Tránh (Sapta-dhikkàrasamatha).

- Tỳ Kheo ni là những vị nữ xuất gia, đã thọ 350 giới và tuân thủ 8 điều liên quan đến chư tăng, gọi là Bát Kính Pháp (Garudhamma, 8 điều tôn kính đối với chư Tăng), đó là 1/ Một vị ni dù lớn tuổi phải tỏ lòng tôn kính đối với vị sư trẻ. 2/ Ni không thể kết hạ an cư ở khu vực không có tăng 3/ Hàng nửa tháng ni phải đến hỏi tăng ngày giờ Bồ Tát và thỉnh tăng thuyết giáo (Oyàda). 4/ Kết hạ xong ni phải theo tăng làm phép tự tứ và thỉnh tăng ban lời chỉ dạy. 5/ Ni phạm lỗi trong nửa tháng phải làm phép Ma Na Đóa (Mànatta), lễ sám hối với Ni và Tăng. 6/ Ni phải thọ giới Sa Di Ni, phải thọ 6 giới Thức Xoa Ma Na (Pàcittiya) trước khi thọ tỳ kheo ni giới giữa tăng và ni. 7/ Ni không được nặng lời mắng nhiếc chúng tăng. 8/ Ni không được nói lỗi lầm của chúng tăng.

- Kế mẫu của Phật Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Mahàpajàpati Gautama) là vị được Phật cho phép xuất gia cùng với Gia Du Đà La v.v… đứng ra thành lập Ni Bộ.

- Sa Di là những vị nam xuất gia thọ trì 10 giới.

- Sa Di Ni là những vị nữ xuất gia thọ trì 10 giới

- Thức Xoa Ma Na là những vị nữ xuất gia sau khi thọ trì 10 giới, phải thọ thêm 6 giới nữa, chuẩn bị thọ tỳ kheo ni giới.

- Tại Tokyo có một ngôi chùa tên là Gohyyaku Rakanji thờ 500 đệ tử Phật làm bằng gỗ, điêu khắc hình tướng khác nhau, biểu lộ cộng đồng Tăng Già Phật Giáo đầu tiên, một cộng đồng xưa nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay.

11. Nếp sống của chư Tăng Ni thời nguyên thỉ như thế nào? Nếp sống ấy có thay đổi qua thời gian?

- Chư tăng thời Nguyên Thỉ phần nhiều sống trong hang động, ngoài bãi tha ma, nơi rừng núi hoang vắng, chuyên tu thiền quán, hàng ngày đi khất thực, y phục gồm ba bộ áo ngắn, áo dưới, áo choàng. Hành trình vô định, nay đây mai đó, hoằng hóa độ sinh, trừ ba tháng mưa mùa hạ, chư tăng tập trung lại một chỗ, được Phật giảng pháp, hướng dẫn thiền quán.

- Số lượng chư tăng ngày càng đông, Phật tử cúng dường tự viện ngày càng nhiều, nên dần dần chư tăng định cư trong các tự viện, nếp sống tự viện được thành hình, Lễ Bố Tát (Lễ đọc lại giới luật nhà Phật và sám hối tội lỗi nếu vi phạm giới luật) trở thành định chế, mỗi tháng hai lần, ngày Tăng Ni kiểm điểm lại giới luật của mình trong nửa tháng qua, nếu phạm lỗi nhẹ chỉ bị khiển trách, sám hối trước đại chúng, nguyện không tái phạm, nếu phạm trọng tội có thể bị trục xuất ra khỏi đoàn thể Tăng Già.

- Lễ Bố Tát (Uposatha) do Phật chế theo lời đề nghị của vua Tần Bà Ta La.

- Để công việc điều hành tự viện được nghiêm chỉnh, đẳng cấp được hình thành, nhiệm vụ được phân định, do đó ngày nay ta thấy trong hàng chư TăngHòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, có Viện Chủ, Trú Trì, Tri Sự (quản trị), Tri Khách (đặc trách săn sóc khách tăng và khách thập phương), Tri Tạng (quản thủ thư viện), Tri Khố (giữ kho, cai quản nhà bếp), Tri Viên (săn sóc vườn tược), v.v…

12. Tại sao Tỳ Kheo Ni phải thọ trì nhiều giới hơn Tỳ Kheo? Tại sao Tỳ Kheo Ni phải tuân thủ Bát Kính Pháp, trông có vẻ kỳ thị, bất công đối với phái nữ?

- Những giới luật căn bản giữa tăng và ni không khác nhau. Giới luật phụ tùy theo nhu cầu khác biệt. Ngoài đời phụ nữ có nhiều nhu cầu khác biệt với nam giới về trang sức, về nếp sống… Nếp sống khác nhau nên quy luật khác nhau. Còn về Bát Kính Pháp, quy luật thứ hai đến quy luật thứ bảy là muốn bảo vệ nữ giới, chỉ quy luật thứ nhất và quy luật thứ tám trông có vẻ kỳ thị nữ giới. Nên nhớ luật Phật chế ra là tùy thời, tùy xứ chứ không phải định luật chân lý, và Phật cho thay đổi hay hủy bỏ những luật không quan trọng, chỉ tiếc là đức A Nan khi Phật còn tại thế không hỏi rõ điều luật gì có thể thay đổi hay hủy bỏ, nên trong kỳ Đại Hội Kết Tập Lần Thứ Nhất, giới luật vẫn giữ nguyên.

