19. Sống trong giây phút hiện tại

20/10/20149:27 SA(Xem: 13189)
19. Sống trong giây phút hiện tại
PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
Tâm Diệu
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014 

19

SỐNG TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

 

Trong bài trước, chúng tôi đã trình bày đề tài “Cuộc đời thì vô thường, đầy bất trắc, sự sống chỉ có mặt ngay trong giây phút hiện tại”.  Hôm nay chúng tôi xin khai triển rộng thêm về đề tài này, vì đối với nhà Phật, “giác ngộ lý vô thường” và “sống trong giây phút hiện tại” là hai vấn đề căn bản của con đường tu tập để được an vui giải thoát trong đời sống hằng ngày, đồng thời cũng là những bước khởi đầu của con đường tiến tu để hội nhập lại Bản Thể Chân Tâm Phật Tánh.
 
Đạo Phậtcon đường đưa chúng sinh giải thoát khỏi mê lộ để đi tới giác ngộ. Ngay lúc đang đi trên đường, người Phật tử đã nếm được mùi vị của giải thoát, với điều kiện là người đó phải thực hành những lời dạy của đức Phật và chư Tổ. Có thể ví những lời dạy của đức Phật và chư Tổ như là những cuốn sách dạy cách nấu món ăn. Người đọc sách nấu ăn hoài mà không bao giờ thực hành, không nấu, không ăn, thì cơ thể vẫn đói, không bổ ích gì cả. Vì thế, điều quan trọng, người học Phật phải thực hành những điều đã học. Đạo Phật là đạo thực hành, không phải là để nghiên cứu những đề tài triết học để bàn luận suông. Kinh sách nhà Phật là ngón tay để chỉ lên mặt trăng chân lý, mặt trăng thực tại. Nương theo ngón tay, thấy được mặt trăng rồi thì phải hành trì tu tập để đạt tới giác ngộ giải thoát, không phải là để tích lũy sự hiểu biết về cái ngón tay. Một trong những pháp môn hành trì đó là "Thiền".
 
Vậy mục tiêu của Thiền là gì?
 
Đức Phật dạy tất cả chúng sanh ngụp lặn trong biển luân hồi sanh tử là do nghiệp dẫn (thân nghiệp, khẩu nghiệpý nghiệp). Trong ba nghiệp thì ý nghiệp là chủ. Nếu ý nghĩ tốt thì lời nói tốt, thân làm tốt; ý nghĩ xấu thì lời nói xấu, thân làm xấu. Nên ý là chủ động, ý dẫn đầu các pháp. Nếu ý lặng thì nghiệp cũng theo đó mà dứt. Vì thế mục đích của người tu thiền là phải làm thế nào để ý lặng. Khi những niệm trong tâm không còn dấy động thì ngay lúc đó hết sanh tử.
 
Thiền đích thực ở ngay trong tâm người, không phải ở ngoại cảnh, nơi này hoặc chỗ kia. Nếu hiểu được mục tiêu của thiền thì không chỉ khi ngồi mới là hành thiền mà bất cứ nơi nào và khi nào, dù vắng vẻ hay ồn ào náo nhiệt cũng có thể hành Thiền được. Thiền như thế mới là thiền trong đời sống.
 
Lẽ dĩ nhiên những người mới hành thiền nên tập thói quen mỗi ngày dành ít thời gian cho riêng mình trong yên lặng, hơn là lúc nào cũng bên cạnh người khác dù là người thân, bạn bè hoặc bên máy truyền thanh, truyền hình hay Iphone, Ipad bởi vì nếu như thế chúng ta rất dễ bị động tâm, bị vướng vào các hoạt động và những câu chuyện không bổ ích. Tuy nhiên, ở nơi yên tĩnh, chỉ có một mình, đôi khi trong tâm vẫn dấy lên đủ thứ niệm tưởng (kỷ niệm quá khứ, kế hoạch tương lai, hình ảnh xấu đẹp hay nỗi buồn vui lẫn lộn). 
 
Vì thế bước khởi đầu cho tất cả các pháp hành thiền trong đạo Phậtpháp định tâm, tức là dùng phương pháp đếm hơi thởtheo dõi hơi thở để tâm được an định.
 
