Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart Abhijāto – Sưu Tầm 8 (Song Ngữ Anh Việt)

30/09/20234:34 SA(Xem: 1653)
Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart Abhijāto – Sưu Tầm 8 (Song Ngữ Anh Việt)
HỎI PHÁP VỚI AJAHN SUCHART ABHIJĀTO – SƯU TẦM 8 (SONG NGỮ ANH VIỆT)
Nguồn: Fanpage “Ajaan Suchart Abhijāto: Dhamma for the Asking”
Dịch Anh-Việt: Phương Thủy
Chủ đề: (1) Ba la mật (pāramī); (2) Nguyên nhân đi tái sinh
PDF icon (4)Sưu tầm 8_Hỏi Pháp với Ajahn Suchart

Phra Ajahn Suchart AbhijātoCư sĩ: Từ ‘pāramī’ (ba la mật) có ý nghĩa gì đối với một cư sĩ như con ạ? Than Ajahn: pāramī đã được dịch là 10 sự hoàn hảo, mà theo Sư, nghĩa là nghiệp tốt của quý vị. Nghiệp tốt mà quý vị đã thiết lập. Có 10 nghiệp tốt cần được phát triển để giúp quý vị đạt đến Niếtbàn. Chúng sẽ dẫn quý vị đến giác ngộ. Quý vị có muốn sư mô tả 10 nghiệp tốt mà chúng ta nên thực hiện mọi lúc không?

1. Đầu tiên là metta (lòng từ). Chúng ta nên yêu thương và tử tế với tất cả chúng sinh, bất kể chủng tộc, màu da hay dân tộc. Chúng ta nên đối xử từ bi với tất cả mọi người bình đẳng như nhau.

2. Thứ hai là dāna hay bố thí, cho đi rộng khắp. Chúng ta nên duy trì việc cho đi nếu có đủ khả năng. Đừng nắm giữ hay tích lũy của cải cho riêng mình mà không sử dụng nó. Tốt hơn hết hãy cho đi để giúp đỡ người bệnh, người nghèo, người túng thiếu hoặc cho những mục đích tốt đẹp. Đối với người Phật tử, trước hết họ cho đi để ủng hộ Phật giáo. Một khi quý vị nghĩ rằng Phật giáo được ủng hộ tốt rồi, quý vị có thể đem cho các tổ chức, nhóm, người dân hoặc động vật khác.

3. Điều thứ ba là phát triển sila hay giữ giới.

4. Thứ tư là tránh xa thú vui nhục dục hay thú vui qua giác quan bằng cách giữ 8 giới. [Nekkhama pāramī - xuất ly, ly dục] Tránh xa việc tìm kiếm các thú vui qua giác quan. Từ bỏ việc hành dâm, không ăn sau giờ trưa, tiết chế việc giải trí, không mặc quần áo chải chuốt hoặc trang điểm cơ thể. Kiêng ngủ trên một chiếc giường thoải mái. Đây là một trong những nghiệp tốt, những ba la mậtchúng ta nên thực hiện.

5. Tiếp theo là phát triển định (samādhi) để có thể đạt tới upekkhā, trạng thái tâm bình thản. Bằng cách phát triển niệm mọi lúc trong thời gian thức của quý vị. Cố gắng tiếp tục phát triển và duy trì niệm. Hãy duy trì kiểm soát suy nghĩ của mình. Hãy ngừng suy nghĩ chạy lung tung và thiền khi có thời gian. Hãy đưa tâm của mình vào jhāna, đến upekkhā, trạng thái tâm bình thản.

6. Sự hoàn hảo tiếp theo hay nghiệp tốt tiếp theo mà quý vị nên thực hiện là phát triển trí tuệ với 3 cấp độ. Cấp độ đầu tiên là học hỏi từ người khác; từ Đức Phật và các đệ tử bậc Thánh của Ngài. Ví dụ như nghe Pháp thoại và đọc sách Pháp. Đây là cấp độ đầu tiên của việc phát triển trí tuệ. Cấp độ thứ hai là suy ngẫm (quán chiếu) về Giáo pháp mà quý vị đã học để không quên. Liên tục quán chiếu cho đến khi nó ở trong tâm, giống như quán chiếu về ba đặc tính của sự hiện hữu, bốn 2 chân lý bậc Thánh. Đây là nghiệp tốt thứ 6 mà quý vị nên thực hiện nếu muốn có được pāramī. Để phát triển pāramī thứ 6, quý vị cần 4 pāramī khác để hỗ trợ nỗ lực này.

7. Cái đầu tiên được gọi là quyết tâm (cam kết, nguyện). Quý vị phải thiết lập một mục tiêu, quý vị phải có quyết tâm như: ‘Bây giờ tôi sẽ dành toàn bộ thời gian của mình để thiết lập 6 pāramī này; 6 sự hoàn hảo này trong cuộc đời tôi.’