- Vào thời bấy giờ, thế kỷ thứ sáu trước kỷ nguyên tại Ấn Độ mà Phật cho phép hàng phụ nữ xuất gia thì thật là một hành động “cách mạng” vì ngay bây giờ phái nữ tu của các tôn giáo vẫn còn chưa được chấp nhận trong tổ chức Giáo Hội. Hai quy luật thứ nhất và thứ tám được đặt ra phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ. Cũng như luật không cho phép chư tăng nhận tiền bạc của đàn na thí chủphù hợp với đời sống của Tăng Già thời bấy giờ, nhưng quy luật này không còn được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh khi chế độ tự viện thành hình.

13. Giáo lý của Phật qua thời gian có bị thay đổi?

- Giáo lý của Phật có tên là Pháp Vũ (Mưa Pháp). Cũng trận mưa ấy, cây lớn hưởng nhiều nước, cây nhỏ hưởng ít nước, cỏ hoa thấm nhuần theo khả năng của mình.

- Đối với hàng thượng căn, trí tuệ, cao siêu thâm nhập Phật lý khác với hàng hạ căn, trình độ thấp. Do đó ngay lúc Phật còn tại thế hàng đệ tử Phật thấm nhuần lời Phật không giống nhau, diễn đạt khác nhau.

- Sau khi Phật nhập Niết Bàn, không được Phật trực tiếp hướng dẫn, giải thích thắc mắc, nên có nhiều cách giải thích, nhiều phương thức thâm nhập.

14. Sự thay đổi về giới luật như thế nào?

- Giới luật nhà Phật không phải do Phật ban hành cùng một lúc mà được thêm dần dần, liên hệ đến từng dự kiện xảy ra và phù hợp với phong tục, tập quán, hoàn cảnh địa phương.

- Trong lúc Phật còn tại thế Ngài dạy giới luật có thế thêm bớt, tùy theo hoàn cảnh, quốc độ v.v… nhưng Ngài Ananda không hỏi Phật những giới luật gì có thể thay đổi, nên trong kỳ Kết Tập Lần I tại Vương Xá Thành, Ngài Upali đã trùng tuyên lại tất cả giới luật Phật đã chế cho hàng Tăng Ni khi Phật còn tại thế.

- Nói một cách tổng quát, giới luật chư Tăng Ni, Nam Tông cũng như Bắc Tông không khác nhau mấy.

15. Lời Phật dạy (Kinh) có bị diễn dịch khác nhau qua thời gian?

- Vị được Đại Tăng thỉnh trùng tuyên lời Phật dạy trong Kỳ Đại Hội Hết Tập I là Ngài Gavampati, rất thân cận với Ngài Xá Lợi Phất lúc còn tại thế. Nhưng Ngài Gavampati khi nghe tin Ngài Xá Lợi Phất và Phật đã viên tịch nên đã theo dấu chân Phật nhập Niết Bàn. Đại Tăng lúc đó mới thỉnh Ngài Anada, đệ tử thân cận của Phật trùng tuyên lời Phật dạy.

- Trong kinh có chép câu chuyện một hôm tại thành Xá Vệ, lúc Phật được 55 tuổi, sau 20 năm hoằng hóa, Phật muốn có một người thị giả thường trực chứ không phải thị giả luân phiên để săn sóc. Ngài Xá Lợi Phật xin tình nguyện làm thị giả thường trực, nhưng Phật thấy Ngài Xá Lợi Phất rất cần thiết trong việc giảng dạy chúng tăng nên muốn Ngài Xá Lợi Phất tiếp tục vai trò quan trọng ấy. Cuối cùng Ngài A Nan xin tình nguyện, trở thành vị thị giả thường xuyên kể từ ngày đó cho đến ngày Phật nhập diệt 25 năm sau. Như vậy 20 năm trước khi làm thị giả thường trực Ngài A Nan không nghe trọn vẹn những lời giảng dạy của Phật, nên những lời trùng tuyên về Kinh Tạng trong kỳ Kết Tập Lần Thứ Nhất tại Vương Xá Thành của Ngài A Nan chỉ hạn cuộc vào 25 năm sau khi Ngài được cử làm thị giả thường trực của Phật. Chính ở điểm này mà về sau những kinh điển Đại Thừa cũng được xem như là lời vàng ngọc của Phật ngoài Tam Tạng bằng chữ Pali được viết thành văn tại Tích Lan vào thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên do Ngài A Nan đọc lại trong Kỳ Kết Tập Lần Thứ Nhất.

