- Bố Thí

06/10/201112:00 SA(Xem: 17758)
- Bố Thí

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông
PL. 2555

Bố thí

I .- Định nghĩa : Chữ Phạn Dâna phiên âm là Đàn Na có nghĩa là Thí tức là cho, trao tặng còn Bố là cùng khắp. Vậy Bố thí là cho khắp nơi, cho tất cả mọi người, mọi loài. Bố thí hay làm phước cũng cùng nghĩa như nhau. Bố thí là một trong Sáu Độ (Lục Độ Ba La Mật): Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ.

 II .- Phân Loại : Bố thí được phân thành ba loại:

- Cho tiền bạc, của cải (Tài thí).
- Đem Phật Pháp đến cho người khác biết để tu (Pháp thí).
- Cứu giúp người cho đừng sợ sệt (Vô úy thí).

 1) Cho tin bạc, của cải: Gồm có hai loại.

 A) Cho những gì quý báu nhất của mình (nội tài): Những thứ gì mình quý báu nhất chẳng hạn như thân mạng của mình, có người dám hy sinh thân của mình để cứu người khác. Trong truyện tiền thân của Phật, có một người lái buôn, đi buôn bằng thuyền buồm, một cơn gió bão nổi lên, thuyền bị chìm, người lái buôn đang ôm cột buồm nổi trên mặt nước, vì lòng từ bi, thấy người khác sắp chết đuối, người lái buôn liền đưa cột buồm cho người ấy bám, còn mình chịu chết chìm. Người lái buôn ấy chính là tiền thân của đức Phật.

 Chúng ta thấy rằng loại bố thí nầy, cao quý hơn hết, người phải có tâm từ rất lớn thì mới có thể làm được.

 B) Cho những của cải của mình (ngoại tài): Những vật của mình như tiền bạc, nhà cửa, ngựa, xe, ruộng nương ... thấy những người khác thiếu thốn, vì thương họ lâm vào những cảnh khốn cùng chẳng hạn như họ cần tiền bạc chữa bệnh tật, ta cho họ tiền bạc, đi lỡ đường chúng ta cho tiền bạc hay thức ăn, có những người thấy người khác gia đình đông đúc con cái, cần phải có ruộng nương để trồng trọt, liền cho ruộng nương làm để có thức ăn nuôi gia đình, có người thấy người khác nhà cửa mái dột, cột siêu liền giúp tiền của để sữa nhà cho gia đình con cái ăn ở ấm cúng... Lấy của cải của mình, để giúp cho người khác khỏi cảnh nghèo khó, hoạn nạn, khổ đau, chúng ta ai cũng biết và đã từng làm đó là bố thí.

 2) Đem Phật Pháp đến cho người khác biết để tu:

 Đức Phậtthương xót chúng sinh chịu những cảnh SANH, LÃO, BÊNH, TỬ nên Ngài mới đi tìm cách giải thoát nó, khi Ngài đạt được Chân lý liền đem đi thuyết giảng cho mọi người biết, Ngài đã đi qua nhiều nước trong xứ Ấn Độ ngày xưa, nhiều vị quốc vương, hoàng hậu, các hoàng tử, các quan chức lớn nhỏ và dân chúng được Ngài giảng cho biết phương pháp tu tập để ra khỏi mọi cảnh khổ đau trong vòng sinh sinh, tử tử.

 Trên hai ngàn năm nay, người ta vì muốn giúp người khác, cho nên Phật Pháp được truyền từ người nọ sang người kia, nói cho người khác nghe gọi là thuyết pháp, in kinh điển cho người khác đọc, ngày nay dùng những phương tiện kỹ xão như in băng cassette, video để cho người khác nghe, nhìn cũng đều nhằm mục đích mang Giáo lý của đức Phật đến cho người khác biết, tin theo để tu học.

 Bài trừ mê tín để cho người khác biết rõ Giáo lý của đức Phật, đó cũng là Pháp thí.

 3) Cứu giúp người cho đừng sợ sệt:

 Điều quan trọng mà Phật cũng như chư vị Tổ sư dạy chúng ta là làm sao cho Tâm thanh tịnh thì trí huệ sanh mà trí huệ sanh thì sẽ tiến tới giác ngộ, tiến dần lên bậc vô thượng Chánh đẳng, Chánh Giác. Lo sợ chẳng những làm cho người ta bị khổ não mà tâm cũng chẳng thanh tịnh. Trong Bát nhã tâm kinh có đoạn quan trọng nhất Phật dạy ... Vì không chấp chứng đắc, nên Bồ Tát y theo Bát nhã ba la mật đa, tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại, nên không Sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.

 Giúp cho người hết sợ sệt một điều gì cũng là làm cho người ta khỏi khổ đau.

 III .- Sự lợi ích của bố Thí: Đạo Phậtđạo Từ Bi. Từ Bi là ban vui, cứu khổ cho mọi chúng sanh cho nên vì thương người, chúng ta chỉ cho người khác biết Giáo lý của đức Phật, để người ta tránh khỏi khổ đau trong hiện tạimai sau (Pháp thí ), cho người khác những gì mình có để giúp cho họ thoát khỏi cảnh khổ đau (tài thí) và có những trường hợp chúng ta phải dùng lời nói, cảm tình để khuyên lơn, an ủi người khác cho họ khỏi phải sợ sệt, lo âu (vô úy thí). Người nhận Bố thí luôn luôn được sự an lạc.

 Những gì chúng ta trìu mến như thân nhân, của cải đều là một nguyên tố cột ràng chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử, bởi vì những ước muốn, lòng ích kỷ sẽ chiêu cảm ta dễ dàng trong luân hồi, bố thí là tập cho ta xả bỏ tất cả, ngày kia ta nằm xuống, lìa bỏ xác thân tạm bợ nầy, tâm ta thanh thản nhẹ nhàn, chỉ tưởng nhớ đến Phật sẽ dễ sanh vào cõi an lạc.

 IV .- Kết luận: Mọi sự cúng dường Tam Bảo, từ việc lớn như xây chùa, tô tượng, cúng tứ sự (y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc thang), in phát kinh sách, cúng hương, hoa, đèn, nến đến việc bố thí cho mọi người, dù ít dù nhiều đều có phước báo. Nếu chúng ta thành tâm, hoan hỷ cúng dường, cũng như khi bố thí không suy tính thiệt hơn, nhiều ít, không vì danh lợi, không mong cầu được người khác giúp lại, phước đức nầy trở nên công đức vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80751)
17/08/2010(Xem: 121571)
16/10/2012(Xem: 68193)
23/10/2011(Xem: 69975)
01/08/2011(Xem: 496519)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.