8. Tiếp đó, quý vị cần ba la mật thứ hai là sự chân thật hay nghiêm túc. Khi đã đưa ra quyết tâm, quý vị phải nghiêm túc thực hiện nguyện của mình. Quý vị phải bám sát với những gì quý vị đã quyết tâm làm. Điều này được gọi là “sacca”, sự chân thật hay nghiêm túc.

9. Tiếp theo quý vị cần có ‘viriya’ pāramī có nghĩa là nỗ lực (tinh tấn) hay nghị lực. Quý vị phải siêng năng lập nguyện để nó mang lại kết quả.


10. Ba la mật cuối cùng là quý vị phải kiên nhẫn ‘khanti’ hay sức chịu đựng khi quý vị phải trải qua những khó khăn trong phát triển những pāramī hay ba la mật này. Vì vậy, quý vị phải thực hiện cả 10 ba la mật đó; 6 ba la mật là để phát triển và 4 ba la mật còn lại để hỗ trợ cho nỗ lực đó. Vì vậy, chúng tạo nên 10 ba la mật (pāramī). Trong thực hành, quý vị phải đặt ra mục tiêu cho chính mình; một quyết tâm (phát nguyện): “Kể từ nay trở đi, tôi sẽ có tâm từtốt bụng với mọi người”. Sau đó, quý vị phải kiên trì với nguyện ấy của mình. Ngay cả khi ai đó làm quý vị tức giận, quý vị cũng sẽ tha thứ cho họ. Và quý vị sẽ cố gắng đối xử tốt với mọi người bất kể chủng tộc, màu da, địa vị, hành động của họ. Quý vị thậm chí còn cần đối xử tử tế với những người xấu. Ngay cả những người cố gắng giết quý vị, quý vị cũng nên tử tế với họ. (Tan Ajahn cười) Việc này có thể cần rất nhiều kiên nhẫn để thực hiện. Quý vị phải kiên nhẫn. Bây giờ quý vị đã hiểu paramī nghĩa là gì rồi phải không? 10 nghiệp tốt mà quý vị nên tích lũy trong đời này nếu quý vị muốn phát triển tâm mình lên cõi giới cao hơn. Khá hay không? Quý vị hiểu không?

Layman: Đây là điều hay nhất mà con đã nghe hay đọc trong sách, nên con kính tri ân Sư rất nhiều. Than Ajahn: Nó có phù hợp với những cuốn sách quý vị đọc không? Học trò: Không, con nghĩ điều này thực sự đi vào trái tim hơn là những cuốn sách. Than Ajahn: Được rồi nhưng quý vị không nghĩ rằng nó sai phải không? Quý vị có thể bình phẩm nếu cho rằng nó sai. Quý vị không cần phải đồng ý với sư. Học trò: Không, trước tiên con phải thực hành những điều Sư đề cập. Có rất nhiều điều Sư đề cập đến trong buổi giảng ngắn này, nó rất hữu ích mà con cần áp dụng vào thực hành.

Than Ajahn: Sư hy vọng quý vị có thể áp dụng điều này vào hành động của mình; trong nghiệp của quý vị, bất kể quý vị làm gì. Hãy thử nghĩ về 10 sự hoàn hảo này, 10 pāramī này. Những hành động khác đều vô giá trị đối với tâm quý vị. Giống như theo đuổi của cải, địa vị, lời khen hay niềm vui thông qua các giác quan. Đối tượng của các giác quan. Tất cả những thứ này đều vô giá trị, chúng có hại cho tâm quý vị. Chúng cũng có thể khiến quý vị đau khổ vì chúng vô thường.  Mười sự hoàn hảo này sẽ không gây ra bất kỳ khổ đau nào cho quý vị. Nhưng khi phát triển nó, quý vị có thể phải trải qua rất nhiều khổ đau để thực hiện được các ba la mật đó. Có công mài sắt có ngày nên kim. Chỉ cần nhớ lấy điều này. Nếu quý vị muốn có mười pāramī hay sự hoàn hảo này, quý vị phải trải qua những kinh nghiệm đau đớn để có được nó. Nhưng một khi quý vị đã có được nó, nó sẽ chỉ mang lại cho quý vị hạnh phúc. Không đau đớn. Nhưng quý vị phải chấp nhận rằng để có được chúng, quý vị phải trải qua những trải nghiệm đau đớn. 10 hành động này (10 nghiệp tốt) đang đi ngược lại với bản chất của các ô nhiễm của quý vị. Mười nghiệp tốt đối nghịch với các ô nhiễm. Rõ chưa nhỉ? Học trò: Dạ rồi. Con kính tri ân Sư, thưa Than Ajahn. “Pháp bằng tiếng Anh, ngày 14 tháng 6 năm 2022.” https://www.facebook.com/AjahnSuchartAbhijato/posts/2222516707913073   “Mục tiêu không phải là để bị tái sinh.” - - - Câu hỏi: Khi chúng con hành thiền để cải thiện sự an vui, an ổn.





Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2347)
01/04/2023(Xem: 5629)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…