- Trong kinh có chép chuyến hoằng hóa của Phật lần cuối cùng trên đường từ Vaisali đến Kusinagara. Trong dịp này một đệ tử Phật hỏi Ngài sau này lấy tiêu chuẩn gì để có thể minh xác lời nói ấy là giáo lý chân chính của Phật. Ngài đưa ra bốn tiêu chuẩn: 1/ Giáo lý do vị nào đã trực tiếp nghe Phật giảng dạy. 2/ Giáo lý do vị nào đã trực tiếp nghe đại đệ tử chứng đắc của Phật giảng dạy. 3/ Giáo lý do vị nào đã nghe nhiều chư tăng giảng dạy. 4/ Giáo lý do vị nào đã nghe một vị thánh tăng giảng dạy. Điều này cho chúng ta thấy giáo lý Phật không phải hoàn toàn do Phật giảng dạy mà còn do đệ tử Phật, do nhiều vị tăng hay do một vị tăng chứng đắc đạo quả giảng dạy. Những lời dạy từ đấng giác ngộ và hàng thánh chúng, đều là Phật lý.

16. Khuynh hướng dị biệt về việc thâm nhập Phật lý xuất hiện vào thời kỳ nào?

- Một trăm năm sau khi Phật nhập diệt, Đại Hội Kết Tập Lần Thứ Hai được triệu tập tại Vaisali do 700 vị tăng tham dự. Trong kỳ Đại Hội này một số khuynh hướng khác biệt vì hoàn cảnh địa phương được nổi bật, chia thành hai phái gọi là Mahasanghikas (Đại Chúng Bộ), và Sthaviras (Trưởng Lão Bộ) liên quan đến vấn đề giới luật như chư tăng có thể nhận tiền bạc do tín đồ hỷ cúng hay không, đồng thời cũng liên quan giáo nghĩa, đến trình độ tu chứng 4 thánh quả, xem 4 Thánh Quả chỉ dành riêng cho hàng xuất gia hay cho tất cả đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia.

- Đây là một trong nhiều hệ quả do sự phát triển Phật Giáo tạo ra. Số lượng chư tăng ngày càng đông. Chư tăng không sống trong hang động mà phần nhiều sống trong tự viện. Tự viện không nhất thiết được xây dựng trong rừng núi mà còn giữa thị thành. Chư tăng ngoài thiền quán còn lo nghiên cứu học tập, còn có trách nhiệm bảo quản tự viện. Muốn bảo quản tự viện cần tài chính, do đó có nhu cầu được phép nhận tiền bạc của tín đồ hiến cúng.

- Vào thời kỳ này rõ ràng trong hàng tăng giới đã chia ra hai thành phần, sơn tăngxã tăng hay thị tăng. Sơn tăng sống ở rừng núi, hang động, chuyên tu thiền quán, xã tăng hay thị tăng, sống ở làng mạc, tại thị tứ, ngoài thiền quán còn nghiên cứu học tập kinh điểnhóa độ quần chúng như ta thấy hiện nay tại Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan.

- Trên phương diện giới luật, vì hoàn cảnh thay đổi nên Đại Chúng Bộ chủ trương chư tăng có thể nhận tiền bạc do Phật tử cúng dường. Trên phương diện giáo nghĩa Đại Chúng Bộ chủ trương tứ chúng đệ tử đều có thể tu thành chánh quả. Đại Hội Kết Tập Hai duy trì đường lối cũ, đường lối của Trưởng Lão Bộ, chủ trương giới luật Phật không thể thay đổi và vị thế sơn tăng chiếm phần ưu thế, xem Tăng Già mới là mạng mạch của Phật Giáo, có khả năng tu chứng Phật Đạo.

17. Chủ trương của Trưởng Lão Bộ có gì thay đổi trong Kỳ Kết Tập III, thời vua A Dục và về sau?

- Vào thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên, thời kỳ vua A Dục, Đại Hội Kết Tập Lần Thứ Ba được triệu tập tại Hoa Thị Thành (Pàtaliputra). Trong kỳ Đại Hội này hai dự kiện nổi bật. Thứ nhất Mahàdeva thuộc Đại Chúng Bộ đưa ra 5 nhận định về quả vị A La Hán. Thứ hai Đại Hội muốn thêm vào Tam Tạng Kinh Điển những kinh sách trước đây không được đề cập. Trưởng Lão Bộ bác bỏ hai dự kiện ấy làm cho tình trạng phân hóa thêm nặng nề. Thêm vào đó, Phật Giáo được vua A Dục bảo trợ, nhiều đạo sĩ Bà La Môn giáo đã gia nhập hàng tăng sĩ Phật Giáo làm cho đoàn thể Tăng Già không còn thuần khiết như xưa, đến nỗi vua A Dục phải bắt hàng nghìn Tăng hoàn tục để thanh tịnh hóa Tăng Già. Sau Đại Hội một số lớn chư tăng thuộc Trưởng Lão Bộ (Sthavira) đi về Kashmir, lập ra phái Sarvastivàda (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ).

- Sau triều đại Mauryas của vua A Dục, Ấn Độ nằm dưới quyền cai trị của triều đại Sungas (187 trước kỷ nguyên) theo Ấn Độ Giáo, bài xích và hãm hại Phật Giáo. Để bảo vệ giáo nghĩa, các nhà đại luận sư Phật Giáo trước tác luận sớ, Luận Tạng (Abhidharma) Phật Giáo được kiện toàn và phát triển. Cũng trong thời điểm này ngành Luận Lý Học và nghệ thuật tranh luận được khai triển.