Bắt đầu tu tập hành giả sẽ làm quen với hơi thở, một phương tiện sẵn có rất là gần gũi và tiện lợi để có thể thực tập bất cứ khi nào và ở đâu. Pháp hành này được thực tập từng bước một: đầu tiên là đếm hơi thở (sổ tức) cho đến khi không còn tạp niệm xen vào thì bắt đầu theo dõi sự ra vào của hơi thở (tùy tức) để có thể đạt được sự lắng dịu của ý niệmđạt được trạng thái tĩnh lặng (chỉ) rồi dùng năng lực tĩnh lặng này để nhìn thấu các pháp (quán - vipassana) tức nhìn thật sâu sắc vào các pháp để thấy như thật về tính chất duyên sinh của chúng. Vạn pháp do duyên sinh nên vô thường và do duyên khởi nên vô ngã. Phàm đã vô thường, vô ngã thì vạn sự vạn vật tuy có đó nhưng chỉ là giả có, không chắc thật, tất cả thế gian này đều như bóng, như vang nên tốt nhất là không bám víu, không dính mắc. Chủ đích của pháp hành này không nhằm xua đuổi hay lưu giữ niệm tưởng mà chỉ là quán sát quá trình xuất hiện và biến mất của niệm tưởng. Chúng không phải mình và cũng không phải là của mình. Chúng chỉ là duyên hợp không thật.
 
Chúng ta cũng có thể áp dụng pháp hành Thiền này khi đang ngồi hay đứng chờ xe bus, xe lửa, máy bay ở bến xe hay nhà ga hàng không hay đi bộ trong công viên. Tuy nhiên, hành thiền không chỉ là khi ngồi, khi đứng hay khi đi mà nên áp dụng cho mọi thời, mọi việcmọi nơi. Thiền trong trong giây phút hiện tại, không nghĩ tưởng về quá khứquá khứ đã qua, không nghĩ tưởng đến tương lai vì tương lai chưa tới; chỉ biết sống với hiện tại và ở đây. Khi làm việc lao động chân tay như làm vườn, làm ruộng, ráp máy, sửa máy, chạy máy và may mặc thì làm việc gì, chuyên tâm vào việc đó ngay lúc đó. Ngay cả những việc làm văn phòng như đánh máy vi tính thì tay đánh máy, mắt nhìn chữ, không nghĩ cái gì khác. Với các nhân viên quản lý nhân sự hay giao tiếp khách hàng cũng thế, chỉ biết công việc đang làm với đối tác, đang lắng nghe họ nói và chăm chú vào sự việc, không nghĩ đến thứ khác như chuyện gia đình hay lo lắng sắp bị nghỉ việc, nhớ việc lầm lỗi đã qua..vv.
 
Thiền sư Thích Thanh Từ cho biết “tu như vậy là tu ngay trong cái động. Nghĩa là mình đang làm việc mà mình tu mình không hay. Bởi vì ngồi thiền một giờ đồng hồ là cốt lặng vọng tưởng. Còn bây giờ mình ngồi hàng giờ nhìn cái máy chạy. Mình không có cho vọng tưởng chen vào. Mình chăm chú vào đó, chú tâm vào đó, không có vọng tưởng xen vào thì cũng như ngồi thiền và tâm được an định.”
 
Nói tóm lại, trong bất cứ hoạt động nào, làm việc, lái xe, đi bộ chúng ta không nghĩ gì đến chuyện đã qua, không nghĩ đến thành công hay thất bại trong cuộc đời, không nghĩ đến những vui buồn của thuở thiếu thời, kể cả bất cứ điều gì vừa xảy ra. Chúng ta không cho phép quá khứ tác động vào tâm chúng ta. Hãy để quá khư trôi đi. Còn về tương lai, các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, chúng ta cứ để đó, không nghĩ đến. Khi nào đến hạn, mở hồ sơ ra xem để thực hiện thế thôi. Chúng ta luôn giữ sự chú tâm vào việc đang làm, đang hay biết vào giây phút hiện tại. Chúng ta ở tại đây, giây phút này và đang tỉnh thức. Đó là Thiền trong đời sống, là giai đoạn đầu của pháp hành thiền, sự tỉnh thức được nuôi dưỡng trong giây phút hiện tại. Trong ba thời: quá khứ hiện tại và tương lai. Quá khứthời gian đã qua, vị laithời gian chưa đến, hiện tạithời gian con người đang sống và đang làm việc và cũng đang dần trôi qua. Nếu như đã có quá khứ thì phải có hiện tại, hiện tại đã có thì phải có tương lai. Tương lai đó như thế nào đều tùy thuộc vào hiện tại. Do vậy, chúng ta cần phải biết trân quý giây phút hiện tại, sống thực với giây phút hiện tại, xem đó như là hạt mầm cho tương lai.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77396)
17/08/2010(Xem: 120557)
16/10/2012(Xem: 66337)
23/10/2011(Xem: 68751)
01/08/2011(Xem: 440180)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.