- Miền tây bắc Ấn Độ, nơi giáo phái Sarvastivàda thịnh hành, vào thời kỳ này, bị nạn ngoại xâm liên tục. Trong số những đạo quân xâm lược tây bắc Ấn Độ có đạo quân Hy Lạp Bactria, hậu duệ của Alexander Đại Đế, do tướng Menander chỉ huy, tràn xuống đồng bằng Ấn Độ, đuổi quân Sunga của vua Pushamitra (triều đại Sungas) vào Hoa Thị Thành. Năm 163 trước kỷ nguyên Menander lên ngôi, theo Phật Giáo – như ta thấy trong Kinh Na Tiên Tỳ Kheo – nhưng chẳng bao lâu ranh giới của vương quốc Menander thâu hẹp gồm Kashmir, Gandhàra và Punjab bây giờ.

- Năm 90 trước kỷ nguyên quân Sakas hay Scythians từ Hindu Kush tràn xuống Taxila chấm dứt quyền hành Hy Lạp mặc dù dân Sakas vẫn chịu ảnh hưởng Hy Lạp về phương diện văn hóa và hành chính. Vào những năm cuối cùng trước Dương Lịch, dân Parthian (Ba Tư) dần dần từ miền Tây tiến chiếm Ấn Độ, thay thế dân Sakas.

18. Vai trònếp sống của phái Thuyết Nhật Thiết Hữu Bộ trong thời kỳ Ấn Độ bị ngoại xâm vào thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên như thế nào?

- Trong thời kỳ Ấn Độ bị ngoại xâm chiếm đóng, chư tăng phái Sarvastivada cố gắng duy trì mạng mạch Phật Giáo, làm nơi quy ngưỡng cho hàng tín đồ. Khắp vùng đồng bằng sông Indus, cộng thêm Kabul và Balkh (ở A Phú Hãn) và cao nguyên Gandhàra, chư tăng được dân chúng hỗ trợ, xây dựng lại tự viện mà hiện nay di tích lịch sử còn để lại nhiều dấu tích, nói lên liên hệ có phần thay đổi giữa Tăng GiàCư Sĩ hay giữa Tăng Giàxã hội. Chư Tăng Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (phát xuất từ Trưởng Lão Bộ) không còn là một tập thể sống đơn độc trong hang động, rừng núi mà hòa mình hoằng đạo giữa nhân gian, làm nơi nương tựa cho hàng tín đồ và dân chúng trong thời quốc loạn. Quan điểm giới luậtgiáo lý của chư Tăng có phần phóng khoáng, không hoàn toàn thủ cựu nữa.

- Một trăm năm sau, một chi nhánh của dân Nhục Chi Hung Nô (Yueh-chi Huns) từ đồng cỏ Trung Á tràn xuống chiếm Punjab đến đồng bằng sông Hằng, đóng đô tại Mathùla, thành lập triều đại Kusàna vào cuối thế kỷ thứ nhất sau kỷ nguyên. Năm 80 Kanishka lên làm vua, bành trướng thế lực, chinh phục một số vương quốc Trung Á, kiểm soát phần lớn đất đai A Phú Hãn. Đế quốc Kusàna của vua tỉnh miền tây Ấn Độ, vượt dãy Pamirs (Thông Lĩnh) đến Khotan trên con đường Tơ Lụa ở hướng nam. Vua Kanishka là một Phật Tử hộ pháp.

19. Phật Giáo Ấn Độ dưới thời vua Kanishka như thế nào?

- Theo gương vua A Dục, vua Kanishka bảo trợ tổ chức Đại Hội Kết Tập IV. Trong thời kỳ Đại Hội này, bộ Luận Tỳ Bà Sa (Vibhàsa) xuất hiện, giải thích giáo nghĩa và phương thức hành trì một cách tỉ mỉ theo quan điểm của giáo phái Sarvastivada. Bộ Luận này được viết bằng chữ Phạn, nguyên bản không còn, chỉ còn dịch bản Trung Hoa. Về sau bộ Tỳ Bà Sa Luận được giải thích thêm với danh xưng Đại Tỳ Bà Sa Luận (Mahàvibhàsa), bản dịch Trung Hoa còn được tồn trữ.

- Vào thời điểm này phần nhiều kinh sách Phật Giáo được chép thành văn. Pháp sư Sangharaksa được mời làm quốc sư dưới thời vua Kanishka. Dựa vào tiểu sử, sau khi viên tịch ngài Sangharaksa sinh trên cõi trời Đâu Suất hầu cạnh Đức Di Lặc, vị Phật tương lai. Một đại sư khác Vasumitra cũng tái sinh vào cõi trời Đâu Suất và sẽ là vị Phật tương lai sau Ngài Di Lặc.

- Hai đại sư này đều thuộc giáo phái tiểu thừa Sarvastivada, tái sinh trên cõi trời Đâu Suất, hầu cạnh đức Di Lặc, nói lên hai dự kiện đặc biệt: Thứ nhất sự liên tục giữa hai đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Di Lặc. Sự liên tục giữa Tiểu ThừaĐại Thừa Phật Giáo.

- Đức Phật Di Lặc là giây liên hệ giữa Tiểu ThừaĐại Thừa trên phương diện Lịch Sử. Bát Nhã Tâm Kinh là giây liên hệ giữa Tiểu ThừaĐại Thừa trên phương diện Giáo Nghĩa.

- Hai nhân vật chính trong Kinh Bát NhãQuán Tự Tại Bồ TátXá Lợi Phất, nói lên sự liên hệ giữa vị đại đệ tử của Phật và đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Kinh Bát Nhã khai triển đạo lý Skandhas (Ngũ Uẩn), Dharmas (các pháp), 18 dhatùs (18 căn, trần, thức), Thập Nhị Nhân Duyên (Pratìtyasamutpàda), Tứ Đế, giáo lý căn bản của Phật Giáo Nguyên Thỉ.

20. Phật Giáo Ấn Độ có bao nhiêu giáo phái, hệ phái?

- Phật Giáo Nguyên Thỉ sau Kỳ Kết Tập Lần Thứ Hai, 100 năm sau Phật nhập diệt, chia thành hai giáo phái, gọi là Trưởng Lão BộĐại Chúng Bộ. Về sau Trưởng Lão Bộ chia làm 11 hệ phái, Đại Chúng Bộ chia làm 9 hệ phại, tổng cộng 20 hệ phái đều thuộc Tiểu Thừa Phật Giáo.

- Vào thời kỳ chuyển tiếp từ Tiểu Thừa đến Đại Thừa có hai tông phái quan trọng đó là Duy Thức TôngThành Thật Tông.

21. Phật Giáo Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng có bao nhiêu giáo phái?

- Đại Thừa Phật Giáo khi đến Trung Hoa dựa vào những bộ kinh luận căn bản, thành lập Luật Tông, Tam Luận Tông, Niết Bàn Tông, Địa Luận Tông, Thiên Thai Tông (Pháp Hoa), Hoa Nghiêm Tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Chân Ngôn Tông (Mật Tông).

- Thiền Tông Trung Hoa có 4 hệ phái chính, đó là Lâm Tế, Tào Động, Phổ Hòa và Huỳnh Bá.

- Tịnh Độ TôngNhật Bản có 4 hệ phái chính, đó là Tịnh Độ, Tịnh Độ Chân Tông, Dung Thông Niệm Phật TôngThời Tông.

- Mật Giáo khi truyền vào Tây Tạng có 4 hệ phái chính, đó là Nyingma (Cổ phái), Kagyu, Sakya và Gelug (Tân phái).

22. Nói một cách tổng quát, Phật Giáo có bao nhiêu giáo phái chính?

- Phật Giáo có 3 tông phái chính đó là Tiểu Thừa (Nam Tông), Đại Thừa (Bắc Tông), và Mật Thừa (Kim Cang Thừa).

23. Kinh điển của Phật Giáo Nam Tông là gì?

- Tam Tạng Kinh Điển của giáo phái Theravada được viết thành văn tại Tích Lan vào năm 80 trước kỷ nguyên, gồm Luật Tạng 3 bộ, Kinh Tạng 5 bộ, Luận Tạng 7 bộ, ngoài ra còn có (Đảo Sử (Dipavamsa), Đại sử (Mavamsa), Tiểu sử (Culàvamsa), Kinh Na Tiên Tỳ Kheo( Milindapanha), Thanh Tịnh Đạo Luận (Visudhimagga) và Nhiếp A Tỳ Đạt Ma Nghĩa Luận (Abhidhammattha-sangaha).

24. Phật Giáo Đại Thừa xuất hiện ở đâu, vào thời kỳ nào?

- Có nhiều ý kiến khác nhau. Conze nói vùng Andhra, đông nam Ấn Độ là cái nôi của Đại Thừa Phật Giáo, và Kinh Bát Nhãkinh Đại Thừa đầu tiên. Bareau cho nơi nào giáo phái Điạ Chúng Bộ thịnh hành là nơi phát xuất Đại Thừa Phật Giáo, đó là vùng đông nam Ấn Độ giữa hai giòng sông Godavari và sông Hằng tức là giữa tỉnh Andhra là vương quốc Ma Kiệt Đà cổ đại, vì tại đây có những trung tâm Phật Giáo Đại Chúng Bộ nổi tiếng như Amaràvatì và Nàgàrjunikonda, nơi Ngài Huyền Trang có ghé thăm vào giữa thế kỷ thứ 7.

- Ngoài vùng đông nam Ấn Độ, chư tăng thuộc Đại Chúng Bộ cũng cư trú tại Kashmir, do đó Phật Giáo Đại Thừa cũng có thể xuất phát tại Kashmir. Sử liệu cho thấy kinh sách Phật Giáo Đại Thừa được chuyển từ Ấn Độ, Kashmir qua Trung Á đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2.

- Vào thời Kết Tập Lần Thứ Ba ở thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên, tư tưởng Đại Thừa được khai triển. Đến thời Kết Tạp Lần Thứ 4 vào thế kỷ thứ nhất sau kỷ nguyên, Đại Thừa Phật Giáo xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ hai và thứ nhất trước kỷ nguyên.

- Danh từ Tiểu Thừa, Đại Thừa là do chư tăng thuộc Đại Chúng Bộ đặt ra để phân biệt quả vị tu chứng chỉ dành riêng cho hàng xuất gia hay cho tất cả tứ chúng.

25. Những kinh điển căn bản của Đại Thừa Phật Giáo là gì?

- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa với những kinh liên hệ như Kinh A Di Đà, Kinh Lăng Già, Kinh Bi Hoa, Kinh Kim Quang Minh, Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội, Kinh Soạn Tập Bản DuyênPhật Bản Hạnh Tập Kinh Dị. Bản. Ngoài ra còn bộ Divyàvadana chữ Sanscrit chưa dịch ra chữ Hán.

- Kinh Bát Nhã Ba La Mật với Đại Bát Nhã Sơ Phận, Đại Phẩm Bát Nhã, Tiểu Phẩm Bát Nhã, Văn Thù Bát Nhã, Lý Thú Bát Nhã, Kim Cang Bát Nhã, Bát Nhã Tâm Kinh.

- Kinh Duy Ma Cật.

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm

- Kinh Hoa Nghiêm với Thập Địa Phẩm, Hành Nguyện Phẩm, Kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Tán.

· Kinh Thắng Man.

· Kinh Giải Thâm Mật

· Kinh Lăng Già

· Kinh Di Đà

· Kinh Đại Bảo Tích

· Kinh Thập Tứ Bát Nguyện

· Vô số Luận Sớ

· Nhiều Bộ Luật.

26. Mật Tông xuất hiện vào thời kỳ nào? Những kinh điển căn bản của Mật Tông là gì?

Mật Tông, Tantra, Du Già Tông, Chơn Ngôn Tông đều là một. Ở Ấn Độ, phương thức hành trì Mật Giáo giống môn đồ Du Già nên gọi là Du Già Tông, đến Tây Tạng dùng Mật Chú gọi là Tantra, đến Trung Quốc gọi là Mật Tông, đến Nhật Bản gọi là Chân Ngôn Tông (Tantrayàna).

Mật Tông được thành lập vào thế kỷ thứ VII khi bộ Kinh Đại Nhật xuất hiện tại nam Ấn Độ. Kinh Đại Nhật tức là Đại Tỳ Lư Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh gồm 7 quyển, 63 phẩm, rút hệ thống tư tưởng của kinh Hoa Nghiêm, bộ kinh căn bản của phái Chân Ngôn Tông (Tantrayàna), trong khi kinh căn bản của phái Kim Cang ThừaKim Cang Đỉnh Kinh gồm 18 hội, 10 vạn bài tụng. Kim Cang Thừa chịu ảnh hưởng của phái Sakra (Tinh Lực Phái) của Ấn Độ Giáo, sùng bái nữ thần Durga.

Mật Giáo có rất nhiều kinh điển, trong đó những bộ chính là Đại Nhật Kinh, Kim Cang Đỉnh Kinh, Du Chỉ Kinh, Đại Tỳ Lư Giá Na Phật Thuyết Yếu Lược Niệm Tụng Kinh Thích Ma Ha Diễn Luận v.v…

27. Đức Phật có viết những lời dạy của Ngài thành văn hay truyền chỉ để tử Ngài ghi chép thành văn?

- Không. Phật không viết và cũng không ra lệnh cho hàng đệ tử chép lời dạy của Ngài thành văn. Có ba lý do chính tại sao như vậy. Thứ nhất văn tự thời ấy không mấy phổ cập. Thứ hai Ngài đi nhiều nơi hoằng hóa, sử dụng nhiều thứ ngôn ngữ. Thứ ba lời dạy của Phật phải học thuộc lòng để hành trì chứ không phải để đọc. Nếu viết thành văn công dụng hành trì sẽ mất phần nào giá trị, làm cho người ta ỷ y vào văn tự hơn là ghi nhớ giáo nghĩathực hành.

- Bộ Tam Tạng xưa nhất là bộ Tam Tạng Phật Giáo Theravada (Thượng Tọa Bộ, một chi nhánh của Trưởng Lão Bộ) viết bằng chữ Pali vào thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên (năm 80 trước kỷ nguyên) gồm 10,000 trang tại Tích Lan.

- Chữ Pali không hẳn là tiếng Phật dùng nói Pháp. Có lẽ Phật nói tiếng Ma Kiệt Đà. Chữ Pali là một thổ ngữ liên quan với chữ Sanscrit.

- Trong ba Tạng thuộc Phật Giáo Nguyên Thỉ: Kinh TạngLuật Tạng xưa hơn Luận Tạng. Kinh tạng ghi chép những lời Phật dạy, lời dạy của hàng đại đệ tử Phật và 547 chuyện tiền thân Phật. Luật Tạng ghi chép về đời sống đức Phật, về cộng đồng Tăng Già nguyên thỉ và giới luật Phật ban hành. Luận Tạng khai triển giáo nghĩa thâm sâu của Phật gồm 7 bộ được ghi chép từ thế kỷ thứ tư trước kỷ nguyên. Ngoài ra còn Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (Milindapanha) được biên soạn vào thế kỷ thứ ba.

28. Ngoài giáo phái Theravada, các giáo phái Phật Giáo khác có Tam Tạng kinh điển riêng không? Và những bộTam Tạng ấy viết bằng chữ gì?

- Theo sử liệu, ngoài bộ Tam Tạng bằng chữ Pali của giáo phái Theravada, có hai bộ Tam Tạng phát xuất từ Tiểu Thừa Phật Giáo Ấn Độ và một bộ từ Đại Thừa Phật Giáo Ấn Độ. Phái Đại Chúng Bộ (Tiểu Thừa) có rất nhiều kinh điển viết bằng tiếng Sanscrit, nhưng tất cả đều thất lạc trừ bộ Mahayastu (Đại Sự) xuất hiện cách đây 2,000 năm, nói về hạnh nguyện Bồ Tát, về tiền thân Phật trong nhiều kiếp hóa hiện độ sinh, mở màn cho giáo nghĩa Đại Thừa.

- Một trong các chi phái quan trọng của Trưởng Lão Bộ ((Sthavira) tách rời khỏi Trưởng Lão Bộ vào kỳ Kết Tập Lần Thứ Ba, thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên, ở Hoa Thị Thành là phái Sarvastivada (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ), Tiểu Thừa). Kinh điển thuộc phái này viết bằng chữ Sanscrit đã bị thất lạc chỉ còn bản dịch thiếng Trung Hoa, Tây Tạng, khai triển Lục Ba La Mật, mở đầu cho tư tưởng Đại Thừa.

- Kinh điển Đại Thừa Phật Giáo Ấn Độ, viết bằng chữ Sanscrit xuất hiện sau Đại Hội Kết Tập của phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ được tổ chức vào năm 120. Văn học Đại Thừa rất nhiều, gồm đủ loại trong đó có những bộ kinh quan trọng như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã. Luận Tạng gồm có những bộ luận giải thích giáo nghĩa Đại ThừaMật Tạng gồm thần chú. Luật Tạng không mấy khác biệt với Luật Tạng của Giáo phái Theravada. Nhiều bộ Kinh, Luật, Luận Đại Thừa được dịch ra tiếng Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản.

29. Có thể cho em biết hiện nay nước nào có Tam Tạng Kinh Điển?

- Ngoài Đại Tạng bằng chữ Pali của Tích Lan, còn có Đại Tạng Pali viết theo mẫu tự Thái Lan.

- Đại Tạng Pali viết theo mẫu tự Cao Miên.

- Đại Tạng Trung Hoa phiên dịch tất cả kinh điển Đại, Tiểu Thừa ra chữ Hán.

- Đại Tạng Tây Tạng dịch kinh điển Đại Thừa, Tiểu Thừa và Mật Thừa ra chữ Tây Tạng.

- Đại Tạng Mông Cổ dịch từ Đại Tạng Tây Tạng.

- Đại Tạng Nhật Bản.

- Đại Tạng Đại Hàn.

- Đại Tạng Việt Nam (một phần) dịch từ tiếng Pali và tiếng Trung Hoa ra tiếng Việt Nam.

- Đại Tạng (một phần) chữ Anh, dịch từ chữ Pali, Sanscrit, Trung Hoa, Tây Tạng ra tiếng Anh.

30. Em muốn biết những điểm sai khác căn bản giữa Phật Giáo Tiểu ThừaPhật Giáo Đại Thừa.

- Tiểu Thừa (gồm giáo phái Theravada)

o Về đức Phật:

§ Con người đạo đức mô phạm.

§ Đấng giác ngộ, giải thoát.

o Về đức Thích Ca Mâu Ni:

§ Đức Phật lịch sử.

o Bồ Tát

§ Vị Phật tương lai (Tiền thân Phật Thích Ca)

o Mẫu người lý tưởng:

§ A La Hán (Tự độ).

o Mục tiêu cuộc sống:

§ Niết Bàn

o Phương tiện đi đến mục tiêu:

§ Hành trì thiền quán.

- Đại Thừa

o Về đức Phật:

§ Một vị thánh nhân cứu đời

§ Đấng giác ngộ, giải thoát.

o Về đức Thích Ca Mâu Ni:

§ Một trong vô số Phật

o Bồ Tát

§ Hiện thân cứu độ

§ Trên hành trình tiến đến Phật vị.

o Mẫu người lý tưởng:

§ Bồ Tát (độ tha)

o Mục tiêu cuộc sống:

§ Niết Bàn, vãng sinh tịnh độ

o Phương tiện đi đến mục tiêu:

§ Hành trì thiền quán. Nhờ ân lực của Phật

- Thực ra những điểm sai biệt trên không hoàn toàn rõ ràng. Chẳng hạn chư tăng Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên cũng niệm Phật cầu gia bị, cũng hành trì hạnh Bồ Tát cứu khổ, độ sinh. Chư tăng Đại thừa cũng hành thiền, tu khổ hạnh, điển hình là ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài Lục Tổ Huệ Năng.

31. Sự sai biệt giữa Đại ThừaTiểu Thừa là do giáo lý hay do thực hành? Nếu em học giáo lý Tiểu Thừathực hành Đại Thừa hay ngược lại thì em thuộc giáo phái nào?

- Danh từ Tiểu Thừa, Đại Thừa là do các luận sư Đại Chúng Bộ đặt ra để phân biệt giáo lý, thực hành chỉ độ riêng cho mình với giáo lý, thực hành có thể chuyên chở kẻ khác nữa.

- Giáo lý căn bảnthực hành căn bản của Tiểu ThừaĐại Thừa giống nhau.

- Thực ra gọi là giáo lý Tiểu Thừa hay giáo lý Đại Thừa không phải đồng nhất. Trong Tiểu Thừa có nhiều hệ phái chủ trương khác nhau, cũng như trong Đại Thừa có nhiều hệ phái với chủ trương và hành trì khác nhau.

- Giáo lýhành trì của Tiểu ThừaĐại Thừa, qua thời gian, qua truyền thừa đến những quốc gia với truyền thống văn hóa khác nhau đã làm mờ đi làn ranh khác biệt giữa hai giáo phái: Mặc dầu Tiểu Thừa Nguyên Thỉ cho rằng chỉ có hàng Tăng Sĩ mới có thể chứng đại quả vị A La Hán, gần đây những khóa thiền được tổ chức chung cho cư sĩTăng Ni, nói lên ý nghĩa cư sĩ cũng có thể hành thiền và cũng có thể chứng đắc quả vị A La Hán, mặc dù khung cảnh và nếp sống tự viện thuận lợi hơn cho sự tu chứng. Cũng vậy, mặc dù Phật giáo Đại Thừa chủ trương mọi người có thể thành Phật, nếp sống xuất gia theo chư Tăng Ni Đại Thừanếp sống thuận lợi cho sự tu chứng. Chư tăng thuộc các nước Phật Giáo Nguyên Thỉ cũng tích cực tham gia công tác hoằng pháp, xã hội, văn hóa, giáo dục như chư Tăng Ni Đại Thừa.

- Nếu học giáo lý tiểu thừahành trì theo đại thừa hay ngược lại, em thuộc giáo phái Phật Tử! được hưởng cả hai gia tài truyền thống!

32. Em muốn biết về những di tích khảo cổ chứng minh Phật Giáo thời nguyên thỉ như thế nào?

- Núi Kỳ Xà Quật, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, Tịnh Xá Trúc Lâm v.v… là nơi Phật thường cư trú và thuyết pháp hiện nay còn được bảo quản tại Ấn Độ cũng như Lâm Tỳ Ni, nơi Phật Giáng sinh, Khổ Hạnh Lâm nơi Phật tu khổ hạnh, Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật tham thiền, thành Đạo, Vườn Lộc Uyển nơi Phật thuyết Pháp lần đầu tiên, Kusinagara, nơi Phật nhập Niết Bàn là một số trong nhiều di tích lịch sử về Phật và Phật Giáo thời Nguyên Thỉ.

- Trúc Lâm Tịnh Xá (Veluvana), ngoài thành Vương Xá do vua Tần Bà Ta La xây dựng, cnúg dường cho Phật và hàng đệ tử là ngôi chùa đầu tiên ở Ấn Độ. Tiếp theoTịnh Xá Linh Thứu tại núi Kỳ Xà Quật (Ghridhrakùta), rồi Kỳ viên Tịnh Xá do trưởng lão Cấp cô Độc (Anàthapindika) xây dựng tại thành Xá Vệ (Sàvatthi), thủ đô xứ Liccavis, trung tâm Ujjeni xứ Avanti, Vườn Xoài tại Tỳ Xá Li (Vesali) do Ambapàli dâng cúng v v…

- Vua A Dục là người đầu tiên có công xây dựng nhiều kiến trúc Phật Giáo. Vua xây 84,000 bảo tháp thờ xá lợi Phật và dựng nhiều trụ đá ở các thánh tích. Vào thời Phật tại thế cho đến thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên, chư tăngPhật tử xây dựng am động, tự viện như những hang động tại Ajanta, Ellora và Karli tại tây Ấn Độ. Về sau số tự viện ngày càng nhiều với những trung tâm Phật Giáo như trung tâm Nalanda dung chứa trên 10,000 vị sư khắp thế giới, nơi Ngài Huyền Trang có đến cư trú nghiên cứu giáo điển. Trung tâm Phật Giáo tại Nam Ấn Độ như Vijayanagara, Kalinga, và Konkan.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77564)
17/08/2010(Xem: 120600)
16/10/2012(Xem: 66404)
23/10/2011(Xem: 68810)
01/08/2011(Xem: 442290